Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2019

20190209. TRĂN TRỞ VỀ 'CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO'

ĐIỂM BÁO MẠNG
TRĂN TRỞ VỀ 'CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO'
NGÔ THẾ BÍNH/ ngothebinh's blog  9-2-2019
Năm 2019 là đã được nửa nhiệm kỳ của đương kim thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với tuyên ngôn 'Xây dựng Chính Phủ kiến tạo, liêm chính, hành động và phục vụ'. Nhưng vẫn còn đó những trăn trở, băn khoăn từ thuật ngữ, khái niệm, điều kiện... mang tính lý thuyết cho tới những bất cập trên thực tế phải khắc phục, thể hiện trên những bài báo năm qua và năm mới.  Theo tôi, những nguyên lý về chính phủ kiến tạo hầu như đã có trong khoa học Kinh tế vĩ mô, được giảng dạy trong các khoa, trường đại học kinh tế. Nhưng như bất cứ lĩnh vực khoa học nào vẫn luôn có sự 'vênh lệch' nhất định giữa lý luận và thực tiễn, đòi hỏi sự phân tích, phản biện của các chuyên gia và người quan tâm. Dưới đây là những bài báo được tôi sưu tập, giúp bạn đọc tìm hiểu vấn đề nhân những ngày đầu xuân Kỷ Hợi.
NTB

'CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO' TẠI VIỆT NAM QUA ĐỊNH NGHĨA CỦA THỦ TƯỚNG

HỒNG TRÀ/ VNE 18-11-2017

Chính phủ mới nhiệm kỳ 2016 -2021 ra mắt
Chính phủ mới nhiệm kỳ 2016 -2021 ra mắt

Từ đầu nhiệm kỳ này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và nội các đã nhiều lần nhấn mạnh thông điệp về "Chính phủ kiến tạo", nhưng trong phiên trả lời chất vấn trực tiếp trên nghị trường chiều 18/11, lần đầu tiên, đích thân ông nêu định nghĩa của mình trước Quốc hội từ chất vấn của đại biểu Vũ Tiến Lộc.
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc đặt câu hỏi, "Chính phủ kiến tạo" là tuyên ngôn của Chính phủ hay là một mô hình? Nội hàm của nó ra sao và nội dung nào cần nhấn mạnh?
Trả lời đại biểu Lộc, Thủ tướng cho biết, về nội hàm của Chính phủ kiến tạo, ông đã trả lời tại Hội nghị Cấp cao APEC 2017. Qua định nghĩa của ông, có 4 nội dung chính của Chính phủ kiến tạo.
Thứ nhất, đó phải là một Chính phủ chủ động thiết kế ra một hệ thống pháp luật tốt, những chính sách tốt, thể chế tốt để nuôi dưỡng nền kinh tế phát triển, chứ không phải bị động đối phó với những diễn biến trên thực tế.
Thứ hai, là Nhà nước không làm thay thị trường, những khu vực nào thị trường có thể làm được, doanh nghiệp tư nhân có thể làm được thì Nhà nước không can thiệp, mà thay vào đó là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm. Nhà nước sẽ chỉ đầu tư vào những khu vực các doanh nghiệp tư nhân không thể đầu tư.
Thứ ba, theo Thủ tướng, Chính phủ phải kiến thiết được môi trường kinh doanh thuận lợi, không chỉ đứng đầu trong nhóm các nước ASEAN, mà còn phấn đấu vươn lên tiêu chí của các nước nhóm OECD. 
Thứ tư là Chính phủ cũng phải nói đi đôi với làm, siết chặt kỷ cương, đặc  biệt phải thay ngay cán bộ không đáp ứng yêu cầu công việc. Cần xây dựng chính quyền điện tử, thương mại điện tử đến tòa án điện tử… Đây là yếu tố quan trọng để xây dựng Chính phủ kiến tạo.
Nhắc Thủ tướng về việc "bỏ sót" một ý trong câu hỏi, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý, đại biểu Lộc còn hỏi là Chính phủ kiến tạo thì khác gì với Chính phủ điều hành từ trước tới nay?
Trả lời câu hỏi này, Thủ tướng nhấn mạnh: "Như trên tôi đã nêu, Chính phủ kiến tạo là Chính phủ chủ động hơn trong xây dựng thể chế, pháp luật chứ không chỉ điều hành trên những gì pháp luật có sẵn". 
"Bộ máy Chính phủ phải năng động hơn, có sáng kiến nhiều hơn, nghiên cứu thế giới xung quanh nhiều hơn để áp dụng cùng với đường lối, chính sách của Đảng để chủ động tốt hơn, chứ không phải rơi vào thế bị động".
Cũng trong mạch trả lời về xây dựng Chính phủ kiến tạo và cải cách hành chính, Thủ tướng đã bày tỏ một trong những điều lo lắng của ông là việc "trên nóng dưới lạnh", còn một bộ phận cán bộ xa dân, quan liêu, nhũng nhiễu. 
Trả lời chất vấn của đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) về việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh còn yếu (điều cũng liên quan rất lớn đến năng lực điều hành của chính phủ), Thủ tướng khẳng định sẽ xử lý nghiêm hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực với nhà đầu tư, tiếp tục cải cách hành chính, chất lượng phục vụ của cán bộ.
Liên quan đến việc "lạm dụng" xã hội hóa - một chủ trương rất đúng nhưng lại phát sinh những biến tướng, gây phản ứng trong xã hội hiện nay, Thủ tướng cho biết: phải dựa vào dân, dân biết, dân làm, dân bàn dân kiểm tra thì mới thành công, nên vừa qua Chính phủ thực hiện xã hội hóa trên nhiều lĩnh vực. 
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng "đồng ý là vẫn còn lạm dụng xã hội hoá làm tăng gánh nặng cho người dân. Ví dụ trẻ em đi học còn bị lạm thu, trẻ em mới sinh cũng phải đóng phí thế này thế khác". 
"Đó là điều hết sức vô lý. Chính phủ phải có thể chế minh bạch, công khai, huy động trong dân một cách hợp lý hơn, không vì xã hội hoá mà đè gánh nặng lên người dân".
"Ta nói vì dân, thì phải làm sao phù hợp sức chịu đựng của người, như thu phí BOT giao thông, mức phí và số năm thu phí phải làm sao cho hợp lý", Thủ tướng nói.
XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO-THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM
PGS.TS LÊ QUỐC LÝ/ TCLLCT/ TÀI CHÍNH 23-10-2017
Nhiệm vụ xây dựng thể chế, đổi mới tư duy về quản trị, cải cách bộ máy lên đầu tiên và  chuyển từ quản lý sang phục vụ người dân, doanh nghiệp và cán bộ phải gương mẫu trong lời nói và hành động, nói đi đôi với làm. Do đó, xây dựng chính phủ kiến tạo đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ, phải được sự đồng tình ủng hộ của toàn thể hệ thống chính trị và toàn dân tộc Việt Nam, đặc biệt cần quyết tâm chính trị cao và lãnh đạo quyết liệt của Đảng. Thông điệp của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về xây dựng một Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động và phục vụ đã và đang thu hút sự quan tâm, đồng tình ủng hộ của nhân dân cả nước.
Tuy nhiên, để xây dựng thành công, chúng ta cần nhận thức đầy đủ và định hình một cách sáng tỏ, mạch lạc khung khái niệm, nội hàm cụ thể về chính phủ kiến tạo để làm cơ sở cho xây dựng chính phủ kiến tạo ở Việt Nam hiện nay. Vậy chính phủ kiến tạo là gì, nội hàm của nó ra sao? và để có chính phủ kiến tạo cần những điều kiện gì? yếu tố và nhân tố nào tác động hình thành nên chính phủ kiến tạo?
Nội hàm của chính phủ kiến tạo
Từ những năm 80 thế kỷ XX, khi nghiên cứu về sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản, Chalmers Johnson đã đưa ra thuật ngữ chính phủ kiến tạo phát triển (developmental government), nhà nước kiến tạo phát triển (developmental state). Chalmers Johnson đã nhận ra có ba mô hình chính phủ: chính phủ điều chỉnh (chính phủ của các nước theo mô hình thị trường tự do); chính phủ kế hoạch hóa tập trung quan liêu (chính phủ của các nước phủ nhận vai trò của thị trường) và chính phủ kiến tạo phát triển (chính phủ của các nước coi trọng vai trò của thị trường, nhưng không tuyệt đối hóa vai trò này, mà tích cực can thiệp để định hướng thị trường). Như vậy, theo nhận thức của Chalmers Johnson, chính phủ kiến tạo phát triển nằm ở giữa hai mô hình chính phủ điều chỉnh và chính phủ kế hoạch hóa tập trung, quan liêu.
Bàn đến Chính phủ kiến tạo thì có nhiều, tuy nhiên theo chúng tôi cần chú ý đến một số điểm sau:
Thứ nhất, nói đến chính phủ kiến tạo phải xem xét hoạt động của chính phủ đó có hiệu quả hay không, thể hiện ở bộ máy công vụ được xây dựng và hoạt động theo thiết chế nào?. Có lẽ việc đầu tiên là chính phủ kiến tạo phải được hình thành và tạo dựng trên nền tảng của một thiết chế chính trị dân chủ và tự do, ở đó con người được tự do sáng tạo, tự do kinh doanh, tự do sở hữu tài sản và tự do hoạt động vì lợi ích cá nhân và quốc gia, dân tộc. Đến lượt nó, chính phủ kiến tạo sẽ tạo dựng môi trường sống và hoạt động tốt nhất cho con người, ở đó con người được phục vụ tốt nhất về tinh thần và vật chất, hạnh phúc của người dân được coi trọng và được coi là mục tiêu hàng đầu.
Thứ hai, một chính phủ kiến tạo phải là chính phủ mạnh, tức là chính phủ phải gồm những người có trí tuệ, có kiến thức, có tư duy tốt, chuyên nghiệp, có khả năng nhìn xa trông rộng, có tầm nhìn chiến lược, có khả năng đề ra định hướng phát triển đất nước một cách tốt nhất và có kỹ năng hành động tầm chiến thuật, kỹ năng thiết kế, đề ra được cơ chế, chính sách tốt, cũng như vận hành bộ máy hành chính, thực thi công vụ một cách hiệu lực và hiệu quả nhất.
Thứ ba, chính phủ kiến tạo là một chính phủ lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm phương châm hành động với một phương thức hoạt động minh bạch, công khai và có đủ khả năng giải trình, lấy phục vụ nhân dân làm mục tiêu đầu tiên và lấy kết quả thực tiễn đem lại làm thước đo mức độ thực thi công vụ.
Thứ tư, một chính phủ kiến tạo là chính phủ thân thiện với xã hội, với người dân, thị trường và doanh nghiệp, lấy sự ấm no của người dân, sự thành công của các doanh nghiệp và hạnh phúc của nhân dân làm phương châm hành động của mình. Chính phủ hoạt động với tinh thần tạo môi trường thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và người dân làm ăn thuận lợi.
Thứ năm, chính phủ kiến tạo là chính phủ có tư duy luôn luôn đổi mới, nhạy bén và linh hoạt, biết tạo ra sự phát triển và chia sẻ sự phát triển mọi mặt của xã hội.
Thứ sáu, để có chính phủ kiến tạo thì phải thiết kế và có một bộ máy hành chính gọn nhẹ, hiệu quả, trong sạch và hoạt động trên nền tảng công nghệ cao theo hướng chính phủ điện tử, chính phủ số, chính phủ của cách mạng công nghiệp 4.0.
Như vậy, nếu một chính phủ đạt được 6 điểm nêu ở trên và đáp ứng mô hình chính phủ kiến tạo phát triển theo cách phân chia của Chalmers Johnson thì đó là chính phủ kiến tạo đầy đủ. Nội hàm của chính phủ kiến tạo cũng được hình thành từ 6 điểm được nêu ra đó.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, khái niệm về chính phủ kiến tạo cũng được hoàn thiện từng bước. Đầu tiên đó là chính phủ định hướng kiến tạo, đó là chính phủ luôn hoàn thiện mình tiến đến hiện đại, phục vụ, xây dựng hành lang pháp lý và môi trường cho cho người dân và doanh nghiệp phát triển ngày một tốt hơn. 
Thực tế hiện nay, thông điệp chính phủ kiến tạo có thể được hiểu hướng tới có chính phủ như vậy và có các hành động cụ thể để đạt được, đó là: tập trung hoàn thiện thể chế; rà soát toàn bộ cơ chế chính sách, hành lang pháp lý theo hướng xóa bỏ rào cản, tháo gỡ khó khăn cho người dân, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; phải chuyển mạnh hơn từ quản lý sang phục vụ người dân, doanh nghiệp và cán bộ phải gương mẫu trong lời nói và hành động, nói đi đôi với làm dù trong bất cứ trường hợp nào(1).
Thời cơ và thách thức đối với xây dựng chính phủ kiến tạo hiện nay
Xây dựng chính phủ kiến tạo ở Việt Nam hiện nay có nhiều thời cơ, thuận lợi, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Có thể nêu một số thời cơ và thuận lợi như sau:
Xây dựng chính phủ kiến tạo là sự kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh(2). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố trước quốc dân đồng bào, Chính phủ sẽ hành động vì dân, vì quyền lợi và cuộc sống của dân, dựa vào dân... Người luôn yêu cầu đội ngũ cán bộ, đảng viên phải cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư...
Xây dựng chính phủ kiến tạo là tiếp tục tinh thần đổi mới tư duy của Đảng trong hơn 30 năm vừa qua với tinh thần cái gì đưa đất nước phát triển, giàu mạnh và vì lợi ích quốc gia, dân tộc thì đó là việc phải làm, không giáo điều, sách vở, quan liêu, bảo thủ. Đại hội XII của Đảng và các hội nghị Trung ương khóa XII, trong đó đặc biệt là Hội nghị Trung ương 4 đã nhấn mạnh việc đổi mới và hoàn thiện hệ thống công vụ, bộ máy hành chính hiệu quả và liêm chính, chống tham nhũng, suy thoái, tha hóa...
Xây dựng chính phủ kiến tạo khi lòng dân đang khao khát có một chính phủ hiệu quả, đổi mới mạnh mẽ, đột phá để đất nước phát triển, do vậy được sự đồng tình ủng hộ cao của nhân dân trong cả nước.
Xây dựng chính phủ kiến tạo trong thời điểm đất nước đã có đội ngũ cán bộ, công chức được đào tạo khá bài bản, có năng lực trình độ phù hợp và có nhiều yếu tố khách quan, chủ quan cho hình thành chính phủ kiến tạo. Đặc biệt, các điều kiện cần và điều kiện đủ cho xây dựng chính phủ kiến tạo đang được hình thành và từng bước định hình.
Xây dựng chính phủ kiến tạo trong điều kiện đất nước hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng, nhiều FTA được ký kết, nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, giáo dục và quốc phòng, an ninh được triển khai hợp tác. Nhiều đối tác chiến lược, chiến lược toàn diện được ký kết với nước ta.
Nhiều tri thức, kinh nghiệm hay của nhân loại, những kiến thức quản trị chính phủ, quản trị doanh nghiệp và quản trị xã hội hiệu quả trên thế giới đang tác động tích cực đến Việt Nam. Hơn nữa, công nghệ cao đang phát triển như vũ bão, đặc biệt là cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra thách thức và yêu cầu đổi mới, cải cách chính phủ hiện nay. 
Bên cạnh những thời cơ và thuận lợi, có thể nêu một số khó khăn và thách thức đối với xây dựng chính phủ kiến tạo như sau:
Để xây dựng một chính phủ kiến tạo cần có một nhà nước kiến tạo. Tuy nhiên, để có được điều đó cần phải có thời gian, có sự đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt, đột phá hơn nữa tư duy, đặc biệt là tư duy lý luận. Đảng phải được đổi mới căn bản và triệt để hơn nữa, chống suy thoái, ngăn chặn bằng được một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất. Đảng phải trở thành Đảng của văn minh và hiện đại.
Muốn xây dựng một chính phủ kiến tạo, điều kiện tiên quyết là phải có thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội kiến tạo. Tuy nhiên, những thể chế này hiện nay còn thiếu, chưa hoàn chỉnh hoặc chưa được định hình ở Việt Nam nên sẽ là lực cản lớn đối với xây dựng chính phủ kiến tạo. Hay nói cách khác, chính phủ kiến tạo sẽ khó có thể hình thành nếu thiếu các thể chế nêu trên. 
Nhận thức về chính phủ kiến tạo còn khác nhau và không ít tư duy, tư tưởng không chấp nhận khái niệm này. Nói về xây dựng chính phủ kiến tạo thì mọi người dễ thống nhất nhưng khi vận hành xây dựng chính phủ kiến tạo một cách thật sự thì không dễ đạt được sự ủng hộ cao vì đụng chạm đến lợi ích, đặc biệt là lợi ích nhóm.
Bộ máy nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội hiện nay còn quá cồng kềnh, hoạt động dựa vào nguồn ngân sách nhà nước và bị quan liêu hóa cao, thiếu gắn kết trực tiếp với thành quả lao động của các thành viên các tổ chức đó, một sản phẩm tạo ra còn được coi là thành tích của nhiều tổ chức thì khó có thể có một chính phủ kiến tạo được hình thành, trừ khi có cải cách mạnh mẽ và có giải pháp đột phá tổ chức lại các tổ chức này.
Hệ thống luật pháp chưa đồng bộ, còn mâu thuẫn và chồng chéo, thiếu tính thống nhất, khó áp dụng. Cùng một vấn đề nhưng lại có nhiều văn bản hướng dẫn khác nhau, văn bản của cấp thấp hơn có thể phủ quyết văn bản của cấp cao hơn và nhiều khi trái ngược với văn bản của cấp cao hơn...
Nhiều điểm nghẽn trong hệ thống hành chính còn tồn tại chưa được loại bỏ, nền hành chính còn kém hiệu lực, hiệu quả.
Tính kỷ luật, đạo đức và văn hóa sống của đội ngũ cán bộ, công chức và người dân còn chưa cao, thói hình thức, dối trá, nói không đi đôi với làm, “nói thế mà không phải thế” vẫn còn tồn tại nhiều, tham nhũng, tiêu cực còn trầm trọng nên sẽ gây khó khăn không ít cho xây dựng một chính phủ kiến tạo.
Một số giải pháp
Xây dựng chính phủ kiến tạo không phải là việc dễ dàng trong điều kiện hiện nay, đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ, phải được sự đồng tình ủng hộ của toàn thể hệ thống chính trị và của toàn thể dân tộc Việt Nam, đặc biệt cần có quyết tâm chính trị cao và sự lãnh đạo quyết liệt của Đảng. Có thể nêu một số giải pháp sau:
Thứ nhất, cần có sự đổi mới mạnh mẽ tư duy lý luận của Đảng. Đảng cần có quyết tâm chính trị cao trong xây dựng nhà nước kiến tạo để làm nền tảng cho việc hình thành chính phủ kiến tạo, tức là phải đồng bộ của ba bộ phận: Lập pháp, tư pháp và hành pháp, được xây dựng và vận hành theo tinh thần kiến tạo.
Thứ hai, phải tổ chức lại theo hướng tinh gọn và đổi mới phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội theo hướng xóa bỏ tình trạng quan liêu, bao cấp và hành chính hóa, từng bước giảm bớt chi ngân sách nhà nước cho các tổ chức chính trị - xã hội, tiến tới không dùng ngân sách nhà nước, lấy kết quả cuối cùng gắn với việc cải thiện và nâng cao mọi mặt về vật chất và tinh thần của các thành viên của các tổ chức đó làm phương châm và mục tiêu hoạt động.
Thứ ba, phải xây dựng một thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế văn hóa, thể chế xã hội... theo hướng kiến tạo. Tạo môi trường sống và môi trường kinh doanh cho mọi người dân và doanh nghiệp thực sự tự do và dân chủ, công bằng, văn minh, các quyền của con người được bảo đảm đầy đủ.
Thứ tư, xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực đủ mạnh, công khai, minh bạch và một cơ chế giải trình rõ ràng, nghiêm minh, lấy thượng tôn pháp luật làm đầu, lấy đạo đức, văn hóa là thước đo, lấy kết quả cuối cùng để đánh giá tốt, xấu, thành công, thất bại... Tất cả phải được lượng hóa, không đánh giá chung chung, loại bỏ lối sống hình thức, giả dối, xu thời...
Thứ năm, để có chính phủ kiến tạo cần có bộ máy hành chính thực sự kiến tạo, do vậy cần cải cách mạnh mẽ bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu quả và hiệu lực. Xây dựng một đội ngũ công chức chuyên nghiệp, có trình độ cao và có nhân cách tốt, có quyết tâm chính trị và có khát vọng đưa đất nước đi lên ngày một giàu mạnh và phồn vinh.
Thứ sáu, cần được trang bị công nghệ hiện đại trong hoạt động hành chính theo hướng chính phủ điện tử và chính phủ số. Đơn giản hóa các quy trình, thủ tục hành chính nhờ công nghệ thông minh, công nghệ số và các công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh đó, cần có chế độ lương phù hợp, thể hiện sự đánh giá của xã hội và chính phủ một cách xứng đáng đối với sự đóng góp công sức, trí tuệ của công chức, tạo động lực cho họ làm việc theo đúng tinh thần công vụ kiến tạo. 
Thứ bảy, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, xóa bỏ tình trạng trên bảo dưới không nghe, tình trạng vô trách nhiệm trước hành động và quyết định sai trái của cá nhân và lãnh đạo; nêu cao trách nhiệm cá nhân của mỗi cán bộ, công chức trong thực thi công vụ trước chính phủ, chính quyền, trước nhân dân và dân tộc.
Thứ tám, để có chính phủ kiến tạo cần phải có sự chủ động, sáng tạo, sự đồng hành mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo Đảng, Quốc hội, đoàn thể chính trị - xã hội, các bộ, ngành, địa phương. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân phải cùng cam kết và nghiêm túc, khẩn trương thực hiện đổi mới thể chế chính trị, đổi mới thể chế kinh tế, cải cách nền hành chính thì mới có thể thay đổi được tình hình.
Với quyết tâm “phải chuyển từ phương thức mệnh lệnh hành chính sang Chính phủ kiến tạo, phục vụ; quyết tâm xây dựng một chính phủ liêm chính, minh bạch, hiệu quả; nói không với tham nhũng, tiêu cực, lãng phí” của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và với sự ủng hộ của toàn hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân, thì dù còn nhiều thách thức, khó khăn ở phía trước, nhưng chúng ta vững niềm tin chắc chắn chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động và phục vụ sẽ được định hình và xây dựng ở Việt Nam trong thời gian tới, đưa đất nước phát triển trên một tầm cao mới.
______________________
(1) Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Chính phủ kiến tạo chuyển mạnh từ quản lý sang phục vụ. Vnexpress.net, 1/1/2017.
 (2) GS., TS. Hoàng Chí Bảo: Chính phủ kiến tạo là sự kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh, Báo Nhân dânđiện tử, ngày 15/1/2017.
Theo PGS, TS Lê Quốc Lý/Tạp chí Lý luận chính trị

THẾ NÀO LÀ MỘT CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO ?

BÙI ĐÌNH PHONG/ VH NGHỆ AN 2-9-2018

Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV nói đến “Chính phủ kiến tạo”. Có ý kiến cho đó là một bước phát triển về tư duy lý luận, một phát kiến mới. Có ý kiến cho đó chỉ là “phát ngôn ấn tượng”. Lại có ý kiến cho rằng kiến tạo hay kiến thiết cũng cần, nhưng trước hết, cần hơn là phải kiến tạo một Chính phủ thật sự vì dân. Trên diễn đàn Quốc hội có đại biểu chất vấn rằng Chính phủ kiến tạo là tuyên ngôn hay hành động? Hóa ra cũng còn quá nhiều vấn đề phải bàn, phải trả lời thế nào là một Chính phủ kiến tạo?

Một chút khái niệm
Có ý kiến khẳng định “Chính phủ kiến tạo là một khái niệm khá mới, hay, sâu sắc, sáng tạo trong kho tàng tiếng Việt. Vì vậy phải có cách dịch thoát sang tiếng Anh”. Ý kiến này cho rằng dùng từ Constructive government (Chính phủ (mang tính) xây dựng) khá đúng vì sử dụng được tính từConstructivephái sinh từ động từ to construct. Tuy nhiên, dịch như vậy còn khá nhẹ, bình thường, chưa thật biểu cảm, chưa thật đẹp, chưa thể hiện được tính sáng tạo, hay, sâu sắc. Ý kiến này không đồng ý cách dịch bằng cụm từ Creative government  (Chính phủ sáng tạo - sáng tạo khác kiến tạo) và đưa ra ý kiến riêng bằng cách ghép hai từ tiếng Anh “tectonic” và“government” (tectonic là kiến tạo) thành tectonicgovernment(Chính phủ kiến tạo).
Còn nhiều câu hỏi khác được đặt ra để hiểu thấu đáo về một Chính phủ kiến tạo. Ví dụ “kiến tạo” và “kiến thiết” có mối quan hệ thế nào? Khi người đứng đầu Chính phủ bàn về Chính phủ kiến tạo, đồng thời khẳng định, đó là Chính phủ hành động, Chính phủ phục vụ, Chính phủ liêm chính. Câu hỏi đặt ra ở đây là Chính phủ kiến tạo là Chính phủ hành động, Chính phủ phục vụ, Chính phủ liêm chính hay là thiết kế, xây dựng một Chính phủ có bốn nội dung: Kiến tạo - Hành động - Phục vụ - Liêm chính?
Rõ ràng là chúng ta chưa định hình được một khung lý thuyết sáng tỏ và mạch lạc về Chính phủ kiến tạo, nhưng điều đó không ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng Chính phủ kiến tạo hiện nay. Gần đây, trả lời chất vấn trực tiếp trên nghị trường tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIV(chiều 18-11-2017), Thủ tướng Chính phủ lần đầu tiên nêu định nghĩa về “Chính phủ kiến tạo”. Theo ông, Chính phủ kiến tạo phải là: 1. Một Chính phủ chủ động thiết kế ra một hệ thống pháp luật tốt, những chính sách tốt, thể chế tốt để nuôi dưỡng nền kinh tế phát triển, chứ không phải bị động đối phó với những diễn biến trên thực tế. 2. Nhà nước không làm thay thị trường, những khu vực nào thị trường có thể làm được, doanh nghiệp tư nhân có thể làm được thì Nhà nước không can thiệp mà tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm. Nhà nước đầu tư vào những khu vực doanh nghiệp tư nhân không thể đầu tư. 3. Chính phủ kiến thiết một môi trường kinh doanh thuận lợi. 4. Nói đi đôi với làm, siết chặt kỷ cương; phải thay ngay cán bộ không đáp ứng yêu cầu công việc. Xây dựng chính quyền điện tử, thương mại điện tử, tòa án điện tử.
Để hiểu Chính phủ kiến tạo hiện nay là gì, có gì giống và khác Chính phủ thời Hồ Chí Minh thì phải bắt đầu bằng sự hiểu biết “Chính phủ” là gì?. “Chính phủ” theo tiếng Hy Lạp là “cầm lái”. Công việc của Chính phủ là cầm lái. Điều này, ngay sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói tới khi Người khẳng định “nếu không có Chính phủ thì không ai dẫn đường”. Tùy theo hoàn cảnh và nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng mà cách thức “cầm lái”, “dẫn đường”, “lãnh đạo” của Chính phủ không hoàn toàn giống nhau. Nhưng cơ bản của nội dung “dẫn đường”, “cầm lái” là Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách và xây dựng bộ máy nhân lực; tạo ra một phương thức quản lý thích hợp để kiến tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho các hoạt động, các tầng lớp nhân dân phát huy mọi tiềm năng phát triển.
Tiếp cận theo góc độ Hiến pháp thì “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước”.
Như vậy, theo Hiến pháp quy định thì nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ là tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. Những vấn đề thuộc đề xuất hay xây dựng chính sách thì cũng phải trình Quốc hộiquyết định.
Vậy thì, điều quan trọng nhất không phải ở tuyên ngôn mà là hành động. Nói Chính phủ kiến tạo chủ yếu và quan trọng nhất ở hành động không có nghĩa xem nhẹ “tuyên ngôn” hay “phát biểu ấn tượng” mà vì muốn xem một Chính phủ kiến tạo hay không kiến tạo, kiến tạo đến đâu, kiến tạo như thế nào thì cứ lấy kết quả, hiệu quả của các việc tổ chức thi hành, tổ chức quản lý, thực hiện nhiệm vụ… mà chấm điểm. Chỉ nêu thêm một ví dụ về  nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong việc tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp. Căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn đó để xem vừa qua Chính phủ làm được đến đâu, hiệu quả ra sao để “tích” vào ô các câu hỏi về chất kiến tạo của Chính phủ: tốt, khá, bình thường, chưa đạt. Chỉ có làm cách đó, trưng cầu kiểu đó để có được định lượng, định tính, thì mới ra được kết quả thật. Còn nếu chỉ dừng lại ở bốn từ “Chính phủ kiến tạo” thì chưa đúng là một Chính phủ kế tục thành quả Chính phủ kiến thiết Hồ Chí Minh, một Chính phủ mà người đứng đầu tuyên bố trước Quốc hội “tôi không phải là kẻ tham quyền cố vị,mong được thăng quan phát tài”.
Cần làm rõ nội hàm “Chính phủ kiến tạo”
Có những điều đáng lẽ không nên/không cần viết ra vì nó là a,b,c như cách nói của Bác, nhưng vì nói đến Chính phủ kiến tạo còn quá nhiều vấn đề phải bàn nên buộc lòng phải viết/nói ra, không viết/nói không được. Có những điều tưởng là a,b,c nhưng nhiều người phải học mãi, học suốt đời mới thuộc được, mà cũngchưa chắc đã hiểu được, thuộc được, làm được.
Nói hiểu hay trả lời được không phải ở sách vở, thuộc lòng mà là hành động, như có câu hỏi nêu trên “Chính phủ kiến tạo là tuyên ngôn hay hành động?”. Trong định nghĩa trên, có một khía cạnh rất quan trọng nhưng xem ra chưa được hiểu/ hành động một cách tường tận: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Vừa rồi Quốc hội khóa XIV quyết định nhiều vấn đề hệ trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Vậy thì việc chấp hành của Chính phủ đối với các nghị quyết của Quốc hội đến đâu? Chịu trách nhiệm trước Quốc hội thế nào? Báo cáo trước Quốc hội ra sao?. Những điều đó hình như nhiều chỗ còn tù mù. Mà có đại biểu Quốc hội đã chỉ ra một cách thẳng thắn rằng ở đâu tù mù thì ở đó có tiêu cực, tham  nhũng.
Lại phải hiểu tiền thân của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mà nhân dân thường gọi là Chính phủ Hồ Chí Minh. Cách gọi này rất độc đáo, hoàn toàn không  gắn gì với quyền lực Hồ Chí Minh cả, mà muốn nhấn mạnh đạo đức, nhân cách, trí tuệ, bản lĩnh, trách nhiệm của người đứng đầu Chính phủ luôn luôn vì nước vì dân và tạo dựng một nội các cũng vì dân vì nước. Nói đến chính phủ tiền thân Hồ Chí Minh là rất quan trọng, rất cần thiết, để Chính phủ hiện nay phải biết kế thừa và phát triển những cái hay, cái tốt của chính phủ tiền thân. Điều đó là hoàn toàn phủ hợp với quan điểm và chỉ thị của Đảng khi Đảng nói di sản Hồ Chí Minh là một kho tàng đầy của báu; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn  và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi. Đảng khẳng định việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Nói đến Chính phủ Hồ Chí Minh là Chính phủ tiền thân của Chính phủ hiện nay, vì có những điều rất quan trọng của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muốn thật sự là một Chính phủ kiến tạo thì phải học. Đó là một Chính phủ có được lòng tin của dân là có tất cả. Riêng chữ “Dân chủ Cộng hòa” đã cho thấy Chính phủ toàn dân đoàn kết, Chính phủ toàn quốc, tỏ rõ tinh thần quốc dân liên hiệp, tập hợp nhân tài không đảng phái.
Ta nói đến chính phủ tiền thân còn vì Hồ Chí Minh rất quan tâm đến chính phủ địa phương, tức là chính quyền địa phương. Nói Chính phủ kiến tạo mà không bàn/quan tâm đến chính quyền địa phương, để mỗi địa phương trở thành một ốc đảo, một số người đứng đầu địa phương là “ông vua” con, “quan” cách mạng, thì sao có thể gọi là Chính phủ kiến tạo? Thực tế vừa qua cho thấy tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia từ trung ương đến địa phương có vấn đề như người đứng đầu Chính phủ hay nói “trên nóng dưới lạnh”; nhiều điều chưa thể hiện được nội hàm của một Chính phủ kiến tạo.
Nhiều bộ trưởng, nhiều người đứng đầu chính quyền địa phương hư hỏng, làm bậy quá. Những điều đó có liên quan đến Chính phủ kiến tạo? Câu trả lời là có.
Những vụ việc vừa qua như nhiều tướng lĩnh bị tước sao, chịu các hình thức kỷ luật, có liên quan đến Chính phủ kiến tạo? Câu trả lời là có.
Một nền giáo dục có nhiều trường, nhiều hội đồng thi gian dối có liên quan gì đến Chính trị kiến tạo? Câu trả lời là có.
Lại phải hiểu Chinh phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Thủ tướng là người đứng đầu Chính, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội. Chuyện báo cáo, chịu trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội rất đáng bàn khi nói đến nội hàm Chính phủ kiến tạo. Báo cáo cái gì? Báo cáo như thế nào? Tất cả đều thuộc nội hàm của một Chính phủ kiến tạo. Ngoài báo cáo con số GDP và các chỉ tiêu cụ thể là cần nhưng chưa đủ. Bởi vì GDP mới chỉ là tăng trưởng kinh tế, còn một đất nước phát triển và phát triển bền vững thì còn phải tăng trưởng lòng tin của người dân. Điều này thuộc nội hàm Chính phủ kiến tạo. Câu hỏi đặt ra là Chính phủ đã có cách gì để “cân, đo, đòng, đếm” lòng tin của dân? Chính phủ đã báo cáo đến đâu?Hay chúng ta mới chỉ dựa vào đại cử tri trong các cuộc gặp mặt sau các kỳ họp Quốc hội? Rồi Chính phủ đã báo cáovấn đề biển Đông trước Quốc hội và toàn thể đồng bào thế nào? Vấn đề toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ ra sao? Đây là điều mà nhiều đại biểu Quốc hội và đồng bào đang rất cần được Chính phủ báo cáo chính xác. Thế giới bây giờ ít bàn đến GDP mà nói nhiều đến HDI. Chính phủ kiến tạo suy nghĩ gì về vấn đề này?
Kiến tạo Chính phủ để có được một Chính phủ kiến tạo
Trong đổi mới, xuất hiện những tư duy mới, có giá trị. Ví dụ, muốn cấu trúc lại nền kinh tế thì trước hết phải cấu trúc lại tư duy của những người lãnh đạo. Muốn có một đường lối đúng, trước hết phải có những con người tử tế, vì mọi việc đều do người làm ra, từ xưa đến nay, từ nhỏ đến to đều như vậy. Con người làm ra đường lối. Nhận thức có hàm lượng khoa học và cách mạng như vậy để thấy rằng muốn có một Chính phủ kiến tạo thì trước hết phải kiến tạo ra Chính phủ có tinh thần kiến tạo. Việc này không có gì quý hơn là trở lại bài học của Chính phủ Hồ Chí Minh.
Hãy nhớ lại tình hình đất nước khi Hồ Chí Minh thành lập Chính phủ mới. Người ta nói mọi sự so sánh đều khập khiễng, vì mỗi thời một khác. Nhưng không so sánh thì có khi lại ù xọe, “hòa cả làng”. Nói gì thi nói, trở lại lich sử Việt Nam, duy nhất một lần thời kỳ sau Cách mạng Tháng Tám, xuất hiện cụm từ “ngàn cân treo sợi tóc” là để nói lên tình hình vô cùng khó khăn, không chỉ thù trong, giặc ngoài, chúng ta phải đối phó với nhiều loại giặc, mà còn là vấn đề nội trị, có cả việc lập Chính phủ mới. Điều quan trọng là nhân cách người đứng đầu Chính phủ liên hiệp chính thức. Nói đến nhân cách là cả tư tưởng và hành động. Ngày 30-5-1946, nói chuyện với đồng bào Hà Nội (và sau đó gửi thư cho đồng bào Nam Bộ) trước khi sang Pháp, Hồ Chí Minh đã khẳng định cả đời Người chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân, làm cho ích quốc lợi dân. Người hứa với đồng bào Nam Bộ rằng “Hồ Chí Minh không phải là người bán nước”. Sau khi đi Pháp về Người lại tuyên bố với quốc dân đồng bào rằng “một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên.
Một tuần sau khi đi Pháp về, Hồ Chí Minh- người đứng đầu Chính phủ liên hiệp chính thức được Quốc hội khóa I, Kỳ họp thứ hai ngày 31-10-1946 giao trách nhiệm thành lập Chính phủ mới. Một điểm nhấn trong lời tuyên bố trước Quốc hội khi Quốc hội giao cho trọng trách thành lập Chính phủ mới và lời tuyên bố sau khi thành lập Chính phủ mới là Hồ Chí Minh không chỉ nói đến Quốc hội, dựa vào sự ủng hộ của Quốc hội mà nhấn mạnh đến sức ủng hộ của toàn thể quốc dân, đi vào mục đích mà quốc dân và Quốc hội trao cho
Lời tuyên bố này của Hồ Chủ tịch nhắc ta nhớ lại đầu năm 1946 khi trả lời các nhà báo nước ngoài nhân sự kiện phải “gánh chức Chủ tịch” Chính phủ. Tại câu trả lời này, Người nói rõ mấy điểm: một, tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào; hai, đồng bào ủy thác việc gánh chức Chủ tịch, chứ không phải Quốc hội hay cử tri; ba, đồng bào đã ủy thác thì phải gắng sức làm như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận; bốn, đưa ra thông điệp về “văn hóa từ chức” với nội dung đồng bào cho lui thì rất vui lòng lui; năm, chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành; sáu, về phần mình chỉ muốn làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá, trồng hoa; bảy, sau khi hoàn thành nhiệm vụ đồng bào trao, muốn trở về làm một người công dân du sơn ngoạn thủy, đọc sách làm vườn, không dính líu gì với vòng danh lợi.
Như vậy, từ lời tuyên bố đầu năm  đến cuối năm 1946, khi thành lập Chính phủ mới, không tuyên ngôn mạnh mẽ, Hồ Chí Minh một lần duy nhất nói đến hai nhiệm vụ trong và ngoài, “quyết tâm đi vào mục đích trong thì kiến thiết, ngoài thì tranh thủ độc lập và thống nhất của nước nhà”. Nhưng suốt quá trình tồn tại Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ 1946 đến 1969, nước ta có được một Chính phủ thật sự kiến tạo.
Bài học quý giá rút ra ở đây là hãy tập trung vào kiến thiết một Chính phủ thật sự vì nước vì dân, hành động, chú trọng thực tế, nỗ lực làm việc, cố gắng làm việc, biết làm việc, có gan làm việc, liêm khiết, có gan góc, tranh thủ quyền độc lập và thống nhất lãnh thổ cùng xây dựng một nước Việt Nam mới, thì tự nó cho thấy đó là một Chính phủ kiến tạo, chứ không phải là điều ngược lại.
Chính phủ Hồ Chí Minh đã truyền cảm hứng cho toàn thể đồng bào bằng hành động, bằng niềm tin từ sự gương mẫu của người đứng đầu Chính phủ đến nội các Chính phủ.

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ KIÊN TẠO

PHẠM THỊ MINH THỦY/TẠP CHÍ XÂY DỰNG ĐẢNG 30-11-2018

Chính phủ kiến tạo không phải là một thuật ngữ mới trên thế giới mà thực chất đã được lãnh đạo nhiều quốc gia nghiên cứu và áp dụng từ lâu. Quan niệm về nhà nước kiến tạo hay chính phủ kiến tạo được tác giả Chalmers Ashby Johnson đưa ra từ những năm 1980 của thế kỷ trước. Đây là một mô hình quản lý nhà nước, trong đó, quan trọng nhất là chính phủ đề ra các chính sách mang tính định hướng phát triển, tạo môi trường và điều kiện cho các chủ thể, thành phần kinh tế phát huy mọi tiềm năng trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
Từ thực trạng
Ngay đầu nhiệm kỳ này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và nhiều thành viên Chính phủ đã nhấn mạnh thông điệp về chính phủ kiến tạo: “Đó phải là một chính phủ chủ động thiết kế ra một hệ thống pháp luật tốt, những chính sách tốt, thể chế tốt để nuôi dưỡng nền kinh tế phát triển, chứ không phải bị động đối phó với những diễn biến trên thực tế; nhà nước không làm thay thị trường, những khu vực nào thị trường có thể làm được, doanh nghiệp tư nhân có thể làm được thì nhà nước không can thiệp, thay vào đó là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm. Nhà nước sẽ chỉ đầu tư vào những khu vực doanh nghiệp tư nhân không thể đầu tư…”. Đây là một thông điệp thể hiện rất rõ sự đổi mới trong hoạt động của Chính phủ để xây dựng một chính phủ chủ động trong mọi hoạt động.
Để xây dựng chính phủ kiến tạo trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước cần tạo môi trường thông thoáng cho người dân và các doanh nghiệp. Do đó, hoạt động cải cách hành chính phải được chú trọng hơn. Tính đồng bộ, toàn diện của cải cách hành chính thể hiện rõ nhất ở Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 - 2010 do Chính phủ ban hành theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17-9-2001. Mười năm thực hiện, chúng ta đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên, nhiều mục tiêu của Chương trình vẫn chưa được giải quyết. Ngày 8-11-2011, Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 đã được ban hành tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ. Riêng giai đoạn 2012 – 2015, 10/30 bộ, ngành, 55/63 địa phương ban hành kế hoạch cải cách hành chính. Các bộ, ngành và địa phương đã ban hành kế hoạch kiểm tra cải cách hành chính từng năm và tiến hành kiểm tra công tác cải cách hành chính, việc giải quyết thủ tục hành chính và kỷ cương, kỷ luật hành chính tại các đơn vị trực thuộc... Ví dụ, với Bộ Tư pháp, quy trình ban hành pháp luật được đổi mới, tính công khai trong xây dựng và ban hành văn bản pháp luật được tăng cường, nhiều bộ luật được lấy ý kiến từ phía người dân. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp theo tinh thần quyết tâm xây dựng chính phủ kiến tạo, phát triển, liêm chính, hành động phục vụ người dân và doanh nghiệp. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19-2017-NQ/CP ngày 6-2-2017 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 và 9 nghị quyết về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân.
Xây dựng chính phủ kiến tạo sẽ không theo đuổi sự vận động phát triển của xã hội để rồi đưa ra các chính sách để ngăn chặn, kìm hãm hay khuyến khích mà chính phủ phải biết dự đoán trước những gì sẽ xảy ra và xảy ra theo những cách như thế nào để đưa ra các giải pháp phù hợp. Như vậy, từ góc độ quản lý hành chính nhà nước để xây dựng chính phủ kiến tạo mang tính chủ động trong mọi hoạt động, cần phải chú trọng đến phân cấp quản lý, quy định cụ thể hơn nữa về điều kiện để phân cấp và trách nhiệm của cơ quan phân cấp, sự tham gia người dân vào hoạt động của Nhà nước. Chương trình cải cách tổng thể hành chính xác đinh mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là đến năm 2020 các cơ quan hành chính phải nâng chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, bảo đảm mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp đạt trên 80%.
Ngày 20-9-2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký ban hành Quyết định số 3610a/QĐ-BCT ban hành phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương giai đoạn 2017 – 2018. Theo Quyết định này, 675 điều kiện đầu tư, kinh doanh được cắt giảm. Con số này được Bộ Công Thương đưa ra sau hơn hai tuần các đơn vị tiến hành rà soát cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực Bộ quản lý. 675 là con số lớn chưa từng có trong lịch sử ngành Công Thương được các đơn vị thuộc Bộ đề nghị cắt giảm, cao hơn dự kiến ban đầu 63 điều kiện và chiếm tới 55,5% tổng các điều kiện đầu tư kinh doanh. Sau hành động cắt giảm của Bộ Công Thương, hàng loạt các bộ, ngành khác cũng tiếp tục cắt giảm như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất bãi bỏ, sửa đổi 118 đăng ký kinh doanh, chiếm 34,2% đăng ký kinh doanh đang quản lý. Trong đó, bãi bỏ 65 đăng ký kinh doanh, sửa đổi theo hướng rút gọn 53 điều kiện. Mới đây nhất, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng có văn bản kiến nghị Chính phủ bãi bỏ 36 đăng ký kinh doanh, đồng thời sửa đổi 15 điều kiện yêu cầu đối với cá nhân trong doanh nghiệp, chiếm 44,7% đăng ký kinh doanh đang quản lý.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến từ phía người dân và doanh nghiệp về thủ tục hành chính đó là cắt giảm bao nhiêu thủ tục hành chính, tinh giản bao nhiêu bộ phận, bao nhiêu biên chế là đủ? Người dân, doanh nghiệp, những đối tượng bị quản lý không thực sự quan tâm và cũng “không cần biết” những gì đã và đang thay đổi mang tính chủ quan của các chủ thể quản lý. Cái họ mong muốn và chờ đợi chính là tác động của hoạt động quản lý mà các chủ thể quản lý sẽ tác động đến họ nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp và làm cho cuộc sống, hoạt động kinh tế của họ tốt hơn.
Đến giải pháp
Mục tiêu của cải cách hành chính là hướng tới xây dựng nền hành chính lấy phục vụ người dân, doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả hoạt động. Mặc dù vậy, cải cách hành chính vẫn còn nhiều hạn chế. Những thủ tục quy định thời gian cung cấp dịch vụ của các cơ quan hành chính nhà nước cho người dân vẫn mang tính áp đặt do chính các cơ quan quy định; mức độ tuân thủ thời hạn giải quyết theo các quy định này không được chấp hành nghiêm. Trong khi đó, người dân, doanh nghiệp vẫn phải chật vật với nhiều thủ tục hành chính dù đến “một cửa”.
Xây dựng chính phủ kiến tạo không phải là việc dễ dàng trong điều kiện hiện nay, đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ, phải được sự đồng tình ủng hộ của toàn thể hệ thống chính trị và của toàn thể dân tộc Việt Nam, đặc biệt cần có quyết tâm chính trị cao và sự lãnh đạo quyết liệt của Đảng. Có thể nêu một số giải pháp sau:
Thứ nhất, cần có sự đổi mới mạnh mẽ tư duy lý luận của Đảng. Đảng cần có quyết tâm chính trị cao trong xây dựng nhà nước kiến tạo để làm nền tảng cho việc hình thành chính phủ kiến tạo, tức là phải đồng bộ của ba bộ phận: Lập pháp, tư pháp và hành pháp, được xây dựng và vận hành theo tinh thần kiến tạo.
Thứ hai, trao quyền tự quản, trao quyền nhiều hơn cho chính quyền địa phương, áp dụng tự chủ cho nhiều loại hình tổ chức Nhà nước, mở rộng sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước, mở rộng đối tác khu vực tư nhân trong việc cung cấp các loại dịch vụ cho xã hội; sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế nhà nước, xây dựng năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức để thực thi nhiệm vụ, đặc biệt cần chú trọng đến năng lực đội ngũ cấp cơ sở để phục vụ người dân tốt hơn….
Thứ ba, chính phủ làm cho công dân mạnh hơn bằng cách đẩy sự kiểm soát từ trong bộ máy hành chính sang cho cộng đồng. Người dân có quyền tham gia và hoạt động quản lý nhà nước. Các hoạt động của các cơ quan chính phủ thường được quan tâm ở sản phẩm mà họ cung cấp chứ không phải những gì họ cần có để cung cấp. Muốn vậy, cần tuyên truyền cho người dân ý thức pháp luật, hiểu pháp luật để có thể kiểm soát, đánh giá chất lượng của các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức. Khi ban hành chính sách hay các quy định pháp luật cần lấy ý kiến đóng góp từ phía người dân.
Thứ tư, người dân tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước thông qua việc họ có quyền đánh giá dịch vụ do nhà nước cung cấp, đánh giá hoạt động của cán bộ công chức chính quyền địa phương. Người dân có quyền lựa chọn dịch vụ của nhà nước hay khu vực khác cung cấp. Người dân phải là một chủ thể tham gia vào trong quá trình đánh giá cán bộ, công chức. Việc mở rộng hình thức tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý nhà nước không chỉ đòi hỏi từ phía người dân mà quan trọng hơn là từ chính yêu cầu của công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, dân chủ hóa đời sống xã hội và của bản thân nhà nước. Mở rộng sự tham gia mạnh mẽ của người dân vào các quá trình ra quyết định, các hoạt động quản lý nhà nước, đánh giá các thủ tục, dịch vụ hành chính sẽ đóng góp quan trọng cho việc xây dựng một xã hội công bằng và dân chủ, ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hiện nay.
Th.S Phạm Thị Minh ThuỷKhoa Xây dựng Đảng – Học viện Chính trị khu vực I

TỪ CÂU HỎI ĐẦY TRĂN TRỞ CỦA THỦ TƯỚNG

VŨ TIẾN LỘC/ TVN 6-2-2019

Tôi rất chia sẻ về một câu hỏi đầy trăn trở của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi nói về môi trường kinh doanh của Việt Nam. Trong cuộc làm việc với một bộ cuối năm 2018, Thủ tướng đặt vấn đề: “Luật pháp và chính sách của ta thế nào mà để khởi nghiệp của ta phải chạy sang Singapore để mở doanh nghiệp kinh doanh, đây là việc mà các bộ, ngành phải suy nghĩ”.
Trong một hội thảo VCCI tổ chức ngay trước đó, một nhà khởi nghiệp trẻ trong lĩnh vực công nghệ với giọng chua chát kể về những rào cản kinh doanh, những loại giấy phép con mà anh trải qua. Anh cho biết, vẫn chưa thể có hết giấy phép vì không thể đáp ứng nổi các điều kiện, rồi  ngậm ngùi nói: “Chắc tôi phải sang Singapore để thành lập doanh nghiệp”.
Những câu hỏi giống nhau và đầy trăn trở của Thủ tướng và vị doanh nhân trẻ phải được trả lời một cách thẳng thắn. Mặc dù nhiều chính sách đã có những chuyển động tích cực, thể hiện những nỗ lực vượt bậc của cơ quan quản lý nhà nước trong cải thiện môi trường kinh doanh, nhưng còn vô số chính sách hiện tại cũng như tư duy quản lý nặng nề đang đè nén tinh thần kinh doanh của người dân, nhất là những phương thức kinh doanh mới.
Tư duy quản lý xơ cứng
Thế giới đang bước vào kỷ nguyên số. Việt Nam cũng đang cố gắng theo kịp. Có một điều chắc chắn rằng, trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ không còn cảnh “cá lớn nuốt cá bé” như các kỷ nguyên trước mà là “Con cá bơi nhanh sẽ xơi con bơi chậm”.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam chắc chắn sẽ phải đối diện với làn sóng phát triển công nghệ, trong đó sẽ xuất hiện nhiều phương thức kinh doanh mới, rất khác với phương thức truyền thống đang diễn ra.
Chúng ta đã chứng kiến những phương thức kinh doanh này bắt đầu xâm lấn vào nền kinh tế như kết nối công nghệ trong dịch vụ vận tải, lưu trú du lịch; các dịch vụ cung cấp nghe nhạc, phim ảnh, chương trình truyền hình trên internet; dịch vụ quảng cáo thông qua các mạng xã hội… Chính điều này, khiến chúng ta nhìn lại các chính sách quản lý hiện tại và quan sát cách hành xử của cơ quan quản lý đối với những phương thức kinh doanh mới này.

Việc chính sách đi sau sự phát triển kinh tế là điều dễ hiểu, tuy nhiên cách hành xử của các cơ quan quản lý như thế nào với những phương thức kinh doanh chưa có cơ chế chính sách quản lý mới là điều quan trọng.

Nó có thể là động lực để thúc đẩy, cũng có thể là rào cản đối với các hoạt động kinh doanh, cả  phương thức cũ lẫn mới, phát triển. Thực tế, thời gian qua, cách hành xử của các nhà quản lý trong một số lĩnh vực vẫn còn lúng túng, chưa tìm ra hướng đi phù hợp, và có nguy cơ trở thành rào cản cho sự phát triển kinh tế.
Rõ ràng, chúng ta vẫn đang dùng tư duy cũ để quản lý những mô hình kinh doanh mới. Kinh doanh thông minh nhưng quản lý nhà nước vẫn thủ công. Vẫn thấy tình trạng gập ghềnh trong tư duy quản lý của các bộ ngành.
Sự chồng chéo thiếu nhất quán của hệ thống pháp luật nhiều khi đã đẩy người dân và doanh nghiệp vào tình thế khó khăn. Có tình trạng mỗi bộ, ngành một luật. Theo luật của bà bộ trưởng này thì đúng, chiểu theo luật của ông bộ trưởng khác thì sai. Chính quyền địa phương và doanh nghiệp nhiều khi phải “chết đứng như Từ Hải” vì những chính sách phân mảnh đó.
Còn rất nhiều thách thức
Trong năm qua, hơn 50% điều kiện kinh doanh và thủ tục kiểm tra chuyên ngành được đơn giản hóa hoặc dỡ bỏ, thể hiện nỗ lực và quyết tâm rất lớn của Chính phủ. Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã làm việc với từng bộ, địa phương để giám sát cũng như thúc đẩy các hoạt động cải cách, thực thi chính sách.
Những nỗ lực này đã giúp tiếp tục giải phóng doanh nghiệp khỏi hàng ngàn các thủ tục và chi phí không cần thiết, góp phần thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp, mang lại niềm tin cho giới kinh doanh.
Song, cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn nhiều điều băn khoăn: liệu chất lượng cũng như hiệu quả của các hoạt động này có thực chất?
Cộng đồng doanh nghiệp nhận thấy, mặc dù tỷ lệ cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh khá cao, trên 50%, nhưng vẫn còn không ít tính hình thức, đối phó. Nhiều đề xuất chỉ mang tính sửa sang câu chữ; nhiều điều kiện kinh doanh vướng nhưng vẫn chưa được xem xét để bãi bỏ.
Nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động rà soát còn bị động, phụ thuộc nhiều vào sự thiện chí của các cơ quan chủ trì soạn thảo. Chính vì vậy nhiều điều chỉnh, sửa đổi về điều kiện kinh doanh vẫn chưa thực sự đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của cộng đồng kinh doanh.
Trong những văn bản được ban hành trong năm 2018 vẫn có rất nhiều quy định về thủ tục hành chính bất cập, không có tính cải cách, thiếu minh bạch, thời gian thủ tục kéo dài,...
Việc mở cửa cho tư nhân tham gia vào hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa chưa được thực hiện một cách đồng bộ giữa các ngành, Nhà nước vẫn giữ độc quyền kiểm tra đối với một số loại sản phẩm hàng hóa – mà có thể trao quyền cho tư nhân thực hiện được,…
Trong bối cảnh đó, tôi muốn nhắc tới những hộ kinh doanh cá thể, khu vực đang nắm giữ hơn 30% GDP của đất nước. Con số đó, một mặt cho thấy sức sống năng động, mới nổi của nền kinh tế, nhưng mặt khác cho thấy, nền kinh tế chúng ta rất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu liên kết.
Bên cạnh đó, dù đã được công nhận chính thức qua Hiến pháp và pháp luật, khu vực doanh nghiệp tư nhân chính danh chỉ góp khoảng 8-9% GDP mỗi năm trong hơn hai thập kỷ qua và vẫn không lớn nổi.
Bài toán đặt ra là làm sao để các doanh nghiệp tư nhân lớn lên được, hàng triệu người kinh doanh nhỏ lẻ tiếp tục có niềm tin, có khát vọng để vươn lên khỏi khu vực không chính thức.
Tôi cho rằng, phía nhà nước giữ vai trò quyết định trong lời giải bài toán đó. Nhà nước cần tiếp tục cải cách hành chính mạnh mẽ, cải cách chế độ kế toán và chính sách thuế đối với khu vực này, khuyến khích họ đăng ký theo mô hình doanh nghiệp.
Các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân cần dứt khoát thoát khỏi tinh thần ưu đãi, hỗ trợ, xin-cho để tiến thẳng vào giải quyết những vấn đề cốt lõi về thể chế như quyền tài sản đối với đất đai, bảo hộ sở hữu trí tuệ, chống gian lận, hàng giả hàng nhái, bảo đảm thực thi hợp đồng, tăng cường sự minh bạch và trách nhiệm giải trình của cơ quan quản lý và tôn trọng quyền tự quyết của doanh nghiệp.
Năm 1909, Bạch Thái Bưởi bước vào lĩnh vực kinh doanh được gọi là "vùng cấm" với người Việt, là kinh doanh vận tải đường sông. Các hãng tàu biển nổi tiếng của người Pháp và người Hoa đã liên minh với nhau, để "bóp chết" tàu Bưởi.
Đứng bên bờ vực phá sản, Cụ Bạch đã nghĩ đến thứ vũ khí mà đối thủ không có được trên đất nước Việt Nam: đó là tinh thần dân tộc. Ông cho rằng, mình là người Việt, kinh doanh trên đất nước mình, phục vụ cho đồng bào mình thì cớ sao đồng bào mình lại không ủng hộ mình? Trong vòng 6 năm, “Tàu Bưởi” đã bắt các đối thủ bỏ cuộc chơi…
Chúng ta đã từng có “tàu Bưởi” và bây giờ chúng ta hy vọng “ô tô Vượng” sẽ chiến thắng… Chúng ta tin doanh nghiệp, doanh nhân Việt không thua kém. VinFast và nhiều thương hiệu Việt khác đang đi con đường của Tinh thần Việt và công nghệ 4.0. Và chúng ta hy vọng “Chương trình Hàng Việt Nam chinh phục người tiêu dùng Việt Nam” – “Việt Nam Excellence” sẽ là bệ đỡ cho sự bay lên của các thương hiệu Việt. 
Liệu chúng ta có dám nghĩ đến, dám mơ nhiều hơn về các tỷ phú đô la, về khát vọng có được những Bill Gate, Mack Zuckerberg, Jeff Bezos,… của Việt Nam?
Nếu chúng ta có, chúng ta phải trả lời được câu hỏi mà Thủ tướng và vị doanh nhân trẻ nọ đã nêu. Còn không, đích đến của một môi trường kinh doanh an toàn, thuận lợi vẫn còn xa vời.
Vũ Tiến Lộc
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

ÔNG TRẦN ĐÌNH THIÊN: 'ĐÃ ĐẾN LÚC KHÔNG THỂ CƠI NỚI'
LAN ANH  lược ghi/TVN 7-2-2019

Ông Trần Đình Thiên: “Đã đến lúc không thể cơi nới”
Ông Trần Đình Thiên: “Đã đến lúc không thể cơi nới”
Hai điểm sáng nhất trong bức tranh kinh tế năm 2018 là ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng. Nguyên lí điều hành đã hướng ưu tiên đến ổn định vĩ mô rồi mới thúc đẩy tăng trưởng. Trong bối cảnh quốc tế biến động, sức ép gia tăng nhiều chiều mà Việt Nam vẫn giữ được cả hai mục tiêu là điều đáng tự hào.
Tuy nhiên, tăng trưởng như vậy (7,08%) cũng chưa hết tiềm năng; nhiều người cho rằng Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 10-15% nếu thảo bỏ được trùng trùng lớp lớp rào cản. Nền kinh tế chúng ta 220 tỷ đô la, có tăng trưởng 10% cũng thêm được 22 tỷ đô la. Các quốc gia khác, như Singapore quy mô 4.000 tỷ đô la, tăng trưởng giả sử 10% đã là 400 tỷ đô la, gấp bao nhiêu lần chúng ta. Việt Nam tăng trưởng có cao như vậy nhưng do quy mô nền kinh tế rất nhỏ nên chưa ăn thua gì cả. Ví dụ như con kiến đi 1.000 bước chắc chỉ bằng con ngựa phi nửa bước.
Vì thế, tôi muốn đặt vấn đề, Việt Nam chúng ta vừa phải chạy nhanh, vừa phải tự thay đổi đổi cấu trúc của chính mình mới mong bắt kịp được các quốc gia phát triển khác. Còn không chúng ta sẽ tụt hậu.
Tôi hay nói, hơn 30 năm Đổi mới rồi mà cấu trúc của nền kinh tế vẫn không thay đổi, vẫn dựa vào hai lực lượng chính là kinh tế hộ gia đình (chiếm hơn 33% GDP) và doanh nghiệp nhà nước (32% GDP). Mà kinh tế hộ gia đình nhỏ li ti và doanh nghiệp nhà nước yếu kém vẫn chiếm tỷ trọng lớn như vậy thì làm sao làm cho nền kinh tế vững mạnh được. Nền kinh tế sẽ luôn yếu kém một khi chúng ta chưa động đến cấu trúc của nó, chưa làm doanh nghiệp tư nhân mới (chỉ chiếm 8-9% GDP) phát triển mạnh và lớn lên.
Năm vừa rồi, vẫn có hơn 80 nghìn doanh nghiệp phá sản, đà phá sản vẫn tiếp nối. Nhiều người giải thích, số doanh nghiệp phá sản thế là bình thường, nhưng tôi không đồng tình. Làm sao mà cho đó là chuyện bình thường được vì số phá sản là số thật, trong khi số mới đăng ký dù tăng nhanh nhưng đã hoạt động, có hiệu quả đâu. Phải nhìn vào sự thật đó để thấy doanh nghiệp trong nước còn rất yếu, và phải được ưu tiên trong các chính sách tới đây. Chúng ta không có một chiến lược phát triển doanh nghiệp Việt Nam theo đúng nghĩa, cứ đến đâu hay đến đó, hay chỉ ưu ái, đối xử với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI.
Tôi muốn nhấn mạnh đến chuyện bỏ 50% điều kiện kinh doanh và thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Nhiều người nói là bỏ trên giấy, nhưng theo tôi, bỏ được 20% cũng là tốt rồi vì trong 10 năm nay có động được vào đâu. Ở đó là tiền bạc, là lợi lộc, là giàu sang. Chính phủ muốn hành động vì doanh nghiệp nhưng đụng vào đó là khó, nhất là khi động lực, cơ chế lương, thưởng không thay đổi. Dù sao, hòn đá tảng này đã bị lung lay, cần phải làm tiếp thì mới long lên và dời đi được.
Chúng ta hay khuếch trương doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này đúng nhưng nếu chỉ mãi như vậy là không đủ. Việt Nam cần có những tập đoàn tư nhân lớn mạnh, không thể dựa vào cấu trúc doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp siêu nhỏ.
Chỉ sau 20 năm, Hàn Quốc đã có tập đoàn khổng lồ Samsung; Trung Quốc cũng có các tập đoàn lớn. Chiến lược của họ là cần có những tập đoàn tư nhân hùng mạnh. Trong khi đó ở Việt Nam doanh nghiệp nào phát triển lên thì bị soi mói, bị thanh tra, kiểm tra liên tu bất tận. Chúng ta cần chỉ ra những yếu kém để khắc phục, không nên chỉ ra yếu kém để khiến doanh nghiệp phải vào tù.
Thêm nữa, chiến lược khoa học gắn với khởi nghiệp cũng cần làm cho đúng. Lâu nay, khoa học công nghệ vẫn đứng một bên mà không phải là trụ cột chính, cần phải thay đổi tư duy này. Khoa học công nghệ cần hướng tới học hỏi, học nhanh để vượt lên, gắn liền khoa học công nghệ với trung tâm đổi mới sáng tạo, hình thành khởi nghiệp. Xã hội đang có một số hạt nhân khởi nghiệp Grab thì khi xét xử các vụ kiện như Grab vừa qua phải theo tinh thần kinh doanh.
Khởi nghiệp cần có những tập đoàn lớn, doanh nhân lớn, có nhà đầu tư thiên thần vì doanh nhân thì mới khởi nghiệp được. Hiện nay, ta mới chỉ ở hình thức lập nghiệp dưới dạng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì vậy, vai trò của các tập đoàn lớn rất quan trọng.
Lâu nay ta vẫn có khái niệm trung tâm tăng trưởng là hai đầu tàu Thành phố HCM và Hà Nội. Thực ra, các tập đoàn lớn cũng được gọi là đầu tàu tăng trưởng nhưng cả hai khái niệm này những năm qua vẫn đang bị kẹt cứng, chưa được giải phóng.
Cần đặt ra câu hỏi động lực tăng trưởng ở đâu? Những thị trường cần cho thúc đẩy tăng trưởng đang bị tắc nghẽn, méo mó. Ở đâu thị trường đất đai, năng lượng, nhân lực, công nghệ, tiền tệ để nguồn lực được sử dụng hiệu quả nhất?
Luật đất đai vừa ban hành rồi lại bàn sửa tiếp. Tài sản đang bị kẹt nên mới phải tháo gỡ bằng luật mới. Điều đó một lần nữa cho thấy, chúng ta chưa thoát khỏi cấu trúc cũ. Tôi cho rằng, không nên nhìn câu chuyện Thủ Thiêm mà bi quan, nó không phải là câu chuyện về thủ tục hành chính mà nó mở ra hướng xử lí mới giữa tư nhân và nhà nước. Năm loại thị trường, như tôi nói ở trên, cần phải được thị trường hóa một cách đầy đủ, đúng nghĩa. Đã đến lúc không phải cơ nới, cải tiến mà cần thay đổi căn bản để các thị trường này hoạt động, để đổi mới mô hình tăng trưởng.
Lan Anh lược ghi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét