ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Thành phố Kherson thất thủ, Liên Hợp Quốc yêu cầu Nga rút quân (VNN 3/3/2022)-Tại sao cuộc chiến tranh Nga - Ukraine không giống cuộc chiến tranh Trung - Việt năm 1979? (BVN 3/3/2022)-LHQ-Ukraine: Việt Nam bỏ phiếu trắng, Sứ quán Ukraine 'rất thất vọng' (BVN 3/3/2022)-BBC-Vì sao Vladimir Putin đã bại trận rồi (TD 2/3/2022)-Yuval Noah Harari-Valery Gergiev, nhạc trưởng nổi tiếng người Nga bị Đức sa thải (TD2/3/2022)-Hiếu Bá Linh-Ukraina: Thế giới cần nghe thấy câu chuyện của chúng tôi (TD 2/3/2022)-Đỗ Hùng-Những quốc gia mà người Việt ở Ukraine có thể chọn để sơ tán (ĐĐK 2-3-22)-Trung tá Dù Belorussia về hưu nhắn nhủ đến anh em chiến sĩ: (viet-studies 2-3-22)-Việt Nam ‘mắc kẹt’ trong cuộc chiến phản tác dụng của Nga ở Ukraine (TD 2/3/2022)-Hoàng Trường/VOA-Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine: Điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra (TD 2/3/2022)-Von Matthias Gebauer...Mỹ cần loại bỏ 'chiến lược mơ hồ' để tránh biến Đài Loan thành Ukraine thứ hai (BVN 2/3/2022)-250.000 người biểu tình ở Cologne vì hòa bình cho Ukraine (BVN 2/3/2022)-La Presse-Nhiều tiếng nổ lớn rung chuyển Kiev, ông Biden nói 'Putin đã sai' (VNN 2/3/2022)-Ông Biden lên án Tổng thống Putin, công bố chiến lược phát triển Mỹ (VNN 2/3/2022)-Ukraine tuyên bố phá âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky (VNN 2/3/2022)-Chiến sự tại Ukraine: Nghĩ về triết lý ngoại giao (VNN 1/3/2022)-Ông Putin nói phương Tây 'dối trá', Mỹ khẳng định không gửi quân (VNN 1/3/2022)-Ukraine ký đơn xin gia nhập EU (VNN 1/3/2022)-250.000 người biểu tình ở Cologne vì hòa bình cho Ukraine (BVN 1/3/2022)-Tấn bi kịch của những bà mẹ sống trong đất nước của Putin (TD 28/2/2022)-Nguyễn Đức Thành-Chúng tôi sẽ không bao giờ nằm dưới lá cờ Nga! (TD 28/2/2022)-Đoàn Bảo Châu-Nga phá hủy hàng trăm xe tăng Ukraine, thừa nhận có binh sĩ thương vong (VNN 28/2/2022)-Thành phố lớn thứ 2 của Ukraine tuyên bố đẩy lui quân Nga (VNN 28/2/2022)-Đan Mạch cho phép công dân tới Ukraine tham chiến (VNN 28/2/2022)-Ukraine: Mạng xã hội VN so sánh hai tỷ phú Elon Musk và Phạm Nhật Vượng (BBC 28-2-22)-Xung đột Nga - Ukraina : Việt Nam trong thế kẹt và cẩn trọng với Trung Quốc (RFI 28-2-22)-Đội quân kiểm duyệt Internet ở Trung Quốc kiệt sức (Zing 27-2-22)-Xung đột Nga - Ukraine: Chiến sự cục bộ hay chiến tranh tổng lực? (TVN 27/2/2022)-Đại diện Ukraine tại Việt Nam trải lòng về chiến sự Nga-Ukraine (TD 27/2/2022)-Thử nhìn nước Nga một cách độ lượng (TD 27/2/2022)-Nổ vang trời gần trung tâm Kiev, Ukraine lập “đội quân IT” tấn công mạng Nga (VNN 27/2/2022)-Nga lệnh mở rộng tấn công từ mọi hướng, Kiev kéo dài giới nghiêm (VNN 27/2/2022)-Ông Trump lên án Nga, ca ngợi Tổng thống Ukraine (VNN 27/2/2022)-Tại sao Nga chiếm Chornobyl? (TD 26/2/2022)-Đỗ Hùng-Những người Cô-dắc (Cossack) (TD 26/2/2022)-Nguyễn Lương Hải-Định mệnh của Ukraine trong những giờ tới (TD 26/2/2022)-Nguyễn Đức Thành-Lằn ranh đỏ của Nga và lựa chọn từ Ukraine (VNN 26-2-22)-P/v Phạm Quang Vinh và Hoàng Anh Tuấn-Giao tranh ác liệt, quân Nga khép chặt vòng vây thủ đô Ukraine (VNN 26/2/2022)-Ông Putin kêu gọi quân đội Ukraine nổi dậy, Kiev thúc giục kháng cự (VNN 26/4/2022)-Mỹ, châu Âu đồng loạt công bố trừng phạt ông Putin (VNN 26/4/2022)-Khủng hoảng Ukraine: Điều gì tiếp theo? (VNN 26/2/2022)-Thư ngỏ của các nhà khoa học và nhà báo khoa học Nga phản đối cuộc chiến với Ukraine (24-2-22)-
- Trong nước: Thư ủng hộ nhân dân Ukraine Thư bày tỏ quan điểm chính trị (BVN 3/3/2022)-Nhà hoạt động Trần Văn Bang bị bắt theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự (BVN 2/3/2022)-‘Ngành Ngoại giao luôn chăm lo xây dựng Đảng’ (TN 28-2-22)-Chủ tịch nước chia buồn về vụ việc lật canô trên biển Cửa Đại (GD 27/2/2022)-Thủ tướng yêu cầu nhanh chóng đưa công dân rời các khu vực nguy hiểm ở Ukraina (GD 27/2/2022)-Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương đội tuyển U23 Việt Nam (GD 25/2/2022)-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (VNN 24/2/2022)-sách TBT-Hải Dương: Kê khai khống trong tiêu huỷ dịch tả lợn Châu Phi để trục lợi? (GD 22/2/2022)-Từng bước bổ sung, hoàn thiện mô hình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (GD 22/2/2022)-Chủ tịch Quốc hội: Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND (GD 21/2/2022)-Từ khẳng định trong sạch đến cú 'ngã ngựa' của Giám đốc CDC TT-Huế (VNN 20/2/2022)-Đình công là vấn đề “nhạy cảm”, chính quyền lo ngại nguy cơ lan rộng (RFA 20-2-22)-Đôi lời muốn nói với ông Jonathan Hạnh Nguyễn (MTG 20-2-21)-Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Càng dịch bệnh càng phải tập trung chống tiêu cực, tham nhũng (DV 19-2-22)- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xã giao Phó Chủ tịch điều hành EC (GD 19/2/2022)-
- Kinh tế: Thủ tướng: không để nhân dân vất vả với thủ tục khi mua thuốc điều trị Covid (GD 3/3/2022)-Lời giải tối ưu cho bài toán mua nhà của các gia đình trẻ (GD 3/3/2022)-Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng (GD 3/3/2022)-Thủ tướng: Ứng dụng dữ liệu dân cư góp phần xây dựng Chính phủ số (GD 3/3/2022)-Ba kịch bản lạm phát năm 2022 trước căng thẳng Nga-Ukraine (KTSG 3/3/2022)-Căn hộ khu Tây vào tầm ngắm người mua để ở (KTSG 3/3/2022)-Nóng bỏng Nga - Ukraine, điểm những mặt hàng tăng giá khủng khiếp (VNN 3/3/2022)-Tiền tỷ thu hút thí sinh hoa hậu (PLTP 3-3-22) -Đặc biệt quan tâm chất lượng quy hoạch với tư duy đột phá, tầm nhìn chiếnlược (GD 2/3/2022)-Lạm dụng việc xông hơi để phòng ngừa Omicron, chuyên gia cảnh báo ra sao? (KTSG 2/3/2022)-Thủ tướng: Phải có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược trong công tác quy hoạch (NĐT 2-3-22)-Thuyền trưởng tháo thiết bị "rất quan trọng" vụ chìm ca nô ở Hội An, Quảng Nam (VNN 2-3-22)-Du lịch biển đảo rút kinh nghiệm gì từ tai nạn chìm ca nô tại Hội An? (KTSG 2-3-22)-Chuyện nghề của những trợ lý an toàn cho du khách mạo hiểm (DT 2-3-22)-'Vườn thượng uyển' bị tố phá nát cảnh quan Đà Lạt được yêu cầu chỉnh trang (VNN 2-3-22)-
- Giáo dục: Giáo dục Việt Nam sẽ như thế nào đến năm 2030? (GD 3/3/2022)-Vừa dạy on-off, vừa quay cuồng với Hội thi giáo viên giỏi, thầy cô là siêu nhân! (GD 3/3/222)-Hỗ trợ sinh hoạt phí dễ thu hút người nghèo, khó hấp dẫn người tài vào sư phạm (GD 3/3/2022)-Chương trình yêu cầu học sinh lớp 1 cần biết viết, biết đọc các từ có chữ P (GD 3/3/2022)-Vẫn còn nhiều băn khoăn với học sinh đi học trực tiếp (GD 3/3/2022)-Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội và hành trình trao gửi những “giọt hồng” yêu thương (GD 3/3/2022)-Trường ĐH Hòa Bình “bắt tay” doanh nghiệp đào tạo ngành Thương mại điện tử (GD 3/3/2022)-Giáo viên oải vì hơn 2 năm dạy trực tuyến không được quy đổi số tiết (GD 3/3/2022)-ĐHQGHN miễn giảm phí đăng ký dự thi Đánh giá năng lực cho học sinh diện ưu tiên (GD 3/3/2022)-Bí quyết đạt học bổng du học Anh và thủ khoa đầu ra thạc sỹ của cô gái Bắc Ninh (GD 3/3/2022)-Cựu học sinh chuyên Anh làm Giáo sư Viện Hàn lâm Hải quân Hoa Kỳ (VNN 3/3/2022)-
- Phản biện: Cơ chế nào cho lựa chọn cán bộ? (TD 3/3/2022)-Lê Huyền Ái Mỹ-Chiến tranh thông tin: Cách nhận biết và tránh lan truyền tin giả (VNN 3/3/2022)-Lịch sử Ukraine không phải như Putin bóp méo (BVN 3/3/2022)-Mai Phi Long-Gửi Trung tướng Nguyễn Đức Hải và Thiếu tướng Lê Văn Cương Bênh Nga Cộng sản (BVN 3/3/2022)-Đinh Kim Phúc-Nguyễn Phú Trọng: Mèo khen mèo dài đuôi (viet-studies 2-3-22)-Tác giả dấu tên- Làm Gì? (viet-studies 2-3-22)-(BVN )-Nguyễn Trung-Lãnh đạo Việt Nam hãy nhìn Ukraine để điều chỉnh chiến lược đu dây của mình (TD 2/3/2022)-J. Nguyễn-Cảm nhận về đất nước và con người Nga ngày nay (TD 2/3/2022)-Trịnh Hải-Chiến sự tại Ukraine: Nghĩ về triết lý ngoại giao (TVN 1/3/2022)- Nguyễn Văn Đáng-Xung đột Nga – Ukraine: Ngắm Việt và nhìn… ‘Việt… tự hào’ (TD 1/3/2022)-Trân Văn-Con vẹt ở Bộ Ngoại giao và hai con vẹt mang hàm tướng (TD 1/3/2022)-(BVN)-Phạm Đình Trọng- Đừng lẫn lộn người dân Nga, đất nước Nga với chế độ của những người cai trị họ (TD 1/3/2022) (BVN )-Nguyễn Đình Đăng-Một tuần ông Zelensky khẳng định bản lĩnh khi đối đầu Nga (BVN 1/3/2022)-Duy Anh-Bài viết của cô gái Việt trên đất Ucraina… (BVN 1/3/2022)-Vũ Thương Giang-Chúng tôi sẽ không bao giờ nằm dưới lá cờ Nga! (TD 28/2/2022)-Đoàn Bảo Châu-Lý lẽ cục súc! (TD 28/2/2022)-Nguyễn Tiến Tường-Sự nông cạn của những kẻ không cầm súng (TD 28/2/2022)-Khải Đơn-Thủ đoạn đánh lận bản chất vụ Việt Á để chống phá Đảng, Nhà nước (CAND 28-2-22)-Khi chiến tranh có khuôn mặt phụ nữ (TD 27/2/2022)-Đỗ Hùng-Cuộc xâm lăng Ukraine của Nga và một vài điểm nhấn đối với Việt Nam (TD 27/2/2022)-Vương Hồng Thạch-Đảng vận (TD 26/2/2022)-Nguyễn Đình Cống-Những điều cần biết về khủng hoảng Ukraine và cuộc xâm lược của Nga Nga xâm lược (BVN 26/2/2022)-Yên Khắc Chính-Ủng hộ Nga dường như không phải vì… yêu! (TD 26/2/2022)-Trân Văn-Xung đột Nga – Ukraine: Ngành kinh tế nào của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp? (DV 25-2-22)-Vi mạch IDCREC và kit Việt Á: Các ví dụ về thất bại của ‘công nghệ Việt Nam’ (BVN 24/2/2022)-Võ Ngọc Ánh-Dân chủ… Nghĩ gì? Làm gì? (TD 24/2/2022)-Hoàng Thủy Ngữ-Phê phán sách giáo khoa, đừng dựng hiện trường giả (TD 24/2/2022)-Hoàng Dũng-Hàng loạt quan chức bị khởi tố vì Việt Á: Sai phạm mang tính hệ thống (Nhà Đầu Tư 24-2-22)-Chuyện học hàm: Khi CNXH vẫn là loại hàng dễ mua rẻ, bán mắc! (Blog VOA 21-2-22)-(TD)-lai lịch Nguyễn minh Tuấn-Thị trường quyền lực, Tô Lâm đang… lên giá! (TD 22/2/2022)-Trân Văn-Quốc gia vô chủ? (TD 22/2/2022)-Nguyễn Thùy Dương-Nhà báo Nguyễn Hoài Nam vào tù vì trót tin “tham nhũng không có vùng cấm” (BVN21/2/2022)-Gió Bấc-Hậu quả của Quốc hội "yếu nghề" khi thông qua các luật chuyên ngành! (BVN 21/2/2022)-Mai Bá Kiếm-Từ Bái Đính đến Tam Chúc, và… hay chân dung một bạch tuộc trưởng giả (BVN 21/2/2022)-Phạm Lưu Vũ-Mặt Trời luôn toả sáng trên Việt Nam? (BVN 20/2/2022)-Nguyễn Đức Thắng-Nỗi lo lạm phát "ăn mòn" tăng trưởng: Chuyên gia hiến kế “kìm cương” lạm phát (DV 19-2-22)-‘Món nợ’ đất đai và tạo vốn cho phát triển (TVN 18/2/2022)-Chân Luận-Từ thi tuyển lãnh đạo, xem người xưa (TVN 14/2/2022)-Quốc Phong-
- Thư giãn: 9X Cà Mau làm bánh kem hình tôm, cua, cá, nhiều người ngỡ ngàng (VNN 26/2/2022)-Mê mẩn lò gạch cũ giữa cánh đồng, giới trẻ ùn ùn kéo đến (VNN 16/32/2022)-
Gia tăng sức ép lạm phát từ giá dầu, lo "ăn mòn" tăng trưởng
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới là những yếu tố làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2022 tăng 0,19% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2021, CPI tháng 1 tăng 1,94%; lạm phát cơ bản tăng 0,66%.
Gia tăng sức ép lạm phát từ giá dầu. (Nguồn: TCTK)
Theo ông Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, kinh tế nước ta phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài, với tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền kinh tế là 37%. Khi giá xăng dầu thế giới tăng sẽ làm tăng giá nguyên vật liệu nhập khẩu và nguyên vật liệu trong nước.
Bên cạnh tác động trực tiếp làm tăng giá thành sản phẩm, giá xăng dầu tăng còn làm tăng giá hàng hoá trong khâu lưu thông, tạo áp lực lên lạm phát, giảm sức cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước, tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế.
PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, Bộ Tài chính cho hay: "Yếu tố đầu vào là giá xăng dầu có tác động trực tiếp và gián tiếp đến mọi ngành kinh tế, từ các ngành ảnh hưởng trực tiếp như hàng không, phương tiện giao thông vận tải… cho đến ảnh hưởng gián tiếp như hoạt động sản xuất và tiêu dùng nào cần chuyên chở hay phân phối nguyên vật liệu, hàng hóa".
Như vậy theo ông Long, giá xăng dầu tăng chắc chắn tác động đến mặt bằng giá chung tăng, làm tăng áp lực lạm phát trong nước.
Cũng theo PGS.TS Ngô Trí Long, tăng trưởng kinh tế và lạm phát có mối quan hệ rất chặt chẽ. "Lạm phát tăng cao ở một số trường hợp đặc biệt có thể đi đôi với tăng trưởng mạnh lên nhưng trong trường hợp này, nếu lạm phát tăng cao do giá dầu tăng thì chắc chắn ảnh hưởng đến tăng trưởng theo chiều hướng tiêu cực".
Chuyên gia lo ngại lạm phát gia tăng sẽ tác động tới tăng trưởng kinh tế. (Ảnh: DV)
Chuyên gia hiến kế "kìm" lạm phát
Nhóm nghiên cứu tại Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định việc giá dầu thế giới giữ ở mức cao sẽ khiến nhóm hàng hóa giao thông có mức tăng giá đáng kể trong tháng 2.
Ngoài ra, khi hoạt động sản xuất kinh doanh và cầu tiêu dùng tiếp tục phục hồi, áp lực lạm phát được dự báo sẽ mạnh mẽ hơn.
Từ các yếu tố trên, VCBS dự báo lạm phát tháng 2 có thể tăng 0,6% - 0,7% trên cơ sở tháng, tương ứng tăng 1,02% - 1,12% trên cơ sở năm.
Dự báo cho cả năm 2022, VCBS cho rằng, lạm phát tăng khoảng 4,0-4,5% trong năm 2022, tuy nhiên khẳng định: "Với các nguồn lực hiện có, Ngân hàng Nhà nước có đầy đủ công cụ và dư địa chính sách nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô".
Dự báo lạm phát 2022.
Lạc quan hơn, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú thì cho rằng, việc Việt Nam chịu áp lực lạm phát cao không có gì là lạ, đặc biệt là áp lực lạm phát không chỉ đến từ giá dầu, mà còn nhiều yếu tố khác nữa.
Tuy nhiên, theo ông Phú, lạm phát trong năm 2022 sẽ có khả năng chỉ dao động trong khoảng 2,7-3,5% nếu Việt Nam giải quyết tốt các vấn đề.
Đầu tiên là vấn đề về năng lượng, nguyên vật liệu.
Ông Phú cho biết, sản xuất kinh doanh dịch vụ ở Việt Nam còn phụ thuộc khá lớn vào năng lượng, nguyên nhiên vật liệu, phụ liệu của các nước khác đặc biệt là các ngành như điện tử, đệt may, da giày, nhựa, sắt thép, hóa chất,… Điều này gây bất lợi cho Việt Nam khi giá năng lượng, nguyên nhiên vật, liệu,... tăng lên.
"Cần phải khắc phục những khó khăn ở trên bằng cách từng bước chủ động dự trữ năng lượng, tìm kiếm những nguyên vật liệu, phụ liệu ở trong nước cũng như ở các nước khác để tránh phụ thuộc vào một vài quốc gia.
Khẩn trương kết nối lại các chuỗi cung ứng phục vụ cho xuất nhập khẩu, hàng hóa, nguyên vật liệu và tiêu thụ ở thị trường nội địa, đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, giảm bớt các chi phí vận chuyển, logictics nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt ngay tại thị trường nội địa nhằm giảm bớt áp lực lạm phát", ông Phú nêu quan điểm.
Yếu tố thứ hai cần quan tâm đến đó là cầu tiêu dùng.
Sau 1 thời gian bị giãn cách, cầu tiêu dùng bị nén lại, nay được "bung ra" một cách mạnh mẽ hơn, làm cho nhu cầu mua sắm, du lịch, dịch vụ phát triển nhanh chóng với số lượng lớn hơn và chu kì mua sắm tăng lên bù đắp những thiếu hụt trong thời gian có dịch.
Từ đó, tạo ra sức ép lạm phát ngay từ đầu năm mà cụ thể là áp lực tăng do mua sắm, du lịch, trong đợt trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm dần 2022. Ông Phú cho rằng, cần khuyến khích tiêt kiệm, tiêu dùng hợp lý trong các tầng lớp dân cư, tập trung mua sắm vào những mặt hàng thiết yếu, giải tỏa tâm lý tích trữ hàng hóa.
Sức ép lạm phát gia tăng ngay từ đầu năm. (Ảnh: DV)
Yếu tố thứ 3 khi nói đến lạm không thể không nói đến vai trò của hệ thống phân phối quốc gia.
Vị chuyên gia này phân tích, kinh nghiệm trong 2 năm chống dịch, một khi chợ (kể cả chợ đầu mối, siêu thị) bị tạm thời đóng cửa với số lượng lớn, thì việc đảm bảo cho tiêu dùng bị gián đoạn. Hàng hóa nhất là hàng nông sản không có người thu hoạch và vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Ở các kênh bán lẻ, hàng hóa bị thiếu hụt, gây ra những hiện tượng đầu cơ nâng giá làm cho giá hàng hóa từ sản xuất đến tiêu dùng lẻ tăng gấp 3-4 lần, gây tâm lý bất ổn cho thị trường về giá cả và túi tiền của người tiêu dùng "bị xâm hại 1 cách vô lý".
Chính vì vậy cần phải tiếp tục củng cố hệ thống phân phối nội địa 1 cách vững chắc bao gồm việc thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa công khai, minh bạch, kiên quyết xử lý những hiện tượng thao túng ở khâu bán lẻ của một số thương hiệu có thế mạnh làm cho giá cả bị đẩy lên 1 cách vô lý trên thị trường.
Thực tế, cung hàng hóa Việt khá dồi dào nhưng "cổ họng" bán lẻ còn hẹp dẫn tới tiêu thụ không hiệu quả. Để giải quyết được, Việt Nam cần đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng bán lẻ bao gồm chợ, siêu thị và trung tâm thương mại, hệ thống các chợ đầu mối kiêm sàn giao dịch hàng hóa nông sản thực phẩm, các kho dự trữ, bảo quản hàng lạnh, hàng chuyên dùng, ứng dụng công nghệ số, sàn thương mại điện tử để giao dịch hàng hoá nhanh, ít chi phí, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên các địa bàn, giáo dục thái độ nhân văn, chia sẻ trong chuỗi sản xuất phân phối bán lẻ... Tất cả những việc làm trên nhằm hạn chế những biến động về giá cả góp phần vào việc hạn chế tốc độ tăng CPI chung trong năm 2022 và cả cho những năm tiếp theo.
BA KỊCH BẢN LẠM PHÁT NĂM 2022 TRƯỚC CĂNG THẲNG NGA-UKRAINE
VÂN PHONG/TBKTSG 3-3-2022
(KTSG Online) – Lạm phát năm 2022 của Việt Nam có thể lên tới 4,18% nếu Nga thực hiện các biện pháp trả đũa châu Âu và Mỹ đồng thỏa thuận hạt nhân Iran không đạt được, khiến giá dầu đạt mức 105 đô la Mỹ một thùng, theo JP Morgan.
Đơn vị này dự kiến 3 kịch bản có thể xảy ra và tác động của chúng với giá dầu, lạm phát.
Thứ nhất, Nga thực hiện các biện pháp trả đũa và thỏa thuận hạt nhân của Iran không được chấp nhận.
Với kịch bản này, giá dầu sẽ ở mức 105 đô-la một thùng. Còn lạm phát ở mức 4,18%.
Thứ hai, Nga có các động thái leo thang và thỏa thuận hạt nhân của Iran được chấp nhận.
Với kịch bản này, giá dầu sẽ ở mức 100 đô-la một thùng. Còn lạm phát ở mức 3,8%.
Thứ ba, rủi ro địa chính trị giảm dần và thỏa thuận hạt nhân của Iran được đồng thuận.
Với kịch bản này, giá dầu sẽ ở mức 88 đô-la một thùng. Còn lạm phát ở mức 3,58%.
Như vậy, tác động của giá dầu trên thị trường thế giới với lạm phát của Việt Nam sẽ lần lượt tăng 0,65%, 0,3% và 0,08% với mỗi kịch bản.

Tương tự, báo cáo đánh giá tác động của căng thẳng chính trị thế giới đến kinh tế Việt Nam của Dragon Capital cho biết xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ tạo áp lực lạm phát qua việc tăng giá dầu khi dầu thô và giao thông – hai lĩnh vực hiện chiếm tỉ trọng 3,6% và 9,7% trong rổ tính chỉ số giá tiêu dùng. Ngoài ra, diễn biến giá dầu cũng phụ thuộc vào thỏa thuận liên quan đến phát triển vũ khí hạt nhân của Iran.
Nhưng đơn vụ này dự báo giá dầu tăng có thể không ảnh hưởng lớn tới lạm phát của Việt Nam do giá xăng trong nước không phải lúc nào cũng biến động cùng chiều với quốc tế.
Lý giải nhận định, đơn vị này cho biết giá nhiên liệu Việt Nam được cấu thành bởi nhiều loại thuế khác nhau như thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường. Đây được xem như là yếu tố bình ổn thị trường.
Ngoài ra, Chính phủ có thể thực hiện một số điều chỉnh chính sách để kiểm soát lạm phát Cụ thể, Chính phủ đã tài trợ cho một công ty lọc dầu để giải quyết những khó khăn tài chính tạm thời và nâng sản lượng lên mức bình thường.
Bộ Tài chính cũng chuẩn bị đấu giá 100 triệu lít xăng RON 92 từ nguồn dự trữ quốc gia trong để tăng nguồn cung.
Bên cạnh đó, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Tài chính xem xét giảm thuế môi trường với với xăng dầu. Phương án này sẽ được thảo luận trong kỳ họp Quốc hội tới.
Hiện thuế bảo vệ môi trường chiếm khoảng 15% giá dầu nội địa trong khi tổng thuế và phí chiếm 42% giá dầu.
Đáng lưu ý, có một số lĩnh vực khác trong rổ tính chỉ số giá tiêu dùng như điện và nước (3,9%), y tế (5,4%), hoặc giáo dục (5,5%) mà Chính phủ có thể linh hoạt điều chỉnh để kiềm chế lạm phát.
Về thương mại, Dragon Capital cho rằng căng thẳng Nga – Ukraine tác động không đáng kể với thương mại Việt Nam trong bối cảnh tỉ trọng thương mại của hai quốc gia này với Việt Nam chỉ chiếm tỉ trọng lần lượt là 1% và 0,1% tính trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
Cụ thể, Việt nam chủ yếu mua phân bón (150 triệu đô-la), sắt thép (500 triệu đô-la), than đá (500 triệu đô-la), nông sản (300 triệu đô-la) từ hai quốc gia này và xuất khẩu điện thoại di động (1.230 triệu đô-la), hàng dệt may (480 triệu đô-la) và thiết bị điện tử (640 đô-la).
Những con số này, theo Dragon Capital, là cực kỳ khiêm tốn so với tổng giá trị thương mại của Việt Nam.
Tuy nhiên, Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng gián tiếp do Nga và Ukraine là những nhà cung cấp lớn trên thế giới về niken, neon, krypton, nhôm và paladium – những nguyên liệu quan trọng để sản xuất chip bán dẫn. Vì vậy, bất kỳ gián đoạn nào trong nguồn cung cấp hàng hóa của Nga có thể gây ra tắc nghẽn trong sản lượng lĩnh vực điện tử.
Với Việt Nam, dù không nhập khẩu trực tiếp các nguyên liệu này từ Nga và Ukraine nhưng lại nhập khẩu chip từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan.
Năm 2021, Việt Nam đã mua các chất bán dẫn, điện thoại và linh kiện điện tử giá 59 tỉ đô-la từ các thị trường này, chiếm 17,6% tổng giá trị nhập khẩu
NÓNG BỎNG NGA-UKRAINE, ĐIỂM NHỮNG MẶT HÀNG TĂNG GIÁ
KHỦNG KHIẾP
TIẾN DŨNG/ VNN 2-3-2022
Chiến sự giữa Nga và Ukraine khiến giá nhiều loại vật liệu xây dựng và nhiên liệu trên toàn thế giới như thép, nhôm, dầu, gas, quặng sắt... tăng mạnh, lập kỷ lục mới.
Giá thép, quặng sắt tăng mạnh
Giá thép cuộn nóng vào 9h40' hôm nay (2/3, giờ Việt Nam) giao tháng 5 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 105 nhân dân tệ, lên mức 4.881 nhân dân tệ/tấn. Trước đó, vào ngày 28/2, giá thép cuộn nóng tại Trung Quốc là 4.958 nhân dân tệ/tấn, tăng 1% so với ngày hôm trước.
Giá thép tăng trong bối cảnh chiến sự tại Ukraine khiến giá than leo lên mức kỷ lục. Tính từ đầu năm đến nay, giá thép đã tăng 5,4%. Theo ước tính của MEPS, sản lượng thép không gỉ trên thế giới đã tăng ở mức hai con số so với cùng kỳ năm ngoái vào. Tuy nhiên, nhu cầu thép của thế giới hiện vẫn tăng mạnh. Hiện nguồn cung không thể đáp ứng nhu cầu thị trường.
![]() |
Giá thép, quặng sắt tăng mạnh |
Trong khi đó, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc ở mức 737,5 nhân dân tệ/tấn (tương đương 116,85 USD/tấn), sau khi chạm mức 741 nhân dân tệ/tấn, mức cao nhất kể từ ngày 15/2. Giá quặng sắt kỳ hạn tăng trong bối cảnh dữ liệu hoạt động của nhà máy ở Trung Quốc được cải thiện. Ngoài ra, những lo ngại về gián đoạn xuất khẩu quặng sắt từ Nga và Ukraine cũng khiến giá quặng sắt tăng cao.
Giá nhôm lập kỷ lục mới
Giá nhôm thế giới gần đây tăng mạnh và đã đạt mức cao kỷ lục 3.525 USD/tấn vaog ngày 28/2, trên sàn giao dịch London, Anh.
Vào ngày hôm qua (1/3), giá nhôm tương lai trên sàn giao dịch London là 3.446 USD/tấn. Tới ngày hôm nay (2/3), giá nhôm tương lai trên sàn giao dịch London là 3.478 USD/tấn, tăng 3,25% so với ngày hôm qua.
Giá nhôm tăng cao kỷ lục do các lệnh trừng phạt tài chính với Nga khiến lo lắng về nguồn cung từ nhà sản xuất nhôm của Nga. Rusal - nhà sản xuất nhôm của Nga - đã dừng sản xuất tại nhà máy luyện alumin Nikolaev ở Ukraine.
Nga sản xuất khoảng 6% lượng nhôm của thế giới. Chiến sự tại Ukraine đã ảnh hưởng đến việc xuất khẩu nhôm của Nga, khiến nguồn cung nhôm cho thế giới giảm, dẫn đến giá tăng.
Giá dầu vượt 110 USD/thùng
Vào chiều nay (2/3, giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent giao tháng 5 được giao dịch ở mức 111,66 USD/thùng, tăng 6,69 USD, tương đương 6,37%. Còn giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giao tháng 4 được giao dịch ở mức 110,22 USD/thùng, tăng 6,81 USD, tương đương tăng 6,59%.
Giá dầu thế giới đã đạt mức cao nhất trong hơn 7 năm qua, do lo ngại về việc gián đoạn nguồn cung vì xung đột giữa Nga và Ukraine leo thang.
Giá gas tăng mạnh
Vào lúc 10h30' hôm nay (2/3, giờ Việt Nam), giá gas tự nhiên giao tháng 4/2022 tăng hơn 1% lên 4,65 USD/mmBTU.
Giá khí đốt tự nhiên tăng mạnh trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine tăng lên khiến lo ngại về nguồn cung bị gián đoạn.
Giá than cao kỷ lục
Ngày 28/2, giá than tương lai tại Newcastle (Australia) ở mức 275 USD/tấn, tăng 15% so với ngày trước đó. Đây là mức cao chưa từng có trong lịch sử của giá than.
Giá than tăng do tác động của chiến sự tại Ukraine khiến nhu cầu cung cấp than cho nguồn điện, đặc biệt tại các quốc gia châu Âu tăng mạnh. Ngoài ra, việc Đức ngừng mua khí đốt của Nga và thay thế khí đốt bằng than khiến nguồn cung than hạn hẹp và đẩy giá lên cao.
Tháng 2, Nga cung cấp 3,3 triệu tấn than qua đường biển cho châu Âu. Cuộc chiến tại Ukraine đã ảnh hưởng lớn đến nguồn than từ Nga khiến giá than tăng mạnh.
Tiến Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét