ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Nga - Ukraine đối mặt tại tòa quốc tế, giao tranh vẫn ác liệt (VNN 7/3/2022)-Phải chăng sự kết thúc của Putin đã bắt đầu? (BVN 7/3/2022)-Andrea Kendall-Tập Cận Bình sẽ giúp Putin cách nào? (BVN 7/3/2022)-Ngô Nhân Dụng-Thư ngỏ gửi Tổng thống Zelensky (BVN 7/3/2022)-Lê Phú Khải-Singapore trừng phạt Nga vì 'vô cớ tấn công’ Ukraine Nga xâm lược Ukraine (BVN 6/3/2022)-Ukraine – Giấc mơ Antonov (Phần 3) (TD 7/3/2022)-Nguyễn Thọ-Nga hay Ukraine mới giống phát xít? (TD 7/3/2022)-Dương Quốc Chính-Phát động chiến tranh Nga – Ukraine, ông Putin làm cho nước Nga mạnh hay yếu đi ? (TD 6/3/2022)-Nguyễn Ngọc Chu-Chiến sự Ukraine: Người Việt ở Kherson 'chờ Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch giải cứu' (BBC 6-3-22)-Lao động Việt gạt nước mắt bỏ lại nhà cửa, tài sản rời điểm nóng Ukraine (DT 6-3-22)- Thư Odessa: 34 năm sang Ukraine, ngày trở về Việt Nam tay trắng (DV 6-3-22)-Xung đột Nga - Ukraine đẩy thêm thách thức cho kinh tế toàn cầu hóa (Zing 6-5-22)- Anh lên kế hoạch hành động quốc tế, ông Putin bảo vệ chiến dịch ở Ukraine (VNN 6/3/2022)-Người Ukraine: Nếu dân bỏ đi hết, ai ở lại đấu tranh? (BVN 6/3/2022)-Singapore trừng phạt Nga vì 'vô cớ tấn công’ Ukraine Nga xâm lược Ukraine (BVN 6/3/2022)-John Mearsheimer: Mỹ can dự với Trung Quốc là một ‘sai lầm chiến lược’ Quan hệ Mỹ - Trung - Nga (BVN 6/3/2022)-Xung đột Nga - Ukraine: Không bên nào thắng! (TT 5-3-22)-pv Nguyễn Chí Vịnh- Trung Quốc tập trận ở Biển Đông, gần Việt Nam (VNN 5/3/2022)-Giao tranh ác liệt ở miền nam Ukraine, quân Nga chậm bước tiến về Kiev (VNN 5/3/2022)-Kiev nói Nga 'giảm dần' yêu cầu, NATO không đưa quân đến Ukraine (VNN 5/3/2022)-Thư ngỏ của những người Việt Nam đã từng học tập, lao động, sinh sống tại Liên Xô cũ gửi Ngài Tổng thống Nga Vladimir Putin (4-3-22)-Người châu Âu, hãy thức tỉnh (TD 4/3/2022)-Tổng thống Ukraine muốn đối thoại trực tiếp với ông Putin (VNN 4/3/2022)-Putin ra lệnh báo động về vũ khí hạt nhân của Nga: Ý nghĩa và ảnh hưởng (TD 4/3/2022)-Nga xâm lược Ukraine? (TD 3/3/2022)-Nguyễn Văn Nghệ-Putin-Tội phạm chiến tranh (TD 3/3/2022)-Đặng Sơn-Thành phố Kherson thất thủ, Liên Hợp Quốc yêu cầu Nga rút quân (VNN 3/3/2022)-Tại sao cuộc chiến tranh Nga - Ukraine không giống cuộc chiến tranh Trung - Việt năm 1979? (BVN 3/3/2022)-LHQ-Ukraine: Việt Nam bỏ phiếu trắng, Sứ quán Ukraine 'rất thất vọng' (BVN 3/3/2022)-BBC-Giải mã quan điểm chính thức của Việt Nam về xung đột Nga-Ukraine (BBC 3-3-22)-Lý do Ấn Độ không chỉ trích Nga liên quan đến cuộc xâm lược Ukraine (BBC 3-3-22)-Vì sao Vladimir Putin đã bại trận rồi (TD 2/3/2022)-Yuval Noah Harari-Valery Gergiev, nhạc trưởng nổi tiếng người Nga bị Đức sa thải (TD 2/3/2022)-Hiếu Bá Linh-Ukraina: Thế giới cần nghe thấy câu chuyện của chúng tôi (TD 2/3/2022)-Đỗ Hùng-Những quốc gia mà người Việt ở Ukraine có thể chọn để sơ tán (ĐĐK 2-3-22)-Trung tá Dù Belorussia về hưu nhắn nhủ đến anh em chiến sĩ: (viet-studies 2-3-22)-250.000 người biểu tình ở Cologne vì hòa bình cho Ukraine (BVN 2/3/2022)-La Presse-Ukraine tuyên bố phá âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky (VNN 2/3/2022)-Chiến sự tại Ukraine: Nghĩ về triết lý ngoại giao (VNN 1/3/2022)-Ông Putin nói phương Tây 'dối trá', Mỹ khẳng định không gửi quân (VNN 1/3/2022)-Ukraine ký đơn xin gia nhập EU (VNN 1/3/2022)-
- Trong nước: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam qua các kỳ Ðại hội (GD 7/3/2022)-Không để đồng bào trong vùng chiến sự ở Ukraine bị thiệt mạng, bị thương (GD 7/3/2022)-Nhiều bác sĩ TP.HCM tái nhiễm Covid-19 dù đã tiêm 3 mũi vắc xin và từng là F0 (VNN 7/3/2022)-Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong xây dựng pháp luật (SGGP 6-3-22)-PMC-Những quan chức nào ‘dính líu’ tới vụ kit test Việt Á? (PLTP 6-3-22)-Kỷ luật hàng loạt lãnh đạo Bộ đội Biên phòng Kiên Giang (GD 5/3/2022)-Xem xét xử lý kỷ luật ban lãnh đạo Học viện Quân y liên quan vụ Việt Á (GD 4/3/2022)-Vụ Việt Á: Bộ Công an đã ủy thác cho công an 62 tỉnh, thành thu thập tài liệu (GD 4/3/2022)-Thư ủng hộ nhân dân Ukraine Thư bày tỏ quan điểm chính trị (BVN 3/3/2022)-Nhà hoạt động Trần Văn Bang bị bắt theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự (BVN 2/3/2022)-‘Ngành Ngoại giao luôn chăm lo xây dựng Đảng’ (TN 28-2-22)-Chủ tịch nước chia buồn về vụ việc lật canô trên biển Cửa Đại (GD 27/2/2022)-Thủ tướng yêu cầu nhanh chóng đưa công dân rời các khu vực nguy hiểm ở Ukraina (GD 27/2/2022)-Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương đội tuyển U23 Việt Nam (GD 25/2/2022)-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (VNN 24/2/2022)-sách TBT-Hải Dương: Kê khai khống trong tiêu huỷ dịch tả lợn Châu Phi để trục lợi? (GD 22/2/2022)-Từng bước bổ sung, hoàn thiện mô hình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (GD 22/2/2022)-Chủ tịch Quốc hội: Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND (GD 21/2/2022)-Từ khẳng định trong sạch đến cú 'ngã ngựa' của Giám đốc CDC TT-Huế (VNN 20/2/2022)-Đình công là vấn đề “nhạy cảm”, chính quyền lo ngại nguy cơ lan rộng (RFA 20-2-22)-Đôi lời muốn nói với ông Jonathan Hạnh Nguyễn (MTG 20-2-21)-Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Càng dịch bệnh càng phải tập trung chống tiêu cực, tham nhũng (DV 19-2-22)-Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xã giao Phó Chủ tịch điều hành EC (GD 19/2/2022)-
- Kinh tế: Du lịch khởi sắc, bất động sản sôi động trở lại 'đường đua" (KTSG 7/3/2022)-Đầu năm, Viva Plaza làm nóng thị trường với ưu đãi hấp dẫn (KTSG 7/3/2022)-Kế hoạch phát triển trung tâm tài chính TPHCM: Đừng quên hệ sinh tái công nghệ tài chính (KTSG 7/3/2022)-Vàng chính thức phá mốc 71 triệu/lượng, nỗi kinh hoàng bao phủ (VNN 7/3/2022)-Thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững ĐBSCL (GD 6/23/2022)-Đi trên sóng bất động sản (KTSG 6/3/2022)-SaVipharm nhận Huân chương Lao động, khánh thành Trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ cao cùng hệ thống phân phối toàn quốc (KTSG 6/3/2022)-Các yếu tố giúp Singapore trở thành trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu (KTSG 6/3/2022)-Sứ mệnh và nguyên tắc (NĐT 6-3-22)-Hồ Anh Thái-Nhiều lợi thế, vì sao Đồng bằng sông Cửu Long chưa phát triển nhanh? (TP 6-3-22)-Giá xăng Việt Nam: 'Bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt và bảo vệ môi trường là không hợp lý' (BBC 6-3-22)-Lão nghệ nhân và tuyệt đỉnh giày độc bản (TP 6-3-22)-Cơm tấm nướng sườn trên lầu 1 giữa Sài Gòn: Ngon bình dân, khách ăn gần 100kg sườn/ngày (TN 6-3-22)
- Giáo dục: Nếu đồng loạt tiến vào tự chủ đại học thì không ít sinh viên phải bỏ học (GD 7/3/2022)-Tuyển ngành Y không có môn Sinh không ảnh hưởng nhiều đến việc học bậc đại học (GD 7/3/2022)-Tư duy giáo dục vì thành tích thì mọi nỗ lực cũng xoay quanh các kì thi mà thôi (GD 7/3/2022)-Làm sao để “giữ trò, giữ thầy” khi các xã ở Tây Nguyên lên nông thôn mới? (GD 7/3/2022)-Giáo viên F0 điều trị ngoại trú có chế độ nghỉ bảo hiểm không? (GD 7/3/2022)-Thầy cô "đăng đàn" giải đáp thắc mắc cho thí sinh trước kỳ tuyển sinh 2022 (GD 7/3/2022)-Trường Đại học Giáo dục triển khai 5 gói hỗ trợ đối với sinh viên F0 (GD 7/3/2022)-Nhầm lẫn quy định làm vượt giờ với dạy vượt tiết, giáo viên thiệt thòi (GD 7/3/2022)-Trường Đại học Hàng hải Việt Nam hướng tới kiểm định khu vực và quốc tế (GD 7/3/2022)-Sắp ra mắt Câu lạc bộ Hợp tác Quốc tế trực thuộc Hiệp hội (GD 7/3/2022)-Nhiều trường ở Hà Nội chuyển sang học trực tuyến từ hôm nay (7/3) (GD 7/3/2022)-Dạy "on-off" chỉ là biện pháp chữa cháy vạn bất đắc dĩ, không nên lý tưởng hóa (GD 7/3/2022)-
- Phản biện: Tướng bốn không Nguyễn Chí Vịnh cũng chỉ là cái loa của Tuyên giáo (BVN 7/3/2022)-(TD)-Phạm Đình Trọng-Đôi lời cùng tướng Vịnh (TD 6/3/2022)-Trương Nhân Tuấn-Đọc lại hôm qua… (TD 6/3/2022)-Lê Huyền Ái Mỹ-Phiếu trắng và chẳng lẽ… ‘thiên hạ chẳng ai biết gì cả’? (TD 6/3/2022)-Trân Văn-Đu dây thế nào cho khéo? (TD 6/3/2022)-Sực nhớ Liên Xô, Nga, Ukraina trong cõi lờ mờ (Phần 1) (TD 6/3/2022)-Nguyễn Thông- Phong giáo sư: Tâm, tầm chưa đủ thì đừng đua chen (TVN 5/3/2022)-Nguyễn Nguyễn-Viết nhân cuộc xung đột Nga – Ukraine: Những người bạn quanh ta (KTSG 5/3/2022)-Trần Thanh Tâm-Chiến tranh thông tin: Cách nhận biết và tránh lan truyền tin giả (VNN 3/3/2022)-Lịch sử Ukraine không phải như Putin bóp méo (BVN 3/3/2022)-Mai Phi Long-Nga thiếu may mắn vì Ukraine không chọn ‘chính sách 4 không’ (TD 3/3/2022)-Trân Văn-Hai nửa lá phiếu của Việt Nam (TD 3/3/2022)-Trịnh Hữu Long-Nguyễn Phú Trọng: Mèo khen mèo dài đuôi (viet-studies 2-3-22)-Tác giả dấu tên- Làm Gì? (viet-studies 2-3-22)-(BVN )-Nguyễn Trung-Lãnh đạo Việt Nam hãy nhìn Ukraine để điều chỉnh chiến lược đu dây của mình (TD 2/3/2022)-J. Nguyễn-Cảm nhận về đất nước và con người Nga ngày nay (TD 2/3/2022)-Trịnh Hải-Chiến sự tại Ukraine: Nghĩ về triết lý ngoại giao (TVN 1/3/2022)- Nguyễn Văn Đáng-Xung đột Nga – Ukraine: Ngắm Việt và nhìn… ‘Việt… tự hào’ (TD 1/3/2022)-Trân Văn-Con vẹt ở Bộ Ngoại giao và hai con vẹt mang hàm tướng (TD 1/3/2022)-(BVN)-Phạm Đình Trọng- Đừng lẫn lộn người dân Nga, đất nước Nga với chế độ của những người cai trị họ (TD 1/3/2022) (BVN )-Nguyễn Đình Đăng-Một tuần ông Zelensky khẳng định bản lĩnh khi đối đầu Nga (BVN 1/3/2022)-Duy Anh-Bài viết của cô gái Việt trên đất Ucraina… (BVN 1/3/2022)-Vũ Thương Giang-Chúng tôi sẽ không bao giờ nằm dưới lá cờ Nga! (TD 28/2/2022)-Đoàn Bảo Châu-Lý lẽ cục súc! (TD 28/2/2022)-Nguyễn Tiến Tường-Sự nông cạn của những kẻ không cầm súng (TD 28/2/2022)-Khải Đơn-Thủ đoạn đánh lận bản chất vụ Việt Á để chống phá Đảng, Nhà nước (CAND 28-2-22)-Khi chiến tranh có khuôn mặt phụ nữ (TD 27/2/2022)-Đỗ Hùng-Cuộc xâm lăng Ukraine của Nga và một vài điểm nhấn đối với Việt Nam (TD 27/2/2022)-Vương Hồng Thạch-Những điều cần biết về khủng hoảng Ukraine và cuộc xâm lược của Nga Nga xâm lược (BVN 26/2/2022)-Yên Khắc Chính-Ủng hộ Nga dường như không phải vì… yêu! (TD 26/2/2022)-Trân Văn-Vi mạch IDCREC và kit Việt Á: Các ví dụ về thất bại của ‘công nghệ Việt Nam’ (BVN 24/2/2022)-Võ Ngọc Ánh-Dân chủ… Nghĩ gì? Làm gì? (TD 24/2/2022)-Hoàng Thủy Ngữ-Phê phán sách giáo khoa, đừng dựng hiện trường giả (TD 24/2/2022)-Hoàng Dũng-Hàng loạt quan chức bị khởi tố vì Việt Á: Sai phạm mang tính hệ thống (Nhà Đầu Tư 24-2-22)-Chuyện học hàm: Khi CNXH vẫn là loại hàng dễ mua rẻ, bán mắc! (Blog VOA 21-2-22)-(TD)-lai lịch Nguyễn minh Tuấn-Thị trường quyền lực, Tô Lâm đang… lên giá! (TD 22/2/2022)-Trân Văn-Quốc gia vô chủ? (TD 22/2/2022)-Nguyễn Thùy Dương-Nhà báo Nguyễn Hoài Nam vào tù vì trót tin “tham nhũng không có vùng cấm” (BVN21/2/2022)-Gió Bấc-Hậu quả của Quốc hội "yếu nghề" khi thông qua các luật chuyên ngành! (BVN 21/2/2022)-Mai Bá Kiếm-Từ Bái Đính đến Tam Chúc, và… hay chân dung một bạch tuộc trưởng giả (BVN 21/2/2022)-Phạm Lưu Vũ-
- Thư giãn: Đàn cá nghìn con ở miền Tây có thể ‘bú bình’, diễn cảnh ‘vượt cạn’ (VNN 4/3/2022)-9X Cà Mau làm bánh kem hình tôm, cua, cá, nhiều người ngỡ ngàng (VNN 26/2/2022)-
Dường như đã thành “chuyện thường ngày”, các đợt xét phong học hàm giáo sư, phó giáo sư ở ta đều không tránh khỏi lùm xùm khiến dư luận dấy lên nghi ngại về tâm và tầm của người mang danh là “hiền tài” đất nước.
Lẽ thường ai cũng hiểu, giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) giỏi hơn người trong lĩnh vực chuyên môn của mình, có bề dày nghiên cứu khoa học, giảng dạy; có đạo đức học thuật...
Theo quyết định 37/2018 của Thủ tướng, tiêu chuẩn chức danh GS, PGS cũng như quy trình xét công nhận được quy định rất cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ.
Một trong những tiêu chuẩn cứng để được công nhận GS, PGS theo quyết định 37 là ứng viên bắt buộc phải có "bài báo khoa học quốc tế" thay vì chỉ quy định chung là bài báo hay đề tài nghiên cứu khoa học như trước. Ứng viên GS phải là tác giả chính của ít nhất 5 bài báo khoa học quốc tế, PGS 3 bài đăng trên các tạp chí uy tín thuộc danh mục ISI, Scopus hoặc danh mục khác do Hội đồng GS Nhà nước quy định.
![]() |
Văn bản pháp quy cụ thể, chặt chẽ là thế. Song thật đáng tiếc, cứ đến mùa xét công nhận học hàm lại xảy ra lùm xùm về liêm chính học thuật do một số ứng viên công bố những bài báo khoa học không nằm trong danh mục các tạp chí, nhà xuất bản quốc tế có uy tín đã được Hội đồng GS Nhà nước đã ban hành.
Chuyện nhức nhối
Mùa “thi” năm nay, một nhóm các nhà khoa học đã gửi kiến nghị tới Hội đồng GS Nhà nước, nêu tên 5 ứng viên thuộc ngành Kinh tế với những dẫn chứng kèm theo cho thấy không hội đủ điều kiện cơ bản để công nhận chức danh PGS và GS.
Lý do là bài báo khoa học mà các ứng viên này trưng ra đều đăng trên các tạp chí quốc tế chất lượng rất thấp, các tạp chí “săn mồi’ chỉ cần nộp tiền là được đăng bài. Những tạp chí đó đều không thuộc các nhà xuất bản có tên trong danh mục các nhà xuất bản có uy tín trên thế giới do chính Hội đồng GS Nhà nước đưa ra.
Một ví dụ khác, ứng viên N.L.M khai có 43 bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí trong nước và quốc tế, trong đó có 8 bài báo đăng trên các tạp chí uy tín thế giới. Tuy nhiên, theo đơn tố cáo gửi báo chí, cả 8 bài báo này đều không đạt yêu cầu do có vấn đề về liêm chính học thuật - tác giả tự “đạo văn” mình - các bài báo đăng trên tạp chí quốc tế có nội dung trùng lặp toàn phần với bài báo tiếng Việt đã đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước hoặc lấy nội dung từ bài báo của các tác giả nước ngoài rồi thay đổi câu chữ, vẽ lại sơ đồ để đăng trên tạp chí quốc tế.
Từ các phân tích ở trên, đơn tố cáo cho rằng ứng viên N.L.M không đủ điều kiện cứng là 3 bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế có uy tín để được xem xét chức danh PGS.
GS Nguyễn Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng GS liên ngành Xây dựng - Kiến trúc cho biết trong 2 năm xét công nhận tiêu chuẩn GS, PGS của ngành, ông đã nhận được 4 lần tố cáo ứng viên N.L.M.
Tuy có lý lịch khoa học “phức tạp” và không đủ điều kiện tiêu chuẩn cứng về 3 bài báo uy tín quốc tế, nhưng Hội đồng liên ngành vẫn thống nhất quan điểm ứng viên N.L.M đủ điều kiện để trình hồ sơ lên Hội đồng Nhà nước. Vậy là “quả bóng” đã được Hội đồng liên ngành đưa lên trên.
Một ví dụ khác cho hiện tượng vi phạm liêm chính khoa học là PGS Ng.M.T, ứng viên GS Hội đồng liên ngành triết học - chính trị học - xã hội học. Theo GS Ngô Việt Trung - thành viên Hội đồng ngành toán học, Hội đồng Nhà nước, ứng viên này đã công bố công trình trên các tạp chí quốc tế mạo danh. Theo đó, ông Ng.M.T có bài báo "Phòng chống những kẻ cơ hội chính trị ở Việt Nam hiện nay" (Preventing and Combating Political Opportunists in Vietnam Today) đăng trên tạp chí Giáo dục toán học và máy tính của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, kết quả kiểm tra sơ bộ cho biết Hội đồng biên tập tạp chí này chỉ có 4 người, đứng đầu là TS Đinh Trần Ngọc Huy (tự xưng là GS về ngân hàng và tài chính ở TP.HCM), 3 người còn lại có chuyên môn kỹ thuật hoặc tài chính, không liên quan gì đến giáo dục toán học và máy tính, và tất cả đều không làm việc ở Thổ Nhĩ Kỳ. Quả đúng là một sự giả mạo trắng trợn.
Xin nói thêm, theo xác nhận của PGS Nguyễn Đức Trung, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, Đinh Trần Ngọc Huy hiện là nghiên cứu sinh của trường nhưng chưa bao giờ là cán bộ, giảng viên của trường này. Người này lập hẳn một trang web để tiếp thị dịch vụ, mồi chài những ai có nhu cầu đăng bài lấy điểm với giá từ 12 đến 14 triệu đồng.
Ứng viên Ng.M.T còn có những công trình khác, đăng trên các tạp chí không rõ nguồn gốc, không có ban biên tập. Chẳng hạn, một bài báo khác của ông Ng.M.T đăng trên tạp chí PalArch về khảo cổ học ở Ai Cập và Ai Cập học, mà tổng biên tập và phó tổng biên tập đều là người Thái Lan, không có chuyên môn về khảo cổ học.
Dư luận nêu nghi vấn: Tại sao các ứng viên nêu trên vốn là những nhà khoa học thông minh, trình độ cao siêu mà lại không phân biệt nổi đâu là tạp chí giả mạo, vô danh, để cho một kẻ giả danh GS.TS như Đinh Trần Ngọc Huy dắt mũi, dẫn đến tình trạng vàng thau lẫn lộn, lập lờ đánh lận con đen trong học thuật nhằm tìm cách luồn lách, giành giật bằng mọi giá các chức danh học hàm cao quý?
Còn không liêm chính khoa học?
Từ rất lâu, vấn đề liêm chính khoa học đã gây bức xúc, nhức nhối trong giới học thuật và dư luận. Đó là vấn nạn đạo văn, mạo danh, chạy bằng cấp, học vị, học hàm.
Những cụm từ “tiến sĩ dỏm”, “giáo sư rởm”, “lò ấp tiến sĩ” không còn xa lạ trong giới học thuật và ngoài xã hội.
Chỉ riêng Học viện Khoa học Xã hội trong 2 năm 2015 và 2016 đã cho ra lò 700 tiến sĩ và 2.811 thạc sĩ, tính ra cứ trong khoảng thời gian 1 ngày,“lò ấp” này lại cho “chào đời”1 tiến sĩ và 4 thạc sĩ. Đó quả là một kỷ lục vô tiền khoáng hậu. Tại đây có GS cùng lúc hướng dẫn tới 12 nghiên cứu sinh, chưa kể tiến sĩ kinh tế lại đi hướng dẫn nghiên cứu sinh ngành quản lý giáo dục. Sở dĩ cái “lò ấp” làm ăn phát đạt là vì nó có thị trường khủng.
Phải xử nghiêm để cứu lấy nền học thuật nước nhà
Có thể gọi vấn nạn đạo văn, bằng giả, TS dỏm, GS rởm là một dạng tham nhũng, tham nhũng học thuật. Sự nguy hiểm của loại tham nhũng này thật khó lường, nó kéo lùi sự phát triển khoa học nước nhà tức là kéo lùi sự tiến bộ, văn minh của đất nước; nó làm hỏng con người và xã hội bởi kết quả đào tạo mà những GS, TS không xứng tâm, xứng tầm đem lại; nó làm cho bệnh dối trá, háo danh ngày càng thêm trầm trọng.
Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã thể hiện rõ quyết tâm xử nghiêm, không có vùng cấm đối với quốc nạn tham nhũng, tiêu cực. Hàng trăm quan chức, tướng lĩnh thuộc diện Trung ương quản lý đã bị xử lý hình sự. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một vụ tham nhũng học thuật nào bị xử lý nghiêm minh, đến nơi đến chốn. Vụ bằng giả của Đại học Đông Đô chỉ mới xử được kẻ bán bằng, còn hàng trăm người mua bằng đồng lõa với họ, trong đó có cả cán bộ đương chức, vẫn không bị lôi ra ánh sáng.
Cách xử lý theo kiểu bao che, không giải quyết tận gốc vấn đề càng làm cho vấn nạn gian dối trong học thuật thêm nhức nhối. Nó tất yếu sẽ đẻ ra những nhà khoa học dởm, những công trình nghiên cứu với sản phẩm như kit xét nghiệm Việt Á gây chấn động dư luận gần đây.
Ai trả lại sự trong sáng và liêm chính cho học thuật nước nhà? Ai trả lại danh dự cho những nhà khoa học chân chính khi rất nhiều “con sâu” đang “làm rầu nồi canh”?
Câu trả lời trong tầm tay của các cơ quan chức năng. Trước mắt, những ứng viên GS, PGS vi phạm liêm chính học thuật nói trên, cứ chiếu theo điều 4 quyết định 37/2018/QĐ-TTg “Không vi phạm đạo đức nhà giáo,… ; trung thực, khách quan trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động chuyên môn khác” mà xử lý.
Hội đồng GS Nhà nước cần hủy vĩnh viễn hồ sơ của các ứng viên giáo sư, phó giáo sư gian lận, đồng thời chấm dứt tình trạng xét duyệt ứng viên GS, PGS chạy theo số lượng, nể mặt nhau, “tình thương mến thương”, phớt lờ đạo đức học thuật.
Không trung thực, khách quan, không thể có liêm chính khoa học.
Nguyễn Nguyễn
CHUYỆN HỌC HÀM: KHI CNXH LÀ LOẠI HÀNG DỄ MUA RẺ BÁN MẮC
TRÂN VĂN/ Blog VOA/TD 21-2-2022
PGS. TS. NGUYỄN MINH TUẤN
Cứ suy nghĩ kỹ về cung cách hành xử, cả cung cách hành xử trong học thuật lẫn sinh hoạt của những người như ông Thuấn, ông Tuấn sẽ thấy, giáo điều không phải thuộc tính, đó là chủ động lựa chọn để có thể “ăn trên, ngồi chốc”…
Nhiều cơ quan truyền thông trong hệ thống truyền thông chính thức vừa đồng loạt loan báo, Phó Giáo sư – Tiến sĩ (PGS TS) Nguyễn Minh Tuấn đã chính thức xin Hội đồng Giáo sư liên ngành Chính trị học – Triết học – Xã hội học xóa tên trong Danh sách ứng cử viên mà hội đồng này sẽ xem xét để đề nghị Hội đồng Giáo sư Nhà nước trao học hàm… Giáo sư năm nay (1).
Dưới áp lực của dư luận, vài năm gần đây, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Việt Nam bắt đầu… cải tổ việc xem xét – trao học hàm Giáo sư, Phó giáo sư cho những cá nhân hoạt động trong lĩnh vực học thuật. Tuy nhiên tất cả những cải tổ đã được thực thi đều vô hiệu vì dường như từ cá nhân đến hệ thống không hề bận tâm đến học thuật, không xem học thuật đúng nghĩa như yếu tố có tính chất nền tảng.
Ví dụ, học hàm Giáo sư, Phó giáo sư vẫn là một thứ… danh hiệu do hệ thống chính trị, hệ thống công quyền giữ vai trò ban phát. Rồi để chứng minh những hệ thống này có chú trọng đến… chất lượng quốc tế, họ công bố yêu cầu cá nhân muốn nhận học hàm Phó giáo sư phải có ba bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế, tương tự, cá nhân muốn nhận học hàm Giáo sư thì phải có năm bài như thế…
Tham vọng được chính quyền dán nhãn… trí thức hàng đầu đã khiến nhiều cá nhân… nỗ lực xoay sở để đáp ứng… yêu cầu mới về… chất lượng. Ví dụ PGS TS Nguyễn Minh Tuấn… Cách nay khoảng một tuần, trên trang facebook Liêm chính khoa học (2), ông Ngô Viết Trung so sánh “Những kẻ cơ hội chính trị và Liêm chính khoa học” (3). “Những kẻ cơ hội chính trị” không phải là ý tưởng của ông Trung. Đó là đối tượng trong… một công trình nghiên cứu của PGS TS Nguyễn Minh Tuấn.
Tên đầy đủ của… công trình nghiên cứu vừa kể là “Phòng chống những kẻ cơ hội chính trị ở Việt Nam hiện nay”. Có thể nhận định này của PGS TS Nguyễn Minh Tuấn: “Sự xuất hiện của các đối tượng cơ hội chính trị có xu hướng bùng phát và lây lan nhanh như hiện nay đòi hỏi phải nhận diện đúng và đưa ra các biện pháp răn đe hữu hiệu” – đã kích thích, khiến ông Ngô Viết Trung phải chú ý nhiều hơn đến PGS TS Nguyễn Minh Tuấn, Ứng cử viên cho học hàm Giáo sư năm nay và ông Trung phát giác…
– Công trình nghiên cứu… “Phòng chống những kẻ cơ hội chính trị ở Việt Nam hiện nay” được viết bằng tiếng Anh, đăng trên một tạp chí một chuyên về… giáo dục toán học và máy tính của… Thổ Nhĩ Kỳ. Hội đồng biên tập của tạp chí này có bốn người, ngoài một… Giáo sư người Việt, chuyên về… ngân hàng và tài chính, chuyên môn của ba người còn lại không dính dáng gì đến toán học, máy tính và không có ai sống ở Thổ.
Ông Trung phát giác các… công trình nghiên cứu trên tạp chí vừa kể đều giống như… công trình nghiên cứu của PGS TS Nguyễn Minh Tuấn, đối tượng nghiên cứu không liên quan gì đến toán học hay máy tính và PGS TS Nguyễn Minh Tuấn không phải là người Việt duy nhất! Chẳng hạn có một người Việt khác (3) nghiên cứu về… “Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác cán bộ trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc” vào công tác này ở Việt Nam hiện nay”!
– Ngoài… công trình nghiên cứu vừa đề cập, PGS TS Nguyễn Minh Tuấn còn có một số… công trình nghiên cứu khác đăng trên một số… tạp chí khoa học khác. Ví dụ… công trình nghiên cứu về… “Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống cơ quan đảng ở Việt Nam hiện nay” được đăng trong PalArch – một tạp chí chuyên về… khảo cổ học ở Ai Cập và Ai Cập học.
– Ông Ngô Viết Trung còn giới thiệu thêm vài… công trình nghiên cứu của PGS TS Nguyễn Minh Tuấn được đăng trên các… tạp chí khoa học quốc tế nhưng lai lịch không rõ ràng, không có Ban Biên tập: “Phát triển cán bộ chiến lược ở Việt Nam ngày nay” trên… tạp chí Elementary Education. “Một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn trong xắp xếp và tổ chức hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay” cùng với “Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực chính trị ở Việt Nam” cùng trên Phychology and Education.
Nếu không có phát giác của ông Ngô Viết Trung, dư luận không dậy sóng, khi đã có đủ số… bài báo khoa học được chọn đăng trên các… tạp chí khoa học quốc tế, chắc chắn PGS TS Nguyễn Minh Tuấn sẽ xông lên nhận học hàm… Giáo sư. Bằng chứng là dù mới tuyên bố đã quyết định rút lui nhưng ông vừa bảo với tờ Tuổi Trẻ: Tôi là ứng viên, lần đầu viết trên tạp chí quốc tế cũng lúng túng. Mình cũng không nặng nề, phấn đấu năm nay không được giáo sư thì sang năm phấn đấu (1)!
***
Không rõ tại sao các cơ quan truyền thông trong hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam chỉ loan báo những sự kiện liên quan đến việc PGS TS Nguyễn Minh Tuấn tạm ngưng… phấn đấu trở thành… Giáo sư. Đó là lý do đa số độc giả chỉ nắm sự kiện, không biết gì thêm về… cuộc đời và sự nghiệp của PGS TS Nguyễn Minh Tuấn. Thử tìm kiếm trên Internet mới có thêm một số dự kiện về… cuộc đời và sự nghiệp của ông…
PGS TS Nguyễn Minh Tuấn nguyên là Trưởng ban Tuyên giáo của Tỉnh ủy Quảng Ninh. Năm 2009, Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh quyết định thành lập Học viện Xây dựng Đảng và ông Tuấn được chọn làm Giám đốc đầu tiên (5). Chắc chắn thường dân và giới nghiên cứu về chính trị – hành chính của nhân loại không rõ vai trò của Học viện Xây dựng đảng nên cần phải giới thiệu thêm về học viện này…
Học viện Xây dựng Đảng là nơi giảng dạy chuyên ngành xây dựng đảng CSVN, góp phần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý chủ chốt trung, cao cấp, công chức hành chính, công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập, thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp nhà nước và các đối tượng khác…
Học viện này còn tham gia nghiên cứu khoa học lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối chính sách của đảng CSVN, chính sách pháp luật của nhà nước về CNXH và con đường đi lên CNXH. Tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng, hoàn thiện đường lối, chính sách. Đấu tranh chống các quan điểm thù địch, sai trái trong lĩnh vực xây dựng đảng và các hoạt động của lãnh đạo đảng, tham gia các chương trình, đề tài lớn của đảng và nhà nước.
Học viện Xây dựng Đảng đã được nâng lên thành Viện Xây dựng Đảng. Từ Giám đốc Học viện, PGS TS Nguyễn Minh Tuấn đã chuyển thành Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng cho đến tháng 6 năm ngoái (2021), ông Tuấn mới thôi làm Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng nhưng vẫn còn… tiếp tục giảng dạy và… nghiên cứu khoa học tại học viện này cho đến tháng 5 năm nay (6).
***
Việt Nam có nên sử dụng công quỹ để thực hiện và giới thiệu với… cộng đồng quốc tế những… công trình nghiên cứu như các… công trình nghiên cứu của PGS TS Nguyễn Minh Tuấn hay không? Có cần những PGS TS hoặc Giáo sư Tiến sĩ như ông Nguyễn Minh Tuấn để phát triển học thuật ở Việt Nam hay không?… Đó là những câu hỏi có lẽ nên để công chúng Việt Nam suy nghĩ và cho câu trả lời.
Vài câu hỏi khác cũng cần được nêu ra là vì sao chỉ Việt Nam mới chịu xuất công quỹ chi cho những… công trình nghiên cứu như thế và vì sao có nhiều… Tiến sĩ, nhiều PGS, Giáo sư tha thiết, thậm chí tận tâm, tận lực… phấn đấu cho những… công trình nghiên cứu, những học vị, học hàm như PGS TS Nguyễn Minh Tuấn? Chẳng lẽ đó lại là loại tâm huyết với một dạng học thuật mà phần còn lại của nhân loại không có?
Trừ Việt Nam, nhân loại có đeo đuổi loại học thuật nào mà phạm vi ứng dụng về không gian chỉ khu trú trong phạm vi một lãnh thổ, về thời gian chỉ đem lại lợi ích cho một nhóm trong một khoảng thời gian nhất định và do vậy, băm bổ… nghiên cứu để chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” – trước nay vốn vẫn là nền tảng cho tiến bộ, cho phát triển, lịch sử nhân loại đã chứng minh nếu chống những yếu tố này sẽ không có văn minh?
Cuối cùng, không nên lấy những… công trình nghiên cứu của PGS TS Nguyễn Minh Tuấn và nỗ lực tìm kiếm học hàm… Giáo sư của ông ta làm đề tài để đùa cợt. Có nhiều vấn đề xoay quanh sự kiện vừa đề cập đáng bận tâm hơn nhiều.
Hãy nhìn vào vai trò của Học viện Xây dựng Đảng nói riêng, Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh nói chung, sẽ thấy, các… công trình nghiên cứu, các… học vị, học hàm ấy giúp giới chọn nghiên cứu cách thức quảng cáo CNXH nắm trong tay quyền ban phát điều kiện cần và đủ về… trình độ lý luận để những cá nhân khác thăng tiến trong hệ thống cai trị.
Quý vị còn nhớ thiên hạ từng sửng sốt tới mức nào về cuộc sống vương giả của bệnh nhân thứ 21 trong đợt dịch COVID-19 đầu tiên tại Việt Nam hồi tháng 3/2020 không (7)? Không nên xếp ông Nguyễn Quang Thuấn – Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận của BCH TƯ đảng CSVN – nhân vật dành cả đời cho việc nghiên cứu bảo vệ, xiển dương CNXH là giáo điều.
Cứ suy nghĩ kỹ về cung cách hành xử, cả cung cách hành xử trong học thuật lẫn sinh hoạt của những người như ông Thuấn, ông Tuấn sẽ thấy, giáo điều không phải thuộc tính, đó là chủ động lựa chọn để có thể “ăn trên, ngồi chốc”, đồng thời là con đường hết sức an toàn để dễ dàng đạt tới “vinh thân, phì gia”, bất kể thế nào cũng sẽ được cả hệ thống tận tình bảo vệ bởi họ tình nguyện bảo vệ nền tảng của đặc quyền, đặc lợi (8)!
________
Chú thích
(2) https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc
(3) https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc/permalink/654802962433206/
(4) https://turcomat.org/index.php/turkbilmat/article/view/5612
(5) https://vov.vn/chinh-tri/ra-mat-hoc-vien-xay-dung-dang-114975.vov
(6) https://hcma.vn/noichinh/Pages/to-chuc-can-bo.aspx?CateID=197&ItemID=31547
(7) https://www.voatiengviet.com/a/nguyen-quang-thuan-hoi-dong-ly-luan-corona/5326196.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét