Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

20150516. XOAY QUANH VẤN ĐỀ TĂNG NỢ CÔNG

ĐIỂM BÁO MẠNG
BỘ TÀI CHÍNH: NỚI TỶ GIÁ KHÔNG LÀM TĂNG NỢ CÔNG
Bài của TRƯỜNG GIANG /infonet 15/5/2015
Lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định, dù room tỷ giá nới thêm 1% thì cũng không làm tăng gánh nặng nợ công.
Theo số liệu từ Bộ Tài chính, nợ công đang dần tiến tới sát ngưỡng trần 65%GDP, nhưng đợt điều chỉnh tăng tỷ giá thêm 1% ngày 7/5 vừa qua của Ngân hàng Nhà nước không làm tăng nợ công quốc gia.
Giải thích cụ thể hơn tại cuộc họp chiều 14/5, ông Trương Hùng Long – Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho hay, hiện 46% cơ cấu nợ Chính phủ là ngoại tệ, trong đó một nửa là vay bằng đồng USD, một nửa là bằng các đồng ngoại tệ khác. Chính sách tỷ giá của Việt Nam hiện “neo” theo đồng USD và các đồng tiền khác theo tỷ giá chéo của USD.
Tăng tỷ giá thêm 1% thì cũng không làm tăng nợ công
Quan điểm này của lãnh đạo Bộ Tài chính trái ngược hoàn toàn với tính toán mà quan chức Bộ Kế hoạch & Đầu tư đưa ra trước đây, khi cho rằng, nới tỷ giá 1% sẽ khiến tăng nợ công thêm 10.000 tỷ đồng.Dù USD tăng giá so với VND khi Việt Nam nới room tỷ giá thêm 1%, nhưng lại giảm giá so với nhiều đồng tiền khác. “Tính tổng phần tăng từ USD so với VND và phần giảm ở các khoản nợ trả bằng USD và các ngoại tệ khác tính tỷ giá chéo qua USD thì tương đương nhau. Vì thế, dù Ngân hàng Nhà nước có điều chỉnh tỷ giá tăng thêm 1% thì cũng không làm tăng nợ công” – ông Trương Hùng Long khẳng định.
Nhiều quan điểm của các chuyên gia đưa ra cho rằng, con số nợ công của Việt Nam dù đang tiến sát ngưỡng trần cho phép là 65%GDP nhưng lại chưa chuẩn xác, do không cộng phần nợ của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Về thắc mắc này, ông Long giải thích, DNNN hoạt động bình đẳng với các loại hình DN khác trong nền kinh tế, nếu tính nợ của DNNN vào nợ chung của Chính phủ, nợ quốc gia là không công bằng. “Được giao vốn Nhà nước, DNNN chịu mọi trách nhiệm với hoạt động và hiệu quả sử dụng đồng vốn của mình. Việc không tính nợ DNNN vào nợ quốc gia là hoàn toàn hợp lý, công bằng” – ông Long nói.
Cũng tại cuộc họp, liên quan tới câu hỏi của báo giới về đợt phát hành trái phiếu Chính phủ trị giá 1 tỷ USD cho Vietcombank, bà Phan Thị Thu Hiền – Vụ phó Vụ Tài chính Ngân hàng (Bộ Tài chính) lý giải, mục đích sử dụng số tiền huy động được này nhằm hỗ trợ cân đối ngân sách Nhà nước, nằm trong khoản bội chi đã được Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, bà Hiền bỏ ngỏ khả năng thời gian tới có thể phát hành tiếp trái phiếu Chính phủ loại này nữa hay không để tăng nguồn thu cho ngân sách. “Thời gian tới có phát hành nữa hay không còn căn cứ vào nhu cầu của thị trường”- bà Hiền nói.
Tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bàn về tình hình kinh tế xã hội diễn ra đầu tuần này, đề cập tới vấn đề ngân sách, bản thân Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng cho biết, chỉ tính riêng năm 2015 Chính phủ phải trả nợ trái phiếu số tiền lên tới 135.000 tỷ đồng. Dù năm 2014 ngân sách vượt thu 80.000 tỷ đồng, song số tiền này cũng không dành dụm được bao nhiêu, do một phần trả nợ và chi tiêu đầu tư phát triển xã hội.
Trường Giang
VAY 5 TỶ USD/NĂM : NỢ CÔNG SẮP CHẠM TRẦN, KHÔNG THỂ DỪNG LẠI
Bài của PHẠM HUYỀN/ Vef 16/5/2015
- 10 năm trở lại đây, Việt Nam vay khoảng 4-5 tỷ USD/năm. Nợ công gần chạm trần cho phép trong khi sức ép trả nợ ngày càng lớn. Thế nhưng, Bộ Tài chính khẳng định đó là điều không thể tránh khỏi.
Biết trước mà không tránh được
Giống như chấp nhận sống chung với lũ, Bộ Tài chính mới đây đánh giá: nợ công đang tăng nhanh, chưa bền vững, quản lý phân tán, sử dụng dàn trải.... Và nợ công có quy mô lớn là điều không thể tránh khỏi, bởi nguồn lực hạn chế, vẫn cần phải đi vay.
Ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính cho biết, 10 năm trở lại đây, chúng ta vay mỗi năm khoảng 4-5 tỷ USD. Sau năm 2020, việc đi vay mượn với ưu đãi của nước ngoài sẽ giảm dần do Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình.
Dù nợ công đã tiến sát ngưỡng an toàn mà Quốc hội cho phép nhưng an toàn nợ công thể hiện ở việc chúng ta có khả năng thu xếp, bố trí để chi trả hay các khoản vay hay không?
Trên thực tế, con số nợ công ngày càng phình to với các cách tính khác nhau vẫn là điều rất đáng lo ngại.
Năm 2014, tổng vốn vay nợ công cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội đã huy động 627,8 nghìn tỷ đồng, bằng 60,3% GDP. Đây cũng là năm mà nợ công Việt Nam tăng mạnh nhất trong dự kiến 10 năm 2011-2020 của Bộ Tài chính.
***
nợ công, an toàn, vượt trần, chạm trần, DNNN, trả nợ, đầu tư phát triển, rủi ro, vỡ nợ, GDP, USD, Thu-nhập-trung-bình, nợ-công, an-toàn, vượt-trần, chạm-trần, DNNN, trả-nợ, đầu-tư-phát-triển, rủi-ro, vỡ-nợ
Con số nợ công ngày càng phình to với các cách tính khác nhau vẫn là điều rất đáng lo ngại.
Trên thực tế, nếu theo Chiến lược nợ công quốc gia của Việt Nam, chúng ta đã tiêu gần hết dư địa quy mô an toàn nợ công và sắp chạm trần sớm hơn 5 năm, bởi 65%/GDP ngưỡng an toàn là quy định cho năm 2020.Năm nay, nợ công đã được dự đoán sẽ tiếp tục tăng lên mức 64% GDP và sẽ chạm sát trần vào năm 2016 với tỷ lệ 64,9% GDP. Sau đó, từ năm 2017, nợ công sẽ giảm dần để đến năm 2020 xuống mức 60,2% GDP.
Tính theo USD, nợ công của Việt Nam hiện vào khoảng 84,9 tỷ USD. Trung bình mỗi người dân đang gánh hơn 937 USD tiền nợ.
Nhóm nghiên cứu của Học viện Chính sách và phát triển, Bộ Kế hoạch đầu tư trước đây đã cho hay, nếu tính thêm 5 khoản nợ phải trả của Ngân sách và chi phí dự phòng thì con số nợ công sẽ thêm 7-8% so với con số chính thức trên đây.
Chưa kể, rủi ro nợ công còn đến từ các khoản nợ tự vay của các DNNN, lên tới cả 1,1 triệu tỷ đồng. Nếu các DNNN này yếu kém, không trả được thì Chính phủ sẽ buộc phải trả thay.
Tuy nhiên, Cục trưởng Cục Quản lý nợ vẫn cho rằng, không thể tính nợ DNNN vào nợ công vì như vậy sẽ bất bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác. Khi chuyển sang cơ chế thị trường và theo Luật doanh nghiệp, các DNNN phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng vốn, hiệu quả hoạt động của mình.
Việt Nam trả nợ đúng hạn
Theo ông Long, "Việt Nam đang làm tốt nghĩa vụ trả nợ, nợ đến hạn đều được trả đúng hẹn".
nợ công, an toàn, vượt trần, chạm trần, DNNN, trả nợ, đầu tư phát triển, rủi ro, vỡ nợ, GDP, USD, Thu-nhập-trung-bình, nợ-công, an-toàn, vượt-trần, chạm-trần, DNNN, trả-nợ, đầu-tư-phát-triển, rủi-ro, vỡ-nợ
Nợ công gần chạm trần cho phép trong khi sức ép trả nợ ngày càng lớn.
***
Tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước vẫn dưới ngưỡng không quá 25% theo quy định, năm 2014 là 13,8%; năm 2015 dự kiến khoảng 16,1%.
Song, theo nhóm chuyên gia kinh tế trên, nếu nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ bao gồm cả các khoản vay về cho vay lại, thì tỷ lệ này đã vượt trần" từ lâu. Năm 2014, tỷ lệ này là 25,92% và năm 2015 sẽ phải là 31,75% tổng thu ngân sách
Còn nếu tính tỷ lệ tổng nghĩa vụ trả nợ công trên thu ngân sách thì các tỷ lệ trả nợ còn lớn hơn nữa, năm 2013 là 33,39%, năm 2014 là 38,07% và năm nay sẽ lên tới con số 45,02%.
Cục trưởng Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại lý giải, 40% khoản vay về, được ngân sách phân bổ lại cho các dự án, các đối tượng khác. Các chủ đầu tư được vay lại sẽ phải có trách nhiệm trả nợ nên không thể tính vào khoản chi trả nợ trực tiếp từ ngân sách.
Trước áp lực trả nợ ngày càng lớn và phải giảm dần đảo nợ, Bộ Tài chính đã ngừng phát hành Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn ngắn hạn mà chỉ phát hành kỳ hạn từ 5 năm.
Song, về lâu dài, Học viện Chính sách và phát triển đã khuyến nghị rằng, phải giải quyết nhanh nợ xấu trong ngân hàng, sử dụng hiệu quả đồng vốn vay thì mới mong nợ công bền vững.
Đặc biệt, nhóm này đã đề nghị nên thoái vốn Nhà nước để giảm số nợ công trên.
Theo tính toán, tỉ lệ lãi suất bình quân của tổng nợ công là 4,7%/năm, tổng số lãi và phí phải trả 1 năm là gần 88 ngàn tỷ. Vốn chủ sở hữu của Nhà nước trong các DNNN là 1.116 ngàn tỷ.
Nếu trong năm 2015 - 2017, Chính phủ thoái 50% vốn trong DNNN, khoảng 560 ngàn và với tỷ lệ vốn hóa trên thị trường chứng khoán bình quân bằng tỷ lệ vốn hóa hiện nay của các DNNN (2,55 lần mệnh giá) thì Nhà nước sẽ thu về được khoảng 1,43 triệu tỷ VND. Số tiền này sử dụng cho đầu tư phát triển thay cho việc vay nợ với mức ước bình quân 238 ngàn tỷ/năm theo dự kiến 2015-2020.
Như vậy, Chính phủ chỉ phải vay nợ khoảng 67 ngàn tỷ/năm, tương đương 3,5 tỷ USD, giảm chi phí trả lãi vay, đảm bảo nợ công an toàn, bền vững dưới 65%/GDP như quy định.
Phạm Huyền
 ***
VÌ SAO PHẢI CÔNG KHAI MINH BẠCH PHÂN BỔ NGÂN SÁCH VÀ NỢ CÔNG

Bài của NGỌN HẢI ĐĂNG / ĐKN2/ BVB 15/6/2015
***
<Việc đóng dấu ‘mật’ này cho thấy việc phân bổ ngân sách thuộc về vấn đề bí mật của quốc gia, mà người dân không được phép biết đến. Đây là một điều hết sức vô lý, bởi nguồn ngân sách là từ tiền của người dân, vậy mà người dân chỉ được phép đóng tiền cho ngân sách, mà không được phép biết tiền đó được sử dụng như thế nào.>
Chỉ tính từ tháng 1/2013 đến tháng 3/2014, thống kê cho thấy, nợ công đã tăng thêm tới 9.887 tỷ USD, tương đương trung bình 700 triệu USD/tháng.
Vào tháng 6/2015 Quốc Hội khóa XIII sẽ họp về việc thông qua dự thảo sửa đổi luật ngân sách, xem xét khuyến nghị ‘công khai phương án phân bổ ngân sách nhà nước’.
Theo chỉ số công khai ngân sách (Open Budget Index – OBI) thì Việt Nam chỉ được 19 điểm trên thang điểm 100, nằm trong những nước có mức minh bạch về ngân sách thấp nhất thế giới.
Nguyên nhân chủ yếu nhất là do dự thảo ngân sách không được đưa ra công chúng cho ý kiến trước khi trình Quốc Hội phê duyệt chính thức.
Hiện nay dự thảo phân bổ ngân sách được đóng dấu ‘MẬT’ rồi trình duyệt ở các cấp, khiến cho người dân không thể tham gia góp ý cho việc phân bổ ngân sách.
            Thực trạng thu chi ngân sách và nợ công
Nợ công Việt Nam là 84,32 tỷ đô la (tính đến tháng 10/2014) đã đạt đến mức gần chạm ngưỡng 65% GDP, nhưng cách tính nợ công của Việt Nam không tính phần công ích, BHXH, DNNN, trong khi những khoản nợ này nhà nước cũng phải trả. Nếu tính cả các phần này thì nợ công đã vượt ngưỡng 65% GDP.
Do ngân sách không đủ trả nợ nên vẫn phải vay thêm để trả nợ, hàng năm đều phát hành trái phiếu để vay vốn. Số nợ phải trả năm 2015 là hơn 13 tỷ đô la tương đương 31% tổng thu ngân sách, trong khi đó riêng khoản chi ngân sách thường xuyên là 72% tổng thu ngân sách. Riêng hai khoản chi này cộng lại đã quá số thu ngân sách rồi.
Vậy thì nguồn nào để chi cho đầu tư phát triển đất nước? Vì thế mà năm nào Chính phủ cũng phải vay thêm tiền, gần đây nhất năm 2014 phải vay thêm 70.000 tỷ đồng.
Vì thế nên nợ chồng thêm nợ khiến nợ công vẫn cứ tăng thêm hết năm này sang năm khác. Chỉ tính từ tháng 1/2013 đến tháng 3/2014, thống kê cho thấy, nợ công đã tăng thêm tới 9.887 tỷ USD, tương đương trung bình 700 triệu USD/tháng.
         Tại phiên họp Quốc hội ngày 9/10/2014, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng phát biểu rằng “Nếu cứ áp dụng chi thường xuyên 72% chi ngân sách nhà nước như hiện nay cho nhiệm vụ năm 2015 và năm 2016 thì lấy gì để chi cho đầu tư phát triển, lấy gì để bội chi thấp đây? Cứ “xơi” hết, ăn hết thì lấy đâu ra!?”
Đầu tư lãng phí
Thế nhưng thực tế đầu tư ở Việt Nam lại vô cùng lãng phí góp phần không nhỏ gây bội chi ngân sách. Nhiều trụ sở xây dựng nguy nga, đồ sộ, trong khi thực tế lại không cần thiết phải xây dựng đồ sộ đến vậy. Có bộ có đến 2 trụ sở, do xây trụ sở mới rồi nhưng vẫn muốn có trụ sở cũ.
Các công trình xây dựng đồ sộ không phải vì nhu cầu, mà là vì muốn có được một chữ ‘danh’. Như trụ sở tỉnh Bình Dương được gắn với ‘danh’ là trung tâm hành chính lớn nhất Việt Nam. Tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng cũng phải gắn với cái ‘danh’ là tượng đài lớn nhất Đông Nam Á.
Chính vì cái ‘danh’ này mà nhiều trụ sở khang trang đua nhau mọc lên khiến Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước phải thốt lên rằng: “Nhiều tỉnh xây trụ sở đẹp lộng lẫy khang trang, rất phản cảm. Trong khi dân còn nghèo, nước còn nghèo thì xây trụ sở lộng lẫy như cung điện để làm gì?!”
Hay như tại phiên họp Quốc hội ngày 9/10/2014, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cũng phát biểu rằng “ăn hết rồi thì lấy đâu đầu tư.”
Hệ quả lương thấp, tham nhũng gia tăng
Chính vì ngân sách không có tiền để chi, nên lương hành chính của giáo viên hay CBCNV đều rất thấp, điều này dễ dẫn đến việc các công chức này nhũng nhiễu gây khó khăn cho người dân và các doanh nghiệp để vòi tiền.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói với cử tri Quận Ba Đình (Hà Nội) rằng: “Giờ ở nhà đi ra thấy cái gì cũng phải có tiền, không tiền không trôi. Tham nhũng lớn cũng có, tham nhũng vặt cũng nhiều, khiến người dân như bị ngứa ghẻ.”
         Thu nhập thấp nhưng người dân Việt Nam hàng năm vẫn phải đóng rất nhiều các khoản tiền khác nhau, để tăng thu cho ngân sách. Nếu tính trên GDP thì khoản tiền phải đóng này cao hơn các nước khác trong khu vực 2 đến 3 lần.
Người dân có quan tâm đến phân bổ ngân sách?
Về việc cần minh bạch ngân sách, có ý kiến cho rằng người dân ViệtNam không quan tâm đến ngân sách. Tổ chức phi chính phủ Oxfam đã tiến hành khảo sát xem mức độ quan tâm của người dân đối với ngân sách, cuộc khảo sát nhận được sự tham gia của 8.200 người, kết quả cụ thể như sau:
- Cần công khai phương án phân bổ ngân sách nhà nước trước khi phê duyệt ở tất cả các cấp (89% ý kiến ủng hộ).
- Cần công khai chi thường xuyên của nhà nước (ít nhất các hạng mục lớn) (90% ủng hộ).
- Cần công khai nợ công (93% ủng hộ)
Từ cuộc khảo sát này của Oxfam cho thấy người dân quan tâm đến việc phân bổ ngân sách, và việc công khai minh bạch vấn đề này là hoàn toàn hợp lý.
Cần công khai phân bổ ngân sách và nợ công
Ở Việt Nam việc phân bổ ngân sách là có thứ tự ưu tiên nhưng không công khai. Vì thế các tỉnh vẫn tìm cách vận động hành lang để được nhận phân bổ ngân sách nhiều hơn. Khi đã phân bổ cho các tỉnh thành ban ngành rồi, mỗi địa phương hay đơn vị cấp dưới lại tìm cách vận động ‘xin cho’ để được lợi hơn.
Vì thế việc công khai minh bạch phân bổ ngân sách hiện này là hết sức cần thiết. Việc tiếp nhận đóng góp của người dân sẽ hạn chế việc phân bổ vốn ngân sách vào những công trình không cần thiết và tốn kém như xây dựng các trụ sở nguy nga nói trên. Những công trình thiết yếu với cuộc sống người dân sẽ được chú trọng hơn.
Bên cạnh việc công khai minh bạch về ngân sách, thì nợ công cũng cần công khai. Trước áp lực rất lớn của nợ công, lần đầu tiên vào năm 2014 các con số về nợ công mới được công bố trên diễn đàn quốc hội, và mỗi người dân đang phải gánh 20 triệu đồng nợ công.
Việc minh bạch về ngân sách cũng như nợ công vào thời điểm hiện nay giúp người dân hiểu được thực trạng khó khăn của đất nước. Giúp việc phân bổ ngân sách vào những công trình thiết thực với cuộc sống người dân, tránh đầu tư vào những dự án lãng phí và không cần thiết.
Ngọn Hải Đăng/ĐKN2

CẢNH BÁO NỢ CÔNG VN: TIÊU XONG,TRẢ THẾ NÀO ?
Bài của BÍCH NGỌC / ĐVO 27/5/2015
(Tài chính) - Với những việc cần phải tiêu thì cuối cùng vẫn tiêu, còn hạch toán nó vào đâu thì các cơ quan có trách nhiệm phải ngồi lại với nhau... 
TS Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội cho rằng, để xảy ra tình trạng bội chi vượt mức Quốc hội cho phép cần phải đặt ra vấn đề đối với việc điều hành, phối hợp giữa hai cơ quan của chính phủ: một bên là kế hoạch sản xuất và một bên là kế hoạch vốn.
PV: Thưa ông trong báo cáo Chính phủ trình quốc hội về quyết toán chi ngân sách năm 2013 đã đưa ra con số bội chi hơn 41.000 tỉ đồng, vượt trần Quốc hội cho phép. Đây không phải là lần đầu tiên Chính phủ chi tiêu vượt quá ngân sách được thông qua. Theo ông, vấn đề kỷ luật tài khóa luôn được Quốc hội đặc biệt coi trọng phải được xem xét thế nào trong trường hợp này?
TS Nguyễn Đức Kiên: - Tất cả những vấn đề này đã được Ủy ban tài chính ngân sách nêu trong báo cáo thẩm tra. Đó là kỷ luật ngân sách không nghiêm.
Đây chính là những vấn đề đặt ra khi chúng ta sửa Luật Ngân sách và việc sửa là nhằm tránh tình trạng này.
Còn với những việc cần phải tiêu thì cuối cùng vẫn tiêu, còn hạch toán nó vào đâu thì cuối cùng các cơ quan có trách nhiệm phải ngồi lại với nhau.
Như báo cáo của Bộ Tài chính như vừa rồi trong bội chi tăng cao là do ngành giao thông đã huy động đẩy nhanh tiến độ sử dụng vốn ODA thì như vậy là vượt quá kế hoạch của chúng ta.
Và như vậy thì công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh với công tác kế hoạch vốn đã phù hợp chưa hay là chúng ta vẫn đang tách ra hai bộ Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Như vậy với tư cách là người đứng đầu cơ quan hành chính cao nhất của cả nước thì Chính phủ điều hành vấn đề này như thế nào giữa một bên là Bộ Tài chính và một bên là Bộ Kế hoạch và Đầu Tư?
Tức là cả kế hoạch sản xuất và kế hoạch thực hiện cũng là Chính phủ cả vậy thì sự phối hợp đó như thế nào cũng cần phải đặt ra.
Để xảy ra tình trạng bội chi phải xem lại việc điều hành, phối hợp giữa kế hoạch sản xuất và cân đối vốn
Để xảy ra tình trạng bội chi phải xem lại việc điều hành, phối hợp giữa kế hoạch sản xuất và cân đối vốn
TS Nguyễn Đức Kiên: - Bao giờ ý kiến của các tổ chức quốc tế đưa ra cảnh báo cũng là một kênh thông tin rất quan trọng để các cơ quan chức năng của Việt Nam ngồi rà soát lại thực tế nhận xét này.PV: - Đặt trong bối cảnh nợ công của Việt Nam đang ở mức cao, Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng vừa đưa ra cảnh báo, khuyên Việt Nam không nên tiếp tục vay nợ nước ngoài, việc chi tiêu nói trên cần được xem xét lại như thế nào? Ông bình luận như thế nào về cảnh báo của IMF?
Việc quốc tế đưa ra những cảnh báo chúng ta cần đối chiếu với tình hình thực tế. Nếu giữa nợ công của Việt Nam như báo cáo năm 2013 là 54,5% GDP thì xem tổng nợ của nước ngoài là bao nhiêu, trong nước là bao nhiêu và cân đối với xuất khẩu, dự trữ trả nợ là bao nhiêu…
Tất cả những vấn đề này chúng ta đều phải đưa ra cân đối để xử lý.
PV: Trong một diễn biến khác, dù thừa nhận nợ công ở mức cao, Việt Nam đã phải vay để trả nợ nhưng Bộ Tài chính vẫn khẳng định, sẽ phải vay thêm. Tính toán như của Bộ Tài chính có hợp lý hay không và tại sao? Thưa ông, bài tính thắt chặt chi tiêu phải được tính toán song song ra sao và để hiệu quả nhất, phải thắt chặt ở đâu: chi thường xuyên hay chi đầu tư? 
TS Nguyễn Đức Kiên: - Vấn đề này đã được Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 đã chỉ ra 3 đột phá và trong đó Trung ương 3 khóa 11 đã cụ thể hóa Nghị quyết bằng 3 tái cơ cấu, trong đó có tái cơ cấu đầu tư công và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
Đây là hai nhiệm vụ để sử dụng hiệu quả vốn vay nằm trong đầu tư công. Còn đối với một nền kinh tế như chúng ta thì việc đi vay ai cũng sẽ phải làm.
Cho nên chúng ta không nên băn khoăn chuyện vay hay không vay mà nên xem vay về, tiêu xong rồi trả như thế nào.
PV: - Đúng là như vậy nhưng thực tế trong tình trạng khó khăn, doanh nghiệp sản xuất vô cùng khó khăn, sắp tới sẽ phải cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp ngoại, tính toán nguồn thu để trả nợ phải được đặt ra như thế nào? Thẳng thắn nhìn nhận, ông thấy khả năng trả nợ của chúng ta đang ở mức nào?
TS Nguyễn Đức Kiên: - Đến thời điểm này tôi chưa thấy chủ nợ nào phàn nàn Việt Nam về việc vi phạm cam kết trả nợ chậm tiến độ.
Xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ!
  • Bích Ngọc (Thực hiện)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét