Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

20170530. 'HÀ NỘI: NHỮNG CÂU CHUYỆN KỂ TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX-XX' CỦA NGUYỄN BÁ ĐẠM

ĐIỂM BÁO MẠNG
'HÀ NỘI: NHỮNG CÂU CHUYỆN KỂ  TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX-XX' CỦA NGUYỄN BÁ ĐẠM
NGÔ THẾ BÍNH/ ngothebinh’blog 30-5-2017

Hiển thị 20170521. chuyện NBD_1.jpg

Chân dung Nguyễn Bá Đạm trên bìa sách là một trong nhiều bức do Bùi Xuân Phái vẽ tặng
VÀI LỜI GIỚI THIỆU
“Hà Nội: Những câu chuyện kể từ cuối XIX-XX” - là đầu đề cuốn sách mà tôi nhận được từ cụ giáo Nguyễn Bá Đạm tặng với tư cách “người hàng xóm thân thuộc” vì đã có 15 năm  sống gần cụ tại  số 1 phố Ngọc Hà, quận Ba đình. Mặc dù lâu nay tôi và Cụ đều chuyển chỗ ở, không có dịp gặp nhau nhưng Cụ vẫn bảo người con trai mang tới tận nhà cho tôi. Người Hà Nội từng biết tới Nguyễn Bá Đạm như là một nhà nghiên cứu sưu tầm cổ vật đặc biệt là tiền cổ, nhưng qua cuốn sách còn có thể biết tới một Nguyễn Bá Đạm khác. Đó là Nguyễn Bá Đạm như là chứng nhân của rất nhiều ‘chuyện’ về  Hà Nội từ cuối thế kỷ XIX –XX qua những biến cố lịch sử. Cuốn sách gồm 359 trang, chứa đựng 64 câu chuyện được tác giả kể lại bằng văn phong giản dị, tinh tế nhưng chính xác mọi chi tiết về không gian, thời gian, tên người, tên vật… mà không phải ai cũng nhớ, cũng biết. Có không ít những nhà hoạt động văn hóa, xã hội, kinh doanh nổi tiếng của Hà Nội, như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Bá Học, Hoàng Tăng Bí, Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Tố, Bạch Thái Bưởi, Đặng Thái Mai, Võ Nguyên Giáp, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tuân, Hồ Đắc Điềm…mà chỉ qua câu chuyện kể mới thấy được những nét khuất trong cuộc đời của họ.
Hiển thị 20170520_165525.jpg

Tác giả Nguyễn Bá Đạm
 (tại tư gia ở  phố Giáp Nhất, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân)
Phần lớn các câu chuyện kể đều ngắn gọn từ 2 đến 6 trang, trừ câu chuyện “Đồng tiền Việt Nam qua các thời đại” (có lẽ là lĩnh vực sở trường của tác giả) dài 18 trang. Khi đọc chúng ta cảm thấy thú vị vì được khám phá những cái “cũ” của Hà Nội xưa, mà thời gian và những biến cố lịch sử, kinh tế xã hội đến nay đã làm chúng đổi tên, biến dạng, thậm chí biến mất. Tất nhiên trong những cái “cũ” có những cái hay và cả những cái không hay, lỗi thời và đặt ra cho người đọc câu hỏi: ‘làm gì để Hà Nội vừa phát triển hiện đại vừa bảo tồn những giá trị văn hóa xưa?’
   Nguồn tư liệu để viết cuốn sách phần lớn từ sách báo mà tác giả sưu tầm, hay đọc tại thư viện Nhà Bác Cổ (Bảo tàng Lịch sử VN) và có cả những trải nghiệm bản thân. Thật đáng ngưỡng mộ khi được biết tác giả đã âm thầm nhiều năm ghi chép để cuốn sách được xuất bản năm 2010, lúc tác giả đã ở tuổi U90.  Cuốn sách đến tay tôi thì tác giả đã ở tuổi 95, tuy lưng đã còng nhưng rất mừng là trí tuệ rất minh mẫn.
  Cảm ơn tác giả Nguyễn Bá Đạm đã gửi tặng tôi cuốn sách và xin phép tác giả được mượn các trang cá nhân của mình trên Google, Facebook để giới thiệu với bạn bè gần xa. Rất tiếc cho tới nay cuốn sách chưa có trong e-book nào, nên tôi chép dưới đây danh sách những câu chuyện.
NHỮNG CÂU CHUYỆN TRONG CUỐN SÁCH CỦA NGUYỄN BÁ ĐẠM
1- Tiếng súng 10 giờ
2- Tượng bà đầm xòe ở vườn hoa Cửa Nam
3-Đôi nét sinh hoạt xưa
4-Hồ Tây-một nguồn thi hứng
5-Bích Câu đạo quán
6- Bảy chiếc cầu bắc qua sông Tô Lịch
7- Vết đạn ở cổng thành Cửa Bắc
8- Qua sự kiện “Việt Nam quốc vương chí ẩn” bị phá hủy
9- Vua Thành Thái dự lễ khánh thành cầu Paul Doumer
10- Diễn biến vụ Hà thành đầu độc
11- Trước tòa án đại hình xử nhà yêu nước Phan Bội Châu
12- Làng Mọc ven đô
13- Hội Mọc
14- Hội Tây
15- Bệnh dịch hạch ở Hà Nội phận Văn Miếu
16- Nhà thờ Lớn Hà Nội
17- Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội
18- Sở Vô tuyến điện
19- Nhà Hỏa Lò
20- Nhà đấu xảo
21- Nhà Bác Cổ
22- Trường Đông Kinh Nghĩa Thục
23- Trường Bưởi trong những năm đầu thành lập
24- Người khai sinh trường Mỹ thuật Đông Dương
25- Trường Mỹ thuật Đông Dương
26- Bắc Kỳ tri hội
27- Trường Thể dục thể thao Hà Nội xưa
28- Trường tư thục Thăng Long
29- Chữ quốc ngữ và những người khai sơn phá thạch
30- Nguyễn Văn Vĩnh nhà báo, nhà văn, nhà công nghệ
31- Nhà học giả Nguyễn Văn Tố (1989-1947)
32- Vườn Bách Thảo
33- Chợ Đồng Xuân
34- Rượu Văn Điển
35- Dầu Tây, nước mắm
36- Vượt qua những bước đi gập gềnh của ngành đường sắt
37- Nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi (1874-1932)
38- Đi lại hồi đầu thế kỷ
39- Xe đạp ngày xưa
40- Từ xe tay đến xe xích lô
41- Nghĩ đến tàu điện
42- Quảng cáo cho một đêm hát
43- Nhà văn Nguyễn Bá Học (1857-1921)
44- Đám cưới Vũ Trọng Phụng
45- Tìm hiểu giờ giấc ở Việt Nam
46- Xiếc Việt Nam
47- Một thời lừng lấy đất Hà thành
48- Từ nhà thương làm phúc ngày xưa đến việc khám chữa bệnh cho người nghèo ngày nay
49- Khách làng chơi nhà lục sì và nhà thổ
50- Khẩu súng trong tay người đàn bà
51- Người Tàu chạy loạn sang ta
52- Nạn đói năm Ất Dậu (1945)
53- Nhật đảo chính Pháp tháng 3/1945
54- Quân đội Trung Hoa sang tước khí giới quân đội Nhật ở miền Bắc Việt Nam
55- Đồng tiền Việt Nam qua các thời đại
56- Bản tham luận đọc tại Ngân hàng Nhà nước
57- Những người nước ngoài có công với đất nước ta
58- Hoa thủy tiên
59- Quận Thanh Xuân xưa và  nay
60- Nhớ đến cụ Hồ Đắc Điềm
61- Bùi Xuân Phái- danh họa nổi tiếng
62- Từ đào hát đến đào rượu
63- Nguyễn Tuân (1910-1987) duyên văn tình bạn
64- Miễu
  Hà Nội, 25/5/2017
  Ngô Thế Bính

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét