ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Moscow nêu điều kiện chấm dứt tấn công, Ukraine tố Nga bắt cóc thị trưởng (VNN 12/3/2022)-Ukraine lo bị Belarus tấn công, tình hình Mariupol đang 'nguy cấp' (VNN 12/3/2022)-Chelsea bị khóa luôn thẻ ngân hàng (VNN 12/3/2022)-Thư ngỏ của các Đại sứ Vương quốc Anh, EU, Na Uy, Thuỵ Sĩ tại Hà Nội Nga xâm lược Ukraine (BVN 12/3/2022)-Ukraine (BVN 12/3/2022)-Tho Nguyen-Nga kiểm soát thêm các khu vực gần Mariupol, chậm đà tiến gần Kiev (VNN 11/3/2022)-Ứng phó 'mưa trừng phạt' từ phương Tây, ông Putin tính tung phản đòn (VNN 11/3/2022)-Cập nhật về cuộc tập trận của Trung Quốc gần Việt Nam (TD 9/3/2022)-Đặng Sơn Duân-Người Việt nhìn về chiến tranh Ukraine-Nga, nghĩ đến Trung Quốc (BBC 9-3-22)-Mỹ cấm nhập dầu từ Nga, Moscow thông báo ngừng bắn (VNN 9/3/2022)-Ba Lan muốn chuyển giao máy bay MiG-29 cho Mỹ, để Mỹ cung cấp cho Ukraine (TD 9/3/2022)-Hiếu Bá Linh-Cuộc chiến Nga-Ukraine 2022 có giống cuộc chiến biên giới Trung-Việt năm 1979? (RFA 8-3-22)-Chiến tranh Nga và nền kinh tế toàn cầu (TD 8/3/2022)-7 điều cơ bản về an ninh và quan hệ quốc tế của Đài Loan (BVN 8/3/2022)-Trịnh Hữu Long-Việt Nam chơi vơi sau sự kiện Nga tấn công Ukraine (RFA 8-3-22)-Cuộc chiến ở Ukraine sẽ thay đổi sâu sắc tình hình địa chính trị (BVN 8/3/2022)-Chiến tranh Nga và nền kinh tế toàn cầu (BVN 8/3/2022)-Ông Tập Cận Bình đang tập trận chuẩn bị cho “chiến dịch quân sự ở Biển Đông trong tương lai (TD 7/3/2022)-(BVN )-Nguyễn Ngọc Chu-Cảnh báo! (TD 7/3/2022)-Tạ Duy Anh-Không thể hèn hạ và đạo đức giả như thế! (TD 7/3/2022)-Hoàng Hải Yến/RFA-Sự tàn bạo của con người (TD 7/3/2022)-Lâm Bình Duy Nhiên-Ukraine–Giấc mơ Antonov (Phần 3) (TD 7/3/2022)-Nguyễn Thọ-
- Trong nước: Sai phạm ở vụ Việt Á vượt ra ngoài tầm lợi ích nhóm (GD 12/3/2022)-Bộ Chính trị cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng (GD 12/3/2022)-Lần đầu thấy phòng làm việc giản dị của Tổng Bí thư (VNN 12/3/2022)-Lý do cựu Vụ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Nam Liên tiếp tục bị khởi tố (VNN 12/3/2022)-Cựu Thứ trưởng Y tế Cao Minh Quang và những vụ án liên quan (VNN 12/3/2022)-Giám đốc Sở LĐTB&XH TP.HCM nhận 4,6 triệu đồng từ quỹ Covid-19 (VNN 11/3/2022)-Vụ Việt Á: Lộ dần những ‘mắt xích’ ở Học viện Quân y (VNN 9/3/2022)-Vụ Việt Á: Khởi tố hình sự, bắt 2 sỹ quan cấp tá tại Học viện Quân y (GD 8/3/2022)-Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam qua các kỳ Ðại hội (GD 7/3/2022)-Không để đồng bào trong vùng chiến sự ở Ukraine bị thiệt mạng, bị thương (GD 7/3/2022)-Nhiều bác sĩ TP.HCM tái nhiễm Covid-19 dù đã tiêm 3 mũi vắc xin và từng là F0 (VNN 7/3/2022)-Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong xây dựng pháp luật (SGGP 6-3-22)-PMC-Những quan chức nào ‘dính líu’ tới vụ kit test Việt Á? (PLTP 6-3-22)-Kỷ luật hàng loạt lãnh đạo Bộ đội Biên phòng Kiên Giang (GD 5/3/2022)-Xem xét xử lý kỷ luật ban lãnh đạo Học viện Quân y liên quan vụ Việt Á (GD 4/3/2022)-Vụ Việt Á: Bộ Công an đã ủy thác cho công an 62 tỉnh, thành thu thập tài liệu (GD 4/3/2022)-Thư ủng hộ nhân dân Ukraine Thư bày tỏ quan điểm chính trị (BVN 3/3/2022)-Nhà hoạt động Trần Văn Bang bị bắt theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự (BVN 2/3/2022)-
- Kinh tế: Thế giới không hàng hóa Nga: Thị trường náo loạn (VNN 12/3/2022)-Đua nhau ăn tẩm bổ, chủ hàng chỉ rõ các chiêu làm yến độn, yến sào giả (VNN 12/3/2022)-PVFCCo: quản trị biến động, đảm bảo đủ nguồn cung phân bón Phú Mỹ (KTSG 12/3/2022)-Bão lạm phát cấp mấy? (KTSG 12/3/2022)-Báo chí quốc tế đồng loạt đưa tin về hãng hàng không Sun Air (KTSG 12/3/2022)-PVN không thể vừa xuất, lại nhập dầu thô (KTSG 11/3/2022)-LVT-Chuyên gia góp ý kiến về việc triển khai dự án vành đai 3 TPHCM (KTSG 11/3/2022)-Đài Loan đầu tư cho các trường đào tạo tài năng ngành chip (KTSG 11/3/2022)-
- Giáo dục: Tài liệu Giáo dục địa phương bị cho 'phản giáo dục', Sở GD Hải Phòng nói gì? (GD 12/3/2022)-Bộ GD yêu cầu các địa phương tham mưu cụ thể về việc triển khai chương trình mới (GD 12/3/2022)-Chương trình mới "đẻ" 81 tổ hợp chọn môn, các trường cấp 3 làm sao xoay sở (GD 12/3/2022)-Học sinh tiểu học ở Hòa Bình sắp có thư viện với hàng nghìn đầu sách (GD 12/3/2022)-Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn tăng chỉ tiêu vào lớp 10 (GD 12/3/2022)-Bồi dưỡng giáo viên cốt cán cơ bản không bị ảnh hưởng dù dịch COVID phức tạp (GD 12/3/2022)-100 học sinh ở Sài Gòn có người thân mất trong dịch Covid-19 được trao học bổng (GD 12/3/2022)-Từ 15/3, trẻ mầm non, học sinh THPT ở Hưng Yên quay lại trường (GD 12/3/2022)-Đài Loan đầu tư cho các trường đào tạo tài năng ngành chip (KTSG 11/3/2022)-9X xinh đẹp sau 5 năm giành học bổng 9,3 tỷ đến Johns Hopkins (VNN 12/3/2022)-Lại xếp hàng từ 0h sáng để mua hồ sơ vào lớp 1 ở Hà Nội (VNN 12/3/2022)-
- Phản biện: Biệt thự, biệt phủ - Nam châm của những con đường (GD 12/3/2022)-Xuân Dương-Người níu giữ lòng nhân, kẻ buông bỏ liêm sỉ (TVN 11/3/2022)-Nguyễn Duy Xuân-Hưởng ứng quan điểm của Thủ tướng Cải cách hành chính (BVN 12/3/2022)-Nguyễn Đình Cống-Nền kinh tế khí hậu và thách thức nguyên liệu xanh (BVN 11/3 2022)-Anh Vũ/KTSG-Từ Học viện Quân y, thắc mắc ‘tự’ đó là… ‘tự… gì’? (TD 9/3/2022)-Trân Văn-Hiền tài là nguyên khí của quốc gia? (TD 9/3/2022)-Thái Hạo-Ban Tuyên Giáo Trung Ương Và Việc Cấm Đặt Tên Đường Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký (viet-studies 9-3-22)-Trần Văn Chánh-Những giá trị tiềm ẩn quý báu (TD 9/3/2022)-Mạc Văn Trang-Sực nhớ Liên Xô, Nga, Ukraina trong cõi lờ mờ (Phần 1) (TD 6/3/2022)-Nguyễn Thông-Viết nhân cuộc xung đột Nga – Ukraine: Những người bạn quanh ta (KTSG 5/3/2022)-Trần Thanh Tâm-Chiến tranh thông tin: Cách nhận biết và tránh lan truyền tin giả (VNN 3/3/2022)-Lịch sử Ukraine không phải như Putin bóp méo (BVN 3/3/2022)-Mai Phi Long-Nga thiếu may mắn vì Ukraine không chọn ‘chính sách 4 không’ (TD 3/3/2022)-Trân Văn-Hai nửa lá phiếu của Việt Nam (TD 3/3/2022)-Trịnh Hữu Long-Nguyễn Phú Trọng: Mèo khen mèo dài đuôi (viet-studies 2-3-22)-Tác giả dấu tên- Làm Gì? (viet-studies 2-3-22)-(BVN )-Nguyễn Trung-Lãnh đạo Việt Nam hãy nhìn Ukraine để điều chỉnh chiến lược đu dây của mình (TD 2/3/2022)-J. Nguyễn-Cảm nhận về đất nước và con người Nga ngày nay (TD 2/3/2022)-Trịnh Hải-
- Thư giãn: Hai chàng trai nuôi tóc dài làm điều khiến nhiều người xúc động (VNN 11/3/2022)-Cô gái Việt mách chiêu mua vàng 'giá hời' ở khu chợ bán vàng hàng tấn (VNN 9/3/2022)-
Giáo viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư về công tác tại trường chuyên của tỉnh Hòa Bình (có cam kết giảng dạy từ 10 năm trở lên) có thể được hỗ trợ 1 tỷ đồng.
Đó là một trong những nội dung của dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình quy định một số chính sách đặc thù đối với Trường Trung học phổ thông chuyên; Chế độ đối với chuyên gia, giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng, tập huấn đội tuyển của tỉnh tham dự các kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, khu vực quốc tế đang lấy ý kiến dư luận.
![]() |
Theo thầy Nam: "Một tiến sĩ Toán về dạy tại trường phổ thông, và nếu chỉ dạy kiến thức đơn thuần không thôi thì theo tôi không hợp". Ảnh: NVCC. |
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam - Thành viên Hiệp hội Tâm lý và Giáo dục Việt Nam - Chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội), cho biết: “Về tính hiệu quả, chưa chắc giáo sư đã dạy được cấp trung học phổ thông, mà giáo sư phù hợp với việc dạy sau đại học.
Còn dạy phổ thông thì rất cần truyền cảm hứng, phải có phương pháp, bây giờ dạy học theo mô hình mới, liên quan đến kiến thức cốt lõi của giáo viên, rồi đòi hỏi kiến thức cập nhật về công nghệ, và một điều nữa là sư phạm số phải giỏi.
Giáo viên trường chuyên ngoài kiến thức chuyên sâu, lại phải luôn cập nhật về công nghệ, trong khi một vị giáo sư có thể nói là “chuyên quá”, nhưng chưa chắc kiến thức về công nghệ các vị đã cập nhật kịp, và cũng bởi họ quá chuyên. Hơn nữa, sư phạm số để dạy học trong môi trường hiện nay là dạy học tích hợp bằng nhiều phương pháp chứ không còn dạy theo kiểu truyền thống đơn thuần.
Đối với học sinh trung học thì việc dạy kiến thức khác hoàn toàn, đó là dạy qua hoạt động, qua trải nghiệm, phải lấy được những ví dụ rất cụ thể, gần gũi với cuộc sống thì học sinh mới hứng thú, từ hứng thú học sinh mới tham gia các hoạt động, rút ra được những quy luật cho bản thân. Còn cấp giáo sư là dạy học cho người lớn, dạy sau đại học nó khác hoàn toàn với cấp phổ thông”.
Theo thầy Nam: “Nếu cấp phổ thông quy hoạch nhiều giáo sư về chỉ để dạy ở trường chuyên, như vậy sẽ thiệt thòi cho những vị giáo sư đó và cho cả nhà trường, ngôi trường đó sẽ không thể phát huy được hết năng lực của một vị giáo sư. Và đã là giáo sư thì phải nghiên cứu các công trình ở tầm cao hơn cho đất nước.
Giáo dục hiện đại, người ta thường đề cao việc tạo nên sự đồng điệu, hiểu được tâm lí học sinh, hiểu cá tính của từng em,…từ đó đưa ra được hướng giảng dạy phù hợp, thúc đẩy động lực học tập của từng học sinh. Ví dụ: Có những học sinh cảm thấy khó khăn với một số môn học, nhưng qua nghe thầy cô giảng bài, tự nhiên em đó thấy hứng thú, nhìn ra được một con đường dễ dàng hơn để chinh phục môn học đó, và điều này không nhất thiết phải là một giáo sư.
Lấy giáo sư dạy cấp phổ thông, như vậy tốn chi phí đào tạo của nhà nước. Nghe đề xuất như vậy tôi thấy có vẻ rất hình thức, mang danh bởi xã hội thấy rằng ở một ngôi trường phổ thông như vậy lại có vị giáo sư này, tiến sĩ kia giảng dạy, nhưng thực chất có hiệu quả hay không thì tôi cho là không bởi dùng người không đúng chức năng.
Giáo sư phải đóng góp những việc to lớn hơn cho một quốc gia, làm ở tầm vĩ mô, chính sách, hoặc có những công trình liên quan cụ thể về giáo dục, và giáo sư thiên về nghiên cứu những cái đó, chứ không phải lên lớp dạy cấp phổ thông”.
Giáo sư hay tiến sĩ thì nên nghiên cứu nhiều hơn
Thầy Nam nói: “Về chính sách thu hút đãi ngộ,…theo tôi nó chỉ thể hiện được địa phương quan tâm, thu hút, muốn có chất lượng cao trong giáo dục. Còn câu chuyện hiện nay là tiến sĩ, giáo sư thì việc lựa chọn quyết định có về trường chuyên hay không lại còn ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nữa.
Thực trạng hiện nay thạc sĩ vẫn phải đi làm những công việc của bậc trung cấp, và như vậy là đi “học ngược”. Có những vấn đề liên quan đến kiến thức, năng lực, chúng ta đào tạo ra một con người trong một khoảng thời gian, và có thể bằng cấp vẫn chưa tương xứng với kĩ năng công việc, hoặc kĩ năng được đào tạo ra với bằng cấp đó không còn phù hợp với bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.
Thực tế rất nhiều người có bằng cấp nhưng lại không hề có kĩ năng, như vậy họ bắt buộc phải đi làm những công việc dưới tầm bằng cấp của họ được đào tạo, như vậy là tùy năng lực của từng người. Nhưng quan trọng nhất là làm sao những vị tiến sĩ về trường phải được phát huy hết khả năng, chính sách của các tỉnh thu hút người tài nhưng đồng thời cũng phải thực hiện được mục tiêu của nhà trường.
Ví dụ: Một tiến sĩ Toán về dạy tại trường phổ thông, và nếu chỉ dạy kiến thức đơn thuần không thôi thì theo tôi không hợp, mà phải bố trí công việc phù hợp, tránh chuyện để phí tài năng dẫn đến bản thân họ thấy chán nản, ở lại không xong mà xin đi cũng không được.
Cảm nhận chung thì đây là chơi trội, tôi có cảm nhận là tỉnh đang cố chạy theo một “cái gì” đó, có thể là thương hiệu, thích danh, xếp hạng, gây sự chú ý bởi mục tiêu giáo sư chỉ dạy trường chuyên là không cần thiết.
Giáo viên phổ thông còn phải thường xuyên tập huấn hàng năm mới có thể dạy được, vậy một vị giáo sư có thường xuyên tập huấn, cập nhật những cái mới ở cấp phổ thông hay không? Trong bối cảnh chuyển đổi số, giáo viên cần phải có kiến thức cốt lõi, nhưng kiến thức của vị giáo sư không liên quan gì đến lĩnh vực kiến thức phổ thông. Vậy giáo sư không thể dạy tốt được ở cấp phổ thông”.
![]() |
Thầy Nguyễn Thành Công - Giáo viên Trường Trung học phổ thông Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội. Ảnh: NVCC. |
Nên dùng tiền đó hỗ trợ cho giáo viên trẻ có năng lực
Cũng về vấn đề này, thầy Nguyễn Thành Công - Giáo viên Trường Trung học phổ thông Chuyên sư phạm (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) đã chia sẻ khi trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Theo thầy Công: "Việc một địa phương mời giáo sư về giảng dạy tại trường trung học phổ thông chuyên với đãi ngộ lên tới cả tỉ đồng theo quan điểm của cá nhân tôi là không phù hợp. Mặc dù, việc này có thể tạo ra một làn gió mới trong giai đoạn đầu giúp cho các học sinh tập trung hơn với việc học, thầy cô trong trường chuyên tâm hơn với quá trình nâng cao năng lực, kiến thức nhưng sẽ không kéo dài được lâu.
Với bản thân các giáo sư được đào tạo lâu năm, theo đuổi một lĩnh vực chuyên ngành hẹp thậm chí rất hẹp, đó là đam mê, là tuổi trẻ của họ, liệu rằng họ sẽ từ bỏ đam mê đó để chuyển công tác về một trường phổ thông và từ bỏ cơ sở làm việc của mình ở một trường đại học, viện nghiên cứu?
Vì là giáo sư, nên kiến thức chuyên ngành hẹp có thể rất sâu, chưa chắc đã phù hợp với việc giảng dạy ở trường phổ thông với lượng kiến thức đòi hỏi rộng, tất nhiên, việc học chuyên của nhiều môn chuyên có thể đi sâu nhưng khó có thể đến mức mà các giáo sư nghiên cứu. Do vậy, cả 2 phía đều khó gặp nhau!
Về các trường, theo tôi nên chăng dùng ngân sách đó để trao học bổng cho học sinh giỏi, hỗ trợ cho giáo viên trẻ có năng lực tốt về khía cạnh đào tạo, bồi dưỡng. Tạo điều kiện về thu nhập, nơi ở để các thầy, cô trẻ thực sự theo đuổi đam mê, lăn lộn với nghề và lãnh đội cùng với các học sinh trong các kì thi chọn học sinh giỏi.
Một phần kinh phí dùng để mời các giáo sư đầu ngành giảng dạy riêng cho các em học sinh trong đội tuyển, nâng cao thành tích giáo dục mũi nhọn để nâng cao vị thế trường chuyên, các học sinh khác cũng được hưởng lợi từ sự gia tăng vị thế này. Đầu tư mũi nhọn nhưng cũng phân phối cho các khía cạnh khác của giáo dục tại trường chuyên, các hoạt động Stem, các hoạt động giáo dục kĩ năng cũng cần nâng cao số lượng và chất lượng để giáo dục là toàn diện".
Thầy Công cho biết: "Việc này khiến tôi nhớ đến một số phòng thí nghiệm của nhiều trường phổ thông mua các thiết bị đắt tiền phục vụ cho các cơ sở nghiên cứu mang về cho học sinh làm thí nghiệm.Điều này không phù hợp với cả 2 phía, phía thiết bị lẫn phía người học, bởi thiết bị sẽ không được sử dụng hết tiềm năng và người học có thể chỉ hứng thú làm thí nghiệm trong những lần đầu, sau đó lại không còn hứng thú".
"... nhiệm vụ, nhu cầu phát triển của trường chuyên không “gần” với nhiệm vụ của một giáo sư, phó giáo sư, trừ khi định hướng, mục tiêu của trường chuyên ở Hòa Bình khác phần còn lại” - Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên nói.
Chưa có giáo sư, phó giáo sư gây khó khăn cho bồi dưỡng học sinh giỏi
Thông tin Hòa Bình tính chi 1 tỷ đồng thu hút giáo sư, phó giáo sư về công tác tại trường chuyên của tỉnh đang gây ra quan điểm trái chiều.
Theo dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh Hòa Bình quy định một số chính sách đặc thù đối với Trường THPT chuyên..., giáo sư, phó giáo sư về trường chuyên, cam kết giảng dạy từ 10 năm trở lên sẽ được hỗ trợ 1 tỷ đồng/người; Giáo viên có trình độ tiến sĩ, cam kết giảng dạy từ 10 năm trở lên được hỗ trợ 300 triệu đồng...
Sở GD-ĐT Hòa Bình cho biết, hiện nay, các điều kiện để đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu trường THPT chuyên trở thành cơ sở giáo dục trọng điểm, chất lượng cao, ngang tầm khu vực và quốc tế; tạo điều kiện để nhà trường nâng cao chất lượng là chưa đảm bảo.
Hòa Bình cũng chưa có chính sách riêng thu hút cán bộ, giáo viên giỏi trong và ngoài tỉnh về công tác, làm việc tại trường chuyên.
Trong khi đó, tỉnh này xác định số giáo viên Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ có trình độ cao đáp ứng được việc dạy các môn chuyên và tham gia ôn luyện đội tuyển quốc gia còn hạn chế, một số chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao chất lượng mũi nhọn.
Bà Bùi Thị Kim Tuyến, Giám đốc Sở GD-ĐT Hòa Bình cho biết, đề xuất này được đưa ra dựa trên tình hình thực tế. Hiện nay, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ chưa có giáo viên có trình độ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và việc này gây nhiều khó khăn và hạn chế trong công tác bồi dưỡng mũi nhọn, bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi quốc gia, quốc tế và khu vực.
"Chúng tôi quan niệm có thầy giỏi mới có trò giỏi. Học sinh trường chuyên được tuyển chọn rất kỹ lưỡng. Trường chuyên là nơi hội tụ những học sinh có học lực tốt nhất. Vì vậy, môi trường này rất cần giáo viên có trình độ cao về chuyên môn, giúp các học sinh phát triển tối đa trí tuệ và năng lực sẵn có. Người có trình độ cao, ngoài giảng dạy, còn tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, hỗ trợ, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên toàn tỉnh", bà Tuyến nói.
![]() |
Ảnh minh họa. |
'Giáo sư chưa chắc đã hơn giáo viên phổ thông'
Trao đổi với VietNamNet, ông Cao Xuân Hùng, Giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định cho rằng chính sách thu hút thì tùy thuộc vào nhu cầu, định hướng và điều kiện của từng địa phương.
“Ở những khía cạnh nhất định, tôi nghĩ tất nhiên thu hút được người tài, thầy giỏi thì vẫn hơn là không. Tuy nhiên, không phải cứ bỏ tiền ra là sẽ có kết quả như kỳ vọng”, ông Hùng nói.
Giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định cũng cho rằng, không nên quá lo ngại chuyện giáo sư chưa chắc đã dạy tốt được bậc phổ thông.
“Đúng là không phải cứ giáo sư là dạy giỏi hơn giáo viên phổ thông. Giáo sư, phó giáo sư đôi khi nghiệp vụ sư phạm không bằng giáo viên dạy chuyên. Kể cả cùng bộ môn, cũng chưa chắc đã hơn. Nhưng quan trọng là địa phương khi ra chính sách cũng phải có tiêu chí, chọn lọc để tuyển được đúng người, đúng môn, đúng những điều cần đáp ứng. Trong tuyển chọn các ứng viên phải đưa ra các điều khoản theo công việc, vị trí,… Tôi nghĩ các địa phương ra các chính sách như vậy cũng phải tuyển những người mà phù hợp với những điều họ cần”, ông Hùng nói.
Còn thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm nhận định, chính sách này có thể tạo ra một luồng gió mới khi học sinh được tiếp cận những phong cách giáo dục mới, từ đó có thể thúc đẩy quá trình học tập. Ngoài ra, có thể góp phần thúc đẩy quá trình rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ tại đơn vị.
Tuy nhiên, theo thầy Công, việc này là không phù hợp và khó đạt được kết quả như kỳ vọng, giống như “dùng dao mổ trâu để thịt gà”.
“Giáo sư, phó giáo sư thường là những người được đào tạo chuyên sâu và phát triển kiến thức sâu ở một lĩnh vực nào đó, và thường giảng dạy và nghiên cứu ở một cơ sở giáo dục đại học, sau đại học, viện nghiên cứu hơn là giảng dạy tại trường phổ thông.
Họ có thể rất chuyên sâu ở một lĩnh vực chuyên ngành hẹp, nhưng những kiến thức ở một số lĩnh vực khác của môn học hoặc thậm chí lĩnh vực gần, chưa chắc họ đã quan tâm đến.
Chưa kể, để được công nhận là giáo sư, phó giáo sư, thường cũng phải là những người đã có tuổi, họ đã dùng cả tuổi trẻ để phấn đấu theo đuổi lĩnh vực nghiên cứu thì dễ gì có thể từ bỏ để trở thành giáo viên phổ thông thuần túy”, thầy Công nói.
Cũng theo thầy giáo này, giáo dục chuyên ngày nay là sự mở rộng của giáo dục chuyên sâu, giáo dục phổ thông và giáo dục kĩ năng để các học sinh chuyên thực sự không chỉ giỏi về kiến thức mà còn tốt về kĩ năng. Do đó "đầu tư chỉ riêng cho một khía cạnh tôi e là chưa đủ”.
Thầy Công cho rằng với kinh phí đó, nên kêu gọi người trẻ tài năng đi học ở các trường tốt, chọn lọc để về trường chuyên.
“Phân công đúng người, đào tạo bài bản, chế độ đãi ngộ tốt với những thành tích đạt được để thầy cô trẻ duy trì được tâm huyết với nghề, sống được với nghề, hy sinh thời gian và công sức để lăn lộn cùng với học sinh không chỉ trong mảng đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi mà còn các mảng khác như giáo dục kĩ năng,… Số tiền còn lại, có thể mời các giáo sư đầu ngành thỉnh giảng cho những học sinh thuộc tốp trên, nâng cao kết quả đào tạo mũi nhọn và góp phần nâng cao vị thế của trường chuyên để các học sinh khác cũng được hưởng lợi, thay vì tuyển cứng giáo sư về làm giáo viên”.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Nhiều vấn đề đặt ra nếu giáo sư về trường chuyên
TS Lê Công Lợi, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) nói có thể hiểu ý tưởng của những người xây dựng chính sách rất muốn thu hút các chuyên gia đầu ngành về trường chuyên cũng như địa phương. Song việc thu hút phải đồng bộ nhiều vấn đề khác.
"Chức danh giáo sư, phó giáo sư thường phù hợp hơn với việc giảng dạy tại các trường đại học và thiên hướng nghiên cứu khoa học. Mô hình Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên có thể coi là một trường hợp đặc biệt, bởi là một đơn vị trong trường đại học. Với các trường THPT chuyên thuộc/nằm trong các trường đại học, thì những thầy cô quản lý, giảng dạy có học hàm, học vị cũng là điều bình thường.
Còn ở các tỉnh, thường trường chuyên không thuộc trường đại học. Trong trường hợp này, tôi nghĩ nó sẽ không phù hợp với thực tế hiện nay. Bởi đơn giản nhiệm vụ, nhu cầu phát triển của trường chuyên cũng không “gần” với nhiệm vụ của một giáo sư, phó giáo sư, trừ khi định hướng, mục tiêu của trường chuyên ở Hòa Bình khác phần còn lại”, ông Lợi nói.
Thực tế ở chuyên Khoa học Tự nhiên, có nhiều giáo sư, phó giáo sư tham gia giảng dạy. Tuy nhiên, theo thầy Lợi, phần lớn là giáo viên thỉnh giảng, chỉ ở một số chuyên đề, nội dung kiến thức sâu, chứ không phải nhiệm vụ chính là dạy cho các học sinh trường chuyên.
"Ở những chuyên đề đó, nhà trường mời các thầy cô này dạy chứ họ không phải là giáo viên cơ hữu. Tất nhiên, cũng có một số thầy cô cơ hữu là phó giáo sư, nhưng số đó không nhiều và họ cũng không chỉ nhiệm vụ dạy học sinh trường chuyên mà vẫn kiêm nhiệm làm các công tác đào tạo và sau đại học ở các khoa của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên”.
Ông Lợi cũng cho rằng, không phải giáo sư, phó giáo sư nào khi về dạy ở trường chuyên là cũng hơn giáo viên phổ thông.
“Tôi nghĩ cần phân tích một cách kỹ càng, chứ không phải cứ nghĩ học hàm giáo sư, phó giáo sư như một thứ bằng cấp. Một hình thức nào đó kiêm nhiệm là khả thi nhất, chứ khả năng để các trường phổ thông tuyển được giáo sư, phó giáo sư về làm giáo viên dạy toàn phần là rất khó”.
Chưa kể, các giáo sư, phó giáo sư về trường chuyên thì vị trí việc làm sẽ được xác định ra sao.
“Với những yêu cầu để trở thành giáo viên hiện nay thì những gì họ có cũng chưa phù hợp. Rồi ngạch lương của họ được tính ra sao? Các giáo sư, phó giáo sư thường ở ngạch giảng viên cao cấp/chuyên viên cao cấp, nhưng giáo viên phổ thông thì làm sao có những ngạch đó”, ông Lợi nói nếu thực tế diễn ra thì sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề khác.
Trước đó, giáo sư đứng đầu một trường ĐH ở TP.HCM, phân tích, Thông tư số 20/2020/TT-BGDĐT ngày 27/07/2020 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định chế độ làm việc của giảng viên cơ sở giáo dục đại học. Tại Điều 2 nêu rõ nhiệm vụ của giảng viên giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học, trong đó 5 nhiệm vụ của giáo sư và phó giáo sư, không có nhiệm vụ nào là “giảng dạy THPT”.
Thanh Hùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét