Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015

20150913. TỔNG QUAN VỀ "DIỄN BIẾN HÒA BÌNH"

ĐIỂM BÁO MẠNG
TỔNG  QUAN VỀ "DIỄN BIẾN HÒA BÌNH"
Theo Wikipedia 
Diễn biến hòa bình (tiếng Trung和平演變âm Hán Việthoà bình diễn biến) là khái niệm của một số nhà nước Xã hội chủ nghĩa sử dụng để nói về một chiến lược chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa chống lại chủ nghĩa xã hội. Hiện nay, khái niệm này cũng được dùng để chỉ sự âm thầm can thiệp của một nước phương Tây vào tình hình chính trị nội bộ của một nước đối thủ, dù đó không phải một nước xã hội chủ nghĩa, ví dụ như Nga.[1]
Diễn biến hòa bình lần đầu tiên được đưa ra trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh bởi John Foster Dulles, cựu ngoại trưởng Mỹ trong những năm 1950.[2] Ý niệm này được xem là một quá trình chuyển đổi "hòa bình" từ một thể chế mà chính phủ Mỹ xem là độc tài sang dân chủ tại một nước cộng sản.[3] Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông đã tuyên bố chống lại "diễn biến hòa bình" từ năm 1959.[4] Nhất là sau vụ đàn áp Thiên An Môn, báo chí Trung Quốc càng nhấn mạnh "thủ đoạn" "diễn biến hoà bình" của Tây phương để đánh đổ các chính phủ cộng sản.[5]
Một số biến động dưới dạng "diễn biến hòa bình" gần đây diễn ra ở một số quốc gia[6] đã làm thay đổi mô hình chính trị của một đất nước, như ở Miến Điện chuyển từ nền quân phiệt (quân đội nắm quyền) sang mô hình dân chủ đầu phiếu[7] hay ở Đông Đức bãi bỏ thể chế Cộng sản.[8]
"Diễn biến hòa bình" cũng được Chính phủ Việt Nam nói về các hoạt động của một số cá nhân hoặc phong trào tự xưng vận động dân chủ, nhân quyền trong và ngoài nước, các hành vi "tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam", hoặc các tiếng nói "đối nghịch và vi phạm pháp luật Việt Nam".[9] Một mặt, Việt Nam tiếp tục hội nhập, xây dựng quan hệ trên mọi mặt với các quốc gia phương Tây (như MỹEU).
Ngoài diễn biến hòa bình do bên thứ ba tác động, một phần quan trọng khác là "tự diễn biến hòa bình", tức là nhận thức của cá nhân hay tổ chức trong nước tự thay đổi, làm chủ nghĩa cá nhân trỗi dậy, lây lan trên diện rộng khiến "xa rời mục tiêu chủ nghĩa xã hội" mà nhà nước đề ra.[10]
Khái niệm chung[sửa | sửa mã nguồn]
Theo định nghĩa của Từ điển Bách khoa Việt Nam của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam:[11]
Diễn biến hòa bình chiến lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế, được thực hiện dưới một phương thức, thủ đoạn mới để chống phá, đẩy lùi và đi đến xoá bỏ chủ nghĩa xã hội. Đối tượng của chiến lược Diễn biến hòa bình là các nước có khuynh hướng phát triển phi tư bản chủ nghĩa. Bản chất của chiến lược DBHB là chống chủ nghĩa xã hội. Nội dung cơ bản là phá hoại các nước xã hội chủ nghĩa về các mặt chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá, xã hội, v.v... Phương thức và thủ đoạn chủ yếu là tạo dựng và thúc đẩy những nhân tố phản động, chống đối từ bên trong, đẩy đối phương vào khủng hoảng toàn diện, từng bước chuyển hoá chế độ chính trị theo con đường phát triển tư bản chủ nghĩa hoặc bị chính các thế lực chống đối dùng bạo lực lật đổ.
Diễn biến hòa bình được tiến hành thường là tổng hợp nhiều biện pháp buộc đối phương trong cùng một lúc phải đối phó với nhiều thế lực, nhiều hoạt động chống đối, thúc đẩy cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội thành khủng hoảng chính trị, tạo ra tình thế bạo loạn lật đổ chế độ.
Những ý tưởng ban đầu về Diễn biến hòa bình do các nhà hoạch định chiến lược phương Tây soạn thảo từ cuối những năm 40 thế kỉ 20, sau được tiếp tục bổ sung; cuối thập kỉ 80 thế kỷ 20, được nâng lên và hoàn chỉnh thành chiến lược. Trong điều kiện mới của so sánh lực lượng trên thế giới, chiến lược Diễn biến hòa bình được tiến hành chủ yếu bằng các thủ đoạn phi quân sự, nhằm "chuyển hóa hòa bình" các nước xã hội chủ nghĩa theo tư bản chủ nghĩa. Sau biến động ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, phương Tây công khai tuyên bố chuyển hướng chiến lược "kiềm chế" sang chiến lược "mở rộng" với hai nội dung cơ bản: "dân chủ hoá về chính trị" và "tự do hoá về kinh tế". Vấn đề "nhân quyền" và "dân chủ" được coi là vũ khí lợi hại.
Đối tượng tác động[sửa | sửa mã nguồn]
Để đạt được mục tiêu đề ra, phạm vi tác động của "diễn biến hòa bình" về tư tưởng và lý luận tập trung hướng tới bao gồm [cần dẫn nguồn].
  • Một bộ phận cán bộ trong Đảng, kể cả cán bộ cấp cao, đang giữ những vị trí trọng trách trong bộ máy quản lý nhà nước vàhệ thống chính trị, cán bộ hoạch định chiến lược, cán bộ làm công tác tư tưởng lý luận, công tác, tổ chức...
  • Trí thức và tầng lớp văn nghệ sỹ - một lực lượng nhạy cảm chính trị xã hội cao, thường chịu sự tác động rất nhanh nhạy trước những biến cố xã hội.
  • Thanh niên,sinh viên, lực lượng đông đảo và có vai trò to lớn trong đời sống xã hội, là bộ phận năng động, nhạy bén, có khả năng tiếp nhận và thích nghi với cái mới nhanh, nhiệt tình, xông xáo; nhưng vốn sống và kinh nghiệm ít, kiến thức và bản lĩnh chính trị có hạn, mức độ kìềm chế và năng lực đề kháng trước những cám dỗ thấp, dễ bị lôi kéo bởi những luồng thông tin sai lệch.
  • Những phần tửcơ hội chính trị có quan điểm sai trái, đối lập với chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đây là những thành phần cực đoan giàu tham vọng chính trị, sẵn sàng tiếp tay cho nước ngoài, tập hợp lôi kéo xây dựng lực lượng chống phá ra từ bên trong.
  • Một bộ phận nhân dân do thiếu hiểu biết, thiếu thông tin, hoặc bị kẻ xấu lợi dụng mua chuộc dụ dỗ, đặc biệt là đồng bàodân tộc ít người, đồng bào theo các tôn giáo... Bộ phận này thường bị kích động, lôi kéo, trở thành quân cờ chính trị trong tay các thế lực thù địch. Bộ phận này có vai trò như một công cụ gây áp lực chính trị, buộc chính phủ Việt Nam nhượng bộ thay đổi đường lối [cần dẫn nguồn].
Mục tiêu[sửa | sửa mã nguồn]
Mục tiêu của Diễn biến hòa bình tập trung ở các khía cạnh:[12]
  • Về hệ tư tưởng: Dùng nhiều kế hoạch và phương tiện,tuyên truyền nhằm xuyên tạc, phủ định chủ nghĩa Marx LeninTư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như những nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó gây "tự diễn biến", hòng tạo ra sự khủng hoảng về lý tưởng chính trị, làm suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Từ đó làm chệch hướng và sụp đổ chế độ chính trị, từng bước thay thế chủ nghĩa Marx Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh bằng ý thức hệ tư bản chủ nghĩa.
  • Về định hướng phát triển: Xóa bỏ chủ nghĩa xã hội, mục tiêu, lý tưởng củaĐảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Tạo áp lực và gây sức ép buộc Việt Nam quay trở lại chủ nghĩa tư bản. Ví dụ như:
  • Về thể chế pháp luật: Đòi xóa bỏ Điều 4 củaHiến pháp, thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng, thực hiện đa nguyên, đa đảng.[13]
Mục tiêu chung của diễn biến hòa bình là làm cho đại đa số cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, từ cán bộ cấp cao cho đến dân thường đều có chung tâm trạng hoài nghi, dao động.[14]
Các sách lược[sửa | sửa mã nguồn]
Theo quan điểm của nhà nước Việt Nam, các sách lược của Diễn biến hòa bình có thể là:
    • Phối hợp đồng bộ giữa bên ngoài và bên trong mà chủ yếu là triệt để khai thác các phần tử bất mãn chống đối trong nước, nhất là một số trí thức và cán bộ biến chất, các phần tửcơ hội chính trị, tập trung xuyên tạc và phủ định chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh với mưu đồ dùng chính cộng sản chống lại và phản bác chủ nghĩa cộng sản. Trọng tâm là làm cho quần chúng nhân dân, kể cả một bộ phận cán bộ, đảng viên xa rời chủ nghĩa Marx, xa rời tư tưởng Hồ Chí Minh.
    • Sử dụng chính những kẻ cơ hội và Đảng viên biến chất. Mục tiêu của tự diễn biến trong nội bộ Đảng là tách Đảng ra khỏi dân, đối lập Đảng với dân. Thông qua thổi phồng khuyết điểm, yếu kém của chính những phần tử cơ hội, bọn quan liêu, tham nhũng để quy chụp, đánh đồng những Đảng viên xấu, hủ bại với những Đảng viên tốt, trung kiên; nhằm làm cho quần chúng nhân dân lẫn lộn tốt-xấu, đánh đồng những cá nhân biến chất với lý tưởng cộng sản và tổ chức Đảng nói chung.
    • Thông qua các hiện tượng cụ thể có thật, những yếu kém, bất cập của chính phủ, nhưng được nhào nặn, bóp méo, cường điệu với dụng ý xấu, nhằm quy kết và phủ định những thành quả của đổi mới, xuyên tạc nhằm bôi đen chế độ, phủ định con đườngchủ nghĩa xã hội.
  • Vềquốc phòng - an ninh: xuyên tạc đường lối, chính sách quốc phòng-an ninh, đối ngoại của Đảng-Nhà nước. Thực hiện mưu đồ "phi chính trị hóa" Quân đội Nhân dân Việt Nam và công an nhân dân… làm mất lý tưởng, sức chiến đấu của lực lượng vũ trang để sẵn sàng tạo cớ răn đe, can thiệp quân sự hoặc xâm lược khi điều kiện chín muồi.
  • Vềxã hội: lợi dụng các mâu thuẫn, khiếu kiện, các chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền" và "tôn giáo" để can thiệp vào tình hình nội bộ, phá hoại sự ổn định của Việt Nam.
  • Vềkinh tế: xuyên tạc đường lối, chính sách kinh tế; thúc đẩy chuyển hoá cơ cấu kinh tế, thành phần kinh tế, xâm nhập, chiếm lĩnh các địa bàn, các lĩnh vực kinh tế quan trọng nhằm tước bỏ vai trò điều hành nền kinh tế của Nhà nước; từ đó thúc đẩy, chuyển hóa nền kinh tế sang quỹ đạo tư bản chủ nghĩa.[15]
  • Vềlịch sử: xuyên tạc lịch sử dân tộc và bôi nhọ uy tín của các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam. [cần dẫn nguồn]
  • Vềvăn hoá: Truyền bá lối sống suy đồi, đề cao vật chất, văn hóa hưởng thụ, tung hô "cái tôi cá nhân" và tôn sùng lối sống kiểu phương Tây trong tầng lớp thanh niên. Khiến họ trở nên ngại khó - ngại khổ, lãng quên hoặc phủ nhận các giá trị truyền thống của dân tộc, tinh thần sống vì cộng đồng [cần dẫn nguồn]. Như Tổng thống Mỹ Ronald Reagan từng tuyên bố: "Đầu tư cho HS-SV các nước XHCN đang du học ở Mỹ là một khoản đầu tư lâu dài, hãy gây ảnh hưởng tư tưởng với họ, hun đúc họ trong lối sống và giá trị quan niệm văn minh Mỹ, chờ họ từng bước trở thành rường cột của xã hội họ, rồi thông qua cái đầu của họ biến đất nước đó chuyển mình theo nền văn minh tư bản của ta" [cần dẫn nguồn].
Bản chất của chiến lược "diễn biến hòa bình" là không hề thay đổi, song phương thức, biện pháp tiến hành "diễn biến hòa bình" thì biến hóa khôn lường và ngày càng tinh vi, đa dạng.[15]
Ông Phan Xuân Biên viết trên Tạp chí Tuyên giáo của Đảng ngày 10-4-2009: Bên cạnh dòng tư tưởng chủ đạo là ý thức độc lập dân tộc cao, ý chí tự lực tự cường, kiên trì xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, văn minh theo định hướng XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tình hình đang tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, tạo ra những thách thức, nguy cơ về an ninh tư tưởng. Hoạt động "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch ngày càng quyết liệt về cường độ; toàn diện về nội dung; đa dạng về phương pháp, hình thức, rộng rãi về lực lượng, thường xuyên về thời gian và ngày càng công khai, tinh vi
"Chúng lợi dụng triệt để bối cảnh quốc tế và trong nước, nhất là tình hình xã hội như tranh chấp, khiếu kiện, đình công; quan liêu, tham nhũng, lãng phí; những vấn đề lịch sử, dân tộc, tôn giáo, tự do, dân chủ, nhân quyền và bằng mọi ngả đường để thực hiện âm mưu nhất quán là nhằm xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng ta - chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đi đến làm suy yếu và thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ XHCN, đưa nước ta theo con đường TBCN (Tư bản Chủ nghĩa). Dù chưa đạt được âm mưu cuối cùng nhưng các hoạt động "diễn biến hoà bình" kết hợp với nhiều yếu tố khách quan và chủ quan đã tác động đến tư tưởng của một số cán bộ đảng viên, tạo nên sự tự diễn biến "tự chuyển hóa" trong nội bộ Đảng và xã hội với xu hướng ngày càng phức tạp". [15]
Chủ trương của chính quyền Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]
Chủ trương của chính phủ Việt Nam là phải "cảnh giác, đề phòng, và chủ động đối phó, tấn công vào các cáo buộc sai lệch về Việt Nam, vô hiệu hóa các vũ khí, công cụ, chiêu bài chính trị, đặc biệt là các vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền, các vấn đề cao đẹp đã bị lợi dụng làm chiêu bài. Chống lại mục đích chuyển hóa, lật đổ, và thay thế các chế độ xã hội chủ nghĩa của Hoa Kỳ và các nước tư bản phương Tây".[16] Văn kiện Đại hội Đảng CSVN coi diễn biến hòa bình là một trong bốn nguy cơ với Đảng. Theo pháp luật của Việt Nam, một số cá nhân bị kết các tội hình sự "Chống phá nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa" hoặc "Âm mưu lật đổ chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa".
Trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam không có lựa chọn nào khác là xây dựng quan hệ kinh tế, chính trị, quân sự và an ninh với các nước Tư Bản Chủ nghĩa mà trước kia từng coi là kẻ thù, là tác giả của Diễn biến hòa bình, như Mỹ, Liên minh Châu Âu EU. Chính vì vậy, một mặt vẫn tuyên truyền trong nước về sự nguy hiểm của Diễn biến hòa bình, mặt khác, chính phủ Việt nam mềm mỏng hơn trong quan hệ ngoại giao và phát ngôn về Diễn biến hòa bình.
Chính phủ Việt nam chỉ phát ngôn chung chung, không nêu rõ ai là tác giả của các hoạt động Diễn biến hòa bình.[17] Việt Nam cũng không làm rạch ròi như trước thế nào là chủ nghĩa đế quốc và ai là kẻ thù của chủ nghĩa xã hội. Đồng thời nhà nước Việt Nam cũng tiến hành "tự do hóa về kinh tế", tiến hành từng bước "dân chủ hóa về chính trị", xây dựng nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, sau một số "Cách mạng sắc màu" diễn ra tại các nước Đông Âu, dẫn tới sự bất ổn và sụp đổ của nhiều chế độ chính trị tại một số nước, Việt Nam trở nên quan ngại hơn. Chính phủ Việt nam coi việc xử lý thế nào để vẫn giữ được bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của đất nước là vấn đề lớn mà VN cần phải làm[18]
Theo Báo Quân đội Nhân dân thì: "Điều họ muốn là dân tộc Việt Nam từ bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, từ bỏ mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Họ muốn xóa bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam, một đảng luôn hoàn thành xuất sắc vai trò lãnh đạo suốt gần 80 năm qua. Đó chính là mục tiêu của chiến lược "diễn biến hòa bình" mà họ cho rằng là nỗi lo sợ quái gở".[19]
Chủ trương của chính quyền Trung Quốc và Nga[sửa | sửa mã nguồn]
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trong tuyên bố đầu năm 2012 của mình nhắc nhở các thành viên trong Đảng Cộng sản Trung Quốc cẩn thận với "diễn biến hòa bình", kêu gọi các biện pháp tích cực chống lại "sự thâm nhiễm về văn hóa và tư tưởng" của "các thế lực thù địch".[3] Tuyên bố của ông Hồ Cẩm Đào cho thấy sự xiết chặt kiểm soát tư tưởng trong thời gian tới tại Trung Quốc. Tồn tại qua "hiệu ứng domino" từ sự sụp đổ của khối Xã hội chủ nghĩa những năm cuối thập kỷ 1980, đầu thập kỷ 1990, Đảng Cộng sản Trung Quốc một lần nữa được nhắc nhở về mối đe dọa diễn biến hòa bình từ Cách mạng Hoa Nhài hay Cách mạng mùa xuân Ả rập tại Trung Đông và Bắc Phi. Theo một biên tập viên tại Hồng Kông, Đảng Cộng sản ngày càng thấy khó khăn khi chứng minh tính hợp pháp cho sự cai trị của mình tại Trung Quốc, khi tiếng nói kêu gọi dân chủ hóa ngày càng nhiều.[3]
Theo báo Pravda của Nga cho là Quỹ Dân chủ Mỹ (NED - National Endowment for Democracy) có mặt trên khắp đất nước Nga, thâm nhập vào diễn biến chính trị ở Nga hiện nay, giúp đỡ "trung tâm tin tức quốc tế" đặt tại Moskva để hơn 80 tổ chức phi chính phủ xuyên quốc gia có thể tận dụng "trung tâm tin tức" này để tổ chức họp báo về các vấn đề. Tổ chức này cũng tài trợ cho nhiều tổ chức thanh niên và các buổi thảo luận dưới nhiều hình thức khác nhau với mục đích "bồi dưỡng thế hệ lãnh đạo mới cho đất nước Nga". Chỉ trong năm 2010, NED tiêu tốn 278.300 USD để tài trợ cho hàng chục chương trình như thế này trên khắp đất nước Nga. Theo học giả người Mỹ Frederick William Engdahl qua trích dẫn bởi báo Đất Việt thì "Washington không muốn Moscow xuất hiện kẻ mạnh. Sự trở lại của Putin sẽ trở thành chướng ngại lớn nhất của Mỹ và Châu Âu... Đối với Washington, nước Nga có dân chủ thật sự hay không không quan trọng. Quan trọng nhất là phải lật đổ chướng ngại vật lớn nhất ngăn cản kế hoạch của Mỹ - Putin".[20]
Chính phủ Nga cảnh báo việc Mỹ tiếp tục tài trợ cho các tổ chức này tại Nga đang gây ảnh hưởng tới quan hệ giữa hai bên, nhất là Mỹ đang áp dụng sách lược cứng rắn trên các vấn đề liên quan đến lợi ích của Nga như vấn đề Iran và Syria.[20] Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói với hãng thông tấn Interfax"Hành động này đến mức trở thành một vấn đề trong quan hệ giữa hai nước. Chúng tôi thực sự quan ngại về việc Washington tài trợ cho các nhóm và phong trào nhất định tại Nga".[21]
Một số ý kiến của phương Tây[sửa | sửa mã nguồn]
Các nước phương Tây[22] và các tổ chức nhân quyền, cũng như một số tổ chức quốc tế (thuộc khối Liên Âu[23] và Liên hiệp quốc) vẫn phê phán các hoạt động trấn áp lực lượng đối lập của Chính phủ Việt Nam, coi đây là "vi phạm nhân quyền", vi phạm "quyền tự do tư tưởng" và "tự do ngôn luận".[24]
Nhà bình luận toàn cầu (globalist) Roger Cohen của tờ New York Times viết rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam xác định kẻ thù số một là Diễn biến hòa bình.
"Họ không sợ một cuộc cách mạng long trời lở đất mà sợ sự xâm nhập, mưa lâu thấm đất (drip) của nền dân chủ tự do. Ổn định được coi là giá trị trên hết nhưng các nhân vật trong Bộ Chính trị "vẫn mất ngủ vì Diễn biến hòa bình".[25]
. Dù vậy Cohen cho rằng, Việt Nam không hẳn là "phi tự do" (un-free) tới mức công dân của họ phải "ngứa ngáy tìm tự do". Sự kết hợp kinh tế thị trường với chủ nghĩa dân tộc đang thắng thế.
Khi tầng lớp trung lưu của Việt Nam và Trung Quốc trở nên hiểu biết đòi hỏi hơn, họ sẽ đòi hỏi nhiều hơn từ phía Chính phủ. Họ sẽ muốn sự minh bạch, pháp luật rõ ràng, hệ thống y tế tốt hơn, tham nhũng ít hơn, tự do ngôn luận nhiều hơn và ít giới hạn "red lines" hơn. Nhà nước một đảng sẽ phải chịu áp lực rất lớn để đáp ứng các yêu cầu đó. Một phần tư thế kỷ nữa, sẽ có nhiều tự do và dân chủ hơn ở Hà Nội và Bắc Kinh, và rằng "nước Mỹ hãy kiên nhẫn" nếu muốn truyền bá các tư tưởng tự do dân chủ phổ quát tới các nước này.[26]
Riêng về mảng hợp tác giáo dục, theo đại sứ Mỹ Michael W. Michalak phát biểu năm 2010 tại Việt Nam thì những ý kiến ngộ nhận cho rằng việc đổi mới giáo dục mà Việt Nam đang tiến hành là do sức ép của Mỹ, chính là một phần diễn biến hòa bình là "nhảm nhí và không đúng sự thật". Ông cho biết:
...Lãnh đạo Việt Nam, kể cả những người ở cấp cao nhất, khi nói chuyện đều nói với tôi rằng họ đánh giá rất cao nền giáo dục của Mỹ, đánh giá cao sự hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực giáo dục, và tôi không thể tán thành quan điểm cho rằng đây là hoạt động diễn biến hòa bình... Ở Hoa Kỳ bản thân chính phủ cũng bị người dân chỉ trích, hoặc người dân ngoài Hoa Kỳ chỉ trích, những quan điểm của họ có lúc đúng có lúc sai, nhưng mà chúng tôi tôn trọng những quan điểm đó, chúng tôi nghĩ rằng sự đối thoại giữa các bên rất quan trọng.[27]

Ý kiến từ những nhân vật bất đồng chính kiến tại Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đặt câu hỏi: "Và cả một chiến sách "chống diễn biến hòa bình" không mệt mỏi. Hòa bình ai chả muốn. Vậy mà lâu nay tôi vẫn không hiểu tại sao lại "chống diễn biến hòa bình"? Có từ gì hay hơn, rõ hơn không? Nếu chống những người âm mưu phản bội lại dân tộc thì cũng nên nói rõ ra, chứ cứ nói lờ mờ thế thật khó mà hiểu nổi.".[28]
Theo nhận định của RFA, đài phát thanh tư nhân được Quốc hội Hoa Kỳ tài trợ, thì "còn một "diễn biến hòa bình" theo chiều hướng khác, nguy hiểm hơn nhiều",[28] đó là sự lấn áp dần dần về chính trị và văn hóa của Trung Quốc (thể hiện qua một số "sai sót xảy ra khá nhiều lần" trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc và về thông tin chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa) dẫn đến việc "thiếu cảnh giác, thiếu tinh thần trách nhiệm đối với chủ quyền của đất nước, những biểu hiện khác nhau của sự thần phục ngoại bang, thậm chí chà đạp lên lòng tự hào dân tộc của một số người".[28] Nhà thơ Bùi Minh Quốc cho rằng:
Lâu nay khi nói đến chống diễn biến hòa bình chúng ta thường chỉ chú ý nhìn về phía tây, phía các nước đế quốc thù địch cũ. Thế là chệch hướng rất tai hại, là mất cảnh giác rất nghiêm trọng, một sự mất cảnh giác chiến lược...Trước hết phải vạch ra cho cụ thể, dứt khoát: trong các thế lực thù địch hiện nay, thì thế lực nào là nguy hiểm nhất? Câu trả lời đã rõ như ban ngày: đó là thế lực bành trướng hiện đại trong giới cầm quyền Trung Quốc, chứ không phải những thế lực từ phương tây hay từ cộng đồng người Việt hải ngoại." [29]
Nhà báo Tống Văn Công, cựu Tổng biên tập báo Lao Động cho rằng cần "Đổi mới Đảng để tránh sụp đổ!" và ông nhận định "các giá trị tự dodân chủnhân quyền của nhân loại tiến bộ khi vào Việt Nam đều phải co lại cho vừa cái khung xã hội chủ nghĩa" và cho rằng "cái đó nó bộc lộ điểm yếu của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa theo mô hình Stalin",[30] ông "nghĩ là cái gì trái với quy luật thì sẽ bị quy luật trừng phạt. Nếu nói về khoa học xã hội thì cái gì chống lại nguyện vọng con người thì con người sẽ khước từ và chống lại."[30]
Nhà bất đồng chính kiến với chính phủ Việt Nam là Lữ Phương thì cho rằng: "...khi chế độ không dám đối thoại sòng phẳng với những phản biện gai góc, họ đã nhét tất cả vào cái phạm trù gọi là "diễn biến hoà bình" và "tự diễn biến hoà bình" để quy chụp và kết án là "cơ hội".".[31]
TÀI LIỆU ĐÃ THAM KHẢO
  1. ^Serb Director Kusturica Wants 'Evolution' for Russia, RIA Novosti Nga, 22/02/2012
  2. ^http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/10670560701562408#preview
  3. ^a ă â Asia Times Online:: Hu warns successors over 'peaceful evolution'
  4. ^1959: Preventing Peaceful Evolution | China Heritage Quarterly
  5. ^Hoàng Dung. Sau bức màn đỏ. Falls Church, VA: Tiếng Quê Hương, 2007. tr 115
  6. ^“Suu Kyi seeks peaceful revolution”. BBC News. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
  7. ^“Commentary: Drip, drip, democracy – Myanmar’s revolution from above”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
  8. ^Charles S. Maier, "Civil Resistance and Civil Society: Lessons from the Collapse of the German Democratic Republic in 1989", in Adam Roberts and Timothy Garton Ash (eds.), Civil Resistance and Power Politics: The Experience of Non-violent Action from Gandhi to the Present, Oxford University Press, 2009, pp. 260-76
  9. ^Một việc làm không đáng có - Quân đội nhân dân
  10. ^http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/10/90/90/187060/Default.aspx
  11. ^“Viện khoa học xã hội Việt Nam”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
  12. ^Phòng, chống "Diễn biến hòa bình" ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn
  13. ^cpv.org.vn - Ngăn chặn âm mưu "tự diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận trước thềm Đại hội Đảng
  14. ^cpv.org.vn - Ngăn chặn âm mưu "tự diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận trước thềm Đại hội Đảng
  15. ^a ă â Đấu tranh với những biểu hiện "Tự diễn biến", bảo đảm an ninh tư tưởng trong tình hình mới
  16. ^Tạp chí Cộng Sản http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=20954872&news_ID=21555551
  17. ^Diễn biến hòa bình là thực tế mà Việt Nam nhìn nhận
  18. ^http://vov.vn/Home/Xay-dung-nen-kinh-te-doc-lap-tu-chu/20108/153111.vov
  19. ^http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/5/5/5/89666/Default.aspx
  20. ^a ă 'Với Mỹ, quan trọng nhất là lật đổ Putin', Đất Việt, 04/02/2012
  21. ^http://baodatviet.vn/Home/thegioi/My-trien-khai-dien-bien-hoa-binh-voi-Nga/20124/202326.datviet
  22. ^Báo cáo thường niên về nhân quyền: Việt Nam
  23. ^Motion for a resolution on human rights in Vietnam and Laos - B7-0157/2009
  24. ^BBC Vietnamese - Việt Nam - Quốc tế chỉ trích các vụ xử ở Việt Nam
  25. ^'Diễn biến hòa bình', BBC Vietnamese 27 tháng 5, 2009
  26. ^Roger Cohen, Peaceful Evolution Angst , The Newyork Times, ngày 24 tháng 5 năm 2009
  27. ^Bang giao Việt - Mỹ thực ra là quan hệ đối tác chiến lược
  28. ^a ă â "Diễn Biến Hoà Bình" từ đâu đến?
  29. ^Vinashin chỉ là chuyện nhỏ?
  30. ^a ă Mạn đàm với tác giả "Đổi mới Đảng để tránh sụp đổ!"
  31. ^Lữ Phương, "Phản biện mạnh mẽ thật đáng mong mỏi", BBC 3 tháng 3, 2012
Liên kết ngoài [sửa | sửa mã nguồn]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét