Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

20150101. NGHĨ VỀ NĂM CŨ, NĂM MỚI

Hiển thị Chuc mung năm mới cuûa blog.jpg

ĐIỂM BÁO MẠNG
Hiển thị MUNG 2015.jpg

NHÌN LẠI 2014- NĂM CỦA ĐAU THƯƠNG VÀ BẤT ỔN

Bài của RED.VN / BVB 01/01/2014
Nhìn lại năm 2014, chúng ta không khỏi giật mình khi thấy bức tranh toàn cầu ảm đạm với những cuộc đối đầu, xung đột đẫm máu, những tai nạn thảm khốc, dịch bệnh đáng sợ và sự nổi lên gây kinh khiếp của một hình thái chủ nghĩa khủng bố mới...
Năm 2014 chứng kiến hàng loạt những sự kiện làm rung chuyển thế giới. Có những sự kiện làm thay đổi cả cấu trúc khu vực, gây ra những hệ lụy lâu dài. Có những sự kiện để lại nỗi đau thương, ám ảnh khôn nguôi, có những sự kiện gây hoảng loạn toàn cầu...
Khủng hoảng Ukraine 
Một trong những sự kiện thu hút sự quan tâm, chú ý nhiều nhất và lâu nhất, xuyên suốt cả năm là cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở Ukraine. Cuộc khủng hoảng này xuất phát ban đầu từ làn sóng biểu tình phản đối quyết định của Tổng thống Yanukovych hồi cuối năm ngoái trong việc dừng ký kết các thỏa thuận với Liên minh Châu Âu (EU) để ưu tiên cho mối quan hệ gắn bó hơn với Nga.
Bước đi này đã làm dấy lên làn sóng biểu tình của hàng nghìn người ở thủ đô Kiev. Sau khi lực lượng Maidan thân phương Tây nổi dậy lật đổ chính quyền của Tổng thống Yanukovych thì cuộc chiến ở miền đông Ukraine chính thức được châm ngòi và kéo theo cuộc đối đầu Đông-Tây nóng bỏng chưa từng có kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Nếu như cuộc xung đột ở miền đông Ukraine cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, đẩy hàng triệu người vào cuộc sống khốn cùng và tàn phá nghiêm trọng đất nước thì cuộc đối đầu Đông-Tây đang gây tổn thương cho cả hai bên đồng thời gây hệ lụy đến các mối quan hệ quốc tế.
Điều đáng buồn là cuộc khủng hoảng ở Ukraine kéo dài suốt năm 2014 và đến nay khi chỉ còn vài giờ nữa là kết thúc năm, người ta vẫn chưa thể nhìn thấy “ánh sáng ở cuối đường hầm”.

Đại dịch Ebola 
Dịch bệnh Ebola bắt đầu bùng phát ở Guinea hồi tháng 2 và nhanh chóng lan sang Sierra Leone,Liberia và nhiều nước khác. Sự lan rộng nhanh chóng của dịch bệnh Ebola cùng số người thiệt mạng tăng chóng mặt đã gây ra một cơn hoảng loạn trên toàn cầu. Tính đến ngày 24/12, dịch bệnh Ebola đã cướp đi sinh mạng của 7.573 người trên toàn thế giới. Con số thực tế có thể cao hơn gấp nhiều lần.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định, “đại dịch Ebola là tình huống y tế khẩn cấp nghiêm trọng nhất trong thời kỳ hiện đại”. Đáng sợ hơn, cho đến thời điểm này, vẫn chưa có thuốc đặc trị dịch bệnh Ebola và dịch bệnh này vẫn chưa chấm dứt hoàn toàn.
Hàng loạt thảm họa hàng không
Ngày 8/3, chiếc máy bay MH370 chở 239 người của hãng hàng không Malaysia Airlines bay từKuala Lumpur đến Bắc Kinh đã mất tích đầy bí ẩn.
Một chiến dịch tìm kiếm đã được phát động với sự tham gia của mọi phương tiện tối tân nhất có thể, một lực lượng hùng hậu nhất có thể và trên một khu vực rộng nhất có thể, người ta vẫn chẳng thể tìm thấy bất cứ manh mối nào dù là nhỏ nhất của chiếc máy bay MH370. Chiến dịch tìm kiếm MH370 diễn ra suốt nhiều tháng trời với tổng chi phí lên tới hàng trăm triệu USD – một trong những chiến dịch tốn kém nhất trong lịch sử thế giới.
Tuy vậy, cho đến thời điểm này, hơn 9 tháng sau ngày máy bay MH370 mất tích, chiếc máy bay này vẫn hoàn toàn bặt vô âm tín. Điều đó đã biến vụ máy bay MH370 mất tích trở thành vụ việc bí ẩn nhất trong lịch sử hàng không thế giới.
Thế giới còn chưa hết sốc về vụ máy bay MH370 thì vào ngày 17/7, thêm một chiếc máy bay nữa của hãng hàng không Malaysia Airlines bị bắn rơi khi đang chở 295 người. Vụ rơi máy bay MH17 quá thảm khốc khi người ta phải chứng kiến hàng trăm thi thể cháy đen. Vụ việc này cũng vô cùng bí ẩn khi đến nay các nhà điều tra vẫn chưa thể xác định đâu là nguyên nhân chính xác gây ra thảm họa đối với máy bay MH17 và ai phải chịu trách nhiệm về vụ việc đau lòng này. Nga và phương Tây tiếp tục đổ lỗi cho nhau và vụ rơi máy bay MH17 đã khiến cho cuộc đối đầu Đông-Tây thêm nghiêm trọng.
Đau thương trong ngành hàng không vẫn chưa dừng lại khi vào những ngày cuối cùng của năm – 28/12, chiếc máy bay QZ5810 chở 162 của hãng hàng không AirAsia đã rơi xuống biển. Lực lượng tìm kiếm, cứu hộ đã vớt được hàng chục thi thể nạn nhân dưới biển. Nhiều khả năng, sẽ chẳng có ai trong số 162 người đi trên chiếc máy bay này có cơ hội sống sót.
Thảm họa chìm tàu đau thương nhất lịch sử Hàn Quốc 
Ngày 16/4, con tàu chở khách có trọng tải 6.825 tấn mang tên SEWOL đã bị lật nhào và bị chìm xuống nước ở ngoài khơi đảo Jindo, ngay góc phía tây nam của bán đảo Triều Tiên. Lúc tai nạn xảy ra, trên tàu chở 475 người, hầu hết là học sinh trung học. 304 hành khách đã thiệt mạng và nạn nhân đa phần đều là các em học sinh. Đây là thảm họa gây chấn động thế giới và làm rung chuyển đất nước Hàn Quốc.
Sự thảm khốc, tang thương của thảm họa trên nằm ở chỗ phần lớn nạn nhân thiệt mạng là các em học sinh tuổi từ 16 đến 18 – độ tuổi đang tràn đầy sinh lực và nhiệt huyết, đang ấp ủ bao ước mơ và hoài bão cháy bỏng.
Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng biển Việt Nam 
Tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông và biển Hoa Đông trong những năm gần đây luôn gây lo ngại rất lớn cho cộng đồng thế giới. Hồi đầu tháng 5, Trung Quốc đã gây ra một trận “sóng gió” lớn chưa từng có trong nhiều năm trở lại đây khi trắng trợn hạ đặt trái phép một giàn khoan khổng lồ ở trong vùng biển của Việt Nam, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Cũng kể từ đó, Trung Quốc luôn huy động một lực lượng lớn tàu có lúc lên tới 134 chiếc, trong đó có cả tàu chiến, tàu quân sự, để khống chế, xua đuổi, đâm va các tàu cá hay các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam. Trung Quốc đã gây không ít thiệt hại về tài sản cho phía Việt Nam. Nghiêm trọng hơn, lực lượng chức năng Trung Quốc đã có những hành vi đánh đập, gây thương tích và thậm chí đâm chìm tàu Việt Nam, đe dọa đến tính mạng ngư dân.
Hành động của Trung Quốc đã khiến cộng đồng quốc tế không thể im lặng. Không chỉ có tiếng nói mạnh mẽ phản đối việc làm của Trung Quốc, có lẽ đây là lần đầu tiên cộng đồng quốc tế lại có phản ứng công khai và quyết liệt như vậy về tình hình ở Biển Đông. Sự đấu tranh kiên quyết của ViệtNam cùng tiếng nói của cộng đồng quốc tế đã buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam vào ngày 15/7, sớm hơn một tháng so với kế hoạch của Bắc Kinh.
Sự nổi lên đáng sợ của Nhà nước Hồi giáo (IS) 
Nhóm IS chỉ bắt đầu nổi lên và gây chú ý từ đầu năm nay sau khi đánh chiếm được một loạt khu vực ở Iraq, Syria và tuyên bố thành lập “Nhà nước Hồi giáo” ở những nơi chúng chiếm đóng. Đó là khu vực nằm giữa Iraq và Syria. IS gây kinh hoàng khi chỉ trong một thời gian ngắn chúng đã thể hiện mức độ tàn độc, dã man và khát máu một cách đáng sợ chưa từng có, vượt hơn cả mức độ đáng sợ của tổ chức khủng bố khét tiếng một thời – Al-Qaeda.
Để trả thù cũng như phát đi thông điệp ớn lạnh cho Mỹ và các cường quốc phương Tây, nhóm IS đã công khai thực hiện hàng loạt vụ chặt đầu ghê rợn.
IS gây chấn động thế giới còn bởi quy mô, độ tinh vi và hoạt động bài bản cộng với nguồn tài chính dồi dào, ổn định của tổ chức này. Nhóm khủng bố IS hiện tại được cho có thu nhập khoảng 5 triệu USD mỗi ngày chỉ riêng từ việc bán dầu mỏ. Nhóm Nhà nước Hồi giáo còn có sự hậu thuẫn lớn từ bên ngoài, đặc biệt là từ những quốc gia ở vùng Vịnh Persia. Ngoài ra, IS còn tìm cách thu thuế ở những khu vực đang nằm trong quyền kiểm soát của chúng, thu được khoảng 15 triệu USD hàng tháng ở riêng khu vực Mosul.
Tàn bạo, thiện chiến, được tổ chức tốt, hoạt động tinh vi và có nền tài chính dồi dào, lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) đang trở thành mối đe dọa hàng đầu của thế giới.
Mỹ - Cuba nối lại quan hệ sau hơn nửa thế kỷ thù địch 
Một trong những tia sáng hiếm hoi trong bức tranh toàn cầu năm 2014 chính là việc Mỹ bất ngờ làm lành với Cuba sau hơn nửa thế kỷ thù địch.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 17/12 đã tuyên bố Washington đang lên kế hoạch để xây dựng lại mối quan hệ với Cuba. Phát biểu từ Nhà Trắng ở thủ đô Washington, DC, Tổng thống Obama cho biết, Mỹ đang tìm kiếm việc thiết lập trở lại mối quan hệ ngoại giao với Cuba, sớm lên kế hoạch mở một đại sứ quán ở thủ đô Havana, cho phép bán hàng và hoạt động xuất khẩu cũng như đưa ra những thay đổi về luật đi lại giữa hai nước sau nhiều thập kỷ những hoạt động này bị hạn chế.
“Ngày hôm nay, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đang thay đổi mối quan hệ với nhân dân Cuba”, Tổng thống Obama cho biết trong bài phát biểu thể hiện rõ mong muốn thiết lập mối quan hệ hữu nghị giữa Mỹ và Cuba. Ông chủ Nhà Trắng miêu tả đây là “sự thay đổi quan trọng nhất” trong chính sách của Mỹ trong hơn 50 năm qua.
Bán đảo Triều Tiên nóng trở lại
Những ngày cuối năm, thế giới lại chứng kiến bán đảo Triều Tiên nóng bỏng trở lại khi Bình Nhưỡng và Washington đối đầu nhau vì vấn đề nhân quyền và tấn công mạng. Việc Mỹ công khai lên án vấn đề nhân quyền ở Triều Tiên cũng như đổ lỗi cho Triều Tiên gây ra vụ tấn công mạng nhằm vào hãng Sony Pictures đã khiến Bình Nhưỡng nổi đóa thực sự. Triều Tiên không ngần ngại đưa ra lời đe doạ đáng sợ về một cuộc tấn công nhằm thẳng vào đất Mỹ, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc. Trong khi đó, Washington tuyên bố cân nhắc khả năng đưa Triều Tiên trở lại danh sách những nước tài trợ cho khủng bố.

Giá dầu thế giới lao dốc thảm hại 
Trong 6 tháng qua, giá dầu thế giới đã lao dốc thảm hại khi mất giá tới 40% và đến ngày 9/12 tụt xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 5 năm, xuống chỉ còn 63 USD/thùng. Diễn biến này gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn cầu cả theo hướng tiêu cực lẫn tích cực.
Giá dầu giảm đem lại lợi ích cho người tiêu dùng thế giới và kích thích nền kinh tế của nhiều nước phát triển. Tuy nhiên, mặt trái của nó là cũng gây tổn thất nặng nề cho không ít quốc gia xuất khẩu dầu mỏ.
(RED.VN)
***
NHỮNG GÌ CHỜ ĐỢI VIỆT NAM ?
Bài của ALAN PHAN / Góc nhìn Alan/ BVB 01/01/2015

 

***
Tôi có thói quen hay ghi lại những gì đang lộn xộn trong đầu óc khi chợt thức giữa đêm. Noel 2014 đã qua và New Year 2015 sắp đến, không biết sao tôi lại nhớ đến câu nói này của 2 danh nhân;” Suy tư thường dễ dàng, hành động thường khó khăn, và điều khó khăn nhất thế giới là biến suy tư thành hành động – Thinking is easy, acting is difficult, and to put one’s thought into action is the most difficult thing in the world – J. W. von Goethe.” Rồi ,” Kỷ luật là cầu nối giữa mục tiêu và thành tựu – Discipline is the bridge between goals and accomplishment – Jim Rohn”.
Bao nhiêu câu hỏi từ các phóng viên, từ các emails riêng tư của bạn đọc…đều quay quanh chủ đề là theo góc nhìn của Alan, trong năm 2015 và xa hơn, những gì sẽ đến với Việt Nam và các thành phần trong xã hội. Doanh nghiệp nào hay ngành nghề nào hay kênh đầu tư nào sẽ chịu thiệt và ai sẽ hưởng lợi. Hệ thống ngân hàng hay bất động sản có vỡ trận? Kinh tế thế giới sẽ tác động thế nào vào Việt Nam? Vì tôi đã im lặng khá lâu về các vấn đề trên, nên các bạn khuyên là phải “xả bầu tâm sự” vào dịp cuối năm này.
Như thường lệ, xin cảnh báo cùng bạn đọc đây chỉ là một phân tích cá nhân nhiều chủ quan của một nhà kinh doanh và đầu tư, không phải là một nghiên khảo gì sâu sắc theo chuẩn của giới hàn lâm. Tôi hy vọng nếu có sai lầm thì chỉ mình ông già Alan phải trả giá.
Trước hết là xu thế toàn cầu. Vụ giá dầu thô giảm kỷ lục vì đồng Mỹ kim lên giá, vì vài tác nhân địa chính trị cũng như vì luật cung cầu là một thiên nga đen khá bất ngờ trong dự đoán kinh tế cho 2014. Tôi nghĩ rằng tình hình bất ổn từ sự kiện này sẽ tiếp tục diễn biến trong vài năm tới. Dù gây thâm thụt cho ngân sách các quốc gia xuất khẩu dầu, giá dầu thô rẻ sẽ kích thích thêm mãi lực của người tiêu dùng và giữ lạm phát toàn cầu ở mức rất thấp. Tuy nhiên, với những món nợ công và tư thanh toán bằng Mỹ kim, gánh nặng gia tăng trên vốn và lãi có thể cao hơn những lợi ích thu lại từ tiêu dùng.
Về địa chính trị, Mỹ và Tây Âu đang thắng thế trong những tranh chấp với các cường quốc cũ từ khối Cộng Sản. Nga và Trung Quốc dầu có liên minh chặt chẽ cũng không đủ lực để xoay trở thế cờ. Tuy nhiên, với lòng sĩ diện cao độ của 2 ông Putin và Tập Cận Bình, Nga và Trung Quốc có thể khuấy lên những phá rối địa phương, cũng như họp với nhóm Hồi giáo cực đoan để gây thêm bất ổn cho những thăng bằng về quyền lực và đồng Mỹ kim. Mùa bầu cử Tổng Thống Mỹ vào năm 2016 sẽ tuỳ thuộc nhiều vào các biến động này.
Quay lại Việt Nam, mối đe doạ lớn nhất cho chính quyền là những thành tựu hay thất bại về kinh tế, nhất là việc nâng cao mức thu nhập của đa số người dân. Việc thay đổi cơ chế và tái cấu trúc toàn diện tuy cần thiết nhưng sẽ tiếp tục nằm trên bàn giấy của các quan chức; lý do là có quá nhiều dây mơ rễ má và mâu thuẫn của các thế lực lợi ích, để thay đổi sâu rộng trong việc thực thi bất cứ giải pháp gì về nền kinh tế. Dù được nhiều nhóm tư bản đỏ ủng hộ (hy vọng một chuyển giao tài sản lớn lao như Nga 20 năm trước), việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước sẽ vẫn trì trệ vì các phe nhóm đảng không chịu buông.
Do đó, mức thu nhập thực sự của đa số người dân sẽ không thể gia tăng nếu tính theo PPP (parity purchasing power) với tỷ giá đô la sẽ tăng cao ở thị trường tự do. Ngoài ra, vì sự thiếu hụt ngân sách trầm trọng hơn, chính phủ sẽ truy thu tận mức mọi loại thuế phí, tạo thêm gánh nặng đã quá tải cho các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, giới cầm quyền sẽ yên tâm vì hai cột trụ FDI và kiều hối vẫn tăng đều đặn và tiếp tục yểm trợ cho các hoạt động kinh tế chính yếu, nhất là tăng trưởng GDP và dự trữ ngoại hối, ít nhất trên thống kê của chính phủ.
Ngoài ra, mặc cho bao bơm thổi từ PR công và tư, chứng khoán, bất động sản và những hoạt động kinh doanh tư nhân vẫn èo uột và không thể đột phá. Bài toán nợ xấu sẽ phải đợi vài năm tới khi kinh tế khả quan hơn và chính phủ có đủ phương tiện thanh toán.
Trong khi đó, một thiểu số người giàu và những thành phần hưởng lợi từ FDI và kiều hối sẽ an hưởng nhiều phúc lợi hơn từ thu nhập cao cùng việc giảm phát. Họ gồm các quan chức, những nhân viên và đối tác làm cho doanh nghiệp FDI và các hộ dân có tiếp tế từ nước ngoài. Nhóm quản lý trẻ Việt kiều sẽ tăng nhân số vì các công ty đa quốc thích sử dụng họ tại những địa phương bản xứ.
Phần còn lại, đa số người dân sẽ hứng chịu một tình huống tệ hơn vì thu nhập không tăng, làm ăn khó khăn vì cạnh tranh của toàn cầu và sưu cao thuế nặng của Việt Nam. Họ vẫn phải tiếp tục đối đầu với ô nhiễm môi trường do các nhà máy FDI mới; với tệ nạn quản lý giáo dục và y tế công cộng; với thực phẩm độc hại và thói quen ăn nhậu, thuốc lá…bừa bãi; với nạn giao thông hỗn loạn; với tham nhũng phong bì khắp nơi và trên hết là sự thiếu hụt một mạng lưới an ninh xã hội cho người nghèo.
Một yếu tố mới có thể gây bất ổn xã hội là sự du nhập những công dân hạng nhất từ Trung Quốc, Hàn Quốc… trong bối cảnh một một nền chính trị tư pháp “vũ như cẩn”.
Chất xám và tư bản “đen” tiếp tục “di cư” và tinh hoa của đất nước càng ngày càng biến dạng. Sự tạm bợ thành căn bản trong văn hoá và tư duy nên phong cách sống không còn chiều sâu. Mọi người thi nhau tranh giành, chụp giựt nên tội phạm sẽ gia tăng và chủ nghĩa mackeno sẽ thăng hoa trên nhiều khía cạnh.
Tuy nhiên, ngoài những tranh chấp quyền lực vẫn thường xẩy ra ở thượng tầng lãnh đạo, không một nội lực nào có đủ khả năng để tạo thay đổi về chính trị. Trong lịch sử cận đại, mọi thay đổi của Việt Nam đều đến từ những tác nhân “nước ngoài”. Hiện nay, mọi cường quốc có thể ảnh hưởng đến Việt Nam đều chấp nhận nguyên tắc “live and let live”. Không ai muốn quấy rối một “status quo”, dù sự ổn định đó là thực hay ảo, phi lý hay theo thời .
Trong những nước tôi đã đi qua, Nigeria tạo cho tôi nhiều ấn tượng đặc biệt. Đây là quốc gia đông dân nhất của châu Phi, với tài nguyên “tiền rừng bạc biển” nhờ dầu khí và khoáng sản. Thiên nhiên ưu đãi mảnh đất trù phú nông nghiệp, thuận lợi cho kỹ nghệ du lịch, và địa chính trị cạnh biển tạo một nền thương mại khá phồn thịnh cách đây vài trăm năm.
Trong lịch sử, Nigeria bị đô hộ bởi thực dân Anh hơn 15 thập niên, dành độc lập ít lâu thì lâm vào cuộc nội chiến tàn khốc, giữa nhóm dân Hausa và Yoruba, có liên quan đến chủ nghĩa, truyền thống bộ lạc và yếu tố Thiên Chúa giáo-Hồi giáo. Vài lãnh tụ cũng tập tễnh theo chủ nghĩa Mác Lê, nhưng chỉ sau vài năm, họ vái dài CNXH và quay lại với tư bản hoang dã.
Dân Nigeria thông minh, khôn vặt, năng động và quỷ quái nhất châu Phi. Họ phiêu lưu khắp thế giới “xuất khẩu lao động” và đóng góp số tiền kiều hối khoảng 22 tỷ đô la mỗi năm. Với GDP chừng 500 tỷ, chia ra cho 175 triệu dân, thu nhập hàng năm của mỗi người dân khoảng 2,800 đô la. Chính phủ Nigeria nổi tiếng về tham nhũng, lãng phí, có quá nhiều “đầy tớ nhân dân” cùng luật rừng, một nhóm đại gia siêu giàu và kinh tế gần như tuỳ thuộc hoàn toàn vào FDI và kiều hối. Dân Nigeriacũng say mê bóng đá, sex và scams (lừa bịp).
Khác với Việt Nam, Nigeria có một nền dân chủ đa nguyên (ít nhất là trên giấy tờ); và thống kê của chính phủ có vẻ chân thật: tỷ lệ thất nghiệp là 24%…và không lãnh đạo nào tuyên bố dân họ…hạnh phúc nhất nhì thế giới. Về văn hoá, nhà văn Wole Soyinka của Nigeria đã từng đoạt giải Nobel về văn học: ông Chinua Achebe tạo tiếng vang thế giới với tác phẩm Things Fall Apart (Mọi Thứ Gẫy Đổ).
Một anh bạn người Nigeria cùng học với tôi ở Penn State 51 năm về trước vẫn giữ liên lạc. Anh về nước khoảng 1970, năng động trên trường chính trị Nigerian, leo đến chức Bộ Trưởng vài năm dưới một chánh quyền quân sự nào đó thời 90’s. Trong một cuộc đảo chánh, vợ con bị giết, anh chạy thoát qua Mỹ tỵ nạn và giữ một chân giảng viên đại học ở Mid-west cho đến nay. Anh vẫn trăn trở với quê hương đất nước và đợi chờ mỏi mòn cho một đổi mới, anh gọi là new dawn (bình minh mới). Cách đây 2 tháng, tôi cùng anh chuyện trò vớ vẩn qua điện thoại. Sau 20 phút, anh kết luận, “Yes, I’m still waiting…but I‘m no longer knowing what to expect…What’s about Vietnam?” (Vâng, tôi vẫn chờ…nhưng tôi không còn biết phải mong đợi điều gì?..Còn Việt Nam thì sao? “)
Tôi im lặng và nói goodbye.
***
NHỮNG LỜI TIÊN ĐOÁN CHO NĂM 2015
Bài của PHƯƠNG THẢO/ Gia đình/ BVB 01/01/2014
***
Năm 2014 đầy biến động với quá nhiều thảm kịch đã được các nhà tiên tri nổi tiếng như Vanga, Nostradamus tiên đoán trước. Vậy năm 2015 sẽ ra sao? Cùng xem những lời tiên đoán cho năm 2015.
Tiên đoán cho năm 2015 của nhà tiên tri Vanga
Sinh thời, nhà tiên tri vĩ đại nhất thế kỷ - bà Vanga, không đưa ra bất cứ lời tiên đoán cụ thể nào cho năm 2015.
Bà chỉ đưa ra lời tiên đoán chính xác cho năm 2014, rằng phần lớn loài người sẽ bị mắc chứng bệnh mưng mủ, ung thư da và các loại bệnh khác về da do hậu quả chiến tranh hóa học.
Tiên đoán này của bà Vanga đã làm cả nhân loại sửng sốt về độ chính xác. Dịch Ebola đã cướp đi hàng ngàn mạng người và đến giờ vẫn đang đe dọa cả nhân loại.
Dưới đây là lời tiên đoán của nhà tiên tri Vanga cho những năm sắp tới:
Năm 2016 - Châu Âu gần như không có người sinh sống. Năm 2018 - Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc thế giới mới. Những nước phát triển sẽ trở thành kẻ bóc lột các nước khác từ việc khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản. Năm 2023 - Quỹ đạo Trái đất thay đổi. Năm 2025 - Xuất hiện một bộ phận nhỏ người di cư đến Châu Âu.
Tiên đoán cho năm 2015 của nhà tiên tri Nostradamus
Năm 2015: trong tháng 11, nhiệt độ trung bình của trái đất sẽ đạt đến 59 độ Celcius và thế giới đại loạn sẽ phát sinh.
Năm 2016: vào trung tuần tháng 4, bão (Typhoon) sẽ phát sinh tại Trung Quốc; một số thành phố lớn bị phá hoại. Tổng thống Mỹ George W. Bush sẽ khẩn cấp nhập viện về bệnh trạng ảnh hưởng đến tính mạng.
Từ những dự đoán của Juseleeno, nhiệt độ của địa cầu đến năm 2012 tại Phi Châu đạt đến 58 độ Celcius và nạn thiếu nước trầm trọng xảy ra. Sự gia tăng nhiệt độ tiếp tục và đạt tới 59 độ Celcius; nhiều người bị nóng chết và nhân loại trên toàn cầu bị rơi vào khủng hoảng.
Bất luận thế nào, sự gia tăng nhiệt độ của địa cầu nhanh chóng hơn so với suy đoán của các khoa học gia trên thế giới là rất chậm. Những sự kiện này, nếu đúng thì thời gian cho nhân loại không còn lại bao nhiêu.
Những lời tiên tri cho năm 2015 của nhóm các nhà tiên tri
Các nhà tiên tri: Doris Hutchinson, Apostle Steve Lyston, Prophetess Michelle Lyston, Prophetess Sophia DiMuccio, Prophetess Nadra Brotherton và Prophet O. Onesto Jolly lại có nhìn sáng sủa hơn cho năm 2015 này.
Theo các nhà tiên tri, số 15 tượng trưng cho tự do, danh dự và ân sủng. Nó đại diện cho sự phục sinh, hồng ân và phán xét công bằng. 2015 sẽ là năm của sự giàu có và sự chuyển giao chính quyền. Hòa bình sẽ được lập lại và những bí ẩn của vũ trụ phần nào được hé lộ.
Cụ thể:
  1. Lũ lụt, sạt lở đất, chiến tranh ở một vài nơi dẫn đến nạn đói có thể xảy ra trong năm 2015. Thảm họa tự nhiên như núi lửa phun trào, sóng thần, lấn biển sẽ là vấn đề thu hút sự chú ý hàng đầu.
  2. Các vấn đề nợ, thuế, lao động, pháp luật, trị an sẽ được giải quyết dứt điểm, mang lại hy vọng cho mọi người.
  3. 2015 cũng là năm có những đôt phá về y học. Các nghiên cứu từ các loại trái cây và thực vật sẽ giúp con người chữa nhiều bệnh nan y. Tuy nhiên, các bệnh về da vẫn đe dọa con người. Thay đổi khí hậu, những đợt nóng kỷ lục và mưa đá sẽ khiến nhiều người chết.
  4. Ô nhiễm đất và nước khiến nguồn hải sản bị sụt giảm. Các khu vực Trung Đông, Bắc Phi và châu Âu chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.
  5. 2015 là năm hồng ân của Thiên Chúa. Đức Chúa sẽ ban ân sủng và lòng ưu ái đối với con người. Con người sẽ sống chan hòa và nhân ái với nhau hơn.
Phương Thảo/(Gia Đình)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét