Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015

20150425. CHỐNG THAM NHŨNG BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU ?

ĐIỂM BÁO MẠNG
THAM NHŨNG CÓ "ỔN ĐỊNH KHÔNG" ?
TBKTSG 23/4/2015
(TBKTSG) - Khi một quan chức cao cấp ngành thanh tra cho rằng tham nhũng ở Việt Nam trong ba năm qua (2012-2014) là ổn định, có lẽ ý ông muốn nói tình hình tham nhũng ở nước ta trong thời gian qua là không tăng, không giảm, thể hiện qua Chỉ số cảm nhận tham nhũng do Tổ chức Minh bạch quốc tế công bố đối với Việt Nam là không thay đổi trong ba năm gần đây.
Đúng là khó có những đo lường chính xác mức độ tham nhũng tăng hay giảm. Về mặt số liệu thống kê, chỉ có thể biết số vụ tham nhũng bị phát hiện hàng năm tăng hay giảm nhưng đó là các vụ bị đưa ra ánh sáng. Còn dòng chảy ngầm tham nhũng thì không thể định lượng mức tăng giảm thành con số phần trăm được. Thế nhưng những đo lường gián tiếp cũng cho ta một bức tranh về tình hình tham nhũng nếu khảo sát từ phía nạn nhân của tham nhũng.
Tuần trước báo chí chú ý nhiều đến thứ hạng của các tỉnh thành trong báo cáo về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam (PCI) trong khi báo cáo năm nay có những phân tích rất đáng quan tâm liên quan đến tham nhũng, cho thấy tham nhũng đang tăng chứ không phải đứng yên. Báo cáo viết: “Doanh nghiệp cho biết tình trạng và tần suất chi trả chi phí không chính thức trong mọi hoạt động từ xin cấp phép đầu tư đến quá trình đấu thầu, làm thủ tục tại cảng khi xuất khẩu nhập khẩu và giải quyết tranh chấp ở tòa án ngày càng tăng”.
Cụ thể theo báo cáo, số doanh nghiệp cho biết có tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp tăng từ 41% năm 2013 lên tới 66% năm 2014. Trong điều tra với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngoại trừ lĩnh vực bôi trơn khi xin phép đầu tư có giảm (từ 19,7% năm 2013 xuống còn 17,2% năm 2014) còn ở các lĩnh vực khác, dấu hiệu tham nhũng đều tăng. Ví dụ, năm 2013 chỉ có 10,3% doanh nghiệp thừa nhận có trả hoa hồng khi tham gia đấu thầu thì tỷ lệ này đã tăng vọt lên 31,4% năm 2014. Như thế hối lộ trong quá trình ký kết giành hợp đồng tăng cao đáng ngạc nhiên - gấp ba lần số điểm ghi nhận trong năm trước đó.
Ở đây phải lường đến khả năng những doanh nghiệp tham gia khảo sát có thể nói giảm đi mức độ tham nhũng vì họ phải chịu trách nhiệm pháp lý tại nước họ nếu họ có hành vi hối lộ tại Việt Nam. Nhưng bức tranh khảo sát cũng đã cho thấy tham nhũng đâu có “ổn định” - tham nhũng đang ngày càng tăng và lan qua cả khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Tham nhũng dẫn tới nhiều hệ lụy xấu cho xã hội là điều ai cũng biết nhưng ở đây chỉ cần nhấn mạnh một điểm cũng đủ thấy tác hại của tham nhũng. Một khi ngày càng có nhiều nhà thầu sẵn sàng hối lộ để giành lấy hợp đồng, rõ ràng những nhà thầu tốt, đầy đủ năng lực sẽ không được chọn. Ngược lại nhà thầu bỏ tiền ra hối lộ sẽ tìm mọi cách để thu vén về lại cho mình bằng chất lượng công trình thấp, bằng ăn gian vật tư nguyên liệu. Chính tham nhũng đã đẻ ra các thanh tre thay vì cốt thép trong các cột bê tông; chính tham nhũng làm cho đường mới hoàn thành đã hỏng, cầu mới xây đã bong tróc.
Chính vì thế xã hội không bao giờ chấp nhận tình trạng tham nhũng “ổn định” bởi tham nhũng “ổn định” thì xã hội sẽ đi xuống.
***
"GHẾ NGỒI"- NGUỒN THAM NHŨNG LỚN
Bài của VŨ HỮU SỰ / NN 23/4/2015
Ghế ngồi - nguồn tham nhũng lớn
***
 Việc phải hối lộ để được nhận vào làm việc tại khu vực hành chính công không mới. Nhưng cái mới là ở chỗ: Nếu như trước đây, đó chỉ là tin đồn, tồn tại trong xã hội, thì nay, đó là một con số có cơ sở khoa học... Ảnh minh họa (phunutoday.vn) CHIA SẺ   TIN BÀI KHÁC Xin lỗi dân, nét văn hóa mới Chỉ dấu văn hóa xuống cấp! Phí 'bôi trơn' - cuộc chiến nan giải Lòng tin và camera giám sát Mua dưa kiểu phát động giải quyết được gì?! Xem thêm 02 suất cơm tấm Sài Gòn Calli thơm ngonmuachung.vn Cơm tấm Sài Gòn chính hiệu, lựa chọn nhiều món hấp dẫn. Chỉ 85.000đ/2 suất. Resort & Spa 4* Hội An . Phòng giá RẺmuachung.vn Ưu đãi phòng Superior có ban công & buffet sáng cho 2 người chỉ 765.000đ. Click xem thêm 50% số người được hỏi, đã xác nhận phải hối lộ khi đi xin việc ở khu vực công. Đó là kết quả khảo sát về chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) do Trung tâm nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng, Trung tâm công tác lý luận thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chương trình phát triển Liên Hợp quốc thực hiện, vừa được công bố, khiến xã hội phải giật mình, suy gẫm. Việc phải hối lộ để được nhận vào làm việc tại khu vực hành chính công không mới. Nhưng cái mới là ở chỗ: Nếu như trước đây, đó chỉ là tin đồn, tồn tại trong xã hội, thì nay, đó là một con số có cơ sở khoa học, được thực hiện một cách nghiêm túc, do 3 cơ quan, trong đó có một cơ quan của quốc tế, tiến hành. Xưa nay, để được nhận vào làm công chức, viên chức trong khu vực hành chính công, xã hội vẫn xếp là phải từ 1 trong 4 nguồn: Hậu duệ; Quan hệ; Tiền tệ; Trí tuệ. Nay, đã xác định được 50% là tiền tệ rồi. Nếu ước tính một cách khiêm tốn, hai nguồn đầu, mỗi nguồn khoảng 10% nữa, thì trên thực tế, số người trong khu vực hành chính công của ta hiện chỉ có 30% là có trí tuệ, tức đủ năng lực để gánh vác, hoàn thành nhiệm vụ. 70% số người không đủ năng lực gánh vác, hoàn thành nhiệm vụ, nhưng lại có mặt ở các vị trí trong nền hành chính công kia, đã tạo ra cho xã hội hai loại tham nhũng: Loại thứ nhất là những kẻ có quyền bán ghế để sách nhiễu. Thứ hai là bản thân họ tham nhũng ghế, tham nhũng quyền lực. Đã bỏ tiền ra để có được ghế, có được quyền lực, thì đương nhiên là phải thu hồi vốn bằng lương từ ngân sách và từ nhũng nhiễu người dân hay tổ chức. Rồi từ ghế thấp, tìm mọi cách để leo lên ghế cao hơn, để đến lượt mình, lại được quyền bán ghế. Không chỉ thu hồi vốn, họ còn nhằm đến mục đích lãi. Kết quả là một nền hành chính trì trệ, mượn việc công mưu lợi riêng, ngáng đường phát triển của đất nước. Tham nhũng, gây thất thoát trong các dự án, thì còn tính toán được qua kết quả điều tra: Dự án A bị tham nhũng bao nhiêu, gây thất thoát bao nhiêu? Dự án B bị tham nhũng bao nhiêu, gây thất thoát bao nhiêu… Trên cơ sở đó còn truy cứu trách nhiệm hình sự được kẻ tham nhũng, gây thất thoát, còn thu hồi được tiền tham nhũng, tiền thất thoát về được cho ngân sách. Còn tham nhũng ghế, tham nhũng quyền lực, thì thiệt hại là đặc biệt lớn: Đó là một nền hành chính công trì trệ, kém hiệu quả, người dân hay doanh nghiệp, tổ chức bị nhũng nhiễu, mất rất nhiều thời gian, nhiều lần đi lại để giải quyết những công việc lẽ ra chỉ một ngày là xong; những văn bản quy phạm pháp luật vi phạm luật, gây sự rối loạn trong xã hội; những chủ trương đầu tư công gây lãng phí lớn nhưng lại không ai điều tra, lượng định được hậu quả, không truy cứu trách nhiệm hình sự, không thu hồi được. Mà loại tham nhũng đó lại kéo dài. Một người vô năng lọt vào khu vực hành chính công từ năm 25 tuổi chẳng hạn, thì thời gian để "làm việc" sẽ kéo dài tới trên 30 năm, cho đến đủ tuổi về hưu mới chấm dứt. Đã đến lúc cả xã hội không thể khoanh tay với những con số này. Không thể làm như cách cũ. Nhưng vấn đề là nên bắt đầu từ đâu?
VŨ HỮU SỰ...
***
BỊ ĂN QUỴT TIỀN "BÔI TRƠN"- ĐAU LẮM NHƯNG KHÔNG DÁM KÊU
Bài PHẠM HUYỀN/ Vef 25/4/2015
Bôi trơn, hoa hồng, chi phí không chính thức, tiền mặt, tham nhũng, phong bì, bồi dưỡng, FDI, cải cách, cải thiện, Nghị quyết 19, bôi-trơn, hoa-hồng, chi-phí-không-chính-thức, tiền-mặt, tham-nhũng, phong-bì, bồi-dưỡng, FDI, cải-cách, cải-thiện, Nghị-quyết
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế của VCCI phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân (ảnh Phạm Huyền)
- Cả hội trường cười rầm rầm khi ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế, VCCI, bình luận, văn hóa “bôi trơn” và tỷ lệ "ăn quỵt" năm qua đã giảm bớt. Bởi, doanh nghiệp chi tiền bôi trơn nhưng không phải lúc nào cũng được việc.  Nếu không trả hoa hồng, 89% doanh nghiệp FDI cho biết là sẽ có chuyện bất lợi xảy ra.
Bôi trơn có lúc cũng không được việc
Tuần trước, gánh nặng bôi trơn của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) đã được ông Đậu Anh Tuấn đề cập tại Lễ công bố kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Tuần này, vị trưởng Ban pháp chế VCCI tiếp tục được mời đến Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân để báo cáo rõ thêm về căn bệnh trầm kha đó trước toàn thể chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, đặc biệt là trước Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Cái chữ "ăn quỵt" nghe vừa hài hước, lại vừa xót xa!
Nỗi thống khổ của doanh nghiệp FDI càng đậm nét hơn, khi nghiên cứu này chỉ ra rằng: 17,2% doanh nghiệp đã phải bôi trơn khi xin giấy phép đầu tư, 31,4% phải chi tiền hoa hồng khi đấu thấu, 66,2% đều phải đưa phong bì lúc thông quan và 22,3% doanh nghiệp FDI đã không muốn đưa ra toà án khi có tranh chấp, bởi chạy án là phổ biến.Rất bình tĩnh, ông Tuấn cắt nghĩa, năm 2010, chỉ có hơn 47% doanh nghiệp FDI cho biết công việc đã được giải quyết đúng sau khi họ trả các khoản chi phí không chính thức, nhưng năm 2014, tỷ lệ này là hơn 58%. Điều đó cũng có nghĩa rằng, một số lớn các doanh nghiệp FDI trước đây đã bị "mất trắng" với công chức Việt Nam (53%) một khoản tiền lớn mà không được việc gì, và giờ thì con số này giảm xuống (42%).
Nếu không trả hoa hồng, 89% doanh nghiệp FDI cho biết là sẽ có chuyện bất lợi xảy ra.
Tháng 12 năm ngoái, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, đã khiến dư luận một phen nôi sóng khi nói tham nhũng ở Việt Nam giai đoạn 2012-2014 có tính chất ổn định.
Ý ông muốn nhấn mạnh rằng, chỉ số cảm nhận tham nhũng ở Việt Nam do Tổ chức minh bạch quốc tế đánh giá đã không tụt, không tăng trong 3 năm qua.
Bôi trơn, hoa hồng, chi phí không chính thức, tiền mặt, tham nhũng, phong bì, bồi dưỡng, FDI, cải cách, cải thiện, Nghị quyết 19, bôi-trơn, hoa-hồng, chi-phí-không-chính-thức, tiền-mặt, tham-nhũng, phong-bì, bồi-dưỡng, FDI, cải-cách, cải-thiện, Nghị-quyết
Gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp ngày càng lớn (theo NLĐ)
 Nhưng ở tình huống này, ý nghĩa tốt đẹp của hai chữ "ổn định" đã trở nên khôi hài. Cũng giống như câu chuyện ăn quỵt giảm xuống, mừng cho doanh nghiệp thôi thì mất tiền nhưng được việc, nhưng buồn cho văn hoá hoa hồng - bôi trơn - tham nhũng ở Việt Nam không xoay chuyển gì.
Làm sai thì hướng dẫn, không nên phạt
Bôi trơn và tham nhũng sẽ khiến cho những doanh nghiệp chân chính không tồn tại được, còn những doanh nghiệp yếu kém, không có năng lực lại phất lên. Điều này sẽ càng làm giảm năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Chỉ ra hệ luỵ đó, TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng, Nghị quyết 19 của Chính phủ đáng ra phải đưa việc chống tham nhũng, giảm chi phí bôi trơn cho doanh nghiệp là nội trung trọng tâm.
Việt Nam tiến tới một môi trường kinh doanh ngang ASEAN-6, năm sau phải là ASEAN-4 thì song hành với hàng chục giải pháp cải cách thủ tục thuế, bảo hiểm, khởi nghiệp, phá sản,... phải là mục tiêu về chỉ số chống tham nhũng.
Bôi trơn, hoa hồng, chi phí không chính thức, tiền mặt, tham nhũng, phong bì, bồi dưỡng, FDI, cải cách, cải thiện, Nghị quyết 19, bôi-trơn, hoa-hồng, chi-phí-không-chính-thức, tiền-mặt, tham-nhũng, phong-bì, bồi-dưỡng, FDI, cải-cách, cải-thiện, Nghị-quyết
Giao dịch tiền mặt phổ biến tạo cơ hội cho tham nhũng
Còn với TS. Trần Du Lịch, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, chúng ta tập trung tốn tiền để cải cách thủ tục hành chính, là chỉ làm được phần ngọn. Phần gốc phải giải quyết là nền hành chính công quốc gia cần phải đổi mới.Ông Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH-ĐT, nói: "Doanh nghiệp lâu nay làm ăn dựa vào quan hệ với Nhà nước. Căn bệnh thâm căn, cố đế này đã ăn vào máu người Việt cả nửa thế kỷ nay, tức 50 năm, còn chúng ta mới chỉ nhận thức được vấn đề 20 năm thôi. Cho nên, phải đổi mới tư duy. Các văn bản pháp quy của Nhà nước, nhất là Luật phải càng cụ thể, càng tốt. Nếu doanh nghiệp làm sai thì phải hướng dẫn lại chứ không phạt doanh nghiệp".
Bên lề Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân, có câu chuyện rằng, một hãng sữa lớn của Việt Nam tổ chức sự kiện và có mời một anh phóng viên nước ngoài tham dự. Kết thúc sự kiện, hãng này tặng cho các đại biểu một túi quà nhỏ có vài hộp sữa. Nghĩ không giá trị nhiều, anh phóng viên nọ mang về trụ sở, mở túi ra và tá hoả phát hiện một phong bì có 200.000 đồng. Rất sợ hãi, anh này vội vã quay trở lại nơi tổ chức sự kiện thì đã chẳng còn ai. Sau đó, anh phải tìm đến tận trụ sở công ty sữa đó để trả bằng được cái phong bì ấy.
Với người Mỹ, việc nhận quà bằng tiền mặt là tối kỵ và nếu có quà, tổng giá trị quá 20 USD sẽ phải trả lại.
Ở Việt Nam, bao giờ mới có văn hoá như vậy?
Phạm Huyền

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét