Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016

20161103. BÀN VỀ 'LỒNG NHỐT QUYỀN LỰC'

ĐIỂM BÁO MẠNG
LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHỐT QUYÊN LỰC VÀO LỒNG QUY CHẾ?
XUÂN DƯƠNG/ GD  31-10-2016
Ngày 17/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 1 tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hà Nội - (Ảnh: dangcongsan.vn).
Ngày 17/10/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 1, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã có buổi tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Hoàn Kiếm (Hà Nội).
Dẫn ý kiến của Tổng Bí thư, Báo điện tử Infonet.vn viết:
Tổng Bí thư cũng lưu ý về việc đề phòng kẻ địch lôi kéo, chống phá nhân dân. Bây giờ nhìn đâu cũng thấy tham nhũng, chỗ nào cũng thấy cán bộ hư hỏng…
Trung ương Đảng đã đưa ra 4 nhóm giải pháp, trong đó có giải pháp rất quan trọng đó là kiểm soát quyền lực, nhốt quyền lực vào trong lồng quy chế”[1]

Quyền lực khi không kiểm soát được thì trở thành “phản quyền lực”, không còn là quyền lực thông thường, “phản quyền lực” luôn song hành cùng quyền lực và là mặt trái của quyền lực.Từ ý kiến của Tổng Bí thư và một số cán bộ cao cấp Đảng và Nhà nước, có thể thấy khó khăn lớn nhất của cuộc chiến chống tham nhũng ở nước ta hiện nay là kiểm soát quyền lực.
Quyền lực mà nhân dân ủy thác cho Nhà nước phải được thực thi triệt để, một khi nó bị biến tướng, bị lợi dụng để chống lại nhân dân, bị biến thành “phản quyền lực” thì mới phải kiểm soát, mới phải “nhốt” trong lồng pháp luật.
Các nhà vật lý đã chứng minh sự tồn tại của các loại hạt nhỏ hơn nguyên tử (hạ nguyên tử) như electron, proton, neutron… các hạt vật chất này đều có “phản hạt” đồng hành với nó.Từ ý kiến này, người viết liên tưởng đến một thành tựu Vật lý hiện đại, đó là “phản vật chất”.
Sự kết hợp của các “phản hạt” tạo nên “phản vật chất”, khi phản vật chất xuất hiện và tiếp xúc với vật chất , chúng tiêu hủy lẫn nhau và giải phóng năng lượng.
Cách duy nhất để "cầm tù" phản vật chất là giữ nó trong môi trường phi vật chất, đó là “lưới từ trường”. Cho đến nay thời gian “cầm tù” phản vật chất dài nhất là gần 17 phút (khoảng 1.000 giây).
Từ câu chuyện Vật lý này, có một liên tưởng thú vị là muốn nhốt “phản quyền lực” con người không thể dùng quyền lực thông thường mà phải tạo ra “môi trường phi quyền lực”.
Trước khi đề cập khái niệm “phi quyền lực” hãy cùng điểm lại một chút lý luận về “Quyền lực”,  bộ phận quan trọng cấu thành Chủ nghĩa Cộng sản khoa học, cốt lõi trong lý luận về Nhà nước và pháp luật của C. Marx và Ph. Ăng-ghen.

Vào thời đại của mình, Marx và Ph.Ăng-ghen khẳng định hai điều:Theo đó “chuyên chính vô sản là việc giai cấp công nhân nắm quyền lực Nhà nước và sử dụng quyền lực Nhà nước trấn áp giai cấp tư sản".
- Chuyên chính vô sản là việc giai cấp vô sản giành lấy quyền lực Nhà nước;
- Giai cấp vô sản sử dụng quyền lực Nhà nước để trấn áp giai cấp tư sản (chứ không phải với mọi giai tầng khác trong xã hội).
Trong một xã hội không còn mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp như nước ta hiện nay, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định “quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nòng cốt là liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức”, như vậy chủ thể của quyền lực Nhà nước và đối tượng “trấn áp” của quyền lực đã có thay đổi so với quan điểm của Marx và Ph.Ăng-ghen.
Sự thay đổi này đòi hỏi phải có những chuyển biến nhận thức về sử dụng quyền lực và quản lý quyền lực Nhà nước cả về lý luận lẫn thực tiễn.
Vì không còn mâu thuẫn đối kháng, không có một giai cấp thống lĩnh quyền lực nên không tồn tại chuyện “sử dụng quyền lực Nhà nước” để trấn áp các đồng minh chính trị trong khối liên minh “công-nông-trí”.
Mặt khác, nhân loại ngày nay đã bước vào cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật 4.0, nền kinh tế “cơ bắp” đang chuyển thành nền kinh tế tri thức, các thiết bị tự động (rô bốt) sẽ dần thay thế lao động của con người nên đội ngũ trí thức, các nhà khoa học mới là lực lượng đặt nền móng cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất trong xã hội hiện đại.
Theo quan điểm triết học, loài người được tạo hóa ban cho khá nhiều “quyền”: quyền con người, quyền tự do, dân chủ, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền học tập nâng cao trình độ…
Tuy nhiên tất cả các quyền đó, dẫu có cao đẹp, nhân văn, dẫu có do tạo hóa sinh ra và không thể phủ nhận thì thực tế không ít trường hợp vẫn bị chi phối bởi một “quyền” khác, đó là “Quyền cai trị”.
Có thể đó là quyền cai trị về mặt Nhà nước, tức là việc nắm các công cụ trấn áp như luật pháp, tòa án, lực lượng vũ trang… cũng có thể đó là quyền cai trị về tinh thần như vai trò của một/một số số cá nhân hay vai trò của các tổ chức chính trị, tôn giáo…
Gần 100 năm trước, khi chính quyền vô sản đầu tiên trên thế giới vừa được hình thành tại Nga, V. Lênin đã viết trong tác phẩm: “Bàn về lịch sử vấn đề chuyên chính”, công bố ngày 20/10/1920: [1]
Trong tác phẩm này, Lênin viết: “Khái niệm khoa học về chuyên chính không phải cái gì khác hơn là một chính quyền không bị cái gì hạn chế cả, không bị bất cứ luật pháp nào hạn chế, hoàn toàn không bị một quy tắc nào hạn chế cả, và trực tiếp dựa vào bạo lực”.
Để tránh những giải thích hoặc nhận thức sai lệch luận điểm của mình, rằng “chính quyền không bị bất cứ luật pháp nào hạn chế”,  Lênin viết:
Chính quyền không bị hạn chế, bất kể luật pháp, dựa vào sức mạnh, hiểu theo nghĩa trực tiếp nhất, đấy chính là chuyên chính.
Nhưng sức mạnh mà chính quyền mới đã dựa vào và đang tìm cách dựa vào lại không phải là sức mạnh của lưỡi lê nằm trong tay một nhúm quân nhân, cũng không phải là sức mạnh của "sở cảnh sát", không phải là sức mạnh của tiền bạc và cũng không phải là sức mạnh của bất cứ thiết chế nào được thiết lập trước đây…”.
Chỉ còn 4 năm nữa là tròn 100 năm kể từ khi Lênin viết ra những dòng này.
Thế giới ngày nay đã không còn là thế giới cách đây gần 100 năm, nhận thức của loài người về tự nhiên và xã hội, về đấu tranh giai cấp và bạo lực cách mạng, về chuyên chính vô sản và chính quyền của dân, do dân và vì dân một thế kỷ qua đã có những thay đổi căn bản.
Lênin với tầm nhìn xuyên suốt thế kỷ đã không thừa khi người cảnh báo, một khi giai cấp vô sản đã nắm quyền, đã xây dựng được “chính quyền mới” thì sức mạnhmà chính quyền đó “dựa vào” hoặc “tìm cách dựa vào” tuyệt đối không phải là sức mạnh của “lưỡi lê”"sở cảnh sát" hay “tiền bạc.
Kể từ khi Chủ nghĩa Tư bản thắng thế thì Thần quyền không còn vai trò chi phối, chỉ còn lại Vương quyền và Dân quyền.Trong các xã hội trước xã hội tư bản, “quyền lực” luôn thuộc về một thiểu số, có thể là Vương quyền, Thần quyền hoặc đôi khi manh nha xuất hiện Dân quyền.
Vương quyền là nói về quyền lực của vua chúa, Vương quyền “thuần túy” tồn tại trong các quốc gia theo chế độ quân chủ.
“Vương quyền biến tướng” xuất hiện tại các quốc gia quân chủ lập hiến, tại đây vua và hoàng tộc không giữ vai trò quyết định, quyền lực thuộc về Nghị viện (Quốc hội).
Tương tự như Vương quyền, Dân quyền thực sự là quyền lực thuộc về toàn dân, “Dân quyền biến tướng” là quyền lực của dân nhưng vì lý do nào đó mà ủy thác cho một lực lượng chính trị, đôi khi chỉ là một người hoặc một nhóm người mà ta sẽ gọi là “người được ủy thác”.
Lịch sử thế giới cho thấy quyền lực có thể đoạt được thông qua chiến tranh, các cuộc cánh mạng hoặc các phương pháp phi bạo lực, một số trường hợp là sự lạm dụng “quyền được ủy thác” thậm chí là cưỡng bức, đánh cắp sự ủy thác, biến quyền lực thành tài sản riêng.
Có một sự thật không mấy vui vẻ là đôi khi người ta đồng nghĩa “quyền lực chính trị” với quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, thiết chế “tam quyền phân lập” bị vô hiệu và quyền lực được tập trung vào một chủ thể duy nhất.
Một số ý kiến cho rằng loài người ngày nay sống trong một “thế giới phẳng”, sự phổ cập mạng Internet toàn cầu khiến cho mọi sự “gồ ghề” về kinh tế, chính trị, văn hóa không còn nổi bật, loài người trở nên bình đẳng hơn, “phẳng” hơn cả về quyền lợi và nghĩa vụ.
Lý luận kiểu này không đúng khi xem xét sự bất bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của cư dân và các quốc gia trên phạm vi toàn cầu.
1% người giàu nhất thế giới hiện nắm giữ 50% của cải toàn cầu, cụ thể là 85 người giàu chiếm hữu lượng tài sản bằng 3,5 tỷ người còn lại.
Như đã nói, “người được ủy thác” sử dụng chính quyền do mình lập ra để thực thi quyền lực được ủy thác, quyền lực đó phải nhắm đến đích là lợi ích của người ủy thác chứ không phải của người được ủy thác.
Trong dân gian, chuyện mượn đồ của người khác lâu ngày không trả, đến một lúc mặc nhiên coi đó là vật của mình diễn ra không hiếm, đặc biệt là ở nông thôn, khi quan hệ làng xã, dòng tộc chiếm địa vị chi phối.
Có phải vì thế nên những người cẩn thận phải khắc tên hay đánh dấu vào đồ vật trước khi cho mượn?
Khi tâm lý nông dân len lỏi vào chính trường, không ít trường hợp “người được ủy thác” cũng lầm tưởng về quyền lực mà mình “mượn” được của dân, mượn lâu đến mức phân vân không biết nó là của ai và có cần phải trả hay không!
Các nhà làm phim, các nhà khoa học nghiên cứu “trí tuệ nhân tạo” có một lo lắng chính đáng khi loài người đang cố tạo ra người máy biết tư duy, họ lo rằng sẽ đến một lúc nào đó, người máy sẽ thông minh hơn con người, người máy sẽ tự nhân bản và chiếm quyền kiểm soát cả hành tinh.
Một số bộ phim khoa học viễn tưởng đã đề cập đến chuyện nhà thiết kế bí mật cài vào trí tuệ nhân tạo một “mã dự phòng” đề phòng trường hợp người máy nổi loạn.
Khi cần thiết chỉ cần kích hoạt “mã dự phòng” thì toàn bộ “xã hội người máy” sẽ bị tê liệt.
Dẫu sao đấy mới chỉ là khoa học viễn tường, không phải là hình ảnh hiện tại của xã hội loài người.
Khi ủy thác quyền lực, dân chúng đương nhiên rất tin tưởng vào “người được ủy thác” và vì thế trong đa số trường hợp, sự ủy thác không kèm theo “mã dự phòn
Hàng triệu người châu Phi phải rời bỏ quê hương, rời bỏ thứ “tự do” mà họ mơ màng chẳng qua chỉ vì những kẻ họ đặt hết niềm tin đã đổi nó lấy viện trợ để cùng cố quyền lực của mình.Người dân Trung Đông, Bắc Phi, Apghanistan… từng rất hoan hỉ với tự do khi các chế độ độc tài sụp đổ nhờ bom đạn của “Liên quân”, cuộc cách mạng màu không thiếu máu đổ mà người dân Ukraina hồ hởi rốt cuộc có mang lại cho họ tự do?
Lịch sử đau thương của dân tộc Do Thái cho chúng ta một ví dụ về niềm tin sắt đá của một dân tộc quyết tâm giành lại quyền sống của mình sau hàng chục thế kỷ bị mất Tổ quốc, bị phiêu bạt khắp thế giới và bị họa diệt chủng trong chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Người Do Thái đã chứng minh rằng, ngay cả khi đã đã trắng tay thì vẫn có thể giành lại quyền đã mất, mọi điều đều “có thể” chứ không phải là “không thể”.
Niềm tin ấy xuất phát từ một thực tế mang tính quy luật, rằng bất kỳ vương triều nào, khi bắt đầu nền cai trị cũng là lúc đặt viên gạch đầu tiên cho huyệt mộ của mình.
Sự chờ đợi có thể trong nhiều năm, đối với người Do Thái là cả thiên niên kỷ, miễn là có niềm tin.
Trở lại vấn đề nhốt “phản quyền lực” trong môi trường “phi quyền lực”, xin trích một số ý kiến  đăng trên Báo Điện tử Tạp chí Cộng sản:
Trên một số lĩnh vực của đời sống xã hội, còn có tình trạng vừa thiếu dân chủ vừa thiếu kỷ cương. Quyền làm chủ của nhân dân chưa được tôn trọng và phát huy đầy đủ; còn hiện tượng mất dân chủ, dân chủ mang tính hình thức”. [2]
Hoặc “đổi mới căn bản nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, trong đó có phương thức lãnh đạo xây dựng Nhà nước thật sự của nhân dân, bảo đảm quyền lực là của nhân dân.
Nhân dân ủy quyền cho Nhà nước. Ủy quyền mà không mất quyền. Ủy quyền và kiểm soát được quyền lực, không để lộng quyền”. [3]
Nhận định của cơ quan lý luận và Chính trị của Đảng:
Như vậy chỉ có thể dùng môi trường “phi quyền lực” là Nhân dân mới có thể nhốt “phản quyền lực” vào lồng luật pháp, còn nếu sử dụng “quyền lực” để quy thuận “phản quyền lực” thì chưa thể khẳng định kết quả sẽ như thế nào bởi các nhà vật lý không nghiên cứu các hiện tượng xã hội!“Quyền làm chủ của nhân dân chưa được tôn trọng; còn hiện tượng mất dân chủ, dân chủ mang tính hình thức” cho thấy một thực tế là dân chúng đang tạo nên một môi trường “phi quyền lực” lý tưởng.
Không một sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của Nhân dân, chỉ Nhân dân mới có thể tạo nên chiếc lồng đủ mạnh, đủ chắc và đủ lớn để nhốt tất cả các loại “phản quyền lực”.
Điều mà Tổng Bí thư mong mỏi cũng là nguyện vọng của toàn dân, và đương nhiên, quyền lực của Nhân dân là không bị hạn chế và không thể quản lý.
Tài liệu tham khảo:
LỒNG NHỐT QUYỀN LỰC VÀ VAI TRÒ CỦA GIÁM SÁT XÃ HỘI
TS TRỊNH TIẾN DŨNG/ UNDP/ GD 1-11-2016
Chiều 17/10 trong đợt tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói “phải nhốt quyền lực vào trong lồng quy chế lập pháp”.
Tiếp đó, sáng 26/10/2016 bên lề kỳ họp Quốc hội, ông Phạm Minh Chính (Trưởng ban tổ chức trung ương Đảng) cũng nói: “Trung ương đang xây lồng quy chế để nhốt quyền lực”.
Đó là chủ trương đúng đắn và được cử tri và người dân khắp cả nước ủng hộ vì vấn nạn lạm dụng quyền lực đã lên đến đỉnh điểm, thách thức nghiêm trọng cả hệ thống chính trị và dư luận xã hội.
Thực ra cơ chế “nhốt” quyền lực không phải bây giờ mới được quan tâm xây dựng.Khi vấn nạn này được các chính các vị lãnh đạo Đảng nói ra trước công luận thì vấn đề sẽ được quan tâm hơn nhiều.
Khuôn khổ chính sách và pháp luật, các thiết chế, bộ máy trong Đảng, Nhà nước và cả trong xã hội đã được xây dựng và đưa vào thực hiện cách đây trên mười năm.
Chẳng hạn: Luật về hoạt động giám sát của Quốc hội 2003, năm 2015 Quốc hội sửa đổi thành Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân, Luật khiếu nại tố cáo, Pháp lệnh dân chủ cơ sở (2007)…
Vấn đề cốt lõi là hiệu lực và hiệu quả của công tác giám sát hoạt động của các cơ quan công quyền.Mặc dù khuôn khổ pháp luật còn chưa hoàn thiện, đồng bộ và cần tiếp tục điều chỉnh, sửa đổi nhưng đó không phải là căn nguyên chính của vấn nạn lạm dụng quyền lực.
Rõ ràng là hiệu lực và hiệu quả giám sát thông qua hệ thống thiết chế chính thống còn rất hạn chế.
Vậy đâu là giải pháp hữu hiệu nhất để có thể “nhốt” quyền lực trong điều kiện một đảng cầm quyền như ở Việt Nam?
Việc chỉ “đi bằng một chân”, tức giám sát bởi các cơ quan dân cử, kể cả với sự hợp sức của các tổ chức chính trị - xã hội liệu có thể chặn đứng được vấn nạn lạm dụng quyền lực hay không?
Kinh nghiệm thế giới và ở Việt Nam cho thấy việc giám sát bởi hệ thống các cơ quan dân cử là kênh quan trọng, có tính nền tảng, không thể thay thế và đã phát huy hiệu quả cao, nhất là ở thời gian đầu khi “dân trí” còn thấp.
Tuy vậy, thực tiễn đã cho thấy “kênh” này còn nhiều hạn chế như: không thể bao quát hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, chi phí giám sát cao, không tương xứng với lợi ích thu được và trong một số trường hợp có thể bị xung đột lợi ích.
Chẳng hạn, một vị trưởng ngành lại vừa là Bí thư đảng ủy cơ quan Bộ lại vừa là đại biểu Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia. Vậy “lồng” nào có thể “nhốt” được quyền lực khi cái chung và cái riêng xung đột với nhau?
Nó có vai trò to lớn trong việc giám sát hoạt động của các cơ quan công quyền, nhất là ở cấp cơ sở nhằm kiểm soát và chế ngự việc lạm dụng quyền lực để tham ô, tham nhũng các nguồn lực công.Kinh nghiệm ở Việt Nam chỉ ra rằng giám sát xã hội có thể bổ sung cho khiếm khuyết nêu trên của hệ thống giám sát chính thống (tương tự như thị trường có thể làm rất tốt nhiều việc thay cho những việc mà trước đây chỉ có Nhà nước làm).
Chẳng hạn: tiền Chính phủ hỗ trợ thủy lợi phí cho nông dân ở thôn Ngọc Nha Hạ (xã Phùng Hưng, huyện Khoái Châu, Hưng Yên) bị cán bộ thôn ỉm đi suốt 16 năm nay [2]
Ví dụ này tuy không lớn nhưng thông điệp của nó không hề nhỏ: cần đề cao và phát huy vai trò của giám sát xã hội thì mới có thể thực sự “nhốt” quyền lực vào không chỉ lồng quy chế pháp luật, mà rộng lớn hơn… vào lưới trời lồng lộng, qua hàng chục triệu tai, mắt của người dân.
Hoạt động giám sát xã hội được quy định chung trong Hiến pháp 2013 [3] và được quy định cụ thể trong Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2015).
Đặc biệt Luật Mặt trận Tổ quốc dành hẳn Chương V (từ Điều 25-31) nói về hoạt động mang tính chất xã hội này.
Tư liệu tham khảo:
[1] Có thể định nghĩa giám sát xã hội (GSXH) là hoạt động tập thể của cộng đồng công dân nhằm mục đích tăng cường tính giải trình trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước và các đơn vị cung cấp dịch vụ công trong việc thực thi trách nhiệm của họ đối với công dân, trước hết là trong lĩnh vực cung cấp.
[2] http://vtv.vn/trong-nuoc/hung-yen-tien-ho-tro-thuy-loi-noi-dong-bi-im-suot-16-nam-20160912082249459.htm
[3] Điều 2, 8...
NẾU ĐẢNG TỰ NHỐT QUYỀN LỰC TRONG 'LỒNG PHÁP LUẬT'
NAM NGUYÊN/RFA/BVN 1-11-2016
Tham nhũng ngày càng nghiêm trọng, đe dọa sự phát triển kinh tế và sự tồn vong của chế độ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói với cử tri Hà Nội hôm 7/10/2016 là cần có cơ chế kiểm soát quyền lực và phải nhốt quyền lực trong “lồng luật pháp”.
Cần chống tham nhũng từ gốc
Trả lời phỏng vấn của Nam Nguyên thực hiện qua điện thoại vào tối 28/10/2016, TS Nguyễn Thanh Giang một nhà hoạt động ở Hà Nội mô tả điều ông gọi là “hai buồng trứng cơ bản” đẻ ra tham nhũng, thứ nhất đất đai là tài sản toàn dân, thứ hai kinh tế quốc doanh làm chủ đạo… Vẫn theo TS Nguyễn Thanh Giang, ở Việt Nam tài nguyên, đất đai về hình thức là của toàn dân, nhưng các thế lực, những người có quyền có chức đã lạm dụng quyền sử dụng…  tình trạng này sản sinh ra lợi ích nhóm và chiếm đoạt đất đai của nhân dân để làm giàu. Hiện nay giai cấp tư bản Đỏ kếch xù hơn tư bản ngày xưa đã từng bị Đảng Cộng sản Việt Nam tiêu diệt. TS Nguyễn Thanh Giang nhấn mạnh:
Tôi cho là chống tham nhũng bằng cách chống những người tham nhũng thì không đời nào chống được, mà phải chống cái nguyên nhân sản sinh ra những người tham nhũng.
-TS Nguyễn Thanh Giang
“Tôi cho là chống tham nhũng bằng cách chống những người tham nhũng thì không đời nào chống được, mà phải chống cái nguyên nhân sản sinh ra những người tham nhũng.”
Ở các nước dân chủ áp dụng chế độ tam quyền phân lập, Hành pháp – Lập pháp – Tư pháp có vị thế độc lập và giám sát lẫn nhau cho nên quyền lực được giám sát có hiệu quả. Trong khi đó ở Việt Nam, trước trào lưu mong muốn cải cách chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngay từ năm 2012 đã tái khẳng định Việt Nam không theo thể chế tam quyền phân lập.
Điều 4 Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Tuy rằng, có thêm một ít dòng được cho là mới mẻ, đó là “Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.” Ông Nguyễn Phú Trọng cũng như các giới chức cao cấp của Đảng và Nhà nước luôn có chung một cách lập luận, quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Nhốt quyền lực sẽ trói tay Đảng
Được biết, ngày 7/10 khi tiếp xúc cử tri Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói phải có cơ chế kiểm soát quyền lực và nhốt quyền lực vào lồng pháp luật. TS Nguyễn Thanh Giang từ Hà Nội nhận định:
“Mãi cho tới gần đây ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới nói được một câu tương đối hay như vậy. Nhưng nếu nhốt quyền lực vào cái lồng luật pháp thì Đảng bị trói tay, không còn Đảng.  Ông ấy nói điều ấy phi thực tế, ở Việt Nam chính ông Nguyễn Phú Trọng luôn kêu gọi tất cả mọi thứ đều phải dồn cho Đảng, quân đội, công an tất cả phục vụ Đảng và chính ông ấy nói Hiến pháp chỉ là thể chế hóa Cương lĩnh Đảng, tức là ông ấy đặt Đảng trên cả dân tộc, trên cả pháp luật thì đời nào mà ông ấy chống được tham nhũng.”
Trong cùng một ý nghĩa về việc tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam hơn 20 năm đề ra rất nhiều Nghị quyết để phòng chống tham nhũng, mà không đạt hiệu quả. Ông Nguyễn Trung Dân, cựu Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Du Lịch, người từng bị cách chức năm 2009 sau khi duyệt đăng bài viết “Tản mạn đảo xa”, đề cao tinh thần yêu nước trước mối đe dọa từ phương Bắc, từ Saigon nhận định:
“Bao giờ mà pháp luật không được thượng tôn, luật pháp làm ra không bình đẳng vẫn có sự phân biệt giữa người này người khác, phân biệt nhân thân giữa người này người kia… tóm lại một câu, khi nào Đảng vẫn đứng trên pháp luật, Đảng chỉ huy pháp luật thì chắc chắn không thể có được sự gọi là minh bạch và rõ ràng để mà xử lý tham nhũng hết.”
Trên một phương diện khác, chế độ độc đảng ở Việt Nam được cho là một chính quyền mạnh và ổn định. Đây là những điều kiện tối cần thiết để giúp một quốc gia thành đạt về mặt kinh tế. Nhiều nhà nghiên cứu chính trị đã ghi nhận sự kiện Đài Loan, Nam Hàn từng có nhiều thập niên gần như độc đảng, chế độ chính trị khắc nghiệt nhưng các nước đó đã phát triển kinh tế vững mạnh và bước tiếp theo mới thực hiện cải cách chính trị dân chủ.
Nếu nhốt quyền lực vào cái lồng luật pháp thì Đảng bị trói tay, không còn Đảng.
-TS Nguyễn Thanh Giang
TS Nguyễn Thanh Giang nhận định về việc tại sao Việt Nam tiếng gọi là chính quyền mạnh và ổn định, nhưng lại ách tắc kinh tế tụt hậu so với láng giềng trong khu vực. Ông nói:
“Sự ổn định ở Việt Nam là một thứ ổn định khiên cưỡng, ổn định áp chế bằng độc quyền, độc tài, độc đoán, áp chế bằng súng đạn và nhà tù, áp chế bằng sự đàn áp dã man dưới mọi hình thức của công an và chính quyền. Sự ổn định đó giống như nồi áp suất đang bị bít rất chặt bởi luật pháp chỉ phục vụ Đảng Cộng sản Việt Nam. Cho nên sự ổn định đến một lúc nào đó sẽ nổ bung ra. Thực tế đó được nhìn thấy như ở các nước xã hội chủ nghĩa, kể cả bậc thầy xã hội chủ nghĩa của Cộng sản Việt Nam là Cộng sản Liên Xô trước đây.”
Cuộc chiến đấu phòng chống tham nhũng không ngừng nghỉ ở Việt Nam được xem như thất bại. Lên tiếng trong Hội nghị lấy ý kiến đánh giá 10 năm chống tham nhũng ở Việt Nam tổ chức hôm 27/10 ở Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nhìn nhận tình trạng tham nhũng trên cả nước là thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước và trên hết là đe dọa sự tồn vong của chế độ.
Theo TS Nguyễn Thanh Giang tham nhũng quyền lực là tình trạng phổ biến ở Việt Nam. Tham nhũng quyền lực lại có vai trò nguy hiểm nhất từ đó biến hóa muôn hình vạn trạng các loại tham nhũng khác. Nếu lời hứa hẹn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “nhốt quyền lực trong lồng pháp luật” không phải là một lời nói suông, hay theo cách mô tả của TS Nguyễn Thanh Giang là nói cho sướng miệng, thì đây có thể là một sự may mắn cho tiến trình cải cách ở Việt Nam.
N. N.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét