ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Quy chế trung lập 'kiểu Ukraine' sẽ như thế nào? (VNN 30/3/2022)-Nga chuyển trọng tâm chiến lược ở Ukraine (VNN 29/3/2022)- Tỷ phú Abramovich nghi bị đầu độc ở Ukraine (VNN 29/3/2022)-Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga đưa ra một thỏa thuận? (BVN 29/3/2022)-Ngoại giao mềm dẻo có kết quả (BVN 29/3/2022)-Bản năng gốc của các quốc gia luôn là mưu cầu quyền lực Nga xâm lược Ukraine (BVN 29/3/2022)-Phan Đăng pv Lê Hồng Hiệp-Mức độ nghiêm trọng thực sự của các lệnh trừng phạt đối với Nga (BVN 29/3/2022)-Trung Khoa-Tên đồ tể Putin không thể tiếp tục ngồi ở vị trí quyền lực (BVN 28/3/2022)-Trương Nhân Tuấn-Cuộc chiến thông tin Nga - Ukraine (TVN 28/3/2022)- Kiev cảnh báo mối đe dọa hạt nhân, Nga cô lập Ukraine với hàng hải quốc tế (VNN 28/3/2022)-Tổng thống Joe Biden: Đừng sợ! … Putin không thể tiếp tục cầm quyền! (BVN 28/3/2022)-ABC news-
- Trong nước: Ông Trịnh Văn Quyết bị bắt: 'Cú nổ lớn' và những dư chấn (VNN 30/3/2022)-'Hàng nóng' trong tay, đưa ông Trịnh Văn Quyết lên đỉnh, xuống đáy (VNN 30/3/2022)-Bộ Công an nói về thiệt hại do Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết gây ra (VNN 30/3/2022)-Bắt ông Trịnh Văn Quyết và quyết tâm lành mạnh hoá thị trường chứng khoán (VNN 30/3/2022)-Ai giúp sức ông Trịnh Văn Quyết thao túng thị trường chứng khoán? (VNN 30/3/2022)-Khởi tố, bắt tạm giam đối với Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT FLC (GD 29/3/2022)-Phó Chủ tịch thường trực UBND TPHCM Lê Hòa Bình tử nạn trên đường đi công tác (GD 29/3/2022)-Tổng Bí thư dự Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách (GD 28/3/2022)-Lộ diện những 'mắt xích' trong vụ đưa, nhận hối lộ xảy ra tại Cục Lãnh sự (VNN 27/3/2022)-Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: ‘Hãy trao cho mỗi thanh niên một bó đuốc’ (TN 26-3-22)-Những nhà báo, nhà văn nổi tiếng từng là cán bộ Đoàn (TP 26-3-22)-Bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng: Cái giá của sự ảo tưởng, ngông cuồng (CATP 26-2-22)-Khởi tố bổ sung về tội 'Đưa hối lộ' trong vụ án xảy ra ở Cục Lãnh sự (GD 25/3/2022)-Cho ý kiến về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (GD 23/3/2022)-Đề nghị thi hành kỷ luật Ban thường vụ Đảng ủy Học viện Quân y (GD 22/3/2022)-Khi giám đốc sở cứu trợ chính mình (VNN 22/3/2022)-Bật mí người mẫu cao nhất 1m82 thi Hoa hậu Hoàn vũ VN (VNN 22/3/2022)-Ai đổ máu giữ biển đảo đều được Tổ quốc tri ân: Chúng ta là con đất Việt (TVN 21-3-22)- Hai cựu Thứ trưởng vướng vòng lao lý (ĐĐK 20-3-22)-Công an Hà Nội ngăn cản cộng đồng người Ukraine tổ chức sự kiện gây quỹ từ thiện (BVN 19/3/2022)-RFA-Chủ tịch nước chủ trì Hội thảo quốc gia về xây dựng Nhà nước pháp quyền (GD 18/3/2022)-Thái Nguyên bổ nhiệm lãnh đạo sở mới sau vụ 'mất chức do sàm sỡ nữ nhân viên' (VNN 17/3/2022)-Khởi tố 07 bị can liên quan đến các sai phạm tại Tổng Công ty VEC (GD 16/3/2022)-Khai trừ khỏi Đảng Bí thư Thành ủy Thái Nguyên và Chỉ huy trưởng BP Kiên Giang (GD 15/3/2022)-
- Kinh tế: Tầm nhìn đắc địa của dự án bất động sản hạng sang tại Đà Nẵng (KTSG 30/3/2022)-Chỉ hơn 2 tỉ đồng sở hữu căn hộ tại Viva Plaza (KTSG 30/3/2022)-BLUSAIGON – Hành trình vẻ đẹp “ẩn mình lộng lẫy” vươn xa (KTSG 30/3/2022)-VinFast xây dựng nhà máy xe điện tại Mỹ (VNN 30/302022)-Làm thế nào để lương hưu cao khi chỉ đóng BHXH 15 năm? (VNN 30/3/2022)-Mê mải những cây cầu ở “thành phố bán đảo” MerryLand Quy Nhơn (GD 29/3/2022)-Cấp bách gỡ vướng trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng (GD 29/3/2022)-UBCKNN: Nhà đầu tư không nên hoảng loạn sau sự việc tại Tập đoàn FLC (KTSG 29/3/2022)-Tập đoàn FLC, Bamboo Airways có đại diện điều hành mới thay ông Trịnh Văn Quyết (KTSG 29/3/2022)-Thị trường dầu chịu áp lực do các lệnh phong tỏa ở Trung Quốc (KTSG 29/3/2022)-
- Giáo dục: TP.HCM: Học sinh nào được tuyển thẳng, cộng điểm ưu tiên vào lớp 10? (GD 30/3/2022)-Giảng viên bị tố gạ tình: Gây chú ý rồi 'chìm xuồng'? (GD 30/3/2022)-Gần 1 năm các trường loay hoay 2-3 thầy cô dạy chung môn tích hợp, Bộ nên sơ kết (GD 30/3/2022)-Chàng trai mê Sử đưa cầu truyền hình chung kết Olympia về Hải Phòng sau 11 năm (GD 30/3/2022)-Giám đốc Sở GD Bắc Giang: đang làm báo cáo gửi Bộ vụ giáo viên thể dục tử vong (GD 30/3/2022)-Thưa Vụ trưởng Thành và GS Thuyết: tóm lại CTGDPT mới, trường hay trò chọn môn? (GD 30/3/2022)-Hiệu trưởng THPT Lương Thế Vinh chia sẻ cách "ứng phó" với 108 tổ hợp (GD 30/3/2022)-Đánh giá năng lực môn Văn, nên thi trắc nghiệm những gì? (GD 30/3/2022)-Tuyên Quang có hai học sinh trường chuyên đạt giải Ba cuộc thi KHKT quốc gia (GD 30/3/2022)-Có 2 địa phương mà 100% học sinh trường chuyên đều đạt học lực Giỏi (GD 30/3/2022)-
- Phản biện: Mong cỗ xe DNNN lăn bánh nhanh như các thành phần kinh tế khác-Cởi trói cho các đầu tàu kinh tế (TVN 28/3/2022)-Lan Anh-Kẻ tham nhũng chỉ ‘trong sạch’ khi chưa bị lộ (VNN 28-3-22)-Để là nước công nghiệp phát triển, Việt Nam phải nâng tỷ lệ lao động trình độ ĐH (GD 27/3/2022)-Vũ Ngọc Hoàng-Việt Nam, ‘sự thật lịch sử’ không nhất thiết phải… thật! (TD 26/3/2022)-Trân Văn-Gia tăng ‘cơ cấu lại DNNN’ sẽ mất thêm bao nhiêu tỉ nữa? (TD 25/3/2022)-Trân Văn-Hãy đổi tên cho Hội Nhà văn, Hội Nhà báo (TD 24/3/2022)-Vũ Hữu Sự-Hợp tác hiệu quả với Trung Quốc cần bản lĩnh, trình độ và lòng yêu nước (TVN 23/3/2022)-Nguyễn Bá Son-Ông Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị rút lui khỏi chính trường? (TD 21/3/2022)-Lê Văn Đoành-NSRP và ‘dại’ vẫn là… đặc quyền (TD 21/3/2022)-Trân Văn-Cảnh giác và Tư tưởng của Đảng (TD 21/3/2022)-Ngô Huy Cương-Không phải lúc nào trung thành và chung thủy cũng… tốt! (TD 18/3/2022)-Trân Văn-Giải mã hiện tượng Lê Thế Mẫu (TD 18/3/2022)-Đoàn Bảo Châu-Nỗi ngậm ngùi của chúng ta: Có lãnh đạo, người dân Ukraine quá anh hùng (TD 18/3/2022)-Hoàng Ngọc Nguyên-Liệu Việt Nam có học được gì từ bi kịch của quân đội Nga? (TD 17/3/2022)-Trân Văn-
- Thư giãn: Mê mải những cây cầu ở “thành phố bán đảo” MerryLand Quy Nhơn (GD 29/3/2022)-Nghe người họa sĩ kể chuyện 30 năm "xé quần jean" (DV 27-3-22)
Thời gian qua, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn chưa thực hiện được vai trò dẫn dắt, tạo động lực đối với nền kinh tế cũng như thiếu tầm nhìn chiến lược để phát triển, nhất là tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu và vươn ra quốc tế.
Tại hội nghị Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN mới đây, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phân tích những điều DNNN đã làm được trong thời gian qua.
Thứ nhất, DNNN đang nắm giữ nguồn lực lớn về vốn, tài sản, công nghệ, nhân lực chất lượng cao; có doanh thu và đóng góp đáng kể vào thu ngân sách nhà nước (NSNN): Chỉ riêng các DN 100% vốn nhà nước đang nắm giữ khoảng 7% tổng tài sản và 10% vốn chủ sở hữu của toàn bộ DN trên thị trường.
Tổng tài sản của khối DNNN theo giá trị sổ sách năm 2021 khoảng 4 triệu tỷ đồng; quy mô tài sản bình quân của 1 DNNN khoảng 4.100 tỷ đồng, cao gấp 10 lần DN có vốn đầu tư nước ngoài và gấp 109 lần DN tư nhân trong nước.
![]() |
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Các tập đoàn, tổng công ty về cơ bản chưa thực hiện được vai trò dẫn dắt, tạo động lực đối với nền kinh tế |
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân cả giai đoạn 2016 - 2020 là 10,46%, cao hơn mức lãi suất ngân hàng trong giai đoạn; tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản bình quân là 4,87%, cao hơn khối DN tư nhân trong nước là 1,26%.
DNNN đã đóng góp 28% tổng số thuế và các khoản phải nộp NSNN. Số thuế và các khoản phải nộp bình quân của DNNN là 576 tỷ đồng, gấp 43 lần DN có vốn đầu tư nước ngoài và 14 lần DN dân doanh.
Về hiệu suất sử dụng lao động, khu vực DNNN đạt 18,9 lần; tiếp đến là khu vực DN tư nhân trong nước 17 lần và thấp nhất là khu vực FDI với 13 lần.
Thứ hai, ông Dũng nhận định, DNNN đã đóng vai trò chi phối trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng như: dầu khí, điện lực, tài chính, ngân hàng, viễn thông, hạ tầng giao thông và sản xuất, cung ứng một số nguyên vật liệu đầu vào cơ bản cho nền kinh tế…
Hiện nay, có tới 96% khách hàng sử dụng mạng điện thoại di động của Viettel, VNPT và Mobifone. Các ngân hàng thương mại nhà nước như BIDV, Vietcombank, Vietinbank… chiếm hơn 50% tổng dư nợ cho vay của toàn ngành.
Thứ ba, DNNN đã có vai trò lớn trong sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích. Ông Dũng nói, nhiều tập đoàn, tổng công ty tham gia cùng Nhà nước đảm bảo an ninh, quốc phòng, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh và chủ quyền quốc gia.
Thứ tư, DNNN đóng góp quan trọng trong xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cần thiết cho phát triển kinh tế - xã hội. Vốn đầu tư của khối DNNN đã đóng góp đáng kể trong tổng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước vào phát triển kinh tế - xã hội, chiếm 24,6% so với tổng vốn đầu tư của Nhà nước và chiếm 12% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 2016-2020.
Như vậy, có thể thấy, DNNN có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Hoạt động của các DNNN, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty có ảnh hưởng lớn đến phát triển một số ngành, lĩnh vực. Hoạt động đầu tư của DNNN trong các ngành, lĩnh vực, địa bàn then chốt, quan trọng của nền kinh tế đã giúp giảm bớt gánh nặng từ NSNN trong thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng quan trọng của đất nước; góp phần thực hiện tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.
Chưa thực hiện được vai trò dẫn dắt
Tuy đạt được nhiều kết quả, nhưng hoạt động và đóng góp của khối DNNN trong thời gian qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, nhất là nguồn lực đang nắm giữ và thị trường đang chi phối. Ông Dũng đã chỉ ra một số điểm hạn chế.
Các tập đoàn, tổng công ty về cơ bản chưa thực hiện được vai trò dẫn dắt, tạo động lực đối với nền kinh tế. Hiệu quả hoạt động của DNNN chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ.
![]() |
Ảnh: TTXVN |
DNNN nhìn chung đang có chỉ số nợ cao nhất trong các loại hình DN; chỉ hoạt động hiệu quả ở rất ít ngành, lĩnh vực có lợi thế tự nhiên như khai thác khoáng sản, dầu khí hoặc viễn thông, tài chính - ngân hàng.
Năng lực cạnh tranh, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của các DNNN quy mô lớn vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước. Công tác đổi mới quản trị DN triển khai chậm, chưa thực sự tiệm cận theo các nguyên tắc và thông lệ quốc tế tốt, phù hợp với kinh tế thị trường hiện đại.
Chế độ đãi ngộ và xử lý trách nhiệm cơ bản vẫn áp dụng như đối với công chức, viên chức nhà nước, không tạo được động lực khuyến khích người lao động, nhất là cán bộ quản lý, dám chủ động, đổi mới sáng tạo và cống hiến hết mình trong quản lý, điều hành DN.
Việc thực hiện các dự án đầu tư mới của DNNN thời gian qua không được thúc đẩy. Trong giai đoạn 2016-2020, rất ít dự án, công trình mới có quy mô lớn của DNNN được khởi công.
Tính riêng đối với 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban quản lý vốn nhà nước và tập đoàn Viettel, nơi nắm giữ đến gần 90% nguồn lực của khu vực DNNN, chỉ triển khai thực hiện 3 dự án đầu tư nhóm A.
Trong số này có 2 dự án chuyển tiếp từ năm 2015 trở về trước (Dự án: Trung tâm giao dịch và điều hành Viễn thông quốc gia (VNPT), Thủy điện Sơn La (tập đoàn Điện lực Việt Nam) và 1 dự án khởi công mới năm 2016 (nhà máy sản xuất lốp xe tải radial công suất 600.000 lốp/năm - giai đoạn 2 (tập đoàn Cao su Việt Nam).
Việc không tạo ra được năng lực tăng thêm này sẽ dẫn đến trong 5 năm tới, đóng góp của khu vực DNNN đối với nền kinh tế sẽ rất hạn chế khi tỷ trọng đóng góp hiện nay của DNNN vào GDP đang là khoảng 29%.
Bên cạnh đó, việc tái cơ cấu toàn diện DNNN vẫn mang tính hình thức, mới chủ yếu tập trung sắp xếp, cổ phần hoá, thoái vốn để có cơ cấu hợp lý hơn, mà chưa chú trọng thực hiện các định hướng, giải pháp đột phá về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, DNNN vẫn thiếu tầm nhìn chiến lược để phát triển DN, nhất là tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu và vươn ra quốc tế.
Hi vọng tới đây, cỗ xe DNNN nhanh chóng lăn bánh và lăn bằng các thành phần kinh tế khác, chứ không phải lăn được một đoạn lại dừng. Như mong muốn của ông Đỗ Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính rằng, DNNN sẽ có một khí thế mới, tâm lý mới, động lực mới. Lãnh đạo DNNN không còn phải mang tâm lý tự ti. Lãnh đạo DNNN có không gian, có động lực để dám quyết dám làm, phát huy sức sáng tạo, nỗ lực đổi mới và tiên phong.
Lan Anhghi
CỞI TRÓI CHO CÁC ĐẦU TẦU KINH TẾ
NGUYỄN CHÍ DŨNG/ TVN 28-3-2022
Tại hội nghị Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN vừa qua, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư nói: Chính phủ, Thủ tướng sẽ có những quyết sách để cởi trói, tạo động lực mạnh mẽ, khơi thông nguồn lực DNNN.
Bài học rút ra
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, có một số bài học kinh nghiệm rút ra trong thực hiện đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN giai đoạn 2016-2021 để chúng ta suy ngẫm.
Thứ nhất, vai trò, vị trí và sứ mệnh của DNNN được xác định hết sức lớn và đầy thách thức, nhưng quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi không tương xứng.
Thứ hai, để phát triển đất nước nhanh và bền vững, cần huy động và tập trung được nguồn lực tại DNNN cho đầu tư phát triển, nhất là phát triển hạ tầng, nắm bắt công nghệ cốt lõi, phát triển các ngành, nghề và sản phẩm mới phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Thứ ba, trong quản lý nhà nước, phải coi DNNN có đầy đủ quyền và nghĩa vụ như các DN khác trong nền kinh tế; hoạt động theo nguyên tắc thị trường. Vì vậy, DNNN phải được trao đầy đủ quyền tự chủ kinh doanh như các DN khác trên cơ sở định hướng phát triển, nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể được giao bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
![]() |
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại hội nghị Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN |
Thứ tư, phải có cơ chế lựa chọn, bổ nhiệm đội ngũ quản lý DNNN có trình độ, kinh nghiệm quản lý đẳng cấp khu vực và toàn cầu. Đồng thời, có chế độ tiền lương và lợi ích khác tương ứng với năng lực và kết quả quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh.
Đặc biệt, cần có tư duy rằng, DNNN là đầu đàn, dẫn dắt phải “nghĩ lớn, làm lớn”, đầu tư các dự án quy mô lớn, có tính chất lan tỏa đối với nền kinh tế và các thành phần kinh tế khác.
Gắn phát triển DNNN với thực hiện chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Xác định rõ ngành, lĩnh vực then chốt cần có sự hiện diện của DNNN phù hợp với định hướng phát triển bền vững của đất nước (như năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao, kết cấu hạ tầng quan trọng của quốc gia…). Khuyến khích các DNNN chuyển đổi mô hình phát triển hướng tới sử dụng năng lượng sạch, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững, bao trùm và nhân văn theo cam kết của Việt Nam tại hội nghị COP 26.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, chúng ta cần thay đổi nhận thức, quan điểm về cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư nhà nước tại DN. Mục tiêu của cổ phần hóa, thoái vốn không phải là rút vốn nhà nước ra khỏi DNNN, thu hẹp phạm vi và quy mô, mà là tái cơ cấu danh mục đầu tư, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và giá trị đầu tư của nhà nước tại DN nói chung và của từng DNNN nói riêng.
Hiện nay, sau hơn 30 năm sắp xếp, đổi mới DNNN mà trọng tâm là cổ phần hóa, thoái vốn, (nếu loại trừ các DN quốc phòng, an ninh và nông lâm nghiệp), chỉ còn 94 DNNN quy mô lớn gồm: 9 tập đoàn kinh tế; 67 tổng công ty nhà nước, 18 công ty hoạt động theo mô hình nhóm công ty mẹ - công ty con. Các DNNN nói trên đang nắm giữ khoảng 90% tổng tài sản, 88% tổng doanh thu và 86% lợi nhuận trước thuế của toàn bộ DNNN trên phạm vi toàn quốc.
Các giải pháp quan trọng với đầu tàu kinh tế
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu một số giải pháp quan trọng để có thể “cởi trói”, tạo động lực mạnh mẽ, khơi thông nguồn lực DNNN.
Đó là, xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích và công cụ quản lý riêng đối với DNNN quy mô lớn có vai trò quan trọng trong các ngành, lĩnh vực trụ cột của nền kinh tế; tách biệt khỏi thể chế, chính sách áp dụng cho các DN thực hiện nhiệm vụ công ích, DNNN quy mô nhỏ tại các địa phương.
![]() |
Cần có tư duy DNNN là đầu đàn, dẫn dắt phải “nghĩ lớn, làm lớn”, đầu tư các dự án quy mô lớn, có tính chất lan tỏa |
Đối với loại DN này, cần xây dựng và xác định rõ định hướng, giao cho họ các sứ mệnh, nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể tương xứng với nguồn lực, vị trí và vai trò trong phát triển các ngành lĩnh vực có liên quan của nền kinh tế.
Không áp đặt mệnh lệnh hành chính đối với cổ phần hóa, thoái vốn. Thay vào đó, thực hiện theo nguyên tắc và tín hiệu thị trường, đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả để cơ cấu lại và huy động thêm vốn phục vụ phát triển DNNN có liên quan.
Xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia đồng bộ về DNNN, tài sản nhà nước để đánh giá, theo dõi và giám sát. Qua đó, có định hướng phù hợp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DNNN.
Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý thông tin về DNNN trên nguyên tắc đo lường được, khách quan, kịp thời và minh bạch nhằm tăng cường giám sát hoạt động của DNNN tức thời, phát hiện sớm các rủi ro, ngăn ngừa sai phạm, thất thoát, lãng phí.
Các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại DN phải thay đổi cách thức làm việc, chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu lực các quyền chủ sở hữu tại DN theo quy định pháp luật và thông lệ quốc tế; không can thiệp vào quá trình điều hành, quản trị kinh doanh.
Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với DNNN thông qua việc phân công một bộ làm đầu mối quản lý thực hiện giám sát hoạt động của cơ quan đại diện chủ sở hữu, xây dựng định hướng phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN.
Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế giám sát và nâng cao hiệu quả giám sát hơn theo các phương thức: Đánh giá hiệu quả hoạt động/đầu tư theo chỉ tiêu tài chính tổng thể, không đi theo từng dự án/hoạt động cụ thể; Nâng cao trách nhiệm giải trình của DNNN trước cơ quan đại diện chủ sở hữu, Quốc hội, HĐND các cấp.
Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong thực hiện giám sát hoạt động của DNNN để đảm bảo hiệu quả trong việc phát hiện sớm các sai phạm, cảnh báo các nguy cơ làm DNNN bị thua lỗ, mất vốn nhà nước.
Cuối cùng, nghiên cứu cơ chế, chính sách tiền lương gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhất là đối với quản lý cấp cao của DN.
Khu vực DNNN luôn có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đất nước trong từng giai đoạn, từng kỳ Đại hội Đảng. Ông Dũng mong rằng, Chính phủ, Thủ tướng sẽ có những quyết sách quan trọng, căn cơ giúp “cởi trói”, tạo động lực mạnh mẽ, khơi thông nguồn lực để DNNN có thể đóng góp nhiều hơn nữa đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
Lan Anh ghi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét