ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Bình luận về chuyến thăm Việt Nam của Kim Jong-un (NCQT 21/2/2019)-Lê Hồng Hiệp/RFA-Vì sao châu Âu phản đối Tổng thống Donald Trump tại Hội nghị An ninh Munich 55? (GD 20/2/2019)-Anh chĩa mũi dùi vào Facebook (KTSG 20/2/2019)-Vì sao Kim Jong-un sẽ rất để tâm quan sát Việt Nam? (BBC 20-2-19)-Người Việt gốc Hoa: 'Vì sao tôi mù quáng ra đi' (BBC 20-2-19)-Việt Nam cần thận trọng trong đối đầu Mỹ Trung Quốc (RFA 19-2-19)-Phát biểu của Fidel Castro tại cuộc mít tinh cấp quốc gia của Cuba đoàn kết với Việt Nam và lên án sự xâm lược của Trung Quốc, ngày 21/2//1979 (viet-studies 19-2-19)- Mỹ - Ấn bên bờ vực đối đầu thương mại (KTSG 18/2/2019)-3 xu thế cạnh tranh chiến lược biển Trung - Mỹ (GD 18/2/2019)- Kỳ vọng và triển vọng kết quả cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim lần 2 (GD 17/2/2019)-Đàm phán thương mại Trung – Mỹ sẽ gặp khó khăn? (NCQT 17/2/2019)
- Trong nước: Có việc tranh thủ bổ nhiệm lúc giao thời, sáp nhập các đơn vị hành chính (GD 21/2/2019)-Vạn người xin ấn, nghìn người dâng sao, ít người đến hội thề (GD 20/2/2019)-Hà Nội nêu lý do chậm công bố kết luận vi phạm đất rừng Sóc Sơn (GD 20/2/2019)-Các thế lực thù địch đang gia sức tuyên truyền, chống phá ta (GD 20/2/2019)-QĐND- ta hay chúng ta?-Ông Park Hang-seo sẽ nỗ lực hết mình để đáp lại tình cảm của người dân Việt Nam (GD 20/2/2019)-Ông Dương Xuân Huyên được phê chuẩn làm Phó Chủ tịch tỉnh Lạng Sơn (GD 19/2/2019)-PV nước ngoài đổ tới Hà Nội trước thềm hội nghị Mỹ - Triều (KTSG 18/2/2019)-
- Kinh tế: Nhiều tập đoàn Hàn Quốc muốn đẩy mạnh đầu tư vào miền Trung (GD 21/2/2019)-Lúa đông xuân chín rục ngoài đồng: Chỉ còn biết chờ Chính phủ “ra tay” (KTSG 21/2/2019)-Canada có dễ cấm Huawei tham gia mạng 5G? (KTSG 21/2/2019)-Thu hút vốn ngoại: mong chờ bước đột phá (KTSG 21/2/2019)-Đảo chiều tiêu thụ xe ô tô nhập và lắp ráp trong nước (KTSG 21/2/2019)-Thêm một con én thì vẫn chưa có mùa xuân (KTSG 20/2/2019)-Ngành công nghệ Trung Quốc "săn" nhân tài (KTSG 20/2/2019)-“Kinh tế ngầm" sẽ được nhận diện trong năm 2020 (KTSG 20/2/2019)-Anh: Giao trả vỏ lon, chai sau khi dùng (KTSG 20/2/2019)-Thế tiến thoái lưỡng nan trong xử lý rác thải (KTSG 20/2/2019)-Đón 15 triệu khách quốc tế năm 2018, du lịch Việt Nam chuẩn bị gì cho tương lai? (GD 20/1/2019)- Khi nào GDP bình quân của người Việt Nam đạt 35 nghìn USD?(GD 20/2//2019)-Đẩy nhanh nghiên cứu khả thi Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (GD 20/2/2019)-Đồng Tháp dùng ngân sách mua dự án BOT cầu Sông Cái Nhỏ (KTSG 19/2/2019)-MobiFone tung gói cước cho khách quốc tế dự thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên (KTSG 19/2/2019)-Không còn cấp e-visa cho Mỹ, Đức, Nga, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc (KTSG 19/2/2019)-Cái chết từ những “bệ đỡ” dễ dàng (KTSG 19/2/2019)-Khách Thái Lan sẽ ồ ạt vào miền Trung (KTSG 19/2/2019)-Đưa thương mại điện tử vào tiệm tạp hóa (KTSG 19/2/2019)-Nhận "visa" vào Mỹ, xoài Việt Nam rộng đường xuất khẩu (KTSG 19/2019)-Trình làng tổ hợp Grand World liền kề casino Phú Quốc (KTSG 19/2/2019)- Nuôi tôm giờ đã bớt vất vả! (KTSG 19/2/2019)-Kinh tế Việt Nam 2018: niềm vui chưa trọn vẹn! (KTSG 19/2019)-
- Giáo dục: Hiệu trưởng không còn là công chức, càng dễ thanh lọc, sa thải (GD 21/2/2019)-Giáo sư Trần Hồng Quân thăm và làm việc tại Báo điện tử Giáo dục Việt Nam (GD 21/2/2019)-Một trường học ở Krông Pắk vi phạm, dạy thêm thu tiền của gần 1.000 học sinh (GD 21/2/2019)-Phú Thọ dẫn đầu các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc về số học sinh giỏi đạt giải (GD 21/2/2019)-Một thầy “3 vai” làm sao tuyển được học sinh giỏi nhất? (GD 21/2/2019)-Chưa thấy quốc gia nào có Giấy chứng nhận hoàn thành giáo dục phổ thông (GD 21/2/2019)-Nữ giáo viên đang mang thai vẫn bị chấm dứt hợp đồng lao động (GD 21/2/2019)-Cấu trúc đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay ở Sài Gòn sẽ ra sao? (GD 21/2/2019)-Đà Nẵng chi 1,5 tỷ đồng huấn luyện kỹ năng cấp cứu cho giáo viên mầm non (GD 21/2/2019)-Chính phủ báo cáo Thường vụ Quốc hội kết quả lấy ý kiến nhân dân Luật Giáo dục (GD 21/2/2019)-
- Phản biện: Giỗ Cha thì có, sao lại Giỗ trận Bạch Đằng? (GD 21/2/2019)- Xuân Dương-Tháo bỏ chướng ngại, khơi thông dòng chảy đất nước (TVN 21/2/2019)-Đinh Đức Sinh-Đảng, Truyền thông và 40 năm Cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc 1979 (BVN 21/2/2019)-Quách Hạo Nhiên-Chiến tranh? (BVN 21/2/2019)-Thường Sơn-Nguyện vọng thoát Trung qua lá thư gửi Tổng thống Mỹ của nhân sĩ trí thức Việt Nam (GD 21/2/2019)-Diễm Thi-5 lý do để Việt Nam được chọn làm nơi tổ chức hội nghị thượng định Mỹ-Triều (BVN 21/2/2019)- Phạm Nguyên Trường dịch-Đất nước cần những “cuộc chiến khác” (TVN 20/2/2019)-Uông Ngọc Dậu-‘Mượn’ xe công làm việc riêng và ‘chuyến tàu vét’ (TVN 20/2/2019)-Nguyễn Duy Xuân-Vẫn rất cần “ngọn lửa của trái tim Đankô”(Mênh mông thế sự để gió cuốn đi, số 59) (BVN 20/2/2019)-Tương Lai-Vẫn còn nguyên nỗi sợ hãi (BVN 20/2/2019)-Nguyễn Tường Thụy-Bài học 17/2 trong bối cảnh hiện nay (BVN 20/2/2019)-Nguyễn Anh Tuấn-Chúng ta nên dừng ‘dũa ngọc thô’? (BVN 20/2/2019)-An Viên-Có mở, minh bạch mới có liêm chính và kiến tạo (KTSG 19/2/2019)-Hiệu Minh-Đừng thành ‘tay nối dài’ khiến lễ hội thêm ‘vỡ trận’(TVN 19/2/2019)-Thiện Văn-Dâng sao giải hạn đang làm méo mó tín ngưỡng, trục lợi tâm linh (GD 19/2/2019)-Vũ Phương-Làm cách nào để “giải độc” lịch sử chiến tranh? (BVN 19/2/2019)-Nguyễn Quang Duy-Có hai cuộc “Chiến tranh Biên giới” trong cùng thời điểm (BVN 19/2/2019)-Trần Trung Đạo-Báo chí VN có được nới lỏng trong sự kiện 40 năm chiến tranh Biên giới? (BVN 19/2/2019)-Minh Hải-Tháng Hai chưa qua, tháng Ba đã tới (BVN 19/2/2019)-FB Nguyễn Văn Phước-Chống chủ nghĩa trí thức: ĐCSVN tự xây lâu đài quyền lực trên cát? (BVN 19/2/2019)-Hoa Nghi dịch
- Thư giãn: Câu chuyện giàu nghèo (KTSG 20/2/2019)-Thời của... thông minh? (KTSG 20/2/2019)-Khoác “áo” sơn mài cho điện thoại (KTSG 20/2/2019)-Xuống hầm xem metro số 1 ở Sài Gòn chuyển động ngày đầu năm (VNN 19/2/2019)- Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (55) - Tuổi trẻ không trì hoãn (GD 18/2/2019)
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018: NIỀM VUI CHƯA TRỌN VẸN
BÙI TRINH/ TBKTSG 19-2-2019
(TBKTSG) - Khu vực kinh tế trong nước đang ngày một yếu đi tương đối so với khối doanh nghiệp FDI bất chấp Đảng và Chính phủ đã có nhiều nghị quyết và biện pháp nhằm thúc đẩy khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước.
Năm 2018 khép lại với những con số, khẳng định 2018 là một năm thành công của kinh tế Việt Nam. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) cả năm 2018 tăng 7,08%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2011 trở về đây. Cụ thể, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%, đóng góp 8,7% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85%, đóng góp 48,6% và khu vực dịch vụ tăng 7,03%, đóng góp 42,7%. Về cơ cấu ngành trong nền kinh tế năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,57% GDP; công nghiệp và xây dựng 34,28%; khu vực dịch vụ 41,17%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10%.
Điều này khẳng định tính kịp thời và hiệu quả các giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng nỗ lực thực hiện.
Tuy nhiên, nhìn sâu hơn có thể thấy tăng trưởng GDP và xuất khẩu cơ bản dựa vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tế trong nước hầu như bị chèn lấn so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Do cách tính GDP về thường trú nên phần giá trị tăng thêm của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài được tính cả vào GDP (bao gồm cả phần giá trị doanh nghiệp chuyển về nước như lợi nhuận... và lương trả cho lao động nước ngoài), tạo nên thành tích đóng góp vào tăng trưởng GDP và phần nào lý giải GDP tăng ở mức cao hàng đầu châu Á nhưng thu nhập và đời sống của người dân không được cải thiện bao nhiêu, nợ công, nợ doanh nghiệp nhà nước vẫn tăng. Tính một cách tổng quát về xuất nhập khẩu hàng hóa cho thấy tình hình là xuất siêu nhưng thực chất đó chỉ là thành tích bề nổi, xuất siêu hoàn toàn do
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài mang lại, khu vực kinh tế trong nước vẫn nhập siêu ngày càng cao. Số liệu thống kê cũng cho thấy từ khi gia nhập WTO (2007) đến nay độ mở của nền kinh tế Việt Nam là rất lớn, xuất khẩu hàng hóa trong giai đoạn 2007-2016 tăng 364%, nhập khẩu hàng hóa tăng 279%. Tuy nhiên, nếu xét kỹ theo sở hữu có thể thấy khu vực FDI tăng nhanh hơn khu vực trong nước khá nhiều. Xuất khẩu hàng hóa của khu vực FDI trong giai đoạn này tăng 454% và nhập khẩu hàng hóa của khu vực FDI tăng 472%, tăng trưởng xuất khẩu bình quân của khu vực FDI giai đoạn 2007-2016 khoảng 21%/năm và tăng trưởng nhập khẩu bình quân của khu vực FDI khoảng 22%/năm, trong khi tăng trưởng về xuất khẩu và nhập khẩu của khu vực trong nước giai đoạn này tương ứng là 11% và 7%/năm. Cơ cấu xuất nhập khẩu cũng cho thấy khu vực FDI đang nhanh chóng chiếm thị phần xuất khẩu và cả nhập khẩu. Năm 2005 xuất khẩu của khu vực FDI chiếm khoảng 57% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa thì đến năm 2016 xuất khẩu của khu vực này lên đến 72% tổng giá trị xuất khẩu; tương tự cơ cấu nhập khẩu của khu vực FDI cũng tăng từ 35% năm 2005 lên 59% đến năm 2016.
Xu hướng nhập khẩu và xuất khẩu của khu vực FDI cũng ngày càng “lấn lướt”, dần dần chiếm lĩnh thị phần của khu vực kinh tế trong nước. Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của khu vực kinh tế trong nước năm 1995 chiếm 73% tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2000 còn 52,98%, giảm xuống còn 27,5% vào năm 2017; thay vào đó khu vực FDI tăng lên tương ứng: từ 27% năm 1995 lên 47,02% năm 2000 và 72,5% năm 2017. Cơ cấu nhập khẩu cũng có sự thay đổi đáng kể, khi mà khu vực kinh tế trong nước phải “nhường” 33,2% thị phần cho khu vực FDI trong giai đoạn 2000-2017.
Như vậy, nền kinh tế luôn nhập siêu suốt từ năm 1995-2017 và khu vực đầu tư nước ngoài luôn xuất siêu. Nếu năm 1995 khu vực đầu tư nước ngoài chỉ xuất siêu 5 triệu đô la Mỹ thì đến năm 2017 xuất siêu của khu vực này trên 25 tỉ đô la. Khu vực trong nước năm 1995 nhập siêu khoảng 2,7 tỉ đô la đến năm 2017 nhập siêu trên 25 tỉ đô la. Như vậy có thể thấy về tổng số xuất siêu hay nhập siêu đều do khu vực đầu tư nước ngoài mang lại. Điều này cho thấy sự mừng rỡ với xuất siêu phải chăng là mừng rỡ với túi tiền của người khác?
Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu của khu vực FDI là rất lớn (72,5% trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa năm 2017) nhưng giá trị gia tăng đóng góp vào GDP chỉ khoảng 20% đến năm 2017. Hơn nữa, mặc dù trong xuất khẩu của khu vực FDI bao gồm xuất khẩu khoáng sản (dầu khí, than đá...) có tỷ lệ chi phí trung gian không cao nhưng tỷ trọng giá trị tăng thêm của khu vực này trong tổng GDP chỉ khoảng 20%.
Thực ra đóng góp của khu vực FDI vào GDP khoảng 20% không phải là nhỏ trong khi khu vực doanh nghiệp tư nhân chỉ đóng góp vào GDP 8,64% tính đến năm 2017, đóng góp của khu vực kinh tế nhà nước chiếm khoảng 29%, bao gồm đóng góp của doanh nghiệp nhà nước và các hoạt động về quản lý nhà nước và các hoạt động sự nghiệp (tiền từ ngân sách chi thường xuyên), trong đó ước tính đóng góp của doanh nghiệp nhà nước vào GDP khoảng 20%.
Đóng góp lớn nhất vào GDP là khu vực cá thể, chiếm đến 29,34% GDP, một lần nữa khẳng định nền kinh tế Việt Nam không chỉ là nền kinh tế gia công mà còn rất manh mún; không một nước nào cóthể phát triển nếu nền kinh tế dựa vào sản xuất gia công và cá thể nhỏ lẻ. Thật đáng tiếc là từ năm 2005 đến nay, tỷ trọng này thay đổi không đáng kể.
Khối doanh nghiệp tư nhân không phát triển phần do không muốn phát triển, phần do không thể phát triển. Tại sao lại như vậy trong khi Đảng và Chính phủ đã có nhiều nghị quyết và biện pháp nhằm thúc đẩy khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước? Theo người viết khối doanh nghiệp tư nhân trong nước vẫn bị kìm hãm bởi những rào cản, điều kiện kinh doanh, chèn lấn lẫn nhau và nạn tham nhũng vặt, xin đểu, nhất là trong những dịp lễ, Tết.
THÁO BỎ CHƯỚNG NGẠI, KHƠI THÔNG DÒNG CHẢY ĐẤT NƯỚC
ĐINH ĐỨC SINH/ TVN 21-2-2019
- Đã đến lúc tháo bỏ những chướng ngại vật để dòng chảy phát triển của đất nước được khơi thông thay vì quẩn quanh, tù hãm ở mức trung bình thấp.
Tham nhũng từ “một bộ phận nhỏ” đã loang ra những bè mảng lớn làm ô nhiễm và cản trở dòng chảy Việt Nam đã trên một thập kỷ tới ngày nay.
Để gạn đục vết nhơ tham nhũng, cả hệ thống chính trị đã không ít lần được huy động vào cuộc nhưng kết quả không được bao nhiêu. Sau Đại hội 12, cuộc tẩy rửa này đã có thêm một đại quân mới xuất kích, đó là “kỷ luật Đảng”.
Chỉ sau 2 năm có thêm đại quân này, nhất là năm 2018, cuộc tẩy rửa vết nhơ tham nhũng đã dành được những kết quả mà nhiều nhiệm kỳ 5 năm trước không làm được, điển hình là có tới hơn 60 người nguyên là cán bộ cấp cao đã bị xử lý về kỷ luật Đảng và pháp luật nhà nước.
Một kết quả không kém khác, đó là bọn muốn tham nhũng cũng đã bắt đầu chịu chùn bước hoặc lui vào hậu trường, không dám tung hoành như trước đây.
Mô hình “nhốt quyền lực vào lồng thể chế”, theo đó lò nhốt quyền lực đã được thiết lập, đã được đốt nóng và tiếp tục tăng nhiệt đủ để tẩy rửa hết vết nhơ tham nhũng trong những năm tới.
Khơi thông những bế tắc trong phát triển kinh tế lãnh thổ
Đất nước đã có thời kỳ thành lập một Ủy ban nhà nước về phân vùng kinh tế. Cả nước được phân định thành 6 vùng lớn, mỗi vùng lớn gồm một số tỉnh, mỗi tỉnh lại chia thành nhiều vùng huyện, mỗi huyện chia thành nhiều vùng xã.
Dòng chảy Việt Nam đang được gạn đục khơi trong ở qui mô tổng thể, đặc biệt là tẩy rửa những vết nhơ tham nhũng, khơi thông những bế tắc trong phát triển kinh tế lãnh thổ, dọn dẹp những ngổn ngang của bộ máy hệ thống chính trị. Ảnh: Lê Anh Dũng
Vùng lớn được xác định là vùng chiến lược, mỗi vùng tỉnh là mỗi vùng tổng hợp, mỗi vùng huyện là mỗi pháo đài kinh tế tập thể, mỗi vùng xã là mỗi tổ hợp kinh tế hộ. Theo sự phân định đó, 6 vùng chiến lược được giữ nguyên cho tới hiện nay.
Nhưng vùng tỉnh, vùng huyện, vùng xã đã không ít lần được nhập vào, tách ra để cuối cùng còn 63 đơn vị sau hợp nhất Hà Tây - Hà Nội năm 2008 cho đến nay.
Sau 33 năm Đổi Mới, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu nhưng khoảng cách phát triển lại càng doãng ra so với các quốc gia thuộc tốp đầu Đông Nam Á.
Thực trạng này không ở đâu rõ bằng nhìn vào tất cả các vùng kinh tế, trong đó: vùng xã vẫn là kinh tế hộ; vùng huyện đã mất đi kinh tế hợp tác nhưng chưa có gì thay thế; vùng tỉnh tuy có nhiều ngành kinh tế nhưng rất hiếm ngành mũi nhọn; vùng chiến lược lại rất thiếu những kết nối chiến lược.
Những bế tắc trong phát triển kinh tế lãnh thổ đã kéo dài, nay đã nhận ra. Năm 2019 và những năm tiếp theo đang hứa hẹn có thêm chủ trương, chính sách, biện pháp hữu hiệu để khơi thông những bế tắc này.
Trước hết, đó là sắp xếp lại 6 vùng chiến lược. Một dự án do Chính phủ chuẩn bị đã chủ trương: Vùng 14 tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc nhiều thập kỷ qua được liên kết với nhau theo địa hình, lại trải ra quá rộng, đã bộc nhiều bất cập, tuy đói đã được xóa, nhưng nghèo vẫn đeo bám dai dẳng, cần được tổ chức lại; Tây Nguyên và Nam Trung bộ luôn có những liên kết phát triển đầy hiệu quả giữa cao nguyên và miền biển, nhưng lâu nay bị chia tách thành 2 vùng nên cả hai đều phát triển dưới tiềm năng, cần tổ chức lại liên kết này. Nhiều tỉnh đang nằm giáp ranh giữa hai vùng chiến lược cũng cần được điều chỉnh để có vị trí đắc địa hơn trong chiến lược phát triển của tỉnh và của toàn vùng (như: Thanh Hóa, Thừa Thiên-Huế, Lâm Đồng, Long An…).
Nhìn sâu xuống cấp huyện và cấp xã, trong hơn 30 năm, hai cấp này đã âm thầm tiến hành chia nhỏ khiến số huyện tăng lên từ 431 lên 713 đơn vị, số xã tăng lên từ 9.657 lên 11.165 đơn vị, bình quân mỗi năm cả nước có thêm 50 xã mới, 9 huyện mới do được tách ra.
Trung ương đã có nghị quyết (số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018) để đến năm 2021 tiến hành sáp nhập ngay hơn chục huyện, vài trăm xã, tiến tới mốc tới năm 2030 sẽ hoàn thành cơ bản việc sắp xếp lại hai cấp này, trong đó xáp nhập 259 đơn vị cấp huyện, 6.191 đơn vị cấp xã chưa đạt 50% chuẩn mực về diện tích và dân số.
Song song với phần ổn định về định lượng trên đây, thì phần định tính đối với các loại vùng kinh tế xem ra vẫn còn nhiều việc phải làm, nhất là phát triển kinh tế doanh nghiệp ở vùng xã, chọn loại hình tổ chức kinh tế thay thế vị trí kinh tế hợp tác tại vùng huyện.
Riêng vùng tỉnh, các lãnh thổ này sẽ tiếp tục phát triển tổng hợp như một “quốc gia con” trong một quốc gia lớn, hay chọn một vài ngành mũi nhọn độc đáo trên lãnh thổ của mình. Đối với các vùng chiến lược, công việc quan trọng nhất là thiết kế cho được các liên kết chiến lược trong vùng, và tổ chức một Hội đồng vùng đủ sức điều hành các mối liên kết đó, không để như trong quá khứ.
Đã một thời sôi động tổ chức các Vùng trọng điểm, Vùng động lực, Tam giác phát triển, Đầu tàu kinh tế nhưng mấy năm gần đây không mấy khi thấy nhắc lại các tên này.
Nếu biết rằng đoàn tàu muốn đi nhanh phải có đầu tầu mạnh, và những toa cuối không bị bỏ lại phía sau, thì những phù phiếm nào đó có thể bỏ đi, nhưng nhất thiết phải thực sự có những Đầu tầu kinh tế tại mỗi vùng chiến lược đang được tổ chức lại.
Dọn dẹp những ngổn ngang của bộ máy
Nếu việc cải cách, hoàn thiện bộ máy nhà nước đã không ít lần được chú trọng, thì bộ máy của cả hệ thống chính trị lần đầu tiên mới được Trung ương đặt ra một cách đầy đủ trong những năm đầu của nhiệm kỳ Đại hội 12.
Đối với bộ máy nhà nước, thực trạng ngổn ngang không chỉ người trong cuộc thấy rõ, mà người ngoài xã hội cũng đã nhận ra.
Đó là bộ máy trên nóng dưới lạnh, trên bảo dưới không nghe, chồng chéo, hiệu lực yếu, hiệu quả thấp, cán bộ lãnh đạo nhiều hơn người dưới quyền, “30% cán bộ sáng cắp ô đi tối cắp về”.
Để bộ máy công quyền thoát khỏi thực trạng trên đây, nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã không ít lần hạ quyết tâm, nhưng ngựa quen đường cũ, bộ máy đã không nhẹ đi mà còn nặng nề thêm.
Nhưng năm 2018 tình hình đã khác, mở đầu là sự đột phá của Bộ Công an trong việc bỏ tất cả các Tổng cục, sáp nhập hàng chục Cục, Vụ, Viện, hàng trăm Đội, trên dưới nghìn Phòng. Sự đột phá đó đã tạo ra niềm lạc quan rằng Bộ Công an làm được thì các Bộ khác cũng sẽ làm được trong thời gian tới.
Đối với cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, việc tinh giản bộ máy một mặt sẽ được thực hiện qua việc tổ chức lại các vùng kinh tế lãnh thổ (như đề cập ở trên), đồng thời sẽ tùy thuộc vào thực hiện chủ trương “không phải trung ương có Bộ, Ngành nào thì địa phương cũng lập Sở, Ban ngành đó”. Chỉ riêng việc này, với 63 tỉnh, việc tinh giản cũng hứa hẹn sẽ giảm dược vài trăm cơ quan Sở.
Đối với cấp huyện, việc tinh giản bộ máy đã không ít lần được đặt ra ở mức quyết liệt khi tiến hành thí điểm việc bỏ Hội đồng nhân dân huyện với quan điểm coi huyện là cấp hành chính trung gian giữa tỉnh và xã. Năm 2018 Trung ương đã cho phép thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội được thí điểm về tổ chức Chính quyền đô thị.
Với hai, ba phương án thực thi được đề xuất, thi việc không tổ chức đồng thời cả 3 cấp Hội đồng nhân dân trong hệ thống chính quyền đô thị đều đã được khẳng định. Nếu thí điểm này đạt kết quả như mong đợi thì không chỉ tất cả các thành phố trực thuộc trung ương sẽ áp dụng mà đây còn là một gợi ý xác thực về việc sẽ tổ chức chính quyền khu vực nông thôn theo mấy cấp Hội đồng nhân dân.
Dù quyết định cuối cùng là như thế nào thì tổ chức Hội đồng nhân dân các cấp hiện nay đang đứng trước cơ hội được đổi mới về số lượng và chất lượng chưa từng có.
Với cấp xã, trong khi Hội đồng nhân dân là tổ chức không thể thiếu của cấp này, thì tại đây lại nổi lên vấn đề về “cán bộ không chuyên trách” với biên chế bình quân mỗi xã khoảng trên dưới 20 người hiện có.
Những cán bộ này do không chuyên trách nên thiếu chuyên nghiệp, hiệu quả làm việc đạt thấp, đáp ứng không đầy đủ yêu cầu phục vụ nhân dân ở cấp cơ sở, nhiều việc bị đẩy lên các cấp trên, gây tồn đọng. Vì không chuyên trách nên những cán bộ này chỉ được hưởng phụ cấp không đủ sống.
Dẫu vậy, Ngân sách nhà nước hàng năm vẫn phải chi hàng nghìn tỷ đồng cho hơn một vạn xã trong cả nước về các khoản phụ cấp này. Cuối năm 2018, Bộ Công an đã đưa cán bộ công an về làm Công an xã, mở màn cho việc thay thế cán bộ không chuyên trách tại cấp xã trong những năm tới.
Tinh giản bộ máy hành chính nhà nước không phải đã là tất cả, bởi còn đó bộ máy lập pháp, bộ máy tư pháp, bộ máy các tổ chức Đảng, đoàn thể, Mặt trận tổ quốc. Năm 2018, các bộ máy này cũng đã bắt tay vào quá trình tinh giảm, đưa lại những hứa hẹn nhiều hơn trong những năm sau khi đã có một số kết quả tạo động lực ban đầu.
Dòng chảy Việt Nam đang được gạn đục khơi trong ở qui mô tổng thể, đặc biệt là tẩy rửa những vết nhơ tham nhũng, khơi thông những bế tắc trong phát triển kinh tế lãnh thổ, dọn dẹp những ngổn ngang của bộ máy hệ thống chính trị.
Những gạn đục khơi trong đó vừa giải quyết những tồn đọng gốc gác, vừa giải tỏa những bất cập của phát triển, vừa loại bỏ những phát sinh không mong muốn trong lựa chọn Đổi Mới để dòng chảy Việt Nam được khơi thông.
Tiến sỹ Đinh Đức Sinh
TIN VÀ BÀI LIÊN QUAN:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét