Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2020

20200705. NHỮNG CON SÂU KHỦNG ĐANG SỐNG

ĐIỂM BÁO MẠNG
BỐ GIÀ TỈNH BÌNH PHƯỚC
BÙI VĂN THUẬN/ TD 1-7-2020

Phần 1: Dấu răng bố già trong các dự án BOT
Ở tỉnh Bình Phước, Nguyễn Tấn Hưng mà nhận số hai thì không ai dám nhận số một. Từ năm 2000 đến 2016, Nguyễn Tấn Hưng cầm đầu cai trị Bình Phước với nhiều chức vụ như: Chủ tịch tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Bí thư tỉnh ủy Bình Phước. Hưng nghỉ hưu từ năm 2016 nhưng quyền lực về chính trị và la liếm “làm ăn” kiểu cướp bóc vẫn là số 1 tại tỉnh này.
Trong 16 năm cầm đầu, Nguyễn Tấn Hưng (1955) đã xây dựng được một hệ thống đàn em, quân lính và gây dựng một hệ thống ảnh hưởng bao trùm tất cả các huyện, các lĩnh vực, các doanh nghiệp lớn nhỏ tại tỉnh Bình Phước. Thực tế, Nguyễn Tấn Hưng là một ông vua không ngai, một Bố già đích thực ở tỉnh này.
Hẳn quý vị còn nhớ năm 2019, báo chí phản ánh chuyện BOT bao vây Bình Phước. Xin đưa lại vài viết trên báo chí:
– Ngày 10/04/2019, báo Thanh Niên có bài: “Một tỉnh có 9 trạm thu phí BOT”.
– Ngày 01/5/2019, TTXVN có phóng sự: “Bình Phước: 6 trạm thu phí BOT trên cung đường 100km”.
– Báo Nông Nghiệp Việt Nam ngày 26/9/2019 có bài: “Nghịch lý tỉnh nghèo lại nhiều trạm BOT”.
– Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 5/4/2019 có bài: “Bình Phước: DN mất hơn 1 tỉ đồng/năm phí BOT cho 60km đường”.

Báo Đầu tư ngày 28/4/2019 có bài: “Vấn đề BOT giao thông dày đặc tại Bình Phước: Thủ tướng yêu cầu tỉnh báo cáo trước ngày 15/5”.

Còn hàng trăm bài viết nói về sự khốn khổ của người dân và doanh nghiệp bị BOT bủa vây và ăn cướp khắp các cung đường ở tỉnh Bình Phước. Câu hỏi đặt ra là ai có thể ngang nhiên làm trái luật, trái quy định, đặt nhiều trạm cướp có dấu đỏ mang danh BOT như vậy? Câu trả lời là: Bố già Nguyễn Tấn Hưng (Hai Hưng), kẻ 16 năm cai trị và làm trùm ở Bình Phước.
Trong tổng số 9 trạm cướp mang danh BOT ở Bình Phước, có 4 trạm do tỉnh quản lý (xây dựng, quản lý, báo cáo và đứng ra thu tiền). 7/ 9 dự án BOT ở Bình Phước được xây dựng và vận hành dưới thởi Nguyễn Tấn Hưng cai trị và cầm đầu tỉnh.
Năm 2016, Công ty CP BOT đường Đồng Phú – Bình Dương triển khai, tuyến đường dài 42 km, rộng 11 m (khởi công ngày 25.4.2016, nối QL14 thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước với tỉnh Bình Dương), vốn đầu tư giai đoạn 1 hơn 1.467 tỉ đồng. Dự án này cũng có dấu răng của bố già Nguyễn Tấn Hưng. (Chính con trai đầu của Nguyễn Tấn Hưng là Nguyễn Tấn Hải (30/01/1978) là chủ thầu dự án béo bở này và gia đình Hai Hưng có cổ phần không nhỏ trong dự án đó).
Công ty Cổ phần kinh doanh BOT đường ĐT.741 (gọi tắt là Công ty BOT741) được thành lập ngày 14/09/2004. Thời điểm đó Nguyễn Tấn Hưng là chủ tịch tỉnh Bình Phước. Hai Hưng có cổ phần lớn nhất trong dự án ăn cướp này.
Hiện nay Công ty BOT741 đứng ra thu tiền toàn bộ 4 dự án BOT do tỉnh Bình Phước “tự quản”. Dĩ nhiên số tiền đó phần lớn sẽ chảy vào túi nhà cựu Bí thư, cựu Chủ tịch Bình Phước Nguyễn Tấn Hưng.
Một điều mà giới doanh nghiệp cùng cán bộ- đảng viên tỉnh Bình Phước đều biết là: Trần Văn Chánh, Giám đốc Công ty BOT741 là anh em thân cận, quan hệ răng môi với Nguyễn Tấn Hưng. Dư luận Bình Phước cũng thừa biết: Trần Văn Chánh chỉ là kẻ đứng ra làm thuê và đứng tên kinh doanh, quản lý tài sản giúp Nguyễn Tấn Hưng. Ông chủ thực sự các BOT ở Bình Phước là bố già Hai Hưng.
Phần 2: Nguyễn Tấn Hưng – Trùm chọi chó
Như phần 1 đã đề cập, tuy đã về hưu nhưng quyền lực và bàn tay của Nguyễn Tấn Hưng (Hai Hưng) vẫn thò vào điều khiển mọi mặt ở tỉnh Bình Phước. Từ kinh tế, ăn đất, BOT, các dự án to nhỏ cho đến cả chuyện phá rừng nhức nhối nhiều năm nay, tất cả đều có dấu răng, có phần của Nguyễn Tấn Hưng và phe cánh của y.
Trong phần thứ 2 này, chúng tôi sẽ nói về chuyện: Cựu Chủ tịch, cựu Bí thư Bình Phước Nguyễn Tấn Hưng thao túng và điều khiển hầu hết các cuộc thanh trừng, tranh ăn, giành ghế, nâng đỡ đàn em, con cái. Xin thống kê các bài viết trên báo chí lề đảng để độc giả có cái nhìn về độ điếm đàng, lưu manh của bố già Hai Hưng.
– Trên báo Dân Việt ngày 20/9/2016 có bài: “Chuyện lạ: Con trai Bí thư tỉnh làm Phó Chủ tịch huyện giữa 2 kỳ họp”.
Ngày 23/9/2016, PLO đăng cuộc phỏng vấn Nguyễn Tấn Hưng với nhan đề: “Cựu bí thư Bình Phước: ‘Tôi không ưu ái con mình’.”
– “Việc bổ nhiệm của con cựu bí thư tỉnh là… đúng quy trình” là nhan đề bài viết trên báo Dân Trí ngày 22/9/2016.
Nguyễn Tấn Hưng có 2 con trai là Nguyễn Tấn Hải (1978) và Nguyễn Tấn Hùng (1979). Trước khi về hưu, Hưng đã biến 2 thằng con thành siêu nhân khi cho chúng thăng tiến thần tốc. Nguyễn Tấn Hải mới 42 tuổi đã kịp làm Bí thư huyện Chơn Thành nhiệm kỳ thứ 2. Nguyễn Tấn Hùng thăng tiến như “trò hề” trong hệ thống chính trị khi chỉ vài tháng từ một Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường, nhảy tót lên Phó Chủ tịch UBND huyện Hớn Quản.
Ngồi ghế Phó Chủ tịch huyện 1 tháng 3 ngày, Nguyễn Tấn Hùng được bố điều động về tỉnh ủy. Ngay sau đó vài ngày, Nguyễn Tấn Hùng được Hai Hưng nhét cho cái ghế phó tổng giám đốc Công ty Cao su Bình Phước. Trước khi về hưu năm 2016, Nguyễn Tấn Hưng đã kịp đẩy con trai thứ 2 là Nguyễn Tấn Hùng ngồi tót lên ghế Tổng giám đốc công ty.
Đó là 2 đứa con ruột. Nhiều ghế “ngon ăn”, dễ kiếm chác và ăn cướp Nguyến Tấn Hưng cũng nhét đàn em thân tín của y vào để thao túng. Từ khi về hưu năm 2016 đến nay, mọi cuộc họp HĐND tỉnh Bình Phước, Nguyễn Tấn Hưng luôn ngồi ghế đầu ngang hàng Bí thư tỉnh ủy. Mọi cơ cấu “nhân sự” trong tỉnh đều phải được bố già Hai Hưng thông qua mới dám bầu bán, quyết định.
Chuyện thối hoắc của quan chức – đảng viên cầm đầu ở huyện Phú Riềng, sự bao che, ăn tiền, bảo kê của Nguyễn Tấn Hưng là không nhỏ. Trần Văn Lân, Bí thư huyện Phú Riềng là đệ tử thân tín của Nguyễn Tấn Hưng.
Mới đây, báo Tiền Phong khui lại chuyện: Bùi Quốc Minh, phó Bí thư huyện Phú Riềng dùng bằng giả, bị phát hiện gần chục năm trước đây. Rồi những sai phạm nghiêm trọng của Bùi Quốc Minh ở dự án Trung tâm thương mại Bù Nho… Tất cả sai phạm của Minh đều được bỏ qua vẫn được cơ cấu, bầu bán rồi ngồi vào một trong những cái ghế cầm đầu đảng ở huyện Phú Riềng.
Xin mời xem các bài viết trên báo Tiền Phong:
Điều đáng nói là, dù Bùi Quốc Minh bị phát hiện sử dụng bằng giả từ nhiều năm trước, nhưng Nguyễn Tấn Hưng vẫn chỉ định Bùi Quốc Minh ngồi vào ghế phó Bí thư thường trực huyện ủy Phú Riềng nhiệm kỳ 2015-2020. Có được sự “bỏ qua” chuyện bằng giả, vô số sai phạm và ưu ái chia ghế từ Nguyễn Tấn Hưng, Bùi Quốc Minh đã phải chung chi nhiều tỷ đồng cho bố già.
Cuối tháng 12/2019, một vụ cướp táo tợn diễn ra tại biệt thự của bà Trần Thị Ánh Tuyết, Bí thư Huyện ủy Lộc Ninh (Bình Phước). Một kẻ bịt mặt dùng xông thẳng vào biệt thự bà Tuyết rồi dùng sung uy hiếp, bắt trói bà cùng lái xe. Báo chí nói là kẻ cướp “lấy đi hàng chục triệu đồng”. Sau vài ngày ồn ào, vụ cướp này hoàn toàn chìm vào im lặng và mất tích như chưa hề xảy ra.
Vụ này có 3 chi tiết “có vấn đề”:
1. Kẻ cướp là ai mà có thể biết giờ giấc bà Tuyết đi lại rồi về nhà? Tại sao y thông thuộc địa hình, nhà cửa và camera an ninh nơi biệt thự của bà ta?
2. Số tiền bị mất cụ thể là bao nhiêu, mất thêm gì nữa không? Cho đến nay, báo chí, công an đều chưa đưa ra con số cụ thể mà vẫn luôn mập mờ về “thứ bị mất”.
3. Một vụ “cướp nhà quan” thì đảm bảo công an chìm nổi, lực lượng chó săn, chim mồi sẽ xới tung cả huyện, cả tỉnh lên để lục. (Nhìn vụ tìm chim chào mào cho Lê Phước Hoài Bảo, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Nam là rõ nhất). Ấy vậy mà Bí thư huyện ủy bị cướp dùng súng đột nhập biệt thự riêng, bị bắt trói, bị cướp, một vụ “nghiêm trọng” hơn gấp nghìn lần vụ chim chào mào mà công an không điều tra, tỉnh không suỵt ưng khuyển đi khắp nơi tìm kẻ đó. Điều này rất lạ, ngược đời!
Huyện Lộc Ninh có cửa khẩu Hoa Lư nối với Campuchia, Lộc Ninh cũng có BOT nhà Nguyễn Tấn Hưng. BOT ở huyện Lộc Ninh dân phản đối rất dữ dội, Bí thư huyện Lộc Ninh là Trần Thị Ánh Tuyết muốn tống khứ cái BOT này đi. Bởi bà ta bị dân chửi rủa, chất vấn quay như chong chóng rất mệt mỏi, nhưng tiền cướp ở trạm BOT này lại chảy vào túi nhà Nguyễn Tấn Hưng. Đúng cái cảnh cầm chim cho thằng khác đái!
Thứ nữa, Trần Thị Ánh Tuyết có ăn nhiều, nhưng là ăn các doanh nghiệp trục lợi chứ không ăn tất, ăn tạp, ăn bẩn như Nguyễn Tấn Hưng. Thế nên Tuyết nhiều lần nói vỗ mặt ở các cuộc họp làm Hai Hưng mất mặt. Thêm một sự bất hòa nữa.
Trần Thị Ánh Tuyết muốn ngồi vào ghế phó Bí thư tỉnh ủy Bình Phước, nhưng lại không thèm quỵ lụy, xin xỏ chung chi cho Hai Hưng. Ý bà Tuyết là nếu không làm phó Bí thư tỉnh thì bà sẽ ở lại làm Bí thư huyện Lộc Ninh. Bố già nóng mặt thực sự bởi ý của Hưng là muốn điều đệ tử là Lê Trường Sơn, Bí thư Thành ủy Đồng Xoài về cầm đầu đảng ở Lộc Ninh cho dễ kiếm ăn, sai khiến và thao túng.
Tất cả những nguyên nhân đó làm cho Hai Hưng bắt buộc phải xuống tay hạ Trần Thị Ánh Tuyết. Cho tay sai đột nhập biệt thự, khống chế bà Tuyết, giả vờ cướp rồi chạy. Trước đó Nguyễn Tấn Hưng đã cho mời báo chí về địa phương sẵn để đưa tin, chụp ảnh biệt thự bà Tuyết rồi tung hê lên báo rầm rộ.
Đó là lý do mà cho đến nay, không ai tìm ra kẻ cướp, không ai biết bà Tuyết mất gì, công an thì bố già quyền lực Nguyễn Tấn Hưng suỵt và ra hiệu phải nằm im bỏ qua để y giở trò.
Một chi tiết rất thú vị là: Trước đây Nguyễn Tấn Hưng và Trần Thị Ánh Tuyết là anh em kết nghĩa. Bà Tuyết từng là giao liên, nấu cơm cho đơn vị của Nguyễn Tấn Hưng khi hắn là bộ đội đánh “đồng chí” Pol Pot anh em. Bố bà Tuyết cũng là sĩ quan quân đội, ông là chỉ huy của Nguyễn Tấn Hưng và đã hy sinh khi đánh nhau với Khmer Đỏ.
Bây giờ Nguyễn Tấn Hưng giở trò này với em gái kết nghĩa, con của chỉ huy, đồng chí, đồng đội đã khuất. Công nhận bản lĩnh chính trị và học tập làm theo tác phong đạo đức bác Hồ rất chuẩn, không sai đi đâu được.

Bí thư tỉnh ủy Lê Tấn Hưng quyết định chỉ định kẻ dùng bằng giả là Bùi Quốc Minh làm phó Bí thư huyện ủy Phú Riềng.
Ảnh chụp bài báo về vụ cướp chấn động bị chôn vùi.


CÁN BỘ, CHÂU CHẤU VÀ CHUYẾN TÀU MANG TÊN TƯƠNG LAI
XUÂN DƯƠNG/ GDVN 3-7-2020
Tên tuổi những gương mặt cộm cán như “Vũ nhômÚt trọcĐường nhuệ,…” luôn xuất hiện kèm theo những người/cơ quan được coi là “hậu phương vững chắc” cho bọn người coi pháp luật bằng vung này.
Bốn vụ án liên quan đến “Vũ nhôm” đã khiến Phan Hữu Tuấn, cựu trung tướng - Tổng cục phó Tổng cục Tình báo (Bộ Công an) lĩnh án 7 năm tù; Bùi Văn Thành, cựu trung tướng - Thứ trưởng Bộ Công an: 30 tháng tù; Trần Việt Tân, cựu thượng tướng - Thứ trưởng Bộ Công an: 36 tháng tù,…
Hai cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng Văn Hữu Chiến, Trần Văn Minh bị Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội xử phúc thẩm với bản án lần lượt là 10 và 17 năm tù, ngoài ra còn một loạt bị can khác bị xử tù. [1]
Báo Tienphong.vn trong bài “Dinh thự tráng lệ của cựu chủ tịch bút phê gây thất thoát tiền tỷ” đề cập chuyện cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung bao che cho Út trọc (Đinh Ngọc Hệ) trong vụ kinh doanh xăng kém chất lượng khiến ngân sách thất thoát tiền tỷ. [2]
Tại phiên xét xử của Tòa án Quân sự trung ương với Út trọc và đồng bọn, “Nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương (Lê Thanh Cung – NV) vắng mặt dù được tòa triệu tập với vai trò nhân chứng. [3]
Tại Thái Bình, ngày 18/11/2014, Đường “nhuệ” và đàn em đánh người gây thương tích ngay tại trụ sở công an phường Trần Lãm song gần hai tháng sau Công an thành phố Thái Bình mới khởi tố vụ án và thêm nửa năm để đi đến kết luận tạm đình chỉ điều tra với lý do “hết thời hạn điều tra mà chưa xác định được bị can trong vụ án”.
Chỉ một vụ thanh tra tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, bốn thành viên đoàn thanh tra Bộ xây dựng đã nhận số tiền hối lộ lên đến 2 tỷ đồng. [4]
Đến đây thì không thể không nêu câu hỏi: “Thượng tôn pháp luật được một bộ phận không hề nhỏ quan chức hệ thống hành pháp, tư pháp thực hiện thế nào?”.
Những vụ việc “xưa cũ” như vụ chiếm đất của dân tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm - Thành phố Hồ Chí Minh, vụ “Thành ủy Hà Nội tiến hành kiểm tra việc xử lý cán bộ vi phạm tại Sóc Sơn, hàng loạt vị đã bị tăng hình phạt. Tuy nhiên, 3 giám đốc sở có liên quan đều thoát kỷ luật” [5] có lẽ không cần nhắc lại.
Chuyện mới nhất là Bộ Công an yêu cầu Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương cung cấp kết luận thanh tra số 250/KL-UBND năm 2014 về việc phân lô bán nền trên địa bàn Thuận An.
Vậy vì sao Bộ Công an phải quay lại những vụ việc liên quan đến đất đai xảy ra trước năm 2014?
Nếu Công an kết luận có sai phạm, liệu có liên quan đến sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh và cấp dưới trong việc tiếp tay cho doanh nghiệp tư nhân thâu tóm đất đai khiến ngân sách thất thu nhiều tỷ đồng?
Được biết Bí thư tỉnh ủy Bình Dương giai đoạn từ tháng 7/2004 đến tháng 10/2015 là ông Mai Thế Trung, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh là các ông Nguyễn Hoàng Sơn (12/2005-9/2010), Lê Thanh Cung (9/2010-12/2014).
Tỉnh Bình Dương được ví như công xưởng thế giới thu nhỏ bởi nơi đây thu hút được rất nhiều nhà đầu tư quốc tế.
Năm 2019, tỉnh Bình Dương đứng thứ 3 trong các tỉnh thành cả nước trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài với số tiền hơn 3 tỷ USD.
Thông tin từ Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương cho thấy tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh Bình Dương năm 2018 ước đạt 50.000 tỷ đồng, năm 2019 là khoảng 57.300 tỷ đồng. [6], [7]
Nếu chỉ nhìn vào những con số thì ai cũng phải cho rằng bức tranh kinh tế, xã hội Bình Dương toàn màu hồng.
Tìm hiểu đôi chút thì thấy cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị xã Bến Cát (sau đó làm Bí thư Thị ủy) Nguyễn Hồng Khanh trong vòng 3 năm đã bỏ ra 45,7 tỉ đồng mua gần 20 ha đất và máy móc thiết bị. [8]
Cựu Chủ tịch tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung khi còn là Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Bến Cát đã kiếm được chừng 100 ha đất trong vụ “Biếu không 700 ha đất trồng cao su tại Công ty Sobexco”. [9]
Tìm hiểu thêm tí nữa thì được biết dưới thời ông Mai Thế Trung và Lê Thanh Cung lãnh đạo tỉnh Bình Dương, báo Tienphong.vn viết: “Phố Tàu mọc giữa Bình Dương” [10], còn báo Vietnamnet.vn viết: “Khi người Việt Nam xây phố dành riêng cho người Hoa?” [11]; “Phố người Hoa ở Việt Nam – chính sách hay tầm nhìn?” [12].
Hai bài viết trên Vietnamnet.vn liên quan đến dự án Đông Đô Đại Phố của Tổng công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp tỉnh Bình Dương (Becamex Bình Dương).
Becamex là doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương quản lý và việc doanh nghiệp này xây dựng khu vực dành riêng cho người Hoa ở thành phố mới Bình Dương liệu có thể không có sự thông qua của Tỉnh ủy và Ủy ban Nhân dân tỉnh?.

Ảnh chụp màn hình website Becamex IJC ngày 30/06/2011 ghi “Công bố mở bán dự án dành cho người Hoa tại thành phố mới Bình Dương” (nguồn Vietnamnet.vn).
Những thành tích đối nội, đối ngoại của không ít cựu lãnh đạo Bình Dương nêu trên phải chăng là câu trả lời cho việc vì sao Bộ Công an phải lật lại sự việc từ nhiều năm trước.
Vậy tại sao không sớm hơn mà phải đến năm 2020?
Để trả lời câu hỏi này, xin trích ý kiến đăng trên Tienphong.vn:
“Thời ông Cung còn là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, trước khối tài sản lớn của ông Cung, cử tri nơi đây đã nhiều lần đề nghị cơ quan chức năng kiểm kê tài sản ông này.
Tuy nhiên, cho đến khi ông Cung nhận quyết định nghỉ hưu vào đầu năm 2015, nguyện vọng của cử tri vẫn chưa được thực hiện”. [2]
Khi ông Cung nghỉ hưu rồi mà nguyện vọng của cử tri vẫn chưa được thực hiện, nói chi khi ông chưa nghỉ?!.
Còn khi phóng viên nêu câu hỏi với ông Mai Thế Trung về một số lùm xùm tại tỉnh này khi ông còn tại vị, ông Trung vặn ngược lại: “Bây giờ trả lời cái gì? Cái chuyện các anh nghe một chiều rồi các anh đi hỏi như thế thì làm cái gì?...”. [13]
Vẫn biết bàn tay không thể che trời nhưng có những thư bé hơn bàn tay lại có thể “che” nhiều thứ tận trên … trời.
Vườn cao su vài chục héc ta của ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương có nguồn gốc là đất công? (ảnh và chú thích của báo Tainguyenmoitruong.com.vn)
Chẳng thế mà bao nhiêu cuộc thanh, kiểm tra, chuyện 100 ha cao su “chạy lạc” vào sổ đỏ nhà Chủ tịch tỉnh thì không thấy động đến.
Thế có phải là oan ức cho ông Bí thư huyện ở Thanh Hóa có có mấy con dê “đi lạc” vào chuồng nhà ông mà bị báo chí bắt khoan, bắt nhặt?
Không biết rồi đây, Bộ Công an có quan tâm câu hỏi của cử tri về khối tài sản được dân cho là lớn của cựu chủ tịch tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung?
Liệu câu chuyện của ông ấy có phải là “cào cỏ còng cả lưng ở vườn cao su” giống mấy ông “buôn chổi đót” hoặc “làm thối móng tay” để xây biệt phủ?
Muốn dẹp các loại châu chấu như “Vũ nhôm, Út trọc, Đường nhuệ,…”, liệu có cần diệt hết các loại “sâu” đang biến hình thành gậy chống?
Và chuyến tàu mang tên Tương Lai của người Việt sẽ chạy với chiếc đầu tàu điện thế hệ 4.0 hay chiếc đầu máy hơi nước mà nhiên liệu là các loại “củi khô, củi vừa vừa, củi tươi”?
Tài liệu tham khảo:
[1] https://etime.danviet.vn/bao-nhieu-quan-chuc-da-dinh-cham-lien-quan-den-vu-nhom-2020010607064426.htm
[2] https://www.tienphong.vn/dia-oc/dinh-thu-trang-le-cua-cuu-chu-tich-but-phe-gay-that-thoat-tien-ty-1304208.tpo
[3] https://www.tienphong.vn/phap-luat/vi-sao-cuu-chu-tich-tinh-binh-duong-vang-mat-trong-phien-xu-ut-troc-1340189.tpo
[4] https://thanhnien.vn/thoi-su/can-bo-doan-thanh-tra-bo-xay-dung-da-nga-gia-an-chia-tien-nhu-the-nao-1243174.html
[5] https://thanhnien.vn/thoi-su/3-giam-doc-so-ha-noi-thoat-ky-luat-ve-sai-pham-dat-rung-soc-son-1148126.html
[6]http://baobinhduong.vn/nam-2018-gdp-tang-cao-nhat-trong-11-nam-tro-lai-day
[7]https://tuoitrethudo.com.vn/nam-2019-kinh-te-tinh-binh-duong-tang-truong-manh
[8] https://laodong.vn/phap-luat/toa-tra-ho-so-vu-cuu-bi-thu-ben-cat-binh-duong-mua-dat-phat-mai-gia-re-774255.ldo
[9] https://baotainguyenmoitruong.vn/vuon-cao-su-cua-chu-tich-tinh-binh-duong-co-nguon-goc-la-dat-cong-233747.html
[10] https://www.tienphong.vn/xa-hoi/pho-tau-moc-giua-binh-duong-634828.tpo
[11] https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/khi-nguoi-viet-nam-xay-pho-danh-rieng-cho-nguoi-hoa-27870.html
[12] https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/pho-nguoi-hoa-o-viet-nam-chinh-sach-hay-tam-nhin-28039.html
[13] https://danviet.vn/ong-dung-39lo-voi39-to-cao-chu-tich-tinh-bi-thu-tinh-uy-binh-duong-noi-gi-7777167774.htm
Xuân Dương
TIN LIÊN QUAN:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét