Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

20160504. NGỘ BIỆN TRONG LUẬN VĂN

ĐIỂM BÁO MẠNG
NGỘ BIỆN TRONG LUẬN VĂN
NGÔ THẾ BÍNH
 
  Ngụy biện (sophisticate ) là cách trình bày những phán đoán, nhận xét, chứng minh, kết luận không tuân theo những quy tắc logic dẫn đến làm sai lệch bản chất thật của hiện tượng sự vật có liên quan.
  Ngụy biện là thuật ngữ của logic học, mà sự ra đời gắn liền với tên tuổi của nhà tư tưởng và triết học cổ đại  Aristotle (384-322 TCN). Ông là người đầu tiên phát triển các quy tắc và hệ thống suy luận, được đặt tên là “logic” và chỉ ra nhiều lỗi lầm trái với quy tắc đó, nay gọi là “ngụy biện”. 
   Kẻ ngụy biện (Sophist ) có thể là bất cứ ai, chừng nào có sử dụng ngôn ngữ (bao gồm cả  chữ viết, ký tự khoa học, thuật toán) như là công cụ để truyền bá tư tưởng, nhận thức, tranh luận trong khoa học, viết và bảo vệ luận văn luận án, phê bình - tự phê bình và cả trong sinh hoạt đời thường.
   Căn cứ vào mục đích,  ngụy biện  được chia làm 2 loại: ngụy biện c ý và ngụy biện không c ý. Ngụy biện cố ý xảy ra  ở người  biết lỗi logic nhưng cố tình sử dụng nhằm đạt được mục đích thuyết phục đối tượng tiếp nhận, dù có thể là xấu xa như lừa dối, che dấu sự thật, đổi sai thành đúng,  đề cao hạ thấp quá mức vấn đề , phá bĩnh tranh luận nghiêm túc để đi đến chân lý v.v…Ngụy biện không cố ý  gặp ở người  không có kiến thức về logic và lĩnh vực có liên quan. Ngụy biện  không cố ý còn được GS Nguyễn Đình Cồng gọi là “ngộ biện”.[10].   Ngụy biện không cố ý  (ngộ biện) cũng có thể gây tác dụng xấu như ngụy biện cố ý. Ngộ biện  thường xuất hiện trong lớp người ít học; lười biếng trong suy nghĩ (kể cả người tự cho là trí thức), thích nói theo sao chép; cả tin vào chủ thuyết, giáo lý,  những nhân vật nổi tiếng, có quyền uy v.v…Rất tiếc số người này không ít  và có thể tìm thấy sự ngộ biện của họ trong các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý Kinh tế, mà tôi thường gặp trong khi hướng dẫn hay phản biện. Đó cũng là lý do tôi đặt đề bài như trên. Tiếp theo  bài kêu gọi “Cần nghiên cứu ngụy biện để chống ngụy biện”[10],trong bài này tôi muốn khái quát một số lỗi ngụy biện thường găp trong luận văn  như sau:
1)Làm mất tính thuyết phục ngay lỗi hình thức: Logic vốn cũng được coi là nghệ thuật của sự thuyết phục. Đã là nghệ thuật thì hình thức là yếu tố quan trọng và các lỗi về hình thức cũng là lỗi logic hay ngụy biện. Các lỗi hình thức trong luận văn được hiểu  là  những lỗi sơ đẳng, dễ thấy, không thể chấp nhận đối với người nghiên cứu khoa học. Ví dụ: lỗi ngữ pháp chính tả rất nhiều ngay cả trên đề tài; tên chương không gắn với đề tài, đề mục ‘con’ trùng với đề mục ‘mẹ’, bảng biểu hình vẽ ‘chơi vơi’ không có lời dẫn; tên tác giả tài liệu tham khảo viết sai; v.v…
2) Nội dung không đúng với tiêu đề: Ví dụ: tiêu đề là “Tổng quan lý luận” nhưng nội dung lại có những vấn đề mang tính thực tiễn hoặc chẳng liên quan gì đến lý luận; tiêu đề là ‘phân tich hiệu quả kinh doanh’ nhưng nội dung lại phân tích chủ yếu những chỉ tiêu không liên quan gì đến hiệu quả kinh doanh…Xét về logic đây là lỗi ngụy biện kiểu đánh tráo khái niệm, đánh lạc chủ đề khiến người đọc (không có kiến thức) sa vào mê trận của những bảng biểu, con số để rồi thừa nhận người viết luận văn ‘công phu’ nghiên cứu.
3)Suy diễn nguyên nhân : Ví dụ: Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn của Công ty X trong nhiều năm qua có xu hướng giảm là do năng lực quản lý yếu kém, chất lượng sản phẩm không bảo đảm, năng suất lao động thấp…Xét về logic, đây là kiểu đưa ra  nguyên nhân không dựa vào bằng chứng xác thực khoa học mà chủ yếu dựa vào phán đoán những nguyên nhân ‘có thể’. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn là một chỉ tiêu kinh tế chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan. Lối suy diễn nguyên nhân  không giúp ích  chỉ ra những  nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng, nặng nề nhất  tới tỷ suất lợi nhuận, không thuyết phục được tính đúng đăn của giải pháp khắc phục-Nguyên nhân của lối suy diễn là người viết luận văn không biết và không vận dụng được những kiến thức Toán kinh tế.
4) Sử dụng số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được hiểu là số liệu đã qua xử lý từ số liệu sơ cấp (số liệu gốc), không do người nghiên cứu  trực tiếp thu thập hay xử lý, do đó có thể ẩn chứa những sai phạm chủ quan, tiêu cực. Nếu sử dụng  số liệu thứ cấp  người viết luận văn có thể  cho những nhận xét kết luận trái với bản chất, sự thật của hiện tượng có liên quan, tức là ngụy biện. Trong các luận văn, hầu như  thiếu phần phụ lục phản ánh các số liệu sơ cấp lẫn thứ cấp để nếu cần thiết có thể kiểm tra lại tính minh bạch, tính pháp lý, tính chính xác của xử lý.
5) So sánh khập khiễng: Đó là kiểu đưa ra nhận xét kết luận dựa vào sự so sánh 2 số liệu hay hiện tượng chẳng có liên quan lẫn nhau. Ví dụ: Tài nguyên than của nước ta quá ít ỏi so với dân số 90 triệu người; Giá thành đã giảm nhờ tỷ trọng chi phí tiền lương giảm; v.v…
6) Áp đặt ý kiến dựa vào số đông hay quyền uy: Đó là kiểu đưa ra nhận xét kết luận dựa vào số đông (mập mờ), hay dựa vào văn bản pháp quy để áp đặt người đọc. Ví dụ: Tiền cấp quyền khai thác bị nhiều doanh nghiệp ngành than kêu là quá nặng và trùng lặp với thuế tài nguyên; Phương hướng  X  đã được khẳng định bởi Nghị quyết Y của Chính Phủ, v.v…
7) Đề cao quá đáng tầm quan trọng: Đó là đưa ra nhận định  về tầm quan trọng của việc giải quyết một vấn đề nhưng có nhiêù nghi vấn trong lập luận. Ví dụ: Tổn thất than trong các mỏ hầm lò hiện chiếm tới trên 27% trữ lượng khai thác, do đó việc sử dụng các giải pháp kinh tế để giảm tổn thất là vô cùng quan trọng !?- Trong ví dụ này có 3 nghi vấn: i) Thế mỏ lộ thiên có tổn thất không?; ii) Tổn thất than có ảnh hưởng gì đến cung cầu than và an ninh năng lượng của  quốc gia? iii) Giải pháp kinh tế sẽ góp bao phần vào giảm tổn thất so với giải pháp kỹ thuật công nghệ ?
8) Quy nạp không đủ điều kiện: Đó là khái quát hóa đặc điềm chung của hiện tượng sự vật từ khảo sát một số hạn chế các cá thể trong tổng thể không đồng nhất. Ví dụ: Tình trạng bỏ việc của lao động ngành công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam chủ yếu do tiền lương quá thấp;  Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành X thấp dần vì năng lực quản lý kém; v.v…
9) Khái quát các tính chất của hiện tượng sự vật bằng những thuật ngữ cùng nghĩa hoặc vô nghĩa: Ví dụ: Yêu cầu của công tác lập kế hoạch là bảo đảm: tính khoa học, tính tiên tiến, tính hiện thực, tính hiệu quả (chỉ cần tính khoa học là thay cho các yêu cầu còn lại hay bỏ bớt tính khoa học !); Những ‘tồn tại’ chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của Công ty X gồm… ( thuật ngữ ‘tồn tại’ là vô nghĩa khi muốn nói về hạn chế/yếu kém); Những ‘yếu tố’ ảnh hưởng đến thực trạng quản lý thuế (thuật ngữ ‘yếu tố’ trở nên vô nghĩa khi đi cùng thuật ngữ ‘ảnh hưởng’); v.v…Nguyên nhân của những lỗi này là người viết thiếu kiến thức từ ngữ, không chịu tra từ điển, hay bắt chước người khác(nói sai).
10) Sơ đồ phân loại không chuẩn xác về tiêu thức: Sơ đồ phân loại trong luận văn  có chức năng chung là giúp được người đọc nhận diện chính xác đối tượng nghiên cứu của tác giả  trong hệ thống hiện tương sự vật liên quan. Sơ đồ phân loại thường áp dụng là sơ độ phân loại nhiều tiêu tiêu thức. Tiêu thức cho biết căn cứ của cách phân loại, theo đó có ít nhất 2 loại. Tiêu thức và tên loại cần ngắn gọn nhưng đủ khái quát chính xác được đặc điểm bằng thuật ngữ nhất định, giúp ích cho việc nhận diện căn cứ phân loại cũng như loại. Trong luận văn thường thấy chỉ áp dụng 1 tiêu thức và cũng không rõ đó là tiêu thức gì; nếu áp dụng nhiều tiêu thức thì thuật ngữ cũng không được đặt chuẩn xác hay trùng lặp. Những sơ đồ quá nhiều tiêu thức không cần thiết cũng phản tác dụng thuyết phục về việc hiểu rõ đối tượng nghiên cứu của tác giả.
Tài liu tham kho
  1. Ngụy biện và cách đối phó - FB nguyenvantuank
  2. Các lỗi ngụy biện thường gặp trong tranh luận – VLOS
  3. Phê pháp phép ngụy biện/Ngụy biện là gì? – VLOS
  4.  Văn hóa tranh luận và vấn đề ngụy biện – VLOS
  5. Giới thiệu về Ngụy Biện
  6. Logic Và Ngụy biện - Thanh Niên Xa Mẹ
  7.  Lựa chọn của nhân dân(BVN 12/8/2015)-
     9.Tây Mĩ nó cũng thế(tuan's blog 12/8/2015)
  1.  BÀN VỀ NGỤY BIỆN (ngothebinh's blog 12/8/2015)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét