Thứ Năm, 7 tháng 12, 2023

20231208. BÀN VỀ ĐO NỒNG ĐỘ CỒN LÁI XE

 ĐIỂM BÁO MẠNG


NỒNG ĐỘ ALCOHOL CỠ NÀO LÀ AN TOÀN?

GS NGUYỄN TUẤN / FB 28-11-2023


Câu trả lời đơn giản là ... zero. Nhưng dĩ nhiên, mỗi chúng ta đều có một ít alcohol trong máu tạm cho là 'tự nhiên' (chừng 0.01 đến 0.03 mg/100 ml), không phải là do bia rượu mà vì lí do khác. Do đó, câu hỏi quan trọng là nồng độ alcohol bao nhiêu là an toàn cho lái xe.
Câu hỏi này quan trọng và mang tính thời sự ở Việt Nam. Báo chí cho biết có đề nghị giảm nồng độ alcohol trong máu xuống còn 0 khi lái xe, và có nhiều đại biểu băn khoăn. Tôi nghĩ họ băn khoăn là đúng, bởi vì những thảo luận về đề nghị mới này hình như là thiếu tính khoa học và chứng cứ. Nhưng phát biểu chung chung như 'sau khi uống rượu, bia thường bị ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm thần và thể chất, đến khả năng phán đoán, xử lý tình huống khi tham gia giao thông' không thuyết phục được ai vì không có bất cứ một chứng cớ khoa học nào làm cơ sở.
1. Bao nhiêu ca tử vong vì tai nạn giao thông là do bia rượu?
Chúng ta hãy bắt đầu bằng câu hỏi: bao nhiêu ca tai nạng giao thông gây thương vong (chết người) là do alcohol hay bia rượu? Trả lời câu hỏi này đòi hỏi phải có nghiên cứu. Tôi thử tìm một vòng chứng cớ thì thấy như sau:
• Ở Úc (dân số chừng 25 triệu) năm 2022, có 1194 người tử vong vì tai nạn giao thông [1]. Theo một phân tích của Uỷ ban về Tai Nạn Giao Thông, khoảng 20% số ca tử vong là có liên quan đến uống bia rượu với nồng độ alcohol trên 0.05 [2].
• Ở Mĩ (dân số chừng 332 triệu), năm 2021 có 42939 người tử vong vì tai nạn giao thông [3]. Trong số này, có 13,384 (hay 31%) là có liên quan đến uống bia rượu trong lúc lái xe [4].
• Ở Việt Nam (dân số 100 triệu), năm 2022 ghi nhận 11448 vụ tai nạn giao thông và có 6364 người tử vong [5]. Tuy nhiên, không rõ có bao nhiêu vụ tử vong là liên quan đến bia rượu.
Những con số trên cho thấy (ở Úc và Mĩ) số ca thương vong tai nạn giao thông có liên quan đến bia rượu là khoảng 20-30%. Nên nhớ rằng chúng ta chỉ có thể nói 'liên quan', chứ không có chứng cứ để nói bia rượu là nguyên nhân của thương vong vì tai nạn giao thông.
2. Ngưỡng alcohol bao nhiêu là an toàn?
Nhiều nghiên cứu trong quá khứ cho thấy có mối liên quan thống kê giữa nồng độ alcohol trong máu và khả năng lái xe. Chẳng hạn như nghiên cứu tổng quan của Howat et al cho thấy khả năng điều khiển xe suy giảm khi nồng độ alcohol trong máu cao hơn 0.05 mg/100 ml [6].
Theo một phân tích tổng quan gần đây, xác suất tử vong vì tai nạn giao thông ở người lái xe có nồng độ alcohol 0.05 đến 0.079 tăng 7-21 lần so với người lái xe có nồng độ alcohol 0 [7]. Bài tổng quan cũng đi đến kết luận rằng giảm nồng độ alcohol trong máu từ 0.08 xuống 0.05 có hiệu quả giảm tai nạn giao thông và giảm nguy cơ tử vong.
Ngoài ra, còn có lí do sinh lí học nữa. Theo nhiều nghiên cứu sinh lí học về mối liên quan giữa nồng đồ alcohol trong máu và hành vi con người. Có thể tóm tắt mối liên quan này như sau (xem hình). Ở nồng độ 0.01 đến 0.04, người có thể thấy lâng lâng và thư giãn. Nhưng ở ngưỡng 0.05 đến 0.07 thì trong người cảm thấy phớn phở, thân thiện, có khi nói nhiều, và ở vài người (không phải tất cả) thì khả năng điều khiển xe bị suy giảm.
Đó chính là lí do tại sao nhiều nước trên thế giới lấy ngưỡng 0.05 mg / 100 ml máu (hay gọi tắt là 0.05) làm qui định nồng độ alcohol cho phép lái xe. Nói cách khác, người có nồng độ alcohol trong máu dưới 0.05 thì được lái xe, còn cao hơn ngưỡng đó là sẽ bị phạt (nếu phát hiện). Ở Mĩ, người ta lấy ngưỡng 0.08, và đang có vận động hạ ngưỡng này xuống 0.05 như nhiều nơi trên thế giới.
Ở Việt Nam, trong khi chưa có nghiên cứu khoa học về nồng độ alcohol và lái xe, tôi nghĩ tại sao không dùng cái ngưỡng 0.05 mà đa số quốc gia (Thái Lan, Mã Lai, Hồng Kong, Đài Loan [0.03], Úc, Áo, Phần Lan, Ý, Bỉ, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Thuỵ Sĩ, Hi Lạp, Do Thái, v.v.) đang dùng. Chánh sách công nên được xây dựng như trong y khoa, tức là dựa vào chứng cớ khoa học, và cái ngưỡng alcohol 0.05 mg/100 ml có cơ sở khoa học khá vững vàng.
____
[1] Road Trauma Australia—Annual Summaries. https://www.bitre.gov.au (10/5/2023)
[6] Howat P, Sleet D, Smith I. Alcohol and driving: is the 0.05% blood alcohol concentration limit justified? Drug Alcohol Rev 1991; 10: 151-166
[7] Fell and Voas. Addiction. 2014 Jun; 109(6): 869–874.
Độ chính xác của đo nồng độ alcohol trong máu
Các nhà chức trách (như cảnh sát) thường đo nồng đồ alcohol trong máu một cách gián tiếp qua hơi thở. Thường, họ dùng một cái máy cầm tay (gọi là ‘breathalyzer’) để đo nồng độ alcohol trong hơi thở. Cái máy này tận dụng mối tương quan giữa nồng độ alcohol trong phổi và trong máu. Máy dùng tỉ số gọi là partition ratio, theo đó tỉ số alcohol trong hơi thở trên alcohol trong máu là 2100:1. Mối tương quan này có nghĩa là cứ khoảng 2100 ml hơi thở thì hàm chứa tương đương 1 ml alcohol trong máu.
Điều quan trọng cần nhấn mạnh là máy này chỉ ước tính, chứ không đo chính xác, nồng độ alcohol trong máu. Do đó, độ chính xác không bao giờ là 100%. Ở các nước phương Tây, nhà chức trách chỉ dùng máy breathalyzer cầm tay như là một công cụ 'tầm soát' sơ khởi (prelimimary alcohol screening hay PAS), còn để xác định nồng độ alcohol với giá trị pháp lí thì họ phải dùng đến máy lớn hơn gọi là 'evidential breath test' (EBT).
Nếu xem EBT là tiêu chuẩn vàng, thì độ chính xác của máy PAS không cao. Trong một nghiên cứu bên Anh, họ dùng những máy được bán trên thị trường (có chức năng đo hơi thở để ước tính nồng độ alcohol trong máu), và họ so sánh với chuẩn 0.08, thì kết quả như sau:
độ nhạy: khoảng 90%
độ đặc hiệu: 64%
Loại máy đo 1 lần có độ nhạy khá cao (95%) nhưng độ đặc hiệu khá thấp (26-50%). Độ đặc hiệu thấp có nghĩa là nhiều người có thể bị phạt oan. Độ đặc hiệu 26% có nghĩa là 74% những người có kết quả dương tính là sai (họ bị oan).

NGUỒN:

Nguyễn Tuấn


https://www.facebook.com/t.nguyen.2016?__cft__[0]=

THỔI NỒNG ĐỘ CỒN, THỔI BAY NỀN KINH TẾ
BS. PHAN XUÂN TRUNG/ FB 25>30-11-2023



Bài 1
Ẩm thực là một ngành kinh tế mang tính hệ sinh thái. Ngành ẩm thực phát triển kéo theo sự phát triển kinh tế, xã hội. Một can thiệp như thổi nồng độ cồn kéo theo sự sụp đổ một mảnh sinh hoạt xã hội và kinh tế theo hiệu ứng bứt dây động rừng.
Khi một bàn tiệc được dọn ra thì có một chuỗi người được hưởng lợi:
- Nhân viên phục vụ có việc làm.
- Đầu bếp có việc làm.
- Shop bán gaz, than, củi...bán được hàng.
- Người trồng rau, bắt cá, nuôi gà bán được nông sản.
- Tài xế vận chuyển có chuyến chở hàng.
- Người đổ rác có công việc đổ rác.
- Người rửa chén, lau nhà cũng có công việc.
- Chủ nhà hàng có lợi tức và nộp thuế
- Chủ mặt bằng có tiền thuê nhà.
- Điện nước được tiêu thụ.
- Dịch vụ xe ôm chở người đến, người đi.
Nếu có bia rượu thì nhà máy bia làm ăn tốt, công nhân có việc làm, lúa mì được tiêu thụ...
Sau bữa tiệc còn có tăng hai, tăng ba. Dịch vụ karaoke tiếp tục thu hoạch. Các em phục vụ có việc làm, có tiền típ. Xoài mận cóc ổi bán được giá cao.
Điều quan trọng lag sau bữa tiệc thì tinh thần hưng phấn. Các giao lưu giúp gắn kết tình hữu nghị. Các hợp đồng kinh doanh được ký kết.
Khách du lịch cảm thấy hứng thú khi ăn tối có rượu bia.
Và khi người ta ăn hết tiền thì lại lao động kiếm tiền. Hoặc phải kiếm tiền để vui vẻ với anh em.
Bài 2
Truyện Phật giáo kể rằng: Người nọ gặp tên hung thần, dọa giết. Tên hung thần bảo người nọ thực hiện một trong 3 điều sau thì sẽ tha mạng: một là đốt nhà, hai là giết mẹ và ba là uống rượu. Người nọ chọn cách uống rượu. Sau khi uống rượu say, mất lý trí thì anh ta đốt nhà và giết luôn mẹ của mình.
Trong những điều cấm của Phật thì có cấm uống rượu. Tất nhiên, rượu ở đây bao gồm tất cá các chất kích thích làm mê muội đầu óc, tổn hại đến sức khỏe chứ không chỉ là chất cồn (alcohol). Cầu chuyện trên mới chỉ nói đến tác hại của chất cồn lên hệ thần kinh. Ai cũng biết chất cồn gây viêm gan, xơ gan, ung thư gan, huyết áp, tai biến mạch máu não. Và ngày nay thì các bác sĩ thế giới xác định rượu là một tác nhân gây ung thư quan trọng. Trong phòng khám hàng ngày, không ít bệnh nhân trẻ khỏe, tốt tướng, sáng tài kiểu doanh nhân có kết quả xét nghiệm nhìn là biết tuần nhậu 7 ngày, men gan tăng cao, acid uric tăng cao, mỡ máu cao và gan nhiễm mỡ...
Rượu nguy hiểm đến sức khỏe là vậy, Phật dạy là vậy, nhưng đệ tử Phật là Lỗ Trí Thâm vẫn không thể bỏ rượu, càng uống càng sung sức. Bang chủ Cái Bang Kiều Phong nốc rượu vô là chấp hết. Lý Bạch thơ hay nhờ rượu.
Những người ưa rượu hát rằng
"Một xị mở mang trí tuệ
Hai xị giải phá cơn sầu
Ba xị thấm tháp vào đâu
Bốn xị mới chảy mép râu
Năm xị nằm đâu ngủ đó
Sáu xị cho chó ăn chè
Bảy xị mang về cạo gió".
Lại có thơ ngâm rằng:
"Còn trời còn nước còn non
Những thằng uống rượu là con Ngọc Hoàng.
Ngọc Hoàng ngự tại đền vàng
Thấy con uống rượu hai hàng lệ rơi.
Tưởng rằng con uống con chơi
Nào ngờ con uống, con rơi vô Nhị Tỳ"
Ông bác sĩ Trung quay xe. Bài trước ổng nói như thể là ổng khuyến khích uống rượu. Có uống mới có bịnh, mới đi bác sĩ, bác sĩ mới làm giàu, nhà thuốc mới bán được thuốc. Vậy mà bài này ổng quay xe, chắc là nghe các bạn tố dữ quá!
Đúng là tác hại của rượu bia là rất lớn, nhưng không biết lớn là bao nhiêu, lớn so với cái gì. Không uống rượu bia thì uống nước ngọt có ga đi. Hình như cũng có người nói uống ba cái đồ nước ngọt công nghiệp gây ung thư gan, tim mạch, tiểu đường... Uống nước ép trái cây đi. Giới thực dưỡng trừng mắt: Đồ ngu, nước ép không có chất xơ, uống vô bị ngộ độc bla bla nọ kia. Hay là uống nước đóng chai? Bộ nước đóng chai không độc hả? Uống nước nhiều vô hại hả?...
Đang viết bài, thấy ông Thầy của tôi, GS Nguyễn Văn Tuấn đăng bài có cùng chủ đề. Thầy tôi thì ưa số liệu, nói có sách, mách có số.
Bạn nào hứng thú thì xem bài của Thầy nhe.
Bài 3
Rượu, bản chất là một loại thực phẩm chức năng, ngũ cốc lên men và khi uống thì có tác dụng lên chức năng của cơ thể.
Xưa kia người ta dùng rượu để gây mê trong y khoa. Trong đông y dùng rượu để giảm nhiệt khi phun trực tiếp lên da. Dùng rượu để chữa xương khớp. Rượu là dung môi chiết xuất hoạt chất trong thảo dược. Người ta ngâm cây, củ, lá, hoa... và cả động vật để trích xuất các vị thuốc, dùng trong tăng cường sinh dục, chống ho, chống viêm...
Vì là thuốc, nên khi sử dụng đều cần quan tâm đến liều lượng. Tùy liều lượng khác nhau mà tác dụng lên cơ thể là khác nhau. Như vài vè trong bài trước:
"Một xị mở mang trí tuệ,
Hai xị giải phá cơn sấu
Ba xị thấm tháp vào đâu
Bốn xị mới chảy mép râu
Năm xị ngồi đâu ngủ đó
Sáu xị cho chó ăn chè
Bảy xị mang về cạo gió".
Tác dụng của rượu lên cơ thể tùy thuộc vào liều lượng uống vào.
Các cụ già uống vài chung rượu thuốc trong mỗi bữa ăn giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường sức khỏe, giãn gân giãn cốt. Một ly rượu vang đỏ mỗi ngày giúp sống lâu, tốt cho tim mạch.
Tôi thích ăn cơm rượu. Nước cơm rượu ngọt và nồng hơn rượu gạo Hàn Quốc hay Nhật Bản. Bia là hình thức rượu pha loãng, uống ít không sao, uống nhiều thì bị say và gây tác hại trên cơ thể.
Bài trước nói về sự tác hại của rượu trên cơ thể. Sự tác hại là rõ ràng: xơ chai gan, tăng huyết áp, mất trí nhớ, ức chế thần kinh. Đụng xe là tổn hại trên cơ xương. Ngoài việc tổn hại lên sức khỏe, rượu còn gây ra các vấn đề xã hội, gia đình. Say rượu nên đánh nhau, cãi vả trong gia đình. Chí Phèo phải uống mới chửi hay và giết người. Rượu gây ra tình cảnh éo le trong Lan và Điệp.
Xem ra, uống rượu bia có mặt này mặt khác, không chỉ một chiều là có lợi hay có hại. Người có lý trí thì tự biết điều khiển bản thân, không để rượu chi phối và cũng không để ai phạt mình. Nếu rượu là có lợi thì các nhà y khoa sẽ cho những lời khuyên thỏa đáng, sử dụng rượu như một bài thuốc sức khỏe. Nếu rượu gây hại về mặt sức khỏe cơ thể thì Bộ Y tế sẽ phải ra quy định người ta được phép sử dụng trong giới hạn nào. Nếu rượu gây hại về mặt xã hội thì nhà cầm quyền cần quy ước hay ra hình phạt khi người sử dụng rượu gây hậu quả.
Sáng ăn một chén xôi vò, cơm rượu... hơi thở có mùi rượu là tất nhiên. Trưa, ăn cơm uống một ly rượu vang đỏ để bồi dưỡng sức khỏe tim mạch, hơi thở có mùi rượu là tất nhiên. Chiều ra quán uống hai ba lon bia, thưởng thức hương vị cuộc sống, hơi thở có mùi rượu là tất nhiên... Và trong những trường hợp đó thì có khùng mới khuyên thuê xe chở đi làm hay về nhà.
Bài 4
- Chỉ cấm uống rượu bia mà lái xe chứ đâu có cấm uống rượu bia.
- Bia rượu đâu chỉ có hại khi lái xe mà còn gây tổn hại gan, tim, thần kinh, xã hội... Lẽ ra phải cấm tiệt luôn rượu bia chứ sao chỉ cấm khi lái xe?
- Đâu phải ai uống rượu bia cũng bênh gan, mắc tâm thần...
- Thì cũng đâu phải ai uống rượu bia cũng gây tai nạn, đánh nhau. Mọi thứ tùy thuộc vào liều lượng. Ví dụ Panadol uống để trị nóng sốt, đau nhức nhưng nếu uống quá sẽ hư gan. Vấn đề là liều lượng.
- Cấm được cái nào hay cái nấy trước đi ông ơi. Ông bị kẻ say xỉn tông cho dập đầu thì hết nhiều chuyện trên FB.
- Đó là tư duy não ngắn, lười suy nghĩ hoặc không đủ năng lực để suy nghĩ. Trước một vấn đề cá nhân hay xã hội, cần có cân nhắc lợi hại, dựa vào bằng chứng để đưa ra giải pháp xử lý.
Tư duy của não ngắn thì sẽ tương tự như là: "Vì dao là công cụ đâm chém chết người nên cấm sử dụng dao", "Vì con ku là dụng cụ hiếp dâm nên phải thiến hết ku"...
- Không ai thiến hết ku, không ai cấm dùng dao, cũng không cấm nhậu... Ngoài mặt xấu của nó thì còn có mặt tốt.
- Có ai đo lường, so sánh mặt xấu, mặt tốt của nhậu chưa? Mà tính là phải tính cho toàn diện. Hãy nhìn các nhà khoa học làm việc. Dành cho người não ngắn thì tôi sẽ cho vài ví dụ đơn giản:
Ví dụ bác sĩ kê đơn, bảo bệnh nhân uống thuốc ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên. Bệnh nhân nói: tôi uống 1 lần 3 viên cùng lúc được không? Chia ra chi cho mất công? BS đáp: Uống cùng lúc 3 viên ông có thể bị ngộ độc mà chết. Trước khi đưa ra thị trường thì các nhà nghiên cứu đã xác định liều độc và liều điều trị của thuốc rồi. Uống quá liều độc thì có hại hơn có lợi.
Ngoài chuyện liều lượng ra, người ta còn xem xét thời gian dùng thuốc. Ví dụ điều trị lao phổi, nếu phù hợp kháng sinh thì nội trong 2 tháng là bệnh nhân hết bệnh, hết lây rồi, nhưng bệnh nhân vẫn phải tiếp tục uống đủ 6 tháng hay 8 tháng tùy phác đồ nhằm tiêu diệt vi trùng còn ẩn nấp trong tế bào lành...
Nhằm xử lý một vấn đề xã hội, cần có kiến thức, có số liệu và có đạo đức. Mọi sự cảm tính, lấy một câu chuyện đơn lẻ hay kinh nghiệm cá nhân để đè lên toàn bộ hoạt động xã hội là không đúng đắn.
Hiện nay có nhiều vấn đề xã hội được quyết định không dựa vào tri thức, không dựa vào bằng chứng khoa học. Người ta xà quần với cái tên của thẻ căn cước, nội dung căn cước, ghi quê quán hay địa chỉ trên passport, gắn camera lên xe gắn máy, zero Covid, zero nồng độ cồn... Còn nhiều chuyện khác nữa, kể không hết và kể ra nhiều có thể bị chụp mũ "phản động", "gây mất lòng tin của dân chúng"...
Chuyện rượu bia chỉ là một chuyện nhỏ của xã hội. Muốn đồng thuận thì phải xử lý có sơ sở, không phải cảm quan.
Kết thúc ở đây. Tùy não ngắn hay não dài mà bình luận nhé.
NGUỒN:

THỔI...CỒN
NGUYỄN THÔNG/ 4-12-2023

Trước hết phải nói cho ngay: Sau khi uống rượu bia say mà vẫn lái xe (ô tô, xe máy) rất có thể gây tai nạn giao thông, không chỉ hại mình mà còn hại người khác.
Chuyện nhà chức việc (công an) siết kiểm tra người uống rượu bia lái xe là đúng, hợp lý.
Nhưng cái gì quá đà cũng dở. Ngay cả ăn no quá cũng mất ngon, sinh nặng bụng, dù ăn là điều cần thiết nhất của con người.
Ông Tô Lâm trưởng phú lít nói rằng nồng độ cồn phải bằng 0, chứ chỉ nhích lên một tí cũng vi phạm, phải phạt. Thưa ông, làm luật, ra luật, áp dụng luật thì dễ, chứ nó có phù hợp với thực tế không, được cuộc sống chấp nhận không mới khó. Ép luật bằng công an thì dễ, chứ để dân tâm phục khẩu phục mới khó.
Tôi đi giỗ tổ, nhà thờ tổ cách 1 cây số, đi bộ mỏi chân nên chạy cái xe máy. Lâu nay chả bia rượu gì nhưng giỗ tổ nhấp một tí cho phải đạo, thể hiện chút lòng thành để tiền nhân phù hộ che chở. Trong đời, rất nhiều người như tôi, không phải bợm rượu, chẳng rượu chè be bét. Vẫn lái xe tốt để về nhà, vả lại có xa xôi gì cho cam. Nhưng lại vượt quá 0 độ cồn. Lính của ông Tô bắt gặp toi ngay, có cãi đằng giời, bởi họ chỉ căn cứ vào luật.
Tôi muốn trắc nghiệm hỏi ngay các ông: Chỉ uống lon bia hoặc chung rượu nhỏ cho vui, vẫn còn tỉnh táo, các ông có muốn tự chạy xe về nhà cho đỡ tốn tiền thuê đứa chở không? Đảm bảo 100% muốn. Các ông có sợ công an thổi phạt không? Đảm bảo 100% sợ. Các ông trước khi ra về có khuyên nhau cẩn thận kẻo công an nó phạt không? Đảm bảo 99% khuyên. Bị phạt các ông có bực bởi không đáng phạt mà "nó" vẫn phạt? Đảm bảo 100%. Thế thì phải lên tiếng đi chứ.
Việc áp dụng luật máy móc hình như chỉ đánh vào người ít tiền, chứ các bác nhà giàu và đám quan chức lãnh đạo có tài xế đưa rước, độ cồn lên tới 100 họ cũng đếch sợ. Cuối cùng vẫn chỉ đổ vào đầu dân, nhất là dân nghèo.
Hay là kho bạc nhà nước rỗng quá rồi nên bộ máy phải tận thu bằng mọi cách, kể cả đem luật ra làm công cụ.
NGUỒN:

Nguyễn Thông 

https://www.facebook.com/profile.php?id=100024722048900&__cft__[0]=

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét