Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

20150303. BÀN VỂ VIẾT Blog CỦA CHÍNH TRỊ GIA

ĐIỂM BÁO MẠNG
Fb/ Blog CỦA CHÍNH KHÁCH: GẦN VÀ XA
Bài của GS NGUYỄN VĂN TUẤN trên tuan's blog 2/3/2015
Phải công nhận là fb và blog làm cho chính trị gia và quan chức nói chung gần gũi với dân hơn. Nhưng đó là tình hình ở phương Tây, chứ ở VN thì chính khách vẫn còn rất xa dân. Chỉ cần so sánh những bài viết trên fb/blog của chính trị gia ở VN và đồng nghiệp của họ ở các nước văn minh sẽ thấy điểm đó rất rõ nét.
Giới chính trị gia nước ngoài người ta có fb hay blog là để chia sẻ cảm nhận, quan điểm cá nhân của họ về những vấn đề thời sự. Đọc những cái note ngắn của thủ tướng Singapore về những vấn đề thời sự rất cảm động và cảm thông cho ông. Ngoài ra, họ còn dùng fb/blog như là những thông báo cá nhân. Hôm nay họ được mời đi nói chuyện ở một đại học, hay ngày mai họ được mời đi nói chuyện ở bệnh viện, tất cả đều công bố trên fb/blog để cho phóng viên biết mà dò theo. Do đó, các trang fb/blog của họ là NGUỒN tin tức, là nói theo tiếng Anh "news maker", chứ không phải nơi đăng lại tin tức của báo chí.
Vài vị làm chính trị ở VN cũng bắt chước trào lưu fb/blog của đồng nghiệp nước ngoài, nhưng họ bắt chước … rất buồn cười. Nhìn qua trang fb/blog của họ thấy toàn là tin tức của báo khác, là văn bản hành chính của bộ họ phụ trách, là tài liệu tuyên truyền, thậm chí bài vở mang sắc thái quảng cáo (như ăn chay, ăn thịt trâu, chả giò). Đó là những bài viết tầm đã thấp mà còn thiếu khoa học tính. Những bài đó chẳng có “wisdom”, thiếu thông tin, và do đó không cho công chúng biết họ suy nghĩ gì như là một cá nhân, một con người trong cộng đồng. Tại sao công chúng phải vào trang blog của họ khi những bản tin đó được công bố trên báo? Cái mà công chúng kì vọng và muốn biết là những cảm nhận cá nhân của họ, chứ không phải tuyên truyền núp dưới vai trò quan chức.
Quan chức và chính trị gia nói chung, trong cái nhìn của công chúng, là những cỗ máy trong guồng máy chính trị. Người dân đã nghe những tiếng gầm và đã thấy khói từ những cái cỗ máy đó. Đó là những sản phẩm của cái gọi là mechanism hay cơ chế. Họ phải nói như thế, họ phải hành xử như thế, họ phải đóng kịch như thế, bởi vì guồng máy đã nhào nặn họ như thế.
Nhưng họ còn có trái tim và khối óc. Ví dụ như khi kí quyết định tử hình một tội phạm, thứ nhất và trên hết, họ làm theo bộ máy, làm theo luật pháp, nhưng đằng sau đó là những trăn trở, dằn vặt, đau đớn của một con người khi thấy một người khác phải chết. Đằng sau cái quyết định đó là những suy tư của người cha hay người mẹ có con cháu. Đó là những trăn trở không thể nào phát ra từ cái cỗ máy, vì bản chất của cỗ máy là vô cảm và vô hồn. Bởi thế, công chúng muốn đọc và nghe những trăn trở và tâm tư đó. Nghe và biết để xã hội dễ thông cảm hơn và gần nhau hơn.
Đó chính là lí do tại sao chúng ta thấy các ông bà đại sứ các nước phương Tây ở VN rất gần dân và rất dễ mến. Một buổi đi thực địa ăn bánh xèo họ cũng có thể chia sẻ với công chúng, một cuộc gặp gỡ người bán hàng ở Chợ Bến Thành cũng là đề tài và cơ hội để họ giãi bày tâm sự. Chính khách và quan chức VN chưa làm được việc đó, và đó là lời giải thích tại sao người dân Việt cảm thấy xa lạ với những người đáng lẽ ra là "đại diện" cho mình. Chính trị gia và quan chức VN nói cái gì cũng bị người ta diễu cợt, vì những gì họ nói giống như những cỗ máy; họ làm gì cũng bị người dân xem là đóng kịch lố bịch (như đi cày ruộng, hay cách họ cầm cái xẻn để trồng cây). Một phần là do trình độ học vấn chưa tới, một phần là do họ đã quen với xa dân, quen với thói làm phụ mẫu thiên hạ.
Nói tóm lại, công chúng muốn thấy những khía cạnh nhân văn của các bộ trưởng. Đó có thể là những lời phát ngôn (thậm chí là thủ thỉ) tình cảm được giãi bày qua trang blog. Giãi bày những tình cảm cá nhân như thế cũng là một cách chứng tỏ cho công chúng thấy họ cũng là những con người có trái tim và khối óc, chứ không chỉ là những cơ phận của một guồng máy chính trị quen thói đóng kịch.
***
XẤU XA ĐẬY LẠI
Bài BÙI VĂN BỒNG trên BVB 2/3/2015
Một thực tế dễ nhận ra rằng, đảng CSVN vẫn khẳng định: Suy thoái, biến chất, tham nhũng là thực trạng cấp bách, ảnh hưởng lớn đến uy tín, sự tồn-vong của đảng. (Hội nghị TW 4). Một vị từng 20 năm “cứng cựa, oai vệ” tại Bộ Chính trị (Chủ tịch QH, rồi TBT, mỗi chức 2 khóa liền), từng đứng danh ký tên phát động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM”, đi đén đâu cũng hô hào, giáo dục cán bộ đảng viên "cần kiệm liêm chính", nay lại có cuộc sống đế vương, xa hoa như vậy, không giản di, không thực hành tiết kiệm, không có ‘chất cộng sản chân chính’ thì rõ là ‘XẤU” rồi. Dưới con mắt nhân dân lại càng xấu...
Không những xấu cho cá nhân của ‘vua ngai vàng’ tự khoe ấy, mà còn xấu cho đảng cầm quyền, mang danh và vốn tự hào là đảng “vô sản chân chính”, đảng “của dân, vì dân, vì nước”- “ngoài lợi ích của dân, của nước không có lợi ích nào khác”…; như Điều 4 (Hiến pháp sửa đổi 2013: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội…”. Vậy, khi lãnh đạo của đảng sống giàu sang, phú quý, xa hoa rất nhiều so với điều kiện đất nước, thì có nên “tuyên truyền rộng” hay không? Tuyên truyền rộng là không nên, càng khoanh lại, khép lại càng tốt. Thế nên, cũng cần phải nghe người xưa dạy: “Tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại”! Việc này cần chứ, và cũng đúng thôi!...
***
VÌ SAO BÁO CHÍ IM TIẾNG TRONG VỤ "CHIẾC GHẾ CỦA NGUYÊN TBT"? 
VOA 2/3/2015
Truyền thông trong nước hoàn toàn im lặng sau khi dư luận ‘dậy sóng’ vì hình ảnh nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh ngồi trên chiếc ghế to, giống ngai vàng, trong khi từng đồng loạt vào cuộc phanh phui tài sản của nguyên tổng thanh tra Trần Văn Truyền.
Sau khi tờ Tiền Phong gỡ bỏ bức ảnh gây ‘sốt’ các trang mạng xã hội, trong đó người từng đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam suốt 10 năm trời, ngồi trên chiếc ghế chạm trổ đầu rồng màu vàng, đón tiếp khách tới thăm, báo chí Việt Nam không có bất kỳ bài viết nào khác về điều mà nhiều người nói là “sự xa hoa” của một cựu quan chức nhà nước.
Và hiện nhiều người sử dụng mạng xã hội Việt Nam đang so sánh việc đưa tin về vụ mà nhiều người nói là “chiếc ghế của nguyên tổng bí thư” với vụ việc của ông Truyền.
Vụ việc đụng trần rồi. Làm sao ai có thể nói được. Dù báo chí có làm thì người ta cũng sẽ cản. Ở đây rõ ràng đã có một sự kiểm duyệt rồi”.
​​Năm ngoái, sau khi báo Người cao tuổi khai mào cuộc điều tra, hàng loạt những cái tít như “Sự thật về căn biệt thự ‘khủng’ của ông Trần Văn Truyền”, “Tổng ‘của nổi’ của ông Trần Văn Truyền trị giá bao nhiêu?” hay “Ông Trần Văn Truyền lấy tiền đâu mua nhà, biệt thự?” đã xuất hiện liên tục và dày đặc trên báo chí.
Nói chuyện với VOA Việt Ngữ với điều kiện không nêu danh tính, một người có chức vụ trong ban biên tập của một tờ báo ở Việt Nam cho biết rằng ông Mạnh “quá cao” nên không báo nào dám mạo hiểm như vụ ông Truyền. Nhà báo này nói:
“Vụ việc đụng trần rồi. Làm sao ai có thể nói được. Dù báo chí có làm thì người ta cũng sẽ cản. Ở đây rõ ràng đã có một sự kiểm duyệt rồi”.
Sau khi báo chí đồng loạt vào cuộc và gây sức ép, ông Truyền đã phải “xin lỗi đảng, nhân dân” và đã phải trả lại một số ngôi nhà.
​​Trái ngược với vụ ông Truyền, nếu tìm kiếm tin tức về chiếc ghế và ngôi nhà với nội thất tông màu vàng của ông Nông Đức Mạnh, thì chỉ thấy các bài viết trên các trang web hải ngoại.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A, một người quan sát tình hình chính sự trong nước, nói ông tin rằng truyền thông ở Việt Nam “đã được lệnh không được nói gì về cái chuyện đấy nữa”.
“Báo chí chính thống của Việt Nam, dù có tới 700 cơ quan báo chí, nhưng mà thực sự có một ông tổng biên tập, đó là ông Đảng. Cái ông đó thì cũng lại chỉ nằm ở trong tay một hai ông mà thôi, tức là ông tổng bí thư và ông trưởng ban tuyên giáo. Chuyện đó nó được điều khiển như thế nào là ở cái ông tổng biên tập đó. Đối với trường hợp ông Trần Văn Truyền chẳng hạn, thì phản ánh một chuyện khác hơn một chút, tức là đấy là một cuộc đấu đá nội bộ giữa các phe với nhau, và báo chí đã được bật đèn xanh, cho làm cái chuyện đó. Tôi nghĩ rằng ở một nền báo chí tự do, và 700 tờ báo là 700 tờ báo thật, tức là có 700 ông tổng biên tập độc lập, thì tôi nghĩ rằng cái chuyện cái ghế, cái nhà của ông Nông Đức Mạnh nó cũng sẽ được kéo dài hơn, nhưng mà việc kéo dài đó cũng vẫn tuân theo một quy luật tức là nó sẽ chìm dần”.
Ông A cũng nói thêm rằng “báo chí ở bên ngoài không thể tiếp cận được các thông tin gì hơn”, vì thế vụ việc này “diễn ra một cách rất ngắn ngủi” và sẽ “chìm xuồng”.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc với Nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh để hỏi ý kiến của ông về những phản ứng của dư luận thời gian qua.

Ông Nông Đức Mạnh từng làm Chủ tịch Quốc hội Việt Nam từ năm 1992 tới năm 2001, và sau đó, đảm trách vị trí Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 tới năm 201
***
ĐẢNG MẤT MÌNH ĐI ĐÂU ?
Bài của NGÔ NHÂN DỤNG trên NV 27/2/2015
Không phải chỉ trong hàng ngũ công an mới có người đang đặt câu hỏi trên. Tất cả những kẻ đang nắm quyền hành và hưởng lợi lộc nhờ chế độ Cộng Sản cũng ôm nỗi băn khoăn này.
Đảng mất mình đi đâu? Có người đã chọn rồi: Đi Mỹ! Trên mạng Internet đã thấy hình ngôi nhà một ông phó thủ tướng đương quyền mua ở Anaheim, California, USA. Cả hình bằng lái xe ở California của con trai ông ta. Trong đảng họ phá lẫn nhau cho nên mới tiết lộ cho bà con biết, còn hàng ngàn căn nhà khác vẫn được giữ kín “bảo vệ đảng.” Chắc chắn nhiều cán bộ cao cấp cũng tìm đường chạy từ lâu rồi. Và họ cũng biết một quy tắc của nghề đầu tư là “Không để trứng tất cả vào chung một cái giỏ.” Nếu rớt, trứng bể hết. Cho nên, những kẻ quyền cao nhất, thế mạnh nhất, “đông tiền” nhất, họ đều biết phải “phân tản” (diversify) các món đầu tư cho tương lai. Một căn nhà ở Mỹ, một cái khác ở Đức, vài ba địa chỉ ở Úc, gửi tiền của đi chỗ nào xa xa nước Việt Nam đều tốt cả. Mà phải chọn những nơi an toàn. An toàn nhất là những nước dân chủ tự do. Chọn nơi nào có hệ thống tư pháp công bằng, trong sạch, tài sản của mình được luật pháp bảo vệ, không sợ có đứa nó ỷ quyền chiếm mất - như ở nước Việt Nam. Đem tiền sang các nước đó không những khỏi lo bị cướp mà dùng làm vốn sẽ sinh lợi cao hơn. Những nước có truyền thống dân chủ lâu đời cũng là những nước kinh tế lên cao nhất, nhờ tinh thần trọng pháp và luật lệ bảo vệ quyền tư hữu. Cho nên, các đồng chí chưa chắc đã mua nhà ở Quảng Châu, Côn Minh, Bắc Kinh, mà còn đem tiền sang các nước tư bản chính hiệu. Đó là tín hiệu con tàu sắp chìm, đàn chuột bỏ chạy trước.
Đảng mất mình đi đâu? Không phải ai cũng có tiền và có địa vị để chuẩn bị đường rút lai sang Tàu, sang Úc, Canada, Pháp, Đức, hay sang Mỹ.
Cho nên, đang lo lắng nhất bây giờ chắc là những người công an. Khẩu hiệu “Đảng còn thì mình còn” đã được nêu lên từ thời Trần Quốc Hoàn, Mai Chí Thọ. Công an tự nhận họ đóng vai “chó săn;” nhưng hãnh diện rằng họ “làm chó săn cho cách mạng!” Bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng Sản tài tình đã dựng hai chữ “cách mạng” như một vị thần hoàng để họ chui vào cung đình chia nhau ăn thủ lợn. Cái gì phục vụ“cách mạng” thì tốt, thì cao quý. Gán cho ai nhãn hiệu “phản cách mạng” thì xúi giục đám “quần chúng” côn đồ chửi bới, chém giết (Cải Cách Ruộng Đất), ám sát (Coi gương Khái Hưng, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm) ném phân vô cửa nhà người ta (Coi Hoàng Minh Chính, Trần Khải Thanh Thủy), hoặc đem vùi xuống đất đen (Coi Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần). Núp dưới bóng thần “cách mạng” đó, công an “phục vụ cách mạng” là công an an tốt, đáng tự hào. Họ có thể hãnh diện nhìn nhận công an an gắn bó keo sơn với đảng; họ hô to khẩu hiệu “Đảng còn thì mình còn” mà không thấy xấu hổ về cái vai trò ăn bám như loài ký sinh trùng.
Nhưng bây giờ, bức mặt nạ “cách mạng” đã rớt xuống. Đảng lệ thuộc ngoại bang đến mức không dám gọi tên những con tàu ăn cướp dân mình là Tàu Trung Quốc mà bắt các báo đài phải gọi là “tàu lạ.” Dân bèn chế nhạo: Coi chừng Người Lạ, Hàng Lạ! Chế độ gọi là “cách mạng” đã từng “học tập Mao Chủ Tịch” chia rẽ dân tộc, gây đấu tranh giai cấp, gây chiến tranh Nam Bắc, người Việt giết người Việt cho Trung Cộng thừa cơ chiếm quần đảo Hoàng Sa. Những công an dẫn đám côn đồ đàn áp các cuộc biểu tình đòi Hoàng Sa, Trường Sa của dân Sài Gòn, dân Hà Nội, phải tự nhìn thấy họ đang bị Đảng Cộng Sản xua đi phục vụ đế quốc đỏ Trung Hoa. “Mình còn” nhưng “Nước mất” thì ai sẽ trả lời cho con cháu đây?
Chính công an cũng thấy rõ chế độ bây giờ chỉ còn là một bộ máy cường quyền liên kết với tư bản đỏ tham nhũng, trục lợi. Đó là hậu quả không thể tránh được ở bất cứ nước nào do một chế độ độc tài đảng trị cầm quyền. Đảng còn ăn cướp được thì mình còn được ăn cướp. Nhưng họ cũng thấy hình ảnh những ngôi biệt thự xa hoa của những bí thư tỉnh ủy to lớn sang trọng hơn nhà mình trăm lần, ngàn lần. Họ đã thấy hình phòng khách trong nhà cựu Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu toàn bảo vật quốc gia. Gần đây là hình trong nhà Nông Đức Mạnh, tường cũng dát vàng với hai cái ngai vàng chạm hình rồng, bắt chước vua chúa đời xưa. Người có học nhìn cảnh đó phải cảm thấy thương hại đám cựu tổng bí thư đua đòi “trưởng giả học làm sang” bày trò khoe khoang nhơ nhuốc! Ngoài những “của nổi” này, các vua chúa đỏ còn bao nhiêu “của chìm” cất giấu trong các ngân hàng, trong thị trường chứng khoán và bao nhiêu ngôi biệt thự đã mua ở ngoại quốc? Công an vẫn phải đóng vai “chó săn,” nhưng bây giờ họ đang làm chó săn cho loài vua chúa nhố nhăng đó chứ chẳng có thứ cách mạng nào cả.
 “Đảng còn thì mình còn nhưng đảng mất mình đi đâu?” Đó là câu hỏi đang ám ảnh những người công an biết suy nghĩ. Ở Việt Nam, Bắc Hàn và Trung Quốc.
Một mối lo ám ảnh nặng nề nhất là “ngàn năm bia miệng.”
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn không phải là người nhỏ mọn. Nhưng trước khi qua đời ông không thể không nhắc đến tên một tay chỉ huy công an ở Hải Phòng, mà nhờ cuốn sách “Hậu Chuyện Kể Năm Hai Ngàn” của ông bây giờ cả nước biết họ biết tên. Họ và tên ông này là Trần Đông, thường vụ thành ủy, giám đốc sở công an Hải Phòng. Trần Đông đã vu cáo, đầy đọa nhiều nhà văn, chỉ để chứng tỏ mình tích cực tham dự chiến dịch vu cáo “nhóm xét lại chống đảng.” Bỏ tù mấy nhà văn làm lễ dâng công với Lê Đức Thọ, nhờ thế Trần Đông được thăng quan, lên làm tới chức thứ trưởng. Con cháu ông Trần Đông có cảm thấy nhục nhã khi biết cha, ông mình đã làm những việc thất đức đó hay không?
Bùi Ngọc Tấn không muốn thanh toán mối thù riêng. Ông phải viết ra vì món nợ chung với bao nhiêu bạn tù bị guồng máy độc tài hãm hại. Không kể hết thì những mối oan khiên không bao giờ được cởi. Nhà thơ Hoàng Hưng viết lá thư mở đầu cuốn sách đã thông cảm nỗi lòng Bùi Ngọc Tấn. Cho nên ông đã viết những lời hứa, những lời nguyền: “Còn một ngày cũng sống sao cho ra sống! Vì thế chúng ta phải viết! Họ không muốn ta viết, ta phải viết! Họ sợ ta viết, ta phải viết! Họ cấm ta viết, ta phải viết!...”
Những người không viết, họ có thể quay phim, có thể chụp hình. Vì vậy những bức ảnh ngai vàng trong nhà Nông Đức Mạnh mới được đưa lên mạng. Người phóng viên cầm máy ảnh trong tay chứng kiến cảnh vàng son lố bịch đó tự cảm thấy mình phải giúp tất cả đồng bào trông thấy cuộc sống xa hoa nhố nhăng của các vua chúa đỏ! Người biên tập trong tòa báo cũng đồng ý. Dòng họ Nông sẽ đi vào lịch sử không phải vì ông Nông Đức Mạnh làm lãnh tụ Đảng Cộng Sản một thời. Cả cuộc đời làm tổng bí thư của ông ta không ai nhớ Nông Đức Mạnh đã làm gì, đã nói được câu nào cho ra hồn. Nhưng từ nay ai cũng nhớ hình ảnh hai cái ngai vàng chạm đầu rồng trong nhà Nông Đức Mạnh!
“Đảng còn thì mình còn nhưng đảng mất mình biết trốn đi đâu?”
Không ai trốn được ngàn năm bia miệng!
Những người công an bây giờ biết nhiều hơn, nhìn lại các thủ lãnh đời trước cũng phải thấy nhục, phải xấu hổ: Cả ngành công an đã thối nát ngay từ thủa ban đầu, không phải chỉ vì những tên như Trần Đông. Trần Quốc Hoàn, trùm công an toàn quốc cũng “phục vụ cách mạng” bằng việc “dẫn gái” và giết người bịt miệng. Hoàn đã đưa cô gái từ miền thượng du về cho Hồ Chí Minh, hai bác cháu dùng xong rồi đem thủ tiêu người phụ nữ xấu số bằng tai nạn ô tô. Vũ Thư Hiên đã kể rõ chuyện trong Đêm Giữa Ban Ngày. Ngàn năm bia miệng, biết trốn đi đâu?
Tất cả các chế độ độc tài thối nát đều sẽ tan rã. Những người công an phải đọc được các tín hiệu báo trước chế độ đang tan rã. Một gia đình nông dân ở huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An đứng giữa chợ đả đảo chế độ Cộng Sản. Cậu con trai đã không ngần ngại hô khẩu hiệu “Tiêu diệt Đảng Cộng Sản!” “Tiêu diệt! Tiêu diệt!” Người mẹ còn hô to: “Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm!” Mà họ không chỉ hô một, hai lần! Lòng người dân phải chứa chất nỗi phẫn uất đến mức nào họ mới dám liều mạng hô to những tiếng “chết người” như vậy!
Chế độ độc tài chuyên chế nào cũng phải tan rã. Dân Việt Nam không ngu, không hèn hơn dân các nước Đông Âu. Công an mật vụ ở các nước này đã ngửi thấy mùi chế độ tan rã trước tháng 11 năm 1989. Cho nên khi chứng kiến cơn thủy triều dân chủ tự do dâng lên chính họ bỏ rơi Đảng Cộng Sản. Cuộc cách mạng ở Đông Đức không thể thành công nếu các công an Stassi đang gườm súng quyết định bắn vào đám biểu tình ngay trong ngày đầu ở thành phố Dresden. Dân thủ đô Praha nước Tiệp không thể tiến chiếm “Lâu Đài” nếu chính các công an không buông súng để ủng hộ. Đảng Cộng Sản Liên Xô tan hàng khi chính các sĩ quan KGB ngoảnh mặt đi, không cứu, dù chỉ bắn một phát súng. Trong cả ba nước đó, không một ai cất một ngón tay lên cứu Đảng Cộng Sản! Không một người nào nhỏ một giọt nước mắt tiếc thương! Tất cả cũng từng thuộc lòng câu: “Đảng còn thì mình còn!” Nhưng chính họ cũng nhiều đêm nằm vắt tay lên trán tự hỏi: “Đảng mất mình biết trốn đi đâu?” Và họ đã lựa chọn: Mình đứng về phía những người dân oan ức! Dân còn thì mình còn!



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét