Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

20160108. NHẬN DIỆN: WHO ARE THEY ?

ĐIỂM BÁO MẠNG
BỘ TỨ
Bài của HUY ĐỨC/ FB HĐ/ BVB 7/1/2016
“Bộ Tứ” sẽ chính thức được quyết định vào đầu tuần tới. Xin chưa đề cập đến các vị trí khác. Chỉ mong các bạn đừng quá thất vọng nếu ông Nguyễn Phú Trọng thì ở lại mà ông Nguyễn Tấn Dũng lại ra đi.
Ông Trọng đã làm mỏi mệt chúng ta bởi những tuyên bố rất lỗi thời. Nhưng, cũng như các tổng bí thư khác, người đứng đầu đảng cộng sản làm sao có thể tuyên bố từ bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa. Cho dù trong số các tổng bí thư gần đây ông là người thuộc lòng cái “lý luận” ấy nhất, lẽ ra, ông chỉ nên nói điều đấy trước các đồng chí của ông trong Đảng.
Ông Trọng, rất tiếc đã “buông lá cờ cải cách”. Ở Đại hội XI, khi đa số biểu quyết bỏ “Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là chủ yếu” (đặc trưng quan trọng nhất của chủ nghĩa xã hội viết trong Cương lĩnh 1991), ông ở phái thiểu số, hứa sẽ “phục tùng đa số”. Nhưng ông vẫn đưa“quốc doanh chủ đạo” vào Hiến pháp và không đa sở hữu hóa đất đai.
Nhưng khác với những gì dân mạng mắng mỏ, ông Trọng đã rất khôn ngoan trong đối ngoại (trừ phát biểu ở Cuba mà có lẽ ông tưởng là ở nhà – và, ông sẽ khôn ngoan hơn nhiều nếu sau những thành tựu rất đáng ghi nhận, bao gồm cả việc loại bỏ [nếu thành công] một nhà độc tài, tham nhũng, ông nên vui thú điền viên, tiếp tục sống cuộc đời thanh bạch).
Khi tôi hỏi về các chuyến thăm Hà Nội – Bắc Kinh và ngược lại, Đại sứ của một nước EU nói: “Việt Nam hiểu Trung Quốc”. Còn các nhà ngoại giao phương Tây mà tôi tiếp xúc đều cho rằng, không có phe thân Mỹ hay thân Tàu trong các nhà lãnh đạo Việt Nam, họ tin là chính sách ngoại giao sẽ vẫn như thế bất luận ai lên, ai xuống.
Tôi phải nói với các bạn “thích Mỹ” rằng, nếu giờ đây Hà Nội đối đầu với Bắc Kinh, “nhất biên đảo” với Washington, Obama sẽ cuống lên ngay vì… khó xử.
Khi Trung Quốc kéo giàn khoan 981 vào biển Đông. Ông Trọng cho nhóm họp BCT ngay và đưa ra những kết luận và nguyên tắc ứng xử rất rõ ràng. Sinh thời, ông Võ Văn Kiệt vài lần gặp tổng bí thư Nông Đức Mạnh yêu cầu BCT đưa ra bộ nguyên tắc này nhưng ông Mạnh đã không làm.
Giàn khoan 981 đã xuất hiện ở biển Đông như một đường banh chạy qua khung thành đối phương khi “cầu thủ” Nguyễn Tấn Dũng đang đứng ở vị trí dễ dàng nhất để “sút”. Chính trị là một vai diễn. Trong sân khấu đơn điệu này, Nguyễn Tấn Dũng không có đối thủ.
Ba tuần sau đó, Nguyễn Tấn Dũng có chuyến thăm Philippine và ông đã rất xuất sắc khi đưa ra khái niệm “không đánh đổi chủ quyền thiêng liêng lấy tình hữu nghị viển vông”.
Tuy thoát hiểm sau vụ Vinashin, Nguyễn Tấn Dũng đã bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai với uy tín xuống chưa từng có. Kể từ sau kiểm điểm Hội nghị Trung ương 4 và đặc biệt là sau khi thoát án kỷ luật, ông đã bám rất chặt vào “lá bài chủ quyền”.
Nhưng, những người quan sát trực tiếp biết rõ, khi rời những tờ giấy viết sẵn, Nguyễn Tấn Dũng ngay lập tức trở lại với trình độ của mình.
Tại diễn đàn an ninh châu Á – Thái Bình Dương (Đối thoại Shangri-La 31-5-2013), trong bài phát biểu nói về “niềm tin chiến lược”, Nguyễn Tấn Dũng có đề cập mơ hồ tới những hành động áp đặt trên biển Đông mang tính cường quyền. Trong phần đặt câu hỏi, một nữ quân nhân Trung Quốc đề nghị ông chỉ ra những hành động “cường quyền” đó đến từ đâu, Thủ tướng Dũng đã đực ra không tìm được một từ đáp trả.
Cũng tại Shangri-La, khi được một học giả Philippine đặt câu hỏi, Việt Nam có cùng Philippine kiện Trung Quốc ra tòa không, ông Dũng cũng chỉ trả lời ấp úng. Một nhà báo Việt Nam hoạt động nhiều năm trong khối ASEAN nói: “Trong các cuộc tiếp xúc thượng đỉnh, là người Việt Nam, tôi rất xấu hổ khi trong giờ giải lao trong khi thủ tướng Lào, Thái, CPC… tả xung hữu đột, Thủ tướng Việt Nam chẳng biết bắt chuyện với ai dù có phiên dịch ngay bên cạnh”.
Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu có thể xây dựng lực lượng, thâu tóm quyền lực từ khi làm thứ trưởng Bộ Nội Vụ (1994 – Công An hiện nay) và đặc biệt, đã từng làm ủy viên thường vụ BCT trước cả Nông Đức Mạnh và Phan Văn Khải (7-1996).
Trong tất cả các đời thủ tướng của chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN, Nguyễn Tấn Dũng là người có nhiều quyền lực nhất. Nhưng rất tiếc là ông đã không tận tâm sử dụng quyền lực đó cho quyền lợi quốc gia.
Khi ngành Dầu khí bổ nhiệm con trai làm Phó tổng giám đốc OSC, ông Võ Văn Kiệt đã cho thu hồi ngay quyết định. Khi chuẩn bị làm thủ tướng ông Phan Văn Khải cũng yêu cầu con trai rời khỏi các công ty tư nhân. Tôi không dám khẳng định có ai trong sạch trong thể chế này. Nhưng “người quân tử đi qua ruộng dưa không buộc dây giày”. Khi đương chức, những người tiền nhiệm của ông Dũng đã đều có ý thức giữ gìn rất rõ.
Thời gian vẫn còn để ông Dũng lật ngược thế cờ. Nhiều người lấy tỉ lệ phiếu Trung ương ở lần xét kỷ luật ông hay ở lần gạch tên ông Nguyễn Bá Thanh để phán đoán. Điều này hoàn toàn vẫn có thể xảy ra trong tuần sau. Nhưng phiếu của Trung ương hiện nay rất khác với hai lần trước.
Việc các ủy viên TƯ không bầu cho ông Nguyễn Bá Thanh – như tôi đã viết – là do ông khi chưa ấm chỗ ở Ba Đình đã dọa bắt với hốt. Các ủy viên TƯ cũng không kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng vì mức kỷ luật mà BCT đưa ra chỉ là “khiển trách”, có nghĩa, dù bị kỷ luật, theo Điều lệ, ông Dũng vẫn tại vị và tái cử. Không ai dám làm nhục một kẻ vẫn ngồi trên đầu họ, đang nắm kho thóc và đại đao.
Ông Dũng có rất nhiều người bỏ phiếu cho ông trước đây vì đơn giản, trong số các nhân vật trong bộ Tứ, ông có quá nhiều gót chân A-sin. Người ta bỏ phiếu bầu cho ông như giữ một con tin. Số phận của ông ở Trung ương 14 sẽ được quyết định ở chỗ họ còn tiếp tục nắm quyền lực thông qua con tin hay tự tay làm lấy.
Khả năng cuối cùng là một “đảo chính cung đình” diễn ra trong đại hội.
Nhiều người hy vọng Nguyễn Tấn Dũng ngồi lại để “làm sụp cái thể chế này”. Tôi nhìn thấy một khả năng đen tối hơn đó là sự chiếm đoạt thể chế cho một kế hoạch lâu dài mang tính cha truyền con nối.
Tôi mong những dự đoán bi quan này của tôi là sai.
Tất nhiên, cho dù chúng ta “dồn phiếu ảo” cho ai. Chúng ta không có bất cứ một vai trò nào cả. Và, tất nhiên, cho dù, chúng ta bị đặt ra ngoài cuộc chơi, trước mắt, số phận của đất nước này vẫn nằm trong tay người thắng cuộc trong cuộc chơi của họ.
“Hào kiệt thời nào cũng có” nhưng hào kiệt làm sao có thể xuất hiện trong một môi trường chính trị không minh bạch. Cho nên, nếu chúng ta muốn tìm hào kiệt, chúng ta phải góp tay xây dựng dân chủ. Trên con đường đi tới dân chủ đó, thay vì sợ hãi, thỏa hiệp với những tên bạo chúa, độc tài, chúng ta phải góp phần để loại bỏ độc tài, bạo chúa.
Đừng vì quá mỏi mệt với giáo điều, trì trệ mà tung hô một nhà độc tài vì nghĩ ông ta dám phá bỏ những gì đang làm chúng ta mỏi mệt.
Không nên rủi ro một quốc gia bằng cách đặt cược sinh mệnh của quốc gia đó vào tay một cá nhân vì nghĩ ông ta là một nhà độc tài anh minh. Bởi, nếu ông ta không anh minh chúng ta sẽ tốn nhiều máu xương hơn để đòi lại.
“Quyền lực có khuynh hướng tha hóa, quyền lực tuyệt đối thì tha hóa tuyệt đối”(Lord Acton). Dân chủ chỉ là cách phân chia quyền lực để hạn chế sự tha hóa của những kẻ cầm quyền. Dân chủ không phải là sản phẩm độc quyền của phương Tây dù nó bắt đầu ở phương Tây.
Cũng như internet – không phải được phát minh ở phương Đông nhưng vẫn rất được chúng ta hoan nghênh và đang làm thay đổi xã hội phương Đông.
Mưu cầu dân chủ không chỉ là công việc của những nhà đấu tranh, những người anh hùng, mà còn là của chúng ta, bằng chính những nỗ lực hàng ngày: tẩy chay cái ác, cái xấu; đồng cảm, lên tiếng khi có thể để bảo vệ những người lương thiện.
Dân chủ không phải là thứ được ban phát bởi những tên bạo chúa đã vơ vét cho đến khi thừa mứa. Dân chủ đòi hỏi chúng ta, trước hết, phải bước ra khỏi sự sợ hãi; dũng cảm nhưng không nên liều lĩnh, vội vàng.
H.Đ/FB Trương Huy San
ĐÔI LỜI VỚI ÔNG HUY ĐỨC
Bài của NGUYỄN AN DÂN/ BVB 7/1/2016
Trước tiên, tôi biết về ông Huy Đức qua cuốn “Bên Thắng Cuộc” do ông là tác giả. Cũng gửi lời cảm ơn ông vì cuốn sách đó giúp tôi có thêm nhiều thông tin để viết báo và tranh đấu dân chủ
Xét trên góc độ thông tin, thì cuốn sách do ông viết đã đóng tốt vai trò của nó, làm cho nhiều quần chúng có thêm nhiều thông tin về quá khứ chính trị của đất nước.
Xét về hiệu quả chính trị đóng góp cho tranh đấu dân chủ, cuốn sách đó cũng chỉ có chức năng kể chuyện, nó không đạt đến tầm chính luận khai sáng cho quần chúng như những cuốn cùng loại là Đêm Giữa Ban Ngày hay Thép Đen…(ý kiến cá nhân tôi).
Xét về góc độ đảng Cộng Sản Việt Nam, tôi nghĩ nó không làm đảng e ngại, vì chỉ nói lại những cái mà nhiều người biết, tuy nhiên nói tốt hơn vì được hệ thống hóa. Nếu tôi là các lãnh đạo đảng đương nhiệm (thời điểm cuốn sách ra đời) tôi còn cảm ơn Bên Thắng Cuộc, vì nhờ nó mà đảng hiện nay có chỗ để đổ lỗi. Các lãnh đạo đảng hiện nay có cớ (dùng Bên Thắng Cuộc) như 1 tài liệu để ngầm nói rằng đảng có sai là do các lãnh đạo quá khứ sai, chứ đảng hiện nay đã tốt lên.
Những chuyện này tôi không muốn viết ra, vì nó cũng “nhỏ” thôi. Nhưng dạo này gần đây đọc một số bài viết trên facebook của ông (được bạn bè chia sẻ cho xem) tôi có vài lời tâm sự.
Tư cách công dân và tư cách nhà báo
Trước tiên, chúng ta là người viết báo, ông là nhà báo, nhưng tôi chỉ là người viết báo. Tôi ít viết và không có nhiều danh vị trong làng báo như ông. Tuy nhiên tôi xin lưu ý với ông, trước khi là nhà gì, chúng ta vẫn là 1 công dân của Việt Nam.
Có một bài viết ngày 16/11/2015 trên facebook của ông có nội dung về chính trị Campuchia hiện nay. Bài viết nói rằng Hunsen đã “xử ép” Sam Rainsy, và mập mờ nói ông Hunsen “chơi không đẹp”, không biết thoái vị (là để nhường ngôi cho Sam Rainsy chăng, thưa ông Huy Đức).
Chắc quần chúng không lạ gì các hành vi chống phá dân tộc và tổ quốc Việt Nam của ông Sam Rainsy, liệu nếu ông Hunsen “biết khôn, chơi đẹp” mà nhường ngôi cho Sam Rainsy như “mong muốn” của ông Huy Đức qua bài viết đó, thì Việt Nam sẽ thiệt hại như thế nào?
Là một người viết báo, tôi hiểu chúng ta có quyền đưa ra quan điểm chính trị, nhưng trước tiên chúng ta là một công dân, và chúng ta đòi hỏi dân chủ. Nếu chưa có cách nào để biết được một cách trung thực là cuộc bầu cử ở Campuchia vừa qua có gian lận hay không thì việc ông Huy Đức viết rằng Hun Sen nên rút lui và “nhường” cho Sam Rainsy lãnh đạo cho thấy ông Huy Đức vừa không có đủ tư duy dân dân chủ, vừa mang ý nghĩa phản bội lại VN…
Với việc viết bài chê bai một chính khách có chủ trương đối ngoại quốc phòng có lợi cho VN (ông Hunsen)… và ngầm ủng hộ một chính khách có chủ trương lệ thuộc, tương nhượng chủ quyền đất nước của ông ta cho Trung Quốc, có quá nhiều hành vi chống phá Việt Nam lên cầm quyền (ông Sam Rainsy) thì liệu anh Huy Đức có làm tròn vai trò công dân yêu nước?
Tư cách dân chủ
Thời gian qua, việc anh viết nhiều bài mang chủ đề “chống tham nhũng” trong đó nói về chuyện các tướng tá, quan chức ngân hàng tham ô thì có nhiều ý kiến gán ghép cho anh phe này phái nọ thì tôi không quan tâm vì suy cho cùng anh cũng góp tay vào việc chống tham nhũng, là tốt. Tuy nhiên bài viết mới đây nhất trên facebook của anh. Bài “Bộ Tứ” viết ngày 6/1/2016 thì tôi muốn góp ý.
Lẽ ra tôi không phản biện về bài viết này của anh, nhưng do phần kết anh nêu ra một số ý để “định hướng” quần chúng về dân chủ. Cũng như anh, tôi là người viết báo và là người dân chủ nên tôi tranh luận
Anh viết rằng “”Bộ Tứ” sẽ chính thức được quyết định vào đầu tuần tới. Xin chưa đề cập đến các vị trí khác. Chỉ mong các bạn đừng quá thất vọng nếu ông Nguyễn Phú Trọng thì ở lại mà ông Nguyễn Tấn Dũng lại ra đi.”
Tôi xin phép “võ đoán” là có lẽ anh viết mở đề như thế này để dọn đường cho ông Nguyễn Phú Trọng đỡ bị quần chúng chỉ trích khi ông ta tái cử chăng?
Trích: “Ông Trọng đã làm mỏi mệt chúng ta bởi những tuyên bố rất lỗi thời. Nhưng, cũng như các tổng bí thư khác, người đứng đầu đảng cộng sản làm sao có thể tuyên bố từ bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Nghe giọng văn giống như anh “minh định” thay cho ông Trọng. Thế nếu chúng ta “thông cảm” cho ông Trọng, tại sao chúng ta không thể “thông cảm” cho ông Dũng. Giống anh, tôi nói “vì là nhân vật cộng sản số 2 sau ông Trọng, nên ông Dũng cũng làm sao có thể tuyên bố từ bỏ định hướng XHCN”.
Trích: “Nhưng ông (Trọng) vẫn đưa “quốc doanh chủ đạo” vào Hiến pháp và không đa sở hữu hóa đất đai”.
Anh Huy Đức có biết chính vì cái “quốc doanh chủ đạo” này đã tạo tiền đề đẻ ra biết bao vấn nạn về doanh nghiệp nhà nước mà các chuyên gia kinh tế như Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan đã phản biện và phê phán không? Anh có biết vì sao đảng cần “quốc doanh chủ đạo” không? Hay anh biết mà anh giả lơ không viết các tai hại của nó.
Rồi anh có biết cái chủ trương không đa sỡ hữu đất đai mà là “đất đai sỡ hữu toàn dân” nó gây ra bao nhiêu thảm cảnh dân oan trên khắp mọi miền đất nước, có thể đưa đất nước vào loạn lạc hay không? Trách nhiệm do ai? Sao anh không viết?
Trích: “Còn các nhà ngoại giao phương Tây mà tôi tiếp xúc đều cho rằng, không có phe thân Mỹ hay thân Tàu trong các nhà lãnh đạo Việt Nam, họ tin là chính sách ngoại giao sẽ vẫn như thế bất luận ai lên, ai xuống”.
Anh viết như thế nó giống kiểu nói chung chung của đảng CSVN quá. Nếu vậy tôi cũng nói được. Tôi xin nói “Có nhiều nhà ngoại giao mà tôi (Nguyễn An Dân) tiếp xúc họ nói rằng có phe thân Mỹ và thân Tàu trong đảng CSVN, chỉ khác nhau là 1 phe thân Mỹ để giữ đảng và 1 phe thân Tàu để giữ đảng. Chính vì 2 phe chơi với 2 cường quốc là đối đầu nhau, nên hai phe chưa có phe nào thua phe nào”.
Tôi nói thế anh có phản đối gì không? Hay anh yêu cầu tôi chỉ ra đó là những nhà ngoại giao nào, tên gì, ở đâu?
Trích: “Tôi phải nói với các bạn “thích Mỹ” rằng, nếu giờ đây Hà Nội đối đầu với Bắc Kinh, “nhất biên đảo” với Washington, Obama sẽ cuống lên ngay vì… khó xử”
Cũng chả có gì khó xử cả, nếu Hà Nội quay lưng với Bắc Kinh, thực hiện dân chủ hóa đất nước, hình thành cơ chế đồng minh lâu dài với Mỹ như Israel và Mỹ thì chả có ông Tàu nào dám đụng Việt Nam cả. Một Israel quan hệ sâu xa với Mỹ, lập quốc và giữ được độc lập trong 1 khối A-rập thù địch, hà cớ gì Việt Nam không học theo được mà áp dụng với vị trí sát nách Trung Quốc. Đó là tôi còn chưa nói về chính sách xoay trục sang Châu Á- Thái Bình Dương của Mỹ sẽ còn làm Việt Nam “hưởng ké” nhiều thứ.
Cũng vậy, làm sao mà anh Huy Đức biết Obama cuống lên vì khó xử mà không phải cuống lên vì… mừng rỡ là chính sách xoay trục bắt đầu đơm hoa kết trái ở Việt Nam?
Hay vì đảng CSVN có thói quen “đại diện” cho nhân dân nên anh Huy Đức cũng tự cho phép mình “đại diện” cho ông Obama luôn chăng?
Trích: “Khi Trung Quốc kéo giàn khoan 981 vào biển Đông. Ông Trọng cho nhóm họp BCT ngay và đưa ra những kết luận và nguyên tắc ứng xử rất rõ ràng.”
Đầu tiên, xin hỏi đó là những kết luận và nguyên tắc ứng xử gì, anh Huy Đức cho biết nội dung được không? “Rất rõ ràng” sao không công bố cho dân biết???
Tôi còn nhớ sau khi giàn khoan 981 vào Biển Đông, Ba tuần sau đó, ông Dũng có chuyến thăm Philippine và ông đã rất xuất sắc khi đưa ra khái niệm “không đánh đổi chủ quyền thiêng liêng lấy tình hữu nghị viển vông”. Còn ông Trọng im ru một thời gian dài (hơn cả ông Dũng) và sau đó xuất hiện với phát biểu… chống tham nhũng, không hề có 1 chữ nhắc đến Trung Quốc, dù lúc đó đã có ngư dân và tàu cá Việt Nam chìm ở khu vực giàn khoan. Anh Huy Đức quên chăng?
Trích: “Trong phần đặt câu hỏi, một nữ quân nhân Trung Quốc đề nghị ông chỉ ra những hành động “cường quyền” đó đến từ đâu, Thủ tướng Dũng đã đực ra không tìm được một từ đáp trả”.
Tại sao ông Dũng phải đáp trả, nữ quân nhân này hỏi với tư cách nhà báo, hay chính khách tham gia phản biện, hay với tư cách cá nhân? Xin lỗi ông Huy Đức, trong ngoại giao, nếu không thật cần thiết phải trả lời, thì im lặng cũng là 1 cách trả lời, và để tránh làm bẽ mặt nhau ở những nơi nhạy cảm như họp báo hay hội nghị quốc tế. Chứ ai mà không biết những hành vi “cường quyền” đó đến từ Trung Quốc.
Trích: “Trong tất cả các đời thủ tướng của chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN, Nguyễn Tấn Dũng là người có nhiều quyền lực nhất. Nhưng rất tiếc là ông đã không tận tâm sử dụng quyền lực đó cho quyền lợi quốc gia”.
Ở Việt Nam, với cơ chế đảng lãnh đạo, thì tổng bí thư quyền mạnh hơn thủ tướng, ông Dũng dù có thế nào cũng chẳng bằng ông Tổng Bí Thư, nếu nói ông Dũng đã không tận tâm sử dụng quyền lực đó cho quyền lợi quốc gia, vậy ông Tổng Bí Thư có tận tâm không?
Nếu ông Tổng Bí Thư tận tâm, đảng có nát bét và đất nước hết sạch tiền như bây giờ không? Quốc gia yếu kém thì trách nhiệm của vua là cao nhất, sau đó mới đến tể tướng, anh Huy Đức lại đánh tráo chủ thể chăng?
Với cơ chế vua tập thể như ông Nguyễn Văn An, nguyên chủ tịch Quốc Hội, đã nói, thì ông Nguyễn Tấn Dũng không thể làm gì được một mình. Nếu tập thể làm xấu thì một cá nhân lãnh đạo muốn làm ngược lại cũng không phải dễ. Việc đảng xử lý ông Trần Xuân Bách khi ông này công khai hô hào cải cách, hay giam lỏng ông Võ Văn Kiệt sau khi ông Kiệt về hưu là những ví dụ.
Anh Huy Đức ơi, đã viết chính luận thì phải viết đa chiều để quần chúng cân đong đo đếm, chứ không thể đánh lận con đen và đánh tráo chủ thể-khái niệm được đâu anh ạ.
Đoạn cuối anh viết về dân chủ thì tôi không bàn, nhưng tôi muốn góp ý với anh, hãy là một công dân yêu nước đã, rồi đến làm một nhà báo tốt, viết chính luận khách quan, trung thực, rồi bàn đến việc góp ý cho phong trào dân chủ.
6-1-2016
Nguyễn An Dân
--------------/
* Tư liệu dùng trong bài viết:
1/ Bài viết của Huy Đức về chính trị Campuchia trên FB Trương Huy San ngày 16/11/2015.
HUN SEN vs SAM RAINSY
Sam Rainsy tuyên bố sẽ về lại Phnom Penh tối nay, 16-11-2015 lúc 22:20, (sau chuyến công du Mông Cổ, Nhật Bản, Hàn Quốc) cho dù ông vừa bị Quốc hội tước quyền miễn trừ và Bộ Nội vụ đã lập Ủy ban thi hành việc bắt giữ. Lãnh tụ đối lập Sam Rainsy kêu gọi dân chúng không biểu tình. Năm 2013, khi ông trở về CPC sau một thời gian lưu vong, hàng trăm nghìn người dân ủng hộ đã đổ ra đường đón ông từ sân bay về trung tâm thành phố.
Lý do để Hun Sen lại giở trò bắt Sam Rainsy là, như năm 2011, vẫn vì một nhận xét của Sam Rainsy về Bộ trưởng Ngoại giao Hor Namhong hồi 2008. Cũng như năm 2011, Hun Sen lại đánh đối lập dưới thắt lưng hòng mong tránh được thất bại thảm hại trong mùa bầu cử 2018. Một mùa bầu cử mà nếu Hun Sen muốn thắng, rất có thể lại phải gian lận thêm lần nữa.
Đa đảng, tự do chính trị, mới chỉ là một điều kiện (cần nhưng chưa đủ) của dân chủ. Một khi đa đảng chưa đi cùng với nhà nước pháp quyền; một khi công an, quân đội, tòa án vẫn ở trong tay đảng cầm quyền… thì con đường đi tới dân chủ vẫn còn đầy trắc trở.
Hun Sen làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Thủ tướng CPC liên tục từ năm 1985. Suốt 30 năm qua, Hun Sen chứng minh ông là một trong vài người quyền biến nhất trong lịch sử hiện đại của Đông Nam Á. Nhưng Hun Sen đã không thể trở thành một chính khách lớn.
Cho dù về chính trị CPC đã đi trước VN khá xa, nhưng tham quyền cố vị của Hun Sen, dẫn đến dung túng tham nhũng, đang là một nguyên nhân khiến cho đất nước này chưa thể thoát ra nghèo đói. Nếu Hun Sen không tìm cho mình một con đường để chuyển giao quyền lực trong hòa bình, về chung cuộc ông sẽ là người thất bại.
  1. Bài viết “Bộ Tứ
(Ba Sàm)
ĐÚNG LÀ OSIN
Bài của MINH DIỆN/ BVB 8/1/2016
Khi Blog “Câu lạc bộ Phóng viên trẻ” viết nhà báo Huy Đức nhận lệnh  ‘minh chủ’,  dùng ngòi bút sắc sảo của đánh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tôi không tin. Tôi nghĩ tác giả “Bên thắng cuộc” là người đã từng được học nghề báo ở phương Tây  không thể  như vậy.
          Nhưng hôm qua đọc  bài “Bộ tứ” của Huy Đức  thì tôi biết mình nhầm .  Nhà báo Huy Đức phát lộ nguyên hình:“Chỉ mong các bạn đừng quá thất vọng nếu ông Nguyễn Phú Trọng thì ở lại mà ông Nguyễn Tấn Dũng lại ra đi”…
           Bài “Bộ tứ” viết về hai nhân vật đang đứng trước thềm Đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam. Mặt mũi, sở trường, sở đoản của hai ông này phơi  trước bàn dân thiên hàng chục năm qua, chả ai lạ. Vậy mà Huy Đức chỉ chê  Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng một cách chiếu lệ, còn  toàn khen.  Rằng TBT  Nguyễn Phú Trọng quyết liệt chống tham nhũng, có cuộc sống thanh bạch, khôn ngoan lịch lãm trong đối ngoại, và đã có quyết sách kịp thời khi Trung Quốc kéo dàn khoan 981 vào vùng biển Việt Nam, và rằng: “cũng như các tổng bí thư khác, người đứng đầu đảng cộng sản làm sao có thể tuyên bố từ bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa”…
           Ngược lại Huy Đức lờ đi những việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm được trong khôi phục kinh tế, những lời nói khẳng khái trước hành động xâm lược của Trung Quốc…Huy Đức  phóng bút  kết tội thủ tướng là độc tài, tham nhũng, gia đình trị, và bêu riếu ông là kẻ bất tài. Huy Đức đã  nhục mạ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bằng những chi tiết bịa đặt: “Trong các cuộc tiếp xúc thượng đỉnh, là người Việt Nam, tôi rất xấu hổ khi trong giờ giải lao , trong khi Thủ tướng Lào, Thái Lan, CPC …, tả xung hữu đột, Thủ tướng Việt Nam chẳng biết bắt chuyện với ai dù có phiên dịch ngay bên cạnh…”.  Bắt chuyện với ai, ở đâu, vào lúc nào, cần hay không là việc của mỗi người, sao lại soi mói để ý, bắt bẻ? Huy Đức có tháp tùng Thủ tướng trong các cuộc tiếp xúc thượng đỉnh không, hay chỉ nhìn thoáng qua TV mà  xúc xiểm người ta như vậy?
          Huy Đức rất lộng ngôn khi nói: “các nhà ngoại giao phương Tây mà tôi tiếp xúc đều cho rằng , không có phe nào thân Mỹ hay thân Tàu trong các nhà lãnh đạo Việt Nam…”  Và thoắt cái, Huy Đức biến nhanh từ võ đoán sang ‘đinh đóng cột’ rất vôi lối, khong có cơ sở: “Tôi phải nói với các bạn rằng, nếu giờ Hà Nội đối đầu với Bắc Kinh, “nhất biên đảo” với Wasington , Obama sẽ cuống lên vì …khó xử” . Có thật thế, đúng thế không?
          Các nhà ngoại giao phương Tây là những ai ? Tại sao Obama lại phải cuống lên khi ViệtNam dũng cảm đương đầu với kẻ đã và đang xâm lược Tổ Quốc mình? Phải chăng Wasington,Obama sẽ yên tâm khi Trung Quốc làm mưa làm gió trên biển Đông trong khi người lãnh đạo Việt Nam lại dõng dạc tuyên bố “Tình hình biển Đông không có gì nghiêm trọng" ư? Nhà báo Huy Đức?
            Luật sư nhà báo MT với tôi : “Có lẽ ai đó đã tuồn thông tin cho Huy Đức và đặt hàng Huy Đức viết”.  Rồi ông nhếch mép cười và bảo : “Huy Đức đặt tên cho blog của mình là Osin, thế mà đúng !” . Vâng đúng thật, OSIN Huy Đức!
   9-1-2016
     MD (Tác giả gửi BVB)

THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG 'GIẢ CHẾT BẮT QUẠ"

Bài của CÙ HUY HÀ VŨ/ VOA 7/1/2016

Trong cổ tích Việt Nam có chuyện “Giả chết bắt quạ”.
Xưa có một thằng đi ở có tính cờ bạc, thành ra mắc nợ nhiều lắm. Một buổi sớm mai, nó đem trâu ra cày, bị các chủ nợ bắt mất trâu. Không dám về nhà vì sợ chủ đánh, buồn bã nó lên bờ ruộng nằm giả chết. Một chốc có con quạ bay qua, ngỡ là xác người chết, sà xuống định móc mắt ăn. Nó giơ tay ra, vớ ngay được con quạ, mắng rằng: “Mày tưởng tao chết, định móc mắt tao. Nay tao bắt được mày, tao giết mày chết”.

Trước thềm Đại hội 12 Đảng cộng sản Việt Nam tích cũ này lại tái xuất với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Vừa qua trên Ba Sàm, một trang mạng bất đồng chính kiến với chính quyền Việt Nam, xuất hiện một thư đề ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, các Ủy Viên Bộ Chính Trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương và Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Nội dung của thư này là giải trình về 12 tố cáo nhằm vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tập hợp lại.
Chữ ký trên văn bản còn có thể gây nghi ngờ về tính xác thực của văn bản vì cùng một người không có chữ ký nào là giống tuyệt đối chữ ký nào nên không dễ nói đó là chữ ký của đương sự. Ngược lại, con dấu thì không thể gây nghi ngờ vì không thể có hai con dấu cho cùng một cơ quan hay chức danh. Do đó, việc Chính phủ Việt Nam đã không hề phủ nhận dưới bất cứ hình thức nào con dấu “Thủ tướng Chính phủ” ở thư mà người gửi có tên Nguyễn Tấn Dũng cho thấy đây là “hàng thật”.
Do tầm quan trọng của tác giả bức thư nên không ít người hoài nghi về tính xác thực của nó. Về phần mình, tôi khẳng định thư này đích thị là của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Trước hết, chữ ký trên văn bản còn có thể gây nghi ngờ về tính xác thực của văn bản vì cùng một người không có chữ ký nào là giống tuyệt đối chữ ký nào nên không dễ nói đó là chữ ký của đương sự. Ngược lại, con dấu thì không thể gây nghi ngờ vì không thể có hai con dấu cho cùng một cơ quan hay chức danh. Do đó, việc Chính phủ Việt Nam đã không hề phủ nhận dưới bất cứ hình thức nào con dấu “Thủ tướng Chính phủ” ở thư mà người gửi có tên Nguyễn Tấn Dũng cho thấy đây là “hàng thật”.

Mặc dầu vậy, vẫn có ý kiến cho rằng đó không phải là thư của Nguyễn Tấn Dũng vì con dấu “Thủ tướng Chính phủ” được đóng ở ngay trang đầu, nơi có tên ông ta mà lẽ ra phải được đóng vào chữ ký của ông ta ở trang cuối. Thực ra không phải vậy: chỉ khi nào Nguyễn Tấn Dũng với thẩm quyền Thủ tướng ký các văn bản pháp quy như Quyết định, Nghị định thì con dấu “Thủ tướng Chính phủ” mới được đóng vào chữ ký ở trang cuối. Còn đây chỉ là một báo cáo hay giải trình của Nguyễn Tấn Dũng với Ban lãnh đạo Đảng, không phải là văn bản pháp quy, nên dấu không thể được đóng vào chữ ký ở trang cuối. Mặc dầu vậy, để xác định người ký văn bản thuộc cơ quan nào thì con dấu vẫn được sử dụng nhưng được đóng trên trang đầu, có tên nơi gửi, gọi là “dấu treo”.

Ngoài ra, giải trình này của Nguyễn Tấn Dũng là “đúng quy trình”, nghĩa là không bất thường. Để được đề cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa mới, ủy viên trung ương đương nhiệm buộc phải giải trình về những tố cáo nhằm vào họ. Như đã thấy, thư này được gửi 2 ngày trước khi diễn ra Hội nghị Trung ương 13 của Đảng, nơi sẽ chốt danh sách đề cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 diễn ra vào cuối tháng 1 tới cũng như sẽ bàn các “trường hợp đặc biệt” là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa 11 quá 65 tuổi, tái cử để đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, nôm na là “tứ trụ” gồm Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch Nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội. Vả lại, nội dung những tố cáo nhằm vào Nguyễn Tấn Dũng đã được mọi người từ trong nước và ngoài nước biết từ lâu, như: tham nhũng nghiêm trọng trong vụ Vinashine, Vinalines; dùng quyền lực để làm giàu cho con gái Nguyễn Thanh Phượng hiện có quốc tịch Mỹ và con rể Nguyễn Bảo Hoàng, công dân Mỹ, con Nguyễn Bá Bang, cựu quan chức Việt Nam Cộng hòa; hình thành “nhóm lợi ích”; âm mưu giành chức Tổng Bí thư Đảng để xóa đảng cộng sản, đổi chế độ nhằm làm Tổng thống; có nhiều biệt thự, đất đai trên toàn quốc…

Cuối cùng, không phải ngẫu nhiên mà tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với 63 tỉnh thành ngày 28/12/2015, tức chỉ 10 ngày sau khi bức thư này được đăng trên Ba Sàm, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang thừa nhận: “Tình hình lộ, lọt bí mật nhà nước xảy ra rất nghiêm trọng”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đại diện cho một bộ phận những kẻ có tài sản kếch xù gom trên xương máu của người dân và quốc gia, bao gồm cả bán lãnh thổ Việt Nam trực tiếp hoặc gián tiếp cho Trung Quốc, âm mưu giải tán đảng cộng sản để để thiết lập độc tài cá nhân dưới hình thức “Tổng thống chế” nhằm “một công đôi việc”: tránh né trừng phạt nghiêm khắc mang tính định mệnh của nhân dân và nhất là để tiếp tục duy trì địa vị thống trị của bản thân đặng tiếp tục cướp bóc tài sản của dân, của nước.
Như đã nói, Nguyễn Tấn Dũng trong thư đã giải trình về 12 tố cáo trong đó giải trình về tố cáo số 8 chắc chắn làm mọi người quan tâm nhất. Nguyên văn như sau: “Về ý kiến “…Thủ tướng nay đã hình thành “nhóm lợi ích” trên phạm vi cả nước, cả người đương chức lẫn cán bộ cao cấp nghỉ hưu… vận động với các thủ đoạn nhằm giành cho được chức Tổng Bí thư tiến tới làm Tổng thống và thay đổi chế độ, thay đổi Đảng”. Tôi khẳng định ý kiến này là vu khống, bịa đặt. Tôi đã ghi rõ nguyện vọng gửi đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là: TÔI XIN KHÔNG TÁI CỬ. Cha tôi, Chú ruột tôi, hai Cậu ruột tôi và Cha vợ tôi đã hy sinh, đều là Liệt sĩ trong kháng chiến chống Mỹ; bản thân tôi đã 4 lần bị thương trong chiến đấu, là Thương binh loại 2/4, trong người còn mang hơn 10 mảnh đạn của Mỹ. Tôi không thể nào phản bội lại mục tiêu, con đường mình đã chọn, đã gắn bó với nó bằng cả máu xương và đã hết lòng, hết sức thực hiện gần cả cuộc đời”.
Quả thực là từ 2 năm trở lại đây từ giới thân cận với Nguyễn Tấn Dũng lan tin “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ giải tán Đảng cộng sản để làm Tổng thống” với một lộ trình gồm 3 bước. Trước hết giành chức Tổng Bí thư tại Đại hội Đảng XII; tiếp theo là giành chức Chủ tịch Nước để chính danh nguyên thủ quốc gia đồng nhất với Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang; và cuối cùng, giải tán Đảng và tự cử làm Tổng thống thông qua một Quốc hội đã hoàn toàn bị tê liệt.

Dĩ nhiên “không có lửa làm sao có khói”. Vậy cơ sở nào cho lời đồn “chết Đảng” trên?

Sau khi Liên Xô, “thành trì của chủ nghĩa cộng sản thế giới” và khối cộng sản Đông Âu sụp đổ một cách ngoạn mục cách đây một phần tư thế kỷ thì ai cũng biết rằng sự cáo chung của các nước cộng sản còn lại gồm Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Lào ở bán cầu Đông và Cuba ở bán cầu Tây chỉ còn là vấn đề thời gian.
Vậy câu “TÔI XIN KHÔNG TÁI CỬ” viết hoa chỉ có thể là chước “giả chết bắt quạ” của Nguyễn Tấn Dũng, nhằm làm liên minh chống Nguyễn Tấn Dũng trong Bộ chính trị cũng như trong Ban chấp hành trung ương Đảng lơi lỏng cảnh giác để Dũng thừa cơ tập hợp lực lượng, lật ngược thế cờ như trước đó Dũng đã thực hiện thành công tại Hội nghị trung ương 6 và Hội nghị trung ương 10 với số phiếu tín nhiệm cao nhất.
Điều đáng chú ý là không chỉ những người tranh đấu cho Dân chủ hầu mang lại tự do, quyền con người đầy đủ và hạnh phúc cho người dân cũng như để bảo vệ thành công chủ quyền và lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt ở biển Đông, trước sự xâm lăng ngày càng gia tăng từ phía Trung Quốc, mới nỗ lực để cái kết cục đó diễn ra sớm nhất có thể. Thực vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đại diện cho một bộ phận những kẻ có tài sản kếch xù gom trên xương máu của người dân và quốc gia, bao gồm cả bán lãnh thổ Việt Nam trực tiếp hoặc gián tiếp cho Trung Quốc, âm mưu giải tán đảng cộng sản để để thiết lập độc tài cá nhân dưới hình thức “Tổng thống chế” nhằm “một công đôi việc”: tránh né trừng phạt nghiêm khắc mang tính định mệnh của nhân dân và nhất là để tiếp tục duy trì địa vị thống trị của bản thân đặng tiếp tục cướp bóc tài sản của dân, của nước.
Kế hoạch “đảo chính Đảng” để thiết lập độc tài cá nhân của Nguyễn Tấn Dũng đương nhiên vấp phải sự chống đối quyết liệt trong ban lãnh đạo Đảng, không chỉ từ những thành phần được coi là “giáo điều” mà còn từ những thành phần chống tham nhũng và có tinh thần dân tộc, chống Trung Quốc và cả từ những kẻ cũng tham nhũng nghiêm trọng nhưng có lợi ích “chồng lấn” lợi ích của Nguyễn Tấn Dũng. Nói cách khác, Nguyễn Tấn Dũng và phe ủng hộ Dũng trong Bộ Chính trị lâm vào thế yếu trong khi đây lại là cuộc đấu “một mất một còn”. Vì vậy, khi đọc câu “TÔI XIN KHÔNG TÁI CỬ” viết chữ hoa trong giải trình của Nguyễn Tấn Dũng, đã có người nghĩ là Nguyễn Tấn Dũng “bỏ của chạy lấy người”!

Thế nhưng tôi khẳng định không đời nào có chuyện một con người tham tàn đến cùng cực như Nguyễn Tấn Dũng lại từ bỏ “giấc mộng Tổng thống” mà vài dẫn chứng sau đây về sự lì lợm của con người này trong giữ quyền lực cũng đã thừa chứng minh.
“Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay.” Đó là nguyên văn lời phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng khi nhậm chức Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vào ngày 27 tháng 6 năm 2006. Thế nhưng khi tham nhũng đã trở thành “quốc nạn” sau 2 nhiệm kỳ Thủ tướng của Nguyễn Tấn Dũng, quan tham đã thành “bầy sâu” làm chết cái đất nước này” như nhận diện của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đến mức Hội nghị Trung ương 5 họp tháng 5/2015 đã phải tước của Nguyễn Tấn Dũng chức Trưởng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng để giao lại cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng vẫn “bình chân như vại”!

Trong phiên chất vấn tại Quốc Hội được truyền hình trực tiếp ngày 14/11/2012, đáp lại kêu gọi từ chức Thủ tướng do mắc nhiều sai phạm nghiêm trọng từ Đại biểu Quốc Hội Dương Trung Quốc, Nguyễn Tấn Dũng tỉnh bơ: “Đảng ta cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước, đã phân công tôi tiếp tục làm nhiệm vụ Thủ tướng. Quốc hội cũng đã bỏ phiếu bầu tôi là Thủ tướng. Tôi sẵn sàng chấp hành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng”. Nghĩa là chỉ khi nào Đảng kỷ luật Dũng thì Dũng mới rời ghế Thủ tướng!
Bất luận thế nào, cho dù với chiêu “giả chết bắt quạ” mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rốt cuộc giành được vị trí đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam để tiếp đó lạnh lùng kết liễu đảng này nhằm trọn vẹn hóa độc tài của cá nhân ông ta thì Dân chủ hóa Việt Nam vẫn sẽ vững bước tới thành công cho dù máu có đổ, vì không có bạo chúa nào trên trái đất này chịu từ bỏ cai trị của bản thân một cách hòa bình.
Thế nhưng khi bị Bộ Chính trị kỷ luật do tham nhũng nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho kinh tế quốc gia… thì Nguyễn Tấn Dũng lại vận động Hội nghị Trung ương 6 họp tháng 10/2012 bỏ phiếu bác kỷ luật này và Dũng đã “lội ngược dòng” thành công đến mức Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phải bật khóc trước bàn dân thiên hạ!
Vậy câu “TÔI XIN KHÔNG TÁI CỬ” viết hoa chỉ có thể là chước “giả chết bắt quạ” của Nguyễn Tấn Dũng, nhằm làm liên minh chống Nguyễn Tấn Dũng trong Bộ chính trị cũng như trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng lơi lỏng cảnh giác để Dũng thừa cơ tập hợp lực lượng, lật ngược thế cờ như trước đó Dũng đã thực hiện thành công tại Hội nghị Trung ương 6 và Hội nghị Trung ương 10 với số phiếu tín nhiệm cao nhất.
Cụ thể là Nguyễn Tấn Dũng hiểu rất rõ 1510 đại biểu dự Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ là nhân tố quyết định “kẻ thắng cuộc” trong ván bài chót của Đảng này nên Dũng ráo riết mua chuộc họ bằng cả “củ cà rốt – tiền bạc” lẫn “cây gậy – đe phanh phui bê bối cá nhân” thông qua hai công cụ ruột của Dũng là Bộ Công an và Tổng cục Tình báo quốc phòng (Tổng cục 2 – Bộ Quốc Phòng) nhằm đảm bảo phe ủng hộ Dũng chiếm đa số trong Ban Chấp hành Trung ương mới. Để rồi “bổn cũ lập lại”, Nguyễn Tấn Dũng sẽ lại tuyên bố ráo hoảnh “Tôi sẵn sàng chấp hành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng” trong trường hợp Ban Chấp hành Trung ương mới đề cử và bầu Dũng vào chức Tổng Bí thư Đảng.

Bất luận thế nào, cho dù với chiêu “giả chết bắt quạ” mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rốt cuộc giành được vị trí đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam để tiếp đó lạnh lùng kết liễu đảng này nhằm trọn vẹn hóa độc tài của cá nhân ông ta thì Dân chủ hóa Việt Nam vẫn sẽ vững bước tới thành công cho dù máu có đổ, vì không có bạo chúa nào trên trái đất này chịu từ bỏ cai trị của bản thân một cách hòa bình.
*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

VÌ SAO ÔNG NGUYỄN TẤN DŨNG BỊ VU KHỐNG BÔI NHỌ ?

Bài của NGUYỄN MINH QUỐC/ BVB 7/1/2016


Ban Biên tập nhận được bài viết của ông Nguyễn Minh Quốc, Nguyên cán bộ cấp cao Tổng cục II, Bộ Quốc phòng. Nội dungphanh phui nhiều tình tiết, quan hệ rối rắm với Trung Quốc của nhiều lãnh đạo cấp cao của Đảng. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liên tục bị vu khống, bôi nhọ trong thời gian qua. Xin kính chuyển đến quý độc giả xem xét, nhận định.
Đến nay mọi người dân đều có chung nhận xét và đánh giá cao những thành quả của nước ta giành được trong 5 năm vừa qua về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại. Đặc biệt là sự phục hồi kinh tế ấn tượng sau thời gian khủng hoảng, được sự nhìn nhận của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế. Dù phân tích kiểu gì đi nữa cũng khó có thể phủ nhận được vai trò của Chính phủ, trong đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các cộng sự của ông được đánh giá cao.
Tham khảo dư luận quần chúng nhân dân cho thấy, đa số ý kiến đều mong muốn những người như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ được Đảng tín nhiệm giao cho trọng trách để tiếp tục đưa đất nước phát triển. Tuy nhiên, hệ thống lại các sự kiện diễn ra trong nội bộ Đảng vừa qua thì có điều rất lạ là những người đóng góp cho sự phát triển đất nước nói trên đều bị công kích, nói xấu, bôi nhọ danh dự. Thậm chí còn đưa ra những nhận định: “nếu những người đó tiếp tục tái cử vào các chức vụ chủ chốt của Đảng thì có thể sẽ mất chế độ” (!?). Đến nay qua thông tin chúng tôi được biết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không được ông Nguyễn Phú Trọng giới thiệu tái cử và một số thành viên của chính phủ rất có năng lực cũng không được tái cử hoặc phiếu đề cử của Bộ Chính trị không cao.
Với những thông tin chúng tôi nắm được thư gửi Bộ Chính trị va BCH TW của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gồm 12 vấn đề bị bội nhọ vu khống, đi sâu phân tích có thể xác định việc ông Nguyễn Tấn Dũng bị bôi nhọ không phải vì năng lực lãnh đạo và cũng khẳng định không phải do tham nhũng hoặc phẩm chất cá nhân. Có thể có động cơ cá nhân, cơ hội kèn cựa với Thủ tướng nhưng chỉ là số ít. Vậy thì nguyên nhân gì dẫn đến tình trạng nói trên? Với những thông tin có được chúng tôi xin cung cấp để mọi người phân tích:
  1. Trong suốt 5 năm vừa qua, nhất là từ khi Tập Cận Bình cầm quyền thì hoạt động xâm lấn biển đông của Trung Quốc đe doạ an ninh và chủ quyền nước ta ngày một gia tăng.Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người lên án mạnh mẽ và đã biểu thị tinh thần kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh của nước ta. Thủ tướng cũng là người có nhiều quyết định về tăng cường tiềm lực quốc phòng và động viên toàn quân, toàn dân bảo vệ lợi ích quốc gia và chủ quyền của đất nước. Những hoạt động và quan điểm của Thủ tướng được giới lãnh đạo Trung Quốc đặc biệt chú ý. Tờ Hoàn Cầu (sân sau của tình báo Hoa Nam) đã không ngừng công kích Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và xác định ông là kẻ thù của Trung Quốc.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:
“Không đánh đổi chủ quyền lấy thứ hữu nghị viển vông, không để bị lệ thuộc”
  1. - Ông Lê Khả Phiêu – nguyên Tổng Bí thư, năm 1998,  ông được Vũ Chính – nguyên Tổng cục trưởng TC2 – BQP (ông Chính có quan hệ mật thiết với cơ quan tinh báo Trung Quốc khi chữa bệnh ở Quế Lâm-Trung Quốc) chắp nối với tình báo Trung Quốc đưa ông Lê Khả Phiêu sang Trung Quốc gặp Giang Trạch Dân mà không bàn trong Bộ Chính trị. Cuộc gặp này ông Phiêu cùng Giang Trạch Dân trao đổi nhiều vấn đề sai nguyên tắc và tỏ ra thuần phục Trung Quốc nên đã bị Bộ Chính trị kiểm điểm khiến ông không được tái cử tại ĐH IX.Ở trong nước, hệ thống lại những nguồn tin chống Thủ tướng, có thể nêu ra một số nhân vật đáng chú ý:
Tuy ông Phiêu nghỉ nhưng vẫn có quan hệ thân thiết với Trung Quốc. Sách của ông viết ra là do nhà xuất bản Nam Ninh – Trung Quốc in và phát hành. Ông luôn luôn lấy hình ảnh Giang Trạch Dân để áp vào cho mình như muốn làm Thái thượng hoàng ở Việt Nam. Ông tỏ ra gần gũi và thân thiết với ông Nguyễn Tấn Dũng nhưng chính ông Phiêu là người kiến nghị Bộ Chính trị Khoá 11 luân chuyển chức thủ tướng của ông Nguyễn Tấn Dũng và tán thành kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng như ông Trọng nêu ra. Trong thời kỳ chuẩn bị nhân sự ĐH 12 ông thường xuyên gặp gỡ ông Trọng tìm các phương án nhân sự để loại ông Nguyễn Tấn Dũng. Ông thường xuyên gặp gỡ cán bộ nghỉ hưu đã từng giữ chức vụ chủ chốt trong đó nhiều ông có quan điểm giống ông như ông Phạm Thanh Ngân, Lê Xuân Tùng, Phan Diễn (nguyên UVBCT), Nguyễn Đình Hương, Vũ Quốc Hùng,… tại nhà ông bàn thảo việc can thiệp vào ĐH 12 trong đó thông báo cho nhau thông tin bôi nhọ, hạ bệ ông Nguyễn Tấn Dũng.
Trước HNTW 13 diễn ra, ông đã tổ chức một cuộc họp gặp gỡ tại nhà ông với các ông nói trên. Ông thông báo là đã thống nhất với ông Trọng, trong cuộc họp này, ông Phan Diễn đã hệ thống lại những vấn đề tố cáo ông Nguyễn Tấn Dũng để những người có mặt góp ý, thảo luận bổ sung. Trong cuộc họp, ông Phiêu đã lấy ý kiến thống nhất chủ trương phải gạt được ông Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi nhân sự ĐH 12, ông Phiêu còn nêu ra nhận xét: “nếu còn để Nguyễn Tấn Dũng tham gia vào khoá này thì sẽ mất chế độ”. Dựa vào tinh thần này, ông Phan Diễn đã soạn thư kiến nghị gửi Bộ Chính trị, BCH TW yêu cầu phải tiến hành kiểm tra ông Nguyễn Tấn Dũng với 12 vấn đề mà dư luận đã biết.
Nhà riêng ông Lê Khả Phiêu

- Về ông Phan Diễn, nguyên Thường trực Ban Bí thư khoá IX, khi đó ông là người được giới lãnh đạo Trung Quốc đặc biệt quan tâm theo cô Nguyễn Thanh Hà (con ôngNguyễn Sơn – tướng lưỡng quốc) là người có quan hệ với TC2-BQP và cùng là người được cơ quan tình báo Trung Quốc giao nhiệm vụ nắm tình hình nội bộ Việt Nam. Cô Hà đã tiết lộ giới lãnh đạo Trung Quốc đã liên hệ với ông Phan Diễn và ủng hộ ông Phan Diễn làm Tổng Bí thư khoá X, nếu ai ở TW khoá IX hẳn còn nhớ ông Phan Diễn là người khuấy lên vụ PMU18 để đánh nội bộ (trong đó có ông Nông Đức Mạnh, Phan Văn Khải và ông Nguyễn Tấn Dũng). Nếu không được ngăn chặn kịp thời thì vụ PMU18 sẽ ảnh hưởng đến ĐH IX và đại hội này có thể triệu tập không đúng thời gian đã định. Kết quả là ông Phan Diễn đã bị loại vì vấn đề này. Ngoài ra, trong thời kỳ ông làm Bí thư Đà Nẵng, một số phần tử trong tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt ở tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi cũng đã tiếp xúc bí mật lôi kéo ông. Thời gian gần đây, ông Phan Diễn có nhiều cuộc tiếp xúc với các đồng chí nguyên là lãnh đạo Đảng và Nhà nước đang ở phía Bắc và phía Nam để đưa tin và tác động không chấp nhận ông Nguyễn Tấn Dũng tái cử ở ĐH 12. Ai cũng biết giữa ông Phan Diễn và ông Nguyễn Tấn Dũng không có thù oán gì cá nhân.
Ông Phan Diễn, nguyên Thường trực Ban Bí thư khoá IX

- Ông Nguyễn Phú Trọng từ khi làm Chủ tịch Quốc hội Khoá 12 giới lãnh đạo Trung Quốc đã chú ý đến ông vì họ cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng là người có quan điểm chấp nhận Trung Quốc. Khi chuẩn bị nhân sự cho ĐH 11, đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội khi đó là Khổng Huyển Hựu đã bắn tin cho một số cán bộ ngoại giao Việt Nam là: “Giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ ủng hộ ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư” và cho rằng “nếu đồng chí Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư thì quan hệ hai nước sẽ phát triển và giữ được chủ nghĩa xã hội” sau này ta thấy những năm ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư quan hệ với Trung Quốc như thế nào thì mọi người đều biết. Có thể nói ông Nguyễn Phú Trọng không đưa ra một tuyên bố nào trước những hoạt động lấn chiếm biển Đông của Trung Quốc. Ông đã chỉ đạo các báo đài không được đưa tin khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào hoạt động ở vùng biển nước ta. Ông đưa ra Bộ Chính trị phê bình những người có phát biểu cứng rắn với Trung Quốc. Ông cho răng như vậy là phá hoại mối quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc và vi phạm quan điểm của Đảng . Hơn thế nữa, thay bằng các cử chỉ phản đối, ông đã cử nhiều ông trong Bộ Chính trị và TW sang gặp Tập Cận Bình (ở thời điểm Trung Quốc hung hăng nhất) để chuyển đến Tập Cận Bình thông điệp “Biển Đông là vấn đề nội bộ của hai nước, Việt Nam lấy hữu nghị 2 nước 2 Đảng làm cơ sở để giải quyết biển Đông, mong muốn lãnh đạo cấp cao hai nước sớm gặp nhau”. Kết quả như thế nào thì mọi người đều đã biết! Gần đây sau chuyến đi của Tập Cận Bình đến Việt Nam và tiếp đó là bài phát biểu ở Singapore đã toát lên toàn bộ mưu đồ của Trung Quốc đối với biển Đông nhưng ông Nguyễn Phú Trọng lại cử ông Nguyễn Sinh Hùng đi gặp Tập Cận Bình để tiếp tục khẳng định tình hữu nghị hai nước, nhưng ai cũng hiểu thực chất là tìm chổ dựa và sự ủng hộ của Tập Cận Bình đối với ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Sinh Hùng.
Ông Nguyễn Phú Trọng: “Biển Đông là vấn đề nội bộ của hai nước,
Việt Nam lấy hữu nghị 2 nước 2 Đảng làm cơ sở để giải quyết biển Đông,
mong muốn lãnh đạo cấp cao hai nước sớm gặp nhau”

Đối với nội bộ ông đưa ra nhiều quy chế mang màu sắc cách mạng văn hoá Trung Quốc và phong trào chống tham nhũng của Tập Cận Bình, từ NQTW 4 do ông nêu ra đến các quy định sau này rất mất dân chủ trong việc bầu cử của Đảng. Xem kỹ các quy định đó đều nhằm vào loại Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở ĐH 12 sắp tới. Khi nhận được các đơn bôi nhọ tố cáo ông Dũng, ông Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo xác minh ngay, nhưng lại không đưa ra kết luận để kéo dài thời gian gây bất lợi cho ông Dũng.
- Về ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội là người được ông Nguyễn Tấn Dũng bảo vệ không bị kỷ luật vụ Vinashin lúc ông Sinh Hùng còn làm Phó thủ tướng phụ trách tái cơ cấu Vinashin nhưng từ ngày ông làm Chủ tịch Quốc hội đã dần dần theo về phe cánh các ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng để cô lập ông Dũng. Từ khi chuẩn bị nhân sự cho ĐH 12 ông đã gắn bó chặt chẽ với ông Trọng, bàn nhiều chiêu trò để loại ông Nguyễn Tấn Dũng. Bề ngoài ông Sinh Hùng tỏ ra ủng hộ ông Trọng tiếp tục tái cử chức Tổng Bí thư, nhưng thâm tâm ông cho rằng ông Trọng sẽ không được TW chấp nhận nên đã mặc cả với ông Trọng nếu ông Trọng không được tái cử thì sẽ giới thiệu ông Sinh Hùng thay thế. Hiện nay ông đang tích cực cho người đi vận động theo phương án này. Trong đó có cả thầy bói tên Hoà cũng nằm trong nhóm đi vận động cho ông.
Nhưng điều đáng nói ở đây là ông Sinh Hùng có một để tử rất đắc lực tên Hoàng Văn Chánh, quê ở Sóc Sơn – ngay cạnh nhà ông Trọng. Có tin Chánh là con riêng của ông Đào Duy Tùng nguyên Thường trực Ban Bí thư. Khi Chánh 18 tuổi, ông Tùng đón Chánh về ở cùng với tư cách là người giúp việc, nhưng thực chất là đối xử như con ruột. Khi đó ông Phạm Quang Nghị làm thư ký cho ông Đào Duy Tùng. Từ khi Chánh về Hà Nội, hội nhập rất nhanh với công việc, chẳng bao lâu Chánh đã kiểm soát được công việc của thư ký ông Phạm Quang Nghị, mọi công văn, tài liệu ông Nghị phải chuyển qua Chánh trước khi đến ông Đào Duy Tùng. Mối quan hệ giữa Chánh và Phạm Quang Nghị cũng gắn bó từ đó. Chánh cũng hội nhập rất nhanh với cuộc sống độ thị, giao du nhiều với đám thanh niên ăn chơi. Chánh cùng đám bạn bè bí mật sang Trung Quốc nhiều lần để ăn chới trác táng. Biết được thân nhân và sở thích ăn chơi của Chánh, tình báo Trung Quốc đã khống chế, mua chuộc Chánh làm gián điệp cho tình báo Trung Quốc (năm 93-94). Người có tên là Vu Kiến Vân điều khiển hoạt động của Chánh. Từ khi làm gián điệp cho Trung Quốc, Chánh đã mở rộng quan hệ trong nội bộ, trong đó có nhóm nói là cơ sở của TC2-BQP như Chu Thành (con ông Chu Văn Tấn), Hùng (Hùng “thổ”, cán bộ Cục hồ sơ-BCA) nhưng thực chất hai người này đã làm gián điệp cho tình báo Trung Quốc và được đánh ngược trở lại vào TC2. Bọn này thường xuyên tụ tập ăn nhậu, gái gú và môi giới chức vụ cho các phần tử cơ hội. Khi ông Đào Duy Tùng mất, Chánh móc nối quan hệ với ông Sinh Hùng (khi đó mới chỉ là Vụ trưởng ở Bộ Tài chính) vì vợ ngoại tình nên chán đời. Bọn Chánh đã lôi kéo Sinh Hùng ăn chới trác táng nhiều năm. Cô vợ của ông Sinh Hùng sau này, cũng là do Chánh mai mối từ nhân viên phục vụ nhà hàng. Con đường tiến thân của Sinh Hùng ngay càng có vị trí cao cũng là điều kiện để Chánh có quan hệ rộng trong nội bộ, nhất là các cơ quan về tố chức và kiểm tra, BQP, BCA,… đặc biệt là nhiều cán bộ cấp cao ở TW trong đó có ông Trọng là người cùng quê. Thông tin Chánh thu được đều cung cấp cho Vu Kiến Vân qua nhóm Chu Thành (điều này chắc BCA cũng có tài liệu). Ngoài việc nắm chặt ông Sinh Hùng về chính trị Chánh còn giúp ông Sinh Hùng về kinh tế và sinh hoạt. Tiền của Hà Văn Thắm - Ngân hàng Đại Dương và Nguyễn Xuân Sơn – Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia cung cấp cho ông Sinh Hùng đều do Chánh đạo diễn. Chiếc xe Lexus 7 chỗ bọc thép trị giá 10 tỷ ông Sinh Hùng đang đi cũng là do Chánh lấy từ Thắm (nay Thắm, Sơn đều đã bị bắt). Chánh đã khống chế nhiều doanh nghiệp, kiếm nhiều dự án để kiếm lợi hàng chục triệu USD cho ông Sinh Hùng.
Cô vợ trẻ Lê Thị Mai Hương của ông Nguyễn Sinh Hùng do Hoàng Văn Chánh mai mối

Hoàng Văn Chánh cũng quan hệ rất chặt chẽ Phạm Quang Nghị ngay từ lúc làm thư ký cho ông Đào Duy Tùng. Có thể nói khi ông Nghị về làm Bí thư Hà Nội, mọi hoạt động của ông Phạm Quang Nghị, Chánh đều kiểm soát. Mọi kỷ luật hoặc đề bạt cán bộ, Chánh đều chi phối ông Nghị. Như trường hợp ông Hùng (Hùng “gấu”) – Phó Chủ tịch Thường trực Hà Nội là một ví dụ. Ông Hùng có nhiều sai phạm nghiêm trọng, đáng lẽ phải ngồi tù nhưng nhờ sự can thiệp của Chánh nên ông Hùng không những thoát nạn mà còn được đề bạt chức vụ quan trọng. Những quan hệ của Chánh như vậy, không thể không nghĩ đến Trung Quốc đã có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với ông Hùng và ông Nghị. Tin đồn ông Phạm Quang Nghị được Trung Quốc ủng hộ làm Tổng Bí thư Khoá 12 có thể từ Chánh mà ra. Chuyến đi Trung Quốc của ông Sinh Hùng gặp Tập Cận Bình theo sự chỉ đạo của ông Phú Trọng có thể liên quan đến đầu mối của Chánh. 
Đến đây ta có thể nhận diện những người bôi nhọ, hạ bệ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là loại người gì. Có thể kết luận họ đều có quan hệ với tình báo Trung Quốc và cao hơn là được giới lãnh đạo Trung Quốc chống lưng. Qua đó, họ phải thực hiện nhiệm vụ của Trung Quốc giao là “loại những người được cho là ngăn cản con đường bành trướng của Trung Quốc” ra khỏi giới lãnh đạo. Những việc làm của các ông Nguyễn Phú Trọng, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Sinh Hùng, Phan Diễn,… vừa qua có phải chăng là thực hiện ý đồ của Trung Quốc? 
Chúng tôi cung cấp cho Bộ Chính trị và TW những điều được coi là rất cay đắng vì đã bao nhiêu năm giấu kín trong lòng để giữ ổn định, nhưng đến náy thấy không công khai nói ra thì TW không hiểu được bản chất của sự việc, nội bộ sẽ mất cảnh giác dẫn đến chọn nhầm bọn tuân phục Trung Quốc vào cương vị lãnh đạo của Đảng thì hậu quả sẽ khôn lường. Hoàng Văn Chánh vẫn đang ở số 10 Nguyễn Gia Thiều, chị Nguyễn Thanh Hà con tướng Nguyễn Sơn vẫn thường xuyên quan hệ với tướng Nguyễn Chí Vịnh, các cơ quan có trách nhiệm của Đảng có thể xác minh để hiểu rõ thông tin nói trên.   
Nguyễn Minh Quốc/(Nguyên cán bộ cấp cao TC2, BQP)




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét