(PL)- Pháp luật chưa cho phép các trường tự phong GS, PGS cho cán bộ, giảng viên… nên việc “xé rào” của Trường ĐH Tôn Đức Thắng là sai quy định.
Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, Trường ĐH Tôn Đức Thắng đang triển khai thực hiện việc phong giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) cho cán bộ, giảng viên, nhà khoa học trong và ngoài nhà trường. Hiện trường đã làm xong bước thứ nhất là ban hành quyết định, bước thứ hai là sẽ xây dựng quy trình, thủ tục và ra thông báo để cán bộ, viên chức trong trường và các nhà khoa học bên ngoài cũng có thể nộp đơn đăng ký bổ nhiệm GS, PGS…
Làm sai quy định!
Chiều 14-9, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, PGS-TSKH Bùi Mạnh Nhị (Chánh văn phòng Hội đồng Chức danh GS Nhà nước) khẳng định: “Việc làm của Trường ĐH Tôn Đức Thắng cần phải thực hiện đúng quy định; nếu không, cần phải dừng lại. Thực hiện trong nội bộ trường không thể trái quy định của văn bản quy phạm pháp luật”.
Theo ông Nhị, trước hết, tiêu chuẩn chức danh GS, PGS đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật (Quyết định số 174 ngày 31-12-2008 và Quyết định số 20 ngày 27-4-2013 của Thủ tướng Chính phủ). Để được công nhận đạt tiêu chuẩn các chức danh đó, ứng viên phải đăng ký và phải gửi hồ sơ tới các cơ sở xét duyệt theo quy định; nếu được Hội đồng Chức danh GS cơ sở đồng ý thông qua, hồ sơ của ứng viên sẽ được chuyển tới Hội đồng Chức danh GS ngành/liên ngành xem xét.
Tại hội đồng này, ứng viên sẽ trình bày báo cáo tổng quan kết quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, đồng thời hội đồng sẽ kiểm tra năng lực ngoại ngữ của ứng viên. Cuối cùng, trên cơ sở kết quả bỏ phiếu của Hội đồng Chức danh GS ngành/liên ngành, Hội đồng Chức danh GS Nhà nước sẽ xem xét, đánh giá và bỏ phiếu tín nhiệm đối với từng hồ sơ ứng viên GS, PGS. Tóm lại, để công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, ứng viên phải qua ba cấp hội đồng xét duyệt: Hội đồng Chức danh GS cơ sở, Hội đồng Chức danh GS ngành/liên ngành và Hội đồng Chức danh GS Nhà nước.
Cũng theo ông Nhị, việc bổ nhiệm chức danh GS, PGS còn được quy định tại Thông tư số 16 ngày 17-7-2009 và Thông tư số 30 ngày 11-9-2012 của bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Đối tượng được các cơ sở giáo dục bổ nhiệm là nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS hoặc đã được bổ nhiệm làm GS, PGS tại một cơ sở giáo dục ĐH ở nước ngoài có nguyện vọng được bổ nhiệm chức danh GS, PGS tại một cơ sở giáo dục ĐH của Việt Nam.
“GS, PGS là chức danh rất nghiêm túc và vinh dự, dù các trường có quyền tự chủ thì cũng không thể tùy tiện được, phải đảm bảo quy định, đảm bảo mặt bằng chất lượng quốc gia”- ông Nhị nói.
Nếu muốn, phải xin phép thí điểm
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, PGS-TS Nguyễn Thái Phúc (nguyên Giám đốc Học viện Tư pháp) nhận xét: “Nếu việc trường ĐH phong GS và PGS chỉ là ý tưởng đưa ra để bàn luận và xin ý kiến cho làm thí điểm thì được. Nhưng nếu Trường ĐH Tôn Đức Thắng tổ chức làm thật thì đối chiếu với quy định hiện hành là không đúng. Việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS và thủ tục bổ nhiệm các chức danh này được thực hiện thống nhất và đã có quy định cụ thể. Do vậy, nếu trường nào có ý định thử nghiệm thì phải có văn bản xin ý kiến và phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận”.
Đồng tình, TS Nguyễn Kim Dung (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục) cũng nói: “Ở Việt Nam, hiện Bộ GD&ĐT giao quyền tự chủ cho các trường ĐH trong việc cấp bằng cử nhân, thạc sĩ…, còn các học hàm thì chưa giao vì có nhiều tiêu chí cao hơn và cần được Hội đồng Học hàm Nhà nước thẩm định kỹ lưỡng, thông qua. Việc này có nhiều lý do, trong đó có việc kiểm soát chất lượng các nhà nghiên cứu”.
Quy trình, điều kiện xét công nhận hiện nay là rất nghiêm ngặt
Quy trình, điều kiện để xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS và thủ tục bổ nhiệm các chức danh này theo quy định hiện hành rất nghiêm ngặt, có trình tự, thủ tục chặt chẽ. Giả sử nếu Nhà nước có sự chuyển giao việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS thì cũng cần có lộ trình. Đầu tiên là giao cho vài trường lớn, có bề dày lịch sử, có đội ngũ GS, PGS đáp ứng được yêu cầu chứ không thể giao ngay cho các trường đồng loạt làm liền. Thực tế hiện nay chúng ta hầu như chưa có trường nào đáp ứng được điều kiện để tự thực hiện việc phong chức danh GS, PGS.
NGƯT-GS-TS MAI HỒNG QUỲ, 
Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM
V.THỊNH - H.TÚ - P.ĐIỀN
"GIÁO SƯ DO TRƯỜNG TƯ CÔNG NHẬN KHÔNG CÓ TÍNH PHÁP LÝ"
Bài của pv NGÂN ANH/ VNN 15/9/2015
Bùi Mạnh Nhị, Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước, ĐH Tôn Đức Thắng, giáo sư, phó giáo sư
Ông Bùi Mạnh Nhị
Sau khi có thông tin Trường ĐH Tôn Đức Thắng đang triển khai thực hiện việc phong giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) cho cán bộ, giảng viên, nhà khoa học trong và ngoài nhà trường, ông Bùi Mạnh Nhị, Chánh Văn phòng Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước khẳng định việc làm này không có tính pháp lý.
- HĐCDGSNN chưa họp, do đó chưa có ý kiến về việc này. Tuy nhiên dư luận chung là không đồng tình, phản đối việc làm như báo chí đã phản ánh của Trường ĐH Tôn Đức Thắng.Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước (HĐCDGSNN) đánh giá như thế nào về việc phong GS, PGS của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, thưa ông?
Xin ông cho biết tính pháp lý của thí điểm này?
- Tất nhiên là không có tính pháp lý và vi phạm quy định pháp luật. Nhà trường muốn thí điểm, phải có văn bản đề nghị, có đề án trình bày rõ mục đích, tiêu chuẩn, quy trình và được cấp có thẩm quyền cho phép.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã xong bước thứ nhất là ban hành quyết định, bước hai là xây dựng thủ tục quy trình và ra thông báo để cán bộ, viên chức trong trường và các nhà khoa học bên ngoài cũng có thể nộp vào đăng ký xin được bổ nhiệm GS, PGS. Nguồn: Pháp luật TP.HCM
Ý tưởng để các trường tự công nhận và bổ nhiệm chức danh GS, PGS được đưa ra từ vài năm nay, và đến giờ Trường ĐH Tôn Đức Thắng thực hiện. Có phải hiện tại đã đến thời điểm phù hợp để các trường thực hiện quyền tự chủ mạnh hơn, trong đó bao gồm cả việc công nhận GS, PGS?Chiều hôm qua, chúng tôi đã trực tiếp gọi điện thoại trao đổi với một số đồng chí lãnh đạo Tổng Liên doàn Lao động Việt Nam, cơ quan chủ quản trực tiếp của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, đề nghi Tổng Liên đoàn sớm có chỉ đạo nhà trường thực thi đúng văn bản quy phạm pháp luật.
- Tôi nghĩ là HĐCDGSNN rất trân trọng việc tự chủ của các trường đủ điều kiện để thực hiện và chịu trách nhiệm về việc tự chủ. Càng được tự chủ, càng tôn trọng pháp luật, càng tránh tùy tiện. Đấy là năng lực tự chủ.
Có thành viên HĐCDGSNN cũng đã nêu ý kiến này, tuy nhiên tới thời điểm hiện nay, HĐCDGSNN chưa bàn sâu, chưa có quyết định về vấn đề này.
Theo các ông, tại sao không phải là một trường thuộc nhóm đầu thực hiện thí điểm, mà lại là Trường ĐH Tôn Đức Thắng?
- Có lẽ các trường thuộc nhóm đầu rất hiểu đặc thù của chức danh GS, PGS, và  tiêu chuẩn, quy trình xem xét, công nhận, bổ nhiệm chức danh này ở nước ta. GS, PGS là những chức danh rất vinh dự, được xem xét, đánh giá kỹ càng, nghiêm túc, không thể tùy tiện.
Quan điểm của các ông về mặt ưu điểm và hạn chế của việc các trường tự công nhận chức danh GS, PGS?
Trong bối cảnh chất lượng tự đánh giá của Việt Nam hiện nay chưa rõ ràng, lợi, hay không lợi, sẽ nhiều hơn nếu như có thêm nhiều trường cùng làm như Trường ĐH Tôn Đức Thắng?
- Khi văn bản pháp luật chưa cho phép điều này, thì việc làm của trường ĐH Tôn Đức Thắng như báo chí đã phản ánh là vi phạm.
Nhân đây, xin nói: Năm 2015, trường ĐH Tôn Đức Thắng chưa được HĐCDGSNN cho thành lập HĐCDGS cơ sở vì hồ sơ đề nghị của trường chưa đủ tiêu chuẩn.
Trước đây mấy năm, có lãnh đạo của trường này đã hai lần không đạt tiêu chuẩn chức danh PGS khi xét ở HĐCDGS ngành, nhưng sau đó trường đã tự bổ nhiệm vị này chức danh GS. HĐCDGS ngành hoàn toàn không đồng tình với cách làm của nhà trường.
Chúng ta cần tôn trọng, đảm bảo mặt bằng chất lượng quốc gia đối với chức danh vinh dự này.
Xin cảm ơn ông.
GS Nguyễn Minh Thuyết (nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội): Ủng hộ về lâu dài, trước mắt cần cân nhắc
Việc công nhận chức danh khoa học mỗi nước làm một khác. Cách thực hiện công nhận và bổ nhiệm GS, PGS ở nước ta hiện nay, theo tôi, đảm bảo được mặt bằng chất lượng tương đương của các GS, PGS trên toàn quốc, dù các GS, PGS làm việc ở trường nào.
Dù thực hiện việc phong học hàm hoặc bổ nhiệm chức danh GS, PGS đã 20 năm, nhưng có thể nói rằng đây vẫn là công việc khá mới đối với nước ta. Trong điều kiện trường sở đa dạng, trình độ giảng viên đa dạng, việc thực hiện theo quy định như hiện nay vừa đảm bảo quyền dân chủ của các trường, quyền dân chủ của các ứng viên, vừa đảm bảo mặt bằng nhất định cho các chức danh khoa học.
Thời gian gần đây, Trường ĐH Tôn Đức Thắng có những động thái tích cực để khẳng định vị thế. Đó là những cố gắng đáng hoan nghênh.
Việc các trường tự xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS để bổ nhiệm GS, PGS, về lâu dài, nên ủng hộ vì nó phù hợp với quyền tự chủ của các trường.  Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, việc thí điểm ở một trường không thuộc tốp đầu như Trường ĐH Tôn Đức Thắng cần phải cân nhắc hơn.
Ngoài việc Trường ĐH Tôn Đức Thắng thí điểm tự xem xét công nhận ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS để bổ nhiệm GS, PGS có phù hợp với quy chế chung không thì còn những vấn đề khác cần lưu tâm.
Việc phong GS, PGS ở Việt Nam thời gian qua dù có nhiều cải tiến, các hội đồng làm việc nghiêm túc, nhưng thẳng thắn mà nói không phải trường hợp nào cũng đạt trình độ như yêu cầu.
Tôi lo rằng, việc các trường tự xem xét công nhận ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS để bổ nhiệm lan rộng ra sẽ có vấn đề. Vì thực hiện trong nội bộ sẽ không tránh khỏi chuyện dễ dãi hoặc không công bằng: người được lòng lãnh đạo sẽ thuận lợi hơn, người không được lòng dù đủ tiêu chuẩn cũng sẽ gặp khó khăn,…
Một số nước có nền giáo dục tiên tiến như Pháp vẫn còn có hội đồng xem xét hồ sơ chung, thì nước mình càng phải thận trọng. Có theo hướng nào cũng cần căn cứ vào tình hình cụ thể, vào những quy định của Nhà nước để thực hiện.
Ngân Anh thực hiện
HỎI VÀ ĐÁP (TƯỞNG TƯỢNG) VỀ ĐẠI HỌC BỔ NHIỆM GIÁO SƯ
Bài của GS NGUYỄN VĂN TUẤN/ tuan's blog 15/9/2015
Thế là sáng kiến của ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) trong việc tự chủ bổ nhiệm giáo sư (1) đang gây ra tranh cãi (2,3). Tôi nghĩ có tranh luận về việc bổ nhiệm chức vụ giáo sư là rất tốt, vì để cho công chúng biết được sự dị thường của hệ thống hiện hành dưới chế độ Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước (HĐNN). Đọc qua vài phản ứng của những người phản đối sáng kiến của TDTU tôi nảy ra ý định làm một cuộc hỏi & đáp ngắn để đóng góp vào cuộc tranh luận.
Hỏi: Chức danh giáo sư của TDTU và HĐNN khác nhau như thế nào?
Đáp: TDTU sẽ có 3 bậc giáo sư: assistant, associate, và full professor. Còn HĐNN chỉ có 2 bậc là associate professor và full professor. Ngoài ra, một khác biệt khác là TDTU sẽ có 2 ngạch: giảng dạy và nghiên cứu. Mô hình của TDTU theo mô hình ở các nước tiên tiến và trong vùng đã và đang làm.
Hỏi: Tại sao TDTU đòi phong chức danh giáo sư, mà không để cho giảng viên được xét duyệt bởi HĐNN?
Đáp: Đây là một hiểu lầm quan trọng. TDTU không phong chức danh hay phẩm hàm hay học hàm. HĐNN phong chức danh giáo sư. Còn TDTU chỉ bổ nhiệm chức vụ giáo sư. Chức vụ khác với chức danh. Chức vụ gắn liền với một đại học cụ thể, và trong trường hợp này là TDTU.
Hỏi: Như vậy giáo sư của TDTU không hẳn là được HĐNN công nhận?
Đáp: Cũng có thể như thế, nhưng TDTU chỉ bổ nhiệm chứ không phong chức danh. TDTU muốn giáo sư của Trường phải có tính cạnh tranh trên trường quốc tế, chứ không cạnh tranh với chức danh giáo sư do HĐNN phong ban.
Hỏi: Qui trình phong chức danh giáo sư của HĐNN rất nghiêm ngặt, thủ tục chặt chẽ. Vậy qui trình của TDTU như thế nào?
Đáp: Bất cứ qui trình bổ nhiệm chức vụ học thuật nào cũng phải nghiêm chỉnh và chặt chẽ. Không có lí do gì để nói rằng qui trình của TDTU là không nghiêm ngặt như của HĐNN. Thật ra, TDTU dùng mô hình peer-review (bình duyệt của các giáo sư khác, kể cả nước ngoài) để bổ nhiệm chức vụ giáo sư, còn HĐNN thì không dùng bình duyệt từ nước ngoài.
Hỏi: Tiêu chuẩn phong chức danh giáo sư của TDTU có cao hơn HĐNN?
Đáp: Một lần nữa, TDTU không "phong chức danh"; TDTU bổ nhiệm chức vụ giáo sư. Tiêu chuẩn của TDTU được soạn sau khi đã tham khảo các tiêu chuẩn của các đại học bên Mĩ và Úc. Ngoài ra, chúng tôi có cố vấn của giáo sư nước ngoài về tiêu chuẩn. Nói chung, bộ tiêu chuẩn của TDTU sẽ bao quát hơn của HĐNN, vì TDTU không chỉ xét đến nghiên cứu khoa học, mà còn các tiêu chuẩn về chất lượng nghiên cứu, đóng góp cho chuyên ngành, đóng góp cho xã hội, và đóng góp cho nhà trường. Về nghiên cứu khoa học, TDTU đề ra tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn của HĐNN. Chẳng hạn như TDTU không đánh đồng một cách tuỳ tiện giá trị của công trình khoa học trên tập san trong nước và quốc tế như HĐNN làm, mà TDTU có thang điểm riêng, theo chất lượng tập san.
Hỏi: Tức là các GS/PGS do HĐNN phong có thể không đáp ứng tiêu chuẩn của TDTU?
Đáp: Cũng có thể như thế. Nhưng không thể nói chung được, mà phải tuỳ theo trường hợp cụ thể.
Hỏi: TDTU không đủ giáo sư để xét duyệt và bổ nhiệm chức danh giáo sư?
Đáp: Rất khó nói thế nào là đủ và thế nào là không đủ. Như nói trên, TDTU sẽ dùng chế độ peer review trong và ngoài nước để bổ nhiệm chức vụ giáo sư, chứ không phải chỉ giáo sư trong trường mới xét duyệt (nếu thế thì đâu còn gì là qui trình học thuật nữa?!)
Hỏi: Ông PGS-TSKH Bùi Mạnh Nhị (Chánh văn phòng HĐNN) nói rằng “GS, PGS là chức danh rất nghiêm túc và vinh dự, dù các trường có quyền tự chủ thì cũng không thể tùy tiện được, phải đảm bảo quy định, đảm bảo mặt bằng chất lượng quốc gia”. TDTU có bình luận gì về nhận xét đó?
Đáp: TDTU cũng đồng ý là việc bổ nhiệm giáo sư là việc làm nghiêm chỉnh, không thể tuỳ tiện được. Chính vì thế mà TDTU có bộ tiêu chuẩn và tham khảo từ nước ngoài. Như nói trên, giáo sư do TDTU bổ nhiệm sẽ ngang hàng với mặt bằng thế giới, chứ không phải ở Việt Nam. Chúng tôi muốn giáo sư của TDTU tự hào khi ra nước ngoài khi sử dụng danh xưng "Professor".
Hỏi: Ông Nhị cũng đã gọi điện cho Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, cơ quan chủ quản của TDTU, để đề nghị "TDTU thực thi pháp luật"? Nhà trường bình luận gì về hành động này?
Đáp: Việc bổ nhiệm chức vụ giáo sư không phải là vấn đề của pháp luật, mà là vấn đề học thuật. Do đó, TDTU cho rằng việc làm của ông Nhị là một hành động không cần thiết. Ông Nhị có thể liên lạc trực tiếp với TDTU để sắp xếp một buổi thảo luận một cách văn minh và chuyên nghiệp, chứ không nên "méc" như thế.
Hỏi: Nếu TDTU làm và các đại học khác cũng làm theo thì VN sẽ có quá nhiều giáo sư?
Đáp: Vấn đề không phải là nhiều hay ít; vấn đề là giáo sư của trường có xứng đáng với danh hiệu đó hay không. Hiện nay, VN đã có hơn 10 ngàn GS/PGS do HĐNN phong, nhưng có ý kiến cho rằng đa số (80%) không xứng đáng danh xưng đó hay chức vụ đó (4). TDTU quan niệm rằng giáo sư do TDTU bổ nhiệm phải đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế (như khoa học & công bố quốc tế, đóng góp cho chuyên ngành, đóng góp cho đại học, phục vụ xã hội). Người được bổ nhiệm giáo sư của TDTU có quyền tự hào mà không thấy "lép vế" khi ra nước ngoài.
Hỏi: Nếu tất cả các đại học khác làm theo mô hình và cách làm của TDTU thì HĐNN sẽ phải giải tán?
Đáp: Việc phong chức danh / phẩm hàm giáo sư theo mô hình tập trung (tức HĐNN như hiện nay) là theo mô hình của các nước XHCN cũ. Ngày nay, mô hình đó đã lạc hậu. Đã có nhiều ý kiến trong quá khứ là nên bỏ việc phong chức danh, mà xem giáo sư là chức vụ. Ở các nước tiên tiến, các đại học tự chủ trong việc bổ nhiệm và đề bạt chức vụ giáo sư, chứ Nhà nước không can thiệp. Việc để HĐNN đảm trách việc phong chức danh giáo sư là dựa trên giả định các đại học Việt Nam chưa "trưởng thành", và TDTU không chấp nhận giả định đó. TDTU đã qua một thời gian "trưởng thành" và đủ tự tin để đóng góp vào tiến trình phát triển học thuật nước nhà, kể cả tự chủ trong việc bổ nhiệm các chức vụ giáo sư.
=====
Ghi chúTrên đây chỉ là tưởng tượng do tôi nghĩ ra, chứ không nhất thiết là quan điểm của TDTU.
ĐH TÔN ĐỨC THẮNG GIẢI THÍCH QUY TRÌNH CÔNG NHẬN 1 GIÁO SƯ
Bài pv LÊ HUYỀN/ VNN 16/9/2015
ĐH, Tôn Dức Thắng, giáo sư, phó giáo sư
Ông Vũ An Ninh
Trưa 16/9, Trường ĐH Tôn Đức Thắng gặp gỡ báo chí giải thích về việc phong phó giáo sư, giáo sư (PGS, GS). Ông Vũ An Ninh, Trưởng phòng tổ chức hành chính đã có chia sẻ với báo chí về vấn đề đang gây tranh cãi này.
Khẳng định với báo chí, ông Vũ An Ninh cho biết, việc bổ nhiệm phó giáo sư, giáo sư của trường là chức vụ chuyên môn, không vi phạm quy định.
Trường phân chức vụ được bổ nhiệm làm hai loại gồm Chức vụ quản lý (Ban giám hiệu, Trưởng phòng- khoa, Trưởng bộ môn) và Chức vụ chuyên môn (Tập sự giảng dạy, trợ giảng, Giảng viên, Giáo sư trợ lý, PGS, GS).Việc bổ nhiệm PGS, GS của trường thực hiện dựa trên quyền tự chủ cho phép thí điểm bởi quyết định 158 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường ĐH Tôn Đức Thắng giai đoạn 2015 - 2017 ở điều 1, mục 2, tiểu mục 2b.
Theo quy định chỉ những chuyên gia, nhà khoa học có học vị tiến sĩ trở lên, hợp đồng làm việc với trường 1 năm trở lên mới được phong phó giáo sư, giáo sư. Những đối tượng này không phải là công chức, thực hiện nhiệm vụ và hưởng mọi chế độ đãi ngộ, thu nhập do trường trả bằng nguồn thu của trường, không phải từ ngân sách nhà nước. Việc bộ nhiệm, giao nhiệm vụ, cung cấp điều kiện làm việc tương xứng và trả thu nhập có giá trị trong nội bộ trường là quyền của trường.
PGS, GS của Trường ĐH Tôn Đức Thắng bổ nhiệm là chức vụ chứ phải danh vị, tôn vinh. Danh xưng của PGS, GS do ĐH Tôn Đức Thắng bổ nhiệm luôn đi kèm với tên trường, gắn liền với công việc của nhà trường. Những người được bổ nhiệm khi không thực hiện đúng nhiệm vụ phân công theo cam kết với nhà trường sẽ bị miễn nhiệm.
Chức vụ này được nhà trường công nhận, các đơn vị khác có công nhận hay không tùy vào nhu cầu và cử đồng ý của họ. Quy trình xem xét bổ nhiệm sẽ thông qua hội đồng thực hiện công khai, không bỏ phiếu kín tránh tình trạng trù ám cá nhân.
Thưa ông, nhà trường nói việc bổ nhiệm PGS, GS là chức vụ chuyên môn. Vậy làm thế nào để phân biệt những người được trường bổ nhiệm và những người làm việc trong trường được Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước phong?
- Danh xưng PGS, GS trong nội bộ nhà trường là xưng hô bình thường.
Chúng tôi quan niệm tất cả những người được Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước phong sẽ được trường công nhận đối chiếu với tiêu chí và quy định của nhà trường.
Giáo sư của Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước phong là học hàm.  Giáo sư của Trường ĐH Tôn Đức Thắng bổ nhiệm là giáo sư chức vụ.
Trao đổi với báo chí, đại diện Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước nói Trường ĐH Tôn Đức Thắng tự ý bổ nhiệm PGS, GS là vi phạm pháp luật. Nhà trường giải thích thế nào về vấn đề này?
- Chúng tôi thực hiện theo quyết định 158 của Thủ tướng chính phủ. Thí điểm là thực hiện những điều chưa có trong pháp luật. Việc thí điểm không vi phạm pháp luật.
Ngoài ra, hiện nay chỉ có quy định bổ nhiệm PGS, GS thông qua học hàm nhà nước, không có quy định không cho nơi nào bổ nhiệm GS, PGS. Việc làm của Trường ĐH Tôn Đức Thắng không vi phạm luật
Ông Bùi Mạnh Nhị, Chánh Văn phòng Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước cho biết có lãnh đạo của trường đã hai lần không đạt tiêu chuẩn chức danh PGS khi xét ở HĐCDGS ngành, nhưng sau đó trường đã tự bổ nhiệm vị này chức danh GS. Nhà trường giải thích về vấn đề này?
- Khi chấm điểm người chúng tôi được 27 điểm trong khi những người khác chỉ được 12 đến 15 điểm nhưng người chúng tôi không được bổ nhiệm vì khi bỏ phiếu kín bị thiếu 3 phiếu. Về điểm số hoàn toàn đạt tiêu chuẩn nhưng kết quả cuối cùng thông qua lá phiếu nên không đạt.
Vì vậy nhà trường xem xét bổ nhiệm người này là giáo sư của nhà trường.
Tại sao vị cán bộ này đã hai lần chức danh PGS đều không đạt chuẩn nhưng trường lại bổ nhiệm lên giáo sư?
Trường bổ nhiệm người này là giáo sư trên cơ sở quyết định 20 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ. Đây là giáo sư của Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Tôi không bình luận về điều này. Tiêu chuẩn bổ nhiệm giáo sư của chúng tôi không giống với tiêu chuẩn của nhà nước.
Hiện nay nhà trường đã tự bổ nhiệm bao nhiêu phó giáo sư, giáo sư
- Chúng tôi đã bổ nhiệm một giáo sư là ông Lê Vinh Danh (hiệu trưởng).
Quy định về bổ nhiệm giáo sư của ĐH Tôn Đức Thắng ban hành tháng 7/2015. Trong khi đó ông Danh sử dụng danh xưng giáo sư đã lâu. Việc bổ nhiệm cho ông Danh thực hiện theo quy định nào?
- Nhân sự của chúng tôi được một cơ sở giáo dục nước ngoài bổ nhiệm đối chiếu với quy chuẩn giáo sư của Việt Nam, nhân sự của chúng tôi hoàn toàn đáp ứng. Chúng tôi bổ nhiệm chỉ là chức vụ chuyên môn để làm công tác chuyên môn, không phải chức danh để ra ngoài xã hội. Phạm vị, chức vụ, giới hạn chỉ gói gọn trong Trường ĐH Tôn Đức Thắng.
Làm thế nào để phân biệt danh xưng những người được nhà nước phong và những người được nhà trường phong?
- Những người được hội đồng chức danh giáo sư nhà nước phong gọi là phó giáo sư, giáo sư. Đối với quốc tế chỉ có phó giáo sư, giáo sư gắn với trường đại học. Chúng tôi không tìm ra danh xưng gì để phân biệt. Quy trình xem xét bổ nhiệm sẽ thông qua hội đồng thực hiện công khai, không bỏ phiếu kín tránh tình trạng trù ám cá nhân.
Bộ GD-ĐT vừa có ý kiến yêu cầu trường trả lời về việc phong phó giáo sư, giáo sư. Nhà trường trả lời như thế nào?
- Hiện trường chưa nhận được văn bản nào của Bộ GD-ĐT.
Mức lương của những người được trường phong phó giáo sư, giáo sư được chi trả như thế nào?
Những người này vẫn nhận lương theo ngạch viên chức, ngoài ra được hưởng các phần liên quan đến công việc quản lý do bổ nhiệm.
Lê Huyền(ghi)
"TRƯỜNG HẠNG BÉT CŨNG CÓ THỂ CÔNG NHẬN GIÁO SƯ"
Bài pv LÊ HUYỀN- NGÂN ANH/ VNN 16/9/2015
 GS Nguyễn Đức Dân ủng hộ việc các trường tự xác định chức danh giáo sư (GS) cho trường mình vì nhiệm vụ khoa học. Theo ông, một trường đại học "hạng top" hoặc "hạng bét"  cũng có thể tự xác định giáo sư cho mình.
GS ngôn ngữ Nguyễn Đức Dân (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP.HCM):Không nêu chức danh "giáo sư chung chung"
Tôi hoàn toàn ủng hộ việc các trường ĐH tự xác định chức danh GS, PGS cho trường mình vì nhiệm vụ khoa học với điều kiện các cá nhân sau khi được xác định phải có ý thức nêu trên danh thiếp và giới thiệu rõ ràng đây là là GS, PGS của trường A hoặc của trường B chứ không được nêu chức danh này một cách chung chung, gây nhầm lẫn.
giáo sư, Tôn Đức Thắng
GS Nguyễn Đức Dân
Để các trường đại học tự xác định GS, PGS đúng pháp lý,  Bộ GD-ĐT cần ban hành quy định cụ thể hoặc Hội đồng Chức danh GS nhà nước cần có các uỷ ban quy định khi trường tự xác định các cá nhân trường mình phải nêu rõ người được xác định khi đưa danh thiếp, ghi tên tuổi dưới các bài báo, công trình là GS, PGS của trường đại học nào.Một trường đại học hạng top hoặc một trường hạng bét cũng có thể tự xác định GS, PGS cho trường mình. Khi các trường đại học tự xác định chức danh GS, PGS cho các cá nhân của trường, cần lưu ý để tránh những hậu quả tiêu cực như: Cá nhân sau khi được trường phong sử dụng những chức danh này để đánh bóng tên tuổi khi không xứng tầm.
Tiến sĩ Nguyễn Cam (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM): Giáo sư không phải chức danh vĩnh viễn
giáo sư, Tôn Đức Thắng
TS Nguyễn Cam
“Việc trường ĐH tự xác định GS, PGS là nên làm nhưng phải làm theo đúng thông lệ quốc tế và xem việc xác định chức danh này không phải là chức vụ mà nhiệm vụ khoa học.  Có nghĩa là trường đại học đang cần bao nhiêu “ghế” GS, bao nhiêu “ghế” PGS để làm nhiệm vụ gì hoặclàm được nhiệm vụ gì. Từ đó, những cá nhân trong trường thấy mình hội đủ các điều kiện nộp hồ sơ ứng tuyển vào vị trí đó. Nhà trường thiết lập hội đồng đánh giá và chọn ra những cá nhân thích hợp. Hội đồng đánh giá có thể do nhà trường tựthiết lập với những cá nhân xuất sắc nhất hoặc mời những chuyên gia có uy tín trong và ngoài nước.Lâu nay, việc công nhận các chức danh GS, PGS ở nước ta diễn ra tràn lan, biến các chức danh này thành chức vụ hành chính. Nhiều cá nhân sau khi được phong các chức danh trên không làm gì. Ngược lại, nhiều cá nhân dù xứng đáng được công nhận - bổ nhiệm, sẽ được cơ quan trường đại học yêu cầu làm hồ sơ đề xuất nhưng từ chối vì việc bỏ phiếu công nhận các chức danh dựa vào cảm tính thích hay không chứ không phải nhiệm vụ khoa học.
Ở nước ngoài, việc các trường đại học tự xác định GS, PGS đã được thực hiện từ lâu. Vì vậy những người được các trường đại học xác định ghi rất rõ trên danh thiếp là GS, PGS của trường nào trong khi ở Việt Nam các chức danh GS, PGS được ghi rất chung chung.
Những người được trường xác định nên hiểu việc trường ĐH xác định cho mình không phải là việc phong chức vụ mà là nhiệm vụ khoa học của một trường đạihọc và chỉ trường đại học mới có trách nhiệm này. Các chức vụ này không phải phải vĩnh viễn. Tuỳ điều kiện mỗi trường có tiêu chuẩn khác nhau, trường danh tiếngđ ưa ra tiêu chuẩn cao, trường ít danh tiếng đưa tiêu chuẩn thấp. Một GS, PGS  thuộc trường này nhưng không thuộc khác. Khi không hoàn thành nhiệm vụ, trường có thể bãi nhiệm chức vụ này.
Việc trường đại học tự xác định GS, PGS cho trường mình là đúng. Quy định như thế nào tuỳ từng trường vì chất lượng mỗi trường khác nhau, nhưng khung, cách điều hành phải có tính pháp lý. Không phải là kiểu phong hành chính mà là nhiệm vụ khoa học giao cho một cán bộ làm việc tại trường đại học có điều kiện và do trường chịu trách nhiệm. Muốn danh chính ngôn thuận các trường phải làm bài bản, đồng thời nhà nước phải sửa lại luật giáo dục đại học.
GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: Ủng hộ về lâu dài, trước mắt cần cân nhắc
giáo sư, Tôn Đức Thắng
GS Nguyễn Minh Thuyết
Dù thực hiện việc phong học hàm hoặc bổ nhiệm chức danh GS, PGS đã 20 năm, nhưng có thể nói rằng đây vẫn là công việc khá mới đối với nước ta. Trong điều kiện trường sở đa dạng, trình độ giảng viên đa dạng, việc thực hiện theo quy định như hiện nay vừa đảm bảo quyền dân chủ của các trường, quyền dân chủ của các ứng viên, vừa đảm bảo mặt bằng nhất định cho các chức danh khoa học.Việc công nhận chức danh khoa học mỗi nước làm một khác. Cách thực hiện công nhận và bổ nhiệm GS, PGS ở nước ta hiện nay, theo tôi, đảm bảo được mặt bằng chất lượng tương đương của các GS, PGS trên toàn quốc, dù các GS, PGS làm việc ở trường nào.
Thời gian gần đây, Trường ĐH Tôn Đức Thắng có những động thái tích cực để khẳng định vị thế. Đó là những cố gắng đáng hoan nghênh.
Việc các trường tự xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS để bổ nhiệm GS, PGS, về lâu dài, nên ủng hộ vì nó phù hợp với quyền tự chủ của các trường.  Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, việc thí điểm ở một trường không thuộc tốp đầu như Trường ĐH Tôn Đức Thắng cần phải cân nhắc hơn.
Ngoài việc Trường ĐH Tôn Đức Thắng thí điểm tự xem xét công nhận ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS để bổ nhiệm GS, PGS có phù hợp với quy chế chung không thì còn những vấn đề khác cần lưu tâm.
Việc phong GS, PGS ở Việt Nam thời gian qua dù có nhiều cải tiến, các hội đồng làm việc nghiêm túc, nhưng thẳng thắn mà nói không phải trường hợp nào cũng đạt trình độ như yêu cầu.
Tôi lo rằng, việc các trường tự xem xét công nhận ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS để bổ nhiệm lan rộng ra sẽ có vấn đề. Vì thực hiện trong nội bộ sẽ không tránh khỏi chuyện dễ dãi hoặc không công bằng: người được lòng lãnh đạo sẽ thuận lợi hơn, người không được lòng dù đủ tiêu chuẩn cũng sẽ gặp khó khăn,…
Một số nước có nền giáo dục tiên tiến như Pháp vẫn còn có hội đồng xem xét hồ sơ chung, thì nước mình càng phải thận trọng. Có theo hướng nào cũng cần căn cứ vào tình hình cụ thể, vào những quy định của Nhà nước để thực hiện.
  • Lê Huyền - Ngân Anh