Thứ Ba, 11 tháng 2, 2020

20200211. CORONA VÀ NGHĨ VỀ CÔNG AN TẦU-TA

ĐIỂM BÁO MẠNG
SỰ NGUY HIỂM CỦA CHẾ ĐỘ CÔNG AN TRỊ

MẠC VĂN TRANG/ TD/ BVN 8-2-2020

Image result for lý văn lượng

Sự kiện Bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), 34 tuổi, một trong 8 người đầu tiên cảnh báo về bệnh viêm phổi do virus corona gây ra ở Vũ Hán, đã qua đời vì chính căn bệnh này, gây rúng động xã hội Trung quốc. Chế độ độc tài công an trị bị lên án mạnh mẽ.
1. BỊT MỒM, ĐE DOA BÁC SĨ, BẮT NÓI THEO CÔNG AN
Sự phẫn nộ bùng lên trong dân chúng, bởi vì từ tháng 12/2019 bác sĩ Lý đã viết trên mạng cảnh báo về sự nguy hiểm của dịch Coronavirus.
Nhưng ngày 3/1/2020, cảnh sát Vũ Hán đã triệu tập bác sĩ Lý và một số đồng nghiệp đến “làm việc”, cáo buộc ông “tung tin đồn thất thiệt”.
Cảnh sát bắt BS Lý ký vào văn bản thừa nhận “đưa ra bình luận sai lệch làm xáo trộn trật tự xã hội”. Theo báo Tuổi Trẻ, công an còn đe dọa: “Chúng tôi cảnh cáo anh, nếu anh ngoan cố, không tuân theo yêu cầu và tiếp tục việc làm này, anh sẽ bị xử lý theo pháp luật”, bác sĩ Lý kể lại.
“Một tuần sau đó, bác sĩ Lý điều trị cho một phụ nữ bị tăng nhãn áp, người này bị nhiễm virus corona chủng mới. Bác sĩ Lý lúc này không mặc đồ bảo hộ vì không cần thiết theo quy trình khám bệnh thông thường. Bệnh nhân nữ lúc đó cũng không có biểu hiện sốt.
Ngày 10-1, bác sĩ Lý xuất hiện các triệu chứng như sốt, ho và phải nằm viện. Trên giường bệnh, bác sĩ Lý kể lại câu chuyện của mình trên mạng xã hội Weibo…
Ngày 6-2, bác sĩ Lý qua đời vì chính loại virus mà ông cố gắng cảnh báo cộng đồng.
Bác sĩ Lý ra đi bỏ lại 1 con nhỏ, cùng người vợ đang mang thai, dự sinh vào mùa hè này, theo báo Guardian. Cha mẹ bác sĩ Lý cũng đã ngã bệnh và đang nhập viện.
Bài của bác sĩ Lý đăng trên Weibo nhận được hàng trăm nghìn lượt tương tác và những lời ca ngợi bác sĩ là anh hùng “đáng ngưỡng mộ”.


2. CHO DÂN ĐƯỢC THƯƠNG XÓT, NHƯNG CẤM PHẪN NỘ!

Facebooker Đặng Sơn Duân viết: “Cái chết của bác sỹ Lý như một cơn địa chấn buồn thảm trong dư luận Trung Quốc. Hàng triệu lời than khóc, hàng triệu nỗi phẫn uất và hàng triệu dấu hỏi tuôn ra như núi lửa phun trào.
Tiếc thay, những nỗi phẫn uất, những dấu hỏi ấy nhanh chóng mất hút trong mạng lưới kiểm duyệt khổng lồ ở Trung Quốc. Người dân Trung Quốc chỉ được than khóc, chứ không được phép phẫn nộ trước cái chết của bác sỹ Lý.
Khi còn sống, hệ thống ấy đã một lần bịt miệng bác sỹ Lý. Và nay, cả khi ông đã qua đời, họ một lần nữa bịt miệng người khác về cái chết của ông.
Hệ thống ấy không thể tự sửa chữa!”
3. KẾT LUẬN
Chế độ công an trị ở Trung quốc đang ngày càng được áp dụng ở Việt Nam, vì sao, mọi người đều biết. Chế độ đó chuyên bưng bít, che giấu sự thật, tuyên truyền dối trá, lừa mị dân chúng u mê và đàn áp những người nói lên sự thật.
Báo Tuổi Trẻ mạnh dạn cũng chỉ dám nói 1/2 sự thật về cái chết của BS Lý (trích ở đoạn trên); phải trích tiếp đoạn dưới từ báo Tiếng Dân, mới biết 1/2 sự thật còn lại.
Chế độ công an trị bưng bít sự thật đã đưa xã hội đến những hậu quả khôn lường, như đại họa do dịch nCOv hoành hành ở Trung quốc và lan ra khắp thế giới.
Nhưng những kẻ gây ra tai họa như vậy, lại được chế độ độc tài, toàn trị bảo kê, để tiếp tục “còn Đảng còn mình”!
M.V.T.
BỘ 'CÔN AN'
PHẠM ĐÌNH TRỌNG/BVN 10-2-2020
Image result for tuấn khỉ là ai
Tuấn 'Khỉ"
Thượng úy Lê Quốc Tuấn, Tuấn Khỉ, công an quận 11 Sài Gòn cay cú thua bạc, xả súng bắn chết bốn người dân tại sòng bạc xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi. Trên đường chạy trốn viên thượng úy công an Tuấn Khỉ lại xả súng tiếp bắn chết người dân đi xe máy, cướp xe. Trong xã hội công an trị hiện nay, cả đội ngũ công an đông đúc đã trở thành kiêu binh, đã trở thành hung thần, thành tai họa của dân lành thì hành động của viên công an Tuấn Khỉ không phải bột phát, lẻ loi, con người công an Tuấn Khỉ không phải là cá biệt.

Thượng úy Nguyễn Việt Xô, con nhà nòi công an Thái Nguyên dẫn con trai nhỏ, một công an tương lai vào cửa hàng, cho con ăn xúc xích của cửa hàng và lấy mang đi, không trả tiền. Người bán hàng nhắc trả tiền, thượng úy công an Xô liền xửng cồ ném xúc xích vào mặt nhân viên nữ và đấm đá nhân viên nam. Hành động của viên thượng úy con nhà nòi công an Nguyễn Việt Xô là gì nếu không phải là côn đồ
Đại úy Lê Thị Hiền công an quận Đống Đa, Hà Nội được nhắc nhở khi hành lí mang theo lên máy bay quá cân liền nổi tam bành to tiếng rủa mắng té tát nhân viên hàng không sân bay Tân Sơn Nhất, lu loa vu vạ, quyết liệt gây sự khi bảo vệ sân bay đến can thiệp, làm náo loạn cả nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất, nơi cửa ngõ đất nước suốt ngày đêm lúc nào cũng nờm nợp khách năm châu bốn biện đến và đi, nơi đón và tiễn khách quốc tế đông đúc nhất cả nước, nơi thực sự là bộ mặt đất nước. Hành động của viên đại úy công an Lê Thị Hiền là gì nếu không phải là côn đồ.
“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình” Điều 25 Hiến pháp đang có hiệu lực ghi rành rành như vậy. Người dân Sài Gòn trong tay chỉ có tờ giấy, chỉ có mảnh vải ghi ý nguyện, tập hợp biểu tình phản đối dự luật đặc khu kinh tế, phản đối dự luật an ninh mạng đã bị công an Sài Gòn mặc sắc phục và công an thường phục có lực lương đông đảo, có tổ chức chỉ huy chặt chẽ, tràn vào chia tách, cô lập người dân biểu tình rồi thẳng tay vụt dùi cui, dí roi điện, đấm phụ nữ tóe máu mặt, đánh thanh niên chấn thương sọ não.
Không có lệnh bắt người, không có biên bản thu giữ tài sản, công an cướp điện thoại, cướp máy ảnh rồi ném người dân biểu tình hợp pháp bị đánh bất tỉnh lên ô tô đưa đi mất tích nhiều ngày, nhiều tháng. Cả lực lượng đông đảo công an Sài Gòn có tổ chức, có chỉ huy hành hung phi pháp, tàn bạo với dân như vậy là gì nếu không phải là côn đồ cấp thành phố
Các tướng lĩnh cầm đầu bộ công an vạch phương án tác chiến và chỉ huy một lực lượng lớn, ba ngàn cảnh sát vũ trang, lực lương chiến lược tinh nhuệ nhất của bộ công an trong đêm đánh úp làng quê bé nhỏ, hiền hòa Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội mà tất cả dân trong làng đều là người lương thiện, không ai có tội hình sự dù là tội nhỏ nhất, không ai bị truy tố hình sự. Ba ngàn cảnh sát vũ trang, áo giáp chống đạn trên người, súng hiện đại và cả quả nổ thô sơ trong tay như ra trận giáp chiến với giặc thù chỉ để vây ráp những ngôi nhà của người dân vô tội.
Phá cửa, xông vào tận giường ngủ bắn chết dân. Vơ vét của cải tiền bạc của dân. Đánh dân rồi ném những người dân bị đánh gần chết đưa đi mất tích. Không một văn bản pháp luật cho phép công an bắn dân, bắt dân, thu giữ tài sản của dân. Hành động đó của bộ công an là gì nếu không gọi là côn đồ cấp nhà nước.
Đưa cả lực lượng lớn công an do hai trung tướng chỉ huy xâm nhập nước Đức, chà đạp lên pháp luật nhà nước Đức, bắt cóc công dân Việt Nam cư trú hợp pháp ở Đức, lén lút đưa về nước, gây khủng hoảng ngoại giao với nước Đức. Hành động đó của bộ Công an Việt Nam là gì nếu không gọi là côn đồ quốc tế.
Công an nhà nước cộng sản Việt Nam được biệt đãi, được chăm bẵm, được trang bị tối tân nhất thế giới không phải để bảo vệ pháp luật, càng không phải để bảo vệ người dân lương thiện mà chỉ để bảo vệ sự cầm quyền bất minh, bất chính của đảng cộng sản. Nhận đồng lương hậu hĩ từ tiền thuế của dân, mặc áo của dân, cầm khẩu súng của dân nhưng chính bộ Công an đã công khai lí do tồn tại của họ trong bộ máy nhà nước cộng sản bằng cái slogan lố bịch, vô đạo đức, vô liêm sỉ: Công an nhân dân chỉ biết còn đảng còn mình!
Đảng cộng sản cầm quyền đã đứng ngoài và đứng trên pháp luật.khi ông đảng trưởng coi hiến pháp của nhà nước chỉ là văn bản pháp luật dưới cương lĩnh của đảng. Chỉ biết có đảng thì đương nhiên công an cũng đứng ngoài và đứng trên hiến pháp và pháp luật, trở thành thứ kiêu binh đông đúc, tàn bạo và ghê tởm nhất trong lịch sử Việt Nam.
Mang danh bảo vệ pháp luật nhưng ứng xử với dân không theo khuôn phép pháp luật mà theo thói ngông cuồng của kiêu binh, ứng xử với dân không biết đến pháp luật mà chỉ biết có bạo lực thì đó là hành xử côn đồ.
Từ lâu trong ngôn ngữ dân gian Việt Nam đã xuất hiện từ ngữ mới “côn an” để chỉ những kẻ “chỉ biết còn đảng còn mình”, côn đồ mặc sắc phục công an, mang danh công an. Cũng từ lâu người dân không viết đầy đủ tên gọi bộ Công an mà viết thiếu chữ “g”, bộ Côn an.
P.Đ.T.
Tác giả gửi BVN
TIN LIÊN QUAN:



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét