Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2023

20231210. BÀN VỀ VAI TRÒ CỦA TIẾNG TRUNG

   ĐIỂM BÁO MẠNG


TIẾNG "TRUNG" KHÔNG PHẢI LÀ "NGÔN NGỮ TOÀN CẦU"
Matthew NChuong/ FB NGUYỄN HOÀNG TUÂN 6-12-2023


Tượng giáo sĩ Francisco de Pina, người thành hình nền móng bộ Chữ Quốc ngữ cho tiếng Việt.
Ở VN chúng ta nghe quá nhàm tai trước việc khua chiêng gióng trống học “tiếng Trung” - tức là tiếng nước Giữa (trung quốc). Bao đời nay, người Việt gọi một cách bình thường như "phố Tàu", có ai nói "phố Trung" không? Không. Gọi "món ăn Tàu", có ai nói "món ăn Trung" không? Cứ nói giản dị là "Tàu", và ngôn ngữ của người Tàu, ta gọi là tiếng Tàu.
Luận điệu gióng trống khua chiêng cho rằng “tiếng Trung là một ngôn ngữ toàn cầu” (?). Đây là cách giải thích rất hàm hồ. Xin mời đọc thủng thẳng phần giải ảo dưới đây.
1/ Trước hết, cần biết về khái niệm "liên ngữ" (interlingual). Liên ngữ là một ngôn ngữ được học và được sử dụng ở một số quốc gia như ngôn ngữ thứ hai (hoặc ngoại ngữ) bên cạnh tiếng mẹ đẻ của họ (ngôn ngữ thứ nhứt) - chẳng hạn, tiếng Anh ở phần lớn các quốc gia trên toàn cầu.
2/ Để một ngôn ngữ được xem là liên ngữ có tính TOÀN CẦU (universal language), theo A.Mazrui, cần phải hội đủ 4 điều kiện:
(a) được hiểu ít nhứt tại 20 quốc gia;
(b) được sử dụng ít nhứt tại 10 quốc gia – được công nhận như là một ngôn ngữ chính thức (ngôn ngữ thứ nhứt);
(c) có ít nhứt 500 triệu người nói thông thạo;
(d) và trải rộng ít nhứt trên 2 lục địa!
Theo bốn điều kiện ấy, trên thế giới hiện nay chỉ có 3 ngôn ngữ xứng đáng gọi là "liên ngữ toàn cầu": TIẾNG ANH, TIẾNG PHÁP, TIẾNG TÂY BAN NHA.
Còn tiếng Tàu chỉ thỏa mỗi điều kiện (c) bởi vì dân số trong nước đông nhung nhúc, cả tỉ người. NHƯNG, không có quốc gia nào không phải của người Tàu mà lại xem tiếng Tàu là ngôn ngữ thứ nhứt (“ngôn ngữ mẹ đẻ”) hết!
[Nói thêm: tại Tân Gia Ba (Singapore) thì tiếng Tàu không phải là "ngôn ngữ mẹ đẻ" mà đứng chung cùng với tiếng Anh, tiếng Mã Lai, tiếng Tamil. Ngôn ngữ sử dụng nhiều nhứt gọi là "Singlish" - tức tiếng Anh theo kiểu Singapore]
3/ Ngay đến tiếng Bồ Đào Nha cũng có tính chất quốc tế hơn tiếng Tàu (so sánh 4 điều kiện trên). Tiếng Bồ được sử dụng là ngôn ngữ thứ nhứt ở các quốc gia: Bồ, Brazil, Mozambique, Angola, Cape Verde, Guinea-Bissau và São Tomé & Príncipe; và là một trong các ngôn ngữ chính thức (cùng với tiếng bản địa) ở Macau, Đông Timor và Guinea Xích đạo.
Đối với người VN chúng ta, tiếng Bồ có mối lương duyên kỳ lạ hết sức! BỘ CHỮ QUỐC NGỮ được thành hình chủ yếu bởi các giáo sĩ người Bồ Đào Nha, vào những thập niên đầu thế kỷ 17.
Các vị giáo sĩ đã tìm hiểu và học chữ NÔM (là văn tự chứa được quốc âm, tứcNam âm bên cạnh âm Hán-Việt), đồng thời dựa vào cách ký âm của TIẾNG BỒ (vì chữ Bồ dựa vào văn tự Latin, nên chúng ta quen gọi chữ Quốc ngữ từ Latin, trong ngôn ngữ Bồ đặc biệt cũng dùng một số thanh điệu! ) => Từ đó tạo ra hệ thống ký tự dùng ký âm TIẾNG VIỆT.
4/ Có sự nhầm lẫn như ri: bởi vì thấy tiếng Tàu hiện diện trong một số định chế quốc tế như LHQ nên nghĩ rằng tiếng Tàu là "ngôn ngữ toàn cầu" (?).
Nên nhớ lại dữ kiện có 5 Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHA (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Tàu). Do Tàu và Nga có chân ở trỏng nên nhiều văn bản LHQ in tiếng Nga (dù không phải là "universal language"), in tiếng Tàu (dù không đủ tiêu chuẩn là "universal language")!
Ngay tiếng Ả Rập cũng được dùng trong một số văn bản tại Liên Hiệp Quốc, ở đây Ả Rập, Tàu được dùng thiên về tính chất chánh trị, theo "bản đồ" quyền lực.
Kỳ thực, xét chặt chẽ về mặt ngôn ngữ học, tiếng Tàu, tiếng Nga, tiếng Ả Rập đều không hội đủ cùng lúc cả 4 điều kiện a, b, c, d (nêu trên) nên KHÔNG PHẢI LÀ LIÊN NGỮ (interlingual) TOÀN CẦU.
5/ Thời đại internet, quí bạn có biết, các websites viết bằng tiếng Anh chiếm đến 54%, trong khi websites được viết bằng tiếng Tàu chỉ chiếm... 1,7%, vậy mà "toàn cầu" cái giống gì nổi.
Websites viết bằng tiếng Bồ chiếm 2,9%, còn nhiều hơn cả tiếng Tàu đó đa!
NGUỒN:


TIẾNG ANH VÀ TIẾNG TRUNG?
NGUYỄN XUÂN NGHĨA/ FB 5-12-2023
Nếu bạn biết tiếng Trung bạn có thể giao tiếp với 1,5 tỉ người Trung Quốc.
Nếu biết tiếng Anh, bạn không thể giao tiếp được số lượng người như bạn biết tiếng Trung Quốc.
Tuy nhiên, khi bạn biết tiếng Trung bạn chỉ có thể sử dụng trong diện tích 9.597 triệu km² là lãnh thổ của Trung Quốc. Ngược lại khi bạn biết tiếng Anh bạn có thể sử dụng trên diện tích rộng hơn 15 lần lãnh thổ Trung Quốc (148.939.063.133 km2 )
Nghĩa là khi bạn biết tiếng Trung, bạn chỉ có thể giao tiếp với người Trung Quốc, còn khi bạn biết tiếng Anh bạn có thể giao tiếp với toàn thế giới.
Các con tàu NASA của Hoa Kỳ đã đem Tiếng Anh vào không gian. Nếu có một cộng đồng người trên hành tinh nào đó trong vũ trụ, thì khi giao tiếp với người trái đất họ cũng phải dùng Tiếng Anh.
2
Tiếng Trung chỉ thích hợp với các cô cậu dừng lại ở bằng tú tài để xin việc làm trong các công ty Trung quốc sản xuất quần áo, giày dép, hàng tiêu dùng phổ thông, rẻ tiền ở Việt Nam.
Việt Nam có tham vọng đào taọ nhiều ngàn kĩ sư máy tính để sản xuất chip và vươn tới trí tuệ nhân tạo
Muốn vậy ngoài Môn Toán thì Tiếng Anh phải là môn bắt buộc trong trường phổ thông.
Quê hương của chip và trí tuệ nhân tạo là Mỹ quốc gia dùng tiếng Anh. Ngôn ngữ của chip và trí tuệ nhân tạo là Anh ngữ.
( Lời một kỹ sư người Việt đang làm việc ở Silicon valley)
NGUỒN:


NGHĨ VỀ TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG TỪ HÁN-VIỆT HIỆN NAY
NGÔ THẾ BÍNH/ Ngothebinh's Blog 4-6-2011



XIN THƯA- Đúng là tiếng Trung không có vai trò giao tiếp quốc tế mà nguyên nhân chủ yếu là vì chữ viết mang tính biểu thị nghĩa, khó học không chỉ với người ngoài lãnh thổ mà cả trong lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên đối với Việt Nam do 1000 năm chịu xâm lăng và đồng hóa của người Hán-sắc tộc lớn nhất Trung Quốc nên một bộ phận khá lớn từ Việt bị 'lai' với tiếng Hán và gọi là từ Hán-Việt. Chưa có thống kê chính xác nhưng theo nhiều chuyên gia từ Hán-Việt có thể chiếm tới hơn 60% từ tiếng Việt. Ngày nay chúng ta vẫn coi từ Hán-Việt là bộ phận của tiếng Việt, đồng thời cố gắng làm 'trong sáng' tiếng Việt bằng cách dùng những từ thuần Việt và dùng các từ Hán-Việt đúng. Tình trạng sử dụng từ Hán-Việt không đúng đã được nêu bởi nhiều tác giả, trong đó có người viết. Xin nêu lại một số suy nghĩ đã được nêu cách đây 12 năm trong Ngothebinh's Blog 4-6-2011.

***

 Từ Hán-Việt là từ có nguồn gốc tiếng Hán, được người Việt Nam biến thành bộ phận ngôn ngữ của mình bằng cách phát âm khác đi.Theo thống kê của các nhà ngôn ngữ, trong tiếng Việt phổ thông có trên 60% từ Hán –Việt.

      Những từ Hán –Việt thường được dùng làm họ, tên người, dùng trong giao tiếp thông thường cũng như dùng trong giao tiếp khoa học. Đáng chú ý là từ Hán –Việt cũng thâm nhập không ít trong ngôn ngữ của các dân tộc ít người ở nước ta. Chúng ta đều rõ tiếng Việt chịu ảnh hưởng sâu sắc của tiếng Hán như vậy là kết quả của hàng nghìn năm trước đây nước ta đã bị xâm chiếm và bị đồng hóa bởi phong kiến Trung Hoa. Đây cũng không phải là hiện tượng đặc biệt ngoại lệ trong tiếng của nhiều dân tộc trên thế giới. Tiếng Anh, Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha v.v…đều có nguồn gốc từ tiếng La tinh, tức là tiếng  cùa người Indo-European cư trú ở bán đảo Italia vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước công nguyên. Tiếng La  tinh đã được lan rộng trên toàn thế giới cùng với sự bành trướng của  đế chế Rô man qua châu Âu, châu Á và cả châu Phi. Mặc dầu hiện nay không còn tộc người Indo-European, nhưng tiếng La tinh vẫn là phần giao thoa của nhiều ngôn ngữ. Tiếng Anh có sức phổ biến và có giá trị trong giao lưu quốc tế như hiện nay, cũng nhờ có 60% số từ mang nguồn gốc La tinh.

     Hiện tượng giao thoa ngôn ngữ với một dân tộc khác, nhất là giao thoa ngôn ngữ với một dân tộc có nền kinh tế và văn hóa phát triển đều được các quốc gia xem như một yếu tố làm phong phú ngôn ngữ dân tộc bản địa, đồng thời cũng được xem như một yếu tố thuận lợi cho sự hội nhập quốc tế. Song sự giao thoa ngôn ngữ cũng đã và đang đặt ra sự quan tâm của các quốc gia đối với việc làm trong sáng ngôn ngữ chính thống của quốc gia mình. Đó là thái độ ứng xử tất yếu nếu muốn tham gia hội nhập quốc tế một cách chủ động, tích cực, tức là vừa tiếp thu những tinh hoa vừa có đóng góp vào sự phong phú của văn hóa nhân loại bằng chính di sản văn hóa của quốc gia mình thông qua ngôn ngữ .

     Bác Hồ sinh thời đã nêu tấm gương lớn cho chúng ta về làm trong sáng tiếng Việt. Bác không dùng từ Hán-Việt trong khi có thể thay chúng bằng những từ thuần Việt. Ví dụ Bác nói hoặc viết “học sinh trai”,”học sinh gái” chứ không phải là “nam học sinh”, “nữ học sinh”. Cách dùng từ của Bác không chỉ là sự thay thế những từ Hán-Việt bằng từ thuần Việt, mà còn là thay đổi trật tự các từ cho phù hợp với cú pháp tiếng Việt. Tuy nhiên việc làm trong sáng tiếng Việt không thể đơn giản tới mức quên đi rằng: mỗi từ Hán-Việt (kể cả những từ có nguồn gốc nước ngoài khác) đều có “cuộc sống” rất riêng, rất tinh tế trong trong tiếng Việt. “Phụ nữ” là “đàn bà”; “nhi đồng” là “trẻ con”, nhưng khó chấp nhận được nếu thay “Hội phụ nữ” bằng “Hội đàn bà”; “Đội nhi đồng” bằng “Đội trẻ con”. Bác Hồ vẫn viết: “Ai yêu các cháu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh!”

     Tiền đề của việc làm trong sáng tiếng Việt, thiết nghĩ là sự hiểu rõ  tiếng Việt, bao gồm cả những từ nước ngoài đã được Việt hóa lâu đời như các từ Hán –Việt. Bác Hồ đã  nêu tấm gương cho chúng ta về làm trong sáng tiếng Việt không chỉ vì Bác là người Việt Nam thực thụ, mà còn là người thông thạo nhiều ngoại ngữ, nhất là Hán ngữ.

     Chưa cần bàn đến sự thay thế những từ Hán- Việt bằng từ thuần Việt, mà chỉ bàn riêng việc hiểu những từ Hán-Việt sao cho đúng với nghĩa gốc, sẽ giúp người Việt tránh được nhiều lỗi khi nói hoặc viết  kiểu như sau:

   – Sử dụng từ thuần Việt và từ Hán-Việt có cùng nghĩa với nhau trong một câu, khiến cho câu trở nên dài và lủng củng. Ví dụ: “Chỉ có một cách duy nhất…”; “Tác phong lề lối làm việc…”;“cố gắng, nỗ lực trong công tác…”;  “Bỏ vốn đầu tư…”

   – Sử dụng từ Hán-Việt không thích hợp với ý phải diễn đạt. Ví dụ: “Tồn tại của phong trào thi đua …” (Ý là thiếu sót của phong trào thi đua…); “Anh ta có chiều cao khiêm tốn…” (Ý là anh ta thấp lùn…) ; “Chúng tôi ý thức rằng…”(Ý là chúng tôi hiểu được rằng…);“Cuộc sống anh ta rất hoàn cảnh…”(Ý là cuộc sống của anh ta rất khó khăn…) .v.v..

   – Viết và phát âm sai. Ví dụ: “Gái mãi dâm” (đáng lẽ là Gái mại dâm…); “Năng xuất lao động” (đáng lẽ là Năng suất lao động) …

    Có thề đưa ra nhiều ví dụ hơn về các lỗi tương tự, hiện còn phổ biến trong nói, viết của học sinh, công chức và cả trong sách, báo. Đáng tiếc, những lỗi ấy lại có cả trong văn bản pháp  luật, nơi vẫn được cho là việc rà soát hết sức kỹ lưỡng cả về nội dung lẫn câu chữ! Ví dụ Điều 59, Khoản 1 của Bộ Luật Lao động nước CHXHCN Việt Nam (đã sửa đổi bổ sung năm 2002) có đọan ghi: “Trong trường hợp đặc biệt phải trả lương chậm thì không được chậm quá một tháng và người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm do Ngân hàng nhà nước  công bố tại thời điểm trả lương.” Từ “ lãi suất” dùng ở đây đã không thích hợp với ý cần diễn đạt, khiến  nội dung của điều khoản luật trở nên khó hiểu! Đáng lẽ phải viết:”… ít nhất bằng lãi tiền gửi tiết kiệm, tính theo lãi suất do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm trả lương”. Luật Thương Mại (1997, 2005) đều có một mục  Khuyến mại với 14 điều quy định về một hoạt động xúc tiến thương mại mà thực chất là  khuyến khích việc mua của khách hàng đối với loại hàng hóa dịch vụ nào đó do thương nhân cung cấp. Nhưng mại là bán, còn mãi là  mua, cho nên phải sửa tất cả các chữ khuyến mại trong mục này thành khuyến mãi mới đúng. Bác Hồ mà còn sống với cương vị Chủ tịch nước, khi phải ký Lệnh công bố các luật này chắc chắn sẽ không bỏ qua chuyện này đâu!  Tôi bỗng nhớ đến một chi tiết được Bác Hồ viết trong tác phẩm “ Sửa đổi lối làm việc” (1947) với bút danh XYZ là: cần sửa cái thói  ba hoa, thích dùng chữ Hán mà không hiểu chữ đối với cán bộ. Bác cũng không ngần ngại đưa ra một ví dụ “ thật như đùa” xảy ra hồi đầu cách mạng: đó là một cán bộ phụ nữ  khi khai hội với phụ nữ đã nói “tôi xin báo cáo kinh nguyệt tháng này của tôi…”  thay vì phải nói “ tôi xin báo cáo kinh nghiệm tháng này của tôi…” (!)                            

    Tôi cho rằng: một trong những nguyên nhân của việc sử dụng không đúng từ Hán –Việt là đã có it nhất 30 năm cuối thế kỷ vừa qua, tiếng Hán đã không được đặt đúng vị trí cần thiết trong các môn ngoại ngữ. Các trường phổ thông hầu như đã thay tiếng Hán bằng tiếng Nga, rồi sau đó lại thay tiếng Nga bằng tiếng Anh, tiếng Pháp…giống như một sự đổi mốt. Khoa Trung văn (Hán văn) của nhiều trường đại học chuyên ngữ cũng chỉ có cơ hội phát triển trở lại trong một vài năm gần đây. Thế là không ít thế hệ người Việt Nam đã mất đi phương tiện quan trọng để hiểu và dùng đúng các từ Hán –Việt, vốn được xem là bộ phận quan trọng của tiếng Việt.

      Cũng có không ít  những chuyện thật như đùa thời đại mới: Một cô giáo trẻ giảng cho trò nhỏ câu khẩu hiệu: “Tiên học lễ, hậu học văn”(khắc ghi ở hầu hết các trường phổ thông) rằng: “Ông Tiên cũng phải học lễ phép, Hoàng  Hậu cũng phải học văn” (!). Việc cảm thụ cái hay cái đẹp cùa văn học cổ cho đến nay vẫn là khó,  không chỉ đối với trò mà cả đối với thày vì hàm lượng từ Hán-Việt trong văn hoc cổ là rất lớn .

     Phải chăng đã đến lúc  cần nêu lên những đề nghị:

    – Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu cấu tạo lại chương trình ngoại ngữ của các trường phổ thông và đại học (không chuyên ngữ) sao cho tiếng Hán có vị trí cần thiết, như môn ngoại ngữ vừa phục vụ cho học chuyên môn vừa phục vụ cho việc hiểu các từ Hán- Việt.

    – Giảng dạy tiếng Việt, văn học Việt Nam có sự kết hợp giải thích rõ các từ Hán Việt, xem từ Hán-Việt là bộ phận cấu thành quan trọng của tiếng Việt đồng thời là tiền đề cho quá trình làm phong phú và trong sáng tiếng Việt.

NGOẠI NGỮ NÀO?

DƯƠNG QUỐC CHÍNH/FB 11-12-2023

Vụ SGK tiếng TQ mình thấy bình thường, chả có gì ý kiến. Chuẩn nhất là Bộ GD không được bắt buộc HS phải học cố định 1 ngoại ngữ nào. Chỉ cần bắt buộc có ít nhất 1 ngoại ngữ. Chọn ngoại ngữ nào là do phụ huynh và HS chọn.
Nhiều khi bộ bắt học tiếng Anh nhưng người ta lại cần tiếng Tàu nhiều hơn thì phải để người ta tự chọn. Ví dụ như dân Đồng Kỵ, Ninh Hiệp, toàn làm ăn với Tàu, biết tiếng Tàu tiện cho họ làm ăn hơn tiếng Anh, thực dụng hơn. Vậy sao bắt con người ta học tiếng Anh.
Hay gia đình khác thấy tiếng Hàn, Nhật, Pháp phù hợp hơn thì người ta nên được tự chọn.
Mình nghĩ chỉ cần bắt buộc 1 trong 1 số ngoại ngữ nước lớn, nước có ảnh hưởng tới Việt Nam nhiều như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nga, Tàu (2 loại luôn), Nhật, Hàn, Đức.
Không đủ GV thì khoanh vùng hẹp lại theo đặc thù địa phương. Ví dụ 6 tỉnh biên giới họ cần học tiếng Tàu để làm ăn hơn là tiếng Anh. Lúc đó có thể khoanh vùng còn mỗi tiếng Tàu thay vì mỗi tiếng Anh học vô ích.
Không phải bị bắt học tiếng Anh là tự nhiên gần Mỹ, gần tư bản, dễ thoát cộng hơn. Chỉ có bớt n gu và cực đoan mới nhanh thoát thôi. Đầy GS TS dạy học bên Mỹ còn bo` đỏ kia kìa. Ngoại ngữ nào không quyết định tư duy đâu.
Ngày xưa bo` đỏ giỏi tiếng Nga, giờ bo` đỏ giỏi tiếng Anh, vẫn vậy thôi!
Dương Quốc Chính

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét