ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Việt Nam ‘mắc kẹt’ trong cuộc chiến phản tác dụng của Nga ở Ukraine (TD 2/3/2022)-Hoàng Trường/VOA-Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine: Điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra (TD 2/3/2022)-Von Matthias Gebauer...Mỹ cần loại bỏ 'chiến lược mơ hồ' để tránh biến Đài Loan thành Ukraine thứ hai (BVN 2/3/2022)-250.000 người biểu tình ở Cologne vì hòa bình cho Ukraine (BVN 2/3/2022)-La Presse-Nhiều tiếng nổ lớn rung chuyển Kiev, ông Biden nói 'Putin đã sai' (VNN 2/3/2022)-Ông Biden lên án Tổng thống Putin, công bố chiến lược phát triển Mỹ (VNN 2/3/2022)-Ukraine tuyên bố phá âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky (VNN 2/3/2022)-Chiến sự tại Ukraine: Nghĩ về triết lý ngoại giao (VNN 1/3/2022)-Ông Putin nói phương Tây 'dối trá', Mỹ khẳng định không gửi quân (VNN 1/3/2022)-Ukraine ký đơn xin gia nhập EU (VNN 1/3/2022)-250.000 người biểu tình ở Cologne vì hòa bình cho Ukraine (BVN 1/3/2022)-Tấn bi kịch của những bà mẹ sống trong đất nước của Putin (TD 28/2/2022)-Nguyễn Đức Thành-Chúng tôi sẽ không bao giờ nằm dưới lá cờ Nga! (TD 28/2/2022)-Đoàn Bảo Châu-Nga phá hủy hàng trăm xe tăng Ukraine, thừa nhận có binh sĩ thương vong (VNN 28/2/2022)-Thành phố lớn thứ 2 của Ukraine tuyên bố đẩy lui quân Nga (VNN 28/2/2022)-Đan Mạch cho phép công dân tới Ukraine tham chiến (VNN 28/2/2022)-Ukraine: Mạng xã hội VN so sánh hai tỷ phú Elon Musk và Phạm Nhật Vượng (BBC 28-2-22)-Xung đột Nga - Ukraina : Việt Nam trong thế kẹt và cẩn trọng với Trung Quốc (RFI 28-2-22)-Đội quân kiểm duyệt Internet ở Trung Quốc kiệt sức (Zing 27-2-22)-Xung đột Nga - Ukraine: Chiến sự cục bộ hay chiến tranh tổng lực? (TVN 27/2/2022)-Đại diện Ukraine tại Việt Nam trải lòng về chiến sự Nga-Ukraine (TD 27/2/2022)-Thử nhìn nước Nga một cách độ lượng (TD 27/2/2022)-Chiến tranh Nga – Ukraine: Bom đạn bên ấy, “khói lửa” bên này (RFA 27-2-22)-Đinh Hoàng Thắng-Nổ vang trời gần trung tâm Kiev, Ukraine lập “đội quân IT” tấn công mạng Nga (VNN 27/2/2022)-Nga lệnh mở rộng tấn công từ mọi hướng, Kiev kéo dài giới nghiêm (VNN 27/2/2022)-Ông Trump lên án Nga, ca ngợi Tổng thống Ukraine (VNN 27/2/2022)-Tại sao Nga chiếm Chornobyl? (TD 26/2/2022)-Đỗ Hùng-Những người Cô-dắc (Cossack) (TD 26/2/2022)-Nguyễn Lương Hải-Định mệnh của Ukraine trong những giờ tới (TD 26/2/2022)-Nguyễn Đức Thành-Thỏa thuận của cường quốc và bài học cho Việt Nam (Phần 3) (TD 26/2/2022)-Nguyễn Ngọc Chu-Lằn ranh đỏ của Nga và lựa chọn từ Ukraine (VNN 26-2-22)-P/v Phạm Quang Vinh và Hoàng Anh Tuấn-Giao tranh ác liệt, quân Nga khép chặt vòng vây thủ đô Ukraine (VNN 26/2/2022)-Ông Putin kêu gọi quân đội Ukraine nổi dậy, Kiev thúc giục kháng cự (VNN 26/4/2022)-Mỹ, châu Âu đồng loạt công bố trừng phạt ông Putin (VNN 26/4/2022)-Khủng hoảng Ukraine: Điều gì tiếp theo? (VNN 26/2/2022)-Thư ngỏ của các nhà khoa học và nhà báo khoa học Nga phản đối cuộc chiến với Ukraine (24-2-22)-
- Trong nước: Nhà hoạt động Trần Văn Bang bị bắt theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự (BVN 2/3/2022)-‘Ngành Ngoại giao luôn chăm lo xây dựng Đảng’ (TN 28-2-22)-Chủ tịch nước chia buồn về vụ việc lật canô trên biển Cửa Đại (GD 27/2/2022)-Thủ tướng yêu cầu nhanh chóng đưa công dân rời các khu vực nguy hiểm ở Ukraina (GD 27/2/2022)-Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương đội tuyển U23 Việt Nam (GD 25/2/2022)-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (VNN 24/2/2022)-sách TBT-Hải Dương: Kê khai khống trong tiêu huỷ dịch tả lợn Châu Phi để trục lợi? (GD 22/2/2022)-Từng bước bổ sung, hoàn thiện mô hình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (GD 22/2/2022)-Chủ tịch Quốc hội: Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND (GD 21/2/2022)-Từ khẳng định trong sạch đến cú 'ngã ngựa' của Giám đốc CDC TT-Huế (VNN 20/2/2022)-Đình công là vấn đề “nhạy cảm”, chính quyền lo ngại nguy cơ lan rộng (RFA 20-2-22)-Đôi lời muốn nói với ông Jonathan Hạnh Nguyễn (MTG 20-2-21)-Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Càng dịch bệnh càng phải tập trung chống tiêu cực, tham nhũng (DV 19-2-22)- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xã giao Phó Chủ tịch điều hành EC (GD 19/2/2022)-Bắt Giám đốc CDC tỉnh TT-Huế liên quan vụ Việt Á (VNN 19/2/2022)-Dừng giao dịch tài sản của cựu Chủ tịch UBND tỉnh và 4 lãnh đạo vừa bị bắt (VNN 19/2/2022)-Ủy viên Bộ Chính trị được thuê biệt thự công vụ rộng 450 m2 (DT 18-2-22)-Vì sao sách giáo khoa Việt Nam vẫn ‘‘né tránh’’ cuộc chiến biên giới với Trung Quốc ? (RFI 18-2-22)-
- Kinh tế: Phê duyệt chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới 2021-2025 (GD 2/3/2022)-DOJI Watch tung ưu đãi tới 25% đồng hồ dịp 8/3 (GD 2/3/2022)-Đo “sức khỏe” doanh nghiệp trong chuyển đổi số (KTSG 2/3/2022)-Siêu giàu Việt Nam tăng vọt, 'ông trùm' số 1 lập kỷ lục mới (VNN 2/3/2022)-Quyết hoàn thành thêm 5 dự án giao thông trọng điểm quốc gia ngay trong nhiệm kỳ (GD 1/3/2022)-Bộ Y tế phê duyệt vaccine Pfizer cho trẻ từ 5-11 tuổi, liều 0,2ml (GD 1/3/2022)-Lấy ý kiến sửa luật thuế bảo vệ môi trường, thuế thu nhập cá nhân và 4 loại thuế khác (GD 1/3/2022)-Lễ hội Áo dài TPHCM năm 2022 sẽ diễn ra trong hơn một tháng (KTSG 1/3/2022)-Vụ chìm tàu ca-nô tại Hội An và bài học trong công tác quản lý tàu thuyền (KTSG 1/3/2022)-Doanh nghiệp trong nước chưa mặn mà việc khai thác AI, Big Data (KTSG 1/3/2022)-Giới đầu tư châu Âu tháo chạy khỏi các tập đoàn năng lượng Nga (KTSG 1/3/2022)-Năm mươi năm mô hình Trung Quốc và bài học cải cách cho Việt Nam (RFA 1-3-22)-Mỹ nâng mức độ COVID-19 tại Việt Nam lên báo động đỏ: ‘Ngừng đến’ (VOA 1-3-22)-Xử nghiêm vi phạm chung cư: Xây dựng cộng đồng văn minh (PLTP 1-3-22)-Cuộc chiến Nga - Ukraine khiến du lịch lo mở cửa mà không có khách (KTSG 1-3-22)-Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu Việt Nam nhìn từ xung đột Nga - Ukraine? (Nhà Đầu Tư 1-3-22)-Nga bị loại khỏi SWIFT, xuất khẩu nông sản Việt Nam ảnh hưởng ra sao? (TP 1-3-22)-Chuyên gia Việt Nam nói về lãi suất lên tới 20% của Nga (TT 1-3-22)-Thủ tướng: Đường cao tốc cần đi theo hướng thẳng nhất, ngắn nhất (DT 1-3-22)-Lành nghề và gắn bó - Lao động địa phương: hướng đi của doanh nghiệp FDI (KTSG 1-3-22)-Cảnh giác với du lịch "chui" (ND 1-3-22)-Vụ việc khiếu nại tại Thủ Thiêm hiện giờ ra sao? (DT 1-3-22)-Đề xuất lên thành phố, giá đất Củ Chi hiện giờ ra sao? (PLTP 1-3-22)-Đằng sau những lô đất tiền tỉ (LĐ 1-3-22)-Biến động mực nước tại Xẻo Rô và Rạch Giá, những vấn đề cốt lõi và tiên liệu (ĐĐK 1-3-22)-Bài GS Nguyễn Ngọc Trân-Số người siêu giàu tại Việt Nam sẽ tăng 26% trong 5 năm (Zing 1-3-22)-Dấu ấn cuộc đời: Chỉ đạo bất ngờ của 'ông Sáu' Lê Đức Anh (TN 1-3-22)-
- Giáo dục: Nam Định: Phụ huynh Yên Bằng bức xúc khoản vận động xã hội hóa, trường nói gì? (GD 2/3/2022)-Nực cười giáo viên F0 bị trừ điểm thi đua, công đoàn trường ở đâu? (GD 2/3/2022)-Phải có giấy xác nhận của phường học sinh mới được đến lớp là làm khó phụ huynh (GD 2/3/2022)-Trước khi được cho thôi chức Hiệu trưởng, ông Hà Thanh Việt có vi phạm gì? (GD 2/3/2022)-Cần có chính sách khuyến khích giáo viên nghỉ hưu trước tuổi (GD 2/3/2022)-Thi môn Văn bằng hình thức trắc nghiệm, tại sao không? (GD 2/3/2022)-Sở GD Hòa Bình tổ chức bồi dưỡng ngoại ngữ cho giáo viên tiếng Anh dưới bậc 4, 5 (GD 2/3/2022)-5 Đại học đào tạo lĩnh vực giáo dục tốt nhất thế giới năm 2022 (GD 2/3/2022)-Thông tư mới về chương trình đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học có hiệu lực (GD 2/3/2022)-Tuyển sinh lớp 6: Nhiều trường tư “hot” tại Hà Nội thi đánh giá năng lực (GD 2/3/2022)-Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng: Làm công tác thi đua không nên cứng nhắc (GD 1/3/2022)-Những đại học cho sinh viên đến nhiều quốc gia trên thế giới (VNN 2/3/2022)-
- Phản biện: Làm Gì? (viet-studies 2-3-22)-Nguyễn Trung-Cảm nhận về đất nước và con người Nga ngày nay (TD 2/3/2022)-Trịnh Hải-Xung đột Nga – Ukraine: Ngắm Việt và nhìn… ‘Việt… tự hào’ (TD 1/3/2022)-Trân Văn-Con vẹt ở Bộ Ngoại giao và hai con vẹt mang hàm tướng (TD 1/3/2022)-(BVN)-Phạm Đình Trọng- Đừng lẫn lộn người dân Nga, đất nước Nga với chế độ của những người cai trị họ (TD 1/3/2022)-Nguyễn Đình Đăng-Một tuần ông Zelensky khẳng định bản lĩnh khi đối đầu Nga (BVN 1/3/2022)-Duy Anh-Bài viết của cô gái Việt trên đất Ucraina… (BVN 1/3/2022)-Vũ Thương Giang-Chúng tôi sẽ không bao giờ nằm dưới lá cờ Nga! (TD 28/2/2022)-Đoàn Bảo Châu-Lý lẽ cục súc! (TD 28/2/2022)-Nguyễn Tiến Tường-Sự nông cạn của những kẻ không cầm súng (TD 28/2/2022)-Khải Đơn-Thủ đoạn đánh lận bản chất vụ Việt Á để chống phá Đảng, Nhà nước (CAND 28-2-22)-Khi chiến tranh có khuôn mặt phụ nữ (TD 27/2/2022)-Đỗ Hùng-Cuộc xâm lăng Ukraine của Nga và một vài điểm nhấn đối với Việt Nam (TD 27/2/2022)-Vương Hồng Thạch-Đảng vận (TD 26/2/2022)-Nguyễn Đình Cống-Những điều cần biết về khủng hoảng Ukraine và cuộc xâm lược của Nga Nga xâm lược (BVN 26/2/2022)-Yên Khắc Chính-Ủng hộ Nga dường như không phải vì… yêu! (TD 26/2/2022)-Trân Văn-Xung đột Nga – Ukraine: Ngành kinh tế nào của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp? (DV 25-2-22)-Vi mạch IDCREC và kit Việt Á: Các ví dụ về thất bại của ‘công nghệ Việt Nam’ (BVN 24/2/2022)-Võ Ngọc Ánh-Dân chủ… Nghĩ gì? Làm gì? (TD 24/2/2022)-Hoàng Thủy Ngữ-Phê phán sách giáo khoa, đừng dựng hiện trường giả (TD 24/2/2022)-Hoàng Dũng-Hàng loạt quan chức bị khởi tố vì Việt Á: Sai phạm mang tính hệ thống (Nhà Đầu Tư 24-2-22)-Chuyện học hàm: Khi CNXH vẫn là loại hàng dễ mua rẻ, bán mắc! (Blog VOA 21-2-22)-(TD)-lai lịch Nguyễn minh Tuấn-Thị trường quyền lực, Tô Lâm đang… lên giá! (TD 22/2/2022)-Trân Văn-Quốc gia vô chủ? (TD 22/2/2022)-Nguyễn Thùy Dương-Vì sao sách giáo khoa Việt Nam vẫn ‘‘né tránh’’ cuộc chiến biên giới với Trung Quốc? (BVN 22/2/2022)-Trọng Thành-Nhà báo Nguyễn Hoài Nam vào tù vì trót tin “tham nhũng không có vùng cấm” (BVN21/2/2022)-Gió Bấc-Hậu quả của Quốc hội "yếu nghề" khi thông qua các luật chuyên ngành! (BVN 21/2/2022)-Mai Bá Kiếm-Từ Bái Đính đến Tam Chúc, và… hay chân dung một bạch tuộc trưởng giả (BVN 21/2/2022)-Phạm Lưu Vũ-Mặt Trời luôn toả sáng trên Việt Nam? (BVN 20/2/2022)-Nguyễn Đức Thắng-Nỗi lo lạm phát "ăn mòn" tăng trưởng: Chuyên gia hiến kế “kìm cương” lạm phát (DV 19-2-22)-Khi Đảng cũng phải tự kiểm duyệt: Chống quân Ba Chấm xâm lược (TD 18/3/2022)-Trân Văn-‘Món nợ’ đất đai và tạo vốn cho phát triển (TVN 18/2/2022)-Chân Luận-Phá rừng đặc dụng để làm đường Trường Sơn Đông (BVN 17/2/2022)-Nguyễn Cảnh- Lễ quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”, thử bàn về Đức tin – Tôn giáo – Nhân quả – Luân hồi (BVN 16/2/2022)-Trần Gia Ninh-Tuyển nữ Việt Nam nhận mưa tiền thưởng, chính sách vẫn hụt hơi (TVN 15/2/2022)-Quốc Phong-Từ thi tuyển lãnh đạo, xem người xưa (TVN 14/2/2022)-Quốc Phong-Quốc hội nhận thức chưa chuẩn về Pháp luật? (BVN 14/2/2022)-Ngô Huy Cương-‘Sâu mọt’ tại cơ quan hàng đầu về quản lý giáo dục Việt Nam (BVN 14/2/2022)-Thanh Trúc-
- Thư giãn: 9X Cà Mau làm bánh kem hình tôm, cua, cá, nhiều người ngỡ ngàng (VNN 26/2/2022)-Mê mẩn lò gạch cũ giữa cánh đồng, giới trẻ ùn ùn kéo đến (VNN 16/32/2022)-
Ngày 17/02/1979, Trung Quốc mở cuộc tấn công ồ ạt trên toàn tuyến biên giới phía bắc Việt Nam. Cuộc chiến biên giới khốc liệt giữa hai quốc gia «cộng sản» còn âm ỉ kéo dài đến tận năm 1989 tại một số địa điểm. Tuy nhiên, cho đến nay «cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ ba», theo cách gọi của một số sử gia, vẫn gần như hoàn toàn vắng mặt trong sách giáo khoa môn lịch sử Việt Nam.
Một góc thị xã Lào Cai, tây bắc Việt Nam, bị tàn phá trong cuộc tấn công của Trung Quốc, tháng 2/1979. © Flirkt
Thực trạng giảng dạy về cuộc chiến biên giới Việt – Trung ra sao? Những lý do gì khiến cuộc chiến Việt - Trung gần như bị gạt khỏi môn lịch sử? RFI tổng hợp một số thông tin về chủ đề này, đặc biệt qua bài «Why Won’t Vietnam Teach the History of the Sino-Vietnamese War? » của Travis Vincent (trên The Diplomat, ngày 09/02/2022).
***
1/ Việc giảng dạy về lịch sử cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung hiện tại ra sao trong nhà trường Việt Nam?
Hơn 40 năm đã trôi qua kể từ cuộc chiến 1979, nhưng việc giảng dạy về cuộc xung đột này vẫn gần như vắng bóng trong các trường học phổ thông cũng như đại học. Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 ở Việt Nam, phiên bản 2001, thuật lại cuộc chiến biên giới Việt - Trung năm 1979 vỏn vẹn với 24 dòng ở cuối cuốn sách. Phiên bản năm 2018 về chủ đề này thậm chí rút lại nội dung xuống chỉ còn 11 dòng.
Sự cố tình quên lãng này tương phản một cách kỳ lạ với lịch sử chiến tranh chống lại các triều đại phương Bắc được giảng dạy rất cặn kẽ trong nhà trường Việt Nam. Từ lớp 6, lớp 7, học sinh Việt Nam đã được học về một nghìn năm Bắc thuộc, về các cuộc chiến tranh giải phóng và kháng chiến kể từ chiến thắng Bạch Đằng năm 938 chống lại nhà Nam Hán. Các cuộc chiến tranh được tìm hiểu sâu hơn từ lớp 10. Sự im lặng trước cuộc chiến cướp đi sinh mạng hàng chục nghìn người, thường dân và bộ đội Việt Nam, cùng binh sĩ Trung Quốc, đặt ra nhiều dấu hỏi.
Tác giả bài viết «Why Won’t Vietnam Teach the History of the Sino-Vietnamese War?», nhà hoạt động xã hội Travis Vincent đã tập hợp nhiều nhân chứng về vấn đề này.
Cô Nguyễn Ngọc Trâm, giáo viên lịch sử tại một trường trung học tư thục ở Hà Nội, nhận định: Cuộc chiến tranh này được đưa vào cuối chương trình của năm học, vì vậy không ai chú ý đến nó. Chiến tranh biên giới Việt - Trung cũng không phải là nội dung thi, nên học sinh không có động lực. Theo cô giáo Nguyễn Ngọc Trâm, rất nhiều bạn bè cô – không học chuyên ngành lịch sử – đã không hề hay biết về cuộc chiến này.
Đặng Ngọc Oanh, một sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, sở dĩ biết đến cuộc chiến này là nhờ bố, một cựu chiến binh. Cô đã bị sốc khi biết có một cuộc chiến như vậy.
Phạm Kim Ngọc, một sinh viên năm thứ 3 ngành Quan hệ quốc tế tại TP. HCM, thuật lại việc cô giáo đề cập đến cuộc chiến trong một bài giảng ngắn, nhưng không có sách giáo khoa nào về chủ đề này. Với các sinh viên, «một sự kiện như vậy vẫn còn được coi là nhạy cảm», trong lúc Trung Quốc được coi như một quốc gia quan trọng hàng đầu trong chương trình.
Cho đến nay, những lời kêu gọi của các chuyên gia về cải cách sách giáo khoa lịch sử, để đưa đầy đủ thông tin hơn về cuộc chiến Việt - Trung 1979, nhưng chính quyền vẫn im hơi lặng tiếng, mặc dù chính phủ đã cho phép thông tin và thảo luận cởi mở hơn về cuộc chiến nói trên trên truyền thông nhà nước.
2/ Những lý do gì khiến cuộc chiến Việt - Trung gần như bị gạt khỏi môn lịch sử?
Trung Quốc là thế lực chủ yếu hậu thuẫn chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong các cuộc chiến chống lại Pháp, và sau này là Mỹ, và chế độ Việt Nam Cộng Hòa do Mỹ hậu thuẫn, tuy nhiên quan hệ giữa hai nước xuống dốc nhanh chóng kể từ những năm 1970. Bắc Kinh thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ, trong lúc Việt Nam vẫn gắn bó với khối Liên Xô. Sau khi Việt Nam lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ được Trung Quốc hậu thuẫn, Bắc Kinh tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược biên giới năm 1979, mà Trung Quốc gọi là để dạy cho «tiểu bá» Việt Nam một bài học. Trong bản Hiến pháp năm 1980, chế độ cộng sản Việt Nam đã gọi quốc gia đàn anh «môi hở răng lạnh» trước đây là «bá quyền Trung Quốc xâm lược», «kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm hiểm nhất».
Từ năm 1980 đến năm 1987, Hà Nội đã có nhiều động thái chính thức và bí mật để nối lại đàm phán bình thường hóa với Bắc Kinh, nhưng không có kết quả. Tháng 3/1988, Trung Quốc cưỡng chiếm nhiều khu vực thuộc quần đảo Trường Sa, do Việt Nam kiểm soát, với vụ Gạc Ma khiến 64 binh sĩ Việt Nam hy sinh. Tuy nhiên, cũng chính vào tháng 12/1988, Quốc Hội Việt Nam đã từ bỏ diễn đạt Trung Quốc là «kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất» ra khỏi Hiến pháp, để mở đường cho quá trình bình thường hóa quan hệ.
Trong bối cảnh khối Liên Xô sụp đổ, Việt Nam bị cô lập, Bắc Kinh cũng bị quốc tế cô lập sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, hai đảng Cộng sản đã tổ chức họp bí mật năm 1990 tại Thành Đô, Trung Quốc. Kết quả là chính quyền Việt Nam đã chọn không kỷ niệm chính thức cuộc chiến Việt - Trung năm 1979. Quan hệ được bình thường hóa năm 1991. Năm 1999, Hà Nội và Bắc Kinh thiết lập «quan hệ đối tác và hợp tác chiến lược toàn diện».
Thỏa thuận giữa ban lãnh đạo hai đảng Cộng sản đóng vai trò chính trong việc cuộc chiến 1979 và giai đoạn chiến tranh biên giới dai dẳng trong thập niên 1980 bị chìm trong quên lãng trong xã hội nói chung và bị gạt ra khỏi sách giáo khoa nói riêng. Ngoài sách giáo khoa, trong nhiều bảo tàng, cuộc chiến xâm lược của Trung Quốc năm 1979 đã được tránh nhắc đến. Nhiều vết tích liên quan đến cuộc xâm lăng của Trung Quốc bị xóa bỏ, vùi trong quên lãng.
3/ Những năm gần đây dường như đã có một số thay đổi quan trọng? Đâu là những tác nhân chính mang lại thay đổi?
Năm 2016 được coi là bước ngoặt đáng chú ý trong thái độ của chính quyền đối với biến cố lịch sử này. Tháng 2/2016, chủ tịch nước Trương Tấn Sang là lãnh đạo đầu tiên của Việt Nam có chuyến viếng thăm tưởng niệm các binh sĩ hy sinh trong cuộc chiến chống xâm lược Trung Quốc, tại Cao Bằng. Kể từ đó, các dịp kỷ niệm 17/02, thông tin về cuộc chiến Việt – Trung 1979 được nhắc đến nhiều hơn trên truyền thông Nhà nước, cho dù bài vở vẫn bị kiểm duyệt.
Đầu năm nay, thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm Đài tưởng niệm liệt sĩ chống Trung Quốc năm 1979 tại tỉnh Quảng Ninh. Việc tìm kiếm hài cốt binh sĩ hy sinh tại Vị Xuyên (Hà Giang), nơi chiến tranh diễn ra dữ dội từ 1984 đến 1989, đã được chính quyền ủng hộ.
Về phía chính quyền, tác giả bài tổng thuật trên The Diplomat ghi nhận, Hà Nội đã có một thay đổi đáng kể, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ ra quyết đoán hơn ở Biển Đông. Năm 2014, căng thẳng giữa hai nước leo thang đến đỉnh điểm với việc Trung Quốc đưa một giàn khoan dầu vào trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc bùng lên khắp cả nước. Ký ức về cuộc chiến sống lại trong công chúng. Nhiều người bắt đầu quan tâm hơn đến các xung đột vũ trang trong quá khứ gần đây với láng giềng phương Bắc. Một số người dân tổ chức biểu tình, kiến nghị, yêu cầu Nhà nước chính thức tưởng niệm các liệt sĩ, nạn nhân cuộc chiến biên giới chống Trung Quốc xâm lược.
Đóng vai trò hàng đầu trong việc mở lại các thảo luận về chiến tranh biên giới Việt - Trung, là các cựu chiến binh Việt Nam từng tham gia xung đột, cùng các thân nhân của họ. Đặc biệt là những quân nhân tham gia chiến đấu tại Vị Xuyên (Hà Giang). Tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an Việt Nam, thừa nhận «có thể kéo dài đến năm 2014 tức là 35 năm chúng ta không kỷ niệm mít tinh, không hội thảo, truyền thông cũng không nói về cuộc chiến này » (Dân Việt, ngày 17/02/2022).
Tuy nhiên, nhìn chung, các lễ kỷ niệm hàng năm cuộc chiến Việt - Trung được đánh giá là ở quy mô nhỏ hơn rất nhiều so với các chiến thắng chống Pháp và Mỹ. Trong nhiều xuất bản báo chí, hay sách, nhiều người vẫn tránh nhắc đến từ Trung Quốc. Cuốn «Những người đi giữ biên cương», một trong những cuốn sách hiếm hoi về chiến tranh biên giới phía Bắc xuất bản năm 1979, cũng tránh nhắc đến từ Trung Quốc. Cô giáo dạy môn Sử tại trường trung học ở Hà Nội, Nguyễn Ngọc Trâm, vẫn phải rất thận trọng khi đưa các nội dung liên quan đến cuộc chiến vào bài giảng, do lo ngại sẽ bị phụ huynh «phàn nàn vì nội dung dạy khác với sách giáo khoa».
4/ Những trở lực nào khiến sách giáo khoa vẫn sẽ gần như không nói đến cuộc chiến biên giới Việt - Trung?
Bài viết của Travis Vincent trên The Diplomat dẫn lại nhận định của ông Dương Danh Dy, cựu tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc, trả lời BBC năm 2018, cho biết hiện tại khó nói là ai đã «đạo diễn» không khí im lặng về cuộc chiến biên giới Việt - Trung.
Còn theo giáo sư Vũ Tường, Khoa Chính trị học đại học Oregon (Hoa Kỳ), cho đến nay, cuộc chiến tranh Trung-Việt vẫn chia rẽ giới lãnh đạo Hà Nội. Giáo sư Vũ Tường nói đến hai phe, có lập trường đối kháng về chủ đề này: một phe đổ lỗi cho Lê Duẩn, cố lãnh đạo đầy quyền uy của đảng Cộng sản Việt Nam (1907 – 1986), do lập trường chống Trung Quốc, phe kia ngược lại cho rằng đảng đã mắc sai lầm, khi quá tin vào Trung Quốc. Một trong những câu hỏi mà nhiều lãnh đạo Việt Nam có thể lo ngại khi phải đối mặt, đó là «Liệu Việt Nam có thể tránh được cuộc chiến năm 1979 với Trung Quốc?». Giả thiết được nhiều nhà quan sát chia sẻ là Bắc Kinh «sẽ không dám tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô chống lại Việt Nam, nếu Việt - Mỹ sớm bình thường hóa quan hệ» sau 1975.
Trả lời tác giả Travis Vincent qua email, giáo sư Vũ Tường nhận định: «Việc cho phép bất kỳ cuộc thảo luận nào về cuộc chiến đều có nguy cơ làm sâu sắc thêm rạn nứt đó,… phơi bày những sai lầm của ban lãnh đạo đảng». Giáo sư Vũ Tường nhấn mạnh là: «việc dạy trẻ em về cuộc chiến này có thể tạo ra áp lực dư luận buộc đảng phải rời xa Trung Quốc, và xích lại gần Mỹ hơn. Đây là điều mà đảng không muốn».
Trả lời RFI tiếng Việt, nhà văn Phạm Viết Đào, tác giả của nhiều khảo cứu về cuộc chiến biên giới Việt Trung (trong đó có bộ biên khảo Vị Xuyên: Thế sự Việt - Trung) nhận định: giới lãnh đạo Việt Nam hiện tại có thể có nhiều «vướng víu» với Trung Quốc, họ bị «há miệng mắc quai», nên không thể đưa ra được các thay đổi trong vấn đề sách giáo khoa, cho dù đòi hỏi trong xã hội về chuyện này trong những năm gần đây đã rất rõ ràng. Những phụ thuộc nặng nề về tài chính có thể là một nguyên nhân chính. Nhưng người dân không thể có bằng chứng về câu chuyện diễn ra trên thượng đỉnh quyền lực này.
T.T.
Nguồn: RFI Tiếng Việt
KHI ĐẢNG CŨNG PHẢI TỰ KIỂM DUYỆT: CHỐNG QUÂN
BA CHẤM XÂM LƯỢC
TRẠCH VĂN ĐOÀNH/ TD 18-2-2022
Ngày 25/9/2009, ở Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã tổ chức công bố “Văn kiện Đảng toàn tập”. Đây là lần đầu tiên, toàn bộ các văn bản của Đảng Cộng sản Việt Nam cho đến thời điểm đó được tập hợp để xuất bản một cách hệ thống.
Trong các tập in văn kiện năm 1979, 1980, những phần liên quan đến cuộc xâm lược của Trung Quốc năm 1979, từ “Trung Quốc” bị cắt bỏ, thay bằng dấu ba chấm (…).
Ví dụ, các văn kiện Đảng thời đó viết “chống quân Trung Quốc xâm lược” thì “Văn kiện Đảng toàn tập” ở thập niên 2000 khi in lại đã tự kiểm duyệt thành “chống quân… xâm lược”. (“Chống quân ba chấm xâm lược”)
Dưới đây là ảnh chụp vài trang trong các tập 40 (văn kiện năm 1979) và 41 (năm 1980). Toàn văn bộ tư liệu này có trên Website của Đảng. Ở điểm nói trên, cả bản in và bản online đều giống nhau: hai chữ “Trung Quốc” bị cắt bỏ, thay bằng dấu ba chấm.
Trang 117, tập 40: Quyết định của Bộ Chính trị “Thành lập Quân đoàn 5”, viết: “Căn cứ vào yêu cầu của nhiệm vụ chiến đấu, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược…”
Không rõ Đảng đang chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của ai, vì quân xâm lược được ghi bằng dấu ba chấm (…)
Tập 40, trang 118, in “Quyết định của Bộ Chính trị” ngày 5 tháng 3 năm 1979 về việc “Thành lập Quân khu Thủ đô” cũng viết: “Căn cứ vào yêu cầu của nhiệm vụ chiến đấu, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược… Xét đề nghị của Thường vụ Quân ủy Trung ương”.
Không rõ ai xâm lược và Đảng thành lập Quân khu Thủ đô để chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của ai.
Tập 40, năm 1979, trang 131, in Thông tri của Ban Bí thư ngày 26 tháng 3 năm 1979 về việc “bảo vệ tài liệu của Đảng” cũng viết: “Về cuộc kháng chiến chống bọn phản động… xâm lược”.
Không ai biết hồi đó Đảng chống bọn phản động xâm lược nào.
Xem tập 40 trên trang Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tập 41, in các văn kiện năm 1980, trang 18, viết: “Cảnh giác trước việc Mỹ và… xúc tiến liên minh quân sự”.
Không ai biết Mỹ xúc tiến liên minh quân sự với ai và Đảng cảnh giác ai.
Tập 41 trên trang Đảng Cộng sản Việt Nam
Cả hai tập 40 (in các văn kiện năm 1979) và tập 41 (in các văn kiện năm 1980) đều được xuất bản năm 2005 tại Hà Nội.
Năm 2005, vào ngày 17/1, đầu năm mới, Trung Quốc giết hại ngư dân Hậu Lộc, Thanh Hóa. Tuy nhiên, ở Việt Nam lúc đó vẫn chưa xảy ra các điểm nóng biểu tình chống Trung Quốc như mấy năm sau đó.
Việc xóa bỏ ký ức cuộc chiến xâm lược của Trung Quốc năm 1979 ít nhất được thực thi sớm hơn thời điểm xuất bản tập 40, 41 của “Văn kiện Đảng toàn tập”. Mới đây, trên Diplomat, Travis Vincent cho biết “Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 ở Việt Nam năm 2001 chỉ dành 24 dòng cuối sách kể lại cuộc chiến tranh, nhưng đến phiên bản năm 2018, phần kể lại cuộc chiến này chỉ còn 11 dòng.”
Bài viết nói trên của Travis Vincent cũng dẫn lời một giáo viên trung học môn sử ở Hà Nội, phân tích về chiến thuật của người soạn sách và hệ thống thi cử để khiến học sinh không học những đoạn ngắn ngủi đó: Đưa vào cuối sách giáo khoa, tức là học ở thời điểm cuối lớp 12, khi học sinh phải căng thẳng thi tốt nghiệp trung học, và Bộ Giáo dục không bao giờ đưa nội dung cuộc chiến 1979 vào đề cương ôn thi, nên giáo viên cũng không dạy và học sinh cũng không học. Như vậy, 11 dòng về cuộc xâm lược của Trung Quốc được đưa vào Sách giáo khoa chỉ để điểm danh.
Một bên soạn thật ngắn và bố trí ở cuối sách, một bên không đưa vào đề cương ôn thi trung học, người soạn sách giáo khoa và lãnh đạo ngành giáo dục đã phối hợp cùng với nhau để vô hiệu hóa 11 dòng ngắn ngủi đó.
Có thể nói những biểu hiện nói trên trong sách giáo khoa và ngành giáo dục ở Việt Nam có thể chỉ là ngẫu nhiên? Việc Đảng tự kiểm duyệt văn kiện của chính mình, không dám nhắc đến tên Trung Quốc ngay cả khi in lại văn kiện cũ, chứng tỏ vào thời điểm đó, 2005, chính sách xóa bỏ cuộc xâm lược của Trung Quốc khỏi lịch sử là một chính sách nhất quán, được chỉ đạo từ cấp cao nhất của Đảng.
Hội đồng Xuất bản bộ sách “Văn kiện Đảng toàn tập” gồm có Thường trực Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Phan Diễn (Chủ tịch Hội đồng), Nguyễn Đức Bình (Phó Chủ tịch Hội đồng), Ủy viên Hội đồng có Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Duy Quý, Đặng Xuân Kỳ và 9 vị khác. Ông Nguyễn Phú Trọng khi đó là Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Một số học giả cho rằng từ sau 2014, khi Trung Quốc đem giàn khoa 981 vào sâu vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thái độ của Chính phủ Việt Nam đã thay đổi: nhiều buổi lễ kỉ niệm cuộc chiến được phép tổ chức.
Tuy nhiên các học giả này chưa lưu ý đến sự thực là tác nhân tạo ra sự thay đổi này là các cựu chiến binh chứ không phải Nhà nước. Họ tự tổ chức các buổi tưởng niệm đồng đội của họ hi sinh năm 1979 và ở chiến trường Vị Xuyên 1984. Họ là những người nhà nước không thể đàn áp, cũng không tìm được lý do đàn áp. Mặt khác, sách giáo khoa sử lớp 12 vẫn tiếp tục duy trì độ dài 11 dòng về cuộc xâm lược năm 1979, bố trí ở cuối sách, học vào thời điểm sắp thi tốt nghiệp, và nội dung này không được đưa vào đề cương ôn thi, nên hiếm có giáo viên và học sinh dạy và học nó.
Cuối cùng, sau vụ giàn khoan 981 năm 2014, lúc này lúc khác, nhiều vị lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã có những động thái tưởng nhớ về cuộc chiến. Nhưng cách tưởng niệm dường như là để nắm lấy ngọn cờ chủ nghĩa dân tộc, tương tự như cách họ xuất hiện cùng đội tuyển bóng đá mỗi khi thắng trận bóng nào đó, nhiều hơn là do nhận thức đúng về lịch sử. Cuộc tấn công năm 1979 của Trung Quốc là một cuộc xâm lược, nhưng nó không nhắm đến việc đánh chiếm lãnh thổ như các cuộc xâm lược trước đó. Việt Nam bị đánh vì lãnh đạo Hà Nội (Lê Duẩn) đã mắc những sai lầm có tính lịch sử khi không thể nhận thức đúng đắn sự xoay chuyển của cục diện quốc tế đương thời.
Xóa bỏ khỏi ký ức dân tộc về cuộc xâm lược năm 1979 của Trung Quốc cũng nguy hiểm giống như kích động tinh thần chống Trung Quốc bằng mọi giá, trên mọi lĩnh vực, chống chỉ để chống mà không có mục tiêu cụ thể gì, như thời Lê Duẩn thập niên 1980.
Sử dụng chủ nghĩa dân tộc là điều không thể tránh khỏi đối với người làm chính trị thời nay. Nhưng sẽ là một nguy hiểm cho một nước như Việt Nam nếu như trong nội bộ, các vị lãnh đạo không hiểu đúng bản chất của cuộc chiến 1979.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét