Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

20141030. VỀ XẾP HẠNG, PHÂN TẦNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

ĐIỂM BÁO MẠNG

XẾP HẠNG, PHÂN TẦNG GDĐH: CÓ XÓA BỎ ĐƯỢC TƯ DUY LẠC HẬU?
Bài pv của THANH HUYỀN với GS Nguyễn Đăng Hưng trên ĐV 29/10/2014

 "Tôi nghĩ lần cải cách giáo dục này phải triệt để khai tử tư duy coi trọng hình thức trong học thuật: bằng cấp, học hàm".

Đó là nhận định thẳng thắn của GS Nguyễn Đăng Hưng - giảng dạy nghiên cứu tại Đại học Liège, Vương quốc Bỉ về Dự thảo Nghị định quy định về xếp hạng và phân tầng cơ sở giáo dục đại học của Bộ GD-ĐT.
Vẫn còn quá coi trọng bằng cấp
PV: - Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã công bố Dự thảo Nghị định quy định về xếp hạng và phân tầng cơ sở giáo dục đại học. Trong đó, cụ thể chia ra 3 tầng là GDĐH định hướng nghiên cứu, GDĐH định hướng ứng dụng, GDĐH định hướng thực hành. Và khung xếp hạng cơ sở GDĐH bao gồm 5 hạng: hạng 1, hạng 2, hạng 3, hạng 4 và hạng 5 dựa theo kết quả phân tầng.
Theo quan điểm của ông, tại thời điểm này đại học Việt Nam đã cần phân tầng và xếp hạng hay chưa, vì sao?
GS Nguyễn Đăng Hưng: - Theo tôi cái gọi là phân tầng chỉ là sự phân biệt các đại học cơ bản tổng hợp, đại học kỹ thuật và các trường cao đẳng kỹ thuật.
Ở đây không có gì mới. Tuy nhiên khi cho rằng các đại học có định hướng ứng dụng, triển khai là ở tầng 2 theo đánh giá nghiên cứu khoa học là không công bằng vì nhiều khi nghiên cứu triển khai cũng là nghiên cứu và đôi lúc còn phức tạp không kém nghiên cứu căn bản.
Tôi nghĩ một nước đang phát triển như Việt Nam ta, nghiên cứu triển khai và ứng dụng là hướng lẽ ra phải ưu tiên khuyến khích, ưu tiên vì lĩnh vực này liên quan trực tiếp đến việc thành lập xí nghiệp kỹ nghệ, điều căn bản cho tăng trưởng kinh tế. Mọi đánh giá thấp về nghiên cứu ứng dụng triển khai là nên tránh.
Tóm lại tôi cho nghiên cứu căn bản và nghiên cứu ứng dụng đều là cần thiết và các chỉ tiêu nghiên cứu của bản dự thảo ở điểm 3 (Cơ cấu các hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ) hay điểm 4 (Chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học) phải phải là như nhau.
***
GS Nguyễn Đăng Hưng
GS Nguyễn Đăng Hưng
***
PV:-  Đặc biệt, tiêu chí để phân tầng và xếp hạng đều dựa trên quy mô đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Nếu như vậy, thì có xảy ra làn sóng số lượng ThS, TS sẽ tăng vọt trong thời gian tới, có nghĩa là chỉ quan tâm đến lượng mà quên mất chất, vì các trường sẽ phải chạy đua thành tích về xếp hạng không, thưa ông? Hệ quả "nhãn tiền" sẽ là gì?Tôi cho rằng không nên có định hướng ban đầu mà nên để cho các trường tự sắp xếp tuỳ theo yêu cầu của điều kiện cá biệt của từng ngành, từng điạ phương, từng trường hợp.
GS Nguyễn Đăng Hưng:- Đúng vậy đó là nguy cơ phải chờ đợi. Tôi cho rằng các tác giả dự thảo chưa thoát ra khỏi tư duy quá coi trọng bằng cấp mà không căn cứ vào thực chất của nghiên cứu khoa học: thành quả công bố, công trình thực hiện.
Xếp hạng hay đánh giá đối với VN hiện nay là quá sớm
PV:-  Trong khi đó, VN là đất nước có số lượng người học hàm ThS, TS cao nhất TG, nhưng theo đánh giá mới đây của tổ chức nghiên cứu Economist Intelligence Unit (EIU) về khả năng sáng tạo thì trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam còn thua cả Lào, Thái Lan. Theo đó, Việt Nam bị đánh giá thấp về nhân lực, giáo dục, số bằng sáng chế và ấn bản khoa học.
Những con số đánh giá này phản ánh thực trạng gì trong chất lượng đào tạo tiến sĩ hiện nay của nước ta? Việc phân tầng, xếp hạng có tác động, xoay chuyển được chất lượng đào tạo hay không?
GS Nguyễn Đăng Hưng:- Tôi nghĩ lần cải cách giáo dục này phải triệt để khai tử tư duy coi trọng hình thức trong học thuật: bằng cấp, học hàm. Chúng ta phải lấy chất lượng và hiệu quả công việc làm cơ sở đánh giá.
PV:-  Có nhiều ý kiến cho rằng việc xếp hạng sẽ không còn quá quan trọng khi giáo dục Đại học Việt Nam cơ bản về chất vẫn chưa chuyển mình so với quốc tế. Ông có đồng tình với nhận định này? Quan điểm của cá nhân ông về vấn đề này ra sao?
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng:- Tôi cho rằng việc xếp hạng hay đưa ra tiêu chí đánh giá hiện nay là quá sớm.
Nên để cho các chính sách chung như tự trị đại học, tự do học thuật, bình đẳng giữa các trường công và tư dần dần vào hiện thực. Những chính sách mới này sẽ là những giải pháp hữu hiệu giúp các đại học có thực lực điều chỉnh rồi vươn lên củng cố vị trí và thương hiệu.
***
Phân tầng, xếp hạng có giúp giáo dục VN thoát khỏi sự lạc hậu
Phân tầng, xếp hạng có giúp giáo dục VN thoát khỏi sự lạc hậu
***
PV:- Thậm chí, ở trong trường hợp này, Bộ giáo dục vừa là cơ quan đưa ra tiêu chí xếp loại, phân tầng, lại vừa là cơ quan đứng ra đánh giá kết quả. Như vậy liệu kết quả cuối cùng có khách quan, chính xác hay không, liệu có rơi vào tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi?Dĩ nhiên sẽ có những vấp váp, nhưng đấy chỉ là biểu hiệu tất yếu của quá trình trưởng thành. Sau một thời gian dài khoảng 10 năm việc sắp hạng theo những tiêu chí quốc tế vẫn chưa muộn.
GS Nguyễn Đăng Hưng:- Tôi cho rằng việc thoát ly khỏi cơ chế mà Bộ đã làm bấy lâu nay: vừa đá bóng vừa thổi còi là điều kiện tiên quyết của công cuộc cải tổ.
Chừng nào Bộ chưa xác định công nhận sự có mặt của những cá nhân, tổ chức chuyên môn độc lập (người Việt Nam, người nước ngoài) có thể có những đánh giá khách quan và vô tư thì chừng ấy những đánh giá phán quyết bất cập của Bộ sẽ vẫn còn.
- Xin trân trọng cảm ơn GS về cuộc trò chuyện!
  • Thanh Huyền

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét