Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2016

20161016. BÀN VỀ SÁCH GIÁO KHOA 'CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC' CỦA GS HỒ NGỌC ĐẠI

ĐIỂM BÁO MẠNG
AI ĐÃ THẨM ĐỊNH SÁCH GIÁO KHOA CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC CỦA GS HỒ NGỌC ĐẠI ?
HỒNG THỦY/ GD 13-10-2016
Giáo sư Hồ Ngọc Đại, ảnh: daotao.vtv.vn.
Sách giáo khoa Tiếng Việt - Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại được đưa vào trường học đã gây ra nhiều băn khoăn, tranh cãi trái chiều. 
Bạn đọc Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã chỉ ra những vấn đề về nội dung của sách giáo khoa Tiếng Việt - Công nghệ giáo dục, được dư luận quan tâm và chia sẻ rộng rãi. [1] [2].
Ở góc độ thực tiễn, báo Quảng Ngãi ngày 12/9/2014 có bài phản ánh: Dạy tiếng Việt lớp 1 theo phương pháp mới: Trên bảo dễ, giáo viên than khó. [3]
Các nhà khoa học trong và ngoài nước cũng có những ý kiến phản biện về phương pháp luận với Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại. [4] [5]
Trong khuôn khổ bài viết này, người đọc muốn tìm câu trả lời cho câu hỏi ai đã thẩm định sách giáo khoa Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại và đưa nó vào trường học tại 48 tỉnh thành trên cả nước?
Con đường "phổ cập" sách giáo khoa Công nghệ giáo dục Hồ Ngọc Đại
Câu chuyện về bộ sách giáo khoa Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại đã được ông kể nhiều lần trên một số phương tiện truyền thông chính thức.
Cụ thể bạn đọc có thể tìm hiểu qua công cụ tìm kiếm Google, ở đây người viết xin được lược qua vài nét cơ bản:
- Năm 1978 Giáo sư Hồ Ngọc Đại mở trường Thực nghiệm Công nghệ giáo dục ở Hà Nội.Theo lời Giáo sư Hồ Ngọc Đại được báo Giáo dục và Thời đại tường thuật, xin trích lược mốc thời gian và sự kiện chính: 
- Năm 1986, chương trình Công nghệ giáo dục vượt ra khỏi phạm vi thực nghiệm. 
- Năm 2006, Giáo sư Hồ Ngọc Đại mở đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt cho học sinh các dân tộc thiểu số.
Ông cho biết, mình đã nhận được sự ủng hộ của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy Lào Cai, đạt được kết quả khả quan.
- Mấy năm sau, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thêm 5 tỉnh tiếp tục thí điểm là: Tây Ninh, Kon Tum, Kiên Giang, Đắk Lắk, An Giang. Từ đó mỗi năm mở dần thêm mấy tỉnh.
- Năm học 2014 - 2015 có 37 tỉnh, thành. Người quyết định mở rộng phạm vi áp dụng Công nghệ giáo dục chính là (nguyên) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận. [6]
Còn theo bà Trần Thị Thắm, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học thời điểm năm 2013, khi trả lời báo Giáo dục và Thời đại bà Thắm cho biết:
"Trước năm 1995, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục đã được triển khai tại 43 tỉnh thành nên các địa phương đã biết đến Công nghệ giáo dục.
Năm 2007, tài liệu được hoàn thiện và đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiệm thu. 
Năm học 2008 - 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo đây là một trong 5 giải pháp tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.
Năm học 2011 - 2012, chủ trương của Bộ dạy Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục để nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt. 
Trong quá trình triển khai dạy Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục, các địa phương tự nguyện đăng ký tham gia, số lượng tăng dần, chỉ riêng năm học 2013 - 2014 tăng thêm 19 tỉnh. 
Các tỉnh đã tích cực, sát sao trong quản lý, chỉ đạo, giáo viên nhiệt tình, hào hứng khi tiếp thu và thực hiện dạy tài liệu.
Đến năm học 2013 - 2014 đã có 37 tỉnh đăng ký tham gia triển khai dạy Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục.
Quan điểm chỉ đạo chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Dạy học Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục là một trong các giải pháp tăng cường Tiếng Việt hiệu quả và được thực hiện theo kế hoạch từng năm học." 
Như vậy có thể thấy, cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại từ mục đích ban đầu là dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc ít người khu vực miền núi, dần dà đã được áp dụng đại trà.Mới đây nhất, ngày 1/7/2016 Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định 2222/QĐ-BGDĐT về việc ban hành kế hoạch triển khai dạy học Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục năm học 2016 - 2017 tại 48 tỉnh thành. [7]
Tuy nhiên, điều khiến dư luận băn khoăn là tại sao một sách giáo khoa gây nhiều tranh cãi như vậy lại được chọn làm “giải pháp tăng cường Tiếng Việt” và áp dụng tại 48 tỉnh thành? 
Việc làm khó hiểu của (nguyên) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận
Quan trọng hơn nữa là sách giáo khoa Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại đã qua thẩm định hay chưa?
Bởi lẽ, Khoản 3, Điều 29, Luật Giáo dục năm 2005 quy định rõ:
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông, duyệt sách giáo khoa để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông, trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa. [8]
Sở dĩ phải đặt câu hỏi này, ngoài vấn đề tranh cãi về nội dung sách giáo khoa Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại, người viết còn bất ngờ bởi con đường vào trường học của nó.
Theo lời kể của Giáo sư Hồ Ngọc Đại với báo Giáo dục và Thời đại cùng một số tờ báo khác, người giúp ông đưa bộ sách nào vào chương trình giáo dục phổ thông ở các địa phương có Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học Lê Tiến Thành, đặc biệt là nguyên Bộ trưởng Phạm Vũ Luận.
"Đặc biệt là Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cũng hết sức ủng hộ. Song Bộ trưởng cũng rất thận trọng khi tìm hiểu để đi đến quyết định cho nhân rộng việc triển khai bộ sách tại các tỉnh thành. 
Chính Bộ trưởng đã đích thân vào tận các trường có HS dân tộc để kiểm tra thực tế việc dạy học Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục. 
Sau khi tự mình đi kiểm tra tại 5 trường học sinh dân tộc, Bộ trưởng đã thấy hiệu quả về cách dạy học này nên đã mời luật sư tư vấn về luật và quyết định cho các địa phương triển khai đại trà trên tinh thần tự nguyện."
"Lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã nhìn thấy lợi ích của dân tộc nên đã ủng hộ rất nhiệt tình trong quá trình triển khai nhân rộng tại các địa phương.
Khi nhận được sự ủng hộ của Bộ GD&ĐT thì bộ sách Tiếng Việt đã được đưa vào dạy trong các nhà trường một cách thuận lợi." [9]
Còn trên báo Vietnamnet, Giáo sư Hồ Ngọc Đại kể rằng:
"Để mục sở thị hiệu quả dạy học tiếng Việt bằng CGD, anh Luận âm thầm mua vé tàu đi Lào Cai, thuê xe ôm đi đến 5 trường trong vòng hai ngày. 
Không chỉ vậy, anh Luận còn tự bỏ tiền túi thuê luật sư để tìm chứng lý hợp pháp vững chắc trong việc cho phép triển khai chính thức phương án CGD trong các nhà trường. 
Sau đó, anh Luận đề nghị gặp tôi để bày tỏ nguyện vọng đó. Phía tôi, tôi cũng tuyên bố tặng Bộ GD&ĐT bản quyền bộ sách." [10]
Như vậy có thể thấy rằng, sách giáo khoa Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại là sản phẩm của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt cho học sinh các dân tộc thiểu số mà ông Đại là chủ đề tài. 
Theo cách hiểu của người viết, nó là sản phẩm của một đề án sử dụng ngân sách nhà nước, mục đích giúp cho học sinh dân tộc thiểu số học tiếng Việt (như một ngoại ngữ?) thuận lợi.
Nhưng cái chính là sách giáo khoa Công nghệ giáo dục nói chung, sách Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục nói riêng đã qua Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa thẩm định hay chưa? Nay được áp dụng đại trà nhờ sự ủng hộ của nguyên Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển và một số lãnh đạo khác tại Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như một số địa phương mà Giáo sư Hồ Ngọc Đại đã làm việc trực tiếp.
Nếu Hội đồng thẩm định và thông qua đúng quy định của Luật Giáo dục 2005, thì tại sao nguyên Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phải bỏ tiền túi thuê luật sư tư vấn về luật và quyết định cho triển khai đại trà?
Nếu quả thực Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thời điểm đó đã bỏ tiền túi vi hành Lào Cai tìm hiểu thực tế đúng như lời kể của Giáo sư Hồ Ngọc Đại, đó là điều rất đáng hoan nghênh. Điều đó cho thấy tác phong làm việc sâu sát thực tế của ông.
Tuy nhiên về mặt chuyên môn, nếu ông Luận bỏ tiền túi thuê luật sư tìm hiểu căn cứ pháp lý đưa sách giáo khoa Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại vào triển khai đại trà như lời kể của Giáo sư Đại, thì lại là một chuyện ngược đời.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận (thời điểm đương chức) không thể làm thay vai trò của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa.
Việc ông bỏ tiền túi thuê luật sư tìm chứng lý hợp pháp cho việc triển khai đại trà sách giáo khoa Tiếng Việt - Công nghệ giáo dục thật khó hiểu.
Chính ông Phạm Vũ Luận đã nói trước Quốc hội: “GS Hồ Ngọc Đại tặng tôi công trình đó. Đây là công trình có tác dụng tốt, đặc biệt tác dụng với các vùng dân tộc ít người.
Trước đây nhiều học sinh đi học về lại mù chữ, nhưng khi dùng chương trình của GS Hồ Ngọc Đại thì giải quyết triệt để vấn đề ấy.
Công nghệ này kết hợp tốt với VNEN, vì khi áp dụng VNEN thì ở lớp 2 các cháu phải biết đọc tròn vành rõ chữ rồi, phải dùng công nghệ này thì các cháu mới không tái mù.” [10]
Dư luận còn đang ồn ào về mô hình VNEN “nhập khẩu” từ Colombia vốn dành cho các lớp ghép học sinh nhiều trình độ khác nhau ở miền núi do thiếu giáo viên, sang Việt Nam lại được triển khai đại trà từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi đến miền xuôi gây ra không ít bức xúc cho xã hội.
Nguyên Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khi đó lại chỉ đạo kết hợp Công nghệ giáo dục Hồ Ngọc Đại với VNEN ở quy mô rộng lớn, đến nay là 48 tỉnh thành thì thực sự khó hiểu.
Bởi vậy người viết đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố cho nhân dân, giáo viên, học sinh và phụ huynh cả nước biết rõ, sách giáo khoa Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại đã được thẩm định theo đúng quy định tại Khoản 3, Điều 29, Luật Giáo dục 2005 hay chưa? Hội đồng thẩm định gồm những ai?
Tài liệu tham khảo:
Hồng Thủy

CHO CON TRẺ HỌC SÁCH CỦA GS HỒ NGỌC ĐẠI , TƯƠNG LAI CHÚNG TA SẼ RA SAO?

TRẦN HƯƠNG GIANG/ GD 28-9-2016
Kính gửi: Những người làm trong ngành giáo dục
Tôi chỉ là một người công nhân bình thường và cũng là một người mẹ. Con tôi năm nay bước vào lớp 1, bắt đầu làm quen với con chữ và đó cũng là hành trang mà cháu sẽ mang theo trong suốt cuộc đời. 

Vâng, chính bởi vậy tôi luôn nhất trí với quan điểm của các nhà lãnh đạo rằng: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” hay “Giáo dục là nền tảng của mỗi quốc gia” .

Trước những trọng trách như vậy thì những người làm trong ngành giáo dục cũng phải chịu sức ép vô cùng lớn. Tôi hết sức thông cảm với điều đó. 

Tôi cũng hiểu rằng để có được như ngày nay chúng ta phải trải qua biết bao cuộc cải cách, đó là thành quả đóng góp của biết bao người tâm huyết với ngành giáo dục nước nhà. 

Và hiện nay thế hệ con tôi cũng đang phải tiếp tục đối mặt với những cuộc cải cách mới.
Và khoản 2 Điều 6 của Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung số 44/2009/QH12: “2. Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính hiện đại, tính ổn định, tính thống nhất, tính thực tiễn, tính hợp lý...” Phải có cải cách thì xã hội mới tiến bộ vì cải cách là sửa đổi cái cũ đã trở thành lạc hậu để cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu của tình hình hiện tại và định hướng cho tương lai. Tôi hoàn toàn ủng hộ điều đó. 

Nhưng khi đọc bộ sách Tiếng Việt lớp 1 – chương trình Giáo dục công nghệ của ông Hồ Ngọc Đại mà nhà trường đang dạy con tôi (theo thông tin tôi tìm hiểu được thì cả nước hiện nay có khoảng 40 tỉnh thành đang được phổ cập chương trình này, trong đó có Hải Phòng), tôi nhận thấy những vấn đề sau:

- Ý nghĩa của nhiều từ ngữ trong sách không phù hợp với lứa tuổi Tiểu học. 

Đặc biệt nội dung một số câu chuyện không mang tính giáo dục, gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển đạo đức, trí tuệ và hình thành nhân cách của trẻ.

- Nhiều nội dung mâu thuẫn với những điều mà Luật Giáo dục quy định. Cụ thể:

I. Dùng từ không mang tính phổ thông, không thống nhất, nhiều từ không có trong từ điển tiếng Việt phổ thông. 

Điều này mâu thuẫn với quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Giáo dục số 38/2005/QH11: 

1. Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học”.

1. Trong một câu vừa dùng từ “mẹ” vừa dùng từ “” khiến các cháu khó hiểu:

VD:  là chị dì Na / Bà là mẹ cả , cả dì Na. (tr43-Tiếng Việt 1-tập 1).

2. Cùng đề cập đến bãi biển nhưng lúc thì dùng từ “bể”, lúc thì “biển”. Trong từ điển tiếng Việt phổ thông chỉ giải nghĩa từ “bể” trong : bể bơi, bể phốt.

VD: Hè cả nhà đi bể nghỉ... (tr47-Tiếng Việt 1-tập 1)

...Bé Ngân đi nghỉ mát ở bể (tr29-Tiếng Việt 1-tập 2)

Biển Nha Trang... (tr71-Tiếng Việt 1-tập 2)

3. Cùng nói về con gà lúc thì dùng từ “”, lúc thì “” làm các cháu khó hiểu dễ nhầm lẫn:

VD: Bố mẹ ra phố, Nga ở nhà nghe ra-đi-ô. Ra-đi-ô rè rè, Nga bỏ ra hè. Ồ, ở ổ rạ có cô gà ri. A,  đã đẻ. (tr55-Tiếng Việt 1-tập 1).

4. Nhiều từ mang tính chất địa phương, không có trong từ điển tiếng Việt phổ thông:

VD: chú ỉ (tr69-Tiếng Việt 1-tập 1).

Giô ra, dô ra, vô ra , vỏ xe (tr72-Tiếng Việt 1-tập 1).

Sắp nhỏ các nhà lân cận... (tr39-Tiếng Việt 1-tập 2).

Ghe ngo (tr5-Tiếng Việt 1-tập 2)


5. Câu văn miêu tả hành động không phù hợp với không gian ngoài bãi biển.
II. Dùng những từ ngữ, đoạn văn gợi cho trẻ liên tưởng đến những hình ảnh - hành động - thái độ tiêu cực, tạo cho trẻ tâm lí nặng nề, bị ám ảnh bởi những hành động – thái độ đó. 

Nhiều cụm từ khó hiểu, không mang tính chất giáo dục, không phù hợp với lứa tuổi của trẻ gây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. 

Điều này mâu thuẫn với quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Giáo dục số 38/2005/QH11: Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ...”.
Và khoản 2 Điều 28 Luật Giáo dục số 38/2005/QH11: 2. Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

1. Cụm từ “Thu đủ bù chi” (tr4-Tiếng Việt 1-tập 2): nội dung không phù hợp với trẻ lớp 1

20. Huyễn hoặc (tr133-Tiếng Việt 1-tập 2)2. kề cà / cò kè /ghe ngo/ Cứ kể cà kê (tr5-Tiếng Việt 1-tập 2).


kề cà: để mất nhiều thì giờ về những việc không quan trọng.

cò kè: có nghĩa là nài thêm bớt từng chút một khi mặc cả.

ghe ngo: không có trong từ điển tiếng Việt phổ thông.

cà kê: dài dòng hết chuyện này sang chuyện khác. 

Trang 29 sách Tiếng Việt 1 – tập 1 có viết: Bé kể cà kê. Bà để bé kể, bà chả chê bé. 

3. lúy túy/xúy xóa/quỵ lụy/dĩ hòa vi quý (tr14,15-Tiếng Việt 1-tập 2).

lúy túy/xúy xóa : không có trong từ điển tiếng Việt phổ thông.

quỵ lụy: tự hạ mình chịu nhục trước người khác để cầu xin, nhờ vả.

dĩ hòa vi quý: coi sự hòa thuận êm ấm là quý hơn cả, có thể từ đó sinh ra xuê xoa, không phân biệt phải trái (khó hiểu đối với các cháu).

4. bạt ngàn man dã (tr21-Tiếng Việt 1-tập 2).

bạt ngàn: nhiều vô kể và trên một diện rất rộng.

man dã ~man dại~dã man: tàn ác theo lối loại thú, hết sức vô nhân đạo.

(Vậy nên giải thích ý nghĩa của cụm từ này cho các cháu thế nào? Có cần thiết phải đưa vào sách lớp 1 không?).

5. sàm sỡ (tr31-Tiếng Việt 1-tập 2)

sàm sỡ: (tt) đến mức gần như thô bỉ trong quan hệ giao tiếp giữa nam và nữ
thô bỉ: là thô lỗ và bỉ ổi, đáng khinh.

6. chằm chặp/nhắm mắt làm ngơ (tr32-Tiếng Việt 1-tập 2)

chằm chặp~ chằm chằm: (cách nhìn) chăm chú, thẳng và lâu, không chớp mắt, thường có ý dò xét (hành vi thiếu lịch sự)

nhắm mắt làm ngơ: làm như không biết gì cả về một sự việc có thật đang diễn ra trước mắt.( cách tự lừa dối mình)

7. nhăm nhe/lăm le/trăm thứ bà giằn (tr33-Tiếng Việt 1-tập 2)

nhăm nhe~lăm le: có ý định và sẵn sàng, chỉ chờ có cơ hội là làm ngay (việc gì đó với ý đồ không tốt).

trăm thứ bà giằn : nhiều thứ linh tinh, lôi thôi.


8. câng cấc/xấc lấc/tâng hẩng (tr41-Tiếng Việt 1-tập 2).

câng: (tt) trơ lì và vênh váo, tỏ ra bướng bỉnh, trông rất đáng ghét

xấc: (tt)  thiếu lễ độ, khinh thường người khác

tâng hẩng: (từ địa phương) chưng hửng

(cách biểu hiện những thái độ của những kẻ vô học)

9. cà rịch cà tàng (tr47-Tiếng Việt 1-tập 2): không có trong từ điển tiếng Việt phổ thông.

10. xập xí xập ngầu (tr55-Tiếng Việt 1-tập 2).

- mười bốn mười năm, tiếng Quảng Đông Trung Quốc

- làm nhập nhằng để gian lận (Phương ngữ, Thông tục).

11. xiết nợ/nghiệt ngã (tr70,71-Tiếng Việt 1-tập 2)

xiết nợ: lấy của người khác, bất kể đồng ý hay không, để trừ vào nợ.

nghiệt ngã
: khắt khe đến mức gắt gao, khó chịu đựng nổi.


12. Què quặt/quá quắt/ngoa ngoắt/quằn quặt (tr86, 87-Tiếng Việt 1-tập 2)

ngoa ngoắt: ngoa và lắm lời một cách quá quắt, hỗn hào

quằn quặt: không có trong từ điển tiếng Việt phổ thông
 
13. Ghen ghét/bèn bẹt/kèn cựa (tr90,91-Tiếng Việt 1-tập 2)

Ghen ghét 
: do ghen tị mà sinh ra ghét


kèn cựa : ghen tức với người khác về địa vị, quyền lợi và thường tìm cách dìm họ để giành phần hơn cho mình

(không giáo dục trẻ biết yêu thương chia sẻ mà  từ nhỏ đã được biết thế nào là kèn cựa, ghen ghét thì liệu có thành người tử tế được không?)

14. Xoen xoét/toèn toẹt (tr94-Tiếng Việt 1-tập 2)

Xoen xoét: từ gợi tả lối nói luôn mồm (thường là những điều không thành thực) một cách dễ dàng, trơn tru như không biết ngượng.

toèn toẹt : từ mô phỏng tiếng nhổ hoặc tiếng hất nước mạnh, (làm việc gì) một cách dứt khoát, thẳng thắn, không cần lưỡng lự, giữ gìn (hàm ý coi thường người khác, ví dụ : Nói toẹt ra trước mặt).

15. Ăn quỵt/suỵt chó/hàng thịt nguýt hàng cá (tr97-Tiếng Việt 1-tập 2).

Ăn quỵt : cố tình ăn không, lấy không, không chịu trả cái lẽ ra phải trả

hàng thịt nguýt hàng cá: đây là thái độ của những người làm ăn buôn bán kèn cựa nhau, không phù hợp đưa vào trường học để giáo dục trẻ em.

16. Mồm loa mép giải (tr107-Tiếng Việt 1-tập 2) : to tiếng và lắm lời, nói át cả người khác (hàm ý chê)

17. Hùng hục (tr114-Tiếng Việt 1-tập 2) (làm việc gì) dốc toàn bộ sức ra để làm nhưng thiếu suy nghĩ, tính toán.

18. Quýt làm cam chịu/hứa hươu hứa vượn (tr129,130-Tiếng Việt 1-tập 2).

Quýt làm cam chịu : ví trường hợp kẻ này gây nên lỗi lầm, sai trái nhưng người khác (thường là người thân thiết, gần gũi) lại phải gánh chịu hậu quả.
hứa hươu hứa vượn: hứa rất nhiều nhưng không thực hiện lời hứa.

19. Oái oăm/quằm quặp/khuýp khuỳm khuỵp (tr132-Tiếng Việt 1-tập 2)

Oái oăm: trái với bình thường một cách kì quặc

quằm quặp: không có trong từ điển tiếng Việt phổ thông

khuýp khuỳm khuỵp: không có trong từ điển tiếng Việt phổ thông.

Nếu có thì dùng trong hoàn cảnh nào?

huyễn hoặc: làm cho mất sáng suốt, lầm lẫn, tin vào những điều không có thật hoặc có tính chất mê tín.

Ví dụ: tự huyễn hoặc mình/dùng những chuyện kì bí để huyễn hoặc người khác

21. Quyềnh quàng/huyếch hoác (tr136-Tiếng Việt 1-tập 2).

Quyềnh quàng: không có trong từ điển tiếng Việt phổ thông

huyếch hoác: không có trong từ điển tiếng Việt phổ thông

22. Câu chuyện “Mụ phù thủy”: làm trẻ bị ám ảnh bởi những điều không có thực (tr15-Tiếng Việt 1-tập 2)
23. Câu chuyện “Vẽ gì khó”: (tr63-Tiếng Việt 1-tập 2)

- Tạo cho trẻ có tâm lí tự ti, sợ bị chê khi làm những việc thiết thực, có những chuẩn mực cụ thể :

Chó, trâu quanh năm ngày tháng ai chẳng thấy, vẽ sai bị chê ngay.”

- Khuyến khích trẻ làm những việc không có thực, mọi người không biết để không bị góp ý, phê bình:

Ma quỷ đã ai thấy bao giờ, thích thế nào thì vẽ thế ấy, ai dám hoạnh họe

hoạnh họe: bắt bẻ điều này điều nọ để ra oai, làm khó dễ cho người khác


24. Câu chuyện “Quả bứa”: (tr87-Tiếng Việt 1-tập 2)

- Người lớn hành xử thiếu văn hóa, ngôn từ thô tục, cần phải loại bỏ những hành động và ngôn từ này nếu muốn giáo dục các cháu thành người văn minh lịch sự.

Khi hai cháu tranh nhau quả bứa, cậu Cả phân xử bằng cách bổ quả bứa ra và nói: “Năm, mày thấy quả bứa, hãy nhận lấy nửa vỏ này. Sáu, mày nhặt quả bứa, hãy nhận lấy nửa vỏ này. Dành phần ruột trả thù lao cho quan tòa phân xử, của tao. Cậu cả vừa ăn vừa bỏ đi.
25. Câu chuyện “Cá gỗ” (tr101-Tiếng Việt 1-tập 2)

- Không giáo dục các cháu yêu lao động để vươn lên khỏi cuộc sống nghèo đói, thiếu thốn mà dạy các cháu thích sự ảo tưởng, tự lừa dối chính bản thân mình.

Bà mẹ dặn các con: “Khi thích ăn hãy nhìn vào cá gỗ, mút mút mấy cái y như đang ăn cá thật vậy.”

26. Câu chuyện “Cháo rìu” (tr129-Tiếng Việt 1-tập 2) -  Nội dung không phù hợp với xã hội hiện nay.

- Không giáo dục các cháu có lòng tự trọng. Sẵn sàng dùng trí khôn vặt để lợi dụng người khác, làm lợi cho bản thân mình. 

27. Câu chuyện “An Dương Vương” (tr16-Tiếng Việt 1-tập 3)

- Không giáo dục các cháu tính kiên trì, sáng tạo và tự học hỏi mà hướng các cháu có tư duy dựa dẫm ỉ lại vào người khác để đạt được mục đích của bản thân.

An Dương Vương xây thành Cổ Loa mãi không xong. Sau nhờ Rùa Vàng giúp mới xây được.

Tôi tự hỏi:
 
- Chúng ta có cần thiết phải đưa những từ ngữ thiếu trong sáng làm vẩn đục tâm hồn thơ ngây của chúng như vậy không?

- Chúng ta có thể mong các con thành người tử tế qua những câu chuyện không có tính giáo dục như vậy không?

- Đọc thông viết thạo để làm gì nếu không hiểu ý nghĩa của điều mình đang đọc hay viết?

- Nắm chắc ngữ pháp để làm gì trong khi đạo đức và nhân cách phát triển sai lệch? 

- Nếu rèn luyện kỹ năng vận dụng những kiến thức này vào thực tiễn thì liệu có đảm bảo cho các con phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ ... theo khoản 2 Điều 28 của Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 không?

- Nếu nội dung học như vậy thì liệu có đảm bảo tính kế thừa giữa các cấp học; liệu có bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện; đáp ứng yêu cầu hội nhập Quốc tế theo như khoản 2 Điều 6 của Luật giáo dục sửa đổi bổ sung số 44/2009/QH12 không?

- Nếu cứ tiếp tục được truyền dạy những kiến thức như vậy, liệu các con có thể hình thành và phát triển các phẩm chất theo mục 1 - Điều 9 của Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT:

Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm: mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân; nhận làm việc vừa sức mình; tự chịu trách nhiệm về các việc làm, không đổ lỗi cho người khác khi mình làm chưa đúng; sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai;

Trung thực, kỉ luật, đoàn kết: nói thật, nói đúng về sự việc; không nói dối, không nói sai về người khác; tôn trọng lời hứa, giữ lời hứa; thực hiện nghiêm túc quy định về học tập; không lấy những gì không phải của mình; biết bảo vệ của công; giúp đỡ, tôn trọng mọi người; quý trọng người lao động; nhường nhịn bạn; để giáo viên có thể đánh giá các con hay không?

Vì tương lai của chính chúng ta, người lớn chúng ta hãy nghiêm túc nhìn lại mình và tự cải cách mình ngay lúc này. Hãy làm gương để chính con em mình noi theo. Hãy tôn trọng và lắng nghe những nguyện vọng của lớp trẻ.

Những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục hãy xem xét lại nội dung của chương trình Giáo dục công nghệ trước khi áp dụng trên diện rộng như hiện nay. 

Đừng biến các cháu thành vật thí nghiệm vô giá...trị nữa mà tội nghiệp các cháu. Xin các vị hãy nghĩ lại đi. Làm ơn hãy vì tương lai con em chúng tôi, dù chỉ một chút thôi. 

Có thể những ý kiến của tôi chưa chắc đã được các vị quan tâm nhưng nếu không lên tiếng thì tôi thực sự cảm thấy xấu hổ với chính mình, với con tôi. 

Nếu không lên tiếng thì có lẽ tôi đã mắc bệnh nan y “có mắt như mù, có tai như điếc, có mồm như câm

Tôi rất mong sớm nhận được câu trả lời của những người quan tâm tới giáo dục.

Xin trân trọng cảm ơn!
Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn và cách hành văn riêng của tác giả.
Trần Hương Giang

CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC CÒN 'THỰC NGHIỆM' HỌC SINH ĐẾN BAO GIỜ ?

HỒNG THỦY/ GD 15-10-2016


Giáo sư Hồ Ngọc Đại tập huấn cho giáo viên về sách giáo khoa Tiếng Việt - Công nghệ giáo dục, ảnh: doanhnghiepvn.vn

Công nghệ giáo dục Hồ Ngọc Đại được chính Giáo sư thực nghiệm tại Việt Nam từ năm 1978, đánh dấu bằng việc thành lập trường Thực nghiệm Công nghệ giáo dục ở Hà Nội. 
Từ đó đến nay đã 38 năm, Công nghệ giáo dục hay sách giáo khoa Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại "gặp nhiều thăng trầm" như chính lời kể của ông với báo chí.
Nhưng một thực tế không thể phủ nhận là, ông vẫn được "thực nghiệm" liên tục, khi âm thầm, lúc công khai, và quy mô rộng hẹp có lúc khác nhau.
Thậm chí sách giáo khoa Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại còn được Bộ Giáo dục và Đào tạo ưu ái hơn nhiều so với sách giáo khoa của các tác giả khác.
38 năm "thực nghiệm" vẫn chưa cho ra một kết luận khoa học
Sự "thăng trầm" ấy của Công nghệ giáo dục cũng như sách giáo khoa Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại có thể tóm tắt theo lời kể của chính ông được báo Tiền Phong, Tuổi Trẻ tường thuật năm 2013: [1], [2]
- Năm 1986, trước kết quả giáo dục có năm có tới 650.000 học sinh lưu ban trên tổng số gần 2 triệu học sinh lớp 1, Bộ trưởng Bộ Giáo dục lúc đó là bà Nguyễn Thị Bình đã quyết định khuyến khích các địa phương dùng bộ sách của Giáo sư Hồ Ngọc Đại.- Năm 1979 cải cách giáo dục lần thứ 3, cả nước thống nhất học sách cải cách, duy chỉ có Trường Thực nghiệm Công nghệ giáo dục học sách của Giáo sư Hồ Ngọc Đại.
- Năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất một bộ sách giáo khoa chung cho cả nước theo chương trình 2000.
Sách Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại lại bị đưa ra khỏi chương trình giáo dục phổ thông.
Năm 2001 ông Nguyễn Kế Hào từ chức Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học để phản đối Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định triển khai đại trà chương trình 2000.
- Năm 2006 ngành giáo dục phát hiện nạn “thành tích”, nạn ngồi nhầm lớp diễn ra phổ biến.
Giáo sư Hồ Ngọc Đại đưa sách giáo khoa Công nghệ giáo dục quay trở lại bằng “đường vòng” qua đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt cho học sinh các dân tộc thiểu số. 
Ông trực tiếp đi Lào Cai vận động chính quyền địa phương đưa sách giáo khoa Tiếng Việt - Công nghệ giáo dục vào dạy. 2 năm sau, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho "thí điểm" tiếp ở 5 tỉnh.
- Năm 2013 Bộ Giáo dục và Đào tạo bỏ chữ "thí điểm", tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục được xem là một phương án dạy học chính thức để các tỉnh thành lựa chọn.
- Năm 2016 có 48 tỉnh tham gia. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục tiểu học thường xuyên có chỉ đạo các Sở, các địa phương về việc triển khai dạy sách giáo khoa Tiếng Việt - Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại.
Nhưng đến thời điểm hiện tại là năm 2016, người viết tìm mỏi mắt cũng không thấy bất kỳ một bản đánh giá, tổng kết nào mang tính khách quan, khoa học và hệ thống về mô hình trường thực nghiệm.
Kể cả các tổng kết, đánh giá chính thức, khoa học về sách giáo khoa Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại, từ phía ông với tư cách "cha đẻ" của mô hình, cũng như từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan quản lý nhà nước cho phép và triển khai "thí điểm" gần 40 năm qua tại hơn 40 tỉnh thành cũng không thấy.
Một điều lạ là, riêng khu vực Hà Nội ngoài hệ thống trường thực nghiệm do Giáo sư Hồ Ngọc Đại thành lập, không một trường nào sẵn sàng đón nhận Công nghệ giáo dục của ông sau 38 năm.
Nhưng về Việt Nam đã có lúc ông "thực nghiệm" ở 43 tỉnh thành.Quan trọng hơn nữa, theo lời kể của Giáo sư Hồ Ngọc Đại thì thày ông, hai nhà tâm lý học D.B. Elkonin và V.V. Davydov cũng chỉ thực nghiệm trong phạm vi Trường thực nghiệm số 91 Moscow, trường thực nghiệm duy nhất của Viện Hàn lâm Giáo dục Liên Xô. [3]
Người viết không bàn về phương pháp thực nghiệm của thày trò Giáo sư Hồ Ngọc Đại, nhưng không khỏi băn khoăn về sự dễ dãi của ngành giáo dục khi để Giáo sư Đại "thực nghiệm" ở quy mô rộng lớn như vậy.
Sự cho phép "thực nghiệm" dễ dãi ấy của Bộ Giáo dục và Đào tạo với sách giáo khoa Công nghệ giáo dục trước đây cũng chẳng khác gì dự án VNEN gần đây, khiến dư luận xôn xao.
Thiết nghĩ đã đến lúc Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có các hoạt động tổng kết một cách khách quan, khoa học, hệ thống về mô hình này rồi mới có phương án triển khai, không nên vội vã triển khai đại trà tại 48 tỉnh thành như Quyết định 2222/QĐ-BGDĐT ngày 1/7/2016.
Chưa nói đến tiền của ngân sách và xã hội đổ vào mô hình thực nghiệm suốt 38 năm qua, chỉ riêng việc "thực nghiệm" gần 40 năm mà không đo nghiệm được gì với kết quả khoa học, khách quan, thuyết phục thiết nghĩ cũng là điều khó chấp nhận.
Đặc biệt là trong bối cảnh đến nay ngành giáo dục vẫn chưa đưa ra được chương trình tổng thể, chương trình bộ môn triển khai Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông được Chính phủ phê duyệt ngày 27/3/2015.
Nếu sau này sách giáo khoa Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại mà "lệch" với chương trình mới thì Bộ sẽ làm thế nào?
“Loạn” trung tâm, “loạn” nghiên cứu, thực nghiệm Công nghệ giáo dục?
Ngày nay nhắc đến Công nghệ giáo dục và hệ thống Trường Thực nghiệm Công nghệ giáo dục, có lẽ ai cũng nghĩ ngay đến hệ thống Trường Thực nghiệm Liễu Giai do Giáo sư Hồ Ngọc Đại gây dựng, phát triển.
Nhưng thực tế lại hoàn toàn khác, có đến 3 cơ quan nghiên cứu về Công nghệ giáo dục Hồ Ngọc Đại.
- Một là Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ giáo dục, vốn là Phòng Thực nghiệm tâm lý học trẻ em và sư phạm, do Giáo sư Hồ Ngọc Đại thành lập năm 1977, trực thuộc Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, một cơ quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Giáo sư Hồ Ngọc Đại làm Giám đốc, quản lý Trung tâm này từ năm 1977 đến khi nghỉ quản lý (nghỉ hưu theo quy định?) năm 1999.
Trung tâm này cũng là nơi quản lý hệ thống Trường Thực nghiệm Liễu Giai mà Giáo sư Hồ Ngọc Đại thành lập và phát triển từ năm 1978.
- Hai là, Viện Công nghệ giáo dục thuộc Liên hiệp các hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam, được Giáo sư Hồ Ngọc Đại thành lập tháng 5/2009 để tiếp tục theo đuổi Công nghệ giáo dục mà ông còn dang dở sau khi nghỉ (hưu?). [4]
- Ba là, Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ giáo dục thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, thành lập tháng 9/2012.
Giáo sư Hồ Ngọc Đại làm Giám đốc, ông Nguyễn Kế Hào, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học từ chức năm 2001 để phản đối chương trình năm 2000 của Bộ, làm Phó Giám đốc trung tâm này từ đó tới nay. [5]
Sách giáo khoa Tiếng Việt - Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại, ảnh: doanhnghiepvn.vn
Thứ nhất, tại sao đã có Trung tâm Công nghệ giáo dục thuộc Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Bộ còn cho phép Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thành lập Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ giáo dục với chức năng, nhiệm vụ, hoạt động tương tự nhau? Ở đây đặt ra 3 vấn đề người viết thiết nghĩ dư luận mong nhận được câu trả lời của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ giáo dục là một tổ chức nhà nước trực thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, hay chỉ là bộ phận mà nhà xuất bản này thành lập ra phục vụ cho nhu cầu, mục đích kinh doanh?
Kinh phí hoạt động của trung tâm này từ nguồn ngân sách nhà nước, hay nguồn từ hoạt động kinh doanh của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, hay nguồn nào khác?
Thứ hai, tại sao các hoạt động tập huấn nghiệp vụ sách giáo khoa Tiếng Việt - Công nghệ giáo dục Bộ không giao cho Trung tâm Công nghệ giáo dục của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam chủ trì theo đúng chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước, mà lại giao cho Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ giáo dục của Nhà xuất bản Giáo dục chủ trì? [6]
Thứ ba, tại sao Bộ Giáo dục và Đào tạo còn "nhảy vào chỉ đạo" cả việc mua bán sách giáo khoa Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại, như thể hiện trong công văn số 1181/BGDĐT-GDTH năm 2013 do Thứ trưởng Nguyễn Minh Hiển ký? [7]
Đó là nói về hoạt động “nghiên cứu” Công nghệ giáo dục. Còn về hệ thống trường thực nghiệm Công nghệ giáo dục cũng phức tạp không kém.
Ngoài hệ thống Trường Thực nghiệm Liễu Giai hiện do Viện Khoa học giáo dục Việt Nam quản lý, sau khi về hưu, Giáo sư Hồ Ngọc Đại đã thành lập hệ thống trường thực nghiệm Công nghệ giáo dục riêng, đặt tên là Hệ thống giáo dục CGD Victory tại Văn Quán, Hà Đông. [8]
Xin lưu ý, hệ thống trường thực nghiệm này độc lập hoàn toàn với hệ thống trường thực nghiệm Liễu Giai của Bộ.
Theo cách hiểu của người viết, phải chăng đây là một mô hình giáo dục tư thục có lợi nhuận? Nếu đúng như vậy, Bộ sẽ quản lý hoạt động “thực nghiệm” ở các trường loại hình này như thế nào?
Hiện tại Giáo sư Hồ Ngọc Đại là Chủ tịch Hội đồng cố vấn, còn ông Lê Tiến Thành - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học làm Hiệu trưởng Hệ thống Giáo dục CGD Victory, năm học 2016 - 2017 tuyển sinh hệ mầm non và hệ tiểu học (lớp 1, 2, 3). [9]

Tài liệu tham khảo:
Hồng Thủy

Ô. PHẠM VŨ LUẬN VÀ Ô. NGUYỄN VINH HIỂN GIÚP GS HỒ NGỌC ĐẠI  LÁCH LUÂT?
 
HỒNG THỦY/ GD 17-10-2016
 
Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận, ảnh: VTV.
 

"Ai đã thẩm định sách giáo khoa Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại?"và "Công nghệ giáo dục còn "thực nghiệm" học sinh đến bao giờ?" đặt ra những vấn đề mang tính cơ sở pháp lý việc Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép triển khai đại trà chương trình gây tranh cãi.
Đồng thời người viết cũng đặt câu hỏi với Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy trình và hiệu quả của việc "thực nghiệm" Công nghệ giáo dục Hồ Ngọc Đại.
Tuy nhiên đến nay vẫn chưa thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo hay Giáo sư Hồ Ngọc Đại có phản hồi gì về những vấn đề người viết đặt ra trong hai bài trước.
Trước sự im lặng của Bộ, người viết đành tiếp tục "mò mẫm" tìm câu trả lời từ chính những gì Giáo sư Hồ Ngọc Đại và các quan chức Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu công khai trên báo chí, ngõ hầu giúp bạn đọc có thêm thông tin và góc nhìn, trong khi chờ đợi câu trả lời chính thức.
Chúng tôi chỉ hy vọng chắp nối thông tin và sự kiện, ngõ hầu tìm tới những góc khuất để xem, làm thế nào một bộ sách giáo khoa gây tranh cãi như thế vẫn cứ ung dung vào trường học.Người viết không kết luận rằng thông tin một số tờ báo trích dẫn được cho là phát biểu của Giáo sư Hồ Ngọc Đại và các quan chức Bộ Giáo dục và Đào tạo về sách giáo khoa Công nghệ giáo dục đúng hay sai.
Ông Phạm Vũ Luận, ông Nguyễn Vinh Hiển giúp Giáo sư Hồ Ngọc Đại lách luật?
Thông tin này được báo Vietnamnet dẫn lời Giáo sư Hồ Ngọc Đại cho biết trong chương trình “những vấn đề giáo dục sau sự kiện đạp đổ cổng trường” ngày 21/5/2012, trong bài báo: "Trường Thực nghiệm, một bí mật không ai biết". [1]
Ông Đại kể rằng: "Năm vừa rồi (2011), Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ra quyết định chính thức đưa phương án của công nghệ giáo dục về địa phương.
Nhưng vì Quốc hội ra Nghị quyết số 40 chỉ có một bộ sách toàn quốc nên buộc phải dùng từ “thí điểm”. Nhưng mà “thí điểm” hiện nay có 16 tỉnh và có 50.000 học sinh… 
Chỉ cần, nếu làm thí điểm thì chỉ cần 1.000 là đáng tin cậy.
Giải pháp đưa ra là giải pháp, khi Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chỉ đạo thì xuống Chủ tịch UBND quận ra quyết định, UBND huyện ra quyết định nên làm việc ngon hẳn. Rất ngon!
Tôi chưa bao giờ làm việc thuận lợi như năm vừa rồi.
Trước đây làm gì thì chỉ làm với anh Hiển thôi, anh Thành thôi. Anh Hiển là Thứ trưởng, anh Thành là Vụ trưởng, các anh ấy cho phép làm, cùng hỗ trợ.
Trong 3-4 năm nay, khi chỉ có thứ trưởng và vụ trưởng làm, nói chung cũng vất vả, phải thuyết phục. Nhưng khi Bộ trưởng có quyết định thì tình hình khác hẳn. 
Tôi thấy khi thực sự chính quyền vào cuộc thì tình hình rất dễ.
Mà cũng may, hai anh là anh Hiển và anh Luận phụ trách là hai người thực bụng muốn làm giáo dục, không sợ, không ngại thủ tục và chấp nhận danh từ “thí điểm” để lách luật. 
Khi Bộ trưởng Phạm Vũ Luận dám ra quyết định chính thức bằng văn bản, tôi thấy tình hình khác rồi.
Nhân chuyện ấy tôi nói, chúng ta không nên nhận, kể cả anh Tiến, anh Thành, anh Luận… không phải là tác giả của “chương trình 2000”.
Chương trình này đã triển khai đã mười mấy năm nay. Những người đó là một bộ phận hoàn toàn khác. Còn các anh là những người chịu một việc đã rồi.
Vấn đề này, phải bàn lại công việc trước đó nữa, cần nói đến nguồn gốc sâu xa nữa.
Nên nếu nền giáo dục hiện này có vấn đề gì, cần truy cứu thì phải truy cứu bộ máy làm chương trình năm 2000, tốn hàng ngàn tỉ nhưng không ra gì. Cần phải nhìn sâu xa hơn nữa mới thấy gốc rễ vấn đề. Vụ Tiểu học thực bụng muốn làm. Anh Hiển, anh Luận thực bụng muốn làm. Nhưng cả một hệ thống từ xưa đến nay… Chuyện này, chuyện khác là hậu quả của "Chương trình năm 2000".
Tôi thấy, đây là cơ hội để chúng ta nhìn thấy vấn đề thực hơn, cả phụ huynh, cả người dân nói chung, cả bộ phận quản lý cũng nhìn thấy thực hơn, và Đảng cũng phải nhìn thấy thực hơn là từ chủ trương cách đây lâu rồi. 
Nhóm người đó hầu hết đã về hưu hết cả, hoặc có đang chức thì cũng chỉ hời hợt… Những người đương chức hiện nay đều là nạn nhân phải chịu hết. Việc đã hết rồi, thể chế của mình cứ thế mà làm." [1]
Những câu hỏi xin gửi các ông Phạm Vũ Luận, Nguyễn Vinh Hiển và Hồ Ngọc Đại 
Nếu quả thực những nội dung báo Vietnamnet đăng tải mà người viết trích dẫn trên đây đúng là lời của Giáo sư Hồ Ngọc Đại, thì e rằng hai ông Phạm Vũ Luận, Nguyễn Vinh Hiển dù có về hưu cũng phải giải trình trước dư luận mấy vấn đề:
Một là, tại sao ông Phạm Vũ Luận sẵn sàng chống lại Nghị quyết số 40 của Quốc hội, trong đó quy định thống nhất cả nước sử dụng một chương trình, một sách giáo khoa?
Nếu quan chức nào cũng biết luật và lách luật như ông thì còn đâu kỷ cương phép nước?
Hai là, Giáo sư Hồ Ngọc Đại đã thừa nhận nếu làm thí điểm thì chỉ cần 1000 học sinh là đáng tin cậy, vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo tại sao lại cho "thí điểm" đến 16 tỉnh và 50 ngàn học sinh? Đến nay con số đã lên tới 48 tỉnh? 
Hai ông nguyên Bộ trưởng và Thứ trưởng giải thích thế nào về việc Giáo sư Hồ Ngọc Đại tố quý vị chấp nhận danh từ "thí điểm" để lách luật?
Người viết từng được một vị Giáo sư khả kính trong giới nghiên cứu sinh học cho biết, có thí nghiệm chuột bạch cũng chỉ đến 50 con là cùng. Thế mà người ta có thể cho “thực nghiệm” hàng trăm ngàn học sinh hết thế hệ này đến thế hệ khác thì thật kỳ lạ.
Và cứ theo câu cuối trong phần trích dẫn nội dung được cho là Giáo sư Hồ Ngọc Đại nói trên Vietnamnet mà "suy", có thể đặt vấn đề:
Tất cả những "bùng nhùng", "bung bét" của VNEN, sách giáo khoa Công nghệ giáo dục hay Thông tư 30...thuộc về ông Phạm Vũ Luận, ông Nguyễn Vinh Hiển chứ không phải tân Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.
Giáo sư Hồ Ngọc Đại phủ nhận sạch trơn mọi nỗ lực của hơn 500 nhà khoa học là chủ nhân của Chương trình năm 2000. Ông cho rằng:
"Nếu nền giáo dục hiện này có vấn đề gì, cần truy cứu thì phải truy cứu bộ máy làm chương trình năm 2000, tốn hàng ngàn tỉ nhưng không ra gì."
Vậy xin được hỏi Giáo sư Hồ Ngọc Đại, trong 38 năm qua "thực nghiệm" Công nghệ giáo dục của mình, ông đã tiêu tổng cộng bao nhiêu tiền từ ngân sách nhà nước, đã đo nghiệm được những gì?
Sở dĩ phải đặt câu hỏi này, vì người viết tìm mỏi mắt trên Google cũng chỉ thấy những lời khen ngợi từ những người được Giáo sư Hồ Ngọc Đại vận động và làm việc trực tiếp, cho nên thiếu tính khách quan và thuyết phục.Ai thẩm định kết quả đo nghiệm ấy và thẩm định dựa trên căn cứ pháp lý nào?
Tuy nhiên đọc hai bài viết này, người viết không hiểu các tác giả muốn nói gì. Họ không trả lời câu hỏi của vị phụ huynh kia đặt ra, mà nói lòng vòng trên mây trên gió để ca ngợi Công nghệ giáo dục là hay, là tiên tiến.
Như thế chẳng khác nào người ta hỏi anh ăn cơm chưa, anh lại trả lời: Tôi tắm rồi!
Còn với ông Nguyễn Vinh Hiển, ngày 12/9/2013 báo Vietnamnet đưa tin: Chấm dứt 'thí điểm' một chương trình giáo dục 35 năm.
Ông Nguyễn Vinh Hiển, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ảnh: giaoduc.edu.vn.
Trong bài báo này, ông Nguyễn Vinh Hiển được Vietnamnet dẫn lời nói rằng: 
Bài báo nói về chương trình Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại "có lúc công khai, có khi lén lút", đến 2013 thì Bộ Giáo dục và Đào tạo chấm dứt "thí điểm lớp 1" mà triển khai đại trà.
Khi một bộ tài liệu đã được Bộ phê duyệt thì Bộ phải đảm bảo đó là tốt nhất hiện có để dạy và học”.“Chính do tính ưu việt của chương trình, do nhu cầu ngày càng lớn của các địa phương nên Bộ GD-ĐT đã quyết định triển khai đại trà. 
Nếu những nội dung báo Vietnamnet đưa mà người viết trích dẫn trên đây đúng là phát biểu của nguyên Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, thì xin đề nghị ông Nguyễn Vinh Hiển cho biết:
Sách giáo khoa Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại đã qua Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa thẩm định hay chưa? Hội đồng thẩm định gồm những ai?
"Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng cho rằng nếu việc áp dụng thành công, đây sẽ là một trong những phương thức dạy học được hướng đến trong đổi mới chương trình - sách giáo khoa sau 2015." [2]Cũng trong bài báo này của Vietnamnet còn cho thấy một "âm mưu" khác:
Sở dĩ người viết dùng từ "âm mưu" đặt trong ngoặc kép là vì, cho đến nay chương trình tổng thể và chương trình bộ môn của Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong suốt một nhiệm kỳ của ông Luận, ông Hiển còn làm chưa xong.
Ấy vậy mà đã có kế hoạch đưa Công nghệ giáo dục, sách giáo khoa Công nghệ giáo dục vào chương trình phổ thông trên toàn quốc mà có thể chính nó chưa qua thẩm định thì thật nguy hiểm. 
Bởi làm như vậy thì khác nào sinh con rồi mới sinh cha?
Do đó người viết đề nghị nguyên Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, nguyên Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển lên tiếng về những thông tin được cho là phát biểu của hai ông trên báo chí, cũng như "một bí mật không ai biết" được cho là Giáo sư Hồ Ngọc Đại tiết lộ trên Vietnamnet ngày 21/5/2012.
Tài liệu tham khảo:
Hồng Thủy
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét