ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Pháo bắn từ Ukraine phá hủy nhà cửa ở Nga (VNN 24/3/2022)-Đệ nhất phu nhân Ukraine hé lộ khâu hậu cần chống Nga (VNN 24/3/2022)-Sự thật sức mạnh tên lửa siêu vượt âm Nga sử dụng ở Ukraine (VNN 24/3/2022)-Anh chuyển thêm cho Ukraine hàng nghìn tên lửa (VNN 24/3/2022)-Đài Loan không phải là Ukraine của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Thay vào đó, thử xét đến số phận Việt Nam (BVN 24/3/2022)-Derek Grossman -Giới tinh hoa quyền lực Nga phải hạ bệ Putin (BVN 24/3/2022)-Alfred H. Moses-Nga bị giữ hàng chục máy bay, thành phố Ukraine hứng bom 'siêu mạnh' (VNN 23/3/2022)-Trường phái đối ngoại 'cây tre Việt Nam' (VNN 23/3/2022)-Daniel Yergin: Putin đã phá hủy nền kinh tế mà ông ta mất 22 năm để gây dựng (BVN 23/3/2022)-Ít Tập, nhiều Lý hơn trong các phát biểu về chính sách của Trung Quốc (BVN 22/3/2022)-Học giả khuyên Trung Quốc cần từ bỏ Putin ngay lập tức (BVN 22/3/2022)-Đánh giá chiến dịch tấn công Ukraine của Nga (TD 21/3/2022)-Nhã Duy- Giao tranh ác liệt ở Mariupol, Tổng thống Ukraine cảnh báo 'thế chiến 3' (VNN 21/3/2022)-Nga xác nhận một chỉ huy hải quân tử trận, đòi Ukraine đầu hàng ở Mariupol (VNN 21/3/2022)-Ukraine bác 'tối hậu thư' của Nga, quyết không đầu hàng tại Mariupol (VNN 21/3/2022)-Xâm lăng Ukraine: Putin, nhà độc tài cô đơn dù có ‘bạn vàng’ Trung Quốc (BVN 21/3/2022)-Thụy My-Thuỵ Sĩ và trung lập chính trị trong cuộc chiến Ukraine (BVN 21/3/2022)-(TD)-Lâm Bình Duy Nhiên-Chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc như thế nào? (TD 20/3/2022)-Vũ Ngọc Yên-Cuộc chiến về các giá trị của châu Âu (TD 20/3/2022)-Vây hãm thành thì dân phải chết: Putin cần ôn lại lịch sử (TD 20/3/2022)-Trần VănThọ-Tất cả những gì bạn biết về “Phong trào Azov” (Azov Movement) tại Ukraine (TD 20/3/2022)-Nguyễn Quốc Tấn Trung-Cho đến tận khi chết, Josef Stalin vẫn không tôn trọng Hồ Chí Minh (TD 20/3/2022)-Lê Quang-Mỹ điều thiết giáp tới châu Âu, Nga tiến sâu vào Mariupol của Ukraine (VNN 20/3/2022)-Putin cho bắt giữ tướng lĩnh hàng đầu (BVN 20/3/2022)-Lê Anh-“Nội chiến” ngôn ngữ: tiếng Ukraine hay tiếng Nga? (BVN 20/3/2022)-Trần Hữu Thực-Những điều bất ngờ từ cuộc chiến Ukraine (BVN 20/3/2022)-Tướng Estonia: Sai lầm lớn nhất của NATO là từ chối lập vùng cấm bay (BVN 20/3/2022)-Kim tự tháp quyền lực đang tiêu diệt Putin (BVN 20/3/2022)-Vladimir Sorokin-Cho đến tận khi chết, Josef Stalin vẫn không tôn trọng Hồ Chí Minh (TD 20/3/2022)-Lê Quang-Thụy Sỹ và trung lập chính trị trong cuộc chiến Ukraine (TD 20/3/2022)-Lâm Bình Duy Nhiên-Chết trước hồi kết! (TD 19/3/2022)-Lê Huyền Ái Mỹ-Tin tặc đánh giặc cứu Ukraine (TD 19/3/2022)-Đinh Từ Thức-Nga dọa tấn công đoàn viện trợ vũ khí phương Tây, Ukraine oằn mình chống không kích (VNN 19/3/2022)-Bài học từ xung đột Nga-Ukraine là Trung Quốc nên mở cửa hơn (BVN 19/3/2022)-郑永年-Putin và những chuyến bay đáng ngờ trên nóc điện Kremlin (BVN 19/3/2022)-Cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ kết thúc ra sao (BVN 19/3/2022)-Henry A. Kissinger-Tại sao Putin chưa chiếm được Ukraine? (BVN 19/3/2022)-Ukraine (tiếp theo) (BVN 19/3/2022)-(Phần 5)- Nguyễn Thọ-Sau Ukraine, “điểm nóng” tiếp theo sẽ ở đâu? (RFA 19-3-22) (TD)-(BVN)-Đinh Hoàng Thắng-Trung Quốc đang âm thầm làm 4 thứ này khiến cuộc sống người Nga ngày một khó khăn hơn (Nhà Đầu Tư 19-3-22)-Trong đầu Putin là tư tưởng gì? Các nhà bình luận Âu Mỹ thử tìm hiểu (BBC 18-3-22)-Cục diện quan hệ Nga - Trung - Mỹ giữa chiến sự ác liệt tại Ukraine (TVN 18/3/2022)-Phạm Mạnh Hùng-Chiến trường Ukraine, du kích quân Javelin (TD 18/3/2022)-J.Nguyễn-Vì sao phương Tây vẫn né yêu cầu lập vùng cấm bay ở Ukraine? (VNN 18/3/2022)-Mỹ-Trung sẽ điện đàm về Ukraine, Pháp cảnh báo thiếu lương thực (VNN 18/3/2022)-Chiến thắng pháp lý đầu tiên của Ukraine trước Nga ở Tòa án Công lý Quốc tế (BVN 18/3/2022)-Bùi Công Trực-Các kết quả có thể có của Chiến tranhNga-Ukraine và sự lựa chọn của Trung Quốc (BVN 18/3/2022)-(Hồ Vĩ / 胡伟)-Ai có thể loại bỏ Putin? (BVN 18/3/2022)-Việt Linh-Hồi sinh Đế chế: Putin đi theo con đường của Stolypin và Stalin (BVN 18/3/2022)-Yoshiro Ikeda-Nỗi ngậm ngùi của chúng ta: Có lãnh đạo, người dân Ukraine quá anh hùng (TD 18/3/2022)-Hoàng Ngọc Nguyên-Chiến trường Ukraine, du kích quân Javelin (TD 18/3/2022)-J.Nguyễn-Cựu tướng David Petraeus trả lời phỏng vấn về cuộc chiến Nga – Ukraine (TD 17/3/2022)-Hồ Bạch Thảo-Liệu Việt Nam có học được gì từ bi kịch của quân đội Nga? (TD 17/3/2022)-Trân Văn-Tinh thần Ukraine (TD 17/3/2022)-Lâm Bình Duy Nhiên-Tại sao Putin chưa chiếm được Ukraine? (BBC 17-3-22)-
- Trong nước: Cho ý kiến về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (GD 23/3/2022)-Đề nghị thi hành kỷ luật Ban thường vụ Đảng ủy Học viện Quân y (GD 22/3/2022)-Khi giám đốc sở cứu trợ chính mình (VNN 22/3/2022)-Bật mí người mẫu cao nhất 1m82 thi Hoa hậu Hoàn vũ VN (VNN 22/3/2022)-Ai đổ máu giữ biển đảo đều được Tổ quốc tri ân: Chúng ta là con đất Việt (TVN 21-3-22)- Hai cựu Thứ trưởng vướng vòng lao lý (ĐĐK 20-3-22)-Công an Hà Nội ngăn cản cộng đồng người Ukraine tổ chức sự kiện gây quỹ từ thiện (BVN 19/3/2022)-RFA-Chủ tịch nước chủ trì Hội thảo quốc gia về xây dựng Nhà nước pháp quyền (GD 18/3/2022)-Thái Nguyên bổ nhiệm lãnh đạo sở mới sau vụ 'mất chức do sàm sỡ nữ nhân viên' (VNN 17/3/2022)-Khởi tố 07 bị can liên quan đến các sai phạm tại Tổng Công ty VEC (GD 16/3/2022)-Khai trừ khỏi Đảng Bí thư Thành ủy Thái Nguyên và Chỉ huy trưởng BP Kiên Giang (GD 15/3/2022)-Bảo vệ chính trị nội bộ Đảng là vấn đề hệ trọng (VNN 14-3-22)-Tưởng nhớ Gạc Ma, Hoàng Sa – hãy truy phong các liệt sĩ, dựng tượng đài, thực hiện đầy đủ chính sách, chấm dứt phân biệt đối xử (BVN 14/3/2022)-(TD )-Nguyễn Đình Bin-Gạc Ma ngày đó và bây giờ (BVN 14/3/2022)-RFA-Vinh quang đời đời những người giữ biển (GD 14/3/2022)-Gạc Ma: Tổ quốc là vĩnh cửu (VNN 14/3/2022)-Hồi ức không thể quên của cựu binh Gạc Ma (VNN 14/3/2022)-Cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với Giám đốc CDC Bình Phước (GD 13/3/2022)-Sai phạm ở vụ Việt Á vượt ra ngoài tầm lợi ích nhóm (GD 12/3/2022)-Bộ Chính trị cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng (GD 12/3/2022)-Lần đầu thấy phòng làm việc giản dị của Tổng Bí thư (VNN 12/3/2022)-Lý do cựu Vụ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Nam Liên tiếp tục bị khởi tố (VNN 12/3/2022)-Cựu Thứ trưởng Y tế Cao Minh Quang và những vụ án liên quan (VNN 12/3/2022)-Giám đốc Sở LĐTB&XH TP.HCM nhận 4,6 triệu đồng từ quỹ Covid-19 (VNN 11/3/2022)-Quỹ Nhân Đạo Ukraina (TD 11/3/2022)-Nguyễn Khắc Mai-Vụ Việt Á: Lộ dần những ‘mắt xích’ ở Học viện Quân y (VNN 9/3/2022)-Vụ Việt Á: Khởi tố hình sự, bắt 2 sỹ quan cấp tá tại Học viện Quân y (GD 8/3/2022)-
- Kinh tế: Ðưa doanh nghiệp nhà nước trở lại đường ray phát triển (GD 24/3/2022)-Gia hạn thanh tra mua sắm kit xét nghiệm, vaccine COVID-19 (GD 24/3/2022)-Vinamilk đặt mục tiêu lãi 12.000 tỉ đồng trước thuế năm 2022 (KTSG 24/3/2022)-Triển vọng lạc quan cho cổ phiếu ngành du lịch (KTSG 24/3/2022)-Xe điện được quan tâm giữa mùa ‘bão giá’ xăng dầu (KTSG 24/3/2022)-Vinamilk tiếp tục dẫn đầu nhiều ngành hàng lớn sau 2 năm khó khăn vì covid (KTSG 24/3/2022)-Nhà đầu tư háo hức trước ngày khai trương nhà mẫu làng sinh thái Golp Tây Sài Gòn (KTSG 24/3/2022)-6 ưu điểm nổi bật giúp Akari City thành điểm nóng (KTSG 24/3/2022)-Tranh cãi thiết kế cầu Trần Hưng Đạo tương tự cầu Rào được cách điệu? (VNN 24/3/2022)-Hi hữu: Lào Cai đề nghị cấp đất cho thủy điện Mây Hồ nhầm vị trí (VNN 24/3/2022)-
- Giáo dục: Chương trình sách giáo khoa ba đời Bộ trưởng chưa xong, vẫn rối rắm, bất cập (GD 24/3/2022)-Một số địa phương tổ chức thi tuyển hiệu trưởng THPT chỉ có 2-3 ứng viên (GD 24/3/2022)-Lo thiếu giáo viên Nghệ thuật, làm chương trình kiểu 'sinh con rồi mới sinh cha' (GD 24/3/2022)-Thuận lợi triển khai NĐ116 nhưng Đại học Hồng Đức băn khoăn đầu ra của sinh viên (GD 24/3/2022)-Trường ĐH đầu tiên VN đạt chứng nhận kiểm định chất lượng cấp cơ sở GD chu kỳ 2 (GD 24/3/2022)-Cầu truyền hình tại lớp học khi giáo viên là F0 (GD 24/3/2022)-Có năm Trường chuyên Lê Quý Đôn Đà Nẵng được đầu tư gần 36 tỷ đồng (GD 24/3/2022)-Bộ Tài chính quy định mức hỗ trợ HS vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (GD 24/3/2022)-Sinh viên năm cuối có thể được thực tập tốt nghiệp ngay tại doanh nghiệp (GD 23/3/2022)-
- Phản biện: Hợp tác hiệu quả với Trung Quốc cần bản lĩnh, trình độ và lòng yêu nước (TVN 23/3/2022)-Nguyễn Bá Son-Chiếc bánh dịch vụ công trực tuyến gọi là đã có, nhưng ăn không dễ-Nhà nước còn phải cố nhiều để chiếc bánh dịch vụ công trực tuyến dễ ăn hơn (TVN 23/3/2022)-Đinh Duy Hòa-Ông Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị rút lui khỏi chính trường? (TD 21/3/2022)-Lê Văn Đoành-NSRP và ‘dại’ vẫn là… đặc quyền (TD 21/3/2022)-Trân Văn-Quan điểm của bà Nataliya Zhynkina về một số bài viết trên mạng… (TD 21/3/2022)-Cảnh giác và Tư tưởng của Đảng (TD 21/3/2022)-Ngô Huy Cương-Không phải lúc nào trung thành và chung thủy cũng… tốt! (TD 18/3/2022)-Trân Văn-Giải mã hiện tượng Lê Thế Mẫu (TD 18/3/2022)-Đoàn Bảo Châu-Nỗi ngậm ngùi của chúng ta: Có lãnh đạo, người dân Ukraine quá anh hùng (TD 18/3/2022)-Hoàng Ngọc Nguyên-Liệu Việt Nam có học được gì từ bi kịch của quân đội Nga? (TD 17/3/2022)-Trân Văn-Nghĩ từ chiếc lư hương đặt dưới tượng Đức Thánh Trần (TVN 16/3/2022)-Nguyễn Duy Xuân-Cuối cùng, Lư hương Đức Thánh Trần đã về lại dưới chân ngài (TD 17/3/2022)-Cù Mai Công-Hiểm họa từ phò tá, tham mưu 'rởm' (TVN 16/3/2022)-Lê Thế Mẫu, biểu hiện khủng hoảng ý thức hệ của Đảng Cộng sản Việt Nam (Tiếng Dân 16-3-22)-J.Nguyễn-Nhóm lợi ích trong vụ Việt Á đã khoét vào "tranh tối, tranh sáng" để trục lợi (GD 14/3/2022)-Người tài Hà Nội đang tìm kiếm, thu hút là những ai? (GD 14/3/2022)-Tại sao có những người Việt Nam cuồng Putin đến vậy? (TD 13/3/2022)-Đoàn Bảo Châu-Việt Á và dấu hỏi về doanh nghiệp "sân sau" (GD 13/3/2022)-Khi đảng viên có đạo làm nhiệm vụ “nắm tình hình” các tôn giáo (BVN 13/3/2022)-Văn Tâm-Biết làm sao bây giờ (BVN 13/3/2022)-Nguyễn Đình Cống-Cao Minh Quang “thổi phồng” dịch cúm gia cầm để “sân sau” sản xuất Oseltamivir (TD 12/3/2022)-Mai Bá Kiếm-Cuồng Putin, vì đâu? (TD 12/3/2022)-Thái Hạo-Nhân đạo không chọn phe (TD 12/3/2022)-Nguyễn Ngọc Chu-Biệt thự, biệt phủ - Nam châm của những con đường (GD 12/3/2022)-Xuân Dương-Người níu giữ lòng nhân, kẻ buông bỏ liêm sỉ (TVN 11/3/2022)-Nguyễn Duy Xuân-
- Thư giãn: Tuyển Việt Nam: Khi thầy Park mong có... phép thuật đấu Oman (VNN 24/3/2022)-Bắt bài Oman: Việt Nam làm tốt 2 điều này, từ hòa đến thắng (VNN 24/3/2022)-
Bộ trưởng Giao thông Nga cho biết gần 80 máy bay của nước này đã bị nước ngoài thu giữ, trong bối cảnh hàng loạt quốc gia áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Moscow vì vấn đề Ukraine.
Hãng thông tấn Interfax, dẫn lời Bộ trưởng Giao thông Nga Vitaly Savelyev, cho hay các lệnh trừng phạt đã khiến Nga không thể tiếp cận với hầu hết nguồn cung máy bay, phụ tùng máy bay và các dịch vụ hàng không, trong khi các hãng hàng không Nga phải thuê tới 515 máy bay ở nước ngoài.
![]() |
Máy bay của hãng hàng không Nga Aeroflot tại Sân bay Quốc tế Moscow. Ảnh: Reuters |
Cũng theo Bộ trưởng Savelyev, 78 máy bay Nga đã bị thu giữ ở nước ngoài và sẽ không được trả lại. Nga từng có 1.367 máy bay vào thời điểm các nước ban hành lệnh trừng phạt nhắm vào Moscow, và gần 800 chiếc trong số này giờ đây có trong danh sách đăng kiểm của Nga.
Hầu hết các máy bay được Nga thuê là của các hãng Boeing và Airbus, và được đăng ký tại Bermuda và Ireland. Tuy nhiên vào tuần trước, giới chức Bermuda và Ireland đã đình chỉ cấp giấy chứng nhận an toàn cho máy bay do các hãng hàng không Nga vận hành.
Nhằm đảm bảo hoạt động hàng không dân dụng tránh bị gián đoạn, Moscow sau đó đã thông qua luật cho phép các hãng hàng không nội địa đăng kiểm cho các máy bay thuê từ các công ty nước ngoài tại Nga.
Thành phố Ukraine hứng bom ‘siêu mạnh’
Giới chức thành phố Mariupol phía đông nam Ukraine cho biết ,"hai quả bom siêu mạnh" đã phát nổ và làm rung chuyển thành phố này trong hôm 22/3, giữa lúc các nỗ lực sơ tán dân thường đang diễn ra.
"Rõ ràng đối phương không có hứng thú gì với Mariupol. Họ muốn xóa sổ và san phẳng thành phố này", hội đồng Mariupol ra thông cáo cho hay, nhưng không cho biết thiệt hại về người và cơ sở hạ tầng.
![]() |
Khói lửa bốc lên từ một khu công nghiệp ở Mariupol, Ukraine, trong ảnh công bố ngày 22/3. Ảnh: Reuters |
Ukraine cũng chỉ trích lực lượng Nga cản trở các đoàn xe viện trợ lương thực và nhu yếu phẩm cho Mariupol, cũng như xe bus đưa người dân sơ tán. "Chúng tôi yêu cầu mở hành lang nhân đạo cho dân thường. Quân đội Ukraine đang dũng cảm phòng thủ thành phố, chúng tôi sẽ không chấp nhận tối hậu thư", Phó thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk trước đó tuyên bố trên truyền hình.
Mariupol, nơi sinh sống của khoảng 450.000 dân trước chiến tranh, đã bị quân Nga tấn công gần như liên tục kể từ đầu tháng 3. Các hình ảnh cho thấy thành phố bị tàn phá nghiêm trọng do trúng bom đạn và tên lửa. Một quan chức quốc phòng Mỹ hôm 22/3 cảnh báo, quân đội Nga đã xuất hiện bên trong thành phố này.
Quan chức Ukraine cáo buộc Nga dùng vũ khí có phốt pho trắng
Trong một bài đăng trên Facebook hôm 22/3, Oleksiy Biloshitsky, Phó Giám đốc thứ nhất của cơ quan Cảnh sát Quốc gia Ukraine khu vực Kiev, đã cáo buộc quân đội Nga bắn một đầu đạn chứa phốt pho trắng vào thành phố Kramatorsk, thuộc tỉnh Luhansk phía đông Ukraine.
Phốt pho trắng thường được quân đội nhiều nước trên thế giới sở hữu và được sử dụng hợp pháp trong chiến đấu, với tác dụng tạo hỏa mù vào ban ngày và thắp sáng vào ban đêm. Tuy nhiên, việc sử dụng phốt pho trắng đối với dân thường là bất hợp pháp, vì loại hóa chất này có thể gây bỏng nghiêm trọng hoặc đau đớn khi tiếp xúc với da.
Phía Nga chưa đưa ra phản hồi trước cáo buộc này
Mỹ nói mục tiêu của Nga tại Ukraine đã 'thất bại', Moscow phản ứng
Phát biểu tại Nhà Trắng hôm 22/3, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết, Nga đã không đạt được các mục tiêu của mình ở Ukraine.
Theo ông Sullivan, Nga đã đặt ra 3 mục tiêu khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt đối với nước láng giềng: khuất phục Ukraine, nâng cao sức mạnh và uy tín của Moscow, đồng thời gây chia rẽ phương Tây. “Cho đến nay, Nga rõ ràng đã không hoàn thành được cả 3 mục tiêu trên, mà thực tế còn chứng minh điều ngược lại”, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ nhận định.
Dù vậy, ông Sulivan cảnh báo bất chấp những dấu hiệu chững lại từ phía Nga, xung đột tại Ukraine sẽ không thể kết thúc một cách "dễ dàng hay nhanh chóng".
![]() |
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan. Ảnh: AP |
Trong khi đó, giới lãnh đạo huy quân đội Ukraine nhận định các lực lượng Nga chỉ còn đủ nhiên liệu, lương thực và đạn dược để tiếp tục tham chiến tại nước này trong vòng 3 ngày nữa, sau khi các chuỗi cung ứng của quân Nga bị đứt gãy.
Moscow sau đó đã bác bỏ những nhận định từ Mỹ và phương Tây, và nhấn mạnh chiến dịch vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch.
“Chúng tôi đang nói về chiến dịch quân sự đặc biệt đang diễn ra, và nó vẫn đang được tiến hành hoàn toàn theo đúng kế hoạch”, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với CNN.
Nga nêu thời điểm có thể dùng vũ khí hạt nhân
Cũng trong buổi phỏng vấn với CNN hôm 22/3, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết chính sách an ninh của Nga quy định vũ khí hạt nhân sẽ chỉ được sử dụng trong trường hợp sự tồn vong của nước này bị đe dọa.
“Chúng tôi có khái niệm về an ninh nội địa và nó được công khai, bạn có thể đọc tất cả các lý do vũ khí hạt nhân được sử dụng. Vì vậy, nếu xuất hiện một mối đe dọa hiện hữu đối với đất nước của chúng tôi, thì nó (kho vũ khí hạt nhân) có thể được sử dụng theo khái niệm của chúng tôi” ông Peskov giải thích bằng tiếng Anh.
Liên Hợp Quốc kêu gọi ngừng bắn tại Ukraine
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres hôm 22/3 đã kêu gọi ngừng bắn ở Ukraine, và cho rằng cuộc xung đột này sẽ "không đi đến đâu".
"Đã đến lúc chấm dứt cuộc xung đột này (ở Ukraine)", ông Guterres phát biểu với báo giới tại trụ sở của Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ), đồng thời nhấn mạnh cần giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình.
Cùng ngày, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thảo luận về các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine, và kêu gọi các bên ngừng bắn trong một cuộc điện đàm kéo dài khoảng 1 tiếng với người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Ông Macron cũng bày tỏ quan ngại về tình hình ở Mariupol, đồng thời kêu gọi dỡ bỏ bao vây thành phố cảng chiến lược ở miền nam Ukraine.
Văn phòng của Tổng thống Macron cho biết đây là lần điện đàm thứ 8 giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào ngày 24/2.
Việt Anh
DANIEL YERGIN: PUTIN ĐÃ PHÁ HỦY NỀN KINH TẾ MÀ ÔNG TA MẤT 22 NĂM ĐỂ GÂY DỰNG
Ryosuke Hanafusa/ BVN 23-3-2022
(Nguyễn Thị Kim Phụng dịch)
Trong lúc thế giới tranh giành dầu mỏ, Iran sẽ nổi lên như một nguồn thay thế quan trọng
Daniel Yergin, Phó chủ tịch tập đoàn S&P Global, đồng thời là chuyên gia hàng đầu về năng lượng, chia sẻ rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin từng hét vào mặt ông trong một diễn đàn quốc tế, vì dám hỏi về một chủ đề nhạy cảm: khí đá phiến.
Câu hỏi của Yergin thực chất là về kế hoạch của Nga nhằm đa dạng hóa nền kinh tế, tránh phụ thuộc vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu khí. Nhưng từ “đá phiến” đã khiến nhà lãnh đạo Nga phản ứng gay gắt, vào năm 2013.
Putin biết rõ khí đá phiến cuối cùng sẽ cạnh tranh với khí đốt của Nga ở châu Âu. Ông cũng hiểu rằng đá phiến sẽ nâng cao vị thế chiến lược toàn cầu của Mỹ, Yergin nói với Nikkei trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
Trong cả hai vấn đề trên, Putin đều đúng. Nhưng ông lại mắc phải sai lầm nghiêm trọng khi dự đoán phản ứng của châu Âu trước cuộc xâm lược của Moscow vào Ukraine, Yergin khẳng định. Người châu Âu đã phản ứng mạnh mẽ, bất chấp việc đang phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Giờ đây, Putin đã phá hủy chính nền kinh tế mà ông gây dựng, vị chuyên gia năng lượng kết luận.
Dưới đây là bản biên tập của cuộc phỏng vấn:
Hỏi: Cuộc khủng hoảng Ukraine ảnh hưởng đến thị trường năng lượng như thế nào?
Đáp: Chẳng còn cái gọi là “mọi việc như thường” sau những gì đã xảy ra. Putin đã phá hủy những gì ông ta dành 22 năm gây dựng cho nền kinh tế Nga. Hầu như không ai thực sự có thể tưởng tượng được quy mô trừng phạt đối với cuộc xâm lược của Nga.
Đây là một tính toán sai lầm rất lớn của Putin. Ông cho rằng sự phụ thuộc của châu Âu vào năng lượng của Nga sẽ đủ để ngăn người châu Âu phản ứng mạnh mẽ, như những gì họ đã làm.
Một trong những mục tiêu chính của ông là chia rẽ và phá vỡ NATO. Nhưng kết quả là điều ngược lại.
Chúng ta đã chứng kiến một sự thay đổi 180 độ ở Đức. Bước đầu tiên trong các biện pháp trừng phạt là tạm hoãn, hay về cơ bản là hủy bỏ, dự án Nord Stream 2. Và thế, đường ống trị giá 11 tỷ đô la này sẽ chỉ nằm yên dưới Biển Baltic. Nó từng là một trong những mục tiêu tuyệt vời của Putin, nhưng nay trở thành một ví dụ khác về tính toán sai lầm của ông ta.
Hỏi: Liên Xô có cẩn thận hơn trong việc sử dụng vũ khí năng lượng thời Chiến tranh Lạnh?
Đáp: Ngay cả trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, Liên Xô và Nga luôn muốn gửi một thông điệp rằng “nguồn cung cấp năng lượng của chúng tôi không mang tính chính trị,” rằng “chúng tôi là nhà cung cấp đáng tin cậy.” Một hậu quả lớn của [xung đột Ukraine] là người châu Âu sẽ nỗ lực hết mình để giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
Họ sẽ làm điều đó theo ba cách khác nhau. Một là nguồn cung khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) bổ sung. Thứ hai là nguồn cung khí đốt nội bộ, và theo đó sẽ có một số nỗ lực, đặc biệt là ở Biển Bắc, nhằm thúc đẩy sản xuất của châu Âu và Anh.
Và thứ ba, đây sẽ là một động lực lớn thúc đẩy năng lượng tái tạo.
Đang có quan ngại về mùa đông sắp tới ở Châu Âu. Châu lục sẽ bước vào mùa đông với năng lượng dự trữ thấp và họ sẽ cần phải tích lũy những thứ đó. Vì vậy, trong ngắn hạn, đó là một thách thức đối với châu Âu. Không ai biết kết cục rồi sẽ là gì.
Hỏi: Còn dầu mỏ thì sao?
Đáp: Nga xuất khẩu 7,5 triệu thùng dầu mỗi ngày – khoảng một nửa trong số đó đi đến các nước NATO. Hiện có vài triệu thùng dầu đang bị mắc kẹt. Các tàu chở dầu ở Biển Đen rời đi với dầu của Nga, nhưng không được phép cập bến dỡ hàng, vì các công ty nói rằng họ sẽ không mua dầu của Nga.
Ngành dầu mỏ của Nga sẽ bị xáo trộn trong tương lai gần. Họ sẽ không thể nhận được thư tín dụng. Và các ngân hàng không muốn chấp nhận rủi ro. Ngoài ra còn có một yếu tố mới xuất hiện: vấn đề danh tiếng và giá trị.
Không chỉ các công ty dầu mỏ, các công ty khác cũng đang rút lui. Mọi cố gắng để hội nhập Nga vào nền kinh tế toàn cầu đang bị đảo ngược. Về cơ bản, Nga đang bị ‘rút phích cắm’ hay mất kết nối với nền kinh tế thế giới.
Tôi sợ rằng chúng ta có thể sẽ lao vào một cuộc tranh giành nguồn cung dầu. Đó là lý do tại sao, lúc này đây, sự phối hợp giữa các chính phủ và ngành công nghiệp là vô cùng quan trọng.
Hỏi: Nếu một cuộc tranh giành dầu xảy ra, dầu thay thế sẽ đến từ đâu? Ai sẽ thay thế Nga?
Đáp: Ứng viên số một là các nước vùng Vịnh Ả Rập. Ngoại giao bây giờ đang rất quyết liệt. Chúng ta có thể nhận được thêm 2 triệu thùng dầu mỗi ngày từ các nước vùng Vịnh.
Thứ hai, việc đạt được một thỏa thuận hạt nhân với Iran – mà có vẻ như đã gần đạt được rồi – sẽ mang lại cho thị trường thêm 1 triệu thùng dầu mỗi ngày.
Thứ ba là các nguồn dự trữ chiến lược, vốn được tạo ra phòng khi có gián đoạn nguồn cung.
Và thứ tư, trong năm nay, chúng ta sẽ thấy có sự tăng trưởng sản lượng đáng kể từ Mỹ. Sản lượng của Mỹ trong năm có thể tăng khoảng 900.000 đến 1 triệu thùng mỗi ngày. Đó là những con số quan trọng.
Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ nhận được nhiều dầu hơn, dù với khối lượng nhỏ, từ Canada, Brazil và Guyana.
Hỏi: Trong cuốn The New Map: Energy, Climate, and the Clash of Nations (Bản đồ mới: Năng lượng, Khí hậu và Cuộc Đụng độ giữa Các Quốc gia), ông đã viết rất nhiều về Ukraine.
Đáp: Vào cuối Chiến tranh Lạnh, Nga, Ukraine, châu Âu và khí đốt tự nhiên chính là những trọng tâm của cuộc tranh luận. Chúng là chủ đề gây căng thẳng lớn giữa Nga và phương Tây.
Putin tin rằng phương Tây đang suy tàn. Ông cho rằng Mỹ đang bận tâm với các vấn đề trong nước, và châu Âu cũng đang bận tâm với các vấn đề trong khối.
Những gì xảy ra trong các cuộc khủng hoảng quốc tế thường là do tính toán sai lầm, và người ta không thực sự nhìn ra hậu quả. Putin đang bị cô lập, và có lẽ ông ta đang ở trong tình trạng mà mọi người chỉ dám nói với ông những gì ông muốn nghe.
Ông không gặp gỡ nhiều người. Rõ ràng là ông chỉ để một nhóm nhỏ, những người có xuất thân tương tự từ KGB, ở cạnh mình. Có vẻ như các cố vấn kinh tế của ông đã hoàn toàn bị đẩy ra ngoài.
Khi mọi người đến gặp Tổng thống Nga, ông ta sẽ tiếp họ ở chiếc bàn dài đến kỳ cục. Ông rất sợ COVID. Có nhiều lời đồn, phải chăng ông mắc một chứng bệnh nào đó khiến bản thân bị suy giảm miễn dịch?
Vladimir Putin đã rất tức giận trước sự tan rã của Liên Xô, nhưng sau khi Liên Xô tan rã, chẳng ai được lợi hơn ông ta cả. [Nếu Liên Xô vẫn còn tồn tại] Putin hẳn vẫn là một sĩ quan KGB, chứ không phải là một Tổng thống Nga với nhiều quyền lực và nguồn lực như hiện tại.
Hỏi: Đâu là tầm quan trọng của dầu đá phiến Mỹ trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine?
Đáp: Tôi đã từng bị Vladimir Putin hét vào mặt trước 3.000 người vì hỏi về đá phiến. Sự kiện đó đã có một tác động rất lớn đến tôi.
Tôi nhận ra có hai lý do. Một là ông ta biết rằng, khí đá phiến đang cạnh tranh với khí đốt của Nga ở châu Âu, và ông ta đã đúng.
Hai là ông cũng hiểu rằng đây sẽ là một tài sản địa chính trị cho Mỹ. Nó sẽ mang lại cho Mỹ sự linh hoạt trong các vấn đề thế giới, thứ mà nước này không có nếu phải nhập khẩu 60% lượng dầu của mình.
Tôi vẫn luôn thấy rõ rằng, nếu vị thế năng lượng của Mỹ thay đổi, thì họ sẽ có tầm quan trọng địa chính trị lớn. Hãy tưởng tượng nếu không có cuộc cách mạng dầu đá phiến, cũng không có LNG, và Mỹ không tự cung cấp được dầu mỏ. Khi ấy, thế giới sẽ là một thế giới khác!
Nếu nhìn lại cuộc khủng hoảng dầu mỏ thập niên 1970, thời đó tất cả các nước công nghiệp đã tham gia vào một cuộc tranh giành điên cuồng để tìm nguồn cung dầu. Nhưng giờ đây, Mỹ không phải cạnh tranh với Nhật Bản hay Tây Âu.
Hỏi: Các chính sách môi trường của chính phủ Mỹ có mâu thuẫn với nhu cầu thúc đẩy sản xuất dầu đá phiến không?
Đáp: Chính quyền Biden không quan tâm nhiều – thật ra thì họ chẳng buồn quan tâm – đến ngành công nghiệp dầu mỏ, mãi tới tận tháng 11/2021. Rồi sau đó, vào cuối năm, bộ trưởng năng lượng thực ra lại đã khuyến khích sản xuất nhiều dầu hơn. Lúc đó, trọng tâm lớn vẫn là chống biến đổi khí hậu. Nhưng hiện nay đã có sự công nhận rằng dầu khí thực sự quan trọng về mặt chiến lược và chính trị.
Đã có những chính sách trái ngược nhau, và nếu anh là chủ một công ty và sắp sửa đầu tư, ít nhất anh cần hình dung được một cách chắc chắn rằng sắp tới mọi thứ sẽ đi về đâu.
R.H.
Nguồn: Nghiên cứu quốc tế
XÂM LĂNG UKRAINE: PUTIN, NHÀ ĐỘC TÀI CÔ ĐƠN DÙ CÓ 'BẠN VÀNG'
TRUNG QUỐC
THỤY MY /BVN 21-3-2022
Tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh. Ảnh tư liệu chụp ngày 26/04/2019. AP - Kenzaburo Fukuhara
Trong cuộc chiến tranh lạnh thứ hai, phương Tây đã không phản ứng đúng mức trước sự hung hăng của Trung Quốc và Nga. Dù diễn biến cuộc chiến ở Ukraina như thế nào đi nữa, Bắc Kinh cũng được lợi nhất khi Putin bị thế giới cô lập.
Chuyên đề của L’Obs tuần này nói về «Bức màn sắt mới». «Điều tra về một nhà độc tài cô đơn - Bí mật Putin» là hồ sơ của L’Express. Trên trang bìa Courrier International là hình vẽ những tòa nhà đổ nát, phía dưới có dòng chữ «Putin đã ở đây», chạy tựa lớn «Ukraine, cú sốc». Le Point điểm lại «Nga và chúng ta, năm thế kỷ lịch sử», còn The Economist quan tâm đến «Một trật tự thế giới khác» với khuôn mặt Tập Cận Bình lớn gấp đôi Vladimir Putin.
«Hòa bình sa mạc»
Mở đầu bài báo được Courrier International dịch lại, tờ The Times dẫn lời của triết gia La Mã Tacite vào đầu Công nguyên: «Bắt cóc, thảm sát, cướp bóc, đó là những gì được gọi là đế quốc. Và để lại một sa mạc, đó là cái mà họ gọi là hòa bình».
Nhiều thành phố Ukraine đang biến thành những sa mạc. Tình hình ở Marioupol hay Kharkov nhắc lại thời Đệ nhị Thế chiến. Nga vẫn đang không kích thô bạo bất kể đó là khu dân cư, bệnh viện nhi và những đoàn xe chở người di tản. Bị thiệt hại nặng vì sức kháng cự mãnh liệt của Ukraina và hiệu quả của hỏa tiễn Stinger, Nga đã thay đổi chiến lược, muốn nghiền nát những thành phố đang bao vây.
Quân Nga cũng không ngần ngại dùng hỏa tiễn hành trình bắn vào một căn cứ sát biên giới, nhằm cản trở việc phương Tây chuyển giao vũ khí và huấn luyện cho binh sĩ Ukraine. Những hình ảnh tội ác của quân Nga tràn ngập màn ảnh truyền hình châu Âu. Đức giáo hoàng Phanxicô hôm 13/03 đã phải lên tiếng đòi chấm dứt thảm sát. Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức tiếp tục đối thoại với Kremlin, yêu cầu ngưng bắn. Nhưng Vladimir Putin không nhượng bộ, vẫn đòi Ukraina từ bỏ hẳn ý định vào NATO, công nhận Crimée, Donetsk, Lougansk là của Nga.
Chỉ trong hai tuần lễ, Matxcơva đã trở thành kẻ bị cả thế giới xa lánh, rơi vào cảnh bị cô lập, tự cung tự cấp như thời Stalin. Cả một thế hệ thanh niên bị đánh cắp mất tương lai, nhưng không có hy vọng sẽ xảy ra đảo chánh. Tờ báo bi quan kết luận, phương Tây cần cứng rắn hơn, chuẩn bị đón nhận thêm nhiều người tị nạn và chứng kiến Ukraine trong cơn hấp hối.
Sai lầm của phương Tây: Tin vào thiện chí Putin
Tại các nước láng giềng, người Ba Lan thức giấc lúc nửa đêm khi những tiếng bom rơi ầm vang chỉ cách biên giới Ukraine có 20 kilomet. Người Bulgari vội vã tìm mua những viên i-ốt, Thụy Điển dò lại danh sách những hầm trú ẩn bom nguyên tử, người Latvia chuẩn bị túi xách «72 giờ» gồm thức ăn và thuốc men… Cuộc chiến mà Vladimir Putin khởi động với Ukraine khiến châu Âu rơi vào một kỷ nguyên mới, theo L’Obs. Chuyên gia François Heisbourg nhận định, sai lầm trầm trọng nhất của phương Tây là đánh giá thấp Vladimir Putin. Cựu bộ trưởng Quốc phòng Alain Richard cho biết tình báo đã cảnh báo ngay từ khi Putin lên ngôi, nhưng nhiều đời lãnh đạo đều bỏ qua.
Putin ngày nay không khác 22 năm trước. Ông ta san bằng Tchernihiv của Ukraine như Grozny của Tchetchenya, oanh tạc Kharkov như Alep ở Syria. Sai lầm thứ hai là không nghĩ đến độc lập năng lượng cũng như địa chính trị, và thứ ba là không lo đến quốc phòng, trừ Pháp, Anh, Ba Lan. Trước đe dọa của Nga, châu Âu đã tỉnh thức. Nhưng ngược với chiến tranh lạnh cũ, bức màn sắt phân chia một trật tự ổn định, giờ đây Putin muốn vẽ lại các đường biên giới.
Le Point bác bỏ luận điểm cho rằng phương Tây đã khiêu khích Nga khi mở rộng NATO về phía đông, nên có phần trách nhiệm về việc Matxcơva tấn công Kiev. Đó là ý tưởng của Carl Schmitt trong thập niên 30. Nhưng trong thế kỷ 21 quan niệm này đã quá lỗi thời, coi thường chủ quyền và khát vọng tự do của Ukraine.
Nga chỉ có thể tự trách mình nếu không tìm được chỗ đứng trong một châu Âu hậu chiến tranh lạnh. Matxcơva vẫn giữ mô hình kinh tế dựa trên nguồn lợi dầu khí, tạo điều kiện cho tham nhũng. Về chính trị thì ngày càng độc đoán, bóp nghẹt xã hội dân sự, đối lập và báo chí. Cái sai thực sự của phương Tây là đã cố gắng chìa tay ra với Nga mà không thấy Matxcơva đang xa dần, đã giúp Nga hội nhập vào toàn cầu hóa, tặng không cho Nga lợi ích chiến lược qua hai dự án ống dẫn khí. Phương Tây luôn muốn đối thoại dù Putin đã dùng vũ lực ở Moldova, Gruzia, Ukraina, Belarus.
Nga đã thất bại trong giai đoạn đầu cuộc chiến
Về mặt quân sự, thiệt hại quá lớn, sai lầm chiến lược, tham nhũng: đó là những khó khăn của quân Nga dù có tiến được trên đất Ukraine, theo phân tích của cựu Đại tá kiêm sử gia Pháp Michel Goya trên L’Obs.
Theo ông, Nga muốn đánh chớp nhoáng, làm tan rã quân đội Ukraine càng nhanh càng tốt trước khi quốc tế phản ứng, chiếm thủ đô Kiev và Odessa ở phía nam. Thực tế Nga đã thất bại trong giai đoạn đầu. Có nhiều lý do, nhưng trước hết không hiểu tại sao Nga lại tấn công vào thời điểm khởi đầu «raspoutitsa», tuyết tan khiến mặt đất trở nên sình lầy. Đạo quân phải dùng đường bộ, và các đơn vị xe bọc thép trở thành mồi ngon cho quân đội Ukraine.
Kế đến là hậu cần. Nga vốn cứng nhắc trong kế hoạch, và khi gặp phải sức kháng cự mãnh liệt bất ngờ của Ukraine đành phải dừng lại để tiếp nhiên liệu, đạn dược. Quân Nga thiếu hỏa tiễn để vô hiệu hóa phòng không Ukraine. Putin đã huy động tất cả tám binh chủng, thêm đơn vị nhảy dù, tổng cộng 150 đến 200.000 quân, hùng hậu chưa từng thấy kể từ 1945. Có thể nói Nga đã tung vào gần hai phần ba lực lượng bộ binh và phân nửa số chiến đấu cơ.
Về tổ chức, quân đội Nga gồm cả quân nhân chuyên nghiệp lẫn lính quân dịch, cơ cấu khá lộn xộn vì cấp sư đoàn ban đầu định chuyển thành lữ đoàn, rốt cuộc tồn tại song song. Mạng lưới truyền tin chỉ ở mức trung bình. Dấu hiệu rõ nét là mới đến ngày 15 của cuộc chiến đã có ba tướng lãnh tử trận, mà khi tướng phải xông lên phía trước là hệ thống chỉ huy không hoạt động tốt. Ngoài ra còn có nạn xăng bị bán ra chợ đen.
Lính chết quá nhiều, đã có 2.000 đến 3.000 quân dự bị đã được gởi ra chiến trường. Với 100 đến 200 người lính tử trận mỗi ngày, và số bị thương nặng nhiều gấp ba lần, trong ba tháng nữa Nga sẽ phải thay quân nhân chuyên nghiệp bằng quân dự bị và lính nghĩa vụ, kém cả về hiệu quả lẫn tinh thần chiến đấu.
Xâm lăng Ukraina: Chỉ một mình Putin quyết định
Trả lời L’Express, nhà nghiên cứu Ben Judah khẳng định «Một mình Putin quyết định» việc đưa quân xâm lăng Ukraina. Cách đây 23 năm khi mới lên làm Tổng thống, Putin còn bàn bạc với các viên chức cao cấp và doanh nhân, và trước khi chiếm Crimée năm 2014 vẫn còn trao đổi với giới tinh hoa. Nhưng từ đó đến nay ông ta càng độc đoán. Hôm 11/10/2015, khi Vladimir Putin lên tivi loan báo can thiệp quân sự vào Syria, Ngoại trưởng Serguei Lavrov không hề hay biết cho đến khi có người dúi cho một mẩu giấy nhỏ, bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Trong đại dịch Covid, cả năm 2020, Vladimir Putin tự cô lập trong tư dinh Valdai nằm giữa Matxcơva và Saint-Petersbourg. Ngay cả những người thân tín cũng phải tự cách ly một thời gian dài mới được tiếp xúc. Ngược với Stalin vốn thích uống rượu và xem phim với các thành viên Bộ Chính trị tại datcha (nhà nghỉ mát), Putin tự tách rời với thế giới, và như vậy đáng sợ hơn cả Stalin. Ngày càng tập trung quyền lực, cấp dưới sợ hãi nên chỉ báo cáo những gì Putin muốn nghe. Tổng thống Nga còn có công cụ đàn áp đắc lực là cơ quan an ninh, dành nhiều ưu đãi cho giới này. Các nhà độc tài thường thích sử dụng vũ lực, nhưng cũng có nguy cơ thất trận vì quyết định sai lầm về quân sự. Chuyên gia Nicolai Petrov lo sợ Putin sẽ dùng những loại vũ khí nguy hiểm nhất để đạt bằng được mục đích.
Ẩn số Bắc Kinh
L’Express nhìn sang phía «người bạn lớn» của Putin: «Ukraine: Khi Trung Quốc chọn lựa…». Thế giới đang sang trang. Không ai biết được Vladimir Putin sẽ còn đi đến đâu, bên cạnh đó còn có một nguy cơ khác, đó là Bắc Kinh đứng về phía Matxcơva. Theo tình báo Mỹ, Matxcơva đã đề nghị Trung Quốc hỗ trợ về quân sự. Nếu Bắc Kinh chấp nhận, cuộc chiến sẽ mở rộng tầm vóc.
Chiến tranh sẽ gây bất ổn cho kinh tế thế giới, nhưng theo nhà nghiên cứu Alice Ekman, «Trung Quốc sẵn sàng trả giá, vì không chỉ tranh giành vị trí cường quốc kinh tế số một thế giới mà cả tương quan địa chính trị với Hoa Kỳ và phương Tây». Trong khi đó, nỗ lực tuyệt vọng của Emmanuel Macron và Olaf Scholz cho thấy ngoại giao không hiệu quả. «Đây là thời điểm đáng buồn nhất trong nhiệm kỳ của tôi» - Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres than thở. Nhưng sự yếu kém của Liên Hiệp Quốc trước hết là do Hoa Kỳ: Joe Biden vẫn không chứng tỏ xứng tầm.
Le Point nhắc lại phương thức mà Tổng thống Ronald Reagan đã dùng để hạ gục Liên Xô: lôi kéo vào cuộc «Chiến tranh giữa các vì sao», kết hợp với Ả Rập Xê Út hạ giá dầu lửa để bóp nghẹt nền kinh tế Xô-viết. Hồ sơ của tuần báo còn quay lại với thời đối mặt De Gaulle-Stalin, sự kiện Belgrade, cho đến Nord Stream - thất bại mang tính chiến lược của Đức, quân đội Ukraine gây ngạc nhiên cho thế giới… Le Point cũng tiết lộ tình báo, biệt kích Pháp đã có mặt để hỗ trợ, kể cả việc bảo vệ an ninh cho Tổng thống Volodymyr Zelensky.
Cuộc chiến tranh lạnh thứ hai chống Nga và Trung Quốc
Trả lời phỏng vấn L’Express, chuyên gia quan hệ quốc tế Niall Ferguson nhận định: «Đó là cuộc chiến tranh lạnh thứ hai chống lại Nga và Trung Quốc». Ông Ferguson cho rằng trừng phạt kinh tế không đủ để làm Putin lùi bước, và phương Tây vũ trang cho Ukraine quá trễ! Nga vẫn tiến quân một khi khả năng kinh tế còn cho phép. Tốt nhất là đạt được một thỏa thuận hòa bình, rất có thể là Kiev phải từ bỏ Crimée cũng như hai «nước cộng hòa» Donetsk, Lougansk.
Khi để ngỏ việc gia nhập NATO nhưng chỉ dừng lại trên lý thuyết, phương Tây đã đặt Ukraine vào tình thế khó khăn, và lại không giúp Kiev tự vệ sau khi đã bị Nga chiếm mất Crimée. Chính quyền Biden có hai chọn lựa: hoặc trung lập hóa Ukraine, hoặc vũ trang cho nước này để đối phó với Nga. Nhưng Washington lại rề rà trong việc giao vũ khí, lại còn dỡ bỏ việc trừng phạt dự án đường ống Nord Stream 2. Sai lầm lớn nhất của Biden là nói với Putin rằng sẽ không can thiệp, và cho đến bây giờ vẫn tiếp tục như thế!
Lẽ ra Mỹ có thể viện trợ cho Ukraine phi cơ tiêm kích để bảo vệ bầu trời. Và thay vì cảnh cáo Putin là nếu sử dụng vũ khí nguyên tử sẽ bị trả đũa, Biden lại thụt lùi. Theo ông Ferguson, đó chỉ là trò bắt bí của Putin. Thật đáng buồn khi thấy Washington phạm vô số sai lầm, khiến Ukraine rơi vào thảm cảnh, số nạn nhân không ngừng tăng lên.
Phương Tây với nhiều ưu thế lại để phe độc tài lấn lướt
Nếu trong cuộc chiến tranh lạnh đầu tiên, Hoa Kỳ lao vào để ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản, thì trong chiến tranh lạnh thứ hai - thật ra đã bắt đầu từ 2018 - phương Tây đã không phản ứng đủ cứng rắn trước sự hung hăng của Trung Quốc và Nga, trong đó Trung Quốc đóng vai trò chính. Ông Tập sẽ không bao giờ từ bỏ mục tiêu Đài Loan, chính vì vậy mà ông ta muốn kéo dài nhiệm kỳ.
Điều nghịch lý là Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây vẫn luôn nắm nhiều ưu thế, vượt trội về công nghệ cũng như quân sự. Trong khi đó Trung Quốc đối mặt với rất nhiều khó khăn: kinh tế chững hẳn lại, dân số sụt giảm, có thể mất đi đến phân nửa số dân vào cuối thế kỷ này. Hoa Kỳ có nhiều nguồn lợi thiên nhiên, có thể giúp châu Âu không cần đến khí đốt Nga trong vài năm tới, các nước phương Tây thu hút được nhân tài, trong khi nhiều bộ óc tài giỏi đã rời bỏ nước Nga. Dân chủ tự do rõ ràng là một mô hình quyến rũ. Trên 70% người dân Ukraina muốn gia nhập Liên Hiệp Châu Âu, và sau khi bị Nga xâm lăng, tỷ lệ này lên đến 100%.
Bắc Kinh sẽ ép Nga hạn chế bán vũ khí cho Việt Nam?
The Economist nhận định trong khi các thành phố Ukraina bị Nga dội mưa bom thì ở châu Á, Trung Quốc đang toan tính thủ lợi từ cuộc chiến. Tập và Putin muốn phân chia thế giới: Trung Quốc lãnh đạo Đông Á, Nga có quyền phủ quyết về an ninh của châu Âu, và Mỹ buộc phải quay về bên kia bờ Đại Tây Dương. Trật tự này không bao gồm các giá trị phổ quát lẫn nhân quyền. Tập hoàng đế tin rằng cuộc chiến lớn nhất trong thế kỷ 21 là sự đối đầu giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ, và chắc chắn Bắc Kinh sẽ thắng.
Tập Cận Bình không cần Putin giành được thắng lợi lớn ở Ukraine, chỉ cần ông ta sống sót. Nếu Tổng thống Nga bị thất trận và tệ hơn nữa, bị lật đổ, sẽ tai hại cho ông Tập Cận Bình, chưa đầy một tháng trước vừa long trọng tuyên bố «tình hữu nghị vô biên». Một nước Nga yếu thế sẽ ngoan ngoãn với Bắc Kinh, Putin có thể để cho Trung Quốc vào các cảng ở phía bắc, bán dầu khí giá rẻ, cung cấp công nghệ quân sự nhạy cảm thậm chí cả việc chế tạo vũ khí hạt nhân tiên tiến. Bắc Kinh có thể đòi hỏi Nga chuyển giao nhanh các công nghệ hiện đại nhất, đặc biệt là tàu ngầm và vũ khí phòng không. Trung Quốc cũng có thể lợi dụng thế «dưới cơ» của Nga để ép Kremlin không bán một số loại vũ khí cho Việt Nam và Ấn Độ.
Nga-Trung, tình hữu nghị «có giới hạn»
Từ khi khởi đầu cuộc xâm lăng hôm 24/02, Trung Quốc giả điếc trước lời kêu gọi của nhiều chính phủ là nên can gián Nga. Giờ đây phương Tây lo ngại Trung Quốc quyết định «ngồi nhìn thảm họa», chỉ gây áp lực ngưng bắn một khi Putin không bị mất mặt, chẳng hạn chiếm được thủ đô Kiev. Sau đó Bắc Kinh sẽ đề nghị tái thiết các thành phố bị phá hủy, với hy vọng trọng lượng kinh tế sẽ làm các nước quên đi những tuần lễ vô cảm trước tội ác của Nga.
Chiến tranh càng kéo dài, phương Tây càng bớt đoàn kết, các chính phủ mất phiếu. Dù diễn biến như thế nào đi nữa, Bắc Kinh cũng coi quan hệ với Kremlin là phương tiện để củng cố sức mạnh của Trung Quốc, chứ không phải của Nga. Những hợp đồng mua dầu khí gần đây không phải là liều thuốc nhanh chóng cứu vãn kinh tế Nga đang thảm hại vì cấm vận. Trung Quốc chỉ nhập 10 tỷ mét khối khí đốt của Nga năm 2021, thua xa con số 175 tỷ mét khối của châu Âu.
Tuy miệng nói «vững như bàn thạch», nhưng The Economist thấy rằng tình bạn Nga-Trung là «có giới hạn». Sự ra đi của các tập đoàn đa quốc gia có thể là cơ hội cho các nhà sản xuất Hoa lục, những công ty quốc doanh Trung Quốc đang lăm le mua rẻ tài sản ở Nga. Trung Quốc là nước hưởng lợi nhiều nhất trước một Matxcơva cô đơn. Trong lúc thế giới cố tìm cách chấm dứt cơn hoạn nạn của Ukraina, Bắc Kinh chỉ thờ ơ nhìn, mơ màng đến mối lợi sắp tới.
T.M.
Nguồn: RFI tiếng Việt
ĐSQ UKRAINE TẠI VN: QUAN ĐIỂM CỦA BÀ NATALIYA VỀ MỘT SỐ BÀI
VIẾT TRÊN MẠNG...
TD 21-3-2022
Quan điểm của bà Nataliya Zhynkina, Đại biện lâm thời Ukraine tại Việt Nam về một số bài viết trên mạng nhằm gây ra tranh cãi giữa người dân Ukraine và Việt Nam:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét