Thứ Năm, 7 tháng 12, 2017

20171207. VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA ÔNG ĐINH LA THĂNG TRONG BOT

ĐIỂM BÁO MẠNG
'DI SẢN' CỦA ÔNG ĐINH LA THĂNG KHIẾN BỘ GIAO THÔNG CHỊ NHIỀU ÁP LỰC

TRẦN PHƯƠNG/ GDVN 6-12-2017

Nhiều dự án BOT triển khai thời ông Đinh La Thăng làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đang bị dư luận phản đối. ảnh: giaoduc.net.vn
Sau khi có sự chỉ đạo của Thủ tướng tạm dừng thu phí tại BOT Cai Lậy để tìm giải pháp, người dân đang chờ đợi có một giải pháp mang tính tổng thể đối với những trạm thu phí BOT đang có nhiều vấn đề; đồng thời cũng phải siết chặt hình thức đầu tư này, ngăn chặn ngay từ đầu những sự cố như đã xảy ra.
Trở lại với vụ việc xảy ra tại trạm BOT Cai Lậy, nhiều người bày tỏ sự lo lắng khi sự căng thẳng kéo dài nhiều tháng qua mà chưa có giải pháp xử lý triệt để.
Sự phản ứng của các tài xế là có lý khi mà họ bị bắt buộc phải sử dụng dịch vụ, bị áp đặt mức thu, do đó cần có một giải pháp xử lý tận gốc vấn đề này.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải - ông Nguyễn Ngọc Đông cho biết có ba kịch bản để tính toán:
Kịch bản thứ nhất, nếu giữ nguyên vị trí trạm BOT Cai Lậy thì cần tăng cường tuyên truyền vận động người dân, kèm cải thiện các dịch vụ để giải đáp những thắc mắc như mở thêm làn.
Tuy nhiên, rất khó khả thi bởi thời gian thu hồi vốn không đúng theo cam kết vay vốn, có thể ảnh hưởng tới nợ xấu ngân hàng.Kịch bản thứ hai, di dời trạm thu phí về tuyến tránh, tức là phá phương án tài chính. Với kịch bản này, cần tính toán lại, thương thảo với nhà đầu tư về thời gian thu phí.
Kịch bản thứ ba là sẽ đặt hai trạm thu phí: một trạm trên Quốc lộ 1 để thu phí phần nhà đầu tư bỏ ra đầu tư trên quốc lộ. Đồng thời, đặt một trạm trên tuyến tránh để thu phí phần nhà đầu tư đã đầu tư làm tuyến tránh.
Như vậy, việc giải quyết sự cố ở BOT Cai Lậy đang được tiến hành rốt ráo, và dù áp dụng ở giải pháp nào thì cũng sẽ phải đặt quyền lợi của người dân lên trên hết.
Đúng như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo, có những vấn đề đúng pháp luật, đúng quy trình nhưng không phù hợp thực tiễn, không hợp lòng dân thì vẫn phải nghiêm túc lắng nghe, cầu thị tiếp thu để sửa chữa. 
Sự việc xảy ra ở trạm BOT Cai Lậy và trước đó là nhiều trạm thu phí khác một lần nữa đặt ra vấn đề trách nhiệm của những người đứng đầu và đã từng đứng đầu ngành giao thông.
Những vấn đề tồn tại của BOT đã được Chính phủ thảo luận nhiều lần và Quốc hội cũng đã vào cuộc, giám sát, chỉ rõ những việc cần phải khắc phục, trong đó nổi lên yếu tố "thiếu minh bạch", chỉ định nhà đầu tư.
Chẳng riêng gì BOT Cai Lậy, mà còn hàng loạt trạm thu phí BOT khác cũng đã khiến dư luận bức xúc đề nghị các cơ quan chức năng cần phải sớm xử lý dứt điểm, đó là:
BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ, thanh tra Chính phủ đã chỉ ra rằng chỉ đầu tư 30% nhưng vẫn thu tiền như đường làm mới. Hiện nay, dù tuyến BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ nhưng chưa xử lý được tận gốc vấn đề, đặc biệt là trách nhiệm của những cá nhân, tập thể có liên quan.
Trạm thu phí BOT Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn); BOT Bờ Đậu (Thái Nguyên)... và một số trạm BOT khác cũng bị người dân phản ứng.
Rõ ràng những bất cập, tồn tại đó không được giải quyết thì người dân chưa thể yên lòng trả phí.
Và điều đáng nói là mặc dù sự cố này đã xả ra từ mấy tháng qua, và trước đây đã có nhiều trạm thu phí BOT bị người dân phản ứng, nhưng cách giải quyết của Bộ Giao thông Vận tải khá chậm chạp, khiến cho tình hình vẫn căng thẳng.
Bộ Giao thông luôn đưa ra cách trả lời chung chung như toàn bộ dự án, việc đặt trạm, giá vé… phù hợp với các quy định của pháp luật. Đúng quy trình và hơn cả là vị trí đặt trạm có sự đồng thuận của chính quyền và nhân dân địa phương.
Câu trả lời này khó có thể thuyết phục người nghe dễ tính nhất. Chưa nói đến những BOT không lối thoát khác, chỉ riêng BOT Cai Lậy, nhìn vị trí đặt trạm cũng đã nhận ra sự phi lý.
Còn việc “đồng thuận” giữa chính quyền và nhân dân địa phương thì càng không hợp lý, bởi nếu đồng thuận thì tại sao nhân dân vẫn phản đối?
Ông Đinh La Thăng có trách nhiệm gì?
Khi những sự cố về BOT xảy ra, cũng cần phải nhắc đến trách nhiệm của ông Đinh La Thăng khi còn giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (2011 – 2016). Đây là thời kỳ bùng nổ các dự án BOT giao thông.
Sau khi cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra đã phát hiện nhiều số liệu sai phạm trong chi phí đầu tư dẫn tới kéo dài thời gian thu phí nhiều năm, dư luận đang đặt ra câu hỏi trách nhiệm của ông Đinh La Thăng ở đâu khi “di sản” ông để lại có quá nhiều sai phạm như vậy.
“Di sản” của ông Đinh La Thăng để lại khiến hai đời Bộ trưởng tiếp theo, khiến cho ngành giao thông đối mặt với cả núi khó khăn, áp lực từ dư luận.
Đấy là chưa kể, dưới thời ông Đinh La Thăng, còn một loạt các vụ bổ nhiệm "nợ tiêu chuẩn", có dấu hiệu "kê khai bằng cấp không trung thực", cho tới nay các cơ quan chức năng vẫn đang phải xử lý.
Không hiểu vào lúc này khi mà xảy ra quá nhiều sự cố ở các trạm BOT, thì ông Đinh La Thăng có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình?
Ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội đã từng nhận định: “Những méo mó trong đầu tư BOT giao thông xuất phát từ vấn đề mời thầu, phê duyệt dự án đến giám sát dự án. Mỗi giai đoạn dự án BOT giao thông đều cho thấy trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải”.
Rõ ràng cần phải nhìn nhận trách nhiệm, đối mặt với vấn đề cốt lõi và giải quyết dứt điểm vấn đề tồn tại của những BOT Giao thông hiện nay của cơ quan chức năng mới có thể giải quyết tận gốc vấn đề.
Có như vậy, viễn cảnh nụ cười thu phí, mát lòng lái xe của các trạm BOT mới có thể xảy ra".
Từ những vấn đề bất thường ở các dự án BOT, cũng cần phải nêu lại câu hỏi: Có lợi ích nhóm hay không khi hầu hết những nhà đầu tư BOT đều thông qua chỉ định thầu?
Trong quá khứ, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải tự cho rằng các dự án này cấp bách đến mức không chỉ định sẽ “không kịp”. Nhưng có đến vài chục công trình cấp bách đến mức không kịp chỉ định hình thức đấu thầu thì thật là kỳ lạ.
Vấn đề của BOT không phải là vấn đề của hiện tại mà là vấn đề của quá khứ để lại, vì thế nên dư luận mới đặt ra trách nhiệm của ông Đinh La Thăng ở giai đoạn này.
Bàn về vấn đề này, Chuyên gia kinh tế-Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói rất thẳng thắn: "Thực tế, chúng ta không kiểm soát được chi phí, không kiểm soát được hợp đồng BOT tính như thế nào, nhà thầu có đủ tư cách hay không.

Có thể nói BOT như miếng bánh mầu mỡ cho lợi ích nhóm. Cần thiết phải có những giải pháp quyết liệt để minh bạch các dự án BOT.

Thực tế, một số nhà đầu tư BOT “tay không bắt giặc”, tức họ không cần làm gì chỉ đem bán lại dự án và nhận được một khoản chênh lệch. Điều này dẫn đến nhiều dự án BOT đội giá lên hàng ngàn tỷ đồng.

Hàng loạt các dự án BOT được Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhà đầu tư năng lực yếu kém, nhưng vẫn được chỉ định thầu. Điều này sẽ vô cùng nguy hại và đó chính là nguyên nhân đường BOT thu phí cao và kéo dài”.
Trần Phương
BOT ƠI LÀ BOT !
THIỆN TÙNG/ BVN 5-12-2017
BOT đến VN được vận dụng một cách “sáng tạo”, kết hợp “chặt chẽ” giữa Quyền và Tiền, tìm mọi kẻ hở “xé rào” để cùng nhau trục lợi...
clip_image002
BOT Cai Lậy

BOT là gì?

BOT là viết tắt thuật ngữ tiếng Anh của cụm từ Build - Operate - Transfer, có nghĩa là Hợp đồng xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao trong kinh tế. Theo Khoản 3, Điều 3, Nghị định về Đầu tư theo hình thức đối tác công tư hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao. BOT là hình thức xã hội hóa, là sự hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tại sao BOT có quyền thu phí?

Vì những dự án giao thông BOT đều là vốn của nhà đầu tư nên khi phương tiện vận chuyển qua đường hoặc cầu… thuộc công trình giao thông BOT, phương tiện vận chuyển tham gia giao thông đều phải trả tiền. Và để thu tiền của các phương tiện tham gia giao thông thì, chủ đầu tư có quyền xây trạm thu phí (BOT) trong phạm vi đường, cầu do mình bỏ tiền ra xây dựng.
Chất lượng (tuổi thọ) công trình, thời gian thu phí và định mức thu phí trên mỗi loại phương tiện khi đi qua công trình phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chủ đầu tư ký kết bằng văn bản. Lời ăn lỗ chịu, khi hết hạn thu phí, chủ đầu tư phải giao công trình lại cho nhà nước quản lý. Từ đó về sau nhà nước duy tu bằng ngân sách (tiền thuế của dân) không còn thu phí.

BOT ở Việt Nam có gì đặt biệt?

BOT đến VN được vận dụng một cách “sáng tạo”, kết hợp “chặt chẽ” giữa Quyền và Tiền, tìm mọi kẻ hở “xé rào” để cùng nhau trục lợi. Cho đến giờ nầy, ngoài xổ số, BOT là một loại hình thu lợi lớn và nhanh nhứt. Bởi vậy, BOT ở VN trăm đang hoa đua nở, nhiều về lượng, kém về chất. Chỉ cần một dẫn chứng dưới đây cũng đủ thấy:

clip_image004
Cựu TBT Nông Đức Mạnh và bà vợ mới Đỗ thị Huyền Tân với phòng khách như phủ chúa
<<Trước năm 2013, bà Đỗ Thị Huyền Tâm, vợ sau của Tổng Bí thư Đảng CSVN Nông Đức Mạnh, đại biểu Quốc hội làm ăn lớn lâm vào cảnh thua lỗ, nợ nần tới mức bị Ngân hàng Nông nghiệp liệt vào danh sách kiểm soát đặc biệt. Thế nhưng, không hiểu do đâu, dựa đâu, “tập đoàn” của bà vẫn được giao hai dự án BOT: Nâng cấp sửa chữa đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và Đầu tư cải tạo, nâng cấp QL1 Hà Nội - Bắc Giang. Đoạn Pháp Vân - Cầu Giẽ, giai đoạn I chỉ “cải tạo, nâng cấp” vẫn 4 làn xe, được tính giá 1.974 tỷ đồng (hoàn thành 2015); giai đoạn hai, mở rộng thành 6 làn xe được tính 4.213 tỷ đồng (dự kiến hoàn thành cuối quý II, 2018). Đoạn Hà Nội - Bắc Giang “nâng cấp” với tổng mức đầu tư cũng dược tính 4.213 tỷ đồng (hoàn thành 6-2016). Từ chỗ nợ như chúa chổm, tay đã chạm tới hơi lạnh của còng số 8, nhưng khi nhận được hai dự án BOT, các khoản nợ “nghìn tỷ” trở thành tiền lẻ. Hãy nhìn phòng khách của vợ chồng bà Tâm hiện nay, để thấy bản chất của BOT. Tiền đấy là tiền của dân - tiền của chúng ta. Đây chỉ là một trong muôn ngàn dạng tham nhũng hiện tồn ở Việt Nam ta>>

Loại cầu, đường nào không được thu thêm phí?

Nói chung, những cầu hay đường xây dựng, duy tu có nguồn gốc từ ngân sách quốc gia đều không được thu thêm phí với bất cứ hình thức nào, bao gồm cả BOT. Bởi vì, ngân sách trung ương hay ngân sách địa phương đều là tiền do dân đóng thuế mà có. Phí xây dựng cầu hay đường từ ngân sách, duy tu chúng ngoài ngân sách dự trù hàng năm (được biết năm 2017 là 10 ngàn tỷ), còn nguồn thu phí giao thông đã tính trong nâng giá xăng dầu. Do vậy, thu thêm với bất cứ hình thức nào đều được xem là sai trái, lạm thu, bất hợp pháp.
Về quốc lộ, ở Việt Nam ta có Quốc lộ 1 xuyên quốc gia và những quốc lộ liên tỉnh, liên vùng, chúng như những động mạnh chủ; chi xây dựng, duy tu chúng từ nguồn ngân sách Trung ương.
Về tỉnh lộ hay huyện lộ, chúng như những động mạch phụ dẫn máu cung cấp cho từng bộ phận của cơ thể; xây dựng, duy tu chúng từ nguồn ngân sách địa phương.
Vì ngân sách bao giờ cũng có giới hạn, để mở mang hạ tầng giao thông, Chính phủ cho phép xã hội hóa những cầu/đường. Qua hình thức đấu thầu, kêu gọi tư nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng; được đặt trạm thu phí (BOT) nơi mình xây dựng; hết thời gian thu phí giao công trình lại cho cơ quan chức năng nhà nước quản lý theo giao kết (như đã nói ở phần BOT là gì).

Trạm thu phí BOT Cai lậy, Tiền Giang sai chỗ nào mà dân phản ứng gay gắt thế?

Trừ nhóm lợi ích, ai nhìn bào cũng thấy đặt trạm sai vị trí - thay vì đặt trạm trong phạm vi đường lộ tẻ do mình xây dựng lại đặt trên Quốc lộ 1.
Người dân, nhứt là những bác tài, phản ứng gay gắt vì BOT Cai Lậy đặt trạm thu trái phép ở Quốc lộ 1, ở đoạn độc đạo, chắn ngang “động mạnh chủ” gây tê liệt toàn thân.

Thái độ người dân sở tại đối với trạm thu phí BOT Cai Lậy thế nào?

Theo Báo Lao Động, liên tục 4 ngày qua, người dân thay phiên nhau túc trực 24/24 để phản đối hoạt động của trạm thu phí BOT Cai Lậy, Tiền Giang.
clip_image006
Ảnh: Phát nước cho tài xế miễn phí

Một chủ quán nước kế bên trạm thu phí nói: mấy ngày nay tôi bỏ tiền túi để mua nước suối mang ra khu vực cabin thu phí. Khi thấy tài xế nào đưa tiền lẻ, mệt mỏi thì tôi và đứa con trai đem nước đến tặng cho họ uống.
Bà Tám, một chủ quán khác nói: “Nếu trạm thu phí đặt ở đây, bị ùn tắc thế nầy thì tôi được hưởng lợi, vì số tài xế và hành khách kẹt xe gần trạm ghé vào đây mua lạp xưởng, uống nước nghỉ ngơi, nhưng tôi không hề muốn có nạn kẹt xe như vầy, vì thấy hành khách và các bác tài phải khổ sở tội nghiệp quá”!
Ông Lê Văn Vĩnh, một trong số dân tham gia gây áp lực với trạm cho biết: Hễ người dân rời khỏi khu vực trạm thu phí là nhân viên trạm thu phí trở lại. Chúng tôi là dân địa phương mà cũng bức xúc hoạt động của trạm nầy huống hồ tài xế. Việc phản đối là yêu cầu chính đáng”.
Ông Tám đứng cạnh cũng xen vô: “Thấy xả trạm là tôi vui như trúng số!

Tài xế gây khó cho trạm thu phí bằng cách nào?

Họ sáng tạo ra nhiều cách gây khó cho trạm. Riêng về trả tiền lẻ họ áp dụng chiến thuật “25.1” bằng cách: phí phải trả 25.000đ, họ đưa 24.500đ rồi đưa thêm 3 tờ 200đ, bảo thối lại cho họ 100đ (24.500+200+200+2000= 25.100). Bất ngờ trạm không có tờ 100đ để thối. Chưa thối thì họ không chịu cho xe đi, có trường hợp thu phí 1 xe phải tốn 14 phút, khiến ùn tắt giao thông khủng, buộc phải xả trạm. Hết chiêu nầy họ gây chiêu khác, trạm khó ứng phó. Chỉ trong 4 ngày mà phải xả trạm hơn 20 lần.
Thành công trong “chiến thuật 25.1”, 20 tài xế ra cách trạm khoảng 100m bày ra con heo quay 70 kg, trước cúng kiếng gì đó, sau ăn mừng thắng lợi trước sự ngỡ ngàng của những người có mặt hôm ấy.
Đúng là họ tức quá nên làm hơi quá - đây là cảm nhận thoáng qua của người viết.

clip_image008
BOT Cai Lậy: Cánh tài xế ăn mừng thắng lợi chiến thuật “25.1”

Lợi/hại của việc đặt trạm thu phí (BOT) Cai Lậy?

Người viết suy luận:
Phần lợi chỉ dành cho phía đầu tư và quan chức có liên quan trong vụ.
Phần hại cho cả cộng đồng, không chỉ khu vực mà cả nước: Phí BOT vô lý nầy cũng là đầu vào của mọi hàng hóa công/nông khi đi qua đây, khiến cho lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng tăng, người tiêu thụ lãnh đủ. Giá tăng thì phải tăng lương cho cán bộ, viên chức, công nhân. Nếu không tăng lương, họ sống không nổi, bỏ việc thì sao? - Cán bộ, viên chức bỏ việc thì góp phần giảm bớt biên chế đang quá cồng kềnh, còn công nhân nghỉ việc thì nhà máy xí nghiệp công cũng như tư phải thu gọn hoặc giải tán, từ đó nạn thất nghiệp sẽ lan tràn. Những người không lãnh lương chỉ còn thắt lưng buộc bụng, họ chỉ mua sắm những mặt hàng không có không được. Nhiều loại thuế dồn vào sản phẩm khiến nó đội giá lên cao, ngoài không cạnh tranh được với hàng hóa nước ngoài, dân trong nước nghèo khó, phải hạn chế trong tiêu dùng, khiến cho tiêu thụ nội địa giảm. Thất nghiệp, nghèo khổ dễ dẫn con người vào đường “bần cùng sinh đạo tặc”, khi quá thắt ngặt họ sẽ làm bất cứ chuyện gì có thể, gây rối loạn xã hội. Xã hội rối loạn thì phải tăng lực lượng phòng vệ, tăng lực lựng phòng vệ thì phải tăng thuế để có tiền phát lương cho họ, rơi vào vòng lẩn quẩn - đó là con đường dẫn chúng ta về địa ngục?!
Có người đặt câu hỏi: “Lái xe cũng chỉ là những người làm công cho những ông/bà chủ, phí BOT do ông/bà chủ chịu, cớ sao họ bức xúc, phản ứng với trạm thu phí quyết liệt như thế?. Nói thế là suy chưa cùng, cũng bức xúc đối với họ quá đấy chớ: mối quan hệ giữa giới chủ và người làm công có cộng hưởng với nhau: “có thứ nầy phải có thứ kia, có thứ kia phải có thứ nầy, nếu khuyết một trong hai nó sẽ không còn là nó”. Lái xe cũng là một nghề, nếu chủ thua lỗ “dẹp tiệm” thì họ sẽ thất nghiệp. Vì vậy, sự phản ứng gay gắt của họ đối với trạm thu phí trái phép, như trạm Cai Lậy chẳng hạn, là hành động thiết thân đối với họ.
Kết thúc bài, người viết đề xuất 3 giải pháp:
1/ Trạm thu phí (BOT) Cai Lậy hãy di trạm thu phí của mình về con đường lộ tẻ do mình thi công, trả Quốc lộ 1 lại cho bá tánh, từ bỏ thói cướp đường - đây là giải pháp đúng đắn, hợp lý, hợp pháp
2/ Nếu thấy di trạm thu phí về đúng vị trí hợp pháp của nó khó thu hồi vốn, chủ đầu tư hãy thương lượng với nhà cầm quyền cho kéo dài thêm thời gian thu phí - đây là giải pháp tình thế.
3/ Còn muốn thu hồi vốn nhanh, chỉ còn một cách duy nhứt, vẫn phải dời trạm thu phí về đúng vị trí cho phép, tìm mọi cách phá hỏng cầu hoặc đường Quốc lộ 1 ở đoạn nằm trong lòng vòng cung đường lộ tẻ để, không còn cách nào khác, mọi phương tiện vận chuyển phải chui vào đường lộ tẻ do mình mới xây dựng, chừng đó trạm tha hồ hốt bạc - đây là giải pháp thí mạng cùi, thắng làm vua, thua “nhập kho”.
04/12/2017
T.T
KHÔNG NÊN CỨU, HÃY HY SINH CAI LẬY

FB TRƯƠNG DUY NHẤT/ BVN 5-12-2017

clip_image002

Đừng lặp lại một “cuộc chiến Đồng Tâm” ở Cai Lậy.
Nếu “dừng thu 30 ngày” chỉ là chiến thuật nhằm giãn dư luận, để cài bẫy điều tra, bắt bớ truy tố nhóm thủ lĩnh tài xế, thì Chính phủ đang đi những bước gần nhất đến hố chôn mình.
Hi sinh Cai Lậy. Thậm chí sẵn sàng hi sinh các “cứ điểm” BOT khác trên toàn quốc, tương tự Cai Lậy, để chuộc lại lòng dân. Chiếm được lòng dân, thì giá nào, đắt mấy cũng nên làm. Đấy mới là cuộc “kiến tạo” cần nhất từ Chính phủ, trong thời khắc này.
Không nhìn đâu xa, trông cậu Hun Sen láng giềng kìa: Quyết định mua cầu Koh Kong, một dự án thuộc sở hữu của tỉ phú Ly Yong Phat. Cây cầu huyết mạch nối biên giới Campuchia - Thái Lan.
Tờ Khmer Times dẫn lời Thủ tướng Hun Sen: “Từ đây, người dân Campuchia có thể qua lại vô tư trên cây cầu Koh Kong mà không phải mất tiền”.
Đập tan những “tập đoàn cứ điểm” Cai Lậy là trách nhiệm của Chính phủ. Đừng để đến khi dân vùng lên làm thay Chính phủ, thì chẳng những Cai Lậy, mà nhiều “cứ điểm” khác cũng tanh bành!
Nghĩ cách cứu dân. Đừng tìm cách đánh dân!

BOT CAI LẬY: LỢI THẾ CÓ ĐANG THUỘC VỀ CÁC TÀI XẾ? VÀ NẾU KHÔNG THÌ SAO ?

FB NGUYỄN ANH TUẤN/ BVN 5-12-2017

clip_image002
Trước hết tôi rất khâm phục những gì các tài xế đã thể hiện trong những ngày qua. Từ lý lẽ đến hành xử, từ mục tiêu đến phương pháp, đều rất mẫu mực. Nhìn những gì xuất hiện trên truyền thông dễ có cảm giác là ngày chiến thắng của các bác tài đã gần kề khi BOT Cai Lậy đã phải liên tục xả trạm trước những chiến thuật biến hoá khôn lường. Tuy nhiên, tôi lại có một nhận định ngược lại, rằng lợi thế đang không thuộc về các tài xế.
Tôi cũng hi vọng mình nhận định sai nhưng cũng xin đưa ra những căn cứ dưới đây để mọi người cùng đánh giá.
Một là sự kiên quyết của cấp cao nhất Chính phủ. Ba ngày trước Thủ tướng đã chỉ đạo không để tái diễn tình trạng ở Cai Lậy, và rồi hôm nay Bộ Công an cũng đã chính thức tuyên bố sẽ “tổ chức trinh sát điều tra, thu thập, củng cố chứng cứ các đối tượng cầm đầu, có hành vi kích động xúi giục tại đây”. Không quá khó hiểu cho động thái quyết liệt này khi mà báo chí đã chỉ ra Cai Lậy không phải là BOT duy nhất “đặt nhầm chỗ”, mà còn có 7 trạm khác trên khắp cả nước. Buông Cai Lậy, số phận các trạm khác sẽ đi về đâu? Đó là chưa nói đến trong nhãn quan của người nắm quyền, buông Cai Lậy sẽ giúp người dân bắt đầu tự tin về sức mạnh của họ, cũng như dần hiểu ra cách thức để tạo ra sức mạnh đó. Chiến thắng luôn truyền cảm hứng, mà một thứ cảm hứng về sức mạnh nhân dân thì lại không dễ kiểm soát một chút nào. Vậy thì, đứng trước “những biện pháp nghiệp vụ” của Bộ Công an, các tài xế, đặc biệt là những người chủ chốt, đã chuẩn bị những gì?
Căn cứ thứ hai liên quan tới câu hỏi quan trọng bậc nhất trong những cuộc so găng kiểu này: “Thời gian đang đứng về bên nào?” Đồng ý rằng những hình ảnh trên truyền thông qua những ngày qua đã làm nức lòng dư luận cả nước. Nhưng có vẻ truyền thông và sự chú ý của dư luận là tất cả những gì các bác tài có trong cuộc chiến này. Tuy nhiên, chỉ mới là 3 ngày, sẽ ra sao nếu cuộc giằng co “xả rồi thu - thu rồi xả” này kéo dài 1 tháng, 3 tháng rồi 6 tháng. Truyền thông và dư luận liệu có còn giữ nguyên mức độ chú ý? Cần lưu ý rằng BOT Cai Lậy có đến 13 năm để thu phí, sẽ ra sao nếu họ chấp nhận 6 tháng không màng lợi nhuận chơi lầy với các bác tài? Bên nào thiệt hại nhiều hơn và bên nào sẽ bỏ cuộc trước? Hãy nhìn những gì xảy ra ở Hong Kong trong phong trào Dù Vàng, hàng chục ngàn sinh viên ngay cả khi đã chiếm được các khu phố thương mại nhiều tháng trời nhưng một khi không đạt được mục tiêu thì đã bị phản ứng, bắt đầu là từ cộng đồng doanh nhân, sau đó là các thành phần khác trong xã hội. Thời gian càng kéo dài mà không đạt được mục đích dời trạm thì liệu sự ủng hộ của công chúng có còn được giữ nguyên như lúc này? Hay thay vào đó là cảm giác mệt mỏi? Những người lái xe không trong nhóm tranh đấu đã chấp nhận phiền toái thời gian vừa qua vì công cuộc chung, nhưng nếu thời gian giằng co quá lâu liệu họ có còn kiên nhẫn? Sẽ ra sao nếu có thêm phản ứng gay gắt từ những xe có công việc gấp phải đi, như cấp cứu, đám tang…?
[Nếu thấy những phân tích trên không đúng thực tế, bạn không cần phải đọc thêm. Còn nếu nghe có lý, mời bạn đọc tiếp bên dưới.]
Nếu quả thật lợi thế đang không thuộc về phe tài xế vì thời gian không đứng về phía họ, thì câu hỏi là họ có thể làm gì để đảo ngược tình hình?
Điều đầu tiên cần làm là thay đổi cách nhìn về chính đối thủ của họ: BOT Cai Lậy.
Nếu ví trạm BOT này như một cỗ máy thu tiền thì sẽ có ít nhất hai cách khiến nó ngưng hoạt động: Một là nhắm thẳng trực tiếp vào cỗ máy để quấy nhiễu, tức tấn công trực diện; hai là tìm hiểu xem cỗ máy này đang được vận hành dựa trên những nguồn hỗ trợ nào để cắt đứt những nguồn này tức là tấn công gián tiếp. Toàn bộ những hoạt động của phe tài xế đến giờ phút này tập trung vào cách thứ nhất, không có hoặc có rất ít hành động thuộc cách thứ hai.
Với cách thứ nhất, một khi cỗ máy vẫn được cung ứng đầy đủ các nguồn lực để vận hành, nó sẽ tiếp tục đối phó giằng co với các tài xế. Thời gian, do đó, đứng về phía cỗ máy. Càng lâu tài xế càng mệt mỏi, chưa kể cùng lúc đó họ còn bị tấn công bởi các lực lượng khác.
Với cách thứ hai, bởi lẽ mất sạch các nguồn hỗ trợ cho việc vận hành, cỗ máy không còn cách nào khác ngoài phải chấm dứt hoạt động. Càng để lâu càng thiệt hại, vậy nên thời gian đứng về phía phe tài xế.
Thế nhưng thực hiện cách thứ hai như thế nào? - Đầu tiên phải bằng việc phân tích các nguồn lực hỗ trợ cho BOT Cai Lậy.
Thứ nhất là nguồn lực tài chính. Ngân hàng BIDV cấp 85% vốn cho dự án BOT Cai Lậy. Điều này có nghĩa là họ chia sẻ lợi nhuận với nhà đầu tư trên lưng những người lái xe. Bởi vậy họ không thể vô can, họ phải chịu trách nhiệm theo cách này hoặc cách khác. Không ai có sức mạnh hơn những người gửi tiền ở BIDV trong việc yêu cầu ngân hàng này ngưng hỗ trợ BOT Cai Lậy (bằng không sẽ rút tiền hàng loạt). Khách hàng của BIDV còn có trách nhiệm đạo đức phải làm điều này nếu không muốn bị coi là vô tình tiếp tay cho BIDV. Những người lãnh đạo của BIDV như Trần Anh Tuấn (Quyền Chủ tịch) và Phan Đức Tú (Tổng Giám đốc) đều là những người địa vị cao, quan hệ rộng ở Hà Nội nên chắc chắn sẽ không muốn xuất hiện trong mắt bạn bè, người thân, đối tác như những kẻ đang sống giàu sang trên những đồng tiền mồ hôi nước mắt của những người lái xe kham khổ miền Tây. Một chiến dịch truyền thông sẽ buộc họ phải lựa chọn giữa việc ngưng hỗ trợ BOT Cai Lậy hoặc là chuốc lấy hậu quả cho thanh danh bản thân mình.
Ông chủ thực sự của BOT Cai Lậy, tương tự, là đối tượng thứ hai không thể bỏ qua. Người đàn ông tên Lê Tiến Thắng, Chủ tịch công ty Bắc Ái trụ sở tại Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc có vẻ vẫn đang ung dung ngồi thu tiền từ khoảng cách 2000 cây số tính từ BOT Cai Lậy. Phải có một chiến dịch truyền thông để ông ta không còn vẻ ung dung đó nữa. Người thân, bạn bè, đối tác của ông ta cần nhận ra sự giàu có của ông ta chẳng có gì tốt đẹp và đáng tự hào vì nó đến từ những đồng tiền còm cõi của những người lái xe - lẽ ra được dùng để đỡ đần thêm cuộc sống cho vợ con, thêm thịt cá cho bữa ăn, thêm sách vở để đến trường.
Nguồn lực thứ ba là các dịch vụ hậu cần. Các công ty xe cẩu, công ty bảo vệ, công ty cung ứng nhân viên thu phí ở Tiền Giang và các tỉnh lân cận đều cần nhận được thông điệp chính thức từ phe tài xế giải thích vì sao không nên cung cấp dịch vụ cho BOT Cai Lậy. Chỉ cần một thư ngỏ có lý có tình và một kế hoạch truyền thông khéo léo sẽ khiến chẳng có công ty bảo vệ hay xe cẩu nào “tham bát bỏ mâm” bám lấy BOT Cai Lậy để rồi bị không chỉ hàng ngàn tài xế mà cả một cộng đồng quốc gia quay lưng tẩy chay. Tương tự vậy, nếu phe tài xế tìm ra được những mạnh thường quân đồng ý tiếp nhận các nhân viên bán vé sau khi họ nghỉ việc ở Cai Lậy, cũng như kêu gọi những người khác không ứng tuyển vào các vị trí này để tiếp tay BOT Cai Lậy thì sẽ là một thách thức không nhỏ cho trạm này.
Thử hình dung cỗ máy BOT Cai Lậy, một khi không còn nhận được hỗ trợ tài chính từ ngân hàng, không tìm đâu ra một công ty bảo vệ/công ty xe cẩu nào chịu ký hợp đồng, cũng không ai ứng tuyển vào các vị trí bán vé thu phí, thì không lẽ ông chủ Lê Tiến Thắng phải đứng ra giữa đường Cai Lậy vừa bán vé, vừa gác an ninh? Hoặc, một khi bị các ngân hàng xa lánh, ông Thắng sẽ phải tiếp tục công việc làm ăn của mình thế nào trong tương lai?
Điểm sơ qua có thể thấy khối lượng công việc không hề ít, song tôi tin là với những gì đã thể hiện, phe tài xế thừa năng lực để làm tất cả những việc trên. Dĩ nhiên sự ủng hộ của công chúng là tối quan trọng, và rất may mắn, đây là thứ mà phe tài xế đang có thừa.
PS: Một lần nữa tôi vẫn mong mình nhận định sai và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, theo tinh thần chính phủ kiến tạo mà ông thường tuyên bố, sẽ có quyết định hợp lòng dân - như báo Tuổi Trẻ đề xuất - là dời trạm về đường tránh. Nhưng nếu kịch bản đó không xảy ra thì có thể các bác tài nên chuẩn bị dần cũng không thừa.
N.A.T.

BOT CAI LẬY VÀ BOT QUAN LẠI

FB NGUYEN DAC KIEN/ BVN 6-12-2017

Sáng 4/12, trong khi dư luận đang đổ dồn sự chú ý vào BOT Cai Lậy thì tại TP.HCM cuộc họp HĐND TP khai mạc.
Trong các tờ trình của UBND Thành phố có tờ trình về việc tinh giảm biên chế. Theo tờ trình, dự kiến TP.HCM sẽ chi hơn 380 tỷ đồng để động viên cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, nghỉ hưu trước tuổi. UBND TP lý giải, việc đề xuất chính sách trợ cấp thêm này là để động viên và ghi nhận sự cống hiến của các cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, nghỉ hưu trước tuổi trong quá trình TP thực hiện tinh giản biên chế, từ nay đến năm 2021.

clip_image002

Còn tại Hà Nội, phiên họp HĐND TP lại thu hút sự chú ý với câu chuyện lát đá vỉa hè. Theo đề án của UBND TP Hà Nội, từ nay đến năm 2020, TP sẽ lát đá tự nhiên trên vỉa hè của hơn 930 tuyến đường tại 12 quận nội thành. Loại đá tự nhiên được kỳ vọng có tuổi thọ lên đến 70 năm sẽ thay thế toàn bộ gạch cũ, và có giá đắt hơn 5-6 lần so với loại gạch lát thông thường. Chi phí theo ước tính của báo Tiền Phong có thể lên tới hàng nghìn tỷ, nhưng chỉ có điều, vừa thực hiện chưa được bao lâu thì nhiều đoạn vỉa hè vừa được đá lát đã bị bong tróc, hư hỏng.

Những việc này có thể nhắc nhở chúng ta về một sự thật: trong khi các xe đi qua trạm BOT Cai Lậy tạm thời không phải nộp phí trong 1-2 tháng tới thì chúng ta, hàng ngày hàng giờ vẫn phải thầm lặng nộp phí cho một BOT khác kinh khủng hơn nhiều - “BOT Quan Lại”.
clip_image004

Không phải bây giờ người ta mới biết, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể là người chịu trách nhiệm, thậm chí chịu trách nhiệm chính trong vụ việc BOT Cai Lậy. Thế nhưng, bằng một cách “đúng quy trình”, 39 ngày trước ông vẫn được đặt vào ghế Bộ trưởng, khi vụ lùm xùm BOT Cai Lậy đã bung ra từ trước đó hơn 2 tháng.
1-2 tháng nữa, vụ việc BOT Cai Lậy được kết luận, khi đó, có thể trạm BOT này được dời vào đường tránh, ngân sách phải bỏ ra vài trăm hay nghìn tỷ đền bù cho nhà đầu tư, ông Thể và một số ông khác sẽ mất ghế, sẽ bị truy cứu trách nhiệm, có thể cả trách nhiệm hình sự, thì chắc chắn việc này cũng “đúng quy trình”.
1-2 tháng nữa, vụ việc BOT Cai Lậy được kết luận, khi đó, có thể trạm BOT này được dời vào đường tránh, ngân sách phải bỏ ra vài trăm hay nghìn tỷ đền bù cho nhà đầu tư, nhưng ông Thể và một số cá nhân khác sẽ vô can, vẫn giữ chắc ghế và vững đường thăng tiến, thì chắc chắn việc này cũng vẫn “đúng quy trình”.
Không có “đường tránh” hay “đường quốc lộ được cải tạo” nào ở đây hết, “quy trình” luôn “đúng” ở đây chính là lôgíc của BOT Quan Lại.
Ông Thể, ông Nhật - thứ trưởng GTVT hay ông Quý - Yên Bái, có điểm chung là đều có quá khứ “dính phốt” và vẫn thăng tiến bình thường. Đó không phải là kết quả của một hệ thống hay xã hội bao dung, đừng nhầm. Đó là kết quả của hệ thống dựa trên “quan hệ - tiền tệ”. Ở hệ thống này, trong cái rủi của một anh dính phốt có cái may của người có cơ hội để mua quan hệ với cấp trên, nên khi vừa thoát án phạt anh ta sẽ có thêm ngay quan hệ và cơ hội thăng tiến.
Dựa trên “quan hệ-tiền tệ”, hệ thống sẽ tạo ra hai loại Quan và Lại điển hình. Một loại tích cực: “đục khoét-phá hoại”. Loại còn lại: “ngậm miệng ăn tiền”. Những con người trong hệ thống này, từ thấp đến cao, sẽ chỉ hoặc là chăm chăm tranh quyền-đoạt lợi; hoặc là an phận thủ thường; và cả hai loại này đều có một đặc điểm là sẽ "không làm gì cả". Tất nhiên, vẫn có trong hệ thống đó những người thực tâm muốn làm việc, muốn phụng sự xã hội, nhưng đó hoàn toàn là do tự thân cá nhân họ chứ không phải vì được thúc đẩy từ hệ thống và đó thường cũng là những biệt lệ hiếm hoi.
Tất nhiên, xã hội sẽ phải chi phí cho những BOT Quan Lại loại này không phải những đồng bạc cắc, mà là những trăm tỷ-ngàn tỷ nuôi một bộ máy ăn trên ngồi trốc và ngày càng phình to; là trăm tỷ-ngàn tỷ đổ vào các dự án tượng đài, đá lát, các nhà máy sắt gỉ rồi chạy ra những biệt thự, siêu xe, thẻ xanh, thẻ đỏ… Hơn nữa, nên nhớ, đó mới là phần nổi, phần thống kê được, còn một phần chìm lớn hơn nữa là những doanh nghiệp bị đày ải cho không thể lớn được; là những cơ hội giáo dục, chăm sóc y tế bị tước đoạt; là những tài nguyên bị vét cạn; những thảm họa môi trường, xã hội cứ mỗi ngày lại một tệ hại hơn…

clip_image006

Năm 2012, ông Nguyễn Phú Trọng, khi đó mới lên làm Tổng Bí thư nhiệm kỳ đầu, đi thăm Singapore, tôi đã hi vọng ông-với học vị tiến sĩ ngành xây dựng Đảng có thể học được gì đó từ mô hình tổ chức và tuyển dụng nhân sự cho bộ máy nhà nước của Đảng Hành động Nhân dân - đảng cầm quyền (và có lẽ cũng độc quyền) tại Singapore từ năm 1959, nhưng có lẽ tôi đã nhầm.
Cách đây 4 ngày khi tranh chấp ở BOT Cai Lậy đang lúc cao trào, tại phiên họp thường kỳ chính phủ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ có thể đưa ra một chỉ đạo mơ hồ “không để kéo dài tình trạng đang diễn ra”. Với chỉ đạo này, người ta không biết Thủ tướng thực sự muốn gì: dẹp yên cánh tài xế phản đối hay đưa BOT Cai Lậy về đúng chỗ? Đến hôm qua, Thủ tướng cũng chỉ có thể đưa ra một quyết định mang tính “hoãn binh”: tạm dừng thu phí 1-2 tháng. Nên nhớ, vụ lùm xùm BOT Cai Lậy đã kéo dài 4 tháng nay, từ 6/8/2017.
Điều cản trở Thủ tướng Phúc ra một quyết định dứt khoát có thể không nằm ở bản thân vụ việc BOT Cai Lậy, mà nằm ở một chỗ khác, xa, rất xa, đó là từ công tác tổ chức, bổ nhiệm cán bộ, từ BOT Quan Lại, thứ ràng buộc, ức chế làm cùn mòn năng lực hành động, năng lực ra quyết định và chịu trách nhiệm với quyết định của mọi con người trong hệ thống của nó.
Nói thêm chút nữa, việc này cũng liên quan đến cải cách hành chính, nếu không thay đổi cách thức tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ thì càng cải cách, bộ máy sẽ càng phình ra, và tất nhiên cũng chẳng thể nào có chính phủ hay nhà nước kiến tạo gì hết, vì đa số con người trong bộ máy đó có làm việc đâu mà kiến với tạo.
Vậy đó, còn bây giờ thì tôi phải quay lại làm việc, để còn có cái mà đóng góp cho BOT Quan Lại chứ, đúng không?
[Năm 2016, The Boston Consulting Group trong một báo cáo (có thể download ở đây) đã đề nghị “Chính phủ nên áp dụng chế độ đãi ngộ các cán bộ Nhà nước có trình độ cao, Việt Nam có thể học tập và áp dụng tốt mô hình của Singapore như một cơ chế hiệu quả nhằm thu hút, giữ chân nhân tài”.
Cũng theo báo cáo này, Việt Nam là 1 trong 4 nước dẫn đầu thế giới về chuyển đổi mức độ thịnh vượng kinh tế sang chất lượng sống người dân, nhưng cũng đang gặp thách thức lớn về quản trị. Báo cáo nhấn mạnh nâng cao năng lực quản trị Nhà nước là yếu tố quan trọng, Việt Nam buộc phải vượt qua thách thức này để thu hút đầu tư nước ngoài. Điều này đòi hỏi Việt Nam cần tăng cường tính minh bạch trong quản trị thông qua triển khai áp dụng các công cụ kỹ thuật số.]
N.Đ.K.
Nguồn: https://www.facebook.com/nguyendackien/posts/10210124799788848

TỪ ĐỒNG TÂM ĐẾN CAI LẬY: NHỮNG BÀI HỌC CHÍNH YẾU
NGUYỄN QUANG DY/ viet-studies 6-12-2017
Năm 2017 bắt đầu với sự kiện Đồng Tâm (4/2017) đầy kịch tính và đang kết thúc với sự kiện BOT Cai Lậy (12/2017) còn nóng hổi và không kém bi kịch. Trước đó một năm, vụ Formosa (4/2016) gây thảm họa môi trường miền Trung làm cả nước rung chuyển, vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn như một quả bom nổ chậm chưa được tháo ngòi. Đây là những vụ bê bối lớn tầm quốc gia, gây tắc nghẽn về thể chế (institutional bottlenecks) vẫn chưa được tháo gỡ, làm “chính phủ kiến tạo” mắc kẹt trong thế “tiến thoái lưỡng nan” (catch-22).
Đồng Tâm “cùng tắc biến” 
Vụ khủng hoảng con tin Đồng Tâm là một sự kiện điển hình về quy luật “cùng tắc biến”. Tuy kết thúc “có hậu” đầy kịch tính được dư luận lúc đó đồng tình, nhưng vì quyền lực và tham nhũng chưa được kiểm soát do thể chế chưa đổi mới, nên kết thúc có hậu đang bị người ta tìm cách đảo ngược. Hành động này đang gây khủng hoảng lòng tin trong dân, và tiểm ẩn nguy cơ như một quả bom nổ chậm có thể gây ra tai họa khó lường. Vì vậy, Đồng Tâm vẫn ách tắc mà chưa được hóa giải để “biến tắc thông” như dư luận mong đợi.
Những vụ bê bối này có cùng một nguyên nhân cốt lõi là thể chế bị các nhóm lợi ích thân hữu thao túng, bất chấp lòng dân bất bình, để đạt mục đích trước mắt là tận thu vì lợi ích nhóm. Họ có thể chiếm đoạt đất đai của dân (như tại Đồng Tâm) hay tận thu phí cầu đường (như tại Cai Lậy và các trạm BOT khác). Mẫu số chung là lòng tham vô đáy, mà nguyên phó chủ tịch nước Nguyễn Thi Doan đã mô tả là “ăn của dân không từ một cái gì”.
Chính họ đang cố trì hoãn đổi mới, làm đất nước tụt hậu, và đẩy người dân đến bước đường cùng, buộc phải phản kháng (bất bạo động) như tại Đồng Tâm và Cai Lậy. Những người nông dân Đồng Tâm hay những tài xế trên Quốc lộ 1 không phải là “thế lực thù địch” đang “diễn biến hòa bình” mà chính những nhóm lợi ích đang đẩy họ tới bước đường cùng để làm giàu bất minh đang “tự diễn biến” để tận thu, trước khi tẩu tán ra nước ngoài.
Quy trình tận thu
Tại BOT Cai Lậy, chính quyền địa phương (Tiền Giang) hay cơ quan chức năng (bộ Giao Thông) vẫn ứng xử theo “đúng quy trình” như tại Đồng Tâm hay Formosa. Điều đó cũng dễ hiểu, vì các nhóm lợi ích thân hữu thường bảo vệ “lợi ích bất minh” của mình bằng cách thao túng thể chế như một thế lực ngầm. Khi quyền lực bất minh không bị kiểm soát thì chống tham nhũng sẽ biến thành tranh giành quyền lực giữa các phe nhóm.
Thực ra các “nhóm lợi ích” (interest groups) ở đâu cũng có, như một thực tế bình thường trong xã hộị, không có vấn đề gì đặc biệt. Nó chỉ có vấn đề khi bị các thế lực độc quyền bóp méo và thao túng biến thành lợi ích “đặc biệt” (special/vested interests) với mục đích và phương tiện bất minh. Cũng như vậy, BOT là một phương thức đầu tư tốt, không có vấn đề. Nó chỉ có vấn đề khi bị các thế lực độc quyền bóp méo và thao túng biến thành công cụ đặc quyền để tận thu của dân và của nhà nước. Một khi họ đã tận thu nguồn ngân sách nhà nước đến cạn kiện thì họ sẽ tìm mọi cách tận thu của dân bằng các hệ thống thu phí (rents-seeking).
Những xã hội chuyển đổi (transitional) như Việt Nam hay Trung Quốc, là môi trường thuận lợi (và béo bở) để các thế lực độc quyền và tham nhũng thao túng và làm giàu dưới các hình thức biến thái của hệ thống thu phí. Họ làm được điều đó không phải vì tài giỏi, mà vì thể chế và hệ điều hành yếu kém, không dựa trên pháp quyền và “tam quyền phân lập”, nên dễ bị thao túng. Trong khi đó, đa số người dân còn thiếu hiểu biết và thiếu ý thức, nên thường sợ chính quyền và cam chịu số phận. Vì vây, người ta mới nói, “dân nào thì chính phủ ấy”.  Nhưng vụ Đồng Tâm và Cai Lậy đang tạo ra tiền lệ mới, như một bước ngoặt quan trọng.
Hàn xoong hàn nồi
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp có lần nói đến nghề “hàn xoong hàn nồi” thời trước, tuy nay không còn, nhưng thói quen tư duy chắp vá cho qua chuyện đến nay vẫn còn. Nhiều người vẫn nghĩ rằng cái gì họ cũng xử lý được bằng cách chắp vá, nhưng hàn được chỗ này thì lại thủng chỗ khác. Hình tượng “hàn  xoong hàn nồi” rất giống thực trạng khi người ta tìm cách bịt các lỗ thủng của một hệ thống bất cập như cái xong cũ bị thủng. Đồng Tâm và Cai Lậy là hai trường hợp điển hình mà người ta đang đối phó như “hàn song hàn nồi”. Nhưng liệu bộ trưởng bộ GTVT Nguyễn Văn Thể có hàn được lỗ thủng do chính mình tạo ra? Liệu Việt Nam có thể chống được tham nhũng, nếu không dẹp được các BOT “biến thái”? Như Einstein từng nói, “bạn không thể giải quyết được vấn đề bằng chính tư duy đã tạo ra nó”.
Theo báo Tuổi Trẻ (4/12/2017) trong bài “Trạm BOT Cai Lậy nhầm chỗ: Bộ Trưởng Nguyễn Văn Thể cần sửa sai!”, ngày 28/10/2013, ông Nguyễn Văn Thể (nguyên thứ trưởng Bộ GTVT) đã ký ba công văn hỏa tốc gửi HĐND, UBND và đoàn đại biểu Quốc Hội tỉnh Tiền Giang về việc “thống nhất vị trí đặt trạm thu phí hoàn vốn dự án đầu tư xây dựng quốc lộ đoạn tránh qua thị trấn Cai Lậy theo hình thức BOT”. Ngày 19/12/2013, ông lại ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình quốc lộ 1 đoạn tránh thị trấn Cai Lậy. Ông Nguyễn Văn Thể (bộ trưởng) và ông Nguyễn Nhật (thứ trưởng) đã thao túng thể chế (bằng văn bản) và quy trình (bằng chỉ định thầu) chẳng khác gì ông Võ Kim Cự (vụ Formosa).
Họ có thể chọn nhà thầu là “sân sau” của ai đó, và tùy tiện thay đổi chủ đầu tư (như công ty Bắc Ái) theo “đúng quy trình” (bất minh), để được “lại quả” (một cách xứng đáng). Vì vậy mà lúc đầu ông Nguyễn Nhật luôn lớn tiếng khẳng định để bảo vệ dự án BOT Cai Lậy là “không có gì sai cả… tất cả đều đúng quy trình…” và ai chống lại quy trình sẽ bị xử lý. Nhưng khi sự việc vỡ lở, trở thành điểm nóng của cả nước, thì “tư lệnh ngành” Nguyễn Văn Thể đột nhiên im lặng một cách khó hiểu (chắc lúc này “im lặng là vàng”). Theo báo chí (chính thống), khi còn là thứ trưởng bộ GTVT, ông Thể đã ký duyệt quá nửa trong tổng số gần 90 dự án BOT tại Việt Nam, trong đó có 7 dự án BOT đặt trạm thu phí sai vị trí (như Cai Lậy).
Ngưu tầm ngưu mã tầm mã
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, trong tháng 2/2017, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận ông Nguyễn Nhật vào thời điểm giữ cương vị Ủy viên Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hà Tĩnh, “có phần trách nhiệm trong việc buông lỏng quản lý, điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện dự án, để xảy ra các vi phạm trong thẩm định, phê duyệt, cấp phép và quản lý nhà nước đối với dự án Formosa Hà Tĩnh”. Tháng 11/2014, ông Nhật (nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, Bộ GTVT, đã bị “phê bình nghiêm khắc” do để xảy ra sai phạm tại 3 dự án nạo vét duy tu luồng hàng hải (là Hòn Gai - Cái Lân, Vũng Tàu - Thị Vải, Soài Rạp - Hiệp Phước). Nhưng với những thành tích bất hảo đó, ông Nhật vẫn trở thành thứ trưởng bộ GTVT, một ngành mà người ta hay gọi là “lục lộ” (và thu phí BOT như “mãi lộ”).
Theo Infonet (5/12/2017) công ty Bắc Ái là chủ đầu tư thực sự của BOT Cai Lậy. UBND huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) đã từng gửi công văn đến UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu làm rõ trách nhiệm của CTCP Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Bắc Ái trong việc làm sạt lở bờ sông Lô, khu vực xã Cao Phong, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Nói cách khác, đó là một công ty khai thác cát (mà người ta hay gọi là “sa tặc”) đã góp phần hủy hoại môi trường một số nơi, nhưng lại là sân sau của Bộ GTVT. Người ta hay nói “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, hoặc theo lời ông Lưu Vân Sơn khi đến thăm Việt Nam thì đó là cộng đồng “có chung vận mệnh”.
Nhưng không may cho họ là lúc này “tay phải và tay trái” đang tìm cách sát phạt lẫn nhau để chuẩn bị cho đại hội giữa kỳ. Theo quy luật, để duy trì quyền lực trong một thế giới biến động khôn lường, thì tranh giành quyền lực giữa các phe phái càng gia tăng, để giành giật lợi ích và để giữ ghế (thậm chí để bảo toàn tính mạng). Nếu dân chúng bị dồn đến bước đường cùng, họ buộc phải hành động ngày càng táo bạo và khôn ngoan (như các tài xế trả tiền lẻ cho trạm thu phí BOT) để bày tỏ thái độ bất bình của mình. Đó là cách họ phản đối việc thu phí bất minh của trạm BOT Cai Lậy, tuy ôn hòa nhưng rất hiệu quả bằng “bất tuân dân sự” (civil disobedience). Đó là một bước trưởng thành từ Đồng Tâm đến Cai Lậy…
Cai Lậy “biến tắc thông”  
Theo luật sư Trần Quốc Thuận, nếu có một cuộc điều tra công khai minh bạch thì sẽ thấy “tất cả đều là đại án”. Tại sao trong mười năm qua, các trạm thu phí cầu đường thi nhau mọc lên như nấm trên khắp Việt Nam, khiến dân chúng điêu đứng? Hầu như 100% dự án BOT cầu đường có vấn đề vì từ năm 2011 đến 2015, trên toàn Việt Nam có 71 dự án BOT cầu đường thì cả 71 dự án đều không tổ chức đấu thầu, mà chỉ định “nhà đầu tư”. Tất nhiên họ không phải là thường dân. Ai cũng biết chủ đầu tư của BOT Cầu Giẽ và Hà Nội-Bắc Giang là bà Đỗ Huyền Tâm (phu nhân ông Nông Đức Mạnh). BOT Cai Lậy cũng không phải ngoại lệ. 
Vì vậy, sự phản kháng của dân chúng đối với các dự án BOT, mà điển hình là với trạm thu phí BOT Cai Lậy, đã được dư luận đúc kết (tóm tắt như sau). Thứ nhất, lợi ích nhóm tồn tại khắp nơi. Thứ hai, BOT là mảnh đất màu mỡ nhất của lợi ích nhóm. Thứ ba, BOT là hình thức bóc lột người dân trắng trợ nhất. Thứ tư, một số quan chức bộ GTVT cùng nhóm lợi ích BOT. Thứ năm, các nhóm lợi ích BOT sẽ chống đối đến cùng (vì “chung vận mệnh”). Những gì đã diễn ra tại Đồng Tâm có thể diễn ra tại Cai Lậy và một số nơi khác tương tự. Tại Đồng Tâm và Cai Lậy, sự trấn áp bằng bạo lực của chính quyền đã bị vô hiệu hóa.
Câu chuyện không phải chỉ là BOT Cai Lậy hay các d án BOT khác, mà là sự bất bình và phản kháng của người dân bị dồn đến bước đường cùng. Nói cách khác, đó là sự tồn vong của chế độ.
Trong số các câu hỏi cần đặt ra về những khuất tất của dự án BOT Cai Lậy, phải làm rõ tại sao Công ty TNHH BOT Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang (pháp nhân quản lý trạm thu phí BOT Cai Lậy) thành lập vào tháng 4/2014 trong khi công trình khởi công vào tháng 2/2014?; Công ty này có vốn đối ứng để thi công không hay 100% là vốn đi vay ngân hàng? Công ty này có đủ điều kiện đáp ứng các quy định về nhà đầu tư BOT hay không?
Những bài học chính yếu
Vụ khủng hoảng BOT Cai Lậy đã làm rõ mấy bài học chính yếu. Thứ nhất, họ đặt sai vị trí trạm thu phí để “đón lõng” tất cả xe đi qua đường số một, để tận thu phí một cách bất minh. Thứ hai, họ không đếm xỉa đến lý do tại sao người dân bức xúc và phản ứng. Thứ ba, thái độ coi thường dân của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng càng lộ rõ khi họ huy động không chỉ có cảnh sát giao thông mà còn cả cảnh sát cơ động và phương tiện trấn áp để “dằn mặt” lái xe như hành vi khủng bố người dân để bảo kê cho nhóm lợi ích BOT. Thay vì kiểm soát quyền lực để chống tham nhũng, họ đã ngang nhiên tham nhũng quyền lực.
Để sửa sai vị trí đặt trạm thu phí, chính phủ cần lắng nghe ý kiến các chuyên gia (như tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, viện trưởng VEPR) khuyến nghị nhà nước sử dụng ngân sách để thanh toán 300 tỷ tiền đầu tư của nhà thầu đã nâng cấp đoạn đường cũ đi qua thị xã Cai Lậy. Đồng thời ông Thành đề nghị dời trạm thu phí BOT Cai Lậy vào đầu đoạn đường tránh mới xây, và yêu cầu kiểm toán lại dự án để đảm bảo công bằng. Người dân cũng cần rút ra bải học cơ bản về đấu tranh bằng phương thức “bất tuân dân sự” để gây sức ép. Yếu tố cốt lõi là phải tập hợp đông đảo người dân một cách hợp pháp, có tổ chức và đoàn kết chặt chẽ, đồng thời huy động báo chí lề trái và lề phải cùng vào cuộc để có tiếng nói chung mạnh mẽ hơn.
Tiếp theo dự án Formosa gây ra thảm họa môi trường tại Miền Trung (cách đây hơn một năm) thì cuộc khủng hoảng con tin tại Đồng Tâm do tranh chấp đất đai chưa có hồi kết (đầu năm nay) và cuộc khủng hoảng BOT Cai Lậy làm náo động dư luận cả nước (hiện nay) đang đặt “chính phủ kiến tạo” vào thế mắc kẹt làm tiến thoái lưỡng nan. Trước mắt, thủ tướng đã quyết định dự án BOT Cai Lậy ngừng thu phí một/hai tháng như giải pháp tình huống cần thiết (tuy hơi giống “hàn xoong hàn nồi”). Nhưng về lâu dài, phải có giải pháp căn cơ hơn theo hướng đổi mới thể chế và dân chủ hóa, để tháo ngòi những quả bom nổ chậm nói trên. Nếu muốn dự án BOT Cai Lậy “biến tắc thông”, Việt Nam phải cải cách thể chế toàn diện, chuyển đổi hẳn sang cơ chế thị trường (bỏ định hướng XHCN). Nói tóm lại, Việt Nam phải thoát khỏi cái bẫy ý thức hệ tại ngã ba đường, bằng đổi mới vòng hai (2.0) trước khi quá muộn.
NQD.
7-12-17
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 7-12-17

BOT CAI LẬY VÀ DƯ LUẬN 'HAI BỘ CÔNG AN'

THIỀN LÂM/ calitoday/ BVN 7-12-2017

Vietnam - Cali Today news - Khá nhanh, BOT Cai Lậy đã trở thành một chiến thắng tạm thời nhưng đầy ý nghĩa của phong trào bất tuân dân sự ở Việt Nam, đặc biệt vào năm 2017.
Nhưng cũng rất nhanh, BOT Cai Lậy không còn dừng ở cuộc đối đầu về pháp lý và phản kháng giữa dân chúng với chính quyền mà đang mang màu sắc một cuộc chiến nội bộ trong Đảng.
Ngay vào thời điểm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt buộc phải chỉ đạo tạm dừng thu phí một tháng đối với BOT Cai lậy để tìm phương án giải quyết, trên mạng xã hội bất ngờ xuất hiện một văn bản “V/v chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư tuyến tránh quốc lộ 1 đoạn qua thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang”, được ký ngày 15/1/2014 bởi Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải.
clip_image002
Ảnh: Facebook Minh Huu Quang
Công văn trên mang số 97/TT - KTN, dù không mang dấu “MẬT”, nhưng chắc chắn mang tính “nội bộ” và chỉ lần đầu tiên được tung lên mạng xã hội. Xét về thể thức, công văn này mang nhiều yếu tố có vẻ thật chứ không phải là văn bản giả. Việc chưa có tờ báo nhà nước nào, dù đề cập rất nhiều về BOT Cai Lậy nhưng lại chưa đăng công văn này, cho thấy “sự thận trọng cần thiết” của báo đảng khi đối tượng của công văn này chính là ông Hoàng Trung Hải - đương kim Ủy viên Bộ Chính trị và Bí thư Hà Nội.
Hoàng Trung Hải cũng là cái tên bị xem là hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến vụ xả thải gây ô nhiễm khủng khiếp của nhà máy Formosa, vào thời ông Hải còn là Phó Thủ tướng.
Cũng vào thời Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, nhiều dư luận cho biết hầu như 100% công trình BOT được Bộ Giao thông Vận tải áp dụng hình thức “chỉ định thầu” - một thủ pháp hay thủ đoạn độc quyền trong đấu thầu mà luôn mang lại lợi lộc lẫn tiêu cực ghê gớm cho giới quan chức.
Bộ Giao thông Vận tải lại vừa được “thay tướng”, với bộ trưởng mới là Nguyễn Văn Thể.
Nhưng mới sau hơn một tháng chấp nhiệm, ông Thể đã bị những tờ báo nhà nước như Tuổi TrẻThanh Niên lôi tên phải chịu trách nhiệm, bởi chính Nguyễn Văn Thể là quan chức dính líu sâu, ít nhất về trách nhiệm, đến vụ BOT Cai Lậy khi ông Thể còn là Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải vào năm 2013.
Cho tới nay, có tới 88 trạm thu phí BOT ở Việt Nam. Trong đó, Bộ Giao thông Vận tải “ăn” đến 74 trạm BOT.
BOT là một nguồn lợi màu mỡ cho nhóm lợi ích giao thông. Đó chính là nguồn cơn vì sao trong suốt một thời gian dài và mặc dù bị phản ứng ngày càng quyết liệt, Bộ Giao thông Vận tải vẫn khăng khăng cố thủ không di dời trạm BOT Cai Lậy, cho dù trạm này rõ ràng đặt sai vị trí.
Trong khi đó, một chi tiết mà báo chí nhà nước không dám đề cập là “BOT Cai Lậy là của ai?”.
Một thông tin chưa kiểm chúng xuất hiện trên mạng xã hội cho rằng Công ty Bắc Ái nắm 65% cổ phần tại BOT Cai Lậy và Công ty này có trụ sở tại Số nhà 215 đường Mê Linh, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây chính là địa chỉ nhà riêng của Ngô Hồng Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ Truyền hình TVAd. Ngô Hồng Thắng, sinh năm 1971, lại là con trai của Ngô Văn Dụ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nguyên Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII. Vậy, ông chủ của BOT Cai Lậy chính là cha con nhà Ngô Văn Dụ, Ngô Hồng Thắng.
Chưa kể, Ngô Văn Dụ còn là đệ tử ruột của nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh.
Vợ hiện thời của Nông Đức Mạnh lại là Đỗ Huyền Tâm - cựu đại biểu Quốc hội, chủ đầu tư của nhiều công trình, trong đó có công trình BOT, mà nghe nói chỉ nhờ thế của Nông Đức Mạnh mà công ty của bà Huyền Tâm mới thầu được công trình BOT và do đó mới trả được nợ ngân hàng để bà không bị tra tay vào còng.
Mối quan hệ móc xích chồng chéo giữa nhóm quyền lực và nhóm lợi ích luôn là như vậy ở Việt Nam.
Cuộc chiến giữa nhóm quyền lực - lợi ích với dan chúng cũng bởi thế ngày càng quyết liệt, dân rất dễ bị đàn áp bởi ý đồ “thu cùng diệt tận” của “chính quyền trong chính quyền”.
Đã và đang manh nha ý đồ đàn áp như thế. Vụ chủ đầu tư BOT Cai Lậy và chính quyền tỉnh Tiền Giang “hợp đồng” với công an để dàn hàng trăm cảnh sát cơ động và cảnh sát giao thông, chưa kể cảnh sát trật tự ngay tại tạm BOT Cai Lậy là một cách để răn đe và khủng bố tâm lý lái xe.
Vào lúc Thủ tướng Phúc phải quyết định tạm dừng thu phí một tháng đối với BOT Cai Lậy, Bộ Công an lại như đổ dầu vào lửa khi tuyên bố sẽ “xử” những lái xe gây kích động, cụ thể là nêu danh sách 14 xe tải “chạy đi chạy lại trả tiền lẻ”.
Nhưng lại có dư luận về hiện tồn “hai Bộ Công an” - một của ông Tô Lâm, và một của ông Nguyễn Phú Trọng.
Ngay cả một quan chức công an là Thiếu tướng Bùi Bé Tư, Giám đốc Công an tỉnh An Giang, khi trả lời phỏng vấn của trang Zing.vn, cũng cho rằng việc tài xế quay đầu nhiều vòng để qua lại BOT Cai Lậy không vi phạm gì cả, trừ khi họ tổ chức kích động gây rối. “Người ta thích thì người ta chạy, có xe thì người ta chạy thôi, miễn sao họ đi đúng luật”, ông Bùi Bé Tư nói.
Hãy thử đoán xem Thiếu tướng Bùi Bé Tư là người của “bộ” nào…
T.L

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét