Thứ Ba, 16 tháng 5, 2017

20170516. QUANH CHUYỆN 'ÂM MƯU' , 'BÈ PHÁI' VÀ 'NẮM DAO ĐẰNG CHUÔI'

ĐIỂM BÁO MẠNG
CẢI CÁCH THỂ CHẾ, 'NHÓM LỢI ÍCH' VÀ 'BÈ CÁNH'
XUÂN DƯƠNG/ GDVN 16-5-2017
Cải cách thể chế, nhóm lợi ích và bè cánh. (Ảnh minh họa trên Tapchitaichinh.vn)
Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 5 khóa 12 do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày có đoạn:
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà nước ta xây dựng là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước;
Là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Vấn đề là ở chỗ, nếu không uyển chuyển, linh hoạt, chúng ta sẽ khó dung hòa một nền kinh tế “vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường” trong khi phải“bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Hiện thời, Nhà nước đang kêu gọi các quốc gia, nhóm quốc gia theo thể chế tư bản, các định chế tài chính quốc tế công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Vấn đề là nếu các nước có thiện chí công nhận thì họ sẽ phải theo các tiêu chí của chúng ta hay theo chuẩn mực mà đa số quốc gia đang áp dụng?
Để tháo gỡ nút thắt này, Tổng Bí thư đưa ra một gợi mở, đó là định hướng phải “phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước”.
Theo tinh thần đó, nhiệm vụ của các nhà hoạch định chính sách là phải tìm xem “giai đoạn phát triển của đất nước” hiện nay phù hợp với cơ chế thị trường nào?
Nói cách khác, thể chế kinh tế hiện nay đã phù hợp các chuẩn mực để thế giới công nhận nền kinh tế của ta là “kinh tế thị trường” hay chúng ta cần “cải cách thể chế kinh tế”?
Trong trường hợp các nhà hoạch định chính sách thấy rằng, cải cách thể chế kinh tế là bức xúc không thể trì hoãn thì có cần “giãn tiến độ định hướng” để hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới?
Khi nền kinh tế đủ mạnh, có thể vài năm hoặc vài chục năm nữa chúng ta sẽ có những điều chỉnh chiến lược theo định hướng?
Mặt khác, nếu quả thật cải cách thể chế kinh tế là bức xúc không thể trì hoãn thì cải cách luật pháp - một cách nói khác của cải cách thể chế chính trị có cần thiết?
Về vấn đề này, xin nêu một vài ý kiến.
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nhân, doanh nghiệp có thể làm bất kỳ điều gì mà pháp luật không cấm.
Để tránh xung đột lợi ích, công chức không được phép trực tiếp kinh doanh, nhiều quốc gia đã có những đạo luật quy định cụ thể.
Tại Việt Nam, có công chức  nắm vị trí quan trọng trong bộ máy hành pháp nhưng lại bằng cách này hay cách khác đồng thời là chủ sở hữu các doanh nghiệp tư nhân hoặc giữ cổ phần chi phối trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa.
Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa, Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, Phó Chủ tịch Nghệ An Lê Ngọc Hoa là những ví dụ cho nhận định này.
Sẽ thật ngây thơ nếu cho rằng, một công chức nhà nước sẽ không bao giờ hỗ trợ vợ, con, người thân trong việc kinh doanh của gia đình mình.
Báo Laodong.com.vn ngày viết: “Trước khi đặt những câu hỏi về việc liệu Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco4) - chủ đầu tư dự án BOT cầu Bến Thủy - có được tỉnh Nghệ An “ưu ái” trong các loạt bài trước đây của Lao Động, chúng tôi đã tìm hiểu kỹ hơn về Cienco4 và nhận thấy: Ảnh hưởng của gia đình Phó Chủ tịch tỉnh Nghệ An Lê Ngọc Hoa đối với Cienco4 là rất lớn”. [1]
Báo chí đã đề cập quá nhiều về vấn đề công chức đồng thời là doanh nhân, chẳng hạn “Vào công chức để làm giàu dễ phạm tội” (Vietnamnet.vn 13/10/2016);
Anh đã làm công chức thì hãy xác định là phục vụ cho nhân dân, đừng bao giờ anh mơ tưởng đến làm giàu. Muốn làm giàu thì hãy ra khu vực tư nhân mà làm” (cand.com.vn 1/1/2014 );
Đã làm công chức đừng mong làm giàu” (Tienphong.vn 11/11/2013);…
Ít nhất, vấn đề công chức làm giàu đã được đề cập 5 năm nay, đó là khoảng thời gian đủ dài để các nhà hoạch định chính sách xem xét.
Vì sao nhà nước vẫn chưa ban hành một đạo luật về “Xung đột quyền lợi” trong hoạt động kinh doanh như Hoa Kỳ và nhiều nước khác?
Có những điều tưởng chừng đơn giản nhưng lại ẩn chứa nguy cơ khó lường, chẳng hạn Luật Giáo dục đại học và một số văn bản dưới luật quy định chính quyền địa phương có quyền đưa công chức tham gia Hội đồng quản trị các đại học ngoài công lập.
Việc một công chức nhà nước tham gia Hội đồng quản trị một cơ sở tư nhân, nghĩa là tham gia điều hành hoạt động của cơ sở đó trở nên hợp pháp theo Luật Giáo dục đại học nhưng bất hợp pháp theo Luật Cán bộ, công chức nói lên điều gì?
Xung đột lợi ích là khái niệm không mới cả ở Việt Nam và thế giới, liệu có phải quá trình làm luật bị “nhóm lợi ích” chi phối hoặc ít nhất là trì hoãn nhằm hợp thức hóa sự việc đã rồi?
Nói cách khác, nếu có một đạo luật như vậy được ban hành thì nguyên tắc không hồi tố sẽ đảm bảo cho các công chức - doanh nhân bảo toàn nguyên vẹn cả tài sản lẫn danh tiếng?
Những khuyết điểm của ông Đinh La Thăng mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu lên, chủ yếu thuộc phạm trù “thể chế kinh tế” nhưng có lẽ không hoàn toàn là như vậy.
Việc vận dụng một cách vội vã, thiếu các đánh giá khoa học mô hình Cheabol Hàn Quốc vào Việt Nam có lẽ mới là nguyên nhân căn bản.
Cheabol là các tập đoàn kinh tế gia đình, với kinh tế tư nhân, bào toàn và phát triển vốn là nhiệm vụ sống còn trong khi các tập đoàn, tổng công ty của chúng ta lại tuân theo nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.
Một khi lãnh đạo là quyền của “tập thể” thì ông Thăng có sai cũng không “sai một mình”, quanh ông có “tập thể” và trên ông còn lãnh đạo cấp Bộ, Chính phủ vì thế kỷ luật một mình ông là chưa đủ.
Thậm chí chỉ kỷ luật những chuyện khi ông Thăng phụ trách bên Dầu khí cũng chưa đủ mà còn cần xem xét thêm cả những bất cập trong ngành Giao thông, khi ông Thăng giữ vai trò “tư lệnh”.
Cải cách “thể chế kinh tế” nhất thiết phải đi kèm với cải cách “thể chế quyền lực”, phải thực sự coi Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất.
Sai phạm trong quản lý, điều hành kinh tế chỉ là hệ quả của tham nhũng quyền lực, tham nhũng chính sách hay cũng là hệ quả của công tác cán bộ?
Những người năng lực yếu nắm trong tay quyền quản lý tài nguyên, vốn, nhân lực… đồng thời lại là người quản lý doanh nghiệp hoặc có liên quan đến các “nhóm lợi ích” không tránh khỏi việc ban hành chủ trương sai hoặc chỉ đạo, điều hành kém.
Bên cạnh đó không ít người nếu không phải là vì “nhóm lợi ích” thì cũng vì các mục tiêu cục bộ, địa phương.
Cũng nên nói thẳng, đặt lợi ích địa phương lên trên lợi ích quốc gia, dân tộc cũng là một dạng “lợi ích nhóm” và sự nguy hiểm của nó không hề kém các “nhóm lợi ích” khác.
Câu chuyện bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng là một ví dụ. Năm 1977, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về rừng cấm Sơn Trà, đến năm 1992 khu vực này trở thành “Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà” với diện tích 4.439 ha.
Gần đây, theo quy hoạch mới, tại bán đảo Sơn Trà sẽ hình thành Khu du lịch Quốc gia Sơn Trà, diện tích dành cho khu tập trung phát triển là 1.056 ha, chiếm 1/4 tổng diện tích toàn bán đảo.
Tuy nhiên, tại hội thảo “Giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững bán đảo Sơn Trà” do Trung tâm nghiên cứu con người và thiên nhiên, Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học nước Việt xanh (greenViet) và nhóm nghiên cứu-giảng dạy Môi trường & Tài nguyên sinh vật thuộc Đại học Đà Nẵng tổ chức, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng thực chất “khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà” đã mất 41% diện tích. [2]
Ai cũng hiểu “khu bảo tồn thiên nhiên” là tài sản mà thế hệ hôm nay để dành cho con cháu mai sau, đó không chỉ đơn thuần là cảnh quan thiên nhiên mà còn là việc bảo vệ các hệ động - thực vật hoang dã, các nguồn gen quý có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Lợi ích mà các khu bảo tồn thiên nhiên mang lại là chung cho đất nước và nhân loại, không riêng cho địa phương nào.
Trong khi đó “khu du lịch quốc gia” dù dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều nhằm đến mục tiêu kinh tế, mục tiêu thu lợi từ hoạt động du lịch và đương nhiên địa phương quản lý trực tiếp sẽ là nơi hưởng lợi đầu tiên và nhiều nhất.
Sử dụng, khai thác một cách tùy tiện nguồn tài nguyên thiên nhiên mà bao thế hệ người Việt hy sinh xương máu giành lại chính là có tội với hậu thế, không đơn thuần chỉ là lợi ích cục bộ, địa phương.
Việc nhanh chóng phê duyệt cho công ty gang thép Formosa đầu tư vào Hà Tĩnh thời gian 70 năm đã gây hậu quả ngay lập tức.
Lợi chưa thấy nhưng môi trường biển bị hủy hoại không biết bao nhiêu năm mới khắc phục được.
Phải chăng chính vì tồn tại những nhận thức sai lầm về sự “vô hạn” của nguồn lực tự nhiên mà nhiệm vụ đầu tiên trong 5 nhiệm vụ được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập là:
Hoàn thiện thể chế về huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và thể chế về phân phối kết quả làm ra để giải phóng sức sản xuất, tạo động lực và nguồn lực cho tăng trưởng, phát triển, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia”. [3]
“Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực” là cách nói tổng quát, cần phải hiểu trong đề xuất này bao gồm cả việc bảo vệ, tăng cường “nguồn lực” chứ không phải chỉ là “sử dụng”.
Báo chí, các nhà lý luận nói nhiều đến “cải cách thể chế kinh tế”, “cải cách nền hành chính quốc gia”.
Một số công bố gần đây đề cập đến “cải cách thể chế chính trị” của Trung Quốc như “Cải cách thể chế chính trị ở Trung Quốc từ năm 1978 đến nay” [4] hoặc “Kinh nghiệm cải cách thể chế của Trung Quốc và bài học đối với Việt Nam” (Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Tiến Sâm; Tiến sĩ Hoàng Thế Anh - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam). [5]
Không khó để nhận thấy sự thận trọng khi sử dụng ngôn từ của giới học thuật Việt Nam, nhưng có lẽ điều này không quá quan trọng, điều cần quan tâm là nội hàm của các “cải cách” đó chứ không phải gọi tên nó như thế nào.
Lâu nay, có một xu hướng sai lầm xem những gì gắn với “nhóm lợi ích” đều là không tốt, nói đây là sai lầm bởi thực tế cho thấy không phải cứ “nhóm lợi ích” là xấu, là lũng đoạn kinh tế, pháp luật, chính trị,…
Vậy phải dùng tên gọi nào để thể hiện, rằng “chui” vào đó thì chẳng có gì tốt đẹp?
Cụm từ thay thế nên dùng là “bè cánh” lấy từ nhận định “kết bè, kéo cánh” mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa 11, 12) và Tổng Bí thư từng nhiều lần đề cập.
“Bè cánh” theo cách hiểu xưa nay của dân chúng không bao hàm ý nghĩa tích cực.
Nếu “nhóm lợi ích” chỉ mới đạt đến mức “thâu tóm, lũng đoạn nhà nước” thì “bè cánh” còn đi xa hơn, mục tiêu mà “bè cánh” hướng tới là nắm quyền lực (tuyệt đối) để khỏi phải “lũng đoạn” quyền lực.
Khi một “bè cánh” nắm quyền kiểm soát đất nước thì việc đầu tiên mà họ làm là thay đổi Hiến pháp, điều này có thể thấy ở Thái Lan, Myanmar, Ukraina, Thổ Nhĩ Kỳ,…
Một khi đã nắm quyền lực trong tay thì người ta chỉ việc sử dụng quyền lực đó chứ không cần thâu tóm hoặc lũng đoạn nó, về điều này, các “nhóm lợi ích” dẫu có rất mạnh cũng khó làm được.
Nguy cơ về “nhóm lợi ích” đã được đề cập nhiều, đã được cảnh báo ở nhiều góc độ và cấp độ.
Nguy cơ “bè cánh” cũng đã được nhận diện song dường như chúng ta vẫn còn e ngại khi đề cập đến. Phải chăng sự nguy hiểm của “bè cánh” chưa đạt đến mức báo động đỏ hay còn lý do nào khác?
Việc một số cá nhân mắc khuyết điểm “nghiêm trọng” hoặc “rất nghiêm trọng” vẫn được cơ cấu vào các vị trí quyền lực có phải là do những “lá phiếu” hay chỉ là chiến thuật ngắn hạn?
Chắc chắn Trung ương đã nhận thấy thực trạng và vì thế điểm thứ 5 trong phát biểu phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 5 khóa 12 của Tổng Bí thư là vô cùng quan trọng:
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực, tinh giản bộ máy, biên chế, xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống chính trị”.
Vấn đề là “hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực” cần phải được tiến hành đồng bộ, trong Đảng và bộ máy Nhà nước.
Để kiểm soát quyền lực thì cần phải giảm “đầu mối”, một trong những cách “giảm đầu mối” là “nhất thể hóa”.
Khi số lượng cán bộ, công chức, viên chức lên đến 2,8 triệu người thì khó khăn trong “kiểm soát cán bộ” là không tránh khỏi và hậu quả tất yếu sẽ dẫn tới khó khăn trong “kiểm soát quyền lực”.
Một trong những biện pháp “kiểm soát cán bộ” là “kê khai tài sản”,  nhiều năm qua tài sản cán bộ kê khai không được công bố cho dân biết.
Khi “dân không biết” thì đương nhiên “dân không bàn, dân không kiểm tra” và việc kê khai đó trở nên không có tác dụng.
Thậm chí có nơi như thành phố Đà Nẵng còn coi bản kê khai tài sản của cán bộ là bí mật không được để lộ.
Không kiểm soát được cán bộ thì không thể kiểm soát quyền lực, điều này không biết có cần bàn luận thêm?
Rất nhiều ý kiến cho rằng chống tham nhũng chính là chống “lợi ích nhóm”.
Người viết cho rằng đã đến lúc phải quyết liệt chống “bè cánh”, xem “bè cánh” là nguy cơ cao nhất đe dọa sự phát triển của đất nước, sự tồn vong của dân tộc.
Tài liệu tham khảo:
[5]http://dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9914/1/Kinh%20nghiem%20cai%20cach%20the%20che%20cua%20TQ_Do%20Tien%20Sam.pdf
Xuân Dương
CÓ ÂM MƯU TRONG VỤ ĐINH LA THĂNG KHÔNG? 
BÙI QUANG VƠM/ BVN 15-5-2017
Thường có một thói quen suy diễn mang màu sắc định kiến của các quan sát “lề dân” sau mỗi hành vi của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam. Một trong những suy diễn điển hình là suy luận theo hướng nội bộ lãnh đạo đảng dùng chiêu bài này khác để thanh trừng lẫn nhau.
Có thể còn có một sự lẫn lộn giữa tính bè phái với tính phi dân chủ của đảng cộng sản, làm như đã độc đảng và phi dân chủ thì nhất định phải phe cánh bè phái, và kỷ luật người này, cách chức người kia, dứt khoát là thanh trừng lẫn nhau, hoặc thực hiện một âm mưu nào đó.
Phải thừa nhận một quy luật là trong sinh hoạt nội bộ một đảng chính trị, kỷ luật là một loại công cụ có tính phe cánh. Nó chỉ có thể có hiệu lực khi nằm trong tay phe mạnh, ngược lại, nó là hình thức đấu đá khi không có một bên hơn hẳn. Để loại nhau, phe nào cũng tìm cách nắm được quyền quyết định kỷ luật.
Tuy vậy, trên thực tế, không phải cứ lúc nào có kỷ luật, khi đó có thanh trừng hay trấn áp phe cánh. Phe mạnh thường tự gọi mình là phe “có chính nghĩa” theo một khái niệm nào đấy, trong bối cảnh nào đấy và trong một thời đoạn nào đấy. Kỷ luật khi đó có tính cách bảo vệ chính danh và không chấp nhận bị gọi là thanh trừng nội bộ, thậm chí còn bộc lộ thế hơn hẳn của một phía nào đấy.
Vì lẽ đó, trước khi xét bản chất của một kỷ luật, phải xem có hiện tượng phe cánh không, và phe cánh là gì? Người ta chỉ dùng cụm từ “phe cánh” để chỉ các cụm người gắn kết với nhau vì một lợi ích chung thuộc loại “bất hảo”, còn nếu chỉ để đề cập sự khác biệt giữa lực lượng nào đấy chống lại một nhóm “bất hảo” nào đấy, thì người ta không gọi là thanh trừng phe cánh.
Vụ kỷ luật Đinh La Thăng, nếu có thể nằm trong một âm mưu, thì ít nhất, họ Đinh phải mang một chút chính nghĩa nào đó, và hiện hữu một lực lượng đang sở hữu một thứ chính nghĩa nào đó ủng hộ và công khai bênh vực ông ta. Khi đó, cái gọi là Bộ chính trị đảng, người đã thực hiện kỷ luật ông Thăng không có chính danh, hoặc chỉ có một thứ chính danh mập mờ. Nhưng không thấy có ai nói ông Thăng bị oan, và chẳng có nhóm người nào công khai lên tiếng bênh vực. Vậy là ông Thăng không có chút chính nghĩa nào và cũng có nghĩa là ông Trọng không cần phải có âm mưu mới kỷ luật được ông.
Tuy nhiên, chúng ta gặp khó khăn vì trên mặt truyền thông đại chúng công khai, đảng cầm quyền không cho phép phổ cập sự thật. Người ta chỉ được biết đến một ông Đinh năng nổ, trực tính, xốc vác, lăn lộn, sâu sát quần chúng, cương quyết với tiêu cực, miệng nói tay làm, v.v... còn những chuyện ông ta là thủ phạm của vụ tiêu tán hàng tỷ đôla của công quỹ, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng khác cho nền kinh tế, thì một mặt, được coi là việc chuyên môn của cơ quan điều tra, của cơ quan tư pháp, chỉ có thể công khai khi đủ điều kiện, một mặt khác, công khai những cái xấu của cán bộ đảng không phải là việc ưa thích, thậm chí còn là việc cấm kỵ của cơ quan tuyên giáo.
Nhưng cũng là lỗi của Tuyên giáo, vì tuyên truyền tạo dáng cho một nhân vật, rồi lại “đúng đắn sáng suốt” khi kỷ luật cách chức anh ta, thì giống như Tuyên giáo, hay chính đảng tự vả vào mồm mình.
Nên thông thường, trước khi kỷ luật một đảng viên, Tuyên giáo phải dạo nhạc rất lâu, chuẩn bị dư luận, tung tin dền dứ thăm dò, lèo lái dư luận theo hướng thuận chiều, rồi mới phát hành quyết định cuối cùng.
Khi Ban kiểm tra Trung ương công bố kết luận thanh tra, kiến nghị Trung ương và Bộ chính trị xem xét kỷ luật ông Thăng, người ta đã biết chắc rằng tất cả đã xong rồi, có quyết định kỷ luật rồi, mới kiến nghị xem xét.
Việc Bộ chính trị phải bỏ ra 7 ngày kiểm điểm trong tháng 3/2017, rồi quyết định khai trừ khỏi Bộ chính trị và cách chức Bí thư Thành uỷ thành phố quan trọng số một của cả nước, ngày 8/05/2017, chỉ sau kiến nghị của Uỷ ban Kiểm tra đúng 11 ngày, cho thấy tất cả đã được chuẩn bị chi tiết từng bước.
Kỷ luật Đinh La Thăng đã được quyết định ngay từ tháng 3. Cả tháng Ba, đã không thấy ông Thăng xuất hiện trên báo Sài Gòn và không thấy nói gì ầm ĩ nữa. Ông ra họp Bộ chính trị tại Hà Nội và ở lại ngoài ấy cho đến khi ông Nhân nhận bàn giao.
Khi nghe ngài Tổng bí thư cả quyết: “bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh và dẫn độ về nước” trong buổi gặp cử tri quận Hoàn Kiếm ngày 10/02, thậm chí người ta đã đoán già, đoán non rằng Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt rồi và “hắn” đã khai hết. Cho đến ngày công bố kỷ luật, không thấy có tin gì thêm về Trịnh Xuân Thanh, người ta lại kháo nhau, chắc Vũ Đức Thuận đã khai và cấp đủ bằng chứng, không cần Trịnh Xuân Thanh phải về!
Uỷ ban kiểm tra khi công bố kiến nghị kỷ luật, thực ra đã có đủ bằng chứng kết tội Đinh La Thăng và đã được Bộ chính trị duyệt mức kỷ luật. Rút kinh nghiệm điều đã xảy ra với ông Nguyễn Tấn Dũng hồi hội nghị trung ương 6 khoá XI, nghị quyết 46-NQ/TW đã được sửa thành nghị quyết 30-NQ/TW quy định cấp quyết định kỷ luật là Bộ chính trị, TW chỉ biểu quyết mức kỷ luật. Và chắc chắn mọi sự đã được giải quyết tại cuộc họp kiểm điểm của Bộ chính trị trong tháng 3, cả mức kỷ luật lẫn bản tự nhận khuyết điểm của ông Thăng. Đấy là lý do giải thích việc kỷ luật một Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư đảng uỷ của thành phố quan trọng nhất nước, mà êm nhẹ, “xuôi chèo mát mái”, không một chút phản ứng, không một chút đấu đá nào xảy ra. Nhanh đến mức ngay dư luận lề dân cũng ngơ ngác.
Tuy vậy, ông Thăng cùng với nhiều ông lớn khác, chẳng hạn như ông Nguyễn Văn Bình, ông Hoàng Trung Hải, chỉ bằng “người trần mắt thịt”, người ta cũng biết mấy ông này là trùm tham nhũng, hoặc ít nhất cũng đồng loã tham nhũng, nhưng Bộ chính trị không những không nhắc gì đến sai phạm, mà tại Đại hội 12 còn bầu vào Bộ chính trị, đảm nhận những chức vụ quan trọng. Có lẽ là khi đó, trong nội bộ đảng đúng là có phe nhóm thật: phe hình thành từ các phần tử tham nhũng, gắn kết với nhau không phải vì mục tiêu lý tưởng nào cả mà chỉ để che chắn, bao bọc, chạy tội cho nhau.
Có phải ông Trọng đang thực thi âm mưu thanh trừng phe cánh không? Đúng. Từ việc ông Nguyễn Xuân Sơn bị bắt, bị khai trừ đảng, ngồi nhà giam chờ ra toà ngay sau chuyến tháp tùng Tổng bí thư đi Mỹ, tới Trịnh Xuân Thanh, tới Vũ Huy Hoàng, cả bầy Phạm Tiến Đức, Vũ Đức Thuận, bây giờ là Đinh La Thăng, rồi vụ cách chức Huỳnh Minh Chắc nguyên Bí thư và Trần Công Chánh Phó bí thư tỉnh uỷ Hậu Giang, đề nghị kỷ luật Nguyễn Hữu Thiện, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ và ông Lê Hữu Lộc Phó bí thư, Chủ tịch tỉnh Bình Định. Sắp tới rất có thể sẽ xét tới các bí ẩn trong quá trình đại hội lần thứ X đảng bộ tỉnh Kiến Giang, từ cái quyết định điều đột ngột ông Trần Minh Thống, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang nhận nhiệm vụ Phó ban chỉ đạo miền Tây, ngay trước giờ khai mạc Đại hội, biến ông Nguyễn Thanh Nghị đột nhiên thành ứng viên duy nhất và đắc cử Bí thư. Việc này liên quan tới nguyên Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh. Tất cả đều là thân tín và phe nhóm của ông Dũng. Có cả phe nhóm lợi ích kinh tế, lẫn phe nhóm lợi ích chính trị.
Nếu đây là cuộc thanh trừng phe nhóm ông Dũng, thì cuộc thanh trừng này trùng hợp với việc thanh trừng các phần tử tham nhũng trong hàng ngũ lãnh đạo đảng. Và sẽ chưa phải là tất cả. Ông Trọng cũng đã nói: “Tuy nhiên xử lý như vừa qua mới là xử lý về mặt đảng còn hình sự ta đang làm. Còn một loạt nhân vật đang làm theo hình sự ta đang làm chứ không phải đây là tất cả”. “Sắp tới vẫn còn nữa”.
Như vậy phe của ông Dũng, có thể gọi phe tham nhũng, vì những phần tử tham nhũng đều có nguồn gốc trong bộ máy dưới quyền ông Dũng, gián tiếp hay trực tiếp, nhiều hay ít đều dính lợi ích với chính ông Dũng, hay có thể nói một cách khác, là bộ máy dưới quyền của ông Dũng, những cộng tác thân tín của ông, có mối liên hệ lợi ích phi pháp với nhau và với chính ông Dũng, tức là bộ máy đó hợp lại thành một phe tham nhũng.
“... còn một loạt nhân vật đang làm theo hình sự” nghĩa là còn một loạt nhân vật, có lẽ cũng quan trọng không kém, có khi còn quan trọng gấp bội, đang chờ kết luận điều tra.
Ai, những ai đang bị làm hình sự, và tiếp theo ông Thăng, “sắp tới sẽ còn nữa” là những ai?
Ông Võ Kim Cự đã bị cách hết tất cả các chức liên quan tới dự án Formosa thì không còn nghi ngờ gì nữa, nhân vật kế tiếp sẽ phải là nguyên Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, đương nhiệm Bí thư Thành uỷ Hà Nội. Sau ông Hải, là nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Trầm Bê đã bị rút ra khỏi Ban quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Sacombank. Các cuộc điều tra hình sự dính tới việc thâu tóm Sacombank, sớm hay muộn cũng sẽ được làm sáng tỏ, và nhân vật được chỉ định khởi tố không ai khác là Trầm Bê, người đỡ đầu của ông này là Nguyễn Văn Bình và phía sau Nguyễn Văn Bình là Nguyễn Tấn Dũng.
Nếu cách đây một tháng người ta còn thắc mắc không biết ông Trọng có đủ can đảm để đi đến cùng đường, nghĩa là “làm” hết cái “loạt nhân vật” kia không, bây giờ nghe chính miệng ông nói, thì số phận ông Dũng chắc đã được định đoạt. Ông Thăng đã xin lỗi đảng và nguyện “đem hết sức mình phục vụ nhân dân”, nghĩa là ông đã không còn là người cùng phe ông Dũng nữa, và ông sẽ chẳng buộc phải trung thành với phe tham nhũng của ông Dũng. Ông Trọng cũng đã mớm lời: “đánh người đi, ai đánh người quay lại”, nếu sám hối, thành khẩn khai ra hết, lập công chuộc tội, có thể ông Thăng thoát được án ngồi tù. Nếu vậy, thì chắc chắn, tội của ông Dũng đã đủ bằng cớ, chẳng cần đợi bắt được Trịnh Xuân Thanh.
Tất cả những hành động này của ông Trọng nằm trong âm mưu trả mối hận “hội nghị TW6” nhưng núp dưới danh nghĩa chống tham nhũng, làm trong sạch đảng? Quy kết như vậy chắc chắn không sai. Không thể nói ông Trọng vô tư trong việc làm này. Nói như vậy là thiếu trung thực. Một công đôi việc. Nhưng cũng không thể không thừa nhận rằng nghiệp vụ điều tra có quy luật tự thân. Nó chỉ phụ thuộc vào ý chí chủ quan ở quyết định khởi thuỷ. Khi đã bắt đầu, các liên kết chi tiết đòi hỏi được giải thích, ép buộc nhau đi đến tận cùng. Ngăn cản vào lúc này, có thể khó hơn để mặc nó đi tiếp đến kết thúc.
Hội nghị trung ương 6 có trọng tâm là việc sắp xếp lại tổ chức. Tất cả những nhân vật cần tẩy rửa sẽ phải được nhận diện hết. Từ nay cho đến trước ngày khai mạc hội nghị dự kiến cuối năm, 12 đại án ngân hàng sẽ phải kết thúc, 8 đoàn thanh kiểm tra mà Tổng bí thư mới ký quyết định sẽ thực hành kiểm tra 20 Tỉnh uỷ có tố cáo tham nhũng và vi phạm kỷ luật đảng và quy chế bổ nhiệm cán bộ, trong đó có Lai châu, Thanh Hoá và cả Đà Nẵng.
Nếu làm tới cùng, hội nghị trung ương 6 sẽ có thể thay đổi đến 1/3 nhân sự trung ương. Trong khi ông Bình còn chưa bị đụng tới, thì cả Trưởng và Phó Ban kinh tế trung ương đều là những chuyên gia“thụt két” ngân quỹ, nhưng lại chẳng có gì đặc sắc về lý thuyết kinh tế, nhất là kinh tế thị trường đích thực. Ban này có thể bị giải thể, hoặc biến ra một Ban khác, nếu ông Thăng bị khởi tố, ông Bình bị khai trừ khỏi Bộ chính trị.
Nhất thể hoá có thể đưa về vườn ít nhất 1/3 Bí thư Tỉnh uỷ, có thể chính các đương kim Chủ tịch kiêm nhiệm chức Bí thư. Nếu ông Hải mất chức Uỷ viên bộ chính trị, chưa rõ với thủ đô, Bộ chính trị có dám làm nhất thể không, trong khi ông Nguyễn Đức Chung còn chưa đủ độ chín.
Phải bầu bổ sung 3 Uỷ viên bộ chính trị, chỉ định Bí thư Hà Nội, có thể bầu thêm 20 Uỷ viên Trung Uơng. Đó là những khả năng khiến có người gọi TW6 là “Đại hội XII lần Hai”, mặc dù rất ít khả năng ông Trọng chịu rút về giữa nhiệm kỳ, do một nhu cầu có thật, là chưa có khuôn mặt nào đủ sức và đủ gan thay ông Trọng đứng mũi chịu sào trước những cơn bão táp sắp tới.
Nếu có một âm mưu bắt đầu bằng vụ kỷ luật ông Thăng, thì đó là âm mưu thay máu hoàn toàn đảng cộng sản.
Với những gì đang đến, chỉ cần dấn thêm một bước, có thể biến đảng cộng sản thành một đảng chính trị tiến bộ, thượng tôn dân chủ đích thực, khởi đầu bằng cách trả quyền lập pháp tối cao cho Quốc hội xây dựng và phê chuẩn một Hiến pháp mới, đảm bảo cơ chế luân phiên cầm quyền hoà bình và cạnh tranh đa nguyên. Dân tộc Viêt Nam vĩnh viễn thoát khỏi ách cai trị độc đảng.
Trong hoàn cảnh hiện nay, người có thể làm được việc thay máu đó, duy nhất chỉ có ông Trọng. Nhưng ông Trọng lại là người duy nhất không nhìn thấy điều đó. Bởi vì vậy, lịch sử không chọn ông mà quyết định đào thải ông. Con người lạc hậu như ông không thể đi tiếp và đồng hành với dân tộc.
Chính vì vậy mà những ý kiến khẳng định có âm mưu trong vụ kỷ luật ông Thăng là những ý kiến không có cơ sở thuyết phục. Ông Trọng không hề có ý định dùng kỷ luật ông Thăng để bắt đầu một cuộc cách mạng Dân chủ!!
15/05/2017
B.Q.V.
Tác giả gửi BVN
'BIỆT LỆ ĐỒNG TÂM', 'ĐIỂN HÌNH ĐINH LA THĂNG ' VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
NGUYỄN TRỌNG BÌNH/ VST 15-5-2017
1. “Biệt lệ Đồng Tâm” và cuộc tranh cãi không đáng có
Ngày 22/4/2017, sau khi đích thân về thôn Hoành để “đối thoại” trực tiếp với bà con xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ông Nguyễn Đức Chung chủ tịch UBND TP Hà Nội lập tức “nổi như cồn” trên các phương tiện truyền thông.
Trước hết, nói gì thì nói, trong một hoàn cảnh “bất thường” thì những lời nói và việc làm của ông Chung nhằm nhanh chóng hạ nhiệt những “cái đầu nóng” là điều không thể không hoan nghênh. Tuy vậy, cái gì cũng có giới hạn và mức độ của nó. Đáng tiếc là nhiều người vì quá đỗi vui mừng đã vội vã vận dụng đến cả Hiến pháp để phân tích tờ cam kết của ông Chung với người dân Đồng Tâm một cách không cần thiết. Chính việc làm này cùng với việc nhiều người không kiềm chế cảm xúc và tung hô quá đáng ông Chung đã vô tình và gần như ngay lập tức dấy lên cuộc tranh cãi không đáng có. Người thì bảo ông Chung cam kết không sai, bên thì nói ông “lạm quyền”. Cả hai bên tuy đều có những lý lẽ riêng nhưng tất cả đều không tránh khỏi cái nhìn phiến diện thậm chí cực đoan. Với bên ủng hộ thì dù có lập luận thế nào cũng vô tình tự mâu thuẫn với chính họ trong vấn đề đòi giám sát quyền lực của các quan chức Nhà nước bằng “tam quyền phân lập”. Và nhất là rất mâu thuẫn với lời thú tội và được mong tha thứ của chính người dân Đồng Tâm (về hành vi bắt giữ người trái phép) ngay trong buổi đối thoại với ông Chung. Ngược lại, bên khăng khăng bảo ông Chung “lạm quyền” chỉ càng cho thấy ẩn sau đó là một động cơ không tốt; có cảm giác những người này rất muốn một cuộc đối đầu đẫm máu giữa chính quyền và người dân xảy ra. Vì thế, biết ông Chung cam kết như vậy họ càng thêm tức tối, cay cú? Thậm chí có người còn quay sang mạt sát người dân Đồng Tâm, bảo họ xem thường pháp luật, “vô pháp vô thiên” nhưng lại cố tình không chịu hiểu cho bao nỗi vất vả, đắng cay, uất ức bấy lâu của họ.
Thật ra, nếu các bên bình tâm một chút sẽ thấy việc ông Chung điểm chỉ vào tờ cam kết viết tay (việc hi hữu trong thời buổi công nghệ số) cũng không có gì quá “ghê gớm”. Vì nói cho cùng đó là giải pháp duy nhất trong hoàn cảnh ấy. Thế nên, nếu các bên bình tĩnh tiếp cận và xem xét tờ cam kết của ông Chung với người dân như một biệt lệ” thì đâu đến nỗi phải lao vào tranh cãi kịch liệt như thế. Không những vậy, vì quá ham tranh cãi nên các bên đã không nhận ra ông Chung và chính quyền Hà Nội thật ra đã tính toán rất kỹ cũng như rất sành sõi trong cuộc “thương lượng” và “đối thoại” với người dân Đồng Tâm. Lời hứa thanh tra toàn diện vấn đề đất đai trong 45 ngày của ông Chung đã nói lên tất cả điều ấy. Thử nghĩ xem, sau thời hạn 45 ngày thanh tra, chính quyền Hà Nội đưa ra kết luận cuối cùng rằng đất mà người dân Đồng Tâm quyết giữ lâu nay là đất thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng thì có phải mọi sai trái lúc này hoàn toàn thuộc về bà con Đồng Tâm không? Điều đó cũng có nghĩa sau này bà con sẽ không được phép khiếu kiện gì nữa dù những mất mát và thiệt thòi là điều ai cũng nhìn thấy. Đây có thể nói là những bước đi đã được toan tính kỹ lưỡng và cẩn thận của cả một “êkip chính trị” mà ông Nguyễn Đức Chung chắc chắn là một thành viên trong đó. Trong tư cách Phó Bí Thư thành Ủy, kiêm Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Chung thực ra chỉ là người trực tiếp thừa hành mệnh lệnh cấp trên mà thôi. Vì thế, tuy không phủ nhận thiện chí của chính quyền Hà Nội và cá nhân ông Chung nhưng nếu chỉ vậy thôi mà nhiều người thậm chí xem ông Chung như một “ngôi sao đang lên” e là có hơi sớm và nhất là rất không công bằng với các đồng chí của ông ấy.
Qua đây có thể nói, cái “bài học kinh nghiệm” về “đối thoại với dân” mà nhiều người (cả những quan chức lãnh đạo lẫn các chuyên gia) phát biểu trên báo chí sau vụ này thật ra chỉ là câu văn mẫu “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” không hơn không kém. Hay nói khác đi, “đối thoại” với dân là đương nhiên rồi nhưng vấn đề là thái độ và tâm thế của hai bên như thế nào mới là điều quan trọng, đáng bàn. Cụ thể hơn, chính quyền có thật sự tôn trọng nhân dân và nhân dân còn niềm tin với chính quyền nữa không? Hay tất cả chẳng qua chỉ là những lời chót lưỡi đầu môi trước dư luận truyền thông trong hoàn cảnh buộc phải “xuống thang”? Ở đây cũng giống như chuyện Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam nhưng giờ Trung Quốc chiếm đóng và quân sự hóa gần hết; hai bên từ lâu “cũng kiên trì đối thoại” nhưng thực tế như thế nào hẳn mọi người đã nhìn thấy. Dù có “đối thoại” kiểu gì thì Trung Quốc vẫn chiếm thế thượng phong, chủ động; lúc nào họ cũng nắm chặt cái cán dao, còn lưỡi bén ngót thì chìa về chúng ta. (Cái cán dao ở đây là vấn đề “ý thức hệ” và nhất là sự lệ thuộc hoàn toàn của nền kinh tế Việt Nam với Trung Quốc). Tương tự như vậy, tuy là nói  “đối thoại với dân” nhưng thử hỏi chính quyền cùng các “nhóm lợi ích” lâu nay có bao giờ để cái cán dao cho người dân nắm đâu? Nếu chính quyền để người dân nắm cán thì đâu có chế định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, hay đến cấp quận, huyện cũng có quyền thu hồi đất của dân bất cứ lúc nào họ muốn, còn việc áp giá bồi thường thì không những tùy tiện mà còn rẻ mạt?
Vậy nên, hạn 45 ngày thanh tra đã gần hết, những ai thật lòng nghĩ và lo cho bà con ở Đồng Tâm thì nên cầu nguyện cho họ; hãy cầu mong cho tất cả mọi hồ sơ, sổ sách giấy tờ không bị ai đó tác động làm cho sai lệch đi. Nếu không cụ Kình và người dân Đồng Tâm chắc chắn sẽ mất tất cả!
Đến đây, có thể khẳng định, nếu phải nói về những “bài học kinh nghiệm” thì điều quan trọng là đừng bao giờ để xảy ra những cuộc “đối thoại trực tiếp” (kiểu “ba mặt một lời” của ông Chung với dân như vừa rồi) mà phải luôn là sự “đối thoại gián tiếp” thông qua hệ thống pháp luật minh bạch, rõ ràng và nhất là không bị chi phối bởi các “nhóm lợi ích” nào đó. Các chuyên gia và những lãnh đạo cấp cao cũng đừng ngồi một chỗ mà lên giọng trách mắng chính quyền địa phương không biết đối thoại, tuyên truyền, giải thích cho người dân. Nói như thế là vô cảm và vô trách nhiệm với những cán bộ cơ sở. Thử hỏi, với thân phận là cấp dưới, cấp thực thi những chủ trương chính sách của cấp trên mình thì họ biết làm gì bây giờ cho dù không phải bản thân không nhìn thấy những bất cập?
Ngoài ra, điều quan trọng nhất là trong hoàn cảnh nếu cái quy định“đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân” rất khó có sự thay đổi từ hệ thống chính trị trong tương lai gần thì những điều luật về thu hồi đất đai của người dân cần phải nhanh chóng điều chỉnh theo hướng có lợi nhất cho dân (cho dù đó là dự án phục vụ lợi công cộng hay an ninh quốc phòng đi nữa). Đây là việc hoàn toàn có thể làm ngay nếu chính quyền thật sự thành tâm muốn “đối thoại” với dân cũng như không muốn bị đau đầu về những vụ việc tương tự trong tương lai.
2. “Điển hình Đinh La Thăng” và quy trình xử lý của “đảng ta”
Sở dĩ gọi vụ Đinh La Thăng là “điển hình” là vì đến thời điểm này có thể nói, việc xử lý ông ta đã vô tình cho thấy rõ hơn nữa cái quy trình xử lý cán bộ cấp cao của “đảng ta” lâu nay. Bên cạnh đó, là những sự thật trần trụi mà có lẽ chỉ có ở chính trường Việt Nam.
Trước hết, phải nói vụ xử lý này là một điển hình cho “độ quái” của “đảng ta” trong việc “xoa dịu” đám đông dân chúng liên quan đến vấn đề xử lý cán bộ cấp cao lâu nay. Làm thất thoát hàng ngàn tỉ, “sai phạm rất nghiêm trọng”  nhưng vẫn được xem là “có tài” và có “đóng góp”; không đủ tư cách làm Bí thư một thành phố lớn thì điều sang làm Phó ban kinh tế Trung ương... Những kết luận cùng những phát ngôn mâu thuẫn nhau chan chát và nhất là chẳng khác gì một vở tuồng trên sân khấu thế nhưng một bộ phận đám đông dân chúng vẫn hoan hô và nhiệt thành ủng hộ. Nhất là khi nghe ông Tổng Bí thư mang “truyền thống” về “lòng nhân ái”, “đánh kẻ chạy đi không ai người chạy lại” của dân tộc ra mặc cả, phân bua nhiều người càng thêm phấn chấn hơn. Điển hình như phát biểu của một lão thành cách mạng: Tổng bí thư đã bắt nhịp và quy tụ được ý chí của toàn Đảng, toàn dân”.
Thật lạ lùng làm sao, có lẽ nào “đảng ta” nghĩ vài trăm ngàn hay dăm ba triệu thì mắt thường còn nhìn thấy và cầm nắm được nhưng vài trăm ngàn tỉ thì chỉ nghe nói chứ có ai thấy bao giờ, vậy nên đảng đã tiếp tục tạo điều kiện cho ông Thăng chuộc lỗi? Nếu vậy thì có nên đề nghị những chuyên gia văn hóa của “đảng ta” nhanh chóng ghi lại cái thành quả về bước phát triển tuyệt vời của nền văn hóa dân tộc trong thời đại hôm nay không? Nghĩa là, đối với những lãnh đạo cấp cao của đất nước cho dù có gây ra lỗi lầm tày đình đi nữa thì Bộ chính trị sẽ vận dụng “sáng tạo” và “linh hoạt” cái “truyền thống” về lòng nhân ái của dân tộc để xử lý. Còn với bọn dân ngu khu đen, nếu vì đói mà làm liều giựt vài ổ bánh mỳ với mấy bịch kẹo me thì nhất định phải trừng trị nghiêm khắc để răn đe, cho thấy tính nghiêm minh và “không có vùng cấm” của người thừa hành pháp luật; hay mấy em “chân dài” vì lười biếng mà bán thân nuôi miệng nhất định phải quay phim, chụp hình lại đưa lên báo đài để tuyên truyền, giáo dục vì cái tội chà đạp, đánh mất “thuần phong mỹ tục” cha ông...
Một phương diện khác, qua vụ này có lẽ phải nói rằng, “đảng ta” đã vô tình hé lộ những sự thật về sự “tài trí” và “đức độ” của những lãnh đạo cấp cao nước nhà lâu nay. Hãy thử tưởng tượng, nếu ông Thăng không bị “ngã ngựa” thì biết đâu sau này ông còn “thăng” cao hơn nữa. Và đến khi già yếu và qua đời có khi cả nước lại phải rầm rộ tổ chức tang lễ nhằm tiễn đưa trong sự tiếc thương vô hạn như những đồng chí trước đây của ông. Hay thậm chí phải gấp rút xây dựng tượng đài và nhà tưởng niệm để nhắc nhở con cháu về sau. Nếu không vì cái “biển số xe” oan nghiệt của đàn em Trịnh Xuân Thanh thì biết đâu trong bài điếu văn của ông sau này không thể không có những mỹ từ như: “đồng chí kiên trung”, “người con ưu tú, anh hùng của Đảng và dân tộc”, “tài đức vẹn toàn”, “một đời liêm khiết, giản dị”, “vì nước, vì dân”... Nghĩa là, như một truyền thống tốt đẹp, “đồng chí cấp cao” nào ra đi cũng đều rất “anh minh”, “đức độ”, “tài trí hơn người” chỉ có điều dưới sự lãnh đạo của các đồng chí thì đất nước không hiểu sao vẫn “không chịu phát triển”, không chịu hóa rồng, rừng vàng biển bạc tan hoang và đám đông dân chúng thì cứ ngày một mê muội, thậm chí suy đồi về văn hóa thêm hơn…?
Cuối cùng, không còn nghi ngờ gì nữa, đến thời điểm này ông Đinh La Thăng chính là một điển hình cho cái quy trình thăng tiến mau chóng và “ngã ngựa” an toàn” của những lãnh đạo cấp cao ở chính trường nước Việt hôm nay. Ngoài ra, trong cái nhìn tích cực nhất, nó còn là một minh chứng sống động cho những phát biểu trước đó của ông Tổng Bí Thư trước nhân dân cả nước: “đánh chuột không khéo lại vỡ bình” hay chống tham nhũng thực ra là “ta đánh chính ta”. Hóa sự phức tạp trong vấn đề chống tham nhũng mà ông Tổng Bí Thư than thở lâu nay là bởi nếu điều tra, bắt bớ, xử lý “đồng chí” này có khi phải lôi ra một chùm, một dây các “đồng chí” khác!? Làm sao xiết!
3. Sự khủng hoảng của truyền thông chính thống và sự dũng cảm của số ít nhà báo chân chính
Tuy khác nhau về bản chất nhưng “biến cố” Đồng Tâm và vụ Đinh La Thăng có một điểm chung đó là sự khủng hoảng của hệ thống hệ thống truyền thông chính thống dưới sự “cai quản” trực tiếp của ông Bộ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông hiện nay.
 Ở “biến cố Đồng Tâm” một lần nữa cho thấy, đội ngũ những người nhà báo chính thống và đại bộ phận nhân dân chẳng khác gì những đứa trẻ lên ba, hoang mang, ngơ ngác trước vô số thông tin không được kiểm chứng từ các trang mạng điện tử “lề trái”. Nhưng cũng rất may và an ủi là ngay trong lúc “dầu sôi lửa bỏng” vẫn còn số ít các nhà báo có lương tri và lòng dũng cảm. Tiêu biểu phải kể đến cá nhân nhà báo Bảo Hà với bài tường viết nhan đề “Đối thoại ở thôn Hoành”. Tuy vậy, công bằng và chân thành mà nói, ở đây cần phải ghi nhận và cảm ơn cả êkip của Báo điện tử Vnexpress, đặc biệt là những người phụ trách chuyên mục “Góc nhìn” của báo này. Vì nếu không có sự “hà hơi”, “tiếp sức” của họ thì chưa chắc bài báo kia được phép “xuất xưởng”. Bên cạnh đó, nếu không có sự lên tiếng kịp thời với tinh thân khách quan và đầy trách nhiệm của một vài người (lâu nay bị xem là phần tử “có vấn đề”) trên trang cá nhân của họ thì cũng chưa biết chuyện gì đã xảy ra.
Về “biến cố” Đinh La Thăng thì không còn nghi ngờ gì nữa, cả hệ thống báo chí chính thống nước nhà phải nên biết xấu hổ trước cựu nhà báo Huy Đức về ba bài viết liên quan đến ông Thăng trên trang cá nhân một năm về trước (rất đúng với kết luận của Bộ chính trị vừa rồi). Cho đến lúc này, hoàn toàn đủ cơ sở để khẳng định, những kẻ chưa chi đã mạt sát, công kích cá nhân nhà báo Huy Đức hay trước đó đã phát động phong trào “tụng ca” ông Thăng (khi còn là Bộ trưởng Bộ giao thông cũng như lúc ông ấy mới chân ước chân ráo về nhậm chức Bí thứ Thành ủy TPHCM) nếu không xu nịnh, bồi bút cũng là dạng hóng hớt kiểu “anh hùng bàn phím” thời nay.
Qua đây, có thể nói không ngoa rằng, ông Bộ trưởng hiện nay đã và đang rất tích cực xổ toẹt tất cả những gì mà cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu cách đây mấy năm: “không thể cấm thông tin trên mạng xã hội” nếu như không nhanh chóng minh bạch, kịp thời những vấn đề nóng của đất nước trên hệ thống truyền thông chính thống. Có cảm giác hiện tại ông Bộ trưởng chỉ lo lập công và “ghi điểm” với cấp trên bằng việc “siết chặt” và “phạt nặng” các cơ quan truyền thông về mấy chuyện lặt vặt hơn là để tâm đến chuyện làm sao giành lại trận địa thông tin cho các cơ quan truyền thông Nhà nước trước vô số các trang mạng xã hội bằng những bước đi khôn khéo và thông minh nhất. Suốt ngày nghe ông ra rả chuyện “chống các luận điệu xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước” trên các trang mạnh xã hội nhưng cũng chính ông chứ không phải ai khác làm cho đội ngũ phóng viên báo chí nước nhà trở nên hèn kém trước mắt bạn đọc, công chúng! Thiển nghĩ, nếu chân thành và lịch thiệp thì có lẽ ông Bộ trưởng nên đích thân đến nói lời cảm ơn và trao bằng khen cho cựu nhà báo Huy Đức vì đã có công giúp đảng và chính phủ của ông chống tham nhũng cũng như “giải huyền thoại” Đinh La Thăng!?
4. Thay lời kết
“Biến cố” Đồng Tâm” và vụ Đinh La Thăng ở phương diện nào đó là những minh chứng cụ thể và sống động về sự nhập nhằng, lẫn lộn trong tư duy của không ít người Việt hiện nay trước một số vấn đề của đất nước. Lẽ ra “biến cố” Đồng Tâm phải được xem và nhìn nhận như một “biệt lệ” còn vụ xử lý Đinh La Thăng nhất định phải trên tinh thần thượng tôn pháp luật thì hầu như tất cả lại làm ngược lại. Cho dù ông Tổng Bí thư trong khi tiếp xúc cử tri có nói rằng vụ Đinh La Thăng chỉ mới “xử lý về mặt Đảng” sắp tới (lại hứa hẹn) còn xem xét về mặt pháp luật nhưng chỉ chừng ấy thôi cũng đã cho thấy ở Việt Nam “luật Đảng” là trên hết (dù trên thực tế không có bộ luật này). Đặc biệt trong vấn đề xử lý cán bộ cấp cao, “đảng ta” đã và đang không ngần ngại “ngồi xổm” trên Hiến pháp và pháp luật. Ấy vậy mà chẳng thấy một cuộc tranh luận nào diễn ra như vụ tranh luận liên quan đến tờ cam kết của ông Chung ở “biến cố” Đồng Tâm?
Qua tất cả những chuyện này, một cách chân thành nhất, có lẽ dù đau đớn nhưng phải nói rằng sự trì trệ của xã hội và đất nước hiện tại đành rằng có nguyên nhân cốt tử từ phía chính quyền, Nhà nước nhưng cũng không thể phủ nhận còn một nguyên nhân cốt tử nữa thuộc về phía dân chúng nói chung. Nói cách khác, đó chính là sự “ngây thơ” và “ngờ nghệch” (chữ dùng của nhà cố nhà thơ Việt Phương) thậm chí đôi lúc còn rất hồ đồ của đám đông dân chúng nước Việt hôm nay. Phải chăng tất cả những điều này đã làm cho xã hội Việt Nam ngày một chìm sâu trong sự rối loạn và khủng hoảng? Hãy thử nghĩ xem, tại sao một xã hội, một đất nước mang tiếng là thanh bình nhưng lạ thay lúc nào chính quyền Nhà nước cũng nhìn người dân bằng ánh mắt đầy vẻ nghi kị!? Bất cứ cá nhân nào có tiếng nói khác đều có nguy cơ trở thành bọn “phản động” hay “thế lực thù địch” của đảng và chính quyền? Còn về phía người dân thì cũng không hiểu sao xã hội ngày một đầy dẫy các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền? Điều đáng nói là tuy chỉ ngồi một chỗ nhưng có cảm giác người nào cũng tự cho mình có khả năng biết tuốt, biết hết mọi chuyện. Thế là mạnh ai nấy nói, mạnh ai nấy làm, chẳng ai chịu ai… Xã hội và đất nước vì thế mà loạn xì ngầu cả lên! Chính quyền thì rình rập người dân, còn người dân thì biêu riếu chính quyền chẳng ra cái thể thống gì…
          Cách đây mấy mươi năm, cụ Tản Đà có lần đã cảm thán và thốt lên những câu thơ nói về hiện trạng đất nước thời ấy nhưng có ngờ đâu những câu thơ ấy vẫn rất đúng với hiện tình xã hội hôm nay (nếu không muốn nói tình hình hôm nay còn tệ hại hơn):
- “Dân hai nhăm triệu ai người lớn
Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con”
Hay:
-“Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn
Cho nên quân nó dễ làm quan”!
Thiển nghĩ, phải chăng muốn thay đổi hiện tình đất nước hôm nay về lâu dài, không còn cách nào khác nhất định bản thân mỗi người dân và “đảng ta” phải tự nhận thức lại mình, phải tự điều chỉnh để cùng thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. “Đảng ta” hãy thôi bảo thủ và cố chấp đi; còn người dân cũng phải từng bước trưởng thành và bớt trẻ con hơn.
Cần Thơ, 15/5/2017
NTB
 ------------------
Nguồn tham khảo:
1. “Đối thoại ở thôn Hoành”. Xem tại: http://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/doi-thoai-o-thon-hoanh-3572397.html
2. “Anh Chung cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự có đúng”? Xem tại: http://vtc.vn/xa-hoi/anh-chung-cam-ket-khong-truy-cuu-trach-nhiem-hinh-su-co-dung-d317940.html
3. “Bài học Đồng Tâm”. Xem tại: http://www.viet-studies.net/kinhte/NQuangDy_BaiHocDongTam.htm
4. “GS Nguyễn Minh Thuyết: Việc công khai đề xuất kỷ luật ông Đinh La Thăng là đúng”. Xem tai: http://infonet.vn/gs-nguyen-minh-thuyet-viec-cong-khai-de-xuat-ky-luat-ong-dinh-la-thang-la-dung-post226617.info
5. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Không thể ngăn cấm thông tin trên mạng xã hội”. Xem tại: http://thanhnien.vn/thoi-su/thu-tuong-nguyen-tan-dung-khong-the-ngan-cam-thong-tin-tren-mang-xa-hoi-525812.html
6. Tướng Thước: Tổng bí thư đã quy tụ ý chí của toàn Đảng, toàn dân”. Xem tại: http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/ky-luat-ong-dinh-la-thang-tong-bi-thu-quy-tu-y-chi-cua-toan-dang-toan-dan-371526.html
7. “Cử tri hoan nghênh Tổng bí thư quyết liệt chống tham nhũng”. Xem tại: http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/cu-tri-hoan-nghenh-tong-bi-thu-quyet-liet-chong-tham-nhung-372586.html
8. “Thanh hay Thăng?”. Xem tại: https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/1075757289126118
9. “Tảng băng nổi”. Xem tại: https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/1076652369036610
10. “Những ‘Vinashin’ của Ðinh La Thăng”. Xem tại: https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/1092989814069532
11. Bài thơ “Cuộc đời yêu như vợ của ta ơi” của cố nhà thơ Việt Phương. Xem tại:
 Tác giả gởi cho viet-studies ngày 15-5-17
ĐẢNG ĐANG ÂM THẦM TỔ CHỨC CHIẾN DỊCH 'SĂN CÁO'
PHẠM CHÍ DŨNG/ NV/ BVN 15-5-2017
Chính trường Việt Nam vừa nhuốm một sắc thái đỏ: đang lộ dần những dấu hiệu cho thấy đảng vừa âm thầm vừa công khai thiết kế một chiến dịch “Săn Cáo” theo cách của Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) tung ra từ năm 2012 đến nay.
Ảnh cũ: Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại sân bay. VGP/Nhật Bắc
Những hiện tượng “lạ”
Trùng với thời điểm khai mạc Hội nghị Trung ương 5 của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 5 tháng Năm, báo Thanh tra trực thuộc cơ quan thanh tra Chính phủ đăng bài “Bắc Kinh ‘ép’ các đối tượng tham nhũng lưu vong phải về nước”, cho biết trong tuyên bố mới đây, CCDI khẳng định biết rõ chỗ ẩn áu của khoảng 1/3 đối tượng trong tổng số gần 1,000 đối tượng (bị truy nã vì cáo buộc các tội danh tham nhũng) đang lẩn trốn, sống lưu vong ở nước ngoài.
Thanh tra Chính phủ hiện thời đang nằm trong sự kiểm soát của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứ không phải thuộc cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Cùng thời điểm trên, một cựu thần của đảng là Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, cựu Tư lệnh Quân khu 4, lên tiếng cảnh báo trên Giáo dục Việt Nam – một tờ báo “thiên đảng” – về “đồng chí Đinh La Thăng nên dám làm dám chịu, không nên giả bệnh hay bỏ trốn”. Đây là một phát ngôn “lạ” và chưa có tiền lệ, đặc biệt như thể “áp dụng biện pháp ngăn chặn” đối với nhân vật vừa mất chức Ủy viên Bộ chính trị. Thậm chí Giáo dục Việt Nam còn đưa phát ngôn trên thành tựa đề bài phỏng vấn trước cả khi ông Thăng chính thức bị Ban chấp hành Trung ương bỏ phiếu kỷ luật tại Hội nghị Trung ương 5.
Chỉ vài ngày sau, không biết từ nguồn rò rỉ nào, báo chí có được thông tin về vụ ông Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Công thương, có văn bản đề nghị cấp thẻ an ninh cho vào khu vực cách ly ở sân bay để “tiễn người thân,” gửi đến các cơ quan an ninh, công an, hải quan cửa khẩu Nội Bài.
Nhưng trùng với phương châm và cách thức tác chiến “truyền thông đi trước, đảng bước theo sau” trong thời gian gần đây, hiển nhiên có thể hiểu là “đảng ta” đang “nêu cao tinh thần cảnh giác” đối với những nhân vật có triển vọng “bay theo Trịnh Xuân Thanh” nhất.
Chưa hết. Cùng thời điểm khai mạc Hội nghị Trung ương 5, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký quyết định thành lập 8 đoàn công tác để kiểm tra, giám sát việc thanh tra sự việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng đối với 20 Ban thường vụ Tỉnh ủy. Vào năm 2016, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng cũng thành lập một số đoàn kiểm tra như thế, nhưng kết quả có vẻ khá hạn chế trong bối cảnh ông Trần Quốc Vượng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, chưa có gì để so sánh với “tử thần” Vương Kỳ Sơn phụ trách CCDI, còn ông Trọng cũng chẳng có gì để đối chiếu với quyền uy gần như tuyệt đối của ông Tập Cận Bình.
“Nhốt cáo”
Trong năm nay, bàn cờ chính trị Việt Nam đang chuyển thế một chiều tiến công hơn hẳn khi ông Trọng tấn hàng loạt con cờ “sang sông” và áp sát vào những đồn lũy cuối cùng của đối phương. Chẳng cần phải là người quá am hiểu nội tình cũng biết rằng chỉ cần “thành trì” Đinh La Thăng bị hạ, rào chắn trước nhà cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tự nhiên mở toang để ông Nguyễn Phú Trọng xông xênh sải bước tiến vào.
Thế cờ chuyển mạnh có thể khiến những Ủy viên Trung ương nào mà trước đó dám xem thường “năng lực” của Tổng bí thư sẽ phải nghiêng về tâm lý “phù thịnh hơn phù suy”. Thế và lực của ông Trọng cũng bởi thế được dự đoán bắt đầu mang tính tập quyền sau Hội nghị Trung ương 5, ông Tập Cận Bình đã khởi sắc hẳn từ năm 2013.
Bây giờ thì không chỉ ông Vũ Huy Hoàng, mà cả gần 200 “nghi can” nằm trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN) sẽ chẳng còn cơ hội để “nhân điển hình tiên tiến Trịnh Xuân Thanh, Lê Chung Dũng”. Các cửa khẩu, kể cả đường bộ, có thể đã đóng chặt. Đã quá muộn để nghĩ đến việc “tung cánh giang hồ”. Nếu từ trước tới nay, công an cửa khẩu thường chỉ cấm giới bất đồng chính kiến xuất cảnh, thì giờ đây cả giới quan chức tham nhũng thuộc cánh “anh Ba” đều chung số phận.
Nếu hai cán bộ của Bộ Công thương đang bị xem xét kỷ luật do giúp ông Vũ Huy Hoàng có được thẻ an ninh vào khu cách ly của sân bay, điều này chỉ càng chứng minh thêm là ông bị giám sát chặt chẽ từ khá lâu nay. Giám sát từng bước chân.
Và nếu một công thần của đảng là ông Thước bắt đầu cảnh báo đến khả năng “giả bệnh, bỏ trốn” của ông Thăng, chẳng khó gì để hình dung ra việc ông Thăng, ngay cả trước khi bị tống đạt kết luận kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuối Tháng Tư, có thể đã bị thiết lập “biện pháp ngăn chặn” chặt chẽ ra sao. Không phải chỉ một, mà có thể có nhiều cơ quan theo dõi và ngăn chặn và cũng để “kiểm tra chéo” lẫn nhau. Vào thời gian đó, khu vực xung quanh địa chỉ 56 Trương Định, quận 3, Sài Gòn hẳn chính là “điểm nóng chính trị” với dày đặc “tai mắt”.
Trước khi “săn cáo” là “nhốt cáo.”
“Mô hình Tập Cận Bình”
Vào lúc này, trong những giờ phút cả nền chính trị đang đỏ rực như một chảo lửa, hẳn không ít kẻ nhiều tiền lắm nhưng bị thất sủng quyền lực đang vò đầu bứt tai vì tiếc nuối cùng tự hận ngút ngàn vì đã nuôi kỳ vọng đến phút cuối về một thế đảo chiều của chính trường và trở lại quyền lực, mà do đó đã quá trù trừ để không kịp xa chạy cao bay.
Bởi vì giờ đây, tất cả đều bị “nhốt quyền lực vào lồng” – theo cách ẩn dụ rất thời thượng của ông Trọng mà được giới truyền thông đảng cùng các “thái giám” nhắc đi nhắc lại không mệt mỏi. Nhất là nếu không bao lâu nữa ông làm cho Bộ Công an thuộc về mình, theo đúng nghĩa đen như cái cách mà ông đã chiếm vai trò chi phối trong Quân ủy Trung ương, chứ không phải cứ mãi bóng bẩy với vị trí “Ủy viên thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương”.
Để nếu giấc mơ “nhốt quyền lực vào lồng” biến thành hiện thực, đoạn cuối sự nghiệp chính trị của ông Trọng sẽ có một nét gì đó có thể bằng vai với chiến dịch “những việc cần làm ngay” của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh giai đoạn 1986-1989, thậm chí có thể so sánh với vai trò độc tôn tập quyền của ông Tập Cận Bình ở Trung Quốc thời đương đại.
Và nếu giấc mơ “nhốt quyền lực vào lồng” không còn là hoang tưởng, ông Trọng sẽ không còn phải thức đêm chờ đợi ông Trịnh Xuân Thanh trở về, mà thậm chí còn có thể phát động cả một chiến dịch “Săn Cáo” như họ Tập đã làm và đã lôi cổ hàng trăm quan chức tha hương về cố hương.
Nhưng muốn bắt chước ông Tập và có được nét gì đó để đối chiếu, ông Trọng cần “tân trang” cho nhân vật Trần Quốc Vượng với tính cách nhu mì dễ bảo để trở thành một Vương Kỳ Sơn Việt Nam – kiệm lời, lạnh lẽo, thâm hiểm và sắt đá.
Cái giá trị của ông Vương Kỳ Sơn đã trở nên một thành tố không thể thiếu làm nên công thức Tập Cận Bình ngày nay. Với ông Nguyễn Phú Trọng, ông có thể đang mơ màng đến “mô hình Tập Cận Bình”, nhưng nếu ông Vượng không thể trở thành Vương và cũng chẳng có người nào khác trong Bộ chính trị Đảng CSVN có thể có được năng lực ấy, toàn bộ những bước đi từ chiến thuật khởi đầu từ vụ Đinh La Thăng, kế hoạch “Săn Cáo”, đến những kỳ vọng chiến lược như “nhất thể hóa” và thậm chí “đổi mới lần 2” của ông Trọng sẽ chỉ mang hình dạng một con dao hai lưỡi.
P.C.D.
Bài đã đăng trên Người Việt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét