ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Trung Quốc sẽ để sáng kiến Vành đai và Con đường lặng lẽ cáo chung? (GD 15/2/2019)- Sao phải chiều lòng người ra đi? (KTSG 15/2/2019)- chuyện Brexit-4 tác nhân khiến cục diện Biển Đông năm 2019 “yên mà không ổn” (GD 14/2/2019)-Thương chiến Mỹ-Trung: Sẽ đạt thỏa thuận tạm thời? (KTSG 14/2/2019)- Mỹ tuần tra hàng hải sát Vành Khăn, Anh tăng cường bảo vệ lợi ích ở Biển Đông (GD 12/2/2019)-Mô hình Việt Nam có thích hợp với Triều Tiên? (NCQT 12/2/2019)-3 kịch bản triển vọng kết quả thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2(GD 11/2/2019)-Đất lành chim đậu (GD 10/2/2019)-Ý nghĩa của Thượng đỉnh Trump – Kim lần hai đối với Việt Nam (NCQT 9/2/2019)-Lê Hồng Hiệp-Tại sao Mỹ phản đối mô hình kinh tế Trung Quốc? (GD 8/2/2019)-Thế giới đang trở nên bất định? (KTSG 8/1/2019)
- Trong nước: 5h nghẹt thở vây ráp kẻ buôn ma túy ôm súng cố thủ (VNN 16/2/2019)-Việt Nam lên tiếng việc tàu hải quân Mỹ đi qua Trường Sa (TVN 16/2/2019)-Thêm một Phó Chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh ký quyết định giao đất giá bèo (GD 15/2/2019)-đó là Trần Vĩnh Tuyến-Bộ Công an đã làm đến cùng để trong sạch đội ngũ (GD 15/2/2019)-yk tướng Cương, không phải Tô Lâm- Dân hao tiền, tốn của đi đòi quyền lợi phải được đền bù nếu họ đúng (GD 14/2/2019)-Phải chi có y sĩ đoàn… (KTSG 14/2/2019)-vv vụ án BS Hoàng Công Lương-Chiến tranh vệ quốc chống Trung Quốc xâm lược, để một ngày sẽ lấy lại Hoàng Sa (GD 13/2/2019)-TT Nguyễn Quốc Thước-Chuyện học, chuyện bạn bè của chính khách Nguyễn Phú Trọng (GD 13/2/2019)
- Kinh tế: Chuyển 6 đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần (GD 16/2/2019)-Tổng kết công tác đổi mới, phát triển kinh tế tập thể (GD 16/2/2019)-Xem xét hoàn vốn cho dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (GD 16/2/2019)-Minh bạch thời gian thu phí cao tốc, chống nhóm lợi ích (GD 16/2/2019)-Đánh giá, xếp hạng ngân hàng - Nhìn từ kinh nghiệm thế giới (KTSG 16/2/2019)-Rủi ro pháp lý trên thị trường bất động sản (KTSG 16/2/2019)-Robot cạnh tranh với công nhân Trung Quốc (KTSG 15/2/2019)-Saudi Arabia muốn săn lùng dầu trên thế giới (KTSG 15/2/2019)-Việt Nam cần chuyển đổi phương thức tiếp cận FDI (GD 15/2/2019)-yk Vương Đình Huệ-Doanh nghiệp niêm yết 2018: Kinh doanh khả quan nhưng đang giảm tốc (KTSG 15/2/2019)-Vốn nước ngoài vào TPHCM chủ yếu qua mua bán, sáp nhập (KTSG 14/2/2019)-Nông dân 'kêu trời' vì vật tư tăng cao, giá lúa giảm mạnh (KTSG 14/2/2019)-Huawei tự tin sẽ thắng thầu cung cấp thiết bị 5G ở Việt Nam (KTSG 14/2/2019)-Thaco đầu tư dự án chuyên phục vụ nông nghiệp (KTSG 14/2/2019)-Bia không cồn ngày càng đắt khách (KTSG 14/2/2019)-Doanh nghiệp Việt lần lượt "bỏ cuộc chơi" (KTSG 14/2/2019)-Ông Lê Đăng Doanh: "Thu phí BOT hiện nay vẫn rất mù mờ, tuỳ tiện" (GD 14/2/2019)-Sửa đổi, bổ sung quy định về khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt (GD 14/2/2019)-Canada nói Việt Nam không can thiệp vào giá bán ống thép (KTSG 14/2/2019)
- Giáo dục: Người trong cuộc nêu 4 lý do khiến ngành công an hút thí sinh (GD 16/2/2019)-Trình độ của thầy cô, không bột sao gột nên hồ? (GD 16/2/2019)-Những giáo viên năng lực yếu, nên cho nghỉ (GD 16/2/2019)-Học lực Khá, Giỏi lớp 12 mới được xét tuyển ngành sư phạm (GD 16/12/2019)-Vẫn còn ý kiến rất khác nhau về chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa (GD 16/2/2019)-Tuyển sinh lớp 6 trường Amsterdam qua 2 vòng (GD 16/2/2019)-Thu chi sai quy định, Hiệu trưởng và kế toán bị đề nghị kỷ luật (GD 16/2/2019)-Phụ huynh kêu cứu vì nghi con mình bị cô giáo dùng thước kẻ đánh vào mắt (GD 16/2/2019)-Tuyển sinh lớp 6 chương trình song bằng tại Hà Nội có gì mới? (GD 16/2/2019)-Kỷ luật Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Lai Châu (GD 16/2/2019)-Có lần tôi hỏi sinh viên 17/2 là ngày gì, cả lớp im lặng (TVN 15/2/2019)-
- Phản biện: Tính lại GDP có giúp mở rộng nợ công? (TVN 16/2/2019)- Nguyễn Minh Đức-Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc - 40 năm nhìn lại" (GD 16/2/2019)-QĐND-Về cuộc chiến vệ quốc 40 năm trước (GD 16/2/2019)-Vũ Ngọc Hoàng-Cuộc chiến trên Mặt trận phía Bắc, những gì đọng lại? (GD 16/2/2019)-Vũ Cao Phan-Cuộc chiến biên giới 1979 nằm trong chiến lược 10 năm của Trung Quốc (TVN 16/2/2019)-Carl Thayer-Xây được chùa to nhưng có cái lại...rất bé (GD 16/2/2019)-Trần Phương-Đại gia xây chùa, một vốn bốn trăm lời (GD 14/2/2019)-Trần Phương-Làm điều ác sẽ gặp quả báo, giáo lý nhà Phật không cúng sao giải hạn (GD 14/2/2019)-Tùng Dương-Vì sao thành phố Hồ Chí Minh? (TVN 14/2/2019)-Nguyễn Đình Cung-Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía bắc năm 1979: Bài học nằm lòng (TVN 14/2/2019)-Ngô Di Lân-Trung Quốc xâm lược biên giới Việt Nam năm 1979 và bài học quan hệ với nước lớn (GD 13/2/2019)-Nguyễn Huy Viện-Biên giới tháng 2/1979: Bài học xương máu cho hậu thế (TVN 13/2/2019)-Hoàng Việt-Chiến tranh Việt-Trung 1979: Nguyên nhân và mục tiêu (NCQT 12/2/2019)-Việt Long
- Thư giãn: Là người Việt lòng ta là Nguyên Đán (GD 15/2/2019)-Người thợ mộc và tấm ván thiên - Cuốn tiểu thuyết không thể bỏ qua (GD 14/2/2019)
TÍNH LẠI GDP CÓ GIÚP MỞ RỘNG NỢ CÔNG ?
NGUYỄN MINH ĐỨC/ TVN 16-2-2019
Tính lại GDP không giúp mở rộng nợ công

GDP của Việt Nam sẽ được tính toán lại, bao gồm cả nền kinh tế ngầm, kinh tế không chính thức. Dự kiến với cách tính này, GDP sẽ tăng kha khá.
Có nhiều ý kiến liên hệ vấn đề này với trần nợ công. Theo đó, do trần nợ công của Việt Nam là 65% nên nếu GDP được tính toán lại và tăng lên sẽ kéo theo việc được vay nợ nhiều hơn. Mà phần kinh tế ngầm này lại không thể bị đánh thuế nên sẽ ảnh hưởng lớn đến an toàn ngân sách.
Đúng là chúng ta có trần nợ 65% GDP. Nhưng đó không phải là trần nợ duy nhất. Ngoài trần này, Quốc hội còn đặt ra một mức trần khác: nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ không quá 25% tổng thu ngân sách.
Trước khi đi vào phân tích, cần hiểu hơn về trần nợ công. Quốc hội đặt ra trần nợ công là để bảo đảm an toàn, bảo đảm khả năng trả nợ của ngân sách.
Để dễ hiểu chúng ta hãy lấy ví dụ ngân sách của một gia đình. Hai vợ chồng vừa làm vừa chơi, tức là làm chưa hết công suất, vẫn còn thời gian rảnh để hưởng thụ, thì có thu nhập là 600 triệu đồng/năm. Nhưng nếu trong hoàn cảnh nợ nần nhiều, cả hai vợ chồng có thể kéo cày trả nợ, làm tăng ca, ít chơi hơn, thì thu nhập có thể lên đến 800 triệu đồng/năm.
Bây giờ để bảo đảm an toàn tài chính gia đình, hai vợ chồng thống nhất là không được vay nợ quá một tỷ lệ thu nhập. Nhưng nên lấy mẫu số là thu nhập khi vừa làm vừa chơi hay thu nhập khi làm hết công suất? Cách tốt nhất là nên lấy chỉ tiêu an toàn nợ gia đình theo cả hai con số trên. Ví dụ, tổng vay nợ không quá 33% thu nhập bình thường và đồng thời không quá 25% thu nhập khi làm hết công suất.
Chỉ tiêu an toàn nợ công của Việt Nam cũng tương tự như vậy. Chúng ta có chỉ tiêu là nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ không quá 25% tổng thu ngân sách. Đây là so sánh nợ trực tiếp nợ của ngân sách với dòng tiền vào ngân sách. Chỉ tiêu này là trực tiếp, nhưng không đủ, vì ai cũng biết, Chính phủ có thể tăng thu ngân sách bằng cách tăng thuế.
Nhưng tăng thuế quá mức thì sẽ vượt quá sức nộp thuế của nền kinh tế, rồi lại bị dân phản đối, gây bất ổn. Chính vì thế người ta buộc phải thiết kế thêm một trần nữa là tổng nợ trên tổng GDP. Như vậy, đồng thời chúng ta có 2 trần nợ công, một trần tính theo tổng thu ngân sách, một trần tính theo GDP. Giống hệt như trần nợ của một gia đình tính theo tổng thu nhập bình thường và tổng thu nhập khi làm hết công suất.
Quay trở lại việc thay đổi cách tính GDP. Điều này sẽ giúp GDP tăng do cộng thêm phần kinh tế ngầm. Nhưng rõ ràng là phần kinh tế ngầm này không thể thu thuế (bởi không kiểm soát được, hoặc chi phí hành thu lớn hơn số tiền thu được). Do đó, nhiều người lo ngại là việc nới GDP sẽ dẫn đến nới nợ công trong khi dòng tiền vào ngân sách lại không tăng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chúng ta vẫn có một trần nợ công khác được tính theo tổng thu ngân sách.
Lưu ý rằng hiện tỷ lệ tổng nợ trên tổng GDP đã đang giảm sau khi đã chớm vượt ngưỡng 65% năm 2015. Còn tỷ lệ chi trả nợ năm 2014 là 28,2%, năm 2015 là 29,2%, vượt xa ngưỡng 25%. Lẽ ra, Quốc hội cần tuýt còi thật to khi Chính phủ để vượt các mốc này, nhưng rất may là tỷ lệ này đã giảm xuống còn khoảng 18% tổng thu ngân sách năm 2018.
Vì vậy, vấn đề nợ công nằm ở việc Quốc hội giám sát thường xuyên và chế tài đối với Chính phủ khi để nợ công vượt trần. Còn việc thay đổi cách tính GDP không quá ảnh hưởng đến trần nợ công như nhiều người lo ngại.
Vấn đề là ở chỗ, Quốc hội và các đại biểu cần giữ quan điểm nhất quán với những chỉ tiêu đã được ghi vào trong nghị quyết do chính Quốc hội ban hành.
Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế, VCCI
TIN VÀ BÀI LIÊN QUAN:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét