Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

20160626. BÀN VỀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THẤT NGHIỆP CỬ NHÂN

ĐIỂM BÁO MẠNG
KẾT HỢP ĐÀO TẠO VÀ TUYỂN DỤNG, NGĂN CHẶN NGUY CƠ THẤT NGHIỆP
NGỌC QUANG/ GDVN 26-6-2016
Doanh nghiệp cùng tham gia vào quá trình đào tạo sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên. ảnh: Lê Phương.

(GDVN) - Đây là nội dung của lễ ký kết hợp tác gắn quy trình đào tạo với tuyển dụng, được tổ chức bởi Khoa Quản trị Kinh doanh (ĐH Thành Tây) với Học viện HYP Toàn cầu.

Lễ ký kết có sự tham gia của hơn 30 doanh nghiệp, được tổ chức với mục đích tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa việc đào tạo thực tế với doanh nghiệp, đồng thời duy trì phát triển mối quan hệ hợp tác bền vững, lâu dài và mang lại nhiều hiệu quả hơn trong tương lai. 
PGS. Nhã đánh giá cao hướng đi của Học viện HYP Toàn Cầu và Khoa Quản trị kinh doanh – ĐH Thành Tây trong việc chung tay kết nối lực lượng tri thức trẻ để giải quyết tình trạng thất nghiệp của sinh viên Việt Nam.PGS.TS Nguyễn Văn Nhã - Cố vấn Cao cấp Khoa Quản trị Kinh doanh Đại học Thành Tây (nguyên Trưởng Ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội) bày tỏ sự vui mừng trước sự quan tâm của đông đảo các doanh nghiệp tham dự cùng chung mong muốn giúp thế hệ trẻ có cơ hội phát triển hơn nữa.
Các doanh nghiệp tham gia đào tạo là đang thể hiện trách nhiệm xã hội của chính mình. Hội nhập AEC, TPP, đừng để sinh viên bị thua trên sân nhà.
Do đó mối quan hệ hợp tác đào tạo gắn với doanh nghiệp là yếu tố cốt lõi trong việc đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. 
Việc ký kết hợp tác đào tạo - tuyển dụng sẽ là cơ hội giúp các em sinh viên có cơ hội được thực hành, cọ xát với thực tế để nắm vững chuyên môn, sẵn sàng hội nhập và đối đầu với những áp lực về nhu cầu tuyển dụng việc làm hiện nay. 
Ngọc Quang
BỘ TRƯỞNG PHÙNG XUÂN NHẠ : PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHẢI GẮN VỚI THỰC TẾ
XUÂN TRUNG /GDVN 24-6-2016
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ có buổi trao đổi với thầy cô, giảng viên, sinh viên Đại học Hà Tĩnh. 

(GDVN) - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh tới tính thực tế của xã hội trong quá trình đào tạo của trường đại học nói chung và Đại học Hà Tĩnh nói riêng.

Sáng ngày 24/6, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ có chuyến thăm và làm việc tại Trường Đại học Hà Tĩnh, đồng thời đây cũng là chuyến kiểm tra công tác chuẩn bị trước kỳ thi THPT quốc gia tại tỉnh Hà Tĩnh.
Tại Trường Đại học Hà Tĩnh, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã chia sẻ với lãnh đạo nhà trường, với sinh viên và đông đảo cán bộ giảng viên về định hướng phát triển trường nói riêng và đại học nói chung. Theo Bộ trưởng, việc phát triển nhà trường cần hết sức thực tế, bởi Trường Đại học Hà Tĩnh tiền thân là cao đẳng, trường có truyền thống tốt.
Tuy nhiên, hiện trường đang gặp vấn đề về áp lực cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực phát triển. Do đó, trường phải có trọng tâm, trọng điểm để có nguồn lực đầu tư, tránh tình trạng phát triển không rõ định hướng.
“Trường Đại học Hà Tĩnh phải là tổ chức quan trọng, không muốn nói là mang tính quyết định tới nguồn lực của tỉnh. Vì thế cần rà soát những ngành nghề truyền thống, bởi hiện đã bão hòa thì phải mạnh dạn điều chỉnh như: Sư phạm trên cơ sở định hướng đào tạo, bồi dưỡng lại hơn là đào tạo mới.
Hệ thống sư phạm cũng kết nối mạng lưới để tập trung đào tạo lại, bồi dưỡng để đạt chuẩn theo nhiệm vụ mới. Trong 5 năm tới cần tăng cường đào tạo lại, bồi dưỡng, để từ đó xây dựng chuẩn” Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo.
Theo người đứng đầu ngành giáo dục, hiện tại tỉnh Hà Tĩnh có Khu kinh tế Vũng Áng, đây là một trong những vùng trọng điểm. Việc Đại học Hà Tĩnh cần tham gia vào quá trình cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng. 
Theo Bộ trưởng, đây là trách nhiệm và trường phải bám sát vào cơ cấu ngành nghề, bám sát nhu cầu lao động của khu kinh tế, nếu hiện đã xác định được như vậy thì cần tăng cường tiếp, nếu chưa có thì cần tăng liên doanh, liên kết, đặc biệt không nên mở rộng đào taoh thạc sĩ quá nhiều.
“Với trách nhiệm cộng đồng, trường phải là trung tâm của tỉnh, cùng tỉnh khai thác các thế mạnh và vượt qua khó khăn. Hơn lúc nào hết thể hiện được vai trò đối với tỉnh nhà. Định hướng ngành Kinh tế, Kế tóan vừa phải, tăng cường ngành Công nghệ, không nhất thiết là thạc sĩ, kỹ sư. Thông qua đó là cao đẳng nghề thật chuyên thì thị trường mới cần” Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.
Đối với tỉnh Hà Tĩnh có thế mạnh về kinh tế biển, Bộ trưởng Nhạ cho biết Hà Tĩnh cần gắn kinh tế biển với du lịch.
Một đại học không nghiên cứu thì khôn phải là đại học, trước mắt nghiên cứu làm sao để nâng cao chất lượng đào tạo, tham gia giải quyết các vấn đề địa phương: môi trường, xã hội. Tôi tin điều chỉnh cơ cấu theo hướng tập trung trọng điểm gắn sá nhu cầu của tỉnh, lúc đó tỉnh mới thấy vài trò của nhà trường là cần” Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay.“Lực kinh tế biển của Hà Tĩnh rất mạnh thì vai trò của nhà trường là trung tâm cung cấp nguồn nhân lực trước mắt cho tỉnh, lâu dài là Bắc trung bộ, cho Thái Lan, Lào. Tập trung nhấn mạnh vào bản sắc, nhưng nói là đại học thực hành nhưng cũng không coi nhẹ nghiên cứu.
“Hà Tĩnh có nhiều người tài, môi trường tốt và cách đi tốt thì giữ chân được người tài, nếu chạy theo số lượng thì khó thu hút được người giỏi. Điều này Ban giám hiệu phải là trung tâm xây dựng hế hoạch” Bộ trưởng Nhạ cho biết.Qua buổi làm việc với Trường Đại học Hà Tĩnh, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho biết, Đại học Hà Tĩnh cần tập trung cho phát triển đội ngũ, giảng viên giỏi thì tự biết cách giảng dạy và nghiên cứu, ngược lại đội ngũ chưa tốt thì rất khó triển khai hiệu quả các công việc.
Trong buổi giao lưu với cán bộ giảng viên, sinh viên Đại học Hà Tĩnh về những kinh nghiệm quản lí của một Trường Đại học, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ một vài yếu tố, trong đó đầu tiên là quy hoạch rõ được cơ cấu ngành nghề, bám sát thực tiễn. Quy hoạch ngành nghề mà sống được thì sẽ tạo ra môi trường cho các thầy cô làm việc lâu dài.
Sau khi quy hoạch xong sẽ kèm theo các định hướng nghiên cứu lớn (tập trung nâng cao chất lượng đào tạo) và có sản phẩm cụ thể vào thị trường. Điều quan trọng trong quản trị là tạo ra được môi trường mà ở đó có động lực để thầy cô đóng góp công sức và có chế độ đãi ngộ xứng đáng (thù lao, được nghi nhận và được bảo vệ).
Xuân Trung

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét