Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

20150919. GIÁ ĐIỆN THẾ NÀO LÀ HỢP LÝ ?

ĐIỂM BÁO MẠNG
ĐIỆN VỀ MỘT GIÁ 1.747 ĐỒNG/KWh?
Bài của pv PHẠM HUYỀN/ Vef  16/9/2015
giá điện, EVN, Bộ Công Thương, tăng giá, lỗ tỷ giá, thu nhập, tổn thất điện năng, tiêu hao điện, giá thành, chi phí

Theo đề án cải tiến cơ cấu biểu giá điện bậc thang do EVN soạn thảo, giá điện sinh hoạt có thể áp dụng cách tính đồng giá hoặc giảm xuống 3-4 bậc thang. Trong đó, giá đồng nhất là 1.747 đồng/kWh.
Sau khi có nhiều phản hồi của dư luận về giá điện bậc thang lũy tiến và theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, EVN đã nghiên cứu thêm 2 phương án xây dựng biểu giá điện sinh hoạt mới.
Ở phương án thứ nhất, EVN đề xuất áp dụng giá điện đồng giá ở mức 1.747 đồng/kWh, chính là mức giá điện bình quân của biểu giá sinh hoạt hiện nay.
Với phương án này, người dân sẽ không còn phải trả tiền điện theo kiểu luỹ tiến, càng dùng nhiều điện càng phải chịu đơn giá cao. Từ số điện thứ nhất trở đi,người dân sẽ được tính giá điện theo một mức duy nhất, giống như mọi hàng hoá bình thường khác như xăng dầu, nước... 
giá điện, EVN, Bộ Công Thương, tăng giá, lỗ tỷ giá, thu nhập, tổn thất điện năng, tiêu hao điện, giá thành, chi phí 
Nếu vậy, cách tính giá điện này cũng sẽ chấm dứt tình trạng bù lỗ giá điện ở 50kWh đầu cho người nghèo. Theo đó, với những hộ dân sử dụng từ 200 kWh trở xuống thì sẽ phải chịu mức giá tiền điện cao hơn, do các mức đơn giá ở khoảng này là thấp hơn mức trên. 50kWh đầu hiện có giá 1.484 đồng/kWh, 100kWh/tháng có giá 1.533 đồng/kWh và 200kWh/tháng thì trả mức 1.786 đồng/kWh.
Với những hộ dân dùng trên 200 kWh thì sẽ được lợi nhờ đơn giá điện giảm xuống. Hiện, mức giá từ 201- 300kWh/tháng có đơn giá là 2.242 đồng/kWh, từ 301 đến 400kWh có đơn giá là 2.503 đồng/kWh và trên 400kWh có đơn giá là 1.587 đồng/kWh.
Phương án thay đổi thứ 2, EVN đề xuất giảm số bậc thang hiện hành từ 6 bậc về 3 hoặc 4 bậc nhưng vẫn đảm bảo mức giá sinh hoạt bình quân là 1.747 đồng/kWh.
Tuy nhiên, phương án thứ 2 này có tới 5 kịch bản rất chi tiết.
Cụ thể, 4 kịch bản đầu, giá điện sinh hoạt chỉ chia 3 bậc thang. Kịch bản thứ 5, giá điện sinh hoạt được chia thành 4 bậc thang. Cùng đó, ở 3 kịch bản, bậc cuối cùng tính từ 300kWh trở lên, 2 kịch bản cuối cùng tính bậc cuối từ 400kWh trở lên như hiện nay. Giá điện tăng luỹ tiến theo nguyên tắc dùng nhiều, giá điện càng cao.

Trong đó,ở kịch bản thứ nhất, bậc 1 vẫn là  50 kWh có giá thấp nhất là 1.484 đồng/kWh. Bậc 2 giãn gia với khoảng cách từ trên 50kwh đến 250 kWh có giá 1.763 đ/kWh. Từ Bậc 3 trên 300 kWh có giá 2.557 đồng/kWh.
Theo kịch bản 2, bậc 1 là 100 kWh đầu có giá 1.501 đ/kWh. Bậc 2 là tới 200 kWh có giá 1.907 đ/kWh; Bậc 3, từ trên 100 kWh có giá 2.557 đ/kWh.
Theo kịch bản 3, Bậc 1 tăng lên là 150 kWh có giá 1.559 đ/kWh; Bậc 2 giảm số kwh còn 150 kWh có giá 2.007 đ/kWh; Bậc 3 vẫn tính trên 300 kWh có giá 2.557 đ/kWh.
Kịch bản 4: Bậc 1 tăng tiếp là 200 kWh đầu có giá 1.584 đ/kWh. Bậc 2 sử dụng tới 200 kWh có giá 2.325 đ/kWh; Bậc 3 trên 400 kWh có giá 2.587 đ/kWh.
Kịch bản 5 chia làm 4 bậc thang. trong đó, bậc 1 chỉ có 50 kWh đầu có giá 1.484 đ/kWh; Bậc 2 là 150 kWh tiếp theo có giá 1.670 đ/kWh. Bậc 3 là 200 kWh tiếp theo có giá 2.325 đ/kWh và Bậc 4 trên 400 kWh có giá 2.587 đ/kWh.
Có thể thấy, nếu giá điện được tính đồng giá thì tổng tiền điện cho một hộ dùng treen 400kWh trở lên sẽ giảm so với trước đây, nhưng nếu chỉ giảm bậc thang thì tổng tiền điện lại có thể tăng hơn so với trước.
Như hiện hành, giá điện sinh hoạt đang có 6 bậc thang trong đó, giá cao nhất là tới 2.587 đồng/kWh từ 400kWh trở lên.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, đây mới chỉ là các phương án đang nghiên cứu và có thể còn sửa đổi cho đến khi chính thức đưa ra lấy ý kiến rộng rãi các chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học và người tiêu dùng tại một hội thảo dự kiến cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 tới.
Phạm Huyền
TÍNH GIÁ ĐIỆN MỚI: NHÀ GIÀU LỢI HƠN DÂN  NGHÈO ?
Bài của pv PHẠM HUYỀN/ Vef 18/9/2015
giá điện, cách tính, hóa đơn, tiền điện, EVN, công tơ, ghi số điện, Tập đoàn Điện lực, giá-điện, cách-tính, hóa-đơn, tiền-điện, EVN, công-tơ, ghi-số-điện, Tập-đoàn-Điện-lực,
Với các kịch bản thay đổi cơ cấu giá điện của EVN, người dùng ít điện sẽ phải chịu tổng tiền điện nhiều hơn so với trước đây và ngược lại.
Với các kịch bản thay đổi cơ cấu giá điện của EVN, người dùng ít điện sẽ phải chịu tổng tiền điện nhiều hơn so với trước đây và ngược lại, người dùng nhiều điện mỗi tháng sẽ được giảm tiền điện so với trước.
Nhiều bậc thang quá phức tạp
Theo đề án cải tiến cơ cấu giá điện, trong 5 kịch bản giá điện bậc thang, EVN đang nghiêng về kịch bản thứ hai có 3 bậc thang hoặc thứ 5 có 4 bậc thang.
Phân tích thiệt hơn ở các kịch bản này, EVN cho biết, ở kịch bản thứ 2, giá điện chia làm 3 bậc, mỗi bậc cách nhau 100kWh.
Trong đó, số hộ sử dụng bậc 1 bình quân 2 năm chiếm 47,59% số hộ dân sử dụng điện, với mức tiêu thụ là 54 kWh/hộ/tháng. Đây là các hộ nghèo, tiết kiệm điện, khả năng chi trả thấp nên việc điều chỉnh giá điện cần được quan tâm xem xét.
Số hộ sử dụng điện ở bậc thứ 2 bình quân 2 năm qua chiếm 43,78%, tiêu thụ trung bình 167 kWh/hộ/tháng. Đây là các hộ sử dụng điện ở mức trung bình và việc chi trả tiền điện hàng tháng không khó khăn.
Số hộ sử dụng trên 300 kWh/tháng, từ bậc 3 trở lên bình quân 2 năm qua chiếm 8,63% số hộ với mức tiêu thụ 550 kWh/hộ/tháng. Đó là số hộ sử dụng nhiều thiết bị điện, có khả năng thanh toán theo nhu cầu sử dụng điện.
giá điện, cách tính, hóa đơn, tiền điện, EVN, công tơ, ghi số điện, Tập đoàn Điện lực, giá-điện, cách-tính, hóa-đơn, tiền-điện, EVN, công-tơ, ghi-số-điện, Tập-đoàn-Điện-lực,
Các hộ sử dụng từ 107 kWh/tháng đến 233 kWh/tháng bị tăng tiền điện hàng tháng nhưng ngược lại, các hộ sử dụng từ 233,88 kWh/tháng trở lên lại được giảm tiền điện hàng tháng so với hiện hành. Dù vậy, mức tăng cũng khiêm tốn, như hộ dùng 150kWh/tháng chỉ bị tăng 5.300 đồng hay dùng 200kWh/tháng thì bị tăng 11.350 đồng. Còn ngược lại, dùng đến 300kWh/tháng thì sẽ được giảm tới 22.150 đồng.EVN tính toán, theo kịch bản 2 này, các hộ nghèo ở bậc 1 sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Hộ dân dùng 50kWh/tháng chỉ bị đội thêm 850 đồng, còn hộ dân dùng 100kWh/tháng thì được lợi thêm 750 đồng.
Với kịch bản 5 có 4 bậc thang, EVN cũng khẳng định các hộ nghèo không bị tác động. Những hộ dùng từ 50kWh -100kWh/tháng thì bị tăng tiền điện nhưng ở mức nhỏ. Trong đó, hộ dùng 100kWh thì chỉ bị tăng 6.850 đồng/hộ.
Đặc biệt các hộ dùng từ 160-230kWh còn được lợi do giảm từ 110 đồng đến 4.750 đồng/tháng. Trong khi đó, các hộ dùng nhiều tới 300kWh cũng chỉ bị tăng 3.550 đồng và dùng đến 400kWh thì lại giảm được 14.250 đồng.
Đáng chú ý, dù theo các kịch bản trên, mức chênh lệch tổng giá trị tiền điện tăng hay giảm đều không đáng kể so với hiên hành và doanh thu bán điện của EVN năm 2015 vẫn đảm bảo đạt 71.919 tỷ đồng.
Lý do là bởi dù tính theo cách nào, EVN vẫn đảm bảo giá điện bình quân sinh hoạt ở mức 1.747 đồng/kWh.
Tuy nhiên, EVN cũng nhìn nhận, phương án giá bậc thang sẽ khuyến khích người dân sử dụng tiết kiệm điện nhưng ngược lại, các nhược điểm như biểu giá 6 bậc hiện nay vẫn sẽ còn hiện hữu. Công tác ghi chỉ số điện sẽ vẫn phức tạp.
EVN lấy ví dụ, theo biểu giá 6 bậc hiện nay, tháng trước khách hàng sử dụng 250 kWh, tiền điện phải thanh toán là 485.705 đồng nhưng tháng sau khách hàng đó sử dụng 350 kWh thì tiền điện sẽ phải thanh toán là 746.680 đồng. Khách hàng này sử dụng tăng 100 kWh/tháng tương ứng tỷ lệ tăng 40% nhưng tiền điện thanh toán tăng 260.975 đồng, tỷ lệ tăng là 53,7%.
Tương tự như vậy, nếu một hộ tháng trước sử dụng 200 kWh, tháng sau sử dụng 400 kWh thì lượng điện sử dụng tăng 100% nhưng tiền điện thanh toán tăng 144% là do 200 kWh tăng lên có giá ở bậc thang 4 và 5.
Với tình trạng tiền điện sẽ tăng cao hơn cả lượng điện tiêu thụ vào mùa nắng nóng như vậy thì người dân dễ hiểu lầm là ghi điện không chính xác, tạo dư luận xấu. 
Đồng giá: Không khuyến khích tiết kiệm điện
EVN cho biết, phương án giá điện một giá sẽ khắc phục được những nhược điểm như trên. Dự kiến, giá điện chỉ còn duy nhất là 1.747 đồng/kWh bằng đúng giá điện bình quân sinh hoạt hiện nay.
Khi thực hiện đồng giá, một số nước ghi chỉ số tiêu thụ điện 1 lần theo quý để tăng năng suất lao động, giảm chi phí đầu tư. Việc này cũng chấm dứt tình trạng tách hộ để được hưởng giá bậc thang thấp ở bậc đầu.EVN cho rằng, cánh tính giá điện như vậy dễ dàng áp dụng, minh bạch rõ ràng, tạo điều kiện cải tiến khâu kinh doanh bán điện về công tác ghi chỉ số công tơ.
Tuy nhiên, khi thực hiện đồng giá, nhóm các hộ dân sử dụng dưới 240 kWh/tháng sẽ bị tăng tiền điện phải trả hàng tháng. Trong đó, tác động cao nhất là hộ sử dụng 100 kWh/tháng, tăng thêm 23.850 đồng/kWh.
Các hộ sử dụng trên 240 kWh/tháng sẽ hưởng lợi vì mức giá điện này thấp hơn nhiều so với đơn giá điện hiện nay cho bậc thang từ 200kW trở lên.
Chẳng hạn như, hộ dùng 300kW/tháng sẽ được lợi 29.550 đồng/tháng, hộ dùng 400kWh/tháng được giảm 105.150 đồng và hộ dùng 500kWh/tháng sẽ giảm được 189.150 đồng.
Tuy nhiên, Tập đoàn này cũng e ngại, dù có nhiều ưu điểm như trên nhưng áp lực tiết kiệm điện ở phương pháp đồng giá không cao bằng phương pháp bậc thang luỹ tiến. Tầng lớp người nghèo, dùng ít điện sẽ bị ảnh hưởng nên phải tính toán kỹ. Hiện nay, tỷ trọng số các hộ dùng điện dưới 250kWh là 76,2%.
Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, cho rằng, nếu tính giá điện đồng giá là quay trở lại cơ chế trước đây, rất bình đẳng trong việc sử dụng điện. Sử dụng ít hay nhiều đều phải trả như nhau.
Tuy nhiên, "Giá bậc thang có ý nghĩa là điều tiết tích cực, người giàu trợ giúp người nghèo, khó khăn, vùng nông thôn, vùng xa. Người nghèo dùng ít điện nên họ trả tiền ít hơn. Những hộ dùng quá nhiều điện thì cần hạn chế bằng việc trả tiền cao hơn nhiều để tiết kiệm điện", ông Long nói.
Ông Long cũng đề nghị, nếu giữ biểu giá 6 bậc như hiện nay là hơi nhiều quá, có thể giảm bớt đi 1 bậc thôi còn 5 bậc chứ không nên giảm hẳn còn 3-4 bậc.
Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc EVN, chia sẻ, trong dài hạn, EVN sẽ nghiên cứu cải tiến đồng bộ, toàn diện cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho sản xuất, kinh doanh, hành chính sự nghiệp, sinh hoạt để phù hợp với các bước triển khai thị trường điện bán buôn cạnh tranh và bán lẻ điện cạnh tranh.
Phạm Huyền
VÌ SAO GIÁ ĐIỆN CHƯA BAO GIỜ GIẢM ?
Bài pv  của PHẠM HUYỀN /VNN 19/9/2015
điện, EVN, bậc thang, giảm, tăng, đinh quang tri, công thương, hóa đơn
Nhà báo Phạm Huyền (trái) trao đổi với ông Đinh Quang Tri tại trường quay Góc Nhìn Thẳng của Báo VietNamNet.
Sau nhiều bức xúc của người dân về hoá đơn tiền điện tăng cao, giá điện sinh hoạt tới đây có thể giảm từ 6 bậc thang xuống còn 3-4 bậc thang và thậm chí, sẽ chỉ còn một mức giá duy nhất. Góc nhìn thẳng trao đổi với ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc EVN để tìm hiểu về đề án cải tiến cơ cấu giá điện này.
Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông, nhiều người dân đang quan tâm phương án sửa đổi cơ cấu tính giá điện về một mức đồng giá là 1.747 đồng/kWh. Theo phương án này, người dân cũng như ngành điện sẽ được lợi như thế nào?
Ông Đinh Quang Tri: Nhu cầu tối thiểu về điện cho người dân phải được đảm bảo và phải ở mức giá hợp lý. Trước mắt, chúng ta không đưa về một mức giá ngay được vì những người có thu nhập thấp sẽ bị ảnh hưởng ngay. Nếu chúng ta đưa về một giá thì chính sách về tiết kiệm năng lượng sẽ bị ảnh hưởng. Hiện nay, chúng ta đang thiếu năng lượng, chúng ta đang phải nhập khẩu.
Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông, dù giá điện giảm xuống còn 3 bậc hay 4 bậc, thì cả 5 kịch bản đều cho thấy, người dùng ít điện sẽ chịu giá cao hơn và người dùng nhiều điện lại được lợi hơn vì số tiền phải trả lại được giảm Ông chia sẻ như thế nào về nghịch lý này?
Ông Đinh Quang Tri: Thực ra, dự thảo của chúng tôi tính theo các kịch bản khác nhau để các nhà khoa học, người tiêu dùng cân nhắc và góp ý xem chọn phương án nào là phù hợp nhất. Tôi cho rằng, không có phương án nào phù hợp với tất cả mọi người. Bởi vì nguyên tắc thiết kế giá bán lẻ bình quân, nếu bậc thang có giá cao mà giảm giá xuống thì bậc thang đang có giá thấp phải tăng lên, để đảm bảo giá điện bình quân, đảm bảo bên mua điện và sản xuất kinh doanh. Nếu như khách hàng ở bậc cao giảm xuống thì ở bậc thấp lại tăng lên và ngược lại.
Nhà báo Phạm Huyền: Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, EVN chưa nỗ lực hết sức để tiết giảm chi phí khiến cho giá điện dường như chỉ có một chiều tăng chứ không giảm.  Nhất là tới đây, EVN phát sinh 12.000 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá, không giống như viễn thông, xăng dầu có tăng có giảm. Ông có ý kiến thế nào về điều này?
Ông Đinh Quang Tri: Đối với khách hàng, đương nhiên, khi tăng giá điện, mọi khách hàng đều không có ủng hộ. Chuyện đó là bình thường.
Nhưng chúng ta phải nhìn một bức tranh tổng thể, mọi chi phí sản xuất điện tăng lên. Giá đầu vào tăng lên, chênh lệch tỷ giá tăng lên. Nền kinh tế đã hội nhập với quốc tế thì giá năng lượng cũng phải theo thị trường quốc tế. Nguyên tắc là như thế nhưng giá điện Việt Nam rẻ hơn rất nhiều so với các nước xung quanh. Nhiều người có nói tại sao EVN cứ so sánh giá quốc tế mà lương, thu nhập của mình thấp, còn họ thì cao. Hai bài toán đó là hoàn toàn khác nhau.
Lương, thu nhập là liên quan đến năng suất lao động của từng ngành, từng người. Giá thì liên thông với thị trường thế giới. Do vậy, không thể so sánh thu nhập thấp thì ông phải bán cho tôi điện giá rẻ. Không phải như thế, vì giá là theo thị trường rồi. Nếu anh mà mua thấp thì người ta không bán, người ta phải bán đủ chi phí mới bán.
Vừa qua, một số chuyên gia có ý kiến EVN chưa nỗ lực để giảm chi phí. Chúng tôi đã rà soát thường xuyên. Cái gì không hợp lý thì chúng tôi đã chỉ đạo cắt giảm. Như vừa qua, chênh lệch tỷ giá, chúng tôi đã chỉ đạo các đơn vị tìm mọi biện pháp để giảm chi phí, tăng doanh thu để khắc phục việc chi phí tăng nhưng giá  điện không được tăng.
Ở Việt Nam, đang ở tình trạng, giá điện còn bao cấp, chưa phải theo thị trường. Tại sao có xu hướng gía chỉ có tăng lên mà không thấy giảm như các sản phẩm khác, chính là do cơ chế trước đây, chúng ta hạn chế không cho tăng. Giờ, khi ra thị trường ngay, giá điện sẽ vọt lên. Nên Chính phủ đã cho một lộ trình từng bước chứ không ra thị trường ngay. Nếu ra thị trường bán lẻ ngay, giá điện chắc chắn sẽ tăng lên, bấy giờ, sẽ ảnh hưởng đến đời sống sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân.
- Xin cảm ơn ông!
VietNamNet

CÔNG KHAI THÔNG TIN- CHUYỆN XA VỜI
Bài MỸ LỆ / TBKTSG/ BVN 19/9/2015 
clip_image001
Tổng công ty Điện lực Dầu khí (PVN) cũng không nằm ngoài cuộc. Ảnh: TRIỆU TRÙNG ĐIỆP
(TBKTSG) - Giá điện sắp tăng là thông điệp mà người tiêu dùng đọc được đằng sau những bản tin, bài viết trên các báo, như “Điều chỉnh tỷ giá, cả chục ngàn tỉ đòi tính vào giá điện!” hay “Xin phân bổ lỗ tỷ giá vào giá điện”...
Trước đó, tại một cuộc họp báo, vỏn vẹn chỉ có những con số gọi là “lỗ tỷ giá”, tới 1.200 tỉ hay 12.000 tỉ đồng, được các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh điện đưa ra kèm quan điểm của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực rằng “chúng tôi đã yêu cầu các doanh nghiệp tính toán kỹ, nếu có chênh lệch lớn, Bộ Công Thương sẽ trao đổi, thảo luận với Bộ Tài chính để xem xét xử lý”.
Trong hậu trường, không biết các doanh nghiệp này đã hay sẽ tính toán kỹ tới mức nào, cơ quan quản lý nhà nước, cũng là bộ chủ quản sẽ cân đối lợi ích các bên, các mặt ra sao. Mấy ngày qua, đến như các chuyên gia kinh tế, cũng chỉ có thể đăng đàn phân tích bài toán lỗ tỷ giá với những giả định và câu hỏi. Dù có kiến thức chuyên môn, được báo chí cậy lời, họ đã không thể kiếm đâu ra các số liệu, báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh, tài chính liên quan trực tiếp, cụ thể, đầy đủ đến chuyện tỷ giá của những ông “điện nhà nước” như EVN, TKV hay PVN. Bởi vậy, người tiêu dùng là dân chỉ biết than khóc cho cái hầu bao ngày càng teo tóp của mình và hồi hộp chờ đợi “đèn trời soi xét”.
May mà mới đây, trong báo cáo gửi Thanh tra Chính phủ về tình hình thực hiện kết luận thanh tra EVN trong việc quản lý sử dụng vốn, tài sản - được ban hành từ tháng 9-2013, Bộ Công Thương đã quyết định với những công trình mang tính phúc lợi xã hội hoặc xây để cho cán bộ công nhân viên thuê như biệt thự, chung cư, nhà liền kề, nhà trẻ, sân tennis... EVN không được tính vào giá thành sản xuất điện. Nếu không bị thanh tra, chắc chẳng có người dân nào biết tường tận đến các khoản đầu tư này sẽ “móc túi” mình.
Nói “may mà”, bởi cho tới nay, Bộ Công Thương vẫn đang là “cha mẹ” của EVN, trong không ít trường hợp, tiếng nói của bộ này là... nói thay cho doanh nghiệp.
EVN đang hoạt động trong một vòng tròn khép kín, với việc truyền tải, kinh doanh điện độc quyền, khâu sản xuất cũng chiếm vị trí thống lĩnh thị trường, nên có động cơ và điều kiện bưng bít thông tin vì lợi ích của mình. Thời gian qua, cơ quan quản lý nhà nước không phải là không thấy và không có chính sách hay hành động gì để kiểm tra, giám sát theo các chiều ngang, dọc. Như một phần quan trọng của giải pháp, vấn đề công khai, minh bạch về giá điện, giá xăng nói riêng hay hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước nói chung đã được đặt ra, với không ít quy định.
Nhân việc TKV và EVN “ra đề bài” lỗ tỷ giá với Bộ Công Thương, thử nhìn lại, trước tiên là chuyện công khai, minh bạch thông tin về EVN và của chính EVN.
Từ ngày 22-4-2014, Bộ Công Thương đã có Chỉ thị số 11/CT-BCT về việc công khai, minh bạch đối với hoạt động kinh doanh điện và xăng dầu, mà một trong những hành động/sản phẩm cụ thể là việc ra mắt một chuyên trang về việc này trên cổng thông tin điện tử của bộ. Thông tin có tính thời sự, gắn với mối quan tâm của nhiều người nhất có lẽ là thông tin về giá nhiên liệu đã mua và tỷ giá ngoại tệ nhưng nó không được cập nhật, sơ sài, không thể hiện tỷ trọng các nguồn cung. Không có báo cáo tài chính (các khoản vay ngoại tệ) hay báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh cập nhật để có thể hình dung bức tranh chung về việc lời - lỗ, là cục bộ hay tổng thể, nguyên nhân thực sự nằm ở đâu và vì vậy, lời giải đúng nên như thế nào.
Tình hình cũng tương tự khi truy cập vào cổng thông tin điện tử của EVN. Nói chung, hiện nay, hy vọng tìm được một báo cáo về việc lỗ tỷ giá, ở bất cứ trang web nào, là điều không tưởng. Mà giả như có, thì bên cạnh đó, chắc cũng cần những dạng báo cáo như “lời” do giá nhiên liệu nhập khẩu giảm, do chênh lệch lãi suất giữa vay bằng tiền đồng và ngoại tệ?
Mở rộng ra, các quy định bắt buộc doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty phải công khai thông tin không hề thiếu, và còn ở cấp độ giá trị pháp lý cao hơn. Như trong năm 2014, có Quyết định 36/2014/QĐ-TTg ban hành “Quy chế công bố thông tin hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu” hay Nghị định 69/2014/NĐ-CP về tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước (với điều 39 yêu cầu phải công khai, minh bạch thông tin).
Các thông tin phải công khai, theo các văn bản này, tương đối sát sườn với nhu cầu và mục tiêu giám sát, như báo cáo tài chính; báo cáo thường niên; danh mục các dự án đầu tư, hình thức đầu tư, tổng ngân sách đầu tư và tiến độ thực hiện các dự án đầu tư hiện hành; các giao dịch, khoản vay, cho vay quy mô lớn; thông tin chi tiết về cơ cấu sở hữu và tài sản... Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động thực thi rất yếu. Dù được quy định rõ là phải thông tin trên trang thông tin điện tử của các đơn vị và của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (www.business.gov.vn) nhưng không có nơi nào thực hiện đầy đủ, kịp thời, đặc biệt là với thông tin “nhạy cảm” như báo cáo tài chính. Mục tiêu công khai, minh bạch thông tin như đối với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán rất xa vời.
Từ chuyện có được thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác (còn chưa được bàn đến) đến khả năng giám sát, góp ý hay phản biện các quyết định mang tính chính sách như tăng giá điện có thể là không đơn giản. Hiện vẫn chưa có cơ chế cho bên thứ ba - người tiêu dùng - có tiếng nói chính thức trong các vấn đề thiết thân như giá điện. Khi có, cũng phải cần kênh tập hợp, phân tích và tư vấn những nội dung chuyên môn, chuyên sâu.
Nhưng điều gì cần trước thì phải bắt đầu trước, một cách thực sự trên thực tế, như chuyện công khai, minh bạch thông tin. Quy định đã có nhưng không thực hiện cũng không có chế tài gì, lỗ hổng này cần được lấp khi ban hành Luật Tiếp cận thông tin.

M.L
HÓA ĐƠN ĐIỆN TRÊN 400 KWh, DÍNH NGAY "THẢM HỌA"
Bài của pv PHẠM HUYỀN/  Vef 21/9/2015
giá điện, EVN, Bộ Công Thương, tăng giá, lỗ tỷ giá, thu nhập, tổn thất điện năng, tiêu hao điện, giá thành, chi phí, giá-điện, EVN, Bộ-Công-Thương, tăng-giá, xăng, lỗ-tỷ-giá, thu-nhập, tổn-thất-điện-năng, tiêu-hao-điện, giá-thành, chi-phí
Với giá điện bậc thang, nếu hoá đơn vượt trên 400 kWh, tức bậc 6 thì tiền điện vọt lên. Đó như là một mốc “thảm hoạ’ mà nhiều gia đình đã gánh chịu.
Sửa đổi cơ cấu giá điện sẽ được EVN tổ chức lấy ý kiến vào ngày mai, 22/9. Chọn phương án đồng giá hay bậc thang luỹ tiến đều phải được chứng minh trên cơ sở nhu cầu thực tế của đời sống hiện nay. Biểu giá giảm bậc thang tới đây chưa chắc đã giúp người dân giảm bớt tiền điện.

Xem lại bậc thang cuối cùng từ 400kWh 
Sửa đổi cơ cấu tính giá điện hiện nay trên thực tế là kế hoạch phát sinh của ngành điện. Nguyên cớ là bởi cuối tháng 5 đến tháng 6, nhiều hộ gia đình bất ngờ với hoá đơn tiền điện tăng cao gấp 3-4 lần so với trước. Mọi bức xúc đổ đồn cho lý do biểu giá giá lũy tiến bất hợp lý. Đây hầu hết là các trường hợp có hoá đơn từ 1,3-2 triệu đồng/tháng, tương ứng mức dùng từ 600-850 kWh.
Một hộ gia đình dùng khoảng 700kWh, 400kWh đầu là 803.950 đồng, 300kWh điện sau phải trả 776.100 đồng, tăng thêm 96,5% so với tháng dùng 400kWh điện dù lượng điện tiêu thụ chỉ tăng thêm 75%. 
Với nguyên tắc dùng nhiều giá cao, từ số 400kWh trở lên, tức bậc 6 hiện này, đơn giá là 2.587 đồng/kWh, đắt hơn 74,3% giá bậc 1, hơn 68,7% giá ở bậc 2, đắt hơn 44% giá ở bậc 3, đắt hơn 15,3% giá ở bậc 4 và cao hơn 3% giá ở bậc 5. 

Có thể hiểu, kiến nghị từ phía người dân về biểu giá điện thực ra là mong muốn ngành điện cần giảm bớt áp lực giá quá cao ở các bậc cuối. Gốc vấn đề ở đây không phải là câu chuyện chia bao nhiêu bậc mà chính là khoảng cách giữa các bậc thang và đơn giá ra sao.

Tuy nhiên, các phương án chia bậc thang của EVN hiện nay, những hộ dùng tới 500-700kWh sẽ chỉ được lợi thêm khoảng 20.000-30.000 đồng. Tốc độ tăng tiền điện chắc chắn vẫn cao hơn tốc độ tăng lượng điện.

Năm 1994, điện sinh hoạt đã bắt đầu áp dụng bậc thang và giá luỹ tiến, với mức cuối cùng là 251 kWh trở lên thì chịu giá cao nhất. Năm 1997, bậc cuối cùng là từ 300kWh trở lên. Từ năm 2007 đến nay, bậc cuối cùng là 400 kWh trở lên.

Trong khi đó, 8 năm trôi qua, mức sống và nhu cầu sinh hoạt của người dân đã tăng lên rất nhiều. TS Lê Đăng Doanh chia sẻ: "Người nghèo giờ có thể sử dụng thêm tủ lạnh hay vài cái quạt. Các hộ khá hơn đã có thể dùng bếp từ".

Một câu hỏi lớn đặt ra mà EVN vẫn chưa giải đáp rõ: vì sao vẫn duy trì mốc 400kWh trở lên là mốc bậc tháng chịu giá đắt nhất trong 8 năm qua?

Vì sao giá bậc cuối cùng này lại là 2.587 đồng/kWh, đắt hơn 48% so với giá điện sinh hoạt trung bình mà EVN công bố chỉ 1.747 đồng/kWh. 

Theo tính toán, giá điện sinh hoạt trung bình như trên cũng chỉ đúng với trường hợp dùng khoảng 240kWh. Nếu dùng 300kWh, giá điện trung bình người dân phải trả là 1.845,5 đồng/kWh, cao hơn đáng kể giá bình quân chung. 

Chính vì thế, khi EVN lấy ý kiến về biểu giá điện, TS Nguyễn Minh Phong bày tỏ: "Chia bậc thang như EVN đề xuất vẫn chưa giải quyết được các hạn chế cũ".

"Cần phải xem xét lại nhu cầu tiêu dùng điện thực tế để chia bậc thang. Ví dụ, bậc 1, nhóm hộ nghèo, thu nhập thấp có thể không phải là 50kWh đầu mà phải là 200kWh đầu tiên. Nhóm thứ hai là hộ có thu nhập khá trở lên, mức tiêu dùng điện phải là từ 300- 700kWh, thậm chí là 1.000kWh...", TS Phong nói.

TS Lê Đăng Doanh đề nghị: "EVN phải xem xét mức độ luỹ tiến cho hợp lý, đảm bảo lợi ích thoả đáng của người dân chứ không nên chỉ tích đến lợi ích đảm bảo đủ doanh thu của mình".

Hiện nay, ở Malaysia, bậc thang cuối cùng là trên 900kWh, ở Úc là trên 1.630-1650 kWh, ở Hồng Kông là trên 1.500kWh, ở Hàn Quốc là trên 500kWh. 

Điện một giá sẽ hạn chế tiêu cực?

Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc EVN giải thích: "Giá điện hiện nay còn mang ý nghĩa an sinh xã hội, người giàu hỗ trợ cho người nghèo và khuyến khích tiêu dùng tiết kiệm điện. Dùng nhiều trả giá cao còn bởi, càng sản xuất nhiều điện thì ngành điện càng phải chịu chi phí cao. Điều này ngược hẳn với sản xuất các loại hàng hoá thông thường. 
“Giá điện là loại giá đặc biệt như vậy nên "chưa thể đồng giá ngay", ông Tri nói.
giá điện, EVN, Bộ Công Thương, tăng giá, lỗ tỷ giá, thu nhập, tổn thất điện năng, tiêu hao điện, giá thành, chi phí, giá-điện, EVN, Bộ-Công-Thương, tăng-giá, xăng, lỗ-tỷ-giá, thu-nhập, tổn-thất-điện-năng, tiêu-hao-điện, giá-thành, chi-phí
Tuy nhiên, ông Nguyễn Tiến Thắng, một cán bộ quản lý từng công tác lâu năm trong lĩnh vực điện năng chia sẻ, giá bậc thang hiện nay cũng đang gây ra nhiều hệ lụy thiếu minh bạch và phát sinh tiêu cực. 
"Để tranh thủ hưởng lợi giá điện thấp ở các bậc thang đầu, nhiều hộ gia đình lách luật, chia hộ để lập công tơ riêng. Vì thế, tổng lượng điện sử dụng có khi tăng lên, nhưng giá điện đã phải trả bị giảm nhiều", ông nói.

Hà Nội có khoảng 2,3 triệu công tơ, trong đó, nếu phát triển 10% theo mục tiêu ngành điện thì mỗi năm có thêm 230.000 công tơ điện. Chi phí mua mới, đấu nối đường dây, có thể lên tới 3-5 triệu đồng/công tơ. Tổng chi phí cho việc lắp các công tơ mới mỗi năm lên tới 600-1000 tỷ đồng. Trong đó, không thể đo đếm được bao nhiêu công tơ mới lập ra là "ảo". 

Ông phân tích tiếp: "Để hỗ trợ sinh viên, người thuê nhà, ngành điện cũng có những chính sách cứ 4 người thì được lập thành 1 công tơ nhưng thực tế, hầu như không áp dụng được".

Cũng vì mức giá cao thấp cách biệt ở mỗi bậc nên mới phát sinh hiện tượng, một số cán bộ điện lực đã cố tình ghi sai số, ghi thấp ở tháng chưa tăng giá điện rồi sau đó, dồn số điện cao lên ở tháng bắt đầu tăng giá để tăng doanh thu tiền điện.

"Nếu áp dụng điện đồng giá thì chắc chắn EVN tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư công tơ, đơn giản thủ tục thanh toán, đỡ phát sinh các sai sót, tiêu cực khi ghi chỉ số. Nhờ đó, EVN sẽ giảm được giá thành đáng kể, người dân thì yên tâm vì sự minh bạch", vị chuyên gia này phân tích.

Phạm Huyền 

CHUYÊN GIA PHẢN ĐỐI GIÁ ĐỒNG GIÁ
Bài của pv PHẠM HUYỀN/ Vef 22/9/2015
giá điện, EVN, Bộ Công Thương, tăng giá, lỗ tỷ giá, thu nhập, tổn thất điện năng, tiêu hao điện, giá thành, chi phí, giá-điện, EVN, Bộ-Công-Thương, tăng-giá, xăng, lỗ-tỷ-giá, thu-nhập, tổn-thất-điện-năng, tiêu-hao-điện, giá-thành, chi-phí


Trong khi nhiều người dân ủng hộ phương án giá điện đồng giá thì hầu hết các chuyên gia lại bác bỏ phương án này và đề nghị vẫn duy trì giá luỹ tiến nhưng giãn bậc thang. Dù vậy, các chuyên gia cho rằng, cần phải giãn số điện giữa các bậc thang để không xảy ra tình trạng hễ trời nắng nóng là tiền điện vọt tăng gấp 3 -4 lần. 
Nên giãn bậc thang
Mở đầu tại hội thảo lấy ý kiến sửa đổi cơ cấu giá điện bán lẻ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức sáng 22/9, TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá cả, Bộ Tài chính nhấn mạnh: "Giá điện mới vừa được duyệt từ 16/3. Tại sao vừa thực hiện được 6 tháng mà đã gây bức xúc xã hội? Gốc gác vấn đề chỗ nào thì phải tìm".
TS Long nhìn nhận: "Xu thế các nước, giá điện sinh hoạt bao giờ cũng rẻ hơn giá điện sản xuất, công nghiệp, còn ta thì ngược lại. Qua 7 lần tăng giá kể từ năm 2009, cứ mỗi điều chỉnh giá điện là không tạo được sự đồng thuận trong xã hội".
"Lý do là bởi, người tiêu dùng không muốn tăng giá, nhưng còn có một phần lý do khác là bản thân EVN chưa thực sự minh bạch, cơ quan chức năng cũng chưa đưa ra lý do thuyết phục", ông Long nói.

Ông nói: "Thực ra, nhiều bậc cũng không sao, 6 bậc thang hay 15 bậc thang cũng được vì đưa vào phần mềm máy tính đều xử lý được chính xác. Nhưng người tiêu dùng khó theo dõi".Đi thẳng vào biểu giá điện, vị chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực giá cả cho rằng, không thể tính giá điện đồng giá, vì sẽ ảnh hưởng đến người nghèo, thu nhập thấp. Ngành điện vẫn nên duy trì giá luỹ tiến nhưng phải giãn và giảm số bậc.
"Tuy nhiên, khoảng cách số lượng điện tiêu thụ giữa các bậc thang mà EVN đề xuất còn đang quá ngắn. Như hiện nay, giá 2.587 đồng/kWh ở bậc thang cuối cùng tăng hơn 48% so với giá bình quân sinh hoạt là quá lớn. Điều kiện và mức sống người dân đã tăng lên, dùng nhiều thiết bị điện. Một người dân có thu nhập khá cũng phải được dùng điện theo nhu cầu chứ không thể chỉ cho 400 kWh", TS Long đánh giá.
Ông đề nghị: "Chúng ta nên giãn bậc thang hơn và bậc thang cuối cùng, chịu giá cao nhất phải là trên 600 kWh".
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, TS Trần Đình Thiên cũng bày tỏ: "Mức sống giờ tăng lên, nhu cầu tiêu dùng tăng lên nên số điện tiêu dùng tối thiểu cũng cần phải tăng lên. Tôi đồng ý có thể ngày xưa, bậc 1 là 50 kWh thì giờ, phải tăng lên là 100-150 kWh".
"Biểu giá điện nên dùng 3-4 bậc nhưng độ giãn cách giữa các bậc thang hiện đang quá nhỏ, cần phải nới ra. Chênh lệch giá điện luỹ tiến giữa các bậc thang cũng phải giảm xuống", TS. Thiên góp ý.
Ông nhấn mạnh: "Dù vậy, sẽ không có phương án nào làm hài lòng tuyêt đối giữa các nhóm đối tượng. Nếu tăng tiền điện ở nhóm giữa lên thì nhóm người nghèo sẽ kêu. Như kỳ vừa rồi, nóng nực, số điện dùng nhiều lên, tăng cao lên thì nhóm dùng nhiều, đều là nhà giàu lại kêu lên. Kiểu cách nào thì cũng được bên này, mất bên kia".
Theo TS. Thiên, chi phí sản xuất cho điện gắn liên thông với thế giới, nhưng người mua ở Việt Nam phải trả tiền điện, là bộ phận được nhận tiền lương theo nguyên lý khác. Sự giao thoa đó, ngành điện phải xử lý ra sao, Nhà nước phải hỗ trợ ra sao? Nếu ta chỉ bàn giá điện mà những thứ khác không thay đổi thì cũng không giải quyết được tận gốc vấn đề.
GS Trần Quang Thái, Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, cũng đồng tình cho rằng, khoảng cách giữa các bậc thang cần vừa phải, hợp lý để khi thời tiết nắng nóng, tiền điện có thể tăng nhưng không thể nên tăng gấp 3-4 lần được.
Cần đảm bảo quyền lợi cho số đông người nghèo
Với tư cách đại biểu QH tỉnh Sóc Trăng, TS. Nguyễn Kiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế của QH, chia sẻ: "Ở Sóc Trăng, có 1,3 triệu dân nhưng chỉ có hơn 100.000 người là sử dụng tiền điện quá 100 kWh. Còn lại, đa phần người dân đều dùng dưới mức này. Ở nông thôn, cả nhà chỉ có 2 ngọn đèn led, công suất có 24W, chỉ thắp một lúc buổi tối, đêm dân đi ngủ và sáng ra thì đi làm cả ngày".
giá điện, EVN, Bộ Công Thương, tăng giá, lỗ tỷ giá, thu nhập, tổn thất điện năng, tiêu hao điện, giá thành, chi phí, giá-điện, EVN, Bộ-Công-Thương, tăng-giá, xăng, lỗ-tỷ-giá, thu-nhập, tổn-thất-điện-năng, tiêu-hao-điện, giá-thành, chi-phí
Trong khi đó, ở thành phố, những nhà dùng điện bị tăng bất thường, tới 2 triệu đồng, là bởi nhà có 4 người, 3 điều hoà cho 3 phòng, Khi nóng, anh bật cả 3 cái điều hoà lên ngủ, thay vì cả 4 người ngủ cùng 1 phòng điều hoà.
"Không cẩn thận, báo chí lại kêu cho người giàu", TS Kiên nói.
Phác họa lại mức sống chênh lệch như vậy, TS Nguyễn Đức Kiên lưu ý: Năm 2014, số các hộ dân dùng tới 150 kWh/tháng đang chiếm tới 60% trong 21 triệu hộ gia đình có điện hiện nay ở Việt Nam. Dưới 50 kWh/tháng, số hộ này chiếm tới 21% tổng các hộ dân dùng điện. Còn những hộ dùng tới trên 400 kWh (hộ có nhiều kiến nghị tiền điện - PV) chỉ chiếm có 4,7% tổng số hộ.
Ông đề nghị: "Do vậy, giá điện chia lại như thế nào thì phải đảm bảo quyền lợi co số đông 60% kia".
Người dùng phải hiểu rằng điện không phải thuần tuỳ là hàng hoá thông thường mà là sản xuất từ nguồn năng lượng không tái tạo. Nguyên tắc thống nhất là với nguồn lực hiện nay, ta phải khuyến khích tiết kiệm điện chứ không thể khuyến khích dùng nhiều rồi trả tiền ít, TS Kiên phân tích.
Liên quan đến hai phương án khác là giữ nguyên 6 bậc thang như hiện hành hoặc giá đồng giá, các chuyên gia kinh tế đều đồng thuận quan điểm: Không thể áp dụng giá điện đồng giá được, vì như vậy, dù có ưu điểm là minh bạch, dễ áp dụng nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới người nghèo. Giá điện cũng không thể giữ nguyên 6 bậc như hiện hành vì các ý kiến đều thống nhất là có nhiều bất hơp lý, hạn chế nên mới phải sửa.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Việt Nam, Bộ Công Thương, những nước đồng giá đều có thị trường bán lẻ cuối cùng như Singapore, Tây Úc. Tại Singapore, có mức đồng giá khoảng 17 cent/kWh, tương đương 3.500 đồng/kWh. Nếu đồng giá cao như vậy ở Việt Nam là khó. Hầu hết các nước phát triển cũng áp dụng giá bậc thang và có nước, bậc cao nhất lên tới 25 cent/kWh, tương đương 50.000-60.000 đồng/kWh.
Phạm Huyền



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét