Thứ Hai, 19 tháng 8, 2019

20190819. PHÂN TÍCH ÂM MƯU TRUNG QUỐC TẠI BIỂN ĐÔNG

ĐIỂM BÁO MẠNG
'NẾU GÂY CHIẾN Ở BIỂN ĐÔNG , TRUNG QUỐC SẼ BỊ HỞ SƯỜN'

QUỐC PHƯƠNG /BBC 17-8-2019

Biển Đông

Trung Quốc sử dụng nhiều phương tiện khác nhau, trong đó có các tàu 'nghiên cứu' Hải Dương Địa Chất, đưa vào các khu vực 'tạo tranh chấp' và có tranh chấp ở Biển Đông và khu vực

Nếu gây chiến tranh vào thời điểm hiện nay trên Biển Đông, Trung Quốc 'đã hở sườn', theo một nhà nghiên cứu Trung Quốc ở Hà Nội, người từng có nhiều năm làm công việc này trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bản thân lãnh đạo của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, cũng 'cần thận trọng' vì trong nội bộ Trung Quốc hiện nay cũng có rất 'nhiều vấn đề', nếu thúc đẩy các hành động quân sự, vẫn theo ý kiến của vị cựu sỹ quan này.
Tuy nhiên, các nước ở khu vực cũng nên lưu ý đến việc Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn, buộc phải chuyển hướng chú ý ra ngoài là một phần, nhưng nếu họ cùng đường thì cũng có thể 'dám làm liều', nhà nghiên cứu từng trong quân đội Việt Nam nêu quan điểm từ Hà Nội.







"Tư duy của những người làm chính trị ở Trung Quốc rất khác, có thể có một phần nghìn tia hy vọng, họ vẫn làm," bà Nguyễn Nguyên Bình, cựu Trung tá Quân đội nhân dân Việt Nam nói với một chương trình Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt trong tháng này, bình luận về những sóng gió và đối đầu ở bãi Tư Chính và biển Đông.
"Thế còn có thể họ liều lĩnh làm những việc ấy, cái thất bại có thể là 99%, nhưng cái mà họ đạt được để giải quyết tình thế này thì còn có thể là còn 1%, theo tôi nghĩ là như thế.
"Ai cũng nghĩ là nếu Trung Quốc bây giờ mà gây chiến với bất kỳ một nước láng giềng nào, nhất là đối với Việt Nam, họ đe dọa, họ cảm thấy như là Việt Nam yếu đuối, cho nên họ lớn tiếng từ lâu, xưa đến nay, mà khi họ lớn tiếng, Việt Nam lại không dám kiên trì làm những việc mà mình cần làm.
"Thế nhưng khi họ gây chiến bất cứ với Đài Loan hay Việt Nam, hay Mỹ, hay bất cứ ai, Trung Quốc, tôi hình dung nó như hình chữ C xung quanh Trung Quốc ở phía Tây, có lẽ chỉ còn một nước là Pakistan là còn không dám gây gì, còn tất cả các nước khác, ngay cả Mông Cổ, rồi các nước khác, họ đều có một mối hận với Trung Quốc...
"Trung Quốc nói theo một chiến thuật của nhà binh, nếu gây chiến tranh ở Biển Đông, thì Trung Quốc đã hở sườn."
'Liều lĩnh và đa mục tiêu là cách dụng binh TQ'






Bà Nguyễn Nguyên BìnhBản quyền hình ảnhBBC TIẾNG VIỆT
Image captionCựu Trung tá quân đội Nguyễn Nguyên Bình là con gái của cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.

Tiếp tục phân tích bối cảnh và đặc biệt nhìn vào nội tình, thực lực của Trung Quốc trong thời điểm hiện nay, nhà nghiên cứu này nói:
"Tất cả mọi người đều nghĩ rằng Trung Quốc đều dậm dọa, làm những động tác giả thôi, chứ có thể Trung Quốc cũng không dám gây ra một cuộc chiến tranh gì, vì bây giờ Trung Quốc có tình hình Hong Kong như vậy, rồi tình hình ở trong nước thì đặc biệt gay go do hậu quả chiến tranh thương mại của tổng thống Mỹ,
"Tôi có đọc bài của một người Trung Quốc tên là Trương Kiến Hoa, bài ấy xem ra thì thấy nội bộ Trung Quốc rất nhiều vấn đề, rất phức tạp, cho nên nếu một người như ông Tập Cận Bình mà tỉnh táo ra và ông ấy có một tâm lý bình thường, thì ông chắc không dám liều lĩnh để làm những việc ấy.













TS. Lê Hồng Hiệp từ Singapore bình luận thực chất việc TQ điều tàu trở lại Bãi Tư Chính.

"Thế nhưng trái lại, tôi có ý nghĩ thế này, bởi vì tôi cũng đọc khá nhiều sách vở của Trung Quốc, thì tôi thấy có một ý ở trong mưu chước cổ, người ta nói là trong một con đường mà không có lối thoát nào, thì liều chết sẽ thoát. Thành ra tôi đồng tình với nhiều ý kiến nhưng tôi vẫn để mấy phần trăm nhỏ nhỏ, để dự kiến có một cái gì, thì họ rất là liều lĩnh"
"Hơn nữa, trong tư duy của Trung Quốc, bao giờ trong nội bộ của họ mà găng go lắm, thì họ lại cứ 'chọc' ra ngoài, họ lại gây một cái gì để hướng sự chú ý của những người dân ở trong nước..."
Tiếp tục về nhân tố được gọi là 'tính liều lĩnh' này, bà Nguyễn Nguyên Bình nói:
"Quả là tôi nghiên cứu Trung Quốc khá nhiều, nên tôi đâm ra lại hoang mang không dám chắc chắn một điều gì, tôi cho rằng Trung Quốc vẫn có thể liều lĩnh làm một việc chiến tranh gì đó, có thể trong một giới hạn nào đó, trong một thời gian mà họ đã định trước, cũng giống như cuộc chiến tranh tháng Hai năm 1979, thực tế ra mình (Việt Nam) nói là cuộc chiến tranh xâm lược - thực ra mà có thể xâm lược được thì họ cũng xâm lược.
"Nhưng trong bụng họ đã định sẵn rằng đánh trong một thời gian nào đó rồi rút. Quân tử gọi là của Trung Quốc bao giờ cũng 'nước đôi' là một.







"Thứ hai là họ khi làm một động tác gì họ cũng nhắm nhiều đích, chứ không chỉ như chúng ta nói chiến tranh để thắng thua, chỉ để đạt được một mục tiêu gì.
"Nhưng Trung Quốc họ dùng chiến tranh như một phép đa năng để giải quyết được rất nhiều vấn đề, không giải quyết được vấn đề này thì cũng giải quyết được vấn đề kia."
Bình luận thêm về tư duy và cách dụng binh hay sử dụng biện pháp chiến tranh của Trung Quốc, bà Nguyễn Nguyên Bình nói tiếp với Bàn tròn thứ Năm của BBC:
"Trung Quốc sử dụng chiến tranh như một trò xiếc, nên thực ra là khó dự đoán. Thế nhưng mà tôi nghĩ là hiện nay, như các nhà phân tích đã nói, khả năng là Trung Quốc dám chiếm bãi Tư Chính chỉ là 1% so với 99%."

Thân ai và làm gì là tốt nhất cho Việt Nam?







Tiến sỹ Vũ Quang ViệtBản quyền hình ảnhBÀN TRÒN THỨ NĂM
Image captionTiến sỹ Vũ Quang Việt có nhiều năm nghiên cứu và quan sát vấn đề Biển Đông, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc và chính trị, kinh tế khu vực

Cũng tại cuộc hội luận này, một nhà quan sát Biển Đông và chính trị khu vực từ New York, Tiến sỹ Vũ Quang Việt, nhân dịp này chia sẻ quan điểm và góc nhìn của mình. Ông phát biểu:
"Vấn đề là Việt Nam phải có thái độ rõ ràng hơn trong vấn đề bảo vệ chủ quyền của mình. Thí dụ dụ có người đặt ra vấn đề thân Mỹ hay là thân Trung Quốc. Thực ra Việt Nam thân Mỹ cũng không được, mà thân Trung Quốc cũng không được.
"Là bởi vì thân Mỹ, Mỹ sẽ không bao giờ muốn làm đồng minh với Việt Nam, mà dại gì để mà bỏ sự sống ra để bảo vệ Việt Nam. Rồi thân Trung Quốc, thì dĩ nhiên, hầu hết người Việt Nam không muốn chuyện đó rồi.
"Do đó, cái mà người Việt Nam nên làm là làm sao xã hội càng ngày càng dân chủ hơn, tự do hơn, tạo nhân quyền hơn và cả thế giới này, hầu hết thế giới này phần lớn là các nước tự do dân chủ, không thể nào họ để cho một nước nhỏ bị một nước lớn toàn trị hành động gây hấn được.







"Do đó, thân cái đó là tốt nhất cho Việt Nam," nguyên Vụ trưởng Vụ Thống kê của Liên Hợp Quốc bình luận từ New York.
Còn từ Hà Nội, nhà phân tích chính sách công, PGS. TS. Phạm Quý Thọ lên tiếng:
"Sự kiện bãi Tư Chính đã cho thấy một điều như thế này là đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam cần đứng về phía người dân. Mà muốn đứng về phía người dân trong những lúc khó khăn như thế này, thì cần phải thay đổi thể chế, mà thể chế cần phải được thay đổi theo hướng dân chủ hóa.
"Thì sẽ không chỉ giải quyết được những vấn đề không chỉ trước mắt, mà còn lâu dài. Và tất cả những việc này cần phải làm trong thời gian tới," nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách và Phát triển, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói với Bàn tròn thứ Năm hôm 8/08/2019.
Liên quan diễn biến ở bãi Tư Chính và khu vực lân cận trong tuần này, ngày 16/8, sau bốn ngày khá 'im lặng' trên báo chí, truyền thông Việt Nam hôm thứ Sáu đã đưa tin Việt Nam giao thiệp với Trung Quốc và đã phản đối hành động của Trung Quốc đưa nhóm tàu thăm dò quay trở lại khu vực đối đầu.






PGS. TS. Phạm Quý ThọBản quyền hình ảnhBÀN TRÒN THỨ NĂM LONDON
Image captionThay đổi thể chế, cải tổ theo hướng dân chủ hóa sẽ là giải pháp trước mắt và căn cơ, lâu dài giúp Việt Nam giải quyết nhiều vấn đề lớn đang đương đầu, theo ông Phạm Quý Thọ

Việt Nam coi đây là hành động tái vi phạm chủ quyền nghiêm trọng và nói sẽ kiên quyết và kiên trì bảo vệ các lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời tiếp tục sử dụng các biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tái phán ở các vùng biển của mình mà Trung Quốc bị cáo buộc đã xâm phạm, dựa trên luật pháp quốc tế.
Một nguồn tin không muốn tiết lộ danh tính nói với BBC News Tiếng Việt, động thái phát ngôn trên của Việt Nam được tung ra, sau khi cả Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Việt Nam đã liên lạc 'giao thiệp' với các cơ quan đối tác phía Trung Quốc trong gần bốn ngày, nhưng phía Trung Quốc dường như không đáp ứng và rút các nhóm tàu ra khỏi vùng biển, theo yêu cầu của Việt Nam.
Nguồn tin này cũng nói Trung Quốc có khoảng 300 vệ tinh do thám và quân sự, trong đó có thể có 70 vệ tinh hoạt động ở các vùng biển khu vực, trong khi trong số tàu thăm dò địa chất của Trung Quốc, có tàu có thể có thiết bị và chức năng "do thám, tình báo quân sự."
Các bài cùng chủ đề:


ĐẠI SỨ NGUYỄN TRƯỜNG GIANG: 'CHÚNG TA KHÔNG THỂ MẤT BIỂN MẤT ĐẢO ĐƯỢC'

Bài đăng trên VietnamNet và An ninh Thủ đô. Và đã bị gỡ. / BVN 18-8-2019

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi, bàn và trong nhà

Đại sứ Nguyễn Trường Giang: ‘Chúng ta không thể mất biển, mất đảo được’

"Tôi cho rằng, chúng ta không thể nào đánh mất biển được. Tôi đã nói điều này 10 ăm nay rồi. Chúng ta không có lý do gì đánh mất biển, mất đảo".
Đại sứ Nguyễn Trường Giang, người đã dành hơn 10 năm nghiên cứu về tình hình biển, đảo, chia sẻ những suy nghĩ của mình về những diễn biến quanh Bãi Tư Chính. Báo ANTĐ xin trân trọng giới thiệu.
Hiện nay chúng ta đang đứng ở thời điểm lịch sử vô cùng quan trọng của dân tộc. Vì sao? Vì chúng ta đang đối mặt với một cuộc xâm lược căn cứ theo các tiêu chí, định nghĩa của Liên Hiệp Quốc mà Đại hội đồng Liên Hiệp quốc thông qua năm 1974. Chúng ta phải kết luận rằng, chúng ta đang đối mặt với một cuộc xâm lược trên biển lớn nhất trong lịch sử nhân loại (trên đất liền thì có nhiều cuộc xâm lược lớn hơn).
Luận điểm này chúng ta phải ghi nhớ. Những gì đang diễn ra quanh Bãi Tư Chính chứng minh quá rõ ràng điều đó. Tại sao nó là thời điểm quan trọng trong lịch sử? Vì thời điểm này quyết định biển mất hay biển còn, nước mất hay nước còn. Thời điểm này quyết định chúng ta sẽ là quốc gia yếu ớt hay là quốc gia bản lĩnh, hùng cường.
Những diễn biến quanh Bãi Tư Chính là thời khắc rất quan trọng trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền của chúng ta. Tôi cho rằng đây là cuộc chiến chiến lược, giống như Điện Biên Phủ năm 1954, như trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972. Nó quyết định bước ngoặt trong cuộc đấu tranh trên biển của chúng ta. Nó có tính chất hết sức chiến lược, kết quả của nó sẽ quyết định tương lai của dân tộc Việt Nam.
Chúng ta đang đứng trước một lựa chọn rất khốc liệt. Có một vài người cho rằng: Trời ơi, chúng ta làm sao có đủ tiềm lực để giữ được biển đảo; chúng ta phải duy trì hòa bình, ổn định vì có hòa bình, ổn định mới có thể phát triển. Hôm nọ tôi kinh ngạc xem một clip nói rằng, chúng ta không có đủ tiềm năng để chiến đấu, rằng nếu có mất một ít biển đảo thì cũng không tác động lớn đến chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam. Tôi thật sự kinh ngạc khi nghe có người cho rằng, họ mạnh ta yếu, ta chống giữ thế nào; rằng mấy hòn đảo xa xôi ngoài kia làm sao mà ta phải chiến đấu, bảo vệ đến cùng vì như thế có thể dẫn đến chiến tranh, làm sao có hòa bình, ổn định.
Xin thưa, nếu nước không còn, nếu biển không còn, còn đâu là hòa bình, còn đâu là ổn định. Đó là chân lý đơn giản.
Trong thời điểm lịch sử này, là chúng ta phải đối diện với sự lựa chọn: chúng ta có để mất Bãi Tư Chính hay không? Liệu có một Scarborough 2012 hay không? Chính hôm nay, chúng ta phải quyết định.
Qua vụ Bãi Tư Chính này, chúng ta nhận rõ hơn dã tâm của họ quyết tâm biến Biển Đông thành ao nhà của mình.
‘Chúng ta không thể mất biển, mất đảo được’
Đại sứ Nguyễn Trường Giang: ‘Chúng ta không thể mất biển, mất đảo được’
Vậy người Việt Nam có lựa chọn như thế nào? Chúng ta có lựa chọn phải xin phép họ để đến tiếp tế cho các chiến sỹ của chúng ta trên đảo hay không? Chúng ta có chấp nhận không? Chúng ta có chấp nhận chúng ta là một dân tộc hèn yếu hay không? Chúng ta có chấp nhận chúng ta mất phẩm giá quốc gia hay không? Lúc này là lúc lựa chọn.
Tôi cho rằng, tuyệt đại đa số người Việt Nam lựa chọn phải giữ được biển, phải giữ được nước. Chúng ta phải lựa chọn xây dựng được đất nước Việt Nam hùng cường và thịnh vượng để không một quốc gia, dù hùng mạnh đến đâu, có thể bắt nạt chúng ta, có thể xúc phạm phẩm giá quốc gia của chúng ta, có thể xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta, có thể xâm phạm vùng biển của chúng ta!
Trên thế giới này, có 10 quốc gia mà không một ai có thể và dám xúc phạm đến họ; Việt Nam chúng ta nằm trong số đó. Nhưng phẩm giá quốc gia đang bị thách thức, làm sao chúng ta có thể chấp nhận ở ngay trên vùng biển của chúng ta mà lực lượng chấp pháp của chúng ta bị xua đuổi?!
Chúng ta phải giữ bằng được Bãi Tư Chính!
Thứ nhất là nhận diện về Bãi Tư Chính. Nếu chúng ta không nhận diện đây là cuộc xâm lược, thì có người sẵn sàng nói, chã nhẽ vì nó mà chiến tranh. Nhận thức là rất quan trọng.
Thứ hai là lý trí. Lúc này là lúc họ áp dụng chiến thuật dưới mức chiến tranh triệt để, đặc biệt khi họ đang trải qua cuộc chiến tranh thương mại. Nếu họ bắn một phát súng, chắc chắn họ sẽ dẫn đến cuộc suy vong. Giấc mộng của họ chắc chắn sẽ bị chôn vùi dưới đáy biển này. Không chỉ các nước trong khu vực, rất nhiều nước khác đang chờ đợi cơ hội này để đánh con hổ đang trỗi dậy sụp xuống. Rất nhiều quốc gia đang chờ đợi thời điểm đó. Vì thế, chúng ta phải đủ mạnh mẽ, đủ tỉnh táo. Họ sử dụng chính sách dưới ngưỡng chiến tranh, sử dụng chiến thuật vùng xám, gần miệng hố chiến tranh để mọi người sợ hãi. Tuy nhiên, sẽ có xung đột, va chạm dữ dội. Đó là cuộc đấu tâm lý. Nếu chúng ta chuẩn bị cho chiến tranh, chúng ta sẽ có hòa bình. Đó là binh pháp Tôn Tử.
Có thể có người nói, nhận xét của tôi có chút cực đoan. Tôi nói, niềm tin là cực kỳ quan trọng. Nếu chúng ta tin rằng, chúng ta giữ được biển, giữ được Bãi Tư Chính, chúng ta sẽ giữ được. Niềm tin là vô cùng quan trọng, là cơ sở giúp chúng ta có đủ sức mạnh để giữ biển đảo.
Mà biển là của mình, đảo là của mình, chúng ta không có sức mạnh nào cũng giữ được. Có nhiều người đang nhầm lẫn về thời đại chúng ta đang sống. Thời đại này khác các thời kỳ trung cổ. Làm sao cứ so sánh họ mạnh, ta yếu. Xin lỗi, đó là sự so sánh ngu xuẩn. Tôi xin thưa, đây không phải là thời kỳ trung cổ. Thời đại của chúng ta đang sống là thời đại của thế kỷ 21; trật tự an ninh đã được xác lập sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai vẫn đang tồn tại; hệ thống luật pháp quốc tế vẫn đang tồn tại; 99% cam kết quốc tế vẫn đang được thực hiện nghiêm chỉnh.
Đúng là ngày nay, các nước vẫn sử dụng vũ lực, nhưng phải có cớ mới sử dụng vũ lực được. Cái cớ của họ là gì? Bãi Tư Chính là của họ? Chúng ta là kẻ cướp biển, cướp đảo của họ? Họ chứng minh được việc này thì họ mới có thể bắn. Nhưng làm sao họ chứng minh được! Họ không thể chứng minh được!
Tôi cho rằng, trong bất kỳ tình huống nào chúng ta cũng ngăn được các dàn khoan của họ vào vùng biển của chúng ta. Lý do là chưa một quốc gia nào trên thế giới này làm được việc đó. Nếu làm được thì người Mỹ, người Nhật đã chiếm sạch biển của thế giới rồi. Không một ai có thể dùng vũ lực để chiếm biển cả.
Tôi cho rằng, chúng ta không thể nào đánh mất biển được. Tôi đã nói điều này 10 năm nay rồi. Chúng ta không có lý do gì đánh mất biển, mất đảo.
Chúng ta có đầy đủ cơ sở pháp lý khách quan, thuyết phục để bác bỏ chủ quyền của họ ở Hoàng Sa, Trường Sa, đường lưỡi bò. Đây là công cụ vô cùng quan trọng, là niềm tin quan trọng. Nhất định chúng ta giữ được.
Câu chuyện lòng dân là cực kỳ quan trọng. Nếu Biển Đông nằm trong trái tim của mỗi người Việt Nam, Biển Đông không bao giờ mất được. Nếu chúng ta dửng dưng, vô cảm, không quan tâm đến biển thì khả năng giữ là khó. Lòng dân quyết định tất cả. Chúng ta phải có được đoàn kết dân tộc, 96 triệu người như một, chúng ta sẽ giữ được biển bảo.
Tuy nhiên, chúng ta phải chuẩn bị những phương án cần thiết nhất, không chỉ đơn giản là gửi công hàm hay tiếp xúc… Sức mạnh của chúng ta lớn lắm, danh tiếng của Quân đội Nhân dân Việt Nam lớn tương đương 50 sư đoàn được trang bị hiện đại nhất. Nhiều nhà ngoại giao ở Liên Hiệp Quốc đã nói với tôi như vậy, họ kính nể Việt Nam.
Tuy nhiên, truyền thông của chúng ta về vụ việc này còn hơi khiêm tốn. Cần tuyên truyền rộng rãi hơn nữa để thấy, nếu họ đưa một chân sói vào được vùng biển của chúng ta, họ sẽ đưa tiếp chân sói thứ hai, chân sói thứ ba… từ đó chúng ta sẽ mất khu vực phòng ngự chiến lược trong vùng biển của chúng ta.
Cuối cùng, thái độ nhân nhượng là không ăn thua, giữ đại cục không ăn thua. Chúng ta từng nhũn nhặn, nhân nhượng nhưng không có tác dụng, dẫn đến những diễn biến quanh Bãi Tư Chính ngày nay. Chúng ta phải có lòng tin, sự quyết tâm vì bất kỳ sự nhân nhượng nào sẽ không dẫn đến hòa bình.

THOÁT TRUNG LÀ CON ĐƯỜNG MÀ NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN PHẢI CÙNG LÀM
HÀ SĨ PHU/ BVN 18-8-2019

Thoát Trung là chống lại con đường Bắc thuộc mới đang hiện ra ngày càng khốc liệt. Sự nghiệp chống xâm lược của một quốc gia đương nhiên phải do Nhà nước của quốc gia ấy đảm đương và tổ chức. Nhưng việc chống xâm lăng Trung Cộng đối với Nhà nước Cộng sản Việt Nam là việc rất khó thực hiện vì hai lý do: 

- Do nhu cầu bảo vệ quyền lãnh đạo độc tôn của một đảng Cộng sản nên ĐCSVN không muốn Thoát Trung. Việc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam lại mâu thuẫn với việc bảo vệ quyền lực độc tôn của đảng, mà lời TBT Nguyễn Văn Linh chính là một minh chứng khi ông đặt ĐCS của ông lên trên Tổ quốc: “Tôi cũng biết rằng, dựa vào Trung Quốc sẽ mất nước, nhưng mất nước còn hơn mất Đảng”. Lời đúc kết ấy, tuyên ngôn ấy “mãi mãi là một vết cắt lịch sử rất sâu vào da thịt Việt Nam”.

- Nhưng đã có những văn bản ràng buộc khiến ĐCSVN không thể Thoát Trung. Điển hình nhất là Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng dưới sự chỉ đạo tối cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Công hàm ấy tán thành công hàm của Thủ tướng Trung quốc Chu Ân Lai xác định hải phận của Trung quốc, có bản đồ kèm theo, xác định Tây Sa và Nam sa (tức Hoàng Sa và Trường sa) là của Trung quốc, tức không phải của Việt Nam. Đó là căn cứ pháp lý mà Trung Quốc đã đưa vào hồ sơ pháp lý trình Liên hiệp quốc. Muốn bác bỏ giá trị pháp lý của công hàm Phạm Văn Đồng chỉ có cách duy nhất là lên án công hàm ấy chống lại chủ quyền của nhân dân Việt Nam, cũng tức là lên án chế độ Cộng sản mà Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng đại diện. Đó không chỉ là một văn bản pháp lý bán nước mà còn nặng nề hơn. Bán tức là xác định quyền sở hữu trước đây của mình nhưng nay bán cho nước khác, nhưng công hàm Phạm Văn Đồng công nhận Hoàng Sa Trường Sa là của Trung quốc, không phải của Việt Nam, đó là sự chối bỏ chủ quyền, nay biết nói sao trước pháp luật quốc tế? Không chối bỏ cái công hàm tự diệt ấy thì làm sao mà kiện?
Ấy mới là việc ở hải phận và biển đảo, còn sự xâm lăng nội địa và toàn diện tất nhiên còn có những ràng buộc khác cũng không kém phần rắc rối.
Vì hai lý do như trên, muốn Thoát Trung tận gốc, để muôn đời thanh thản, chẳng có cách gì khác hơn là phải thoát ly khỏi thể chế cũ, cái thể chế đã bất đắc dĩ phải cho kẻ thù truyền kiếp mượn đường “môi răng” để tiến hành xâm lược ngọt như tằm ăn dâu.
ĐCS đương nhiên không muốn Thoát Cộng, không thể tự Thoát Cộng. (Chính HCM trước đây đã nói tự Đảng khó sửa lỗi của mình nên cần có sự hỗ trợ của Nhân dân). Nhân dân sẽ hỗ trợ đảng bằng những áp lực. Hai áp lực thông thường nhất là những kiến nghị, yêu sách và các cuộc biểu tình đông đảo, ôn hòa, giúp Đảng biết lắng nghe mà sửa lỗi. Đảng giúp dân thực hiện các hoạt động ấy cũng là cách tự giúp mình thoát hiểm, trở về thành một đảng trong xã hội dân chủ đa nguyên, và mãi mãi sung sướng vì độc lập khỏi kẻ thù truyền kiếp phương Bắc.
Dù dân không nêu khẩu hiệu Thoát Cộng nhưng cuối cùng vẫn phải động vào cái gốc ấy, cái chốt ấy, cái khóa ấy, mới giải quyết được mọi vấn đề.
Trong điều kiện Nhà nước còn có khó khăn, nhiều con đường tại các làng xã, xóm thôn đã theo sáng kiến “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” nên thôn xóm khang trang, thanh thoát. Sáng kiến ấy rất hay, tôi nghĩ con đường Thoát Trung rất lớn lao này Nhà nước và Nhân dân cũng nên hiệp đồng, cùng làm như làm những con đường nơi thôn dã vậy.

*

Những trở ngại trên con đường Thoát Trung:
- Trở ngại từ trong ĐCS. Những yêu cầu của Trí thức và dân chúng có lẽ chỉ tập trung vào nhu cầu đối ngoại, như yêu cầu Nhà nước kiện Trung quốc ra Liên hiệp quốc chẳng hạn, nhưng muốn đáp ứng những yêu cầu ấy đương nhiên phải có những thay đổi sâu sắc từ bên trong đảng, từ bên trong thể chế, dần dà cũng là thay đổi từ gốc. Như trên đã nói, sự tự thay đổi này là rất quan trọng nhưng cũng thật là khó khăn. Đòi hỏi một hệ thống quyền lực tự mình giảm thiểu vì lợi ích sống còn của Dân tộc vẫn là chuyện không bao giờ dễ dàng.
- Trở ngại về phía Nhân dân: Hơn nửa thế kỷ sống trong chiến tranh, trong bất an mà kết quả lại không như ý nên số đông người dân chán nản trước việc chung, từ cái gốc nồng nàn yêu nước nay dẫn đến vô cảm thờ ơ, mặc kệ việc đời, khi chưa thấy có ngọn cờ nào đủ sức gây lại cảm hứng ngày xưa, mà cứ ló ra ngọn cờ là đương nhiên bị diệt.
- Trở ngại từ phía giặc Bành trướng. Trung quốc muốn Việt Nam cứ là Cộng sản nhược tiểu thân Tàu để tiếp tục “tàm thực” cho đến tận cùng. Nếu Trung quốc thấy phía VN có thay đổi, không nghe lời nữa tất nhiên họ phải có đối sách. Nếu họ dùng bạo lực chiến tranh thì cuộc xâm lược sẽ mau chóng hoàn toàn thất bại. Nếu VN thực sự muốn đi với thế giới văn minh để chống Bắc thuộc thì mọi sức mạnh bên trong và bên ngoài lập tức sẽ hình thành và hiệp lực thành sức mạnh vô địch không gì cản nổi.
Điều lo ngại nhất là Tàu sẽ chơi nước cờ thâm hiểm: Trước đây Tàu dùng chư hầu nhưng không tạo được cho chư hầu một bộ mặt đẹp đẽ, thế là hạ sách. Nay nếu bên trong họ đẩy nhanh sự lấn át cho thành sự đã rồi, nhưng đồng thời bên ngoài cho phép chư hầu ca bài ái quốc oai hùng bằng miệng để dân bị lừa mà mừng rỡ, mà hy vọng thì đó là điều nguy hiểm không thể coi thường.
Với nỗi niềm của một con dân nước Việt, biết mình chỉ là một công dân “tiểu tốt vô danh”, nhưng lòng chẳng thể yên, nên tôi cứ nghĩ xa thôi lại nghĩ gần mà trút hết nỗi lòng như vậy, mong được lượng thứ nếu còn những điều gì tác giả nghĩ chưa được thỏa đáng.

H.S.P. 

(19/8/2019)

Tác giả gửi BVN


BÃI TƯ CHÍNH HÔM NAY 18-8
C.LYNH/ BVN 18-8-2019
Trong hình ảnh có thể có: đại dương, bầu trời, ngoài trời và nước

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, bầu trời và ngoài trời
Tàu khu trục mang tên Quang Trung (hình 1) và Lý Thái Tổ (hình 2) của Hải quân VN được cho là đã xuất hiện ở bãi Tư Chính. Tin và hình ảnh được loan trên trang Twitter của ông Ryan Martinson, nhà nghiên cứu về Hải quân TQ và là giảng viên tại Trường Hải chiến Hoa Kỳ, hôm qua 17-8.

Ông Ryan đưa lên Twitter hình ảnh vệ tinh cho thấy hai tàu có tên Vpns Quangtrung và Truong Sa 401012 đang đi vào khu vực bãi Tư Chính. Xung quanh vẫn là những tàu hải cảnh TQ Haijing 37111 và Zhongguohaijing 33111.



Cũng theo ông Ryan, chiến hạm Quang Trung đã rời cảng Cam Ranh từ ngày 15-8 (hình 1). Vài giờ sau đó, cũng chính ông Ryan ghi nhận trên Twitter: “Nếu điều này là đúng và tàu khu trục VN đang làm điều này, thì nguy cơ xảy ra đụng độ vũ trang với TQ đã tăng lên đáng kể”.

Hiện chưa có thông tin chi tiết hai tàu khu trục Vpns Quangtrung và Truong Sa 401012 thuộc loại nào. Nhưng nếu đó là tàu 016 - Quang Trung, thì đó là tàu hộ vệ hỏa tiễn thứ tư thuộc lớp Gepard 3.9 được biên chế Lữ đoàn 162 (đơn vị tàu chiến đấu mặt nước tối tân nhất của Quân chủng Hải quân VN).

Dữ liệu của trang Sputnik cho biết tàu 016 - Quang Trung có chiều dài 102,4m, rộng 14,7m, mớn nước 5,6m, lượng giãn nước toàn tải 2.200 tấn, tốc độ tối đa 29 hải lý/giờ (53 km/giờ), phạm vi hoạt động 7.000 km, thời gian hoạt động liên tục trên biển 20 ngày. Đây là loại tàu chiến có khả năng tàng hình, săn tàu ngầm, chống hạm, chống ngầm, chống các loại tàu chiến mặt nước, được trang bị các loại vũ khí tiên tiến nhất của Nga hiện nay. Trong đó, có tổ hợp pháo - hỏa tiễn phòng không đa năng Palma, tổ hợp hỏa tiễn Ural và trực thăng săn ngầm Ka-28. Chiến hạm có khả năng tiến công đa năng ba trong một (trên mặt nước, dưới nước và trên không), đặc biệt là khả năng chống ngầm.


Truyền thông VN và cả phía TQ chưa lên tiếng điều này.
Hôm 16-8, ba ngày sau khi tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 (Haiyang Dizhi 8) của TQ quay lại bãi Tư Chính, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng cho biết VN đã giao thiệp với TQ, phản đối việc TQ tái diễn vi phạm nghiêm trọng, yêu cầu TQ rút toàn bộ nhóm tàu nói trên ra khỏi vùng biển của VN, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán, các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của VN theo Công ước quốc tế về Luật Biển (UNCLOS) và luật pháp quốc tế. 
C.Lynh





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét