Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

20160926. CHÍNH SỰ CHƯA KIỂM CHỨNG

ĐIỂM BÁO MẠNG
PHÁT PHÁO HIỆU "SỜ" TIẾP ĐÉN ĐINH LA THĂNG ĐÃ NỔ ?
HUY ĐỨC/ FB HĐ/ BVB 26-9-2016
Thanh – Thuận, cho dù tội trạng tày đình cũng chỉ là kẻ thừa hành. PVC chưa phải là mất mát đau nhất ở PVN dưới thời Đinh La Thăng; di sản của ông ta sau 5 năm ở đây chỉ có thể nói là “tan hoang”. Nếu các cơ quan pháp luật muốn làm tới nơi thì quy mô của vụ án không chỉ “xảy ra ở PVC” mà là ở PVN, vấn đề không phải là Thuận hay Thanh mà là Thăng.
Cho đến trước khi bị C46 triệu ra Hà Nội, Vũ Đức Thuận vẫn nương náu trong biệt thự Trần Quốc Thảo. Rất lạ là báo chí chỉ đặt câu hỏi, ai đã “làm công tác cán bộ” cho Trịnh Xuân Thanh mà không nói gì về “quy trình” Đinh La Thăng dàn xếp cho đồng phạm của Thanh, Vũ Đức Thuận. Vì sao Thuận, một kẻ mà dấu hiệu phạm tội đã rõ từ năm 2013, vẫn được Đinh La Thăng đưa về làm Chánh văn phòng Bộ Giao thông, rồi kéo vào Sài Gòn làm trợ lý.

Đàn Em
Xây lắp là ngành mà Đinh La Thăng nắm gần như ngay lập tức sau khi về làm Chủ tịch tập đoàn Dầu khí (PVN), 10-2006, và biến nó trở thành một thứ công ty xây dựng như thời Sông Đà.
Thoạt đầu, người được Đinh La Thăng đưa về làm Tổng giám đốc công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) là “Diệu Đen” – đồng hương Nam Định, từng làm ở Sông Đà – thay thế “Hưng Địa Chủ”, một người được đào tạo và có kinh nghiệm trong ngành.
Nhưng, ở thời điểm ấy PVN đang có trong tay một lượng vốn khổng lồ. Một người giỏi điếu đóm không thể triển khai bài toán lớn để “giải ngân” từng ấy tiền bạc. Năm 2007, Đinh La Thăng đưa Trịnh Xuân Thanh từ Sông Hồng về thay thế “Diệu Đen” làm Chủ tịch kiêm TGĐ PVC. Năm 2008, khi Thuận gặp khó khăn ở Sudico (Sông Đà), Thăng lại đưa về làm phó rồi năm sau lên TGĐ.

Dự Án
Ngay sau khi Trịnh Xuân Thanh (2007) và Vũ Đức Thuận (2008) kiểm soát được PVC, Đinh La Thăng bắt đầu sử dụng hàng chục nghìn tỷ của PVN ồ ạt đầu tư cho các dự án: từ nhiệt điện, sợi polyester, ethanol… đến sân golf, khách sạn, văn phòng, trụ sở… Rất nhiều công trình được quyết định đầu tư vội vã, bất chấp pháp luật.
Có những công trình lớn, ngoài “chuyên môn” như Ethanol Phú Thọ (1.700 tỷ, đội giá lên 2.400 tỷ), như Sợi Đình Vũ (đội giá từ 324,8 triệu lên 363,5 triệu USD) nhưng đã được Đinh La Thăng cho phê duyệt dự án mà không thẩm định tính khả thi, không lấy ý kiến cơ quan quản lý có thẩm quyền (Bộ Công Nghiệp lúc đó).
Hành vi cố ý của Đinh La Thăng khi quyết định đầu tư những công trình này không chỉ làm thất thoát lớn trong quá trình xây dựng mà cả hai vừa xây xong đã phải đắp chiếu vì nếu sản xuất sẽ làm lỗ cho PVN mỗi năm hàng nghìn tỷ (năm 2014, Sợi Đình Vũ lỗ 1.085 tỷ).

Trảm Tướng
Đinh La Thăng đi đến đâu cũng làm “nức lòng nhân dân” bằng các vụ “trảm tướng”. Ít ai biết được đằng sau những quyết định ầm ĩ đó là gì.
Trước khi chuẩn bị ồ ạt xây cất, Đinh La Thăng đã chuẩn bị “cơ sở pháp lý” cho Thanh – Thuận bằng Nghị quyết 133 của Đảng ủy Tập đoàn, “Phát huy nội lực, ưu tiên sử dụng dịch vụ trong ngành”.
Hầu hết những dự án của PVN, Đinh La Thăng đều buộc các chủ đầu tư (các đơn vị thành viên của PVN) phải “ưu tiên sử dụng dịch vụ” của nhà thầu PVC. Mặc dù Thuận và Thanh thường đưa ra mức dự toán cao hơn rất nhiều so với giá trị thực tế, Thăng vẫn gây áp lực để các chủ đầu tư (công ty con của PVN) chấp nhận và thường phải ứng trước vốn lên đến hơn 80% giá trị hợp đồng cho Thanh – Thuận.
Nhiều chủ đầu tư đã bị “trảm” vì không chịu vâng theo những điều kiện phi lý này.
Chi phí để Thanh – Thuận xây phần thô của tòa nhà PVFC lên tới 350 tỷ trong khi trước đó, khách sạn Petrosetco Sông Trà (Nhờ bên ngoài nắm cổ phần lớn hơn PVN nên không để Thăng ép giao thầu cho PVC) có cùng diện tích, cùng điều kiện xây dựng, đã hoàn thành nội thất, chỉ hết 69 tỷ.
Tòa nhà PVGas, đường Nguyễn Hữu Thọ, Nhà Bè, theo đánh giá của giới chuyên môn và theo thị trường, cả tiền xây dựng và đất, chỉ khoảng 350 tỷ đồng. PVGas đã phải quyết toán cho Thanh – Thuận lên tới 900 tỷ. Trong thời gian xây dựng tòa nhà này (2008-2010) hai tổng giám đốc của PVGas (Trần Văn Vĩnh và Nguyễn Việt Anh) đã bị Đinh La Thăng cách chức.
Có thể chỉ ra hàng loạt ví dụ tương tự khác ở những công trình như khách sạn Lam Kinh, khách sạn dầu khí Thái Bình, Trung tâm thương mại Cà Mau…
Ngoài Trần Văn Vĩnh, Nguyễn Việt Anh còn nhiều “tướng” khác bị “trảm” với lý do tương tự, trong đó có các ông: Trịnh Thanh Bình, TGĐ Đạm Phú Mỹ; Đinh Văn Ngọc, TGĐ Bình Sơn và Lương Khoa Trường, TGĐ DMC…
PVC được nói là lỗ 3.300 tỷ, đúng ra là lỗ 4.100 tỷ vì đã sử dụng hết 800 tỷ trong quỹ dự phòng. Nhưng con số thất thoát còn phải tính đến cả ở những công trình bị kê giá (như vài ví dụ vừa nêu) mà cơ quan điều tra hoàn toàn có thể làm rõ bằng cách trưng cầu giám định.

“Thiên Tài”
Tuy trong khoảng từ 2008-2010, PVC hạch toán là “hiệu quả” nhưng những khoản lỗ nhìn thấy vào giữa 2012 chỉ là phần “bục ra” và là hậu quả của cung cách Thanh – Thuận ngay từ khi họ nắm PVC. Trong xây dựng, nếu các nhà thầu được ứng tới 80-90% vốn như PVC (chưa kể giá trị đầu tư được kê cao lên) mà làm lỗ được thì phải nói là… thiên tài. Nhưng Thuận – Thanh vẫn làm được.
Nhân danh “phát huy nội lực”, Đinh La Thăng đã chỉ định và giao cho PVC thầu các dự án của Tập đoàn. Nhưng Thanh – Thuận chỉ là những anh “cò”. Vừa nhận thầu của Tập Đoàn là PVC liền giao toàn bộ quyền tổng thầu với các hình thức khác nhau cho các công ty con hoặc các công ty không hề là con cái gì của PVC cả.
Nhân danh “nâng cao năng lực thiết bị thi công”, PVC đã bỏ ra 424,84 tỷ đồng để mua sắm máy móc. Thiết bị mua về, thay vì được PVC khai thác sử dụng, thì toàn bộ lại được chuyển cho các công ty con dưới dạng bù trừ công nợ, góp vốn… Các công ty con nhận những thiết bị này về cũng hoặc không sử dụng, hoặc chỉ sử dụng cho một công trình rồi bỏ đó.
Không chỉ áp dụng chính sách chỉ định thầu cho các công ty con, Thanh – Thuận đã cho rất nhiều nhà thầu phụ không dính dáng gì tới PVC hưởng “nội lực” của ngành dầu khí.
Đầu năm 2012, trong số 8.620 tỷ đồng ký với các nhà thầu phụ, có tới 3.572 tỷ (41,43%) được PVC “giao thầu” cho các công ty ngoài ngành. Nhiều nhà thầu phụ được ứng vốn cao hơn vốn mà PVC được ứng từ chủ đầu tư với số tiền lên đến 753 tỷ. Các nhà thầu còn được “ứng ngoài hợp đồng” lên tới 775 tỷ.

Dòng Tiền
Không phải công ty con nào cũng “sổ sách” như PVC-ME để ta có thể giải thích vì sao Thuận – Thanh lại hào phóng với các công ty con, nhà thầu phụ như thế. Và, nhờ nó, chúng ta biết được “dòng tiền”.
PVC-ME là một công ty có số lỗ vào năm 2012 lên đến 576 tỷ đồng và đang “cân đối âm” 714 tỷ. Ngoài những cách quen thuộc như khai khống hồ sơ rút tiền, PVC-ME có một sáng kiến rất hay đó là cho các đối tác hoặc chỉ huy trưởng công trường ký tạm ứng rồi… không nhận tiền. Có người “để lại” 2, 3 tỷ, có đối tác “để lại” 4 tỷ. Tổng số tiền “để lại” cho quỹ đen chung này lên tới 80,768 tỷ.
Trong “sổ đen”, có những khoản chi nho nhỏ, kiểu như “Học tập tấm gương HCM” 5 triệu; “Đi sở KHĐT” 5 triệu rồi “Gửi anh Hải lái xe” 211 triệu; “Mua bộ đồ đánh golf cho sếp” 350 triệu… Có rất nhiều khoản chi mỗi lần từ 1 đến gần 4 tỷ không rõ làm gì. Chỉ trong năm 2011, lái xe riêng của TGĐ đã thanh toán các khoản tiếp khách hết 1,126 tỷ đồng và tiền tiếp khách của PVC-ME hết 9,89 tỷ.
Trong “sổ” có ghi những bữa nhậu 4-5 trăm triệu, chúng rất dễ làm ta liên tưởng đến “Bộ trưởng Ballentine “. Và, không rõ tính toán ra sao mà trong ngày 15-8-2011 có tới 4 lần rút tiền “sinh nhật bố sếp Thanh”(418 triệu + 50 triệu + 80 triệu).
Những khoản chi tiền tỷ chi chít trong sổ đen mà theo ngày tháng thì nằm trong khoảng trước và sau Đại hội XI. Cấp tập hơn là những khoản chi vào giai đoạn từ sau Đại hội cho đến khi hình thành Chính phủ mới, kéo dài tới tháng 9-2011, thời điểm Đinh La Thăng chuẩn bị rời PVN qua Bộ Giao thông.
Đây cũng chính là giai đoạn Thanh – Thuận sử dụng tới 1.081 tỷ vốn xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Bình II ứng cho các nhà thầu không liên quan tới công trình này “sử dụng vào những mục đích khác”(đến nay vẫn còn 700 tỷ chưa thu hồi được).
Trịnh Văn Thảo, TGĐ PVC-ME đã bỏ trốn từ 2012. Thanh đang bị truy nã. Nhưng không chỉ có Thuận, rất nhiều nhân vật thông thạo đường đi của những “dòng tiền” dầu khí như: Duy, Sợi Đình Vũ; Hoàng, PVC-IC; Trung PVC-SG… vẫn còn đi lại trước mặt cơ quan điều tra.
Khi làm Chủ tịch PVN, Đinh La Thăng không chỉ tiếp nhận một giai đoạn vẫn rất thịnh vượng của ngành (giá dầu lúc ông ta rời PVN vẫn trên 100 USD/thùng) mà còn tiếp quản từ tay người tiền nhiệm khoảng 5 tỷ USD vốn liếng.
Thanh – Thuận, cho dù tội trạng tày đình cũng chỉ là kẻ thừa hành. PVC chưa phải là mất mát đau nhất ở PVN dưới thời Đinh La Thăng; di sản của ông ta sau 5 năm ở đây chỉ có thể nói là “tan hoang”.
Nếu các cơ quan pháp luật muốn làm tới nơi thì quy mô của vụ án không chỉ “xảy ra ở PVC” mà là ở PVN, vấn đề không phải là Thuận hay Thanh mà là Thăng.
Huy Đức/(FB. Huy Đức)

LIỆU TRẦN ĐẠI QUANG CÓ DÁM ĐÁNH PHỦ ĐẦU TBT TRỌNG HAY KHÔNG?
NGUYỄN TRỌNG DÂN/ DLB 25-9-2016
A. Tại sao cần đề cập đến vai tṛ TC II?

Việt Nam dồn dập nhiều sự kiện sau ĐH đảng lần thứ 12: Hai ông tướng đứng đầu quân đội là bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh và tham mưu trưởng Đỗ Bá Tỵ bị tước hết mọi uy quyền cùng một lúc. TL QKII là tướng Lê Xuân Duy bất ngờ qua đời với nhiều nghi vấn là bị đầu độc liệt gan. Cả ba cán đầu tỉnh Yên Bái thuộc QK II, trong đó có cả bí thư Phạm Duy Cường bị bắn chết ngay tại trụ sở giữa ban ngày. Đó là chưa kể những sự kiện ngoại giao xảy ra liên tục trong một thời rất ngắn chừng sáu tháng trở lại đây từ việc Ấn Độ cho mượn tiền mua hỏa tiễn đến việc tân bộ trưởng QP là chính ủy Lịch sang thăm Trung Cộng mở đường cho thủ tướng "mát-de" Phúc sang kư kết nhượng bộ thêm về kinh tế; báo hiệu Việt Nam sẽ c̣n tiếp tục nhập siêu từ Trung Cộng nhiều hơn nữa.

Phân tích thật hư của bao nhiêu đó sự kiện xảy ra mà không mô tả càng rơ càng tốt vai tṛ của Tổng Cục II (TC II), một bộ phận của quân đội chuyên về t́nh báo và ám sát, hiện đang nằm dưới quyền điều khiển trực tiếp của TBT Trọng th́ là một sự thiếu sót rất lớn.

B. Những can dự của TC II đối với tranh chấp nội bộ đảng ở quá khứ:

Nghị định 96/CP thành lập TC II do thủ tướng Vơ Văn Kiệt kư vào ngày 11 tháng 9 năm 1997 dựa trên Pháp Lệnh t́nh báo do chủ tịch QH lúc bấy giờ là Nông Đức Mạnh cho thông qua. Thật là một sự trùng hợp không ngờ, tháng Chín ngày 11 (9-11) là ngày tưởng niệm các nạn nhân tử nạn v́ khủng bố ở Hoa Kỳ th́ cũng là ngày kỷ niệm thành lập TC II. Nghị định này được kư do sự hậu thuẫn ngầm của thượng tướng Lê Khả Phiêu, nhằm thu lượm tin tức để khống chế vây cánh TBT Đỗ Mười nhằm giúp Phiêu có thể lên làm TBT đảng ba tháng sau đó thông qua hội nghị TƯ đảng lần thứ tư. Phiêu lên làm TBT không phải thông qua ĐH đảng mà thông qua hội nghị TƯ. Như vậy, Phiêu đă dùng TC II làm một cuộc chỉnh lư, đảo chánh một cách ngoạn mục. Xin lưu ư là sau ĐH đảng lần VII vào 1996, Đổ Mười vẫn bám ghế TBT không nhả cho đến măi một năm sau, Phiêu mới đủ khả năng hất văng nổi Đổ Mười.

Từ đó, Phiêu nắm chặt TC II như là một công cụ cần thiết để duy tŕ quyền lực TBT của ḿnh, dùng TC II theo dơi hù dọa gieo rắc sợ hăi lên các ủy viên TƯ đảng. Sợ hăi hay không th́ chưa biết những bất măn gia tăng khiến Nông Đức Mạnh chớp thời cơ, thuyết phục TC II x́ ra tin tức bôi xấu, bảo Lê Khả Phiêu có cô vợ trẻ không chính thức người Hoa có tên là Trương Mỹ Vân. Phiêu bị mang tiếng là rơi bẫy mỹ nhân kế của t́nh báo Trung Nam Hải để rồi phải kư đất nhượng đảo một cách vô lư cho Trung Cộng, nhất là kư kết san nhượng vịnh Bắc Bộ với giá 2 tỷ Mỹ kim.

Tuy nhiên trên thực tế, Phiêu chống lại vây cánh thân Mỹ của chủ tịch nước Trần Đức Lương, thủ tướng Phan Văn Khải và đă làm bọn này bể mặt nặng nề ngay trước mặt tổng thống Clinton khi ông viếng thăm Việt Nam vào năm 2000. Phiêu không chịu đồng ư một cách rất bất lịch sự những ǵ bọn Khải, Lương hứa hẹn trước với Hoa Kỳ để có thể mời được tổng thống Clinton sang thăm cho nở mày nở mặt. Sau khi tổng thống Clinton ra về, Khải và Lương hết sức căm giận Phiêu nên t́m đủ mọi cách mua chuộc lôi kéo thuyết phục tướng Đặng Vũ Chính, cục trưởng TC II, phản lại Phiêu, đồng ḷng với bọn Khải, Lương truất phế Phiêu. TC II phản Phiêu nên một mặt vừa tung tin bôi nhọ triệt hạ Phiêu thẳng tay. Mặt khác, báo cho các ủy viên TƯ đảng là hủy bỏ mọi chương tŕnh theo dơi khống chế các ủy viên do Phiêu tiến hành trước đây. Bị chỉ trích tấn công tứ bề, TC II lại làm phản bất tuân mệnh lệnh, không chịu khống chế các ủy viên TƯ đảng cho ḿnh nữa, Phiêu bị mất chân đứng quyền lực nên rớt đài khỏi chức TBT ở ĐH đảng lần thứ IX một cách thê thảm dù Khải và Lương vẫn ngồi lại chức vị sau đại hội đó.

Sau khi Phiêu bị hất và Nông Đức Mạnh lên làm TBT thế Phiêu vào năm 2001 th́ ai ai trong TƯ đảng đều đồng ư là duy tŕ TC II là cần thiết nhưng để TC II đe dọa theo dơi các ủy viên TƯ đảng là điều cấm kỵ nên TC II từ này phải nằm dưới sự quản lư của bộ QP, không thể bay nhảy vào TƯ tự tung tự tác như trước nữa, cũng như TBT không được quyền dùng TC II để khống chế ác nhân vật ở TƯ nữa.

Vào năm 2002, một năm sau khi đă lấy được ghế TBT, Mạnh cho tướng Chính về hưu và đề cử con rể của tướng Chính là tướng Nguyễn Chí Vịnh lên thay. Mạnh làm như vậy vừa khiến Chính rất an tâm mà về hưu, vừa làm mọi người trong TƯ đảng ai cũng an tâm v́ Vịnh sẽ được tập thể quyết định sai đâu đánh đấy. TC II không c̣n là đặc quyền của TBT nữa và không c̣n là tổ chức dí súng hù dọa các ủy viên TƯ đảng nữa. Nghĩa là, TC II của Vịnh từ nay sẽ tuân theo mọi quyết định sau cùng của Thường vụ Quân ủy TƯ, một "tập thể" thường thường bao gồm TBT, thủ tướng, bộ trưởng QP, chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị, và các thứ trưởng QP.

Năm 2004, Thủ tướng Khải phong Vịnh lên làm Trung Tướng. Nhiều lời đồn cho rằng Khải thưởng công Vịnh v́ Vịnh có công sai quân ra dàn xếp cho con trai của Khải thoát khỏi sự truy sát của các băng đảng gốc Hoa ở Đông Nam Á và Ma Cao một cách êm thắm. Ngoài ra, nhiều tin đồn Vịnh cũng như TC II đứng ra đảm nhận trách nhiệm chuyển tiền ra ngoại quốc cho giới chóp bu như Khải hay Mạnh hay Trần Đức Lương nên được thưởng công. Tin đồn đúng hay sai được phần nào hay không chưa biết, nhưng trên thực tế, ĐCSVN cần phong Vịnh làm trung tướng để Vịnh có thêm uy quyền điều khiển TC II lan rộng ra nhiều quốc gia khác để thu thập tin tức t́nh báo về QP trước bối cảnh Việt Nam hội nhập vào thế giới ngày một sâu rộng hơn và t́nh h́nh biển Đông đang bắt đầu manh nha căng thẳng, quân đội đang cần vũ khí mới.

Từ năm 2005 đến 2006, quyền uy của thủ tướng Khải bị yếu hẳn đi và bị phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ từ lấn át lấy hết quyền hành. Đó là chưa kể vụ án tham nhũng PMU 18 thuộc bộ Giao Thông Vận Tải vào năm 2006 khiến Khải bó tay hết đường chống đỡ mà phải nghỉ hưu giữa nhiệm kỳ. Khải thiếu kinh nghiệm ngoại giao nên chuyến đi lần đầu tiên của một thủ tướng CS thăm Hoa Kỳ vào năm 2005 bị đổ vỡ hoàn toàn, chính phủ Bush không ưa Khải, cho Khải là dốt nát không thể bàn bạc được ǵ dù Khải đă được giới công ty dầu hỏa Mỹ cũng như giới kỹ nghệ xe hơi hết ḷng nâng đỡ trợ giúp. Khải đi từ Mỹ về với hai bàn tay trắng mà không đạt được thỏa thuận ǵ đáng kể. Điều này khiến phó thủ tướng Dũng thúc ép bộ Công An, cục An Ninh của tướng Hưởng phản pháo bôi xấu Khải để Khải hiểu rơ phải từ chức để được an thân.

C. “Châu về hợp phố”:

Sự nhu ḿ và an phận của Mạnh về mặt nội bộ tạo ra cơ hội ngàn vàng cho Nguyễn Tấn Dũng thâu tóm quyền lực. Đơn giản là Mạnh biết cách giảm bớt xung khắc trong đảng nhưng lại không biết cách để các đảng viên làm giàu, trong đó có cả Mạnh. Dũng được Hoa Kỳ hỗ trợ tài chánh từ FDI, đến các khoản cho vay không hoàn lại khiến đảng viên tha hồ mà đục khoét. Chủ trương của Dũng là nắm chặt bộ Công An để dẹp mọi chống đối lật đổ đảng cũng như dùng công an đè bẹp khống chế những ai phản lại ḿnh bên trong đảng nên vai tṛ của TC II từ từ bị đi vào lăng quên, kinh phí bị hạn hẹp so với các tập đoàn kinh tế hay các bộ ngành khác. TC II hoàn toàn bị dồn, Dũng dồn ép phải chịu sự điều khiển của bộ QP, không thể ra ngoài khuôn khổ và Dũng nâng đỡ các tướng lănh công an tối đa khiến con đường đi vào bộ Chính Trị của tướng Vịnh gần như mỗi lúc mỗi khó hơn trong khi các tướng công an núp bóng Dũng ồ ạt thăng lon đi vào TƯ.

Dũng tăng ngân sách cho bộ CA phát triển mạnh, lực lượng CA cơ động thiện chiến ngày càng đông, đó là chưa kể ngành t́nh báo CA cũng được mở rộng. Dưới thời Dũng làm thủ tướng, quân đội Việt Nam bị tụt hậu nghiêm trọng trong khi bộ CA được trang bị mọi vũ khí, phương tiện tối tân để đảm bảo khả năng trấn áp duy tŕ vai tṛ lănh đạo chính trị của đảng mà Dũng đang làm thủ tướng nắm hết binh quyền. Vai tṛ chính trị của TC II từ năm 2006 đến 2008 hoàn toàn mờ nhạt trong khi cục t́nh báo của bộ CA, do thượng tướng CA Nguyễn Văn Hưởng nắm, lại được thủ tướng Dũng trọng dụng trở nên nổi đ́nh nổi đám, được ca ngợi như là "làm ăn hiệu quả" trong việc bắt bớ những người đấu tranh cho Dân Chủ.

TC II bắt đầu bất măn với thủ tướng Dũng một cách ngấm ngầm từ đó v́ không c̣n được trọng dụng như trước nữa. Nguyễn Chí Vịnh không chống đối ra mặt v́ biết thủ tướng Dũng thế rất mạnh, do Dũng là người đi "kiếm chén cơm" về cho toàn đảng, ai ai trong TƯ đảng cũng cần dựa vào Dũng để làm giàu.

Thế nhưng từ năm 2008 trở đi, Vịnh bắt đầu có cơ hội tiến thân khi vị tổng thống tân cử Obama của Hoa Kỳ tuyên bố Đông Nam Á là trọng tâm của chính sách đối ngoại dẫn đến sự nổi giận của Trung Cộng khiến bộ QP của Cộng đảng lúng túng về mặt đối ngoại cũng như đối sách ứng phó - Tướng Vịnh tỏ ra có khả năng giao tiếp trong lănh vực QP với các nước lân bang như Úc hay Singapore khiến TBT Mạnh tin cẩn cất nhắc lên làm thứ trưởng bộ QP cho trọng trách giao tiếp đối ngoại của Vịnh được dễ dàng.

Điều này làm cục t́nh báo an ninh của tướng Hưởng ghen tỵ nên bôi xấu Nguyễn Chí Vịnh tối đa. Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng dù sao cũng đă ngồi ở TƯ từ khóa IX năm 2001 nên không muốn tướng Vịnh tép riêu yếu thế qua mặt ḿnh, đảm đang đối ngoại QP. Từ năm 2009 trở đi, tức là năm tướng Vịnh được phong làm thứ trưởng bộ QP đặc trách đối ngoại, tướng Hưởng giật dây cho hàng loạt các tay chân của ḿnh lên tiếng tố cáo tướng Vịnh, chẳng hạn như thư tố cáo của trung tá Vũ Minh Trí, hay vụ tướng Giáp tố cáo tướng Vịnh, gây áp lực cho TBT Mạnh. Đó là chưa kể pháo dội trong dư luận liên tục của Bùi Tín lên án Vịnh là tay sai gián điệp của Trung Cộng. Vịnh im lặng núp bóng bộ QP và biện minh rằng mọi quyết định hành động của ḿnh đều đi theo chỉ thị "tập thể" của UB Quân ủy TƯ. Vịnh tự nhận ḿnh là thiên lôi, sai đâu đi đó mà thôi nên tướng Hưởng đuối lư, chẳng làm ǵ được Vịnh.

Một điều bất ngờ hơn nữa là phía Hoa Kỳ đột nhiên chê bai tướng Hưởng ra mặt, cho là Hưởng yếu kém về mặt đối ngoại khiến thủ tướng Dũng phát hoảng cho Hưởng về hưu vào năm 2013 và giữ bên cạnh ḿnh làm cố vấn an ninh. Hưởng bực ḿnh chỉ trích Hoa Kỳ không chịu bênh vực Việt Nam công khai mạnh mẽ hơn nữa trước sự lấn hiếp của Trung Cộng tại biển Đông. Hoa Kỳ lại đi khen tướng CA Tô Lâm hơn tướng Hưởng theo như đài BBC loan báo trên đường link
Thế là tự nhiên Vịnh thoát khỏi búa ŕu dư luận của Hưởng giật dây do Hưởng phải về hưu, mất hết uy quyền.
Nguyễn Phú Trọng trở thành TBT vào tháng Giêng năm 2011 rấp tâm muốn loại Dũng ra khỏi TƯ cho bằng được dù kín đáo che đậy. Trọng lật đật phong Vịnh lên làm thượng tướng vào tháng 12 cùng năm thông qua bộ QP một cách rất khéo khiến Dũng không nghi ngờ do Dũng coi thường TBT Trọng, cho là Trọng c̣n quá yếu.

Thế là "châu về hợp phố", TC II lại từng bước nằm trong bàn tay của TBT như buổi ban đầu thời Lê Khả Phiêu. Do có đến tám năm làm cục trưởng TC II nên toàn bộ TC II đến giờ này vẫn là nghe theo lệnh của Vịnh. Trọng có được Vịnh cung cấp tin t́nh báo đời tư các ủy viên nên từng bước, rào đón uy hiếp các uy viên, dẫn đến cô lập thanh thế của Dũng từ từ.

D. Sai lầm của thủ tướng Dũng:
Từ ĐH đảng lần thứ 10, sai lầm thứ nhất của Dũng khi dồn nỗ lực lo đối phó với vây cánh của Hồ Đức Việt, trưởng ban tổ chức TƯ, t́m đủ cách đề ông này bị hất văng ra khỏi TƯ mà quên nh́n đến Trọng, đang làm Chủ Tịch QH, nghị gật lù khù. Dũng cần phải loại Trọng ngay từ đầu. Khi trở thành TBT, Trọng đă từng bước có tính toán liên kết với TCII, liên kết với Trương Tấn Sang, chặt từ từ bớt thế lực của Dũng ở dàn bí thư tỉnh, dàn đảng ủy khối CA, đảng ủy ở các tập đoàn kinh tế, ngân hàng, ban tuyên giáo, cũng như cô lập tướng CA Lê Hồng Anh, ngồi ở chức bí thư để kèm kẹp Trọng giùm cho Dũng. Lê Hồng Anh làm sao mà đối phó lại Trọng cho nổi!

Sai lầm thứ nh́ là Dũng quá coi trọng bộ CA nên để xổng TC II lọt vào tay Trọng một cách dễ dàng. Nhờ có TC II trong tay, Trọng lần hồi khống chế lôi kéo được các tướng lănh trong quân đội bất măn Dũng do ăn chia quyền lợi kinh tế không đồng đều. Trọng cũng dùng Nguyễn Chí Vịnh kéo dài tiến tŕnh mở cửa Cam Ranh để đường lối hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam bị tŕ trệ, chậm chạp khiến Trọng có đủ thời giờ t́m thêm hậu thuẫn từ Bắc Kinh về tiền tài để mua chuộc các ủy viên TƯ khác trong đảng phản Dũng. Cũng giống như TBT Phiêu, Trọng dùng TC II để củng cố thế lực nhưng kín đáo và có tính toán hơn hẳn Phiêu. Dũng có thừa tiền nuôi TC II nhưng do quá khứ tai tiếng của TC II thời Lê Khả Phiêu nên Dũng bỏ lửng TC II cho QP quản lư. Do đó, TC II từng bước ngả vào TBT Trọng để có thêm quyền lực.

Điều sai lầm quan trọng nhất của thủ tướng Dũng là ông ta không có một kế hoạch cụ thể nào trong việc lật hay triệt tiêu Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn. Dũng chỉ lo chống đỡ sự tấn công của Trọng trong ôn ḥa để duy tŕ sự thống nhất trong đảng mong cùng nhau thụ hưởng uy quyền tiền tài trong khi Trọng th́ t́m đủ cách loại Dũng bằng mọi giá. Đơn giản là v́ Dũng quá tin vào sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ mà quên đi "nước xa không chữa được lửa gần,” Trung Cộng ngày càng tung tài lực hậu thuẫn TBT Trọng công khai khiến vây cánh của Dũng bị đuối dần do mải lo chống đỡ hơn là phản công.

Nay Dũng bị hất văng ra khỏi bộ chính trị là hoàn cảnh quá thuận lợi để TC II hoành hành trở lại. Bộ CA bao lâu nay được Dũng cưng chiều sẽ là mục tiêu thanh toán hàng đầu của TC II trong cuộc đấu đá dành quyền lực. Đương nhiên, tham vọng này không nằm ngoài chủ ư của TBT Trọng.

E. Nguyên nhân đối đầu giữa Trần Đại Quang và Tổng Cục II:

Khi bộ trưởng CA Trần Đại Quang viếng thăm TC II vào tháng 12 năm 2014 th́ mọi người thấy ngay nỗ lực muốn dàn ḥa giữa bộ CA và TC II, xóa bỏ hay cố t́nh làm giảm dần những căng thẳng xích mích trước đó. Mức độ dàn ḥa sâu đến đâu chưa biết, nhưng mở đường cho Trần Đại Quang lôi kéo tăng thêm ảnh hưởng của riêng ḿnh đối với TC II. Ông Quang yêu cầu TC II phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa với bộ CA. Quang né tránh sai lầm của thủ tướng Dũng trước đó và t́m đủ cách lôi kéo TC II ra khỏi ảnh hưởng của bộ QP và hổ trợ Quang trong tương lai.

Khi bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh thất lễ với bộ trưởng QP Hoa Kỳ là ông Carter buộc thủ tướng Dũng phải ra tay dạy cho Thanh một bài học, nhờ tướng Đỗ Bá Tỵ ra lệnh giam lỏng và tước hết binh quyền của Thanh vào tháng Sáu năm 2015 th́ TC II phản đối và TBT Trọng đă gọi Trung Cộng ra mặt ép Dũng buông tay. Sau vụ này rồi, TC II biết rơ nếu Dũng ngồi lại sau ĐH đảng lần thứ 12 th́ TC II hết đường sống nên tung hết lực khống chế thuyết phục các ủy viên bỏ phiếu truất phế Dũng để hưởng tài lực mua chuộc bởi Trung Cộng.

Tướng Tỵ nghe theo lời thủ tướng Dũng thi hành vụ giam lỏng này nhưng bất thành khiến ông ta bị hất văng ra khỏi bộ QP.

Bộ trưởng CA Trần Đại Quang biết đây là cơ hội ngàn vàng để khiến Phùng Quang Thanh không thể nào ḍm ngó chức Chủ tịch nước được nữa nên gật đầu cộng tác với TBT Trọng và Trương Tấn sang cứu Phùng Quang Thanh ra khỏi sự giam lỏng. Quang đưa lính đến bộ QP giải cứu Thanh khiến Tỵ bị hỏng gị. Tuy nhiên, để mua chuộc và giảm bất măn của các tướng tá quốc pḥng theo chân tướng Tỵ, Quang hứa hẹn tăng cường mua vũ khí hiện đại như các tướng lănh mong muốn để đối phó với Trung Cộng. Quang cũng ráng bao che khiến dàn tướng tá theo chân Đỗ Bá Tỵ c̣n nguyên tại chức, chỉ có mỗi ḿnh tướng Tỵ là bị hất văng ra khỏi bộ QP nhưng vẫn c̣n là ủy viên TƯ đảng. Điều này khiến TC II lo ngại v́ sợ tướng Tỵ sau này nếu có cơ hội có binh quyền trở lại sẽ bóp nát TC II trong chớp mắt.

Cho đến giờ phút này, vụ điều tra án mạng ở Yên Bái đă ch́m xuồng. Không thanh toán các nạn nhân tại nhà riêng mà đi vào thẳng trụ sở tỉnh thanh toán là tác phong của bên quân đội, không phải tác phong thanh toán của cục an ninh thuộc bộ Công An. Thanh toán giữa ban ngày ban mặt tại trụ sở tỉnh sắp có cuộc họp người đi qua đi lại đông đúc chứng tỏ các sát thủ không hề sợ bị truy tố hay sợ có người biết. Đây cũng không phải là tác phong thanh toán của giới giang hồ buôn lậu gỗ như Cộng đảng tung tin đồn. Cho nên mọi nghi vấn khi điều tra vụ thanh toán tại Yên Bái bắt buộc sẽ phải dồn vào TC II hoặc bộ TLQK II. Tuy nhiên, bộ TLQK II dù có bất đồng hay ghét bí thư Cường ra mặt th́ cũng không thể tùy tiện đi bắn một uy viên TƯ đảng ngay trụ sở. Như vậy, chỉ c̣n lại có TC II là nghi phạm lớn nhất bởi v́ TC II có đầy đủ khả năng ám sát và có sự hậu thuẫn trực tiếp của TBT. Cục 11 của TC II có thể là cục đảm nhiệm vụ thanh toán này. Cục 11 của TC II chuyên về trách nhiệm nhổ mọi cái gai nguy hiểm cho TƯ đảng hay cho TBT.

Phía bên CA Trần Đại Quang đúng ra đă có thể hư hửng đẩy người của ḿnh vào ngồi ghế của ông Cường cho thêm thanh thế ở QK II sau khi lực lượng CA của Tô Lâm ồ ạt kéo lên Yên Bái dàn xếp sự việc nhưng TBT Trọng có lẽ đă đoán được tham vọng của ông Quang ngay từ đầu nên đưa ra một người vô thưởng vô phạt như bà Trà ra làm bí thư. Điều này khiến cho mọi người dễ dàng nhận thấy Trần Đại Quang đă trở thành nỗi lo sợ và là cái gai trong mắt TBT Trọng. Chỉ đúng một tháng sau vụ Yên Bái, TBT Trọng trở thành TBT đầu tiên ngồi trong đảng ủy bộ CA để xét việc. Rơ ràng, Chủ tịch nước tướng CA Trần Đại Quang hiểu rằng tính mạng ḿnh đang bị TC II đe dọa và Quang có khả năng thuyết phục được TC II phản Trọng hay không th́ cần thời gian để kiểm chứng. Hoặc là nếu Quang ỷ ḿnh nắm cục An ninh trong bộ CA cũng đủ mạnh để phá vỡ sự kiểm soát của TBT Trọng đối với ḿnh th́ đương nhiên, bộ CA sẽ phải đương đầu bắn nhau đ́ đùng với TC II, một điều rất dễ xảy ra trong nay mai ở Hà Nội.

Bất luận là có vụ bộ CA bao che để ông phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh trốn thoát hay không th́ TBT Trọng vẫn t́m cách không chế bộ CA lư do ông Quang đang có xu hướng thực hiện lời hứa của ḿnh đối với bên quân đội, đó là mua thêm vũ khí để pḥng chống Trung Cộng làm TBT Trọng rất khó xử trước chủ tịch Trung Cộng Tập Cận B́nh. Hơn nữa, tàn dư vây cánh tham nhũng của thủ tướng Dũng ồ ạt núp bóng Quang th́ TBT Trọng không thể nào để yên.

Không cần Trương Tấn Sang tự là Tư Sâu viết bài than thở để nhắc nhở nền chính trị Việt Nam lắm trăn trở đa đoan để kêu gọi đoàn kết, Trần Đại Quang không ngu dại ǵ chọn con đường nhịn nhau để cùng sống như thủ tướng Dũng lầm lỡ trước kia nữa v́ với sự can dự và hậu thuẫn sâu rộng của chủ tịch Trung Cộng Tập Cận B́nh, TBT Trọng sẽ không dại ǵ mà nhường hay chịu chia sẻ quyền lực của vây cánh ḿnh cho bất cứ vây cánh nào khác trong đảng để cùng nhau hưởng tài lộc uy quyền. Phe TBT Trọng muốn gom trọn! Trần Đại Quang biết rơ điều đó và chắc chắn, Quang cần phải ở tư thế sẵn sàng phản công. Trần Đại Quang đang cố lôi kéo quân đội về phía ḿnh, cố ḥa giải những bất đồng giữa bộ CA và các tướng lănh bộ QP. Khó khăn ở một chổ là, mọi động tĩnh bên bộ QP, TC II đều ngăn cản. Trần Đại Quang cần tướng Đỗ Bá Tỵ trở lại bộ QP để thảm sát người của TC II, bẻ găy uy quyền của TBT Trọng càng sớm càng tốt!

Viên đạn của bên nào bay ra nhanh hơn, của TC II hay của bộ CA th́ cần thời gian để trả lời, nhưng chắc chắc, sự hiện diện của bộ trưởng CA Trung Cộng Quách Thanh Côn ngay vào thời điểm này tại Hà Nội khiến Trần Đại Quang biết rơ là ḿnh không c̣n nhiều th́ giờ để chuẩn bị cho cuộc phản kích thẳng vào TC II hay TBT Trọng nữa. Có lẽ, ngoài Nguyễn Tấn Dũng ra, ngay cả Trần Đại Quang cũng không phải là đối thủ của TBT Trọng về khả năng đấu đá dành quyền lực. Hơn nữa, liệu Trần Đại Quang có dám đánh phủ đầu TBT Trọng hay không?
25.9.2016
CÓ CẦN HOẢNG HỐT KHI NGUYỄN TRỌNG NẮM QUYỀN CÔNG AN ?
BÙI QUANG VƠM/ DLB 24-9-2016
Sáng 21-9, Hà Nội công bố Quyết định của Bộ Chính trị Khóa XII về việc chỉ định Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020.
Tại buổi lễ, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đã công bố Quyết định của Bộ Chính trị về việc chỉ định Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020, gồm 16 người; Ban thường vụ Đảng ủy gồm 7 người, trong đó có 3 Lãnh đạo Đảng, Nhà nước là: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Nhiều người hoảng hốt. Ông Trọng đương kiêm bí thư Quân uỷ trung ương, bây giờ nhảy vào thường vụ đảng uỷ bộ Công an. Có phải sắp đại loạn đến nơi không?
Bình tĩnh một chút sẽ thấy đây là phản ứng trực tiếp đối phó chuyện chạy trốn của Trịnh Xuân Thanh.
Việc khẳng định chính quyền đảng trị phi dân chủ, không còn là chuyện phải tranh luận, nhưng chỉ vì không thể chấp nhận chế độ mà lẫn lộn khái niệm đạo đức, đến mức bênh vực kẻ cắp, thì sẽ không còn công lý nữa.
Nếu tôi gọi Trịnh Xuân Thanh là một tên ăn cắp, sẽ có ai phản đối?
Tất nhiên, hắn không ăn cắp của đảng, đảng không có gì để hắn ăn cắp. Hắn ăn cắp của dân. Trong con số 3.300 tỷ đồng thất thóat thua lỗ, có một phần vào túi hắn. Đó là mồ hôi, nước mắt, thậm chí là xương máu cuả 3 triệu người dân lương thiện làm ra trong một năm.
Hắn có thể bây giờ chống lại đảng của hắn, nhưng hắn chống ai, thì hắn vẫn là thằng ăn cắp. Hắn ăn cắp của dân, thì dù hắn có trốn thoát vòng tay của tổ chức đảng của hắn, hắn không và sẽ không bao giờ chạy thóat khỏi lưới trời.
Hắn lách được kẽ hở của đảng luật, một thứ pháp luật vận hành bằng chỉ thị của lãnh đạo đảng, vọt được sang Đức hay đâu đó, bên ngoài Việt Nam. Nhưng khốn nạn cho hắn, ngoài Việt Nam, thì luật đảng không còn giá trị. Hắn sẽ không có lối thoát nữa. Sớm hay muộn thì hắn cũng bị bắt.
Hắn đang cố tình lập lờ đánh lận, bịt mắt thiên hạ bằng hoả mù chống đảng, để lách luật chính trị. Hắn trở thành một thằng ăn cắp có hạng là nhờ đảng của hắn. Hắn lên lon, lên chức là nhờ hắn biết đường tận tụy với đảng. Hắn có cơ hội để ăn cắp của dân, vì nhờ có đảng, hắn có địa vị, có quyền lực, và bởi vì đảng cuả hắn trao vào tay hắn một khối tài sản khổng lồ nhưng không có chủ nhân, gọi là tài sản quốc dân, tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Nếu hắn không ăn cắp thì mới là một thằng ngu. Có cái chỗ nào có tài sản thuộc sỡ hữu nhà nước mà không có bọn ăn cắp có thẻ đảng. Vấn đề không phải là bắt thằng ăn cắp, mà việc cần trước hết là không để có cái gì vô chủ trước mặt bọn sẵn sằng ăn cắp ấy.
Nhưng của ăn cắp dù có nhiều cũng không thể vô hạn, và không thể đủ để chia khắp. Và nguyên nhân chính hắn bị đảng của hắn truy lùng bắt bớ, chính là trong đảng của hắn, hắn chỉ cung phụng được có một phần. Những kẻ đang tổ chức truy lùng hắn là những kẻ nằm ngoài số đó.
Bây giờ trốn được ra nước ngoài, hắn đang tìm cách tạo dựng cho hắn một hồ sơ chính trị. Hắn chống đảng của hắn vì hắn yêu nước, vì hắn không chịu được chế độ độc tài đảng trị. Hắn không chịu được hành vi đè lên luật pháp của chính ngài tổng bí thư đảng. Hắn không là thằng ăn cắp tiền của, hắn chống đảng vì một cuộc đấu tranh vì một nền dân chủ thật sự cho tổ quốc yêu dấu của hắn. Hắn phải được xem là nạn nhân chính trị. Bên cạnh cái biệt thự giá 5 triệu Euro, hắn sẽ còn được hưởng trợ cấp tị nạn. Hắn sẽ xin được quy chế đoàn tụ gia đình để đưa nốt những người còn lại. Hắn sẽ trở thành một lãnh tụ phong trào dân chủ cho Việt Nam.
Ông Trọng, trước hết không nằm trong nhóm những kẻ có phần ăn chia cái thất thoát 3.300 tỷ đồng đó. Có thể thấy, những kẻ xúm quanh ông Trọng hiện là những người này. Ông Đinh Thế Huynh, thợ cạo giấy, chuyên nghề lý luận, ông Tô Lâm, nguyên thứ trưởng Công An phụ trách An ninh đối ngọai, Trần Quốc Vượng, nguyên viện trưởng Kiểm sát tối cao, Trương Hoà Bình, Chánh án Toà án tối cao, Ngô Xuân Lịch, tướng mà làm bí thư...toàn những nhân vật chức vụ rất cao, nhưng không có phần chia trên chiếc bánh ăn cắp, mà chỉ tử tế thì có chút ít quà cáp.
Không nói tới chuyện khác, chỉ riêng cái bánh 3.300 tỷ này, lần theo con đường nào cũng dẫn tới chỗ Đinh La Thăng và Nguyễn Tấn Dũng. Ông Thăng là cấp trên trực tiếp của Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận, hai tên nhúng bùn trực tiếp, với chuyên môn nguyên là một kế toán trưởng, chưa biết chừng chính Đinh La Thăng mới là kẻ chủ mưu ăn cắp. Chính vì vậy mà xong chuyện, Trịnh Xuân Thanh lẩn như trạch, lánh thật xa, lặn thật sâu.
Nhưng ông Thăng sơ hở ở chỗ ông Thuận, tác giả Kami nói, ông Thuận này là tay hòm chìa khoá của ông Thăng, nghĩa là không được phép xa ông Thăng nưả bước. Chạy lòng vòng, nhưng khi ông Thăng được ông Dũng giao chức bộ trưởng giao thông, thì Vũ Đức Thuận về làm chánh văn phòng Bộ. Đầu tháng ba, ông Thăng vào làm bí thư Sài Gòn, thì lập tức Vũ Đức Thuận bỏ mặc Văn phòng bộ, lang thang vào Sài gòn chờ cho đến khi ông Thăng thu xếp khả dĩ yên vị, mới bổ nhiệm ông này thành phó chánh văn phòng đảng uỷ. Việc thu xếp này kéo hơi dài, thể hiện ông Thăng không hề làm chủ địa bàn và bộc lộ hoàn toàn bộ mặt thật của Đinh La Thăng.
Có thể dễ dàng đoán nhận ra, Đinh La Thăng là giải pháp thoả thuận giữa Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng, trả giá cho việc chấp nhận rút lui của ông Dũng trước đại hội XII.
Sài Gòn là khát vọng nung nấu của Nguyễn Tấn Dũng, vưà để trả hận Lê Thanh Hải, vừa nắm nguồn tấc đất tấc vàng, trong đó có kể đến con vịt đẻ trứng vàng trong tay Lê Thanh Hải là tập đoàn gốc Hoa Vạn Thịnh Phát. Ông Thăng làm ầm ĩ báo chí, trảm tướng, chỉ là để ra oai, phát tín hiệu dụ hàng đối với Vạn Thịnh Phát. Sự kiện khu ngã tư Nguyễn Huệ vào tay Vạn Thịnh Phát vưà rồi báo hiệu kết thúc cuộc mặc cả, và Vạn Thịnh Phát đã đầu quân cho ông Dũng và Thăng.
Nhưng việc khởi phát tiếng súng tấn công này cùng một lúc với việc ban hành ban hành văn bản số 13-TB/TW Thông báo Kết luận của Ban Bí thư về việc xác định tuổi của đảng viên có thể là một sai lầm nữa của ông Trọng. Ông không thể cùng lúc cáng đáng cả ông Dũng lẫn ông Quang. Đây có thể là sự nôn nóng quá sức của ông Đinh Thế Huynh, vì có thể thời hạn giữa nhiệm kỳ đã đến quá gần. Buộc phải vừa bắn vưà dọn ngai.
Nhưng nếu vì bị ép qúa, ông Quang sẽ lại quay lại với ông Dũng. Nếu phải đánh trận như vậy, ông Trọng và ông Huynh tất thất bại, chế độ sẽ sụp đổ. Ông Dũng chỉ có tiền và đội ngũ những tên ăn cắp sẽ không làm chủ được tình hình. Quân đội sẽ lợi dụng khoảng trống, và một chế độ quân phiệt do Tập đoàn 319 tài trợ sẽ được thiết lập. Cha con Phùng Quang Thanh có thể quay trở lại.
Nếu lực lượng quần chúng chưa sẵn sàng, khung kết cấu nền dân chủ chưa có, thì Việt Nam buộc phải đi qua một thời kỳ quân phiệt, tương tự như những gì từng xảy ra tại Mianmar, lịch sử Việt nam sẽ lại phải dừng lại ít nhất hai mươi năm nữa.
Nghiêm trọng, nhưng dư luận mải miết săn tìm Trịnh Xuân Thanh. Cái tội này có phần do Gió gây ra. Gió là chuyển động không khí từ chỗ áp suất khí quyển cao sang chỗ có áp suất thấp. Mà áp suất khí quyển thì giống như hiệu ứng cánh bướm, nói rằng, một con bướm vỗ cánh tại Bắc Kinh có thể gây ra bão ở New York. Nhưng khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt, mà chắc chắn bị bắt, thì Gió có thể cũng tắt.
24.09.2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét