Thứ Hai, 20 tháng 6, 2022

20220621. KỶ NIỆM 97 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CMVN (21/6/1925-21/6/2022)

  ĐIỂM BÁO MẠNG


NỬA CHẶNG ĐƯỜNG QUY HOẠCH BÁO CHÍ VÀ VẤN ĐỀ

 'TÔN CHỈ MỤC ĐÍCH'

XUÂN DƯƠNG / GDVN 19-6-2022

PHẦN 1

GDVN- Sau ba năm, tính từ khi Quyết định 362 ban hành, một vài tờ báo thuộc các tổ chức xã hội - nghề nghiệp đã yên vị khi được các bộ thuộc Chính phủ tiếp quản.

Kỷ niệm 97 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/1925 – 21/06/2022) là dịp để những người làm báo và các cơ quan quản lý hoạt động báo chí có dịp tổng kết, xem xét lại những gì đã, đang làm tốt, những gì làm chưa tốt trong việc động viên, phát huy vai trò của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đặc biệt là vai trò của báo chí trong việc biểu dương người tốt, việc tốt, phát hiện các yếu tố tích cực và hoạt động chống tham nhũng, lãng phí tại tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị.

Đây cũng là khoảng thời gian trải qua nửa chặng đường tính từ ngày 03/04/2019, khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 362/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025” (Quyết định 362).

Hai điều được định hướng rõ nét trong phần “Mục tiêu” của Quyết định 362 là:

I/ Sắp xếp lại hệ thống cơ sở báo chí, quy định tổ chức nào được phép xuất bản báo, tạp chí, tổ chức nào chỉ được phép xuất bản tạp chí; Xây dựng một số cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện làm nòng cốt, có vai trò định hướng dư luận xã hội, thông tin đối ngoại,… giống như cấu trúc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong hoạt động kinh tế.

II/ Gắn chặt cơ quan báo chí với khái niệm “Tôn chỉ, mục đích”.

Về vấn đề thứ nhất, Quyết định 362 phân chia ba nhóm đối tượng:

- Tổ chức chính trị (Đảng Cộng sản Việt Nam);

- Các tổ chức chính trị - xã hội;

- Các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp (gọi chung là tổ chức xã hội-nghề nghiệp);

Theo quy định tại điều 9, Hiến pháp 2013 thì Việt Nam có 01 tổ chức liên minh chính trị đặc biệt và 05 tổ chức chính trị - xã hội:

“Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân”…

05 tổ chức chính trị - xã hội gồm: Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Các tổ chức không được liệt kê trong Hiến pháp đều không phải là “tổ chức chính trị - xã hội”. Chỉ Quốc hội mới có quyền thay đổi Hiến pháp nên không một cơ quan, tổ chức nào có quyền tự bổ sung thêm “tổ chức chính trị - xã hội” ngoài 05 tổ chức có tên nêu trên.

Tất cả các tổ chức còn lại được thuộc nhóm “Tổ chức xã hội - nghề nghiệp”.

Một cách không chính thức, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp được chia thành hai nhóm:

Nhóm thứ nhất gồm 04 tổ chức:

- Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam;

- Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam;

- Hội Nhà báo Việt Nam;

- Hội Nhà văn Việt Nam.

Bốn tổ chức này được phép có cơ quan báo và cơ quan tạp chí.

Ảnh minh họa: Nhandan.vn

Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp còn lại không có cơ quan báo, mỗi tổ chức chỉ có 01 cơ quan tạp chí.

Xét về tiêu chí “có cơ quan báo” thì bốn tổ chức nêu trên thuộc nhóm “tổ chức chính trị - xã hội”, tuy nhiên Hiến pháp 2013 không liệt kê tên bốn tổ chức này nên có thể đây là ngoại lệ.

Hiện tại chưa thể tìm thấy tài liệu nào liệt kê các tiêu chí cụ thể hoặc giải thích vì sao chỉ có bốn tổ chức xã hội nghề nghiệp nêu trên được ra báo.

Phải chăng có những đánh giá chuyên biệt về uy tín và tầm quan trọng của bốn tổ chức này trong hệ thống chính trị so với phần còn lại?

Những “ngoại lệ” thường thu hút sự chú ý của cộng đồng, có khi ca ngợi, có khi ngược lại.

Báo Tuoitre.vn ngày 09/01/2019 đưa tin lãnh đạo một tổ chức xã hội - nghề nghiệp vui mừng thông báo: “Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta!” bởi vì nếu Nhà nước “tiết kiệm 85 tỷ đồng thì sẽ đẩy 4 vạn văn nghệ sĩ cả nước đi chạy quảng cáo, xin tài trợ kiếm sống thì thời giờ đâu để trở thành chiến sĩ giữ vững trận địa văn hóa tư tưởng của đất nước”.

Xét về mặt uy tín gần chục năm qua, xin điểm một số thông tin về một tổ chức “có báo”:

“Giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2016: Vì đâu nên nỗi “lùm xùm”?”. [1]

“Hội nhà văn Hà Nội nhận lỗi vụ “đạo thơ” làm khủng hoảng truyền thông”. [2]

“Giải thưởng Hội Nhà văn thành phố (Hồ Chí Minh) 2017 hết lùm xùm thì đạo thơ”. [3]

“Giải thưởng Hội Nhà văn: Có ban phát, “chạy chọt” ”? [4]

Thông tin về lùm xùm ở Hội Nhà văn ở các tỉnh, thành phố khác ngoài Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có lẽ không khó tìm kiếm nên xin không trích dẫn thêm.

Gần đây nhất, ngày 15/06/2022, chuyên mục Góc nhìn báo Vnexpress.net đăng bài “Nhà văn xin vé”, giải thích lý do các nhà văn phải đi “xin vé” là để chuẩn bị cho “Hội nghị Những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ X tại Đà Nẵng”, Hội Nhà văn đã gửi công văn tới các tỉnh, thành phố, đề nghị hỗ trợ mua vé máy bay, vé xe đi lại cho các đại biểu tỉnh, thành dự hội nghị.

Bài báo cũng cho biết: “Mỗi năm, ngân sách nhà nước cấp cho Hội Nhà văn Việt Nam khoảng 5 tỷ đồng để hoạt động và tổ chức các sự kiện”.

Kết quả cuộc “xin vé” của Hội Nhà văn là có một số nơi đồng ý ,“Riêng Lạng Sơn từ chối cấp kinh phí, còn Hà Nội không trả lời dù Hội đã hai lần gửi công văn”.

Bài báo nêu quan điểm của người viết:

“Với hơn 500 hội viên Hội Nhà văn trên cả nước, nhưng Việt Nam tạo ra quá ít nhà văn tên tuổi toàn cầu, quá ít cây bút best-seller, được quyết định bởi độc giả. Sau hàng trăm năm phát triển, tôi vẫn chỉ thấy nền văn học xác định Truyện Kiều như một đỉnh cao. Số nhà văn sống được bằng nghề như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Nhật Ánh... đếm được trên đầu ngón tay”.

Đọc các ý kiến nêu trên, thật khó để cho rằng Hội Nhà văn “uy tín” hơn các hội khác, xứng đáng “có báo” hơn các hội khác.

Xét về quy mô, uy tín các tổ chức hội trong mấy năm gần đây, phải chăng trong thời gian tới, lãnh đạo Chính phủ nên rà soát lại Quyết định 362 theo hướng mở rộng số tổ chức xã hội – nghề nghiệp được phép ra báo và tạp chí chứ không chỉ bó hẹp con số 04 tổ chức như hiện nay?

Sau ba năm, tính từ khi Quyết định 362 ban hành, một vài tờ báo thuộc các tổ chức xã hội - nghề nghiệp đã yên vị khi được các bộ thuộc Chính phủ tiếp quản.

Tài liệu tham khảo:

[1]https://plo.vn/giai-thuong-hoi-nha-van-tp-2017-het-lum-xum-thi-dao-tho-post469414.html

[2]https://danviet.vn/hoi-nha-van-ha-noi-nhan-loi-vu-dao-tho-lam-khung-hoang-truyen-thong-7777635611.htm

[3] https://cand.com.vn/doi-song-van-hoa/Vi-dau-nen-noi-lum-xum-i424094/

[4]https://nld.com.vn/van-nghe/giai-thuong-hoi-nha-van-co-ban-phat-chay-chot-20180109213828471.htm

Xuân Dương
PHẦN 2

Hai là về “tôn chỉ mục đích” của cơ quan báo chí.

Mỗi cá nhân (hoặc tổ chức) đều phải có mục đích sống và phương châm hành động nhằm đạt mục đích đó. Không ít trường hợp sống không có mục đích, không biết mình cần làm gì sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và mối nguy hại cho xã hội.

Nói thế để thấy gắn cơ quan báo chí với tôn chỉ mục đích không có gì không bình thường.

Vấn đề là vì sao phải gắn cơ quan báo chí với tôn chỉ mục đích của tờ báo/tạp chí?

Thứ nhất, giúp cơ quan báo chí định hướng hoạt động, nâng cao chất lượng các tác phẩm báo chí đặc biệt là bài viết, công trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí.

Có sự phân biệt khá rõ giữa báo và tạp chí, trừ báo giấy, các báo điện tử cập nhật thông tin theo thời gian thực, kèm theo các đánh giá hoặc bàn luận, chủ đề trên báo đa dạng vì thế khó tránh trường hợp bị gọi là “lá cải”.

Tạp chí có vai trò của cơ quan học thuật, nghiên cứu chuyên sâu, có hàm lượng khoa học cao. Đối tượng của tạp chí không rộng như báo và thường hướng đến nhóm người có sự hiểu biết về lĩnh vực mà tạp chí theo đuổi, các tạp chí chuyên nghiệp ít khi sử dụng trò giật gân, câu view.

Thống kê chưa đầy đủ cho thấy có trên 700 tạp chí đang xuất bản tại Việt Nam nhưng số tạp chí khoa học được xếp vào hàng tạp chí uy tín quốc tế trong danh mục ISI, Scopus lại rất khiêm tốn.

Ảnh minh họa: VTV

Nếu chỉ tính cơ sở dữ liệu Scopus thì năm 2011, Việt Nam có tạp chí Acta Mathematica Vietnamica của Viện Toán học và năm 2014 thêm Vietnam Journal of Mathematics (Hội Toán học Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).

Thông tin từ Hội đồng giáo sư Nhà nước cho biết tạp chí khoa học đầu tiên của Việt Nam được xếp vào hạng ISI vào năm 2016 sau khi được đưa vào cơ sở dữ liệu Scopus từ năm 2014 là tạp chí Advances in Natural Sciences: Nanoscience and Nanotechnology (ANSN) do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với IOP Publishing tại Vương quốc Anh xuất bản.

Năm 2019 Việt Nam có thêm 03 tạp chí được đưa vào danh mục Scopus.

Một đất nước gần 100 triệu dân với đội ngũ giáo sư, tiến sĩ hùng hậu bậc nhất Đông Nam Á nhưng số tạp chí uy tín không nhiều có đồng nghĩa với nền khoa học của Việt Nam vẫn thuộc nhóm chưa phát triển hay ngược lại, do khoa học kỹ thuật yếu nên không hình thành được các tạp chí chất lượng, uy tín quốc tế?

Bên cạnh tạp chí khoa học là các tạp chí điện tử. Theo Luật Báo chí 2016, Tạp chí điện tử là sản phẩm báo chí xuất bản định kỳ, đăng tin, bài có tính chất chuyên ngành, được truyền dẫn trên môi trường mạng. Về việc xuất bản, tạp chí điện tử hoạt động giống báo điện tử. Không ít trong số đó rất khó để nói là tạp chí chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó.

Điều này lại không thể trách đội ngũ làm tạp chí bởi Nhà nước không cấp kinh phí và người đọc cũng không phải trả phí trong khi tạp chí cần phải sống thì mới có tác phẩm ra đời.

Trên kênh truyền hình quốc gia phát vào giờ vàng (6 giờ sáng), người xem không khỏi bức xúc nhưng đành phải chấp nhận khi chương trình luôn bị ngắt quãng để phát xen kẽ quảng cáo.

Phải chăng duy trì sự tồn tại là một trong những nguyên nhân khiến không ít cơ quan báo chí đôi khi phải vượt rào, xé rào, xa rời tôn chỉ mục đích?

Vậy làm thế nào để báo chí không cần, không muốn và không thể xa rời tôn chỉ mục đích?

Thứ hai là uốn nắn lệch lạc, chạy theo thị hiếu rẻ tiền, không mang tính giáo dục.

Báo chí là món ăn tinh thần không thể thiếu của con người, thế nhưng nếu họ ăn phải món “báo lá cải” quá nhiều thì điều đó thực sự nguy hiểm cho đạo đức xã hội và sự tồn vong của hệ thống.

Có một dạo chủ đề “cướp, hiếp, sốc, sex” xuất hiện trên không ít trang báo. Năm 2013, trong bài “Còi xương sao thành quyền lực được?” đăng trong chuyên mục Tuần Việt Nam của báo Vietnamnet.vn người viết đã lên tiếng về chuyện này. [5]

Trước khi Quyết định 362/QĐ-TTg ra đời, năm 2014, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam trong bài “Án tử hình – truyền thông và tư pháp” đã nêu quan điểm:

“Uốn nắn các biểu hiện lệch lạc của truyền thông là không sai nhưng làm sao để phát huy sức mạnh của báo chí trong công cuộc phòng chống tội phạm mới là điều có ý nghĩa.

Vượt quá giới hạn cần thiết có thể sẽ khiến một bộ phận truyền thông tránh né các chủ đề nhạy cảm, chuyển sang lĩnh vực “cướp, hiếp, sốc, sex” để câu view, để có tiền nuôi sống tờ báo và người viết báo”. [6]

Gần chục năm sau khi các bài báo trên được đăng, tiếc rằng gần đây, các bài viết vô bổ như “biểu hiện của quý tử 2 tuổi nhà kia”, “váy của cô nọ trị giá tiền tỷ”, hay “khoe chân dài miên man”,… vẫn không ngừng tra tấn người đọc.

Thậm chí một vài tờ báo có uy tín (trực thuộc cơ quan trung ương) vẫn thoải mái đăng bài với nội dung “đốt mắt vì nội y nhỏ xíu”, “cách thay đổi kích thước cậu nhỏ”, “khoe thân hình nóng bỏng với mốt không nội y táo bạo” hoặc “khoe thân hình nóng bỏng khó cưỡng”,…

Những chủ đề nêu trên có thuộc về “tôn chỉ mục đích” của cơ quan báo chí đăng nó?

Câu trả lời chắc chắn là không.

Nhưng vì sao vẫn được xuất bản lại không bị nhắc hoặc phạt vì vi phạm?

Thứ ba, “xé rào” có phải luôn sai và cần xử lý?

Khi một cơ quan báo chí ra “tuyên ngôn” về tôn chỉ mục đích nhưng lại “xé rào” thực hiện những chuyên đề nằm ngoài tôn chỉ mục đích có phải luôn luôn sai và cần phải xử phạt?

Để trả lời câu hỏi này xin nhắc lại một vụ việc.

Ngày 01/10/2018, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng bài “Doanh nghiệp tố FLC chây ì, nợ hàng trăm tỷ đồng” dựa trên phản ánh của Công ty cổ phần tập đoàn xây dựng Hòa Bình (Tập đoàn Hòa Bình) với báo về chuyện Tập đoàn FLC dây dưa việc thanh toán hợp đồng giữa hai đơn vị.

Tháng 9 năm 2019, Tập đoàn FLC kiện Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ra Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy - Hà Nội với lý do thông tin đăng trên báo về việc tập đoàn “vẫn tìm các lý do chưa chịu trả tiền” cho 2 hợp đồng với Tập đoàn Hòa Bình là sai sự thật.

Hội đồng xét xử Tòa án quận Cầu Giấy kết luận: “Báo điện tử Giáo dục Việt Nam phải gỡ bỏ ngay bài viết không chính xác, không đúng tôn chỉ mục đích hoạt động của báo…”. [7]

Ngay lập tức khá nhiều tờ báo sốt sắng đưa tin FLC thắng kiện Báo điện tử Giáo dục Việt Nam vì một trong các lý do được Tòa viện dẫn là bài đã đăng “không đúng tôn chỉ mục đích của báo”!

Gần đây, sau khi doanh nhân Trịnh Văn Quyết và một số nhân vật lãnh đạo FLC bị bắt tạm giam vì tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, báo chí đưa tin:

“Nhiều người mua đất các dự án của FLC ở Quảng Ngãi kêu cứu”. [8]

“Những dự án nghìn tỷ của FLC ở miền Trung đang “đắp chiếu”. [9]

“FLC vẫn “treo” lời hứa cả 6 dự án lớn ở tỉnh Đắk Lắk”. [10]

Bài báo [8] viết: “Sau gần 3 năm bỏ tiền mua đất các dự án của Công ty CP Tập đoàn FLC ở Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) nhưng không nhận được đất, nhiều người đâm đơn khởi kiện đơn vị làm môi giới là Công ty CP đầu tư kinh doanh phát triển bất động sản FLCHOMES (gọi tắt FLC HOMES) có trụ sở tại quận Cầu Giấy, Hà Nội”.

Nếu tiếng chuông cảnh báo mà Báo điện tử Giáo dục Việt Nam gióng lên từ năm 2018 về việc làm ăn khuất tất, chụp giật của FLC được các cơ quan chức năng lưu ý, nếu “không đúng tôn chỉ mục đích hoạt động của báo” không được Tòa án Cầu Giấy viện dẫn như một trong các lý do khiến Báo điện tử Giáo dục Việt Nam thua kiện thì liệu tình trạng “nhiều người mua đất các dự án của FLC ở Quảng Ngãi kêu cứu” có xảy ra?

Nêu câu hỏi này bởi việc FLC chây ì không thanh toán tiền cho đơn vị thi công công trình (Tập đoàn Hòa Bình) về bản chất không khác gì việc FLC thu tiền của dân sau ba năm vẫn chây ì không giao đất ở Quảng Ngãi.

Tài liệu tham khảo:

[5] https://vietnamnet.vn/coi-xuong-sao-thanh-quyen-luc-duoc-127727.html

[6] https://giaoduc.net.vn/goc-nhin/an-tu-hinh-truyen-thong-va-tu-phap-post153229.gd

[7] https://www.nguoiduatin.vn/bao-dien-tu-giao-duc-viet-nam-thua-kien-phai-xin-loi-va-boi-thuong-cho-tap-doan-flc-a451001.html

[8] https://cand.com.vn/Ban-doc-cand/nhieu-nguoi-mua-dat-cac-du-an-cua-flc-o-quang-ngai-keu-cuu-i654179/

[9] https://cand.com.vn/doanh-nghiep/nhung-du-an-nghin-ty-cua-flc-o-mien-trung-dang-dap-chieu-i649091/

[10] https://laodong.vn/doanh-nghiep-doanh-nhan/flc-van-treo-loi-hua-ca-6-du-an-lon-o-tinh-dak-lak-1028858.ldo

PHẦN 3

Gần đây dư luận tập trung chú ý và dành sự ủng hộ loạt phóng sự điều tra “Bất thường đường dây nhập siêu xe biếu tặng …” của báo Tienphong.vn.

Vấn đề mà bài viết này muốn đề cập không nằm ở chỗ quá trình điều tra công phu, dữ liệu thu thập có địa chỉ cụ thể, tính thời sự và kinh tế không thể nghi ngờ mà là chuyện lãnh đạo báo Tiền phong đã dũng cảm và dường như đã lường trước sẽ chấp nhận những điều có thể xảy ra liên quan đến “tôn chỉ mục đích” của tờ báo khi cho đăng loạt bài này.

Vậy loạt phóng sự này có phù hợp với “tôn chỉ mục đích” của Tienphong.vn?

Để trả lời câu hỏi này, bạn đọc có thể đối chiếu với tôn chỉ mục đích của báo Tiền phong được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố tại địa chỉ https://mic.gov.vn/solieubaocao/Pages/TinTuc/142418/Ton-chi-muc-dich-cac-co-quan-bao-chi.html [11].

“- Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chủ trương, định hướng hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam cho thế hệ trẻ Việt Nam.

- Định hướng, giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa cho thanh niên, sinh viên và thế hệ trẻ Việt Nam, góp phần phát triển nhân cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng sống, hướng nghiệp; phát hiện và cổ vũ tuổi trẻ Việt Nam hăng hái học tập, lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Phản ánh tâm tư, nguyện vọng và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của đoàn viên và thanh niên”.

Chuyện nhập khẩu, mua bán ôtô là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thuộc lĩnh vực kinh tế, thương mại. Việc doanh nghiệp cố tình lách luật, trốn thuế là điều xảy ra hàng ngày khắp nơi trên thế giới và vì vậy đấu tranh chống các hành vi vi phạm này là nhiệm vụ của cơ quan chức năng như Hải quan, quản lý thị trường, cơ quan thuế,…

Loạt bài chuyên sâu về lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu trên Tienphong.vn không hướng về thanh niên, sinh viên, thế hệ trẻ và vì vậy rất khó để nói những gì phóng sự đề cập thuộc về một trong bốn nội dung “tôn chỉ mục đích” mà Tiền phong được ghi trong tôn chỉ mục đích được cơ quan quản lý báo chí công khai.

Ảnh minh họa: Baodantoc.vn

Sau khi loạt bài được đăng, lãnh đạo Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Tài chính cùng với cơ quan Thuế, Tổng cục Hải quan đều đã vào cuộc làm rõ.

Cho đến nay, các doanh nghiệp nhập xe biếu - tặng, các cửa hàng bán xe cho người tiêu dùng đều không dám công khai nêu ý kiến phản bác báo Tiền phong, phải chăng một phần vì báo viết đúng và một phần cũng còn là do vị thế của tờ báo?

Nếu giả sử có một doanh nghiệp (to cỡ FLC) nộp đơn kiện, rằng loạt bài đã đăng của báo Tiền phong không phù hợp với “tôn chỉ mục đích” của báo và cơ quan thụ lý đơn kiện lại chính là đơn vị đã xử Báo điện tử Giáo dục Việt Nam thua FLC thì điều gì sẽ xảy ra?

Chống tham nhũng, lãng phí, tự diễn biến, tự chuyển hóa là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của mọi tổ chức trong hệ thống chính trị. Nếu vì “tôn chỉ mục đích” mà ngại tham gia hay không dám tham gia thì có phải cũng thuộc diện “không làm gì cũng có thể dẫn đến sai phạm”?

Tính đến đầu năm 2021, cả nước có 779 cơ quan báo chí, (142 báo, 612 tạp chí, 25 cơ quan báo chí điện tử độc lập) và có 41.000 người hoạt động trong lĩnh vực nghiệp vụ này. [12]

Tạp chí - dù là tạp chí khoa học hay tạp chí điện tử - thì các bài đăng cũng mang tính chuyên ngành và vì thế - như khẳng định trên báo Nhandan.vn - “Tính chuyên ngành của tạp chí là yếu tố chi phối nội dung của các sản phẩm báo chí”. [13]

Nói cách khác, các tạp chí bị ràng buộc bởi “tính chuyên ngành” và điều này được thể hiện qua “tôn chỉ mục đích” của tạp chí.

Nếu toàn bộ 612 tạp chí đều bị chi phối bởi “tính chuyên ngành” – tức là nội dung các sản phẩm báo chí phải thuộc về chuyên ngành nào đó - thì chỉ còn 142 tờ báo có quyền cung cấp các sản phẩm báo chí không bị giới hạn bởi “tính chuyên ngành”?.

Số tạp chí đứng trước nguy cơ bị loại trong cuộc chiến chống tham nhũng, lãng phí vì tôn chỉ mục đích lớn gấp hơn 04 lần số cơ quan báo chí còn lại. Điều này mang lại kết quả gì cho nhà quản lý và lợi ích gì với công cuộc phòng chống tham nhũng?

Chắc chắn, nhiều cơ quan tạp chí mong muốn được tham gia chống tham nhũng, tiêu cực như báo Tiền phong nhưng vẫn ngập ngừng phải chăng vì có sự e ngại không đúng “tôn chỉ mục đích”?.

Tháng 10 năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 119/2020/NĐ-CP về “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản”.

Tháng 01 năm 2022, Chính phủ ban hành Nghị định 14/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 119/2020/NĐ-CP.

Để theo kịp diễn biến thực tế, nhằm tăng cường tính răn đe của pháp luật, trong Nghị định 14/2022/NĐ-CP các điều khoản xử phạt được quy định chi tiết hơn, mức phạt tăng nặng hơn rất nhiều so với Nghị định 119/2020/NĐ-CP.

Chỉ sau một năm ba tháng Chính phủ đã thay đổi nghị định về quản lý hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản. Trong hoàn cảnh đó người làm báo cũng mong muốn Chính phủ thêm vào Nghị định sẽ ban hành các điều khoản động viên các cơ quan báo chí yên tâm tham gia chống tham nhũng, lãng phí.

Báo Vietnamnet.vn đưa tin:

“Thanh tra Bộ TT&TT đã xử phạt vi phạm hành chính đối với Tạp chí Môi trường đô thị Việt Nam và Tạp chí điện tử Môi trường và đô thị Việt Nam 48 triệu đồng do đã thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động;

Tháng 10/2021, Tạp chí Tri thức Xanh bị phạt gần 100 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động báo chí in trong 4 tháng. Trong các lý do phạt hành chính có lý do thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí;

Tháng 2/2022, Thanh tra Sở TT&TT Hà Nội xử phạt vi phạm hành chính Tạp chí điện tử Môi trường xây dựng 100 triệu đồng vì hoạt động sai tôn chỉ, mục đích; đăng tin sai sự thật”.

Kết luận cuối cùng mà Vietnamnet.vn đưa ra là:

“Đây chỉ là ba trong số hàng chục tạp chí bị xử phạt thời gian qua do có vi phạm thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích trong giấy phép hoạt động”. [14]

Theo các Nghị định 119/2020/NĐ-CP và 14/2022/NĐ-CP, loạt phóng sự điều tra của Tiền phong có thể sẽ bị xử lý theo quy định không phù hợp với “tôn chỉ mục đích” đã công bố, nhưng đây là loạt bài đến nay đều được đánh giá cao, minh chứng là các cơ quan chức năng đều vào cuộc để làm rõ nội dung báo phản ánh.

Tuy nhiên, không xử phạt Tiền phong thì phải giải thích thế nào về việc nhiều cơ quan báo chí khác bị cơ quan chức năng trung ương và địa phương xử phạt?

Theo tôn chỉ mục đích của các cơ quan báo chí Trung ương được đăng tải thì khi đọc nội dung nhiều bài báo xuất hiện trên các báo dư luận cũng băn khoăn về việc có đúng tôn chỉ mục đích đã được cấp phép.

Theo thông tin người viết được tiếp cận thì có lẽ đến nay chưa có cơ quan báo Trung ương nào bị phạt vì hoạt động sai tôn chỉ mục đích. Điều này dấy lên nhiều băn khoăn về việc thực hiện các quy định pháp luật có ngoại lệ, có sự phân biệt giữa báo và tạp chí?

Nghị định của Chính phủ được điều chỉnh chỉ sau hơn một năm, vậy nên sau ba năm Quyết định 362 được thực hiện, phải chăng Thủ tướng Chính phủ cũng nên có sự điều chỉnh, bổ sung theo hướng nới lỏng chế tài xử lý với những bài viết, phóng sự chống tham nhũng, lãng phí không nằm trong phạm vi “tôn chỉ mục đích” của cơ quan báo chí, đặc biệt là tạp chí?

Trường hợp Quyết định 362 chưa thể thay đổi, có thể thực hiện biện pháp kỹ thuật là Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép các cơ quan báo chí “đăng ký lại” tôn chỉ mục đích theo hướng bổ sung mục “chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, tự diễn biến, tự chuyển hóa” vào tôn chỉ mục đích hiện thời.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ có nên xem xét, điều chỉnh Quyết định 362, cho phép một số tổ chức xã hội – nghề nghiệp như Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam,… được phép có cơ quan báo và tạp chí?

Quy luật Phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của triết học Mác – Lênin, trong quá trình vận động của sự vật, những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân tố cũ, sự phủ định biện chứng này đôi khi mang tính cách mạng.

Khi sự vật cũ bị thay thế bởi sự vật mới, những nhân tố tích cực được giữ lại, theo thời gian, sự vật mới này sẽ lại bị phủ định bởi sự vật mới khác. Sự vật mới khác ấy lại được bổ sung những nhân tố mới, bảo tồn những nhân tố tích cực, thích hợp với sự phát triển tiếp tục của nó.

Các quy định đang được Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông địa phương áp dụng khiến không ít cơ quan báo chí, đặc biệt là tạp chí cân nhắc, chọn lựa khi thực hiện bài viết hoặc phân tích, bình luận chống tiêu cực, tham nhũng.

Nói thế để thấy, việc thay đổi Nghị định 119/2020/NĐ-CP bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP là phù hợp quy luật và do đó mở rộng sang với Quyết định 362 là việc nên làm.

Chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, tự diễn biến, tự chuyển hóa là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của toàn bộ hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam vì vậy sự tham gia của báo hay tạp chí không nên bị hạn chế bởi quy định “tôn chỉ mục đích”.

Hy vọng lãnh đạo Chính phủ và các cơ quan chức năng sẽ sớm xem xét nguyện vọng này của những người làm báo.

Tài liệu tham khảo:

[11]https://mic.gov.vn/solieubaocao/Pages/TinTuc/142418/Ton-chi-muc-dich-cac-co-quan-bao-chi.html

[12]https://www.vietnamplus.vn/infographics-viet-nam-co-779-co-quan-bao-chi-tren-ca-nuoc/687958.vnp

[13] https://nhandan.vn/binh-luan-phe-phan/mot-so-van-de-dat-ra-tu-thuc-te-hoat-dong-cua-tap-chi-dien-tu-trang-thong-tin-dien-tu-tong-hop-ky-1-373250/

[14]https://vietnamnet.vn/de-bao-ra-bao-tap-chi-ra-tap-chi-trang-tin-ra-trang-tin-2011474.html

Xuân Dương
Xuân Dương
'BÁO HÓA TẠP CHÍ' CẦN ĐƯỢC NGĂN CHẶN, LOẠI BỎ
PV /VNN 20-6-2022


Ông Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam nói như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên VietNamNet. 


THỰC TRẠNG


Thưa ông, sau hơn ba năm các báo thuộc các Hội chuyển thành tạp chí theo quy hoạch báo chí, cá nhân ông thấy các cơ quan tạp chí hoạt động thế nào?

Có thể nói, đến giờ này, sau hơn ba năm triển khai thực hiện quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc, các cơ quan báo chí đã được tổ chức lại theo hướng tinh gọn, hiệu quả, hệ thống báo chí đã có sự thay đổi rõ rệt về cơ cấu, cách thức thông tin, phân định rõ giữa báo và tạp chí. 

Đặc biệt, nhiều cơ quan báo chí chuyển đổi từ báo thành tạp chí hoạt động chuyên sâu, chuyên ngành, theo đúng tôn chỉ mục đích, đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng của độc giả, trở thành diễn đàn để các nhà khoa học, nhà lý luận và các độc giả trao đổi, thảo luận, tham gia tổ chức tổng kết thực tiễn để qua đó làm sáng tỏ những vấn đề mang tính lý luận chuyên ngành, đi sâu vào những vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực, phạm vi hoạt động, đăng tải kết quả nghiên cứu khoa học, tham gia tư vấn, phản biện chính sách về lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản.

Nhìn chung, với sự giám sát chặt chẽ sau quy hoạch, hoạt động các cơ quan tạp chí đã có sự chuyển hướng tích cực, đảm bảo đúng tính chất tạp chí, phù hợp chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản và quy định pháp luật.


-Luật quy định khá rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan báo và tạp chí. Ông thấy sự tuân thủ các quy định hiện hành trong hoạt động của các tạp chí ra sao?

Như tôi đã nói, sau quy hoạch, nhiều cơ quan tạp chí đã tuân thủ nghiêm túc các quy định về chức năng nhiệm vụ, hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích. Nhiều cơ quan báo chí sau khi chuyển đổi mô hình thành tạp chí đã thay đổi cách thông tin và nội dung thông tin cho phù hợp với tính chất tạp chí và giấy phép hoạt động của báo chí.

Tuy nhiên, vẫn còn không ít tạp chí điện tử có xu hướng  “cố ý vượt rào”, chú trọng tới các nội dung nằm ngoài phạm vi tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép, hơn là những thông tin mang tính  lý luận, khoa học, chuyên ngành của tạp chí đó, đồng thời tạo dựng hình thức dễ khiến độc giả thiếu thông tin hiểu nhầm thành báo. Các cơ quan quản lý báo chí đã nhận diện và định danh đó là hiện tượng “báo hóa tạp chí” cần phải được ngăn chặn, loại bỏ.

-Luật quy định khá rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan báo và tạp chí. Ông thấy sự tuân thủ các quy định hiện hành trong hoạt động của các tạp chí ra sao?

Như tôi đã nói, sau quy hoạch, nhiều cơ quan tạp chí đã tuân thủ nghiêm túc các quy định về chức năng nhiệm vụ, hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích. Nhiều cơ quan báo chí sau khi chuyển đổi mô hình thành tạp chí đã thay đổi cách thông tin và nội dung thông tin cho phù hợp với tính chất tạp chí và giấy phép hoạt động của báo chí.

Tuy nhiên, vẫn còn không ít tạp chí điện tử có xu hướng  “cố ý vượt rào”, chú trọng tới các nội dung nằm ngoài phạm vi tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép, hơn là những thông tin mang tính  lý luận, khoa học, chuyên ngành của tạp chí đó, đồng thời tạo dựng hình thức dễ khiến độc giả thiếu thông tin hiểu nhầm thành báo. Các cơ quan quản lý báo chí đã nhận diện và định danh đó là hiện tượng “báo hóa tạp chí” cần phải được ngăn chặn, loại bỏ.

‘ĐỘNG THÁI GIẢ’ ĐÁNH LỪA CƠ QUAN QUẢN LÝ

Cũng cần phải nhìn nhận thêm về câu chuyện hơn hai năm qua, cũng là thời điểm kinh tế- xã hội bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Khoảng thời gian này trùng với thời điểm các báo thuộc Hội chuyển sang tạp chí, khiến họ khó khăn hơn rất nhiều trong quá trình chuyển đổi, ông đánh giá chuyện này thế nào? Khó khăn vậy nhưng không thể lấy làm lý do biện minh khi một số trang tin điện tử,  tạp chí “báo hóa” quá đà, không tuân thủ tôn chỉ mục đích, thưa ông? 

Đúng là quá trình quy hoạch báo chí diễn ra trùng với thời điểm dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có báo chí, khiến các tờ báo được quy hoạch sang tạp chí phải đối mặt với “khó khăn kép”, kinh tế báo chí vừa bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh khiến nguồn thu từ quảng cáo, phát hành sụt giảm đáng kể.

Bên cạnh đó, việc mới chuyển đổi mô hình từ báo sang tạp chí cũng khiến các tạp chí gặp phải không ít lúng túng, bỡ ngỡ trong việc chuyển đổi sắp xếp, cơ cấu lại nhân sự cũng như phương thức hoạt động, phương thức truyền tải thông tin sao cho phù hợp.

Khó khăn là đáng kể và không dễ vượt qua, nhưng điều đó không thể là lý do biện minh cho việc nhiều tờ tạp chí điện tử đã “tìm kiếm nguồn thu” mới bằng phương thức tăng lượng view bằng thông tin giật gân câu khách rẻ tiền, tạp chí chuyên ngành, tạp chí khoa học nhưng tác nghiệp điều tra theo đơn thư bạn đọc rồi gây sức ép bằng cách liên tục điện thoại, nhắn tin, sách nhiễu, vòi vĩnh doanh nghiệp, cơ quan, ép ký hợp đồng quảng cáo…

Đó là những hoạt động không chỉ đi ngược lại tôn chỉ mục đích, trái với quy định đã được nêu ra trong Luật Báo chí mà còn đi ngược lại đạo đức làm nghề cũng như vi phạm pháp luật.

Cũng cần phải nhìn nhận thêm về câu chuyện hơn hai năm qua, cũng là thời điểm kinh tế- xã hội bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Khoảng thời gian này trùng với thời điểm các báo thuộc Hội chuyển sang tạp chí, khiến họ khó khăn hơn rất nhiều trong quá trình chuyển đổi, ông đánh giá chuyện này thế nào? Khó khăn vậy nhưng không thể lấy làm lý do biện minh khi một số trang tin điện tử,  tạp chí “báo hóa” quá đà, không tuân thủ tôn chỉ mục đích, thưa ông? 

Đúng là quá trình quy hoạch báo chí diễn ra trùng với thời điểm dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có báo chí, khiến các tờ báo được quy hoạch sang tạp chí phải đối mặt với “khó khăn kép”, kinh tế báo chí vừa bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh khiến nguồn thu từ quảng cáo, phát hành sụt giảm đáng kể.

Bên cạnh đó, việc mới chuyển đổi mô hình từ báo sang tạp chí cũng khiến các tạp chí gặp phải không ít lúng túng, bỡ ngỡ trong việc chuyển đổi sắp xếp, cơ cấu lại nhân sự cũng như phương thức hoạt động, phương thức truyền tải thông tin sao cho phù hợp.

Khó khăn là đáng kể và không dễ vượt qua, nhưng điều đó không thể là lý do biện minh cho việc nhiều tờ tạp chí điện tử đã “tìm kiếm nguồn thu” mới bằng phương thức tăng lượng view bằng thông tin giật gân câu khách rẻ tiền, tạp chí chuyên ngành, tạp chí khoa học nhưng tác nghiệp điều tra theo đơn thư bạn đọc rồi gây sức ép bằng cách liên tục điện thoại, nhắn tin, sách nhiễu, vòi vĩnh doanh nghiệp, cơ quan, ép ký hợp đồng quảng cáo…

Đó là những hoạt động không chỉ đi ngược lại tôn chỉ mục đích, trái với quy định đã được nêu ra trong Luật Báo chí mà còn đi ngược lại đạo đức làm nghề cũng như vi phạm pháp luật.

-Có thể nói, suốt thời gian qua, về hoạt động của các báo khi chuyển sang tạp chí, rõ ràng có thay đổi chút ít nhưng vẫn giữ cách tác nghiệp gần như báo, dẫn đến thông tin sai tôn chỉ mục đích, ông có thể nhìn nhận cụ thể hơn về việc này?

Phải nói ngay rằng, phàm bất kì ai đã làm báo, học báo đều hiểu rất rõ về sự khác nhau giữa báo và tạp chí.

Vì thế nên hiện tượng “báo hóa tạp chí” mà các cơ quan quản lý báo chí nhắc đến thời gian qua, về bản chất, là sự chủ ý, cố tình của ban biên tập, những người điều hành, thực hiện nội dung của các tờ tạp chí, trong đó chủ yếu là các tờ tạp chí điện tử.

Sự thay đổi “chút ít nhưng vẫn giữ cách tác nghiệp gần như báo” như câu hỏi đã đề cập đó thực chất là một “động thái giả” hòng đánh lừa cơ quan quản lý báo chí.

Cách tác nghiệp gần như báo ở đây bao gồm phổ biến nhất là việc  tạp chí mang tính chất khoa học chuyên ngành, lý luận nhưng lượng thông tin lý luận, khoa học, chuyên ngành hạn chế, thậm chí không có; các bài nghiên cứu rất ít ỏi, thay vào đó lại nặng về phản ánh mặt trái, các vụ việc tiêu cực trong xã hội; thường xuyên cử phóng viên hoạt động tác nghiệp để điều tra theo đơn thư về những nội dung ngoài phạm vi tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép…

Chưa kể nhiều tạp chí còn đăng tải những thông tin sai sự thật hoặc chưa được kiểm chứng, gây tâm lý bất ổn, hoang mang, mất niềm tin trong dư luận, giật “tít” phản cảm, sai lệch bản chất…

Những hiện tượng này đã được các cơ quan quản lý báo chí chỉ ra và xử phạt nghiêm khắc và thời gian tới sẽ còn xử phạt nghiêm khắc hơn nữa.

-Một trong những vấn đề được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây là những “biến thái” của hoạt động liên kết. Cụ thể, tạp chí liên kết với báo, thành phần kinh tế xã hội khác liên kết với cơ quan báo chí để sản xuất nội dung. Từ góc độ Hội Nhà báo, ông có thể đưa ra đánh giá của mình về vấn đề này?

Các hình thức liên kết nội dung báo chí trá hình, cụ thể tạp chí liên kết với báo, thành phần kinh tế xã hội khác đội lốt “đối tác” liên kết với cơ quan báo chí để sản xuất nội dung để đăng tải trên các tờ tạp chí… là một trong những khía cạnh cụ thể của hiện tượng thương mại hóa, tư nhân hóa báo chí.

Các tờ báo, tạp chí thay vì cố gắng nâng cao chất lượng tác nghiệp, năng lực sản xuất nội dung, quy trình xuất bản thì lại tiến hành “bán cái”, “khoán trắng” cho doanh nghiệp, cho các đơn vị sản xuất nội dung tư nhân.

Hiện tượng này tuy chưa thực sự phổ biến (đầu năm 2022 đến nay, Bộ Thông tin và Truyền thông bước đầu xác định hơn 30 tạp chí có dấu hiệu “báo hóa” và một số cơ quan báo chí có biểu hiện “tư nhân hóa”, chủ yếu của các Hội xã hội, xã hội nghề nghiệp và một số “Viện nghiên cứu”) tuy nhiên rất đáng quan ngại, làm méo mó hoạt động báo chí xuất bản và cần bị nhanh chóng loại bỏ.

CHẤN CHỈNH VÀ XỬ LÝ VI PHẠM ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP


Thực tế cho thấy, các cơ quan báo chí hiện nay quá thiệt thòi cả về lợi ích kinh tế, sự rủi ro ẩn chứa và khả năng tận dụng những thế mạnh về quản lý, về công nghệ của bên tham gia liên kết. Theo đánh giá của ông, vì sao lại tồn tại sự chưa hợp lý này trong một thời gian không ngắn?

Ông cha ta có câu “chọn bạn mà chơi”, chọn bên tham gia liên kết cũng vậy, sự rủi ro, thiệt thòi của các cơ quan báo chí cũng bắt nguồn từ câu chuyện này.

Đảng, Nhà nước ta đã nhiều lần khẳng định quan điểm nhất quán: Báo chí cách mạng không có tư nhân hóa báo chí. Điều đó có nghĩa là các cơ quan báo chí khi quyết định tham gia liên kết với các đối tác phải xác định rõ sẽ tham gia liên kết ở khâu nào, đến mức độ nào, liên kết chứ không phải “khoán trắng”, để đối tác quản lý công nghệ hay sản xuất nội dung.

Sự dễ dãi, dễ dàng thỏa hiệp và sự nóng lòng muốn có thêm nguồn thu đã đẩy các cơ quan báo chí vào sự chưa hợp lý đó.

-Thông điệp rõ ràng của cơ quan quản lý là báo ra báo, tạp chí ra tạp chí, trang tin ra trang tin. Ông thấy để đạt được điều này, những việc cần phải được làm tiếp và cần làm thêm là gì?

Để báo ra báo, tạp chí ra tạp chí, trang tin ra trang tin, việc cần phải làm tiếp và cần làm thêm là tăng cường kiểm tra, rà soát và xử lý nghiêm khắc hơn nữa các các hành vi vi phạm pháp luật về báo chí, trong đó tập trung vào trường hợp hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, vi phạm quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo;

Làm rõ trách nhiệm của cơ quan báo chí, người đứng đầu cơ quan báo chí khi để các chuyên trang, ấn phẩm có nhiều vi phạm, sai phạm, có những vụ việc phức tạp, có dấu hiệu vi phạm hình sự...

Thậm chí có thể chuyển cơ quan điều tra, đình bản, thu hồi giấy phép hoạt động báo chí các tờ báo, tạp chí vi phạm nghiêm trọng.

Tôi đồng ý với giải pháp mà Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã đưa ra là muốn quản lý được thì đầu tiên phải giám sát được và cần nhanh chóng xây dựng hệ thống giám sát trực tuyến báo chí.

-Xin ông cho biết trách nhiệm cụ thể và kế hoạch thời gian tới của Hội Nhà báo Việt Nam trong việc chấn chỉnh và xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp, bởi đây là tiền đề quan trọng để cơ quan quản lý xử lý các bước tiếp theo?

Chỉ trong năm 2021 vừa qua, Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp cấp Trung ương của Hội Nhà báo Việt Nam đã xử lý 20 trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp, không ít trường hợp hội viên, hội nhà báo vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật, thậm chí có hội viên bị thu hồi thẻ và xử lý hình sự. 

Tại Hội nghị tổng kết công tác Hội Nhà báo Việt Nam năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 hồi trung tuần tháng 5 vừa qua, vấn đề phát hiện xử lý phóng viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp để hướng đến nền báo chí sạch, văn minh đã là một trong những chủ đề thảo luận chính. 

Điều này là minh chứng cho thấy chấn chỉnh và xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp của các nhà báo hội viên tiếp tục là một trong những đầu việc trọng tâm của Hội Nhà báo Việt Nam trong thời gian tới. Thời gian tới, Hội Nhà báo Việt Nam tiếp tục thực thi quan điểm nhất quán tăng cường xử lý các nhà báo vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp người làm báo.

Gần 300 hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo ở các cấp sẽ kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng, các địa phương thực hiện nhiều biện pháp cần thiết xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.

Thời gian tới, Hội Nhà báo Việt Nam cũng sẽ tăng cường rà soát, kiểm tra việc thực hiện định hướng chính trị tư tưởng, thực hiện tôn chỉ, mục đích, hoạt động tác nghiệp, đạo đức nghề nghiệp... của các cơ quan báo chí; kiên quyết phối hợp cùng cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh các trường hợp sai phạm.

Bên cạnh đó, Hội Nhà báo Việt Nam cũng sẽ tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị; đặc biệt chú trọng việc rèn luyện, tu dưỡng, nêu cao đạo đức nghề nghiệp cho các nhà báo, hội viên.

-Xin cảm ơn ông!

VietNamNet thực hiện

Thiết kế: Thu Hằng

Ảnh: TTXVN

HÃY PHẢN ÁNH ĐÚNG NHỮNG GÌ XẢY RA TRONG XÃ HỘI
BÀN TRÒN TRỰC TUYẾN/ VNN 20-6-2022

LTS: Đất nước muốn hùng cường, thịnh vượng và hạnh phúc thì phải có giấc mơ lớn. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã nói đến giấc mơ đó. Là khát vọng phát triển đất nước sánh vai cường quốc năm châu. Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, khi nước Việt Nam mới tròn 100 năm.

Việt Nam muốn sánh vai cường quốc năm châu, muốn hùng cường để không kẻ thù nào dám đến xâm lược, để hoà bình mãi mãi trên mảnh đất này thì chúng ta phải khai phóng được nguồn tài nguyên vô hạn của đất nước, đó là năng lượng, là trí tuệ trong não mỗi người Việt Nam.

Chỉ có báo chí mới làm được, đó là tạo nên niềm tin và khát vọng dân tộc. Sứ mạng vĩ đại ấy đặt lên vai những người làm báo. Cũng chỉ hơn 20.000 người thôi, nhưng chúng ta có thể thay đổi Việt Nam.

Nhân dịp kỷ niệm 97 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2022), báo VietNamNet tổ chức bàn tròn “Sứ mệnh của báo chí cách mạng với khát vọng hùng cường thịnh vượng”. 

Khách mời của chương trình đặc biệt này là nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. 

Nội dung chi tiết phần 1: 

Nhà báo Phạm Anh Tuấn: Thưa nhà báo Lê Quốc Minh, báo chí cách mạng Việt Nam đã có truyền thống hào hùng trong việc thổi bùng khát vọng độc lập dân tộc trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Báo chí đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi có thể nói là không tưởng để giành độc lập dân tộc.

Nếu phải nói một cách ngắn gọn nhất về nền tảng quý báu này của báo chí cách mạng Việt Nam, ông sẽ nói gì?

Nhà báo Lê Quốc Minh: Có lẽ, tôi sẽ dùng từ “nhà báo chiến sĩ”. Trên thế giới, có rất nhiều nhà báo chiến trường. Mỗi cuộc xung đột xảy ra, vai trò của các nhà báo chiến trường rất quan trọng.

Ở đất nước chúng ta, mỗi nhà báo lúc này như một người chiến sĩ. Họ gánh trên vai một sứ mệnh hết sức cao cả: đưa những thông tin từ tiền tuyến, từ hậu phương và mô tả không chỉ diễn biến của cuộc chiến mà còn khơi dậy tinh thần quyết tâm hành động để mang lại độc lập, tự do cho mỗi người dân Việt Nam.

Khi cần thiết, mỗi nhà báo cũng cầm súng, đóng góp vào nỗ lực tiêu diệt kẻ xâm lược.

Khi tôi còn làm ở Thông Tấn xã Việt Nam, số lượng những nhà báo chiến sĩ ngã xuống trong hai cuộc chiến tranh là vô cùng lớn, chiếm đến ¾ những nhà báo chiến sĩ.


Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương,Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam (ảnh: Lê Anh Dũng)

Tại báo Nhân Dân, nơi tôi đang công tác hiện nay, cũng có những nhà báo chiến sĩ đã ngã xuống. Chúng tôi luôn tri ân họ vào những dịp kỷ niệm quan trọng.

Sự đóng góp của các nhà báo trong thời chiến không chỉ mang lại cho chúng ta những thông tin kịp thời về tiền tuyến, về diễn biến chiến đấu của quân đội chúng ta, mà còn truyền đi tinh thần hào hùng, kích thích mọi người đi lên để giành độc lập dân tộc.

Quan trọng hơn nữa, họ đích thân cũng cầm súng tham gia trận chiến của cả dân tộc và rất nhiều người đã chịu tổn thất, đã hi sinh trong cuộc chiến tranh giành lại độc lập vĩ đại của dân tộc.

Nhà báo Phạm Anh Tuấn: Đúng vậy, thế hệ cha ông chúng ta, những người ông, người cha đã từng là những nhà báo chiến sĩ và những nhà báo bây giờ vẫn còn nguyên những dòng máu đó trong huyết quản của mình.

Nhà báo Lê Quốc Minh: Tôi nhớ những hình ảnh được xem khi tôi còn nhỏ, trong dòng người chiến thắng của ngày Giải phóng miền Nam năm 1975 được phát trên truyền hình, bỗng dưng mình phát hiện ra những người anh và cha mình đang trong dòng người như vậy.

Sau này, khi nhìn lại những bức hình của những bác, những chú nhà báo tham gia các cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, thực sự rất cảm động.

Nhà báo Phạm Anh Tuấn: Cha anh chúng ta đã trải qua những cuộc kháng chiến, dùng ngòi bút báo chí, dùng công cụ của mình để góp phần vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc.

Tiếp đó, báo chí cách mạng cũng là ngọn cờ đầu trong việc thúc đẩy công cuộc Đổi mới, đưa đất nước từ chỗ thiếu ăn, thiếu mặc, bị bao vây cấm vận trở thành nước có thu nhập trung bình, là thành viên tin cậy, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Cá nhân ông nhìn nhận những đóng góp nổi bật của báo chí cách mạng Việt Nam sau 36 năm Đổi mới là gì?

Nhà báo Lê Quốc Minh: Tôi nhớ lại thập niên 80, khi báo chí Việt Nam bắt đầu đổi mới. Nhiều tờ báo ra đời và bên cạnh chức năng tuyên truyền, đã tham gia mạnh mẽ trong việc định hướng về mặt thông tin, phát hiện những sự việc gây chấn động. Báo chí đổi mới, phản ánh một bức tranh xã hội mà trước đây chúng ta chưa nhìn thấy.

Trước đây, chúng ta mới chỉ quen với các thông tin mang tính chất tuyên truyền. Nhưng giai đoạn này, báo chí đã bắt đầu có những nội dung mang tính phản biện rất cao, mang đến những thông tin tri thức từ khắp nơi trên thế giới, ở nhiều lĩnh vực mà trước đây, chúng ta ở Việt Nam chưa biết đến.

Tôi vẫn nhớ một thời làm báo khá đơn giản nhưng lại đầy say mê và thực sự là truyền cảm hứng cho những người trẻ chúng tôi, khi đó mới chập chững ở lứa tuổi cấp 3 hay mới bắt đầu bước vào giảng đường đại học.



Nhà báo Lê Quốc Minh chia sẻ cùng nhà báo Phạm Anh Tuấn, Tổng biên tập báo VietNamNet trong chương trình Bàn tròn trực tuyến (ảnh: Lê Anh Dũng)

Nhà báo Phạm Anh Tuấn: Báo chí cách mạng Việt Nam ra đời trong cách mạng và đã giúp cho đất nước giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong công cuộc Đổi mới cũng vậy, nhà báo thời Đổi mới đã đổi mới như thế nào, thưa ông?

Nhà báo Lê Quốc Minh: Chúng tôi bắt đầu làm báo vào đầu những năm 90. Suy nghĩ của chúng tôi khá là đơn giản. Mặc dù được làm trong những cơ quan báo chí lớn nhất cả nước lúc bấy giờ, nhưng những công cụ, thiết bị tác nghiệp báo chí không có gì hiện đại. Vẫn là cây bút, vẫn là cuốn sổ, vẫn là những máy chữ gõ bằng tay.

Mãi đến năm 1994, chúng tôi mới bắt đầu biết đến máy tính. Trong những bước đi đầu tiên, chúng tôi trải qua thời làm báo còn rất thô sơ. Các bài báo được viết tay rồi đem đi in…  nhưng chúng tôi cảm thấy bầu nhiệt huyết vô cùng lớn.

Khi có sự kiện lớn của thế giới xảy ra như Chiến tranh vùng Vịnh, chúng tôi làm báo rất say mê, thông tin được cập nhật liên tục và có thể thay đổi đến phút chót. Bài đã lên khuôn nhưng sẵn sàng gỡ ra để viết một bài mới cập nhật.

Các nhà báo của chúng tôi xuất thân từ nhiều lĩnh vực như văn học, thậm chí là từ chuyên ngành toán, lý, hoá, ngoại ngữ… nhưng khi đến với nghề báo, mọi người đều đã làm báo với tinh thần đam mê với nghề, trách nhiệm xã hội và tự học hỏi là chính.

Nhà báo Phạm Anh TuấnRõ ràng, thời điểm đó, công cụ làm báo rất thô sơ. Tuy nhiên, có một điều kiện, báo chí chiếm hết mặt trận thông tin trong nước. Khi đó, chưa có các nền tảng internet xuyên biên giới, chưa có báo chí nước ngoài nhiều. Giờ, điều kiện đã khác. Chúng ta mở cửa trên không gian mạng, phải cạnh tranh, phải đổi mới mình. Tinh thần cách mạng vẫn còn nguyên trong người làm báo.

Theo ông, điều kiện như bây giờ buộc người làm báo chúng ta phải thích ứng như thế nào?

Nhà báo Lê Quốc Minh: Những năm đầu 2000, việc làm báo tương đối dễ dàng. Khi đó, chưa có nhiều cơ quan báo chí hay nhiều trang thông tin trên thế giới. Một website tiếng Việt ra đời dễ dàng đạt vị thế đứng 3.000- 4.000 trên thế giới. Vì trên thế giới, không có nhiều cơ quan báo chí đưa thông tin lên mạng và các trang tiếng Việt càng ít hơn nữa.

Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rõ, sự biến chuyển của báo chí đã diễn ra rất nhanh, đặt biệt là từ những năm 2010 trở lại đây. Khi các website cung cấp thông tin mọc lên như nấm sau mưa, với tốc độ lớn mạnh khủng khiếp.

Chúng ta không tính bằng chục nghìn, hàng trăm nghìn nữa mà phải tính bằng hàng tỷ trang thông tin.

Những trang thông tin như vậy đang gây áp lực cho các trang của các cơ quan báo chí chính thống. Người dùng mạng- hay độc giả bị chi phối bởi quá nhiều các kênh thông tin như vậy, những thông tin mang tính giải trí, thể thao, mang tính cá nhân nhưng lại được sản xuất rất thu hút. Chưa nói đến câu chuyện bổ ích hay không nhưng thực sự hiện nay, có nhiều kênh thông tin được làm rất thu hút và khiến người dùng bị xao nhãng các thông tin từ các cơ quan báo chí chính thống.

Những website của các cơ quan báo chí chính thống cũng trở nên rất khó khăn. Và những hình thức truyền thống như báo in, phát thanh truyền hình còn khó khăn hơn nữa.

Khi xã hội ngày càng phát triển, trình độ công nghệ càng phát triển, các thiết bị càng hiện đại và người dùng dễ dàng tiếp cận hơn thì mỗi cá nhân đều có thể là một chủ bút, một trạm phát thanh, một kênh truyền hình.

Thậm chí sau này, khả năng cho phép nội dung live được phổ biến trên tất cả các nền tảng thì sức mạnh của công nghệ càng lớn mạnh hơn nữa.

Báo chí hiện nay vấp phải rất nhiều thách thức. Ngày xưa, người ta nói rằng, báo nói là đúng, đài nói là đúng. Nhưng bây giờ, càng ngày tỷ lệ người sử dụng các kênh khác báo chí để tiếp cận thông tin càng ngày càng cao.

Theo các nghiên cứu của các nhà làm truyền thông trên thế giới, những năm vừa qua, tỷ lệ người truy cập trực tiếp vào website của các cơ quan báo chí càng ngày càng thấp đi.

Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu báo chí Reuters đưa ra cách đây vài hôm, tỷ lệ người truy cập vào cơ quan báo chí để lấy tin chỉ có 23%, tỷ lệ sử dụng mạng xã hội để lấy tin lên tới 28%. Đánh đổi lại, khi lệ thuộc vào quá nhiều vào mạng xã hội, người dùng có nhiều khả năng bị vướng vào thông tin thật, giả lẫn lộn, thậm chí là đọc phải tin giả, fake news.

Hành vi người dùng thay đổi rất nhiều. Họ cũng tìm đến các kênh khác nữa chứ không phải là báo chí.

Trong rất nhiều trường hợp, chúng ta sản xuất nội dung nhưng người khác lại được hưởng lợi. Việc người dùng nhớ đến báo chí thấp đi rất nhiều.

Có một thực tế là, ngày xưa, người dùng đọc một thông tin, họ truy cập trực tiếp vào trang của báo Nhân dân hay VietNamNet. Họ sẽ nhớ ngay, tin này đọc của Nhân Dân, tin kia đọc của VietNamNet.

Nhưng bây giờ, người dùng đọc một tin nào đó, họ không thể nhớ được họ đã đọc từ nguồn nào, là đọc từ báo hay từ mạng xã hội, đọc bằng tiếng Việt hay tiếng Anh hay bằng ngôn ngữ khác.

Cho nên, yếu tố lưu giữ tên thương hiệu báo chí hiện nay bị mất đi rất nhiều.


Nhà báo Phạm Anh Tuấn, Tổng biên tập báo VietNamNet đối thoại cùng nhà báo Lê Quốc Minh (ảnh: Lê Anh Dũng)

Nhà báo Phạm Anh Tuấn: Vậy, hệ thống báo chí cách mạng nằm ở đâu trong mặt bằng thông tin truyền thông mới?

Nhà báo Lê Quốc Minh: Có thể nói, báo chí cách mạng Việt Nam đang đứng trước rất nhiều thách thức to lớn. Sứ mệnh của báo chí cách mạng là phải tuyên truyền đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đến được với người dân. Bên cạnh những đường lối, chính sách như vậy từ Trung ương đến địa phương, báo chí có trách nhiệm cung cấp những kiến thức hữu ích cho người dùng.

Tuy nhiên, bây giờ người dùng vấp phải những thông tin trên mạng xã hội, từ những thông tin thất thiệt, những nội dung bị bóp méo, bị thiên lệch. Đó có thể là những vấn đề rất thông thường như cách chữa bệnh Covid-19, đến các câu chuyện xã hội, mang tính showbiz, từ những chuyện không đúng về giới kinh doanh đến những câu chuyện bóp méo về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

Ví dụ trong dịch Covid-19 vừa qua, ta chứng kiến sự tràn lan của tin giả. Không còn là câu chuyện y tế, là sự bóp méo những nỗ lực của ngành y tế, quân đội, công an, của cả thanh niên tình nguyện…

Báo chí chúng ta nếu không tìm cách dung hoà, pha loãng những thông tin này ra thì chúng ta sẽ mất dần vị thế của mình.

Nói một cách công bằng, trong thời kỳ Covid-19 vừa qua, vai trò của báo chí là vô cùng to lớn. 

Không dễ để pha loãng các thông tin giả, tin thất thiệt trên mạng xã hội, vì nó quá lớn. Nhưng sự đóng góp của báo chí ngay từ thời kỳ đầu tiên, đã góp phần giúp cho người cả Việt Nam và nước ngoài có cái nhìn thay đổi về cách thức phòng chống dịch ở Việt Nam và sau đó là cách thức chúng ta phục hồi nền kinh tế, thực hiện mục tiêu kép.

Thế giới và người dân trong nước đã chứng kiến chúng ta xoay chuyển linh hoạt kế hoạch, từ cách thức chống dịch này sang cách thức chống dịch khác phù hợp hơn, những nỗ lực ngoại giao vắc xin và các nỗ lực khác đã giúp chúng ta kiềm chế dịch rất hiệu quả.

Quan trọng hơn nữa, đồng thời, chúng ta đã nỗ lực phát triển kinh tế và đạt được những kết quả phục hồi sau một thời gian ngắn.

Chúng tôi nghĩ rằng, đây chính là lúc báo chí cách mạng Việt Nam với một mong muốn định hướng thông tin tốt đẹp xã hội, dưới sự chỉ đạo dẫn dắt của Đảng và Nhà nước, chúng ta đang làm rất tốt sứ mệnh của mình.

Nhà báo Phạm Anh Tuấn: Đúng là trong những năm đại dịch, Việt Nam đã kiên cường, làm rất nhiều giải pháp thiết thực trong phòng chống dịch hiệu quả, trong đó có hoạt động của cơ quan báo chí. Trong lúc khó khăn, báo chí đã đầu tư nhiều hơn, bỏ công sức nhiều hơn, mang lại kết quả nhiều hơn. Thực tế, Đảng và Nhà nước cũng đã đánh giá cao các cơ quan báo chí.

Tuy nhiên, nhìn rộng ra, sứ mệnh của báo chí trong lịch sử đã giúp đất nước giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến và trong công cuộc Đổi mới.

Bây giờ, sứ mệnh của báo chí là gì?

Đảng đã đặt ra mục tiêu, Việt Nam là đất nước phát triển vào năm 2045. Sứ mệnh của báo chí của chúng ta là thúc đẩy khát vọng đó thành hiện thực. Vậy ông đánh giá như thế nào về sự đóng góp của báo chí hiện nay trong việc thúc đẩy khát vọng này?

Nhà báo Lê Quốc Minh: Nhiều người khi nói về báo chí nói chung, họ nhấn mạnh yếu tố giám sát, phản biện của báo chí. Thực sự mà nói, báo chí ra đời là nhằm giám sát, phản biện. Nhưng trong khi thực hiện nhiệm vụ đó, chúng ta cũng thấy rằng, báo chí thế giới nói chung và một bộ phận báo chí Việt Nam đi theo hướng chỉ trích quá đà.

Chúng ta chỉ nhìn thấy những mặt tối, những câu chuyện bất cập, những vấn đề khó khăn, tất nhiên có nhiều câu chuyện đáng phải bóc trần. Nhưng điểm khác của báo chí cách mạng Việt Nam so với các nơi là, báo chí không chỉ đánh vào sự tò mò, không chỉ nhấn vào sự chỉ trích, không quá lạm dụng vai trò giám sát, phản biện một cách quá đà như vậy.

Chúng tôi cho rằng, nhiệm vụ của báo chí là phản ánh trung thực xã hội chúng ta. Ví dụ, nếu chúng ta mở một tờ báo, chỉ toàn thấy các câu chuyện tiêu cực, thì có đúng là xã hội chúng ta hay không?

Nếu xã hội có rất nhiều tiêu cực như vậy thì làm sao xã hội chúng ta tiến lên như hiện nay được?

Trong xã hội, 7 phần tốt, 3 phần xấu hay 8 tốt, 2 xấu thì báo chí phải phản ánh tương đồng như vậy. Chứ không thể là ngược lại  là 3 tốt- 7 xấu được.

Báo chí cách mạng phải hướng tới phản ánh trung thực đời sống của xã hội, như vậy mới đúng.

Quan niệm của chúng tôi về sứ mệnh, vai trò của báo chí cách mạng là hãy phản ánh đúng những gì xảy ra trong xã hội là đang thực hiện đúng với trách nhiệm xã hội của mình. Đừng sa vào chuyện tô hồng, cũng đừng cố bôi đen để thu hút sự quan tâm của người đọc, bằng các câu chuyện gây sốc, những câu chuyện chỉ thể hiện một mặt của xã hội.

Tất nhiên, chúng ta cần nêu những mặt xấu, những câu chuyện cần khắc phục, sửa chữa, nhưng cuộc sống cần được mang đến những tiếng cười, niềm vui ở các câu chuyện tích cực nữa.


Nhà báo Phạm Anh Tuấn và nhà báo Lê Quốc Minh trong chương trình Bàn tròn trực tuyến (ảnh: Lê Anh Dũng)

Nhà báo Phạm Anh Tuấn: Tôi rất đồng cảm với ông. Nhưng đó là chuyện chúng ta đang phải làm. Báo chí còn một việc quan trọng nữa là tạo dựng niềm tin. Muốn có niềm tin thì phải có lý tưởng, lý tưởng tức là tương lai. Theo ông, lý tưởng của báo chí cách mạng là gì? Làm thế nào để nuôi dưỡng lý tưởng đó?

Nhà báo Lê Quốc Minh: Lý tưởng nhiều khi là những thứ rất hiện thực, gần gũi, nhưng nếu không thận trọng, lại trở thành viển vông.

Ở đây, chúng tôi muốn nhấn đến, lý tưởng phải gắn liền với mục tiêu thực tế mong muốn cần đạt được.

Khi chúng ta khơi dậy đam mê trong mỗi phóng viên, thì phải chỉ ra cái đích đến, có thể là cái đích xa, đích gần nhưng là thứ hữu hình, có thể đạt được hơn là những thứ quá xa vời. Nếu cái đích là những thứ xa vời, khi không đạt được, mọi người bỗng dưng bị vỡ mộng và cảm thấy không còn tin vào những điều mà mình đã hướng tới.

Chúng tôi nghĩ đơn giản thôi, ngày xưa các thế hệ cha ông chúng ta lên đường, ra chiến trường viết báo. Lý tưởng của họ là dùng ngòi bút của mình, dùng thước phim, thước hình của mình để góp phần làm sao cho cuộc chiến tranh sớm chấm dứt, hoà bình sớm đến với người dân hơn, làm sao đưa các thông tin, hình ảnh về trận chiến công chúng thế giới để thế giới thấy được sự phi nghĩa của cuộc chiến tranh này.

Trong thời kỳ Đổi mới, các nhà báo đều mong muốn làm sao, bài viết của mình góp phần thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài, để họ thấy, Việt Nam không phải là thương đau, là chiến tranh mà Việt Nam là đất nước mà mọi người nên đến để du lịch, đến đầu tư.

Đó là những mục tiêu rất cụ thể, rất hữu hình. Các nhà báo bằng tri thức và bằng kỹ năng báo chí của mình để đạt mục tiêu đó. Đôi khi, sự đam mê của mình cũng phải đến từ điều đó.

Nghề báo là nghề không thể giàu được. Nhưng bằng năng lực tài chính cá nhân, của toà soạn rất hạn chế, chúng ta vẫn kiên quyết bám giữ được lý tưởng của mình, đưa ra những nội dung mang tính chân thực, cân bằng.

Báo chí không phải đi theo xu thế chỉ trích tiêu cực mà là đi theo hướng báo chí xây dựng. Dù khen ngợi hay phê phán điều gì đó thì báo chí đều phải xuất phát từ mong muốn một xã hội tốt đẹp hơn.

(Mời bạn đọc đón xem Phần 2: Báo chí phải định hướng chứ không chỉ chạy theo thông tin)

VietNamNet


CÓ MỘT NỀN BÁO CHÍ SƠ SINH VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
NGUYỄN KHẮC MAI/ TD 20-6-2022
Chiều 18 tháng 6 năm 2022 tại Viện Think Tank Hà Nội, Trung tâm Minh triết đã tổ chức cuộc Tọa đàm, chủ đề “Có một nền báo chí sơ sinh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Quý ông sau đây đã phát biểu ý kiến: Nguyễn Khắc Mai, Nhật Hoa Khanh, Dương Trung Quốc, Điện Biên (Trưởng nam cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp), nhà văn Xuân Tửu, Lại Nguyên Ân, Hà Chính (con nhà báo Hồ Zếnh), nhà báo Nguyễn Đức Trọng (đài truyền hình), Tiến sĩ Đào Tiến Thi, đã phát biểu ý kiến.
Phát biểu đề dẫn, ông Nguyễn Khắc Mai trình bày.
A. Diện mạo của nền báo chí thời ấy
- Trong khoảng thời gian bốn tháng từ cuối tháng 9 năm 1945 đến đầu tháng 12 năm 1945, theo thống kê trên một số trang công báo của Chính phủ VNDCCH, đã có 59 tờ báo (*) hàng ngày, bán tuần báo, bán nguyệt san, nguyệt san của đoàn thể chính trị, đoàn thể văn hóa xã hội và của tư nhân ở nhiều lãnh vực: Văn hóa, chính trị, khoa học kỹ thuật, nghề nghiệp…
- Điểm qua danh sách các tờ báo:
Ngày 20-9-1945, Nghị định của Bộ Nội vụ cho phép ông Nguyễn Đình Thi xuất bản tại Hà nội một tờ báo lấy tên La Republique bằng tiếng Pháp, bản tiếng Anh tên The Republic.
Ngày 2-10-1945 cho phép các Ông:
1. Nguyễn Văn Phú xuất bản tại Hà Nội tờ báo hàng ngày tên Dân thanh.
2. Mai Văn Hoan xuất bản tại Hà Nội tờ báo hàng ngày tên Dân quốc.
3. Ngô Xuân Đan xuất bản tại Hà Nội tờ hàng ngày tên Cứu quốc.
4. Trần Khánh Giư (khái Hưng) tại Hà Nội tờ hàng ngày tên Tự do.
5. Trần Văn Căn tại Hà Nội xuất bản tờ Tân thế kỷ.
6. Trương Tửu, tại Hà Nội tờ tuần báo tên Văn mới..
7. Lê Văn Trương, một tuần hai kỳ tên Việt Nam hồn.
8. Đặng Minh Phụng, mỗi tuần hai kỳ tên Cộng hòa.
9. Lê Văn Thanh tuần hai kỳ tờ Dân quyền.
10. Nguyễn An Châu tuần hai kỳ tờ Hồn nước.
11. Hoàng Cừ tờ tuần báo tên Thông tin.
12. Dương Văn Mân tờ hàng tuần tên Dân sinh.
13. Nguyễn Tường Phượng tờ hàng tuần tên Tri tân.
14. Từ Giấy tờ hàng tuần tên Văn hóa.
15. Bà Nguyễn Thị Lý tờ hàng tuần tên Bạn gái.
16. Trần Độ tờ hàng tuần tên Quân Giải phóng.
17. Ngô Gia Trúc tờ tuần báo tên Thiếu sinh
18. Đào Văn Ngọc tờ tuần báo tên Sinh linh.
19. Trương Văn Minh tờ hàng tuần tên Tương lai.
20. Nguyễn Đức Thuyết tờ tuần báo tên Vì nước.
21. Nguyễn Đức Mưu tuần báo tên Thống nhất.
22. Bộ Quốc gia giáo dục tờ nguyệt san tên Giáo dục tân san.
23. Tổng Ủy viên Hướng đạo tờ nguyệt san Hướng đạo thăng tiến.
24. Hồ Văn Cẩm tờ nguyệt san Người săn bắn.
Ngày 12-10-1945:
25. Bà Ngô Thị Thoa tờ hàng ngày tên Quốc gia.
26. Nguyễn Quang Uẩn tờ tuần báo tên Ý dân.
27. Nguyễn Thanh Lê tuần hai kỳ tên Độc lập.
28. Nguyễn Văn Luân tuần báo Thời mới.
29. Ban chấp hành Ủy ban Phụ nữ Cứu quốc đoàn tờ tuần báo tên Gái nước Nam.
31. Phạm Đình Khiêm tờ nguyệt san Thanh niên.
Ngày 16-10-1945:
32. Nguyễn Trọng Trạc tờ hàng ngày tên Việt Nam.
33. Nguyễn Xuân Sanh tờ Gió mới tuần hai kỳ.
34. Nguyễn Xuân Sâm tờ tuần báo tên Kinh tế.
35. Hồ Linh Mục tại Hải Phòng, tuần báo Kiến quốc.
36. Bùi Văn Viễn tại Hải Phòng tờ hàng tuần tên Dân nguyện.
37. Tạ Hữu Thiên tại Hà nội tờ hàng tuần tên Kịch ảnh.
38. Trần Quang Trung, Hà Nội, tờ Lao động hàng tuần.
39. Nguyễn Tố, hàng tuần tên Tiến hóa.
40. Bà Nguyễn Thị Oanh tờ Việt nữ hàng tuần.
Ngày 22-10-45:
41. Ông Jean Saumont Hà Nội tờ L’Entente (Đồng thuận) bằng tiếng Pháp hàng ngày.
Ngày 25-10-1045:
42. Ông Phan Văn Truật tại Nam định tờ hàng ngày tên Nam tiến.
Ngày 31-10-1945:
43. Hội Việt-Mỹ thân hữu tờ bán nguyệt san tên Việt Mỹ tạp chí bằng hai thứ tiếng Việt và Mỹ. Tên tiếng Mỹ V.A.F.A Review.
Cho phép tờ Việt Nam ra hàng ngày.
Cho phép tờ Hướng đạo thăng tiến ra hàng tuần.
Cho đổi tên Gái nước Nam thành Tiếng gọi Phụ nữ.
Ngày 3-11-1045:
Bổ chính nghị định ngày 12-10-1945 cho phép Ông Phạm Đình Khiêm xuất bản tờ Thanh niên.
Ngày 16-11-1945:
44. Ban Văn hóa Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Đông ra tờ Sông Nhuệ.
Ngày 17-11-1945:
45. Ông F.De Follak tại Hà Nội tờ hàng ngày tiếng Việt, Pháp tên Hanoi Tribune.
Ngày 24-11-1945
46. Nhà chung Bùi Chu ra tờ Đa Minh bán nguyệt san.
Ngày 3-12-1945:
47. Trần Tử Anh ra tuần báo tiếng Anh Việt Nam.
48. Lê Hữu Kiều tại Hà Nội tờ Sự thật tuần hai kỳ.
Ngày 4-12-1945:
49. Hoàng Văn Đức - Hà Nội tuần báo Tấc đất.
Ngày 6-12-1045
50. Chánh hội trưởng Đông Dương liên hữu ra tờ nguyệt san kỷ yếu Đông Dương liên hữu tương tế.
Ngày 7-12-1045:
51. Đoàn Phú Tứ - tờ Nói thẳng, tuần hai kỳ
52. Lê Văn Hòe, tờ tuần báo Công dân.
53. Trịnh Văn Hoàng tại Nam Định tờ hàng ngày 'Nói thật'.
Ngày 10-12 45:
Tờ Việt Nam được xuất bản hàng ngày.
54. Nguyễn Văn Giệp xuất bản tờ nguyệt san 'Khuyến nhạc'.
Ngày 12-12-45:
55. Lê Tung Sơn tuần hai kỳ tờ Đồng minh.
Ngày13-12-45:
57. Nguyễn Gia Vy Hà Nội tờ Đời mới hàng ngày.
58. Hà Triệu Anh-Hồ Dzếnh, hàng ngày, hàng tháng tờ Nam Hoa bằng hai thứ tiếng Hoa Việt.
Ngày 19-12-45:
58. Hoàng Liên Lộc Tài, Hải Dương tuần báo Bạn quê.
59. Trần Ngân tại Hà Nội tờ tuần báo Sống.
Tổng cộng trong vòng 4 tháng từ tháng 9 đến tháng 12 năm 1945 đã có 59* tờ báo từ hàng ngày đến tuần báo, đến nguyệt san đã được xuất bản. Do lưu trữ quá kém nên ngày nay ta không biết được gì nhiều về nội dung, văn phong, hình thức trình bày cùng diện mạo của chúng. Không tỏ tường diện mạo cùng linh hồn của chúng.
Tuy nhiên, chúng ta cũng biết chắc chắn rằng:
Một. Qua tên gọi và qua nhân thân của những Chủ bút, mà ta biết chắc rằng đã có sự phong phú đa dạng màu sắc và khuynh hướng của nền báo chí ấy.
Hai. Đã có sự đa dạng thành phần chính trị, xã hội của báo chí thời ấy, có báo đảng, báo nhà nước, báo đoàn thể và báo tư nhân, mà tư nhân chiếm phần quan trọng. Sự tôn trọng báo chí tư nhân đã được thể hiện trong những ngày đầu của VNDCCH. Đáng tiếc truyền thống ấy đã không được giữ gìn trân trọng, đã đánh mất tinh thần và khát vọng “Tiến lên nền dân chủ cộng hòa”, ”Lập quyền dân tiến lên Việt Nam”, mà thế hệ của ngày ấy từng say sưa hát lên (Hai khẩu hiệu văn hóa trong bài hát của Nguyễn Đình Thi và của Văn Cao).
B. Lập trường của đảng, vai trò đặc biệt của Võ Nguyên Giáp và của giới trí thức tinh hoa
Sở dĩ có được sự nảy nở, thăng hoa báo chí thời ấy, mà chúng tôi cho là không có tên gọi nào hay hơn là Báo chí xã hội công dân. Bởi đó là một tổng hợp, tổng hòa của những yếu tố chính trị dân chủ, hòa hợp dân tộc, khuynh hướng độc tài toàn trị chưa bị áp đặt vào đảng và vào nhà nước cũng như vào xã hội. Giới tinh hoa của trí thức đã thể hiện một tinh thần tự do, tôn trọng văn hóa, tôn trọng tự do tư tưởng và ngôn luận, đã bắt đầu nảy nở trong xã hội hiện đại, cùng với khát vong phục hưng đất nước theo hướng Cộng Hòa – Dân Chủ một cách mạnh mẽ. Chúng ta chưa bị những bàn tay lông lá khoác dưới những mỹ từ chính trị mỵ dân và lừa đảo nhúng tay áp đặt. Có thể nói là chúng ta hồi ấy chưa đánh mất mình.
Sự kiện văn hóa chính trị tiêu biểu của cuộc họp bàn về báo chí Tự do, ngày 19-9-1945 tại Bắc Bộ phủ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp chủ trì, đánh dấu một tinh thần mới (nhưng đã sớm bị mai một).
Theo nhà nghiên cứu Nhật Hoa Khanh trong một bài tường thuật của mình kể lại cuộc đàm đạo với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tháng 6 năm 1992 tai T78 (Nhà khách của TW Đảng ở TP HCM), thì Võ Nguyên Giáp lúc ấy là Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã chủ tọa một cuộc họp bàn về có cho hay không cho tư nhân xuất bản báo chí.
Võ nguyên Giáp nói “Hôm ấy, ngày 19-9-1945 tại Bắc Bộ phủ, tôi chủ tọa một cuộc họp bàn về vấn đề tự do báo chí và tự do xuất bản”.
Theo Võ Nguyên Giáp cuộc họp ấy có Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Hoàng Tùng và khoảng 20 nhân sĩ trí thức tiêu biểu dự như: Trần Huy Liệu, Nguyễn Văn Huyên, Vũ Đình Hòe, Vũ Trọng Khánh, Văn Cao, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Đặng Thai Mai, Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Mạnh Tường, Cù Huy Cận, Trương Tửu…
Trong hội nghị có ba loại ý kiến.
1/ Không cho phép xuất bản báo chí tư nhân, vì sẽ làm phức tạp tình hình CM đang khó khăn.
2/ Chỉ cho phép những báo chí về khoa học tự nhiên, kỹ thuật, không cho phép những báo về khoa học xã hội, và xã hội…
3/ Phải tin ở nhân dân ở trí thức, phải làm hơn thực dân Pháp (dẫn chứng trường hợp báo Tiếng dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng). Thế mới thể hiện bản chất Dân chủ và Cộng hòa…Võ Nguyên Giáp khẳng định “Cuộc tranh luận sôi nổi 19-9-1945 là cuộc giao phong đầu tiên ở nước ta về quyền tự do ngôn luận”.
Võ Nguyên Giáp còn kể khi bàn giao Bộ Nội vụ cho Cụ Huỳnh Thúc Kháng vào tháng 3 năm 1946, Cụ Huỳnh nói: “Vinh dự của người cách mạng là tạo mọi điều kiện để công dân thực hiện mọi quyền tự do của mình theo Hiến định, có quyền tự do ra báo và quyền tự do lập nhà xuất bản. Vì, thể chế chính trị của nước ta là dân chủ. Vì vậy chúng ta phải dân chủ hơn hẳn thực dân Pháp”. Cử tọa hôm ấy có nhiều phóng viên báo chí đã vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh cụ Huỳnh.
C. Vài suy nghĩ ngậm ngùi
- Hóa ra đã từng có một nền báo chí tự do sơ sinh VNDCCH. Đáng buồn là chàng thiếu niên tuấn tú đó đã chết yểu khi chưa kịp trưởng thành để làm một người lớn chững chạc và trách nhiệm cho Đời cho Dân và cho chính mình, một nền báo chí xứng đáng của một xã hội văn minh và trưởng thành. Nên câu thơ của Tản Đà: “Dân hai mươi triệu ai người lớn/ Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con” sẽ còn ám ảnh ta như một định mệnh cay đắng
- Người xưa nói “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”. Nên người dân phải chịu trách nhiệm của mình. Nhưng trên hết và trước hết là trách nhiệm của ngững người dân đã nắm lấy quyền mà thiếu trách nhiệm với đất nước với xã hội, đã không “Tạo điều kiện”, như lời cụ Huỳnh để có một nền Báo chí Công dân, mà chính K.Mác cũng như HCM từng ôm ấp, hoài bão. Mác thì cho rằng “ở đâu có báo chí ở đó có tự do báo chí”. Còn chúng ta đang làm điều phản lại “Ở đâu có báo chí ở đó có kiểm duyệt báo chí”. Mà Mác cho rằng báo chí bị kiểm duyệt là cái quái thai được văn minh hóa, cái thây ma được tẩm nước hoa.
N.K.M
______

(*) Ông Đào Tiến Thi phát biểu đã dẫn Lịch sử tập 10, bộ mới xuất bản, rằng đã có 90 tờ báo, tạp chí ra đời đầu VNDCCH, và khẳng định đã có sự tự do báo chí thời ấy! 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét