Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

20150423. BÀN VỀ ĐƯỢC, MẤT THU HÚT FDI

ĐIỂM BÁO MẠNG
THU HÚT FDI: ĐƯỢC VÀ MẤT
Bài MINH PHƯƠNG /ĐĐK 22/4/2015
Sau một thời gian khá dài tập trung thu hút đầu tư FDI theo hướng chú trọng số lượng, Việt Nam bắt đầu trọng về chất lượng đối với các dự án FDI, đặc biệt là các dự án công nghệ cao. Giới chuyên gia cho rằng,  các DN FDI vẫn là một bộ phận không thể tách rời đối với nền kinh tế của nước ta.
DN FDI có những đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế 
Thay đổi diện mạo kinh tế địa phương
Theo các chuyên gia kinh tế, đến năm 2020, FDI vẫn đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong sự không ổn định của dòng vốn đầu tư gián tiếp do tình hình kinh tế thế giới phức tạp, ODA có xu hướng giảm dần và kém ưu đãi hơn, FDI vẫn sẽ là nguồn vốn quốc tế quan trọng đối với Việt Nam. Trong những năm qua, khu vực DN FDI đã có đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế. Nguồn vốn FDI luôn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng đầu tư xã hội, khoảng 25%, trong bối cảnh Việt Nam đang rất thiếu nguồn lực để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tạo việc làm cũng là đóng góp quan trọng của FDI. Năm 2013, số lượng việc làm do khu vực FDI tạo ra là 3,2 triệu, gấp tám lần so với năm 2000.
Tuy nhiên, nếu như đầu tư FDI ở Việt Nam trước đây vừa chú trọng chất lượng và số lượng nhưng chủ yếu thiên về các dự án tạo ra nhiều việc làm. Thì hai năm trở lại đây (2013 – 2014), đầu tư FDI bắt đầu có sự chuyển dịch sang những dự án có chất lượng, đặc biệt là những dự án công nghệ cao.
Các dự án FDI đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của các địa phương, đời sống kinh tế - xã hội được nâng lên. Đơn cử như, Vĩnh Phúc, nhờ có sự đột phá về thu hút FDI mà trong năm 2014, ngân sách tỉnh này thu về 16000 tỷ đồng. Tương tự, tại Bắc Ninh, các dự án Canon, Nokia, Samsung đã làm cho Bắc Ninh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh ở mức không ngờ. 
Ngoài sức ảnh hưởng đến diện mạo kinh tế của các địa phương thu hút FDI, khu vực này nhiều năm qua có những đóng góp lớn vào tăng trưởng xuất khẩu với tỷ trọng gần 70% tổng xuất khẩu. 
Mặt trái
Tuy nhiên, vẫn cần phải thừa nhận, cái gì cũng có mặt trái của nó. Thu hút FDI cũng vậy khi đã và đang bộc lộ nhiều bất cập.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch Đầu tư, mặc dù mục tiêu thu hút FDI theo định hướng là thu hút công nghệ cao, song công nghệ chuyển giao vào Việt Nam hầu hết là công nghệ có trình độ bằng hoặc cao hơn công nghệ sẵn có ở Việt Nam. Theo đó, phần lớn các doanh nghiệp FDI có công nghệ trung bình so với thế giới (80%), một phần đáng kể có công nghệ lạc hậu (14%) và chỉ có 6% có công nghệ cao. "Các công nghệ được chuyển giao theo các dự án FDI thường là các công nghệ được đưa vào theo lợi ích của nhà đầu tư chứ không phải theo nhu cầu đổi mới công nghệ do phía Việt Nam chủ động đưa ra” – lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết. Và như vậy, rõ ràng, sau hơn 25 năm thu hút FDI, mục tiêu hướng đến nền kinh tế công nghệ cao nhưng kết quả chỉ được như vậy là quá khiêm tốn. 
Một số chuyên gia còn lưu ý, ngay cả những tập đoàn ở một số địa phương có tên tuổi, thương hiệu như Samsung, Cannon… thì công đoạn sản xuất tại Việt Nam là công đoạn cuối, tức là chỉ lắp ráp, không đòi hỏi lao động chất lượng cao và công nghệ tiên tiến.
Thậm chí, một số dự án FDI còn được đối tác đưa vào dây chuyền công nghệ lạc hậu gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường đã từng bị dư luận, báo giới phanh phui như Vedan (Đồng Nai) Tung Kuang (Hải Dương)… 
Đáng nguy hiểm hơn nhiều địa phương hiện nay còn trải thảm đỏ, xé rào hút đầu tư ngoại, nhưng do cách quản lý chưa hiệu quả, các hành vi trốn thuế thường xuyên xảy ra, gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước. Chưa kể hoạt động trốn thuế, chuyển giá này đang dẫn đến nhiều hệ quả xấu như làm méo mó môi trường đầu tư, tạo lợi thế không bình đẳng giữa các đối tác khác, tạo ra những con số ảo và tình trạng thâu tóm không lành mạnh.
Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, DN DFI vẫn là một bộ phận đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của Việt Nam. Nói như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, FDI là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế Việt Nam. Vấn đề là phải làm sao để các DN trong nước và các DN FDI có mối liên kết để có thể hỗ trợ nhau cùng phát triển, để khu vực kinh tế FDI có thể taọ sức lan tỏa mang tính tích cực sang khu vực kinh tế tư nhân, bởi hiện nay, mối liên kết này vẫn còn rất yếu. Nếu mối liên kết này chặt chẽ hơn, khu vực kinh tế tư nhân sẽ có nhiều cơ hội, động lực để phát triển, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế.

NGÂN SÁCH MẤT NGÀN TỶ LẠI IM LẶNG LỜ ĐI
Bài của PHẠM HUYỀN / VNN 24/4/2015
 
Metro, chuyển giá, chuyển nhượng, thanh tra, thuế, tỷ phú, Thái Lan, giảm lỗ, nhượng quyền, thương mại, giao dịch liên kết, chuyển-giá, chuyển-nhượng, thanh-tra, thuế, tỷ-phú, Thái-Lan, giảm-lỗ, nhượng-quyền, thương-mại, giao-dịch-liên-kết
Với hơn 500 tỷ đồng phải điều chỉnh, vụ chuyển giá của Metro có quy mô lớn thứ 3 trong số các vụ đã bị phanh phui trước dư luận
***
- Với hơn 500 tỷ đồng phải điều chỉnh, vụ chuyển giá của Metro có quy mô lớn thứ 3 trong số các vụ đã bị phanh phui trước dư luận, đồng thời là phi vụ đầu tiên được Tổng Cục thuế chính thức công bố. Lối chơi hai mặt của những ông lớn FDI là nỗi đau không hề nhỏ.
Ồn ào nghi vấn rồi cho qua
Không phải bây giờ, từ năm 2009, hàng chục thương hiệu FDI nổi tiếng ở Việt Nam trong cả sản xuất và bán lẻ đã được nhắc đến với dấu hỏi lớn, khai lỗ triên miên sao còn mở rộng quy mô, tăng trưởng doanh thu ấn tượng?
Metro nằm danh sách này, rồi cả BigC của nhà đầu tư Pháp, Unilever, Colacola, Pepsicola, Adidas... cũng không đứng ngoài. Tuy nhiên, những cái tên như vậy chỉ được truyền miệng chứ không được nêu công khai trong các bản tin chính thức về FDI khai lỗ.
Năm 2012, một vài Cục thuế các địa phương bắt đầu "tố" lên dư luận, chỉ đích danh tên tuổi các ông lớn có dấu hiệu chuyển giá. Từ đó, những khoản lỗ 10 năm của Cocacola, của Adidas... mới bắt đầu bị phơi bày. Nhưng đến nay, đã sang năm 2015, sự thật đằng sau những khoản lỗ khủng ấy là gì vẫn chưa được cơ quan thanh tra xác nhận.
Cũng thời điểm này, chỉ có duy nhất Cục Thuế Lâm Đồng quyết định tiết lộ danh tính 17 các công ty chè Đài Loan chuyển giá, nhưng quy mô nhỏ, chỉ vài tỷ đồng.
Đến năm 2013, cuộc chiến chống chuyển giá bước sang trang mới. Có tới 122 doanh nghiệp đã bị phát hiện chuyển giá với tổng số thuế bị truy thu lên tới 200 tỷ đồng. Và trong số này, gần 100 tỷ truy thu thuế đó là thuộc về Keangnam Vina - ông chủ Hàn Quốc sở hữu toà nhà 72 tầng nổi tiếng ở Hà Nội. Giá trị điều chỉnh ở vụ việc này là con số khổng lồ, tới 1.220 tỷ đồng.
Cho nên, ở vụ Metro, chỉ sau đúng 2 tháng thực hiện, kết quả thanh tra ban hành ngày xong, bỗng nhiên được phát sóng ngay tối cùng ngày 20/4. Đến 21/4, Tổng cục Thuế rục rịch chuẩn bị họp báo nhưng đến giờ chót, vì lý do nào đó, kế hoạch bị huỷ. Bản thông báo về hành vi chuyển giá của Metro mới được phát đi cho hàng loạt báo chí đăng tải.Nối gót ông lớn xứ Hàn là đại gia dệt may của Malaysia, Hualon Coroation ở Đồng Nai, tập đoàn số 1 thế giới trong lĩnh vực sản xuất sợi cũng bị đưa ra ánh sáng theo cách thức lộ mật như trên. Tổng giá trị bị điều chỉnh lên tới 70 triệu USD và số thuế bị truy thu là 78 tỷ đồng.
Có điều gì lạ ở đây?
Cũng phải nói thêm rằng, động thái rốt ráo trên chỉ thể hiện sau khi Metro chuẩn bị rời Việt Nam để bán con cho ông tỷ phú người Thái, sau 12 năm khai lỗ hơn 1.657 tỷ đồng và chẳng nộp đồng xu thuế thu nhập doanh nghiệp nào. Trên thực tế, trong 9 năm 2003-2011, cơ quan thuế cũng đã thanh tra 4 lần ở công ty này với kết quả giảm lỗ 500,4 tỷ đồng tính đến 31/12/2011.
Có vẻ như, đã đến lúc, giá trị của sự minh bạch, của sự sòng phẳng trong cuộc chơi với các Tập đoàn nước ngoài bắt đầu được thừa nhận? Nhiều năm qua, ngành thuế lầm lũi làm thanh tra chuyển giá, nhưng các kết quả này đa phần bị đắp chiếu với lý do.
Danh sách dài chưa lộ diện
Metro, chuyển giá, chuyển nhượng, thanh tra, thuế, tỷ phú, Thái Lan, giảm lỗ, nhượng quyền, thương mại, giao dịch liên kết, chuyển-giá, chuyển-nhượng, thanh-tra, thuế, tỷ-phú, Thái-Lan, giảm-lỗ, nhượng-quyền, thương-mại, giao-dịch-liên-kết
"Chuyển giá của Metro là câu chuyện thể hiện tính hai mặt của các nhà đầu tư FDI".
***
Trong khi đó, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư lại thường không lấy làm vui mỗi khi có các đối tác ngoại bị nghi ngại chuyển giá. Trong một cuộc toạ đàm về chủ đề này tháng 10 năm ngoái, khi được hỏi suy nghĩ của ông về nghi án 12 năm khai lỗ của Metro, ông liên tục nhấn mạnh, đừng chụp mũ FDI khi chưa đủ chứng cứ. Rằng, đây là chuyện của cả thế giới, hiện tượng này nếu có chỉ là cá biệt, là con sâu làm rầu nồi canh. Thậm chí ngay cả khi nghi vấn thì cũng không cần công bố rộng rãi vì sẽ ảnh hưởng môi trường đầu tư, các nước đều vậy, ông Hoàng nói.Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế Quốc hội chia sẻ: "Thực ra, chuyển giá của Metro là câu chuyện thể hiện tính hai mặt của các nhà đầu tư FDI. Cần phải hiểu rằng, doanh nghiệp đến Việt Nam làm ăn thì mục tiêu đầu tiên của họ là lợi nhuận. Vì thế, họ sẽ tìm mọi cách để tối đa hoá lợi nhuận của mình, giảm thiểu chi phí...Đó là việc bình thường".
Tuy nhiên, trao đổi với VietNamNet, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế trung ương nói "Tại sao lại không nên công bố? Ta không nghi kỵ ai cả mà khi có hiện tượng bất thường, ta phải nêu vấn đề".
"Chúng ta đã ưu đãi FDI rất nhiều từ đất đai, giảm thuế, đến khi họ lậu thuế, ta lại không dám nói thì không hiểu đó là tư duy kiểu gì. Đó là một thái độ lạ lùng. Ta phải sòng phằng, sai thì nói, đúng thì khen.Ví dụ, Samsung làm tốt thì ta khen. Ông nào làm bậy thì phải nói", TS Doanh thẳng thắn.
TS Lê Đăng Doanh cho rằng việc ngành thuế chủ động công bố kết quả thanh tra chuyển giá Metro là một bước tiến bộ. Nó có thể mở đầu các kết quả thanh tra khác sẽ được công bố, với các phát hiện mới mà lâu nay giới chuyên gia kinh tế đã nhiều lần đặt dấu hỏi.
"Tôi hi vọng thanh tra thuế nên mở rộng hợp tác quốc tế, bổ sung thêm các kỹ năng quản lý thuế, làm sao để môi trường ở Việt Nam có sự công bằng. Cần tránh biến đất nước chúng ta thành mảnh đất màu mỡ, để DN FDI làm ăn không chính đáng, chỉ có trục lợi ở Việt Nam mà không nộp thuế cho chúng ta", TS Doanh nói.
Dù vậy, cho đến nay, thỉnh thoảng Bộ Tài chính công bố về chuyển giá, nhưng chỉ là vài con số khô khan như số thuế truy thu, số tiền giảm lỗ, chứ tuyệt nhiên, không có danh tính nào được nhắc đến.
Sẽ thanh tra 20% doanh nghiệp FDI khai lỗ năm 2015
Tính đến hết tháng 8/2014, ngành thuế đã rà soát 39.637 doanh nghiệp, phát hiện 1.938 doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá. Kết quả, ngành thuế đã truy thu 1.317,9 tỷ đồng, giảm lỗ 4.129,8 tỷ đồng, giảm khấu trừ hoàn thuế 82,8 tỷ đồng.
Năm 2015, ngành thuế sẽ tập trung vào 15 - 20% doanh nghiệp kê khai lỗ và có dấu hiệu chuyển giá trong tổng số các doanh nghiệp kiểm tra.
Phạm Huyền

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét