Thứ Năm, 17 tháng 8, 2023

20230818. QUANH CHUYỆN VINFAST LÊN SÀN NASDAQ MỸ

 ĐIỂM BÁO MẠNG

FORBES CẬP NHẬT: ÔNG PHẠM NHẬT VƯỢNG CÓ 37,5 TỈ USD , XẾP 33 THẾ GIỚI, SỐ 1 ĐÔNG NAM Á

MẠNH HÀ/ VNN 17-8-2023

Cả Forbes và Bloomberg đã có những đánh giá tương đối sát nhau về tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sau những biến động khi hãng xe VinFast niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Mỹ.

Rạng sáng 17/8, Forbes đã có những thay đổi về con số tài sản của tỷ phú giàu nhất Việt Nam Phạm Nhật Vượng.

Theo đó, thay vì con số 84 tỷ USD và xếp thứ hạng 16 trên thế giới đưa ra vào đêm qua (giờ Việt Nam), Forbes đã điều chỉnh tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng xuống còn hơn 44 tỷ USD.

Con số này khá tương đồng với đánh giá của Bloomberg trước đó.

Cụ thể, theo Bloomberg, sau khi đưa hãng xe điện VinFast lên niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ hôm 15/8 với giá đóng cửa hơn 37 USD/cp và vốn hóa đạt hơn 85 tỷ USD, ông Phạm Nhật Vượng có thêm 39 tỷ USD lên 44,3 tỷ USD và lọt top 30 người giàu nhất thế giới.

Như vậy, con số hơn 44 tỷ USD được đưa ra bởi 2 tổ chức uy tín nhất hiện nay là khá sát nhau.

Trong phiên giao dịch 16/8, cổ phiếu VinFast giảm khá mạnh theo áp lực chốt lời khi cổ phiếu này lên mức giá rất cao trong phiên đầu chào sàn. Kết thúc phiên giao dịch 16/8 trên sàn chứng khoán Mỹ (rạng sáng ngày 17/8 giờ Việt Nam), cổ phiếu VFS còn giảm khoảng gần 19% so với giá đóng cửa phiên đầu tiên tại Nasdaq xuống 30,1 USD/cp. Ở mức này, vốn hóa của VinFast còn hơn 69 tỷ USD, giảm 16 tỷ USD so với phiên chào sàn.

Với diễn biến này, theo Forbes, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng giảm hơn 15,8% so với đánh giá trước đó (hơn 44 tỷ USD) xuống còn 37,5 tỷ USD. Với mức này, ông Vượng xếp thứ 33 trong danh sách những người giàu nhất hành tinh, xếp trên vợ cũ của tỷ phú Jeff Bezos, bà MacKenzie Scott (xếp thứ 36), người đã từng vượt qua thủ tướng Đức Angela Merkel để có lần đầu tiên đứng đầu trên bảng xếp hạng những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới do Forbes bình chọn. 

Và cũng với vị trí thứ 33, ông Phạm Nhật Vượng có tài sản tương đương tỷ phú Li Ka-shing (Lý Gia Thành), doanh nhân nổi tiếng người Hong Kong và là một trong những tỷ phú giàu nhất Châu Á với khối tài sản tính đến ngày 17/8 cùng ở mức 37,5 tỷ USD.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng xếp thứ 33 trong danh sách những người giàu nhất thế giới của Forbes.

Ông Phạm Nhật Vượng cũng vượt qua CEO Tencent Mã Hóa Đằng và nhà sáng lập Uniqlo Tadashi Yanai.

Giàu nhất Đông Nam Á

Đây là lần đầu tiên một tỷ phú Việt Nam leo lên vị trí cao như vậy trên bảng xếp hạng tỷ phú toàn cầu của Forbes. Và tỷ phú Vượng cũng trở thành người giàu nhất Đông Nam Á, giàu thứ 5 châu Á, đứng sau ông Mukesh Ambani (91 tỷ USD), Zhong Shanshan (62 tỷ USD), Gautam Adani (53 tỷ USD) và Zhang Yiming (45 tỷ USD).

Tại Đông Nam Á, trước đó, người giàu nhất là tỷ phú người Indonesia R.Budi Hartono, sở hữu khối tài sản ròng giá trị 26 tỷ USD.

Ông Phạm Nhật Vượng lần đầu vào danh sách tỷ phú của Forbes năm 2013, với khối tài sản 1,5 tỷ USD, đứng thứ 974. Trong giai đoạn 2021-2022, mức tài sản cao nhất ông được ghi nhận là gần 8 tỷ USD.

Đêm qua 16/8 (giờ Việt Nam), khoảng 19-22 giờ, Forbes Forbes cập nhập tài sản ông Phạm Nhật Vượng ở mức 74-84 tỷ USD, cao hơn hẳn so với mức 5,9 tỷ USD trước đó nửa ngày. Với mức tài sản này, ông Phạm Nhật Vượng xếp thứ 16 trong danh sách những người giàu nhất hành tinh của Forbes và giàu thứ 2 châu Á. Khi đó, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã chính thức vượt qua người tỷ phú Jim Walton, người thừa kế tập đoàn Walmart.

Trước đó ông Vượng vượt tỷ phú Lý Gia Thành.

Tài sản tỷ phú Vượng tăng mạnh chủ yếu nhờ VinFast. CEO VinFast Lê Thị Thu Thủy cho biết, việc thị trường chứng khoán Mỹ định giá VinFast ở mức 85 tỷ USD là vượt tưởng tượng cho dù bà và lãnh đạo VinFast tin tưởng mức định giá 23 tỷ USD là rất bình thường và giá trị của VinFast sẽ còn đi lên.

Theo số liệu công bố, VinFast dự báo doanh số bán hàng sẽ đạt 45.000 đến 50.000 chiếc trong năm 2023 và cho biết họ có thể sản xuất xe bán tải điện, ô tô điện mini và các mẫu xe khác nếu thị trường có nhu cầu. VinFast cũng vừa khởi công dự án nhà máy sản xuất xe điện giai đoạn 1 tại hạt Chatham, Bắc Carolina (với vốn đầu tư 2 tỷ USD), đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng thị trường.

Gần đây, ông Vượng cam kết tài chính với VinFast với nguồn tiền sẽ rót thêm khoảng 1 tỷ USD.

Trong nửa đầu năm 2023, VinFast đã bàn giao 11.143 xe ô tô điện cho khách hàng tại Việt Nam.

Bên cạnh VinFast, Vingroup vẫn là doanh nghiệp số 1 trong mảng bất động sản Việt Nam, với thương hiệu Vinhomes. Vinhomes (VHM) hiện là doanh nghiệp có quy mô vốn hóa thuộc loại lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tại Việt Nam, người giàu thứ 2 là tỷ phú Trần Đình Long với khối tài sản 2,4 tỷ USD.

Tính tới 16/8, tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo hiện sở hữu khối tài sản 2,2 tỷ USD. Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương và gia đình sở hữu khối tài sản 1,5 tỷ USD. Ông Hồ Hùng Anh có 1,6 tỷ USD và ông Nguyễn Đăng Quang 1,2 tỷ USD.

TIN LIÊN QUAN:

-Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lọt top giàu nhất thế giới: Thứ hạng thay đổi liên tục

  • VinFast lên sàn Mỹ, tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng hàng chục tỷ USD
  • TÀI SẢN GIẢM 11 TỈ USD, ÔNG PHẠM NHẬT VƯỢNG ĐỨNG THỨ 58 NGƯỜI GIÀU NHẤT THẾ GIỚI
  • MẠNH   HÀ /VNN  18-8-2023
  • Tính tới 15h40 chiều 18/8, theo Forbes, tài sản của của tỷ phú Phạm Nhật Vượng ở mức 26,1 tỷ USD. Ông Vượng cũng thay đổi vị trí từ 36 về vị trí 58 trong top những người giàu nhất hành tinh.

    Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiếp tục biến động rất mạnh sau khi lọt top 50 người giàu nhất hành tinh, ngay sau sự kiện VinFast niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ hôm 15/8. 

    Sự chưa ổn định của cổ phiếu VinFast cũng như những biến động của bộ 3 cổ phiếu Vingroup (VIC), Vinhomes (VHM) và Vincom Retail (VRE) trên sàn chứng khoán Việt Nam đã khiến tài sản của ông Phạm Nhật Vượng lên xuống cả chục tỷ USD qua mỗi ngày.

    Tính tới 15h40 chiều 18/8, theo Forbes, tài sản của của tỷ phú Phạm Nhật Vượng giảm 11,4 tỷ USD (tương đương giảm 30,4%) so với phiên liền trước, xuống còn 26,1 tỷ USD.

    Ông Vượng cũng thay đổi vị trí từ 36 về vị trí 58 trong danh sách những người giàu nhất hành tinh.

    Trong phiên 17/8, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng cũng đã giảm hơn 15,8% so với đánh giá trước đó (hơn 44 tỷ USD) xuống còn 37,5 tỷ USD. Với mức này, ông Vượng xếp thứ 33 trong danh sách những người giàu nhất hành tinh, xếp trên vợ cũ của tỷ phú Jeff Bezos, bà MacKenzie Scott (xếp thứ 36).

    Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng giảm mạnh.

    Trong phiên ngày 16/8, Forbes có thời điểm đánh giá tỷ phú Vượng có 84 tỷ USD và xếp thứ hạng 16 trên thế giới. Tuy nhiên, tạp chí này sau đó vài giờ đã điều chỉnh xuống mức khá tương đồng với đánh giá của Bloomberg, ở mức hơn 44 tỷ USD.

    Trong phiên giao dịch 18/8, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng còn giảm theo đà giảm của bộ 3 cổ phiếu bất động sản Vingroup (VIC), Vinhomes (VHM) và Vincom Retail (VRE) trên thị trường chứng khoán Việt Nam, sau khi có những thông tin xấu đến từ thị trường bất động sản Trung Quốc.

    Thông tin “quả bom nợ” Evergrande của Trung Quốc - nhà phát triển bất động sản lớn thứ 2 Trung Quốc nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ đã khiến tâm lý tiêu cực bao trùm thị trường.

    Trên thực tế, gần đây, nhiều doanh nghiệp bất động sản Việt Nam có những tín hiệu hồi phục khá mạnh mẽ sau đợt sốc về thanh khoản trong năm 2022 và đầu năm 2023. 

    Vinhomes của tỷ phú Phạm Nhật Vượng là nhà phát triển bất động lớn nhất Việt Nam, trong khi đó Vincom Retail là ông lớn trong lĩnh vực mặt bằng bán lẻ (cũng của tỷ phú Vượng). Còn Vingroup là công ty mẹ của cả Vinhomes và Vincom Retail tại Việt Nam và VinFast (niêm yết trên thị trường Mỹ).

    Cổ phiếu VinFast trong phiên chào sàn 15/8 trên sàn Nasdaq vọt lên mức hơn 37 USD/cp (tương đương vốn hóa VinFast là 85 tỷ USD) sau đó liên tục giảm và tới cuối phiên 17/8 còn 20 USD (tương đương vốn hóa 46 tỷ USD).

    Trước phiên giao dịch ngày 18/8 trên sàn Mỹ (tối 18/8 giờ Việt Nam), cổ phiếu VFS có lúc xuống 19 USD, tương đương vốn hóa 43,7 tỷ USD. Sở dĩ VFS tăng mạnh rồi giảm sâu, có lúc vượt qua Mercedes-Benz, Ford, General Motors và nhiều hãng xe danh tiếng là số lượng cổ phiếu VFS lưu hành tự do (free float) rất thấp, ở mức 4,5 triệu đơn vị, so với hơn 2,3 tỷ cổ phiếu VFS niêm yết.

    Tỷ lệ free float dưới 1% là quá nhỏ. Nếu 100% cổ phiếu được tự do giao dịch, tình hình có thể sẽ rất khác. Trong thời gian tới, một lượng cổ phiếu mới có thể được giải phóng, trong đó có vài triệu cổ phiếu được chuyển từ chứng quyền của đối tác, thì lượng cung VFS trên thị trường sẽ lớn hơn. Biến động giá sẽ chính xác hơn.

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN VIỆT NAM: SẢN XUẤT HAY ĐÁNH BẠC ?

JACKHAMMER NGUYỄN/ TD 14-8-2023

Chủ nghĩa tư bản Việt Nam, sản xuất hay đánh bạc? | Tiếng Dân

Trường hợp Vinfast
Trong tuần lễ thứ hai của tháng 8/2023, công ty đầu tiên của Việt Nam là Vinfast dự kiến sẽ phát hành cổ phiếu của mình trên thị trường chứng khoán Nasdaq của Mỹ. Đây là thị trường chứng khoán có nhiều công ty kỹ thuật cao.
Báo chí Việt Nam do đảng Cộng sản Việt Nam kiểm soát, dĩ nhiên rất hồ hởi phấn khởi với diễn biến này. Đông đảo người Việt Nam cũng rất hân hoan.
Nếu nhìn thị trường chứng khoán là công cụ của một loại chủ nghĩa tư bản lành mạnh thì quả thật tin Vinfast vào được Nasdaq là rất đáng phấn khởi. Lý do là từ Nasdaq, Vinfast có cơ hội thu hút rất nhiều tiền vốn tính bằng đô la Mỹ. Tiếp đó, với số tiền ấy, công ty sẽ phát triển đủ thứ, nào mở rộng sản xuất, đầu tư nghiên cứu… Một dòng chảy của cải chảy ngược về quê hương Việt Nam dưới dạng tiền lời, công việc làm,… góp phần làm cho đất nước thịnh vượng, giống như bao nhiêu sự thịnh vượng ấy từ Samsung, Toyota,… chảy về Hàn Quốc và Nhật Bản, thông qua thị trường chứng khoán Hoa Kỳ.
Nhưng tôi chợt nhớ tới câu nói của tổng thống Mỹ Joseph Biden hồi ông tranh cử: Tôi tôi không quan tâm đến chuyện lời lỗ của thị trường chứng khoán đâu nhé, tôi chỉ lo cho đại đa số người Mỹ.
Tổng thống Mỹ muốn nói rằng, chuyện chứng khoán là chuyện bọn tài phiệt tiền đầy túi đánh bạc với nhau, chứ đại đa số người Mỹ nào biết chứng khoán là gì. Cuộc sống của những người này không liên quan trực tiếp đến những cái click thăng trầm mỗi buổi sáng ở New York, hay những dòng xanh đỏ trên các trang báo tài chính Bloomberg, Wall Street Journal…
Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời hơn 20 năm trước, nó cũng dần quen thuộc với cư dân thành thị Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên, với đại đa số dân chúng Việt Nam, cũng như ở Mỹ, đó vẫn là thế giới xa lạ, thực sự không liên quan đến cuộc sống hàng ngày của họ là mấy. Số dân chúng Việt Nam “hồ hởi phấn khởi” trước tin Vinfast “lên sàng Mỹ”, chẳng qua là sự thành công (hay thất bại?) của tuyên giáo Đảng Cộng sản mà thôi.
Thị trường chứng khoán xuất phát từ Hòa Lan mấy trăm năm trước khi người ta buôn bán các củ hoa tulip với nhau, mà mua bán ở thì tương lai, để bảo đảm có sẵn tiền kinh doanh. So sánh cho dễ hiểu hơn, một hình thức thị trường chứng khoán cũng đã xuất hiện ở vùng lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long cũng cả trăm năm trước. Lúc ấy, khi lúa chưa chín, đã có các lái buôn đến mua, vì họ có sẵn tiền, dự trù được sẽ lời như thế nào. Kiểu này gọi là “bán lúa non”, và bán lúa non chính là hình thức phôi thai của thị trường chứng khoán.
Bán lúa non, dự trù giá củ tulip, rồi dự trù giá dầu thô Brent, giá hồ tiêu giao dịch trong sáu tháng tới … và giá xe điện Vinfast trong năm 2024. Đó là thị trường chứng khoán.
Nhưng như đã nói ở trên, đó là công cụ của một loại chủ nghĩa tư bản lành mạnh, thị trường chứng khoán là nơi tập trung vốn cho những công ty làm ăn giỏi giang, tạo nhiều của cải, việc làm. Đó cũng là nơi mà dân chúng, những người bình thường, có thể tham gia vào công ty, bằng cách mua cổ phiếu của nó.
Thế tại sao ông Biden lại tuyên bố như thế kia?
Vì rằng chủ nghĩa tư bản có còn lành mạnh hoàn toàn nữa đâu.
Trong vòng mấy chục năm vừa qua, người ta chứng kiến sự lũng đoạn của đám tài phiệt trên thị trường chứng khoán, và không ít lần nó bị sụp đổ. Người ta đoán già đoán non giá trị tương lai của các công ty, rồi mua bán với nhau giá trị tương lai đó. Trong canh bạc này, những kẻ nhiều tiền lúc nào cũng nắm phần thắng. Họ có thể tung tiền lớn vào một công ty mà thực ra chẳng có giá trị tương lai nào, đẩy giá nó lên, làm đám dân chúng ít tiền chạy theo, rồi sau đó có thể là bán đi hàng loạt khi giá còn cao, lấy lời bằng tiền mặt.
Hãy hình dung một tiệm vàng nào đó ở khu chợ Vườn Chuối, người chủ tiệm lúc nào cũng nắm đằng cán, anh bán tôi mua, anh mua tôi cũng bán, và lúc nào tôi cũng có lời.
Và thế là một phần của thị trường chứng khoán đã trở thành một sới bạc. Trong sới bạc đó, có những gã, có khi là ả, giỏi mồm giỏi miệng, đưa công ty của mình “lên sàng”, mà thực lực không có gì, giá trị tương lai được tuyên bố vung vít, thực sự là sự lừa đảo. Vì thế thị trường chứng khoán cũng đề ra nhiều cách thức kiểm soát gắt gao đề phòng sự lừa đảo này.
Đối với những công ty đàng hoàng, sự kiểm soát của các đại tài phiệt, những cổ đông lớn, cũng sẽ gây nhiều bất lợi, vì các “đại gia” này chỉ quan tâm tới tiền lời của họ trong sới bạc, mà chẳng quan tâm đến sản phẩm của công ty có tốt hay không.
Vì thế có nhiều công ty đàng hoàng, từ chối tham gia thị trường chứng khoán vì không muốn lợi nhuận của “đại gia” lấn át lợi ích của khách hàng.
Nhưng cũng có những công ty cố sống cố chết leo vào thị trường chứng khoán. Để vượt qua những kiểm soát gắt gao của thị trường chứng khoán, họ phải đi đường vòng, qua những công ty “bán tên” trung gian. Đi đường vòng, nhưng thực ra, nói theo ngôn ngữ cộng sản, là… đi tắt đón đầu.
Trong những tay cố sống cố chết đó, dĩ nhiên có “đại gia” Việt Nam, Phạm Nhật Vượng.
Rõ là ông Vượng muốn “huy động vốn” cho lẹ bằng tiền của người Mỹ, ông muốn đánh bạc với các tài phiệt trên sới bạc thị trường chứng khoán.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, là với sự “huy động vốn” đó, biết đâu ông tập trung phát triển nhà máy của ông tại Hải Phòng, mà cho đến nay chẳng thấy hoạt động gì cả. Biết đâu ông tập trung nghiên cứu sản xuất pin cho xe điện tại quê hương Hà Tĩnh của ông, tạo ra hàng ngàn công việc làm. Biết đâu với nhiều tiền Mỹ như thế, ông hạ giá các căn hộ “cao cấp” của ông để cho người nghèo thành thị Việt Nam, công nhân gốc nông dân từ quê mới lên, vào ở!
Bao nhiêu cái biết đâu ấy chưa thấy đâu, mà lại thấy các ông tổng thống Mỹ, thống đốc North Carolina hoan nghênh ông Vượng tạo việc làm cho hàng trăm, hàng ngàn người Mỹ, qua dự án nhà máy xe điện của ông ở North Carolina.
Số của cải đồ sộ của ông Vượng, đều đưa ông lên thành một trong vài tỷ phú đô la người Việt, là tiền bạc ông thu từ việc mua rẻ bán đắt đất đai là chủ yếu. Nói chung, là tiền mồ hôi nước mắt của nông dân, công nhân Việt Nam trong mấy chục năm công nghiệp hóa chưa đâu vào đâu của Việt Nam. Thế nhưng có lẽ là ông đang muốn chơi bạc với người Mỹ, thay vì đầu tư trực tiếp tạo việc làm cho dân Việt Nam.
Đọc đến đây, có lẽ bạn đọc nghĩ rằng tôi chống chủ nghĩa tư bản quá. Tôi đang ở giữa trái tim của một đế quốc lớn nhất thời đại, thì làm sao tôi dám chống nó! Nhìn qua nhìn lại, thấy có gì hơn chủ nghĩa tư bản đâu. Mà thậm chí, như tôi nói bên trên, nó còn có mặt lành mạnh nữa mà.
Điều trớ trêu là nước Việt Nam cộng sản, hay ít nhất từng là cộng sản tiền đồn chống tư bản thế giới toàn cầu, nay lại thích đánh bạc với bọn tài phiệt hơn, với một loại “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của ông Nguyễn Phú Trọng, trong đó có tư bản Vượng Vin(com) thích đánh bạc hơn là làm.
Nhưng từ từ đã nào, biết đâu tiền lời từ Nasdaq sẽ được ông Vượng mang về để ở Vietcombank, thay vì các thiên đường trốn thuế nào đó ở Panama!
Lại biết đâu!
SAO AEDC GHÉT VIN ?
DƯƠNG QUỐC CHÍNH/ FB/TD 14-8-2023
Có chị vừa hỏi mình: Sao anh em DC cứ đánh VIN làm gì? Kệ nó chứ?
Đúng là đa số bức xúc với VIN đến từ anh em DC thật, có mấy lý do:
VIN thường có kiểu đàn áp những phản ứng của khách hàng, như là báo CA, chặn báo chí và FB, đe dọa.... Rất giống bài của chính quyền đàn áp đối lập. Dân thiện lành thì không thấy bức xúc gì vì thấy bị đàn áp cũng bình thường, quen rồi. Hai là phản ứng theo kiểu: Tránh voi chẳng xấu mặt nào. Thế nên chỉ còn trơ lại AEDC đấu tranh với VIN. Thiện lành mặc kệ, giống như bịt mắt, bịt tai, bịt mồm trước cái sai của chính quyền.
VIN dùng cách tuyên truyền kiểu CS để làm truyền thông. Đại khái là lùa bo` ra húc, chửi, rồi chụp mũ, cứ ai chê VIN là dán nhãn 3/, PĐ, khát nước. Thế nên tự dưng thành kẻ thù của AE DC.
Thiện lành thì dễ bị lùa bởi cách tuyên truyền dựa trên tinh thần dân tộc, kiểu yêu VIN là yêu nước. Nên nhiều khi thấy mặt trái của VIN nhưng dễ dàng bỏ qua, chấp nhận, để còn yêu nước, vì đất nước hùng cường, dân tộc vẻ vang. AEDC thì dị ứng với kiểu tuyên truyền đó.
Gần đây VIN có vẻ đỡ hơn trong việc đàn áp đối lập, cũng có thể muốn quay xe, cũng có thể sức yếu, tiền đầu tư vào mảng này bị cắt giảm. Thế là tốt, vì không có kiểu truyền thông cho DN nào n gu bằng cách cố tình chia phe. Được lòng 1 thằng khách lại mất 1 số thằng khách khác, vì nó ghét cái thái độ. Mà bán hàng ở bển thì sao dùng cách đó được?
KHÍ THẾ CÁCH MẠNG THÁNG 8
DƯƠNG QUỐC CHÍNH/ FB 17-8-2023
Qua đến giờ mình thấy tính phấn khích tăng cao của dân mạng, như khí thế CMT8 năm nào, trước tin VF lên sàn NASDAQ.
Trước giờ mình vẫn giữ thái độ bình thản trước các sự kiện kiểu này, khi tinh thần dân tộc dâng cao. Như dịp bóng đá Việt Nam vô địch được giải ao làng. Chắc tại tâm lý của mình cứng quá, ít khi xúc động nghẹn ngào, khó lên đỉnh. Gái thì trách là sống thiếu tình cảm, khô khan. Bo` đỏ thiện lành thì gọi là PĐ, 3/!
Công bằng mà nói, sự kiện VF lên được sàn CK Mỹ thì là điều đáng mừng, chả có gì đáng chê bai cả, vì làm thế là có được cơ hội thu hút được vốn ngoại cho VF, không còn là gà què ăn quẩn cối xay. Giá CP VFS tăng cao ngay từ ngày đầu tiên cũng là điều đáng mừng hơn là đáng buồn. Nhưng giá CP tăng cao đột biến, dẫn tới giá trị vốn hóa của VF lên tới 85,5 tỷ $, lúc đóng phiên đầu tiên, là quá ảo, khi còn vượt qua cả các hãng xe lớn như BMW, Mercedes!
Một số tờ báo Việt Nam tát nước theo mưa, đưa ra các nhận định phấn khích, cực khoái, kiểu anh Vượng sẽ vào nhóm 30 người giàu nhất hành tinh! Có tờ báo thì quay ra chửi những ai có quan điểm trái chiều, ý là phải ủng hộ DN Việt, kích động tinh thần dân tộc. Không có 1 tờ báo nào có nhận định khách quan, đa chiều, thận trọng, về hiện tượng VF lên sàn CK Mỹ. Không loại trừ khả năng VIN đã kiểm soát truyền thông.
Trên FB thì đỡ hơn chút, nhưng đa số vẫn tỏ ra phấn khích, hoan hỉ, như Việt Nam giành thứ hạng cao trong bóng đá nam, với góc nhìn tích cực, kỳ vọng vào tương lai. Một số người khác thì đánh giá thận trọng hơn và mỉm cười với giá CP VFS!
Theo mình thì việc VF lấy được tiền Tây về để phát triển DN không hề đơn giản. Vui thôi, đừng vui quá. Vui quá là có mùi chăn gà hoặc bản thân là gà. Việc VF phải lên sàn theo cửa ngách SPAC khi biết IPO theo đường chính thống là khó, cho thấy rằng lên sàn CK Mỹ cũng không đơn giản. Lên được sàn rồi mà thu được tiền về còn khó hơn. Khó với gà Tây nhưng với gà ta cũng không phải khó lắm.
Khi lái được giá CP VFS trong thời gian trăng mật lên cao cũng có nghĩa là làm tăng được giá CP của hệ sinh thái Vingroup ở Việt Nam, trong khi tình hình chung ở TTCK cả Mỹ và Việt Nam đều khó khăn. Ngoài CP ra, VF còn sắp bán ra 10 ngàn tỷ trái phiếu. Với giá trị vốn hóa (ảo) của VF cao như vậy sẽ làm nhà đầu tư yên tâm xuống tiền mua trái phiếu.
Trước thực trạng nền kinh tế èo uột hiện nay, lãi suất ngân hàng đang ở mức thấp, có nghĩa là tiền trong dân đang rất nhiều. Động thái lên sàn này có thể sẽ hút được nguồn tiền khổng lồ trong dân đang không biết vứt vào kênh đều tư nào. Người ta sẽ đổ xô đi mua CP, TP, BĐS của hệ sinh thái VIN. Đó chính là lợi ích sát sườn nhất của việc lên sàn với giá trị ảo rất cao của VF. Nói cách khác, VF đang là đòn bẩy tài chính cho hệ sinh thái VIN.
Người chơi cờ giỏi luôn phải đi nước đôi, nước ba, tức là 1 mũi tên trúng 2-3 đích. Hoặc giương đông kích tây. Không thành xe thì cũng thành cổ phiếu. BĐS là đòn bẩy về vốn cho VF, ngược lại, VF thành đòn bẩy tài chính cho cả hệ sinh thái VIN. VMI và taxi Xanh SM thì làm nhiệm vụ tạo doanh thu cho Vinhomes và VF, lỗ lãi tính sau.
Tuy nhiên, cần tỉnh táo nhận định rằng, với các tính toán trên, không phải chắc chắn VIN sẽ thành công, vẫn phải chờ xem niềm tin phấn khích của quần chúng có biến thành hành động CM hay không? Cụ thể là việc người ta phải xuống tiền mua nhà, mua xe, mua CP, TP của VIN. Nếu quần chúng chỉ hô khẩu hiệu mà nhất định không xuống tiền hoặc không có tiền mà xuống, thì hệ sinh thái VIN cũng sẽ gặp khó khăn. Bởi vì để khuấy động hệ sinh thái bằng truyền thông, tổ lái cũng tốn không ít tiền. Mình dự là sau 3 tháng sẽ thấy vấn đề và từ 6-12 tháng thì giá trị của VF sẽ quay về giá trị thực. Khả năng sau 6 tháng, giá trị vốn hóa VF quay về 8-10 tỷ đã là may mắn. Con số đó là con số dự kiến bao gồm cả tiền vay và lỗ để dựng nên cơ ngơi VF hiện nay. Sau đó giá có lên được không là phụ thuộc vào sự phát triển thực của VF, phải là doanh thu thật chứ không phải lấy túi nọ bỏ túi kia như lấy xe đi làm taxi. 6-12 tháng đó cũng sẽ thấy taxi Xanh có sống sót và phát triển được hay không? VMI thì có vẻ đang xịt?
Mình không đủ thông tin, cũng không đủ kiến thức để dám chắc rằng VF và VIN thành hay bại sau lần lên sàn này. Mình cũng không dám đưa ra lời khuyên cho nhà đầu tư, chỉ đưa ra 1 góc nhìn thận trọng để mọi người có thêm góc nhìn đa chiều.
Mình biết trong không khí CM tháng 8 này, người có góc nhìn trái chiều với đám đông dễ bị úp sọt, nhổ nước bọt. Vào tầm này năm 45-46, ai mà chém trái chiều, nghi ngờ về VM và CS, còn bị bóp chê’t! Như số phận của các đảng đối lập. Nhưng kết cục lâu dài thế nào thì mọi người đã biết. Lựa chọn của đám đông chưa chắc đúng.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét