ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Thế giới đang trở nên bất định? (KTSG 8/1/2019)-Trung Quốc có từ bỏ chính sách không sử dụng vũ khí hạt nhân trước? (GD 7/2/2019)-Việt Nam, điểm đến tuyệt vời cho những quyết định quan trọng(GD 7/2/2019)-Việt Nam hoan nghênh Mỹ và Triều Tiên gặp Thượng đỉnh lần 2 (GD 6/2/2019)-Tết Kỷ Hợi và bài học Venezuela (GD 6/2/2019)- Nguyễn Quang Dy-Chiến tranh Vệ quốc 1979 và cách ứng xử trong quan hệ quốc tế ngày nay (GD 5/1/2019)-Triển vọng tích cực cho quan hệ thương mại Mỹ-Trung trong năm 2019 (GD 4/2/2019)-Năm 2019 Trung Quốc có thể tăng cường "tuần tra hàng hải" ở Biển Đông (GD 4/2/2019)-Putin 'trả miếng' Mỹ (VNN 3/2/2019)-
- Trong nước: Những nhà bia tưởng niệm dọc biên giới Việt-Trung, dấu tích chiến tranh vệ quốc (GD 8/2/2019)-Gia đình người phụ nữ bị tát ở Long Khánh nói gì? (GD 8/2/2019)-Tháng Hai và những ký ức khôn nguôi trên cánh đồng Tổng Chúp (GD 8/2/2019)-Một loạt ‘nhà báo lớn’ sắp ‘vào lò’ theo Vũ ‘nhôm’? (VOA 7-2-19)-Đầu năm nhìn lại ‘cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín’ (Blog VOA 7-2-19)-Thế hệ thế chân Facebook và Google có thể đang ở Việt Nam (Sputnik 7-2-19)-Phải khởi tố vụ án tát phụ nữ ở Long Khánh để luật pháp không bị xem thường (GD 7/2/2019)-Khổ vì...mỗi nhà một lon(GD 7/2/2019)-Văn Miếu Quốc Tử Giám nườm nượp người đến xin chữ(GD 7/2/2019)-Cán bộ mà không giáo dục được người nhà thì ra xã hội làm được gì? (GD 7/2/2019)- yk Phan Xuân Xiểm-Hùm xám Sùng Lãm trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc, chống Trung Quốc xâm lược 1979 (GD 6/2/2019)-Dấu ấn của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến (GD 6/2/2019)-Rút cuộc tài sản tham nhũng biến đi đâu? (GD 6/2/2019)-yk Bùi Văn Xuyền-Đại tướng Tô Lâm trải lòng về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy Công an (VNN 6/2/2019)-Việt Nam và 'cuộc cờ' lợi ích dân tộc trong thế giới đầy biến động (Zing 6-2-19)-pv cựu ĐS Phạm Quang Vinh-
- Kinh tế: Ông Trần Đình Thiên: “Đã đến lúc không thể cơi nới” (TVN 7-2-19)-Làng buôn đồng nát 'quý tộc' (VnEx 7-2-19)-Công nghệ cắt tóc (TP 7-2-19)-Kinh tế Việt Nam trước thách thức "bốn loại bẫy" cản đường (ĐV 7-2-19)-DN Việt mở rộng đầu tư sang các nước phát triển (KTSG 7/2/2019)-Thị trường khởi nghiệp Trung Quốc: Bữa tiệc đã tàn? (KTSG 7/2/2019)-Càng dựa vào FDI, nội lực trong nước càng bị thu hẹp (GD 7/2/2019)-Từ nước Đức và dự án công nghiệp 4.0 nhìn về Việt Nam (KTSG 7/2/2019)-“Ông trùm” ngành công nghiệp smartphone Trung Quốc (KTSG 6/2/2019)-Tiền mới - chuyện không mới (KTSG 6/2/2019)-Đông Nam Á, cỗ máy tăng trưởng FDI của toàn cầu (KTSG 6/2/2019)-Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn vì có những cán bộ nói nhiều, làm ít(GD 6/2/2019)-yk Cao Sĩ Kiêm-Giá trị toàn cầu và công nghệ không có điểm dừng - ta phải làm gì? (KTSG 6/2/2019)-Mùa xuân nói chuyện con cá vùng châu thổ (KTSG 6/2/2019)-Apple khuếch trương quyền lực của nhà bảo hộ quyền riêng tư (KTSG 5/2/2019)-Rèn luyện thể chất thuận lợi hơn nhờ công nghệ (GD 5/2/2019)- Vietjet tăng trưởng mạnh, ấn tượng CEO Nguyễn Thị Phương Thảo (GD 5/2/2019)-Phát triển nền kinh tế số: Doanh nghiệp chờ chính sách (KTSG 5/2/2019)-Hình dung lại tương lai (KTSG 5/2/2019)-Đầu năm tán chuyện giàu nghèo (KTSG 5/2/2019)-Mỗi năm có 6.000 cô dâu Việt đến Hàn Quốc (VnEx 5-2-19)-
- Giáo dục: Giáo dục: “Quyền rơm, vạ đá” (GD 7/1/2019)-Giáo dục: "Quyền rơm, vạ đá" (2) (GD 8/2/2019)-Có cần phải quy định, giáo án là hồ sơ bắt buộc của giáo viên? (GD 8/2/2019)-Mong ước của một thầy giáo trong những ngày đầu xuân Kỷ Hợi (GD 8/2/2019)-Rất vất vả nhưng tôi luôn trân quý nghề giáo viên mầm non (GD 8/2/2019)-Không nên để con tự quản lý tiền mừng tuổi (GD 8/2/2019)-Chuyện về bài tập Tết (GD 8/2/2019)-Hình tượng anh hùng áo vải Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân Kỷ Dậu (1789) (GD 8/2/2019)-
- Phản biện: Ỉn Ất Hợi ụt ịt xuân Kỷ Hợi (viet-studies 7-2-19)- Nguyễn Trung-Năm Hợi tám chuyện lợn (GD 7/2/2019)-Trương Khắc Trà-Từ câu hỏi đầy trăn trở của Thủ tướng (TVN 6/2/2019)-Vũ Tiến Lộc-Dẫu vật đổi sao dời, vẫn là ...Vui như Tết (GD 5/2/2019)-Xuân Dương-Mong sao không có cường hào, ác bá đè đầu cưỡi cổ dân lành (GD 4/2/2019)-Xuân Dương-"Đảng ta là một Đảng cầm quyền, nước ta là nước dân chủ" (GD 4/2/2019)-Nguyễn Huy Viện-Đau đầu chuyện lì xì ngày Tết (TVN 4/2/2019)-Lê Tiên Long-Chủ nghĩa Cộng sản trong Hiến pháp (BVN 3/2/2019)-Đỗ Thành Nhân-Nước Nam của ông Trọng (BVN 3/2/2019)-Trịnh Hữu Long-Ngân sách 2019 có ‘thu cùng diệt tận’ được như dự toán?(BVN 3/2/2019)-Phạm Chí Dũng-Ai là người cầm đầu trong vụ án Trần Việt Tân – Bùi Văn Thành – Phan Hữu Tuấn – Vũ Nhôm? Ai/Cái gì đã ép Tòa án Hòa Bình nhất quyết phải bỏ tù BS Hoàng Công Lương? (BVN 3/2/2019)-Nguyễn Ngọc Chu-Hồ Xuân Mãn, nguyên Uỷ viên Trung ương ĐCSVN là tên đại lưu manh chui vào đảng (BVN 3/2/2019)-Nguyễn Đăng Quang
- Thư giãn: Tết xưa trong ký ức của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng (GD 8/2/2019)-Bánh chưng trong mâm cỗ Tết của người Việt (GD 8/2/2019)-Làng buôn đồng nát 'quý tộc' (VnEx 7-2-19)-Mạn đàm phong thủy và vận số cuộc đời (KTSG 6/2/2019)-Thơ chúc tết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (GD 5/2/2019)-Giáo sư Nguyễn Lân Dũng luận bàn Tuổi trẻ và Mùa xuân (GD 5/2/2019)-Giữ hồn Tết trong gánh tò he (GD 5/2/2019)-Nghiệp quả đến từ nhiều việc thiện, đừng mê tín (GD 5/2/2019)
NĂM HỢI TÁM CHUYỆN LỢN
TRƯƠNG KHẮC TRÀ/ GDVN 7-2-2018
Con lợn trong tranh Đông Hồ (Ảnh minh họa: tranhdangiandongho.vn).
Mười hai năm mới quay lại một lần, nhân xuân Kỷ Hợi - năm của con heo (lợn) theo truyền thống văn hóa dân tộc. Góp nhặt đôi ba câu chuyện về một loài vật quá đỗi gần gũi với chúng ta.
Từ khoa học
Người Việt quá quen thuộc với loài lợn, nhưng ít ai biết rằng, nghiên cứu về lợn cũng là chủ đề gây nhức đầu với khoa học gia khắp nơi trên thế giới.
Rất khó để thống kế hết có bao nhiêu công trình biên khảo về loài lợn, cũng như hằng hà sa số những quan điểm thú vị khác nhau còn gây tranh cãi.
Một nhóm nhà sinh học người Mỹ cho rằng, loài lợn có niên đại khoảng năm 13.000 trước công nguyên xuất phát ở vùng châu thổ sông Tigris thuộc không gian của nền văn minh Lưỡng Hà.
Tuy nhiên, một công trình khảo cổ của các nhà khoa học Thụy Điển cho rằng, quê hương của loài lợn xuất phát từ Đông Nam Á rồi theo chân con người ra lục địa Á - Âu và các đảo quốc trên Thái Bình Dương rộng lớn.
Gần đây, một phát hiện tình cờ ở Vanuatu, Papua New Guinea trùng khớp với kết luận loài lợn có nguồn gốc ở Đông Nam Á. Kết quả này cũng phù hợp với các di chỉ khảo cổ tìm thấy ở Việt Nam.
Theo các di chỉ này, nghề chăn nuôi lợn khá phát triển ở thời kỳ Hùng Vương - nhà nước Văn Lang của người Lạc Việt.
Tại di chỉ Đồng Đậu, tỉ lệ xương lợn trong tầng văn hóa ở đây cao hơn xương lợn rừng và các gia cầm.
Đến đời thường
Nhưng, không cần phải tham khảo các công trình nghiên cứu cũng dễ thấy, loài lợn gắn chặt với lịch sử con người Việt Nam cả quá khứ lẫn hiện tại và chắc chắn còn đồng hành với sự tồn vong của dân tộc Việt trong tương lai.
Thực phẩm từ lợn xuất hiện mọi lúc, mọi nơi, trong bữa ăn bình thường đến đại tiệc sang trọng. Vui có thể mổ lợn ăn mừng, buồn cũng không thể vắng lợn. Thời bao cấp, thịt lợn là món ăn xa xỉ, mỡ lợn, bì lợn là cứu cánh trong ngày mưa tháng gió.
Lợn còn xuất hiện trong những câu chuyện cảm động của hàng triệu ông bố bà mẹ lam lũ ở khắp các vùng quê nghèo nuôi con ăn học trên phố thị, “đợi bán lợn” có lẽ là sự mong ngóng háo hức nhất của nhiều thế hệ đỗ đạt sinh ra từ làng.
Người Miền Nam, bất kể giàu nghèo vẫn phải có món canh khổ qua (mướp đắng) nhồi thịt lợn trong mâm cơm cúng ông bà ngày tất niên.
Người Miền Bắc ở rẻo cao biến thịt lợn thành đặc sản nhờ tuyệt chiêu bảo quản bởi cái hăng hắc của mùi khói - thường “cháy” hàng trong mỗi dịp tết Nguyên đán.
Ngày nay, thịt lợn là món ăn thông thường, dân thượng lưu ngán thịt lợn vì ngại bệnh tim mạch, nhưng nông thôn, miền núi rẻo cao, thịt lợn vẫn còn cao sang lắm.
Ấy vậy nên một chương trình từ thiện nâng cao dinh dưỡng cho trẻ vùng cao mang tên “Cơm có thịt” trở nên đáng quý.
Thịt lợn vốn “dễ tính” với sức khỏe con người như bản chất tính cách của loài này. Có thể biến tấu thành vô số món ngon, ăn nhiều chóng ngán nhưng vắng đôi ba bữa lại thấy lao xao trong lòng.
Đi vào kinh tế
Một tin tốt lành, năm 2018 ngành chăn nuôi lợn Việt Nam thắng lớn sau một năm vô cùng bết bát. Tốc độ tăng trưởng của ngành luôn thuộc nhóm cao trong khu vực nông nghiệp.
Bình quân duy trì ở mức 5-6%/năm, góp phần giữ vững mức tăng trưởng chung cho ngành nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nước và bước đầu có xuất khẩu.
Một đất nước truyền thống nông nghiệp như Việt Nam, lợn còn đi vào những báo cáo vĩ mô, những kế hoạch dài hạn, là thành công hay thất bại của cả một ngành kinh tế chủ đạo.
Việt Nam là “cường quốc lợn” đúng nghĩa, tổng đàn khoảng 30 triệu con, đứng đầu ASEAN, thứ 2 ở Châu Á, sản sinh lượng thịt thương phẩm 3,8 triệu tấn, xếp thứ 7 toàn thế giới, chiếm hơn một nửa ngành chăn nuôi của nước ta.
Diện mạo ngành chăn nuôi thay đổi theo xu hướng hiện đại, lợn từ chuồng nhà dần vắng bóng, thay vào đó là những trang trại quy mô lớn gắn với dòng vốn FDI, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Nhưng cũng từ đây, người nuôi lợn truyền thống bị bần cùng hóa bởi dịch bệnh, bởi những cuộc khủng hoảng thừa mà nguyên nhân nằm ở đâu đó rất xa xôi.
Dạo nọ, thịt lợn đổ đống vì rớt giá, dịch bệnh và người sành ăn lại quay về kiếm tìm miếng thịt lợn “sạch” trong những nhà vườn nhỏ lẻ.
Thực trạng “lợn hai chuồng”, nội tạng bẩn, “gắn mác” bò cho lợn, đầu độc người tiêu dùng bởi hàng tá món ăn từ thịt lợn bẩn… là sự thất bại đớn đau của nhân cách con người mà tuyệt nhiên lợn không phải tội.
Trở về trong văn hóa
Lợn không những chất phác, đoàn kết và kinh tế, mà còn đi vào văn hóa người Việt như một cách rất tự nhiên.
Con lợn trong tranh Đông Hồ là một trong những tạo hình đẹp nhất, có lẽ vì Đông Hồ là làng tranh giữa một vùng quê, nên đã có cái nhìn đẹp như vậy về một con vật nuôi tượng trưng cho hiền hòa, ấm no, sung túc.
Thuở hồng hoang, lợn là thực phẩm nuôi quân đánh giặc giữ yên bờ cõi. Lễ hội chém lợn đầu năm mới Âm lịch ở Bắc Ninh có nguồn gốc từ thời loạn 12 sứ quân.
Tục chém lợn gây tranh cãi vì không còn phù hợp với văn hóa hiện đại trọng sinh mạng muôn loài. Đó cũng là lúc lợn được nhân cách hóa.
Răng nanh lợn lòi, lợn cỏ, lợn rừng được con người - từ ngàn xưa cho đến mãi hôm nay ở Tây Bắc, Tây Nguyên… dùng chế biến làm đồ trang sức, cũng còn dùng như một thứ bùa hay thuốc chữa bệnh.
Đồ trang sức, tín ngưỡng dân gian, y dược cổ truyền đều được UNESCO xếp vào phạm trù văn hóa.
Trong văn hóa Việt Nam, lợn (Hợi) xếp cuối cùng trong 12 con giáp, khóa lại một chu trình mà mở ra một chu trình mới. Những người sinh năm Hợi được cho là tốt số, hanh thông đường đời.
Hơi duy tâm nhưng vẫn ước ao rằng, năm Hợi sẽ mang đến vận tốt cho đất nước Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển: Kinh tế tăng trưởng cao, chính trị ổn định, văn hóa khơi trong, xã hội thái bình và lòng người phơi phới.
Trương Khắc Trà
TIN VÀ BÀI LIÊN QUAN:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét