Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

20150805. BÀN VỀ QUYỀN LỰC MỀM

ĐIỂM BÁO MẠNG
KHÁI NIỆM QUYỀN LỰC MỀM
Theo Wikipedia 
Quyền lực mềm (tiếng Anh: Soft Power) là một khái niệm do giáo sư người Mỹ Joseph Samuel Nye, Jr. ở đại học Harvard đưa ra lần đầu tiên trong một quyển sách phát hành năm 1990,Bound to Lead: The Changing Nature of American Power. Ông giải thích rõ hơn về khái niệm này trong quyển sách phát hành năm 2004, Soft Power: The Means to Success in World Politics. Thuật ngữ này hiện được các nhà phân tích và chính trị gia sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới.
Theo giáo sư Joseph NyeQuyền lực mềm là dùng khả năng giành được những thứ mình muốn thông qua việc gây ảnh hưởng để khiến người khác làm theo những gì mình muốn. Ngược lại với quyền lực mềm là quyền lực cứng, theo đó quyền lực được thực hiện chủ yếu bằng cách đe dọa (như sa thải, kỷ luật…) và mua chuộc (như tăng lương, thăng cấp), còn quyền lực mềm thì đạt được những gì mình muốn bằng cách tác động tới hệ thống giá trị của người khác, làm thay đổi cách suy nghĩ của người khác, và qua đó khiến người khác mong muốn chính điều mà mình mong muốn. Đó là quyền lực mềm, thực hiện thông qua sự hấp dẫn và thuyết phục. Đối với một quốc gia, quyền lực mềm được tạo dựng trên 3 yếu tố: văn hóa quốc gia, giá trị quốc gia và chính sách của quốc gia đó.[1]
XẾP HẠNG 30 QUỐC GIA VỀ QUYỀN LỰC MỀM
Bài của NGÔ NHÂN DỤNG/ email HC 2/8/2015
Người dân Trung Quốc vẫn được nghe tuyên truyền của đảng Cộng Sản nói rằng nước họ đang hùng cường nhất thế giới, nếu thua chắc chỉ nhường nước Mỹ - trong hiện tại. Nhưng trong vài chục năm nữa Trung Quốc sẽ qua mặt Mỹ. Thật sự thì Trung Quốc hùng cường đến đâu?
Giữa Tháng Bảy 2015, một tổ chức quốc tế xếp hạng 30 quốc gia theo quyền lực mềm đã đặt Anh quốc hàng đầu (75.61 điểm), Trung Quốc hạng chót (40.85 điểm). Người Trung Quốc không biết tin này, người Việt Nam cũng không, báo chí cả hai nước đều nhất trí không muốn làm đảng Cộng Sản mất mặt.
Trong bảng xếp hạng quyền lực mềm năm nay, đứng thứ nhì là Ðức (73.89 điểm), thứ ba là Mỹ (73.68), sau đó là Pháp, rồi Canada, Úc, Thụy Sĩ, Nhật Bản. Trung Quốc đứng hạng 30, sau Mexico (42.52), Thổ Nhĩ Kỳ (42.55) và Cộng Hòa Tiệp (43.36). Hai nước Á Châu khác được nằm trong danh sách là Nam Hàn (54.32) và Singapore (52.50). Bảng xếp hạng chỉ nêu danh 30 nước, những nước không nằm trong đó tất nhiên còn yếu hơn nhiều.
Nhưng tại sao Trung Quốc lại đứng hạng thấp như vậy?
Khái niệm “quyền lực mềm” hay “sức mạnh mềm” (soft power) do Giáo Sư Joseph S. Nye Jr. đưa ra từ năm 1990 đã được giới nghiên cứu chính trị chấp nhận là một thước đo để so sánh sức mạnh các quốc gia trên thế giới. Quyền lực cứng (hard power) bao gồm sức mạnh quân sự và kinh tế. Khi anh có thể dọa nạt bằng súng hay mua chuộc bằng tiền, hiển nhiên là anh mạnh. Nhưng dù anh mạnh đến đâu, anh vẫn thua một chàng trong tay không có súng và chỉ ăn cơm với rau muống, nếu mọi người ai cũng kính trọng và muốn học hỏi và kết thân với anh chàng kia. Anh kia có thứ sức mạnh mềm mà anh không có.
Tổ chức “Soft Power 30” so sánh sức mạnh mềm của mỗi quốc gia tùy theo cách dân các nước khác nhìn họ thế nào. Thứ nhất, người ta do lường xem mọi người có thích và phục nước đó hay không. Ðặc biệt là ảnh hưởng trong các lãnh vực như văn nghệ, giải trí, thành tích thể thao, ngôn ngữ được nhiều người tập nói, cách sống được mọi người ưa thích, vân vân. Thứ hai, xem loài người có kính trọng tư cách của người dân nước đó hay không. Một nước được kính trọng khi nào người dân nước đó sống tự do và được luật pháp bảo vệ. Dân nước đó có quyền quyết định cuộc sống xã hội vả chính trị của mình, tôn trọng luật pháp và biết đối xử bình đẳng với lân bang. Lãnh vực thứ ba là đo lường quan hệ giữa nước đó với thế giới bên ngoài. Một nước được nhiều người đến du lịch, du học, và giao hảo với các nước khác thì được điểm cao. Quyền lực mềm là khả năng thu hút người dân các nước khác, nhờ pha trộn đủ các yếu tố trong ba lãnh vực trên. Người ta thường gọi quyền lực mềm là “sức hút” còn quyền lực cứng là “sức đẩy.”
Quyền lực mềm khiến cho một quốc gia có thể ảnh hưởng trên các nước khác mà không cần dùng đến binh lực hoặc sức mạnh kinh tế, là hai yếu tố thuộc loại quyền lực cứng. Joseph S. Nye nhấn mạnh rằng quyền lực mềm không phải chỉ là gây ảnh hưởng; vì người ta có thể tạo được ảnh hưởng bằng sức mạnh hay tiền tài. Nye nêu thí dụ năm 2003, chính phủ Mỹ muốn nhờ Thổ Nhĩ Kỳ cho mượn phi trường để chuyển quân trong cuộc chiến Iraq nhưng bị từ chối. Vì đối với người dân và chính phủ Thổ lúc đó, họ thấy hành động của chính phủ Mỹ không đáng kính trọng, nước Mỹ đã mất quyền lực mềm đối với dân Thổ. Ngược lại, khi chính phủ Mỹ muốn mượn phi trường và căn cứ quân sự tại Uzbekistan trong cuộc chiến Afghanistan thì được thỏa mãn. Vì cuộc chiến này được Liên Hiệp Quốc chính thức ủng hộ.
Tổng Thống Nga Vladimir Putin từng khinh rẻ nói rằng, “Anh quốc là một một hòn đảo nho nhỏ không ai thèm để ý tới.” Vậy mà trong mấy năm qua Anh và Ðức thay phiên nhau dứng hạng nhất và nhì trong bảng 30 nước có quyền lực mềm cao nhất. Nga là một siêu cường về quân sự nhưng không thấy trong danh sách này, tức là quyền lực mềm còn yếu hơn cả Trung Quốc! Ông Putin không sử dụng được quyền lực mềm. Cho nên ông đã ép các nước thuộc Liên Bang Xô Viết cũ phải thân thiện với Nga, dùng vũ lực như ở Georgia, Ukraine, hay bằng hối lộ kinh tế như tại mấy nước Trung Á. Nhưng Putin càng ép bao nhiêu, người dân các nước đó càng muốn làm thân với các nước khác hơn.
Khi hiểu quyền lực mềm do đâu mà có chúng ta hiểu tại sao chính quyền Cộng Sản Trung Quốc đã làm cho quyền lực mềm của nước họ rất thấp. Thứ nhất là chế độ độc đảng. Ðảng Cộng Sản cố bám lấy độc quyền chính trị và kinh tế. Vì thế xã hội Trung Quốc không thể phát triển, sáng kiến, phát minh và ngay tinh thần kinh doanh của người dân đều thấp; không làm cho người ngoài kính trọng. Dân Trung Hoa trở nên giầu có, nhiều người nay đã thành triệu phú, tỷ tỷ phú đô la khiến người ngoài ngưỡng mộ, nhưng không người nào ở bên ngoài muốn đổi cuộc sống của mình lấy cuộc sống của một người dân Trung Hoa. Cộng Sản Trung Quốc tuyên truyền rằng họ không có tham vọng bá quyền, rằng họ muốn thân thiện với mọi nước, nhưng chẳng ai tin. Trung Cộng đã xây dựng nhiều đường sá, phi trường, khai thác hầm mỏ ở Phi châu; chính phủ nhiều nước ở đó thích nhờ Trung Quốc viện trợ vì họ không bao giờ đặt điều kiện về cải thiện nhân quyền. Nhưng các sinh viên Phi Châu vẫn muốn đi học ở các nước Âu Mỹ, các nhà điện ảnh muốn gửi phim đi dự thi ở Pháp, Mỹ hay Ðức.
Hiện nay Trung Cộng có thể gây ảnh hưởng trên nhiều quốc gia; nhưng ảnh hưởng đó còn thấp uy thế của Liên Xô trong thời Chiến Tranh Lạnh. Ngay sau khi chế độ Cộng Sản sụp đổ trên thế giới, tất cả các nước từng nằm trong
Liên Xô đều chạy đi kết thân với các nước Tây phương. Giờ đây không người dân một nước nào coi nước Nga là kiểu mẫu đáng cho nước họ noi theo cả. Sức mạnh mềm của Trung Quốc cao hơn Liên xô, nhưng cũng mang các đặc tính giống nhau.
Nước Anh đứng hạng nhất trong danh sách quyền lực mềm nhờ chế độ chính trị dân chủ lâu đời với một vị nữ hoàng khả kính, nhờ ngôn ngữ rất nhiều người muốn học, nhờ đài BBC có uy tín trung thực khách quan, và nhờ các đại học nổi tiếng. Nhưng các sản phẩm văn hóa của nước Anh cũng lôi cuốn người ta, từ các đội đá banh và cầu thủ David Beckham cho tới truyện trẻ em Harry Potter, kịch cổ điển của Shakespeare, nhạc Beatles.
Nhiều nước với dân số rất nhỏ như Israel, Thụy Ðiển, vương quốc Bỉ cũng được xếp hạng trên Trung Quốc khi so sánh quyền lực mềm. Các nước Bắc Âu được thế giới kính trọng vì xã hội công bằng, tôn trọng quyền làm người và quyền công dân, trong khi kinh tế rất phồn thịnh. Nước Pháp luôn luôn đứng hạng cao trong danh sách 30 nước, mặc dù nền kinh tế lết bết hàng chục năm nay, vì cả thế giới vẫn ngưỡng một nền văn hóa và cách sống của người Pháp.
Khác với sức mạnh quân sự hay kinh tế, sức mạnh mềm rất khó dùng quyền tập trung mà điều khiển. Vì vậy các chính quyền độc tài muốn tạo thêm sức mạnh mềm cũng hoàn toàn bất lực. Một chính quyền lại chỉ quen dùng vũ lực đe dọa ngay đối người dân nước họ, dùng tiền tài mua chuộc để nuôi cán bộ, thì rất khó tạo được sức hấp dẫn với người nước ngoài. Sức hấp dẫn của một quốc gia nằm ngoài khả năng của các chính quyền. Không thể ép người khác yêu mình, lại càng khó hơn nếu muốn ép cả thế giới thán phục mình.
Trong thời đại thông tin bùng nổ, sức mạnh mềm sẽ càng ngày càng quan trọng hơn trong khi vai trò của sức mạnh cứng giảm dần trên trường chính trị quốc tế.
Thông tin chính là một nguồn của quyền lực. Càng ngày càng nhiều người trên thế giới tiếp nhận được thông tin và truyền bá thông tin khiến ảnh hưởng của mỗi quốc gia sẽ dựa trên sức thuyết phục của họ đối với dư luận loài người, chứ không phải do sức mạnh kinh tế hay quân sự. Một quốc gia có sẵn những định chế xã hội giúp chia sẻ thông tin một cách tự do và dễ dàng sẽ khiến người dân các nước khác hướng vọng nhiều hơn. Người ta sẽ thích trao đổi và cộng tác với mình hơn; do đó sẽ cùng chia sẻ các quan niệm sống, các phương pháp giải quyết các vấn đề chung của thế giới. Cuộc chạy đua trong tương lai sẽ là thi thố xem nước nào đáng tin tưởng và đáng kính trọng hơn.
Trong vài chục năm nữa liệu Trung Quốc có thể vươn lên đứng hàng ngang ngửa với Anh, Ðức, Mỹ về sức mạnh mềm được không? Nếu dân Trung Quốc xóa bỏ chế độ độc quyền của đảng Cộng sản thì họ có hy vọng.
Sau khi chế độ độc tài Cộng Sản sụp đổ thì cũng phải đợi ít nhất một thế hệ sức mạnh mềm mới biểu lộ được để hấp dẫn loài người. Tác dụng của sức mạnh mềm bao giờ cũng chậm, phải chờ rất lâu mới thay đổi được cách nhìn của người chung quanh về một dân tộc, một quốc gia.
Reply via web post • Reply to sender • Reply to group • Start a New Topic • Messages in this topic (1)
Disclaimer : The sender of this email is solely responsible for the content of this email . The Admin (BDH ) are not responsible for the content of this email .
BDH Thunhan1-2 .
VISIT YOUR GROUP
• Privacy • Unsubscribe • Terms of Use
_._,_.___
Posted by: Kinh Nguyen
PUTIN VÀ QUYỀN LỰC MỀM CỦA NGA
Bài của Joseph Nye/ NCQT 12/1/2015
russia-victory-parade
Nguồn: Joseph Nye, “Putin’s Rules of Attraction“, Project Syndicate, 12/12/2014.
Biên dịch: Phan Việt Hưng | Biên tập: Bùi Thu Thảo
Hành động gây hấn ngầm của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Ukraina vẫn tiếp tục và các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga cũng vậy. Tuy nhiên nền kinh tế không phải là thứ duy nhất đang bị đe dọa; quyền lực mềm của Nga đang bị suy yếu, với những hậu quả có tiềm năng gây tổn hại tới đất nước.
Một đất nước có thể buộc các nước khác thúc đẩy lợi ích của mình bằng 3 cách chính: thông qua ép buộc, mua chuộc, hay thu hút. Putin đã cố gắng ép buộc và gặp phải các biện pháp trừng phạt ngày càng cứng rắn. Thủ tướng Đức Angela Merkel, người đối thoại chính của châu Âu với Putin, đã bày tỏ sự thất vọng về chính sách của Nga đối với Ukraine bằng những lời lẽ ngày càng gay gắt.
Cho dù những hành động của Putin ở Ukraine có mang lại lợi ích ngắn hạn gì đi nữa thì chúng cũng không thể đủ bù đắp cho (thiệt hại trong) dài hạn, khi mà Nga mất quyền tiếp cận với các công nghệ của phương Tây mà nước này cần để hiện đại hóa nền công nghiệp và mở rộng thăm dò năng lượng tại các vùng Bắc Cực xa xôi.
Với một nền kinh tế Nga trì trệ, Putin sẽ ngày càng khó khăn trong việc sử dụng công cụ quyền lực thứ hai: mua chuộc. Ngay cả dầu mỏ và khí đốt – những tài nguyên quý giá nhất của Nga – cũng không thể cứu vãn nền kinh tế, điều này đã được chứng minh bởi thỏa thuận gần đây của Putin về việc cung cấp khí đốt cho Trung Quốc trong 30 năm với giá rẻ.
Chỉ còn lại sự thu hút – một nguồn quyền lực mạnh mẽ hơn người ta tưởng. Trung Quốc là một ví dụ, nước này vẫn đang sử dụng quyền lực mềm để gây dựng một hình ảnh ít đe dọa hơn – một hình ảnh mà họ hy vọng sẽ làm suy yếu, và thậm chí ngăn chặn, những liên minh đang xuất hiện để đối trọng với sức mạnh kinh tế và quân sự đang nổi lên của họ.
Quyền lực mềm của một đất nước dựa trên ba nguồn chính: một nền văn hóa hấp dẫn, các giá trị chính trị mà nó kiên định ủng hộ, và chính sách đối ngoại thấm nhuần tính đạo đức. Thử thách nằm ở việc kết hợp ba nguồn lực này với các tài nguyên quyền lực cứng như sức mạnh kinh tế và quân sự để chúng có thể bổ trợ cho nhau.
Mỹ đã thất bại trong việc đạt được sự cân bằng này trong cuộc xâm lược Iraq năm 2003. Trong khi sức mạnh quân sự Mỹ đủ để đánh bại quân đội của Saddam Hussein một cách nhanh chóng, nó đã gây nên sự sụt giảm sức hút của Mỹ tại nhiều nước khác. Giống như vậy, việc thành lập Học viện Khổng tử ở Manila để dạy người Philippines về văn hóa Trung Quốc có thể giúp gây dựng quyền lực mềm của Trung Quốc, tuy nhiên ảnh hưởng của việc này sẽ bị hạn chế sâu sắc nếu Trung Quốc cùng lúc sử dụng quyền lực cứng của họ để bắt nạt Philippines trong tranh chấp bãi cạn Scarborough.
Vấn đề của Nga là họ có quá ít quyền lực mềm để có thể sử dụng. Thật vậy, như nhà phân tích chính trị Sergei Karaganov đã lưu ý vào năm 2009, sự thiếu hụt quyền lực mềm chính là thứ đã khiến cho Nga hành xử một cách hung hăng – như trong cuộc chiến với Gruzia vào năm 2008.
Chắc chắn là trong lịch sử, Nga từng có một quyền lực mềm đáng kể, do nền văn hóa của họ có đóng góp to lớn đối với nền nghệ thuật, âm nhạc và văn học. Hơn nữa, ngay sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Liên Xô trở nên hấp dẫn đối với nhiều người ở Tây Âu, phần lớn nhờ vào sự lãnh đạo của họ trong cuộc chiến chống phát xít.
Nhưng những người Liên Xô đã lãng phí những quyền lực mềm này bằng việc xâm lược Hungary năm 1956 và Tiệp Khắc năm 1968. Đến năm 1989, họ chỉ còn lại chút ít quyền lực mềm. Bức tường Berlin không sụp đổ dưới sự oanh tạc của pháo binh NATO, mà dưới tác động của những chiếc búa và máy ủi đất của những người đã thay đổi suy nghĩ của họ về hệ tư tưởng Xô-viết.
Giờ Putin đang phạm phải sai lầm giống như những bậc tiền nhân thời Xô-viết của ông. Dù đã tuyên bố vào năm 2013 rằng nước Nga nên tập trung vào việc “vận dụng khôn khéo” quyền lực mềm, Putin đã không thể tận dụng được cú hích quyền lực mềm dành cho nước Nga khi tổ chức Thế vận hội Mùa đông 2014 tại Sochi.
Thay vào đó, ngay khi Thế vận hội đang diễn ra, Putin đã phát động một cuộc can thiệp quân sự bán bí mật vào Ukraine, hành động này cùng với việc ông nói về chủ nghĩa dân tộc Nga đã gây ra mối lo ngại mạnh mẽ, nhất là ở các nước thuộc Liên Xô cũ. Điều này đã hủy hoại chính mục tiêu được Putin tuyên bố là xây dựng một Liên minh Á – Âu do Nga đứng đầu để cạnh tranh với Liên minh Châu Âu.
Với việc rất ít người nước ngoài xem phim Nga, và chỉ có một trường đại học của Nga đứng trong top 100 thế giới, Nga có rất ít lựa chọn để lấy lại sức hấp dẫn của mình. Vì vậy, Putin đã quay sang sử dụng việc tuyên truyền.
Năm ngoái, Putin đã cải tổ lại cơ quan thông tấn RIA Novosti, sa thải 40% số nhân viên, gồm cả ban quản trị tương đối độc lập của họ. Trong tháng 11, lãnh đạo mới của cơ quan thông tấn là Dmitry Kiselyov đã thông báo về việc thành lập “Sputnik”, một mạng lưới các trung tâm tin tức được chính phủ tài trợ tại 34 nước, với 1.000 nhân viên sản xuất các nội dung phát thanh, truyền thông xã hội, và tin tức qua Internet bằng tiếng bản địa.
Nhưng một trong các nghịch lý của quyền lực mềm là việc tuyên truyền thường phản tác dụng do chúng thiếu đi độ tin cậy. Trong Chiến tranh Lạnh, các cuộc giao lưu văn hóa mở – như Hội thảo Salzburg, cho phép giới trẻ giao lưu với nhau – đã chứng minh rằng tiếp xúc giữa nhân dân mang lại nhiều ý nghĩa hơn.
Ngày nay, phần lớn quyền lực mềm của Mỹ được tạo ra không phải bởi chính phủ mà bởi xã hội dân sự, bao gồm các trường đại học, tổ chức và nền văn hóa đại chúng. Thật vậy, xã hội dân sự không bị kiểm duyệt của Mỹ, và sự sẵn sàng chỉ trích các nhà lãnh đạo, cho phép đất nước bảo tồn quyền lực mềm của mình ngay cả khi các nước khác không đồng ý với các hành động của chính phủ Mỹ.
Giống như vậy, ở Vương quốc Anh, đài BBC giữ được uy tín của mình vì họ có thể chỉ trích chính phủ – những người trả tiền cho họ. Tuy nhiên Putin vẫn nhất quyết hạn chế vai trò của các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự.
Có thể Putin hiểu rằng quyền lực cứng và quyền lực mềm bổ sung cho nhau, nhưng ông vẫn tỏ ra bất lực trong việc áp dụng sự hiểu biết này vào các chính sách. Do vậy, nếu không dùng cách ép buộc hay mua chuộc, khả năng thu hút các quốc gia khác của nước Nga sẽ tiếp tục suy giảm.
Joseph S. Nye, cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và cựu chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ, là giáo sư tại Đại học Harvard và là thành viên của Hội đồng Nghị sự Toàn cầu về Tương lai của Chính phủ thuộc Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Gần đây nhất, ông là tác giả của cuốn sách Presidential Leadership and the Creation of the American Era [Lãnh đạo của Tổng thống và sự sáng tạo nên kỷ nguyên Mỹ].
- See more at: http://nghiencuuquocte.net/2015/01/12/putin-quyen-luc-mem-nga/#sthash.VSL6EM2H.dpuf
ĐỌ "QUYỀN LỰC MỀM": TRUNG QUỐC "OUT", NGA-MỸ SO CƠ
Bài THIÊN NAM/ Đất Việt 17/9/2014
(Quan hệ quốc tế) - “Quyền lực mềm” là công cụ gây ảnh hưởng hữu hiệu của cường quốc đến các nước khác. Vậy “quyền lực mềm” của các “ông lớn” trên thế giới ra sao?
Mỹ-Trung Quốc với vấn đề sử dụng “quyền lực mềm”
Quyền lực mềm là khái niệm dùng để chỉ khả năng giành được những thứ mình muốn thông qua việc gây ảnh hưởng để khiến người khác làm theo những gì mình muốn mà không phải sử dụng đến các biện pháp đe dọa, cưỡng chế hoặc dùng vũ lực để chiếm đoạt và kiểm soát.
Quyền lực mềm giúp một quốc gia đạt được những gì mình muốn bằng cách tác động tới hệ thống giá trị của một quốc gia khác, có khả năng ảnh hưởng đến chiến lược và chính sách của quốc gia đó, làm cho họ tự nhiên đi theo định hướng của mình hoặc làm theo những gì mình mong muốn.
Đó là quyền lực mềm, thực hiện thông qua sự hấp dẫn và thuyết phục trên bình diện một hình tượng quốc gia có sức ảnh hưởng và lôi cuốn nhất định đối với nước khác. Đối với mỗi quốc gia, quyền lực mềm được tạo dựng trên 3 yếu tố: Văn hóa quốc gia, giá trị quốc gia và chính sách, đặc biệt là ngoại giao của quốc gia đó.
Ngược lại với quyền lực mềm là quyền lực cứng, được thực hiện chủ yếu bằng cách đe dọa (như sa thải, kỷ luật…) và mua chuộc (như tăng lương, thăng cấp), trên tầm quốc gia thì đó là những biện pháp đe dọa sử dụng hoặc dùng các biện pháp kinh tế hoặc quân sự để ép buộc quốc gia khác nhằm đạt được mục đích của mình.
Quyền lực mềm được xây dựng trên cơ sở quyền lực cứng, quyết định quyền lực cứng. Nếu chỉ sử dụng quyền lực cứng thì sẽ chỉ có một hình tượng nước lớn hiếu chiến, ví dụ như Trung Quốc, còn thiếu quyền lực cứng, dĩ nhiên tiếng nói của một quốc gia sẽ không được xem trọng, không có sức ảnh hưởng trên trường quốc tế, tức là không xây dựng được quyền lực mềm.
2 loại quyền lực này có mối quan hệ biện chứng với nhau, quyền lực mềm chỉ phát huy được hiệu quả cao nhất trên cơ sở một nền kinh tế mạnh và lực lượng quân sự hùng hậu, còn quyền lực cứng sẽ được phát huy cao nhất khi nó kết hợp khéo léo với một hình ảnh đất nước có nền văn hóa dân tộc nhân văn, một lịch sử yêu chuộng hòa bình.
Trung Quốc bị coi là một thảm họa “quyền lực mềm” vì thói hung hăng, côn đồ
Trung Quốc bị coi là một thảm họa “quyền lực mềm” vì thói hung hăng, côn đồ
Mặc dù Bắc Kinh tuyên bố về một cường quốc Trung Hoa “trỗi dậy hòa bình” nhưng nói đến Trung Quốc là người ta nghĩ ngay đến những hình ảnh hung hăng, hiếu chiến, xâm lược, lấy thịt đè người. Đó chính là hậu quả của việc ưa dùng các biện pháp quân sự trong giải quyết tranh chấp, luôn tỏ thái độ hung hăng, dọa nạt các nước láng giềng.Hiện nay, Bắc Kinh là minh chứng tiêu biểu cho sự thất bại thảm hại của một cường quốc không có quyền lực mềm. Trung Quốc có một nền kinh tế thứ 2 thế giới và lực lượng quân sự hùng hậu, đồng thời cũng luôn tích cực quảng bá hình ảnh và đất nước con người Trung Quốc trên toàn thế giới. Vậy tại sao lại thất bại?
Lịch sử dân tộc Trung Hoa được quảng bá rộng rãi trên thế giới qua phim, truyện, kinh kịch… cũng khiến thế giới nhận thấy đó là là lịch sử mấy ngàn năm của các cuộc nội chiến “nồi xa xáo thịt”, hay đi xâm lược nước khác nhưng lại thất bại thê thảm trước các thế lực ngoại xâm và bị đồng hóa.
Con người Trung Quốc đi ra thế giới cũng bị coi là thiếu văn minh khi thể hiện phong cách hành xử thô lỗ, rất nhiều các chương trình, dự án của Trung Quốc ở nước ngoài bị phản đối. Có thể thấy rằng hình ảnh đất nước và con người Trung Hoa ngày càng xấu đi trong con mắt cộng đồng quốc tế.
Hiện nay, Bắc Kinh cũng không có khả năng gây ảnh hưởng tích cực đến chính sách quốc gia của một đất nước khác, có chăng thì đó là những tác động ngược. Tất cả những thay đổi trong sách lược của các quốc gia khác có liên quan đến họ cũng là nhằm đối phó với Trung Quốc chứ không hề đúng với mong muốn của Bắc Kinh.
Hiện nay, với việc không có một chút “quyền lực mềm” nào, đã không có tiếng nói trên trường quốc tế, lại chuyên chèn ép, gây hấn với các nước láng giềng, phải thẳng thắn thừa nhận là Trung Quốc không được coi là một cường quốc mà chỉ là một “gã nhà giàu mới nổi, hung hăng và ngạo mạn”.
Những ảnh hưởng lớn nhất của Trung Quốc đến chính sách của các nước khác là việc các nước này thay đổi chiến lược để tìm cách đối phó với Bắc Kinh
Những ảnh hưởng lớn nhất của Trung Quốc đến chính sách của các nước khác là việc các nước này thay đổi chiến lược để tìm cách đối phó với Bắc Kinh
Sức mạnh kinh tế và thực lực quân sự của họ là điều không có gì phải bàn cãi và Washington cũng vận dụng khéo léo các quyền lực cứng đó, khiến tiếng nói của Hoa Kỳ có trọng lượng lớn trong giải quyết các sự vụ quốc tế, có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến chiến lược và chính sách của một quốc gia khác.Hoa Kỳ là minh chứng điển hình cho sự kết hợp tương đối tốt của quyền lực cứng và quyền lực mềm, thể hiện ở hình tượng tiêu biểu của “chú Sam” với “cây gậy và củ cà rốt”. Suốt một thời gian dài, hình bóng của Mỹ bao phủ toàn cầu, tuy nhiên Mỹ chưa đạt tới tầm “quyền lực thông minh”.
Tuy nhiên, trong thời gian qua tầm ảnh hưởng của Hoa Kỳ đã giảm sút nghiêm trọng chủ yếu do chính sách hai mặt và sự thực dụng trong quan hệ quốc tế của Washington.
Việc Hoa Kỳ trợ giúp phiến quân ISIL trong cuộc chiến Syria để đến nỗi Chính phủ Hồi giáo ngày nay (IS) hoành hành vượt tầm kiểm soát của “ông chủ”, gây tai họa cho Iraq, hay chuyện Washington can thiệp lật đổ chính phủ hợp Hiến ở Ukraine cũng khiến hình ảnh của Mỹ xấu đi trông thấy, ngay cả đối với các nước đồng minh.
Đồng thời, ngân sách quân sự bị cắt giảm, viện trợ cho đồng minh sụt giảm, sự hiện diện và những cam kết của Hoa Kỳ bảo vệ “bạn bè” trước Trung Quốc cũng yếu đi - những yếu tố chủ chốt của quyền lực cứng bị suy yếu khiến cho quyền lực mềm của Washington cũng mất đi hiệu quả, làm cho đồng minh giảm sút lòng tin.
Trong thời gian qua, Hoa Kỳ cũng quá lạm dụng chiêu bài răn đe quân sự và can thiệp quân sự, điều này thể hiện rõ trong các cuộc chiến Iraq, Lybia, Afghanistan và các cuộc khủng hoảng ở Syria và Ukraine. Tuy nhiên sức mạnh quân sự không giúp họ đạt được mục đích đã khiến hình tượng một “ông lớn” bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ảnh biếm họa:
Ảnh biếm họa: "Hầu hết người Mỹ đều nói họ ủng hộ kế hoạch của Tổng thống..." (Obama hớn hở) "... Putin về Syria!" (Tiu nghỉu)
Dưới thời một Tổng thống được coi là ôn hòa như Obama, tưởng chừng “quyền lực mềm” quân sự của Mỹ sẽ phát huy được tối đa tác dụng nhưng ngược lại, sự “nhũn nhặn” trong chính sách đối ngoại cùng với sự lừng khừng trong các biện pháp quân sự đã làm “hình tượng bá chủ” của Mỹ “rớt giá” thê thảm.Có thể cảm nhận thấy bây giờ ai cũng có thể “nhờn mặt” Mỹ, không chỉ những cường quốc như Nga, Trung Quốc mà cả các nước yếu kém như Triều Tiên, Iran cũng không coi Mỹ ra gì, gây ảnh hưởng lớn đến địa vị bá chủ của Mỹ. Thậm chí, tiếng nói của Washington giờ cũng không phải là “chỉ lệnh” đối với một số quốc gia đồng mình.
Nga sẽ sử dụng quyền lực mềm như thế nào?
Trong bối cảnh Mỹ suy giảm ảnh hưởng, Trung Quốc không tạo lập được uy quyền trước các quốc gia khác, đây là cơ hội lớn để Nga bành trướng ảnh hưởng, tạo dựng “quyền lực mềm” quốc gia trên trường quốc tế. Nga đang có nhiều lợi thế nếu khéo léo vận dụng chúng trong cục diện rối ren hiện nay.
Các học giả Nga kêu gọi Moscow phải sử dụng "quyền lực mềm" một cách tích cực hơn, đặc biệt là "quyền lực mềm" của nước này đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nội dung này đã được thảo luận kỹ lưỡng tại Hội nghị bàn tròn của Hội đồng Nga về các vấn đề quốc tế (INF), tiến hành ngày 10 tháng 9 vừa qua.
Giám đốc chương trình INF Ivan Timofeev cho biết: "Dưới những luận điệu xuyên tạc của bộ máy truyền thông phương Tây, những hình ảnh của Nga ở nước ngoài thường gây ra tranh cãi. Đất nước của chúng tôi không chỉ là một đối tác, mà còn là một đối thủ cạnh tranh của nhiều quốc gia, vì thế, hình ảnh của Nga thường gây ra cả cảm xúc tích cực và tiêu cực”.
Tất nhiên, trong mối quan hệ giữa các nước có những khó khăn, hiểu lầm, hờn giận do lịch sử để lại... Vì vậy, hình ảnh của Nga ở nước ngoài có những vấn đề, một phần là do những thế lực thù địch ngụy tạo, một phần có nguồn gốc nội bộ. Vì thế, để cải thiện hình ảnh, Nga cần phải làm việc không chỉ với đối tượng nước ngoài, mà còn bên trong đất nước.
Vấn đề dung dưỡng phiến quân Hồi giáo IS cũng khiến Hoa Kỳ đánh mất hình ảnh của mình
Vấn đề dung dưỡng phiến quân Hồi giáo IS cũng khiến Hoa Kỳ đánh mất hình ảnh của mình
Đó là tất cả mọi thứ phục vụ mục đích cải thiện hình ảnh của đất nước, làm cho hình tượng đất nước hấp dẫn hơn trong con mắt người nước ngoài, ví dụ như ngôn ngữ, các món ăn đặc sản, những yếu tố văn hóa, ngành du lịch và những thương hiệu nổi tiếng. Phải thừa nhận là người Mỹ đã làm khá tốt vấn đề này khi đâu đâu cũng có thể bắt gặp cái gọi là “khuôn mẫu xã hội Hoa Kỳ”.Giám đốc chương trình INF Ivan Timofeev cho biết, giáo sư người Mỹ Joseph Nye là người đầu tiên đưa ra đưa ra khái niệm "quyền lực mềm". Ông đã khẳng định rằng, ngoài "quyền lực cứng" - sức mạnh quân sự, nền kinh tế phát triển, các công nghệ tiên tiến nhất - Hoa Kỳ còn có "quyền lực mềm" rất mạnh mẽ.
Ngoài ra, còn có một ngoại lệ hy hữu là Nhật Bản. Hình ảnh hấp dẫn của “đất nước mặt trời mọc” trong con mắt của người nước ngoài được tạo ra không chỉ nhờ phong cảnh đẹp và các loại xe chất lượng, mà còn nhờ các món ăn đặc sản, thơ ca, anime (phim hoạt hình) và manga (truyện tranh)...
Trong cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine, quyền lực mềm của Nga cũng đã phát huy tốt những giá trị của nó. Hình ảnh đất nước và con người, văn hóa Nga đã có sức thẩm thấu rất lớn, quyết định đến xu thế quay trở về “đất mẹ” của cư dân Crimea, đồng thời cũng có ảnh hưởng quan trọng đến cư dân phía đông Ukraine.
Việc cư dân đông nam Ukraine có xu hướng thân Nga, muốn sáp nhập vào Nga phần lớn là do họ chịu ảnh hưởng của văn hóa, ngôn ngữ, tính cách Nga. Đây là sự ảnh hưởng tự nhiên chứ không phải là yếu tố gượng ép. Rõ ràng là ở đây, quyền lực mềm của Nga đã đóng vai trò tối quan trọng điều mà những sức ép về kinh tế, quân sự… không thể làm được.
Một ví dụ khác là trong cuộc khủng hoảng Syria, quyền lực mềm của Nga cũng đã phát huy vai trò quan trọng của nó. Moscow có ảnh hưởng lớn đối với Damascus, có uy tín cao đối với cộng đồng quốc tế, dẫn đến tiếng nói của Nga có vai trò quan trọng chủ chốt, đảm bảo giải quyết hòa binh vấn đề vũ khí hóa học Syria.
Nga đã thắng trong cuộc đấu giữa “quyền lực cứng và quyền lực mềm” ở Syria?
Nga đã thắng trong cuộc đấu giữa “quyền lực cứng và quyền lực mềm” ở Syria?
Còn Hoa Kỳ, sau một thời gian dài hung hăng đòi sử dụng các biện pháp quân sự đối với Syria đã phải dịu “cái đầu nóng” trước những cú đòn ngoại giao khôn khéo của Nga. Đây là mình chứng rõ nét cho việc sử dụng “quyền lực mềm” để chiến thắng “quyền lực cứng” ra sao.Đặc biệt là khi xét đến vấn đề, một cường quốc khác là Trung Quốc đã bị “gạt ra rìa” trong giải quyết vấn đề này, tiếng nói yếu ớt của Bắc Kinh chìm nghỉm trong vô vàn những kiến nghị “loàng xoàng” - vô hại và không ai thèm quan tâm. Nếu không có Nga, không biết bây giờ đất nước Syria đã ra sao dưới bàn tay của Mỹ?
Sự thành công của Nga trong giải quyết vấn đề Syria bằng các biện pháp hòa bình đã nâng cao vị thế của Moscow trên trường quốc tế. Nó cũng góp phần xây dựng hình tượng một nước lớn “yêu chuộng hòa bình” - đối lập với hình tượng nước Mỹ “hung hăng, hiếu chiến”, góp phần củng cố và nâng cao sức mạnh của quyền lực mềm của Nga.
Ngay trước khi cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine nổ ra, Nga đã định hướng về phía Đông. Nhưng nếu trước đây, đó chỉ là một trong những lựa chọn, thì bây giờ đó là định hướng không thể tránh khỏi. Một ví dụ quan trọng là Nga cần phải tăng cường mối liên hệ với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Vấn đề cấp bách trước mắt là Nga nên cải thiện hình ảnh của mình trong con mắt của các đối tác châu Á. Những hình ảnh tích cực từ phía Moscow sẽ đóng vai trò quan trọng phát triển quan hệ kinh tế, chính trị và các mối quan hệ ngoại gia, quân sự khác. Tất nhiên, đây không phải là yếu tố quan trọng nhất, nhưng không được phép bỏ qua nó.
Nga cho rằng, việc Crimea sáp nhập vào Nga là do sức hút của hình ảnh đất nước và con người, văn hóa Nga chứ không phải là vũ lực
Nga cho rằng, việc Crimea sáp nhập vào Nga là do sức hút của hình ảnh đất nước và con người, văn hóa Nga chứ không phải là vũ lực
Ông nói: "Đã từ lâu tôi nghiên cứu khu vực Đông Nam Á và tôi biết rõ các nước này cố gắng không nhắc nhở về những vấn đề, mâu thuẫn, những cuộc chiến, những bất công đã hoặc đang có trong quan hệ liên quốc gia. Họ làm tất cả mọi thứ để trong ý thức cộng đồng gia tăng những điều tích cực và giảm đi những cảm xúc tiêu cực.Theo ý kiến của ông Dmitry Mosyakov, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á và Châu Đại Dương thuộc Viện phương Đông, cần phải tập trung vào những yếu tố tích cực, đặc biệt là khu vực đông nam Á với quá trình tái lập quan hệ giữa các quốc gia với nhiều vấn đề chưa được giải quyết đang diễn ra như thế nào.
Hơn nữa, các nước này tìm đến những khoảnh khắc tích cực trong lịch sử hoặc trong mối quan hệ với các quốc gia láng giềng. Ví dụ, cuộc đấu tranh chung chống thực dân. Nếu chúng ta muốn xây dựng quan hệ bạn bè thì cần phải tập trung vào những khía cạnh tích cực, thảo ra những chương trình tích cực.
Dù cho mối tương quan giữa chương trình này với thực tiễn cuộc sống chưa phải là đầy đủ, nhưng, nếu bạn đặt ra nhiệm vụ xây dựng mối quan hệ tích cực, thì nên đẩy (chứ không phải lãng quên) những điều tiêu cực sang một bên, và tập trung vào những điều tích cực, không nên dùng quá khứ để làm công cụ gây sức ép trong tương lai...".
Các chuyên gia của INF cho rằng, Nga có nhiều công cụ để áp dụng "quyền lực mềm" với mục đích xây dựng một hình ảnh đẹp về đất nước. Các yếu tố có thể hấp dẫn người nước ngoài là văn học, âm nhạc cổ điển của Nga, các bộ phim, nhạc vũ kịch, các món ăn đặc sản đã trở thành rất phổ biến ở một số quốc gia trên thế giới.
Thiên Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét