ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Nổ vang trời gần trung tâm Kiev, Ukraine lập “đội quân IT” tấn công mạng Nga (VNN 27/2/2022)-Nga lệnh mở rộng tấn công từ mọi hướng, Kiev kéo dài giới nghiêm (VNN 27/2/2022)-Ông Trump lên án Nga, ca ngợi Tổng thống Ukraine (VNN 27/2/2022)-Tại sao Nga chiếm Chornobyl? (TD 26/2/2022)-Đỗ Hùng-Những người Cô-dắc (Cossack) (TD 26/2/2022)-Nguyễn Lương Hải-Định mệnh của Ukraine trong những giờ tới (TD 26/2/2022)-Nguyễn Đức Thành-Thỏa thuận của cường quốc và bài học cho Việt Nam (Phần 3) (TD 26/2/2022)-Nguyễn Ngọc Chu-Lằn ranh đỏ của Nga và lựa chọn từ Ukraine (VNN 26-2-22)-P/v Phạm Quang Vinh và Hoàng Anh Tuấn-Giao tranh ác liệt, quân Nga khép chặt vòng vây thủ đô Ukraine (VNN 26/2/2022)-Ông Putin kêu gọi quân đội Ukraine nổi dậy, Kiev thúc giục kháng cự (VNN 26/4/2022)-Mỹ, châu Âu đồng loạt công bố trừng phạt ông Putin (VNN 26/4/2022)-Khủng hoảng Ukraine: Điều gì tiếp theo? (VNN 26/2/2022)-Âu - Mỹ tung đòn tàn khốc, TT Putin đối mặt mối nguy từ bên trong (VNN 25/2/2022)-Nga cảnh cáo Phần Lan, Thụy Điển về gia nhập NATO (VNN 26/2/2022)-Cuộc chiến chống Putin trong lòng nước Nga bắt đầu (VNN 26/2/2022)-Lưu Trọng Văn-Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết của HĐBA Liên Hiệp Quốc về chiến dịch của Moskova tại Ukraine (KTSG 25/2/2022)- Trung Quốc vẫn tránh lên án Nga dù cuộc xâm lược Ukraine ngày càng ác liệt (VOA/Reuters 25-2-22)-Ukraine hy vọng Việt Nam ‘phản đối Nga xâm lược’ (BBC 25-2-22)-Nga đang tấn công thủ đô Ukraina (VNN 25/2/2022)-Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (GD 25/2/2022)-Một kẻ “về hùa với bạo lực”, “chà đạp luật pháp quốc tế” (TD 24/2/2022)-Lê Nguyễn Duy Hậu-Chiến tranh Ukraine và Nga, lịch sử và biên giới trong tay kẻ mạnh (TD 24/2/2022)-Nhã Duy-Đối đầu TT Putin: Lệnh trừng phạt Nga và nỗi ám ảnh mùa đông châu Âu (VNN 24/2/2022)-EU trừng phạt hàng loạt nhân vật cấp cao của Nga (VNN 24/2/2022)-Ông Putin lệnh mở 'chiến dịch đặc biệt' ở Donbass, Ukraina đề nghị đối thoại (VNN 24/2/2022)-Nga xâm lược Ukraine: Đại sứ VN tại Ukraine 'vô tư, hài hước’ trước tình hình? (BBC 24-2-22)-Đại sứ Việt Nam tại Ukraine: 'Không nghĩ Tổng thống Putin lại quyết liệt như vậy' (TP 24-2-22)-Nga xâm lược Ukraine, phép thử cho Mỹ ở Biển Đông? (RFA 24-2-22)-Nga tấn công Ukraine: vì sao có một số người Việt tán đồng? (RFA 24-2-22)-Tác động của cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine tới an ninh của Việt Nam (RFA 24-2-22)-Bài hay!-
- Trong nước: Chủ tịch nước chia buồn về vụ việc lật canô trên biển Cửa Đại (GD 27/2/2022)-Thủ tướng yêu cầu nhanh chóng đưa công dân rời các khu vực nguy hiểm ở Ukraina (GD 27/2/2022)-Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương đội tuyển U23 Việt Nam (GD 25/2/2022)-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (VNN 24/2/2022)-sách TBT-Hải Dương: Kê khai khống trong tiêu huỷ dịch tả lợn Châu Phi để trục lợi? (GD 22/2/2022)-Từng bước bổ sung, hoàn thiện mô hình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (GD 22/2/2022)-Chủ tịch Quốc hội: Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND (GD 21/2/2022)-Từ khẳng định trong sạch đến cú 'ngã ngựa' của Giám đốc CDC TT-Huế (VNN 20/2/2022)-Đình công là vấn đề “nhạy cảm”, chính quyền lo ngại nguy cơ lan rộng (RFA 20-2-22)-Đôi lời muốn nói với ông Jonathan Hạnh Nguyễn (MTG 20-2-21)-Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Càng dịch bệnh càng phải tập trung chống tiêu cực, tham nhũng (DV 19-2-22)- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xã giao Phó Chủ tịch điều hành EC (GD 19/2/2022)-Bắt Giám đốc CDC tỉnh TT-Huế liên quan vụ Việt Á (VNN 19/2/2022)-Dừng giao dịch tài sản của cựu Chủ tịch UBND tỉnh và 4 lãnh đạo vừa bị bắt (VNN 19/2/2022)-Ủy viên Bộ Chính trị được thuê biệt thự công vụ rộng 450 m2 (DT 18-2-22)-Vì sao sách giáo khoa Việt Nam vẫn ‘‘né tránh’’ cuộc chiến biên giới với Trung Quốc ? (RFI 18-2-22)-Hôm nay, khai mạc Phiên họp thứ 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (GD 15/2/2022)-Màn ‘thoát xác’ ngoạn mục của chủ dự án vừa khiến loạt cán bộ Bình Thuận bị bắt (VNN 15/2/2022)-'Lò' lại nóng ngay từ đầu năm (VNN 14/12/2022)-
- Kinh tế: Liệu Nga có bị loại khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT ? (KTSG 27/2/2022)-Doanh nghiệp Việt Nam, Singapore cam kết hợp tác trị giá gần 11 tỷ USD (GD 26/2/2022)-Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì họp Ban Chỉ đạo điều hành giá (GD 26/2/2022)-TPHCM rà soát được 2.400 ha đất dự kiến thu hồi tạo nguồn vốn làm đường vành đai 3 (KTSG 26/2/2022)-SCB nhận giải thưởng “Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh” của Enterprise Asia (KTSG 26/2/2022)-Trung Quốc đẩy mạnh mua dự trữ dầu thô ngay cả khi giá tăng cao (KTSG 26/2/2022)-Chi hơn 9.600 tỉ đồng để bình ổn giá xăng dầu năm 2021 (KTSG 26/2/2022)-Chiến sự Nga - Ukraine: Lo lạm phát “ăn mòn” tăng trưởng, xuất nhập khẩu gặp khó (DV 26-2-22)-Doanh nghiệp du lịch lo lượng khách Nga giảm (VnEx 26-2-22)-Du lịch và nỗi sợ “đặt tour” (TTCT 23-2-22)-Viện nghiên cứu chiến lược về lâm nghiệp để mất hơn 2.000 ha rừng (TP 26-2-22)-Mối tình đẹp như mơ của cô gái Sài Gòn nguyện yêu và bế chồng suốt đời (DT 26-2-22)-
- Giáo dục: PGS. Huỳnh Văn Chương: Đại học Huế đã sẵn sàng lên Đại học Quốc gia (GD 27/2/2022)-Quy định mới về mở ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ (GD 27/2/2022)-Xuất hiện 1 F0 phải test cả lớp, các trường không đủ tiền và nhân lực (GD 27/2/2022)-Nếu tuyển thêm 28.000 giáo viên công lập, biên chế phình to làm sao tăng lương (GD 27/2/2022)-Bộ GD đề nghị Hà Nội tổ chức bán trú khi học sinh đi học trực tiếp trở lại (GD 27/2/2022)-Cùng Tổng Chủ biên vì sao mỗi sách lại có cách dạy chữ P, âm "pờ" khác nhau? (GD 27/2/2022)-Thu hút người tài quan trọng nhưng giữ chân người tài còn quan trọng hơn! (GD 27/2/2022)-Bộ trưởng Bộ GD: đưa học sinh quay trở lại trường là tất yếu, không thể khác (GD 27/2/2022)-Lớp học OMO, giải pháp để dạy và học không bị gián đoạn khi mở cửa trường (GD 27/2/2022)-Y tế Việt Nam - phòng tuyến vững chắc trước đại dịch COVID-19 (GD 27/2/2022)-Bài báo được trích dẫn 'khủng khiếp' của vị bác sĩ ở Thái Bình (GD 27/2/2022)-
- Phản biện: Đảng vận (TD 26/2/2022)-Nguyễn Đình Cống-Putin và báo chí mậu dịch Việt (BVN 26/2/2022)-Nguyễn Thông-Những điều cần biết về khủng hoảng Ukraine và cuộc xâm lược của Nga Nga xâm lược (BVN 26/2/2022)-Yên Khắc Chính-Tác động của cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine tới an ninh của Việt Nam (BVN 26/2/2022)-Ái Châu-Ủng hộ Nga dường như không phải vì… yêu! (TD 26/2/2022)-Trân Văn-Độc tài và chiến tranh (TD 26/2/2022)-Đào Tăng Dực-Ukraïna bên hông nước Nga (TD 26/2/2022)-Suy nghĩ vụn về một cuộc xâm lược (TD 25/2/2022)-Lâm Bình Duy Nhiên-Tại sao không nên cuồng bất cứ ai, bất cứ thứ gì! (TD 25/2/2022)-Đoàn Bảo Châu-Người Việt trong xiềng xích (TD 25/2/2022)-Tuấn Khanh-Tội ác diệt chủng (TD 25/2/2022)-Trương Nhân Tuấn-Putin đã khởi động một cuộc chiến phi nghĩa (TD 25/2/2022)-Đoàn Bảo Châu-Tâm lý cuồng Nga (TD 25/2/2022)-Dương Quốc Chính-Từ năm 1991 đến nay, Nga đang là một đế quốc thất bại (TD 25/2/2022)-Nguyễn Thọ-Vi mạch IDCREC và kit Việt Á: Các ví dụ về thất bại của ‘công nghệ Việt Nam’ (BVN 24/2/2022)-Võ Ngọc Ánh-Dân chủ… Nghĩ gì? Làm gì? (TD 24/2/2022)-Hoàng Thủy Ngữ-Phê phán sách giáo khoa, đừng dựng hiện trường giả (TD 24/2/2022)-Hoàng Dũng-Hàng loạt quan chức bị khởi tố vì Việt Á: Sai phạm mang tính hệ thống (Nhà Đầu Tư 24-2-22)-Xăng (TD 23/2/2022)-Nguyễn Tiến Tường-Chuyện học hàm: Khi CNXH vẫn là loại hàng dễ mua rẻ, bán mắc! (Blog VOA 21-2-22)-(TD)-lai lịch Nguyễn minh Tuấn-Thị trường quyền lực, Tô Lâm đang… lên giá! (TD 22/2/2022)-Trân Văn-Quốc gia vô chủ? (TD 22/2/2022)-Nguyễn Thùy Dương-Vì sao sách giáo khoa Việt Nam vẫn ‘‘né tránh’’ cuộc chiến biên giới với Trung Quốc? (BVN 22/2/2022)-Trọng Thành-Nhà báo Nguyễn Hoài Nam vào tù vì trót tin “tham nhũng không có vùng cấm” (BVN21/2/2022)-Gió Bấc-Hậu quả của Quốc hội "yếu nghề" khi thông qua các luật chuyên ngành! (BVN 21/2/2022)-Mai Bá Kiếm-Từ Bái Đính đến Tam Chúc, và… hay chân dung một bạch tuộc trưởng giả (BVN 21/2/2022)-Phạm Lưu Vũ-Mặt Trời luôn toả sáng trên Việt Nam? (BVN 20/2/2022)-Nguyễn Đức Thắng-Nỗi lo lạm phát "ăn mòn" tăng trưởng: Chuyên gia hiến kế “kìm cương” lạm phát (DV 19-2-22)-Khi Đảng cũng phải tự kiểm duyệt: Chống quân Ba Chấm xâm lược (TD 18/3/2022)-Trân Văn-Ông Nguyễn Hồng Diên cần phải thấy ‘cây xăng ba ngón’ (TD 18/3/2022)-Trân Văn-‘Món nợ’ đất đai và tạo vốn cho phát triển (TVN 18/2/2022)-Chân Luận-Phá rừng đặc dụng để làm đường Trường Sơn Đông (BVN 17/2/2022)-Nguyễn Cảnh- Lễ quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”, thử bàn về Đức tin – Tôn giáo – Nhân quả – Luân hồi (BVN 16/2/2022)-Trần Gia Ninh-Tuyển nữ Việt Nam nhận mưa tiền thưởng, chính sách vẫn hụt hơi (TVN 15/2/2022)-Quốc Phong-Từ thi tuyển lãnh đạo, xem người xưa (TVN 14/2/2022)-Quốc Phong-Quốc hội nhận thức chưa chuẩn về Pháp luật? (BVN 14/2/2022)-Ngô Huy Cương-‘Sâu mọt’ tại cơ quan hàng đầu về quản lý giáo dục Việt Nam (BVN 14/2/2022)-Thanh Trúc-Về hiện tượng ‘nịnh ông Trọng’ (TD 13/2/2022)-Trân Văn-Phải mất 30 năm, Bộ Công an mới “sờ gáy” được Bộ Y tế... (TD 11/2/2022)-Mai Bá Kiếm-Bàn về khái niệm “Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa“ (TD 11/2/2022)-Đỗ Kim Thêm-Mạn đàm đầu năm: Nhà khoa học, tự do và lòng trung thành chính trị (BVN 10/2/2022)-Huỳnh Công Đương-Không mua được bằng tiền thì có thể mua được bằng… rất nhiều tiền (TD 10/2/2022)-Phạm Quang Tuấn-
- Thư giãn: 9X Cà Mau làm bánh kem hình tôm, cua, cá, nhiều người ngỡ ngàng (VNN 26/2/2022)-Mê mẩn lò gạch cũ giữa cánh đồng, giới trẻ ùn ùn kéo đến (VNN 16/32/2022)-
Khi xua quân tấn công Ukraina, Putin đã không lường được phong trào phản chiến ngay trong lòng nước Nga. Giản đơn sa hoàng đỏ trên ngai vàng tưởng như vĩnh cửu đã không hiểu Dân Nga.
Xưa nay các đế vương độc tài đều không hiểu Dân mình. Người Nga yêu nước có tinh thần Dân tộc cao, nhưng thời thể đã thay đổi khi làn sóng Dân chủ, Nhân văn đã âm thầm tràn vào nước Nga. Người Nga không chịu cúi đầu nghe một chiều nữa.
Cuộc phản chiến đã bắt đầu từ những người trí thức, văn nghệ sỹ, nhà khoa học. Họ đồng loạt lên án kẻ gây chiến. Họ tỉnh thức để nhận biết đâu là Sự thật và đâu là Công lý.
Và, tại nhiều thành phố lớn người Dân không chỉ kiến nghị nữa mà xuống đường. Trong khi đảng CS Nga vào hùa với Putin thì lớp trẻ Nga tiên phong xuống đường hô to: Chấm dứt chiến tranh bẩn thỉu!
Lớp trẻ. Hãy nhận ra những khuôn mặt trẻ. Họ là Tương lai của nước Nga vĩ đại và hào hiệp. Họ không thể chấp nhận đế chế độc tài và bạo tàn.
Số phận của Putin chắc chắn sẽ do lớp trẻ này quyết định. Putin có thể mở rộng biên cương nhưng sẽ bị tiêu diệt khi ông ta kìm hãm và bóp chặt Lòng Người.
L.T.V.
Tác giả gửi BVN
Khi Mỹ can thiệp vào Việt nam các đời tổng thống Mỹ bị phản đối là Kennedy , Jhonson , Nixon rất sôi sục trên đất Mỹ . Nay Nga can thiệp quân sự vào Ucraina thì trên 40 thành phố tại Nga biểu tình phản đối rầm rộ !
Phải chăng dấu hiệu không lâu nữa Nga cuốn gói về nước nếu không muốn sa lầy trong đống bùn Ucraina!
“Cờ vua là môn thể thao trí óc được yêu thích số 1 tại Nga. Và ván cờ địa lý mà Chúa bày ra cho nước Nga đã được chơi từ thời Ivan khủng khiếp (Thế kỷ 16), vẫn còn đang chưa thoát khỏi khai cuộc”. Chính vì vậy sẽ không có chuyện dân Nga lật Sa Hoàng Putin đâu.
Những kẻ độc tài, tàn ác sẽ bị nguyền rủa đời đời.
Cô gái dũng cảm này bị bắt bởi cuộc chiến cho Chính nghĩa . Cảm ơn những con người biết sống vì những tốt lành.
Khi Putin lôi vũ khí hạt nhân ra hăm dọa là đã tự đặt mình ngang hàng với Kim Jong Un. Không xứng đáng là lãnh tụ đầy trách nhiệm của một đất nước muốn thành cường quốc lãnh đạo thế giới. Cách hành xử như một kẻ côn đồ!
Khuya ngày 21/2/2022, giờ nước Nga, tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc một bài diễn văn rất dài, rất giận dữ, không chỉ nói về cuộc khủng hoảng Ukraine, trong đó ông là tác nhân chính, mà còn nói về điều mà ông cho là những bất công trong sự đối xử của phương Tây đối với nước Nga.
Các nhà phân tích phương Tây cho rằng, ngoài sự giận dữ, bài diễn văn còn mang tính “siêu thực”. Ông Paul Adams, chuyên về ngoại giao của BBC, viết rằng, dường như ông Putin sống trong một thế giới khác.
Thế giới khác này của ông Putin là một vùng lãnh thổ “của Nga” mang tên Ukraine, nơi chưa bao giờ là một quốc gia, theo ông Putin. Và ông ta tức giận khi những người “cùng gia đình” như thế mà phải bị chia lìa.
Đằng sau những lên án, giận dữ đó, người ta cũng thấy ông Putin mang một mối u hoài, tiếc nuối về một đế chế Nga ngày nào, nay sụp đổ cũng đã trên 100 năm. Nhiều lần ông nhắc đến các vị tiền bối như là thống chế Alexander Suvorov, nữ hoàng Catherine đệ nhị,… với công cuộc mở mang lãnh thổ (tức là xâm lăng) của đế chế Nga.
Khi đọc đến những chỗ u hoài đó của ông Putin, tôi chợt nhớ một triết gia người Pháp là Jean-Jacques Rousseau. Trong “Khế ước xã hội” (Du Contrat Social) ông có viết về công cuộc canh tân nước Nga của Peter đại đế (ở Việt Nam sau 1975 hay gọi là Piot đại đế) vào đầu thế kỷ 18, và nhận xét rằng: “Nước Nga sẽ không bao giờ được văn minh cả, vì nó được khai hóa quá sớm”.
Ý của ông Jean-Jacques Rousseau bảo rằng, vào giai đoạn mà Peter đại đế tiến hành cải cách, nước Nga chưa sẵn sàng cho việc đó, và nếu làm sớm sủa như vậy thì hỏng hết. Ông bảo rằng, thay vì Peter đại đế bảo họ trở thành như người Anh, người Đức, thì hãy bảo họ trở thành những người họ phải thành (không bắt chước được đâu).
Đối với người Việt Nam, khi nhắc đến nước Nga, chắc hẳn đại đa số nghĩ tới một quốc gia châu Âu, những con người châu Âu, nhưng thực tế có lẽ không phải như vậy. Nước Nga có phần châu Á nhiều hơn ta nghĩ, và lại là Đông Á, châu Á Trung Quốc, châu Á Việt Nam.
Vào thế kỷ thứ 13, Mông Cổ nổi lên ở châu Á như là một đế quốc lớn nhất mọi thời đại. Một viên tướng xuất sắc của họ là Bạt Đô (Batu), cháu nội người sáng lập đế quốc Mông Cổ là Thanh Cát Tư Hãn, kéo 200 ngàn quân chinh phục về hướng Tây, họ san thành bình địa nước Nga Kyiv (Kievan Rus) và nhiều công quốc Nga khác. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, chính cuộc chinh phục này của Bạt Đô đã làm cho những người nói tiếng Nga bị tan tác, và sau đó trở thành ba giống Nga khác nhau, Russia, Belarus và Ukraine.
Bạt Đô thiết lập đế quốc Tây Mông Cổ có tên là Kim Trướng Hãn quốc (Golden Horde Khanate), bao trùm lên gần như toàn bộ lãnh thổ châu Âu của nước Nga, Ukraine, Belarus ngày nay.
Sự cai trị của Kim Trướng Hãn quốc kéo dài đến hơn 200 năm, và để lại rất nhiều ảnh hưởng đến các sắc dân Nga dưới sự thống trị của họ. Những người ở về phía Đông bị người Mông Cổ (và đồng minh của họ là người Tarta) ảnh hưởng mạnh hơn những người ở phía Tây, bằng chứng là các nhà ngôn ngữ học thấy tiếng Nga có nhiều từ Mông Cổ hơn hẳn tiếng Ukraine.
Sự sụp đổ của các lãnh chúa Nga dưới vó ngựa Mông Cổ Tarta, tạo nên một khoảng trống quyền lực trung gian mà nhà thờ Chính thống giáo thay thế. Điều đó tạo nên một thế lực thần quyền rất lớn sau này của các giáo chủ Chính thống giáo.
Nhưng quan trọng hơn cả, trong gia tài Mông Cổ Tarta để lại là cơ cấu tập trung quyền lực được tổ chức theo đơn vị hành chính, với việc thống kê dân số được thực hiện thường xuyên, trước Tây Âu rất nhiều. Dân chúng được chia thành các đơn vị để quản lý, để thu thuế.
Đây chính là hệ thống mà người Mông Cổ học được từ Trung Quốc khi chinh phục nhà Tống. Đó chính là chế độ hộ khẩu nổi tiếng ngàn năm của xứ sở này.
Sau khi nước Nga lật đổ Kim Trướng Hãn quốc, hệ thống này vẫn được giữ, và đó chính là xương sống của đế chế Nga.
Đế chế Nga sụp đổ, Lenin thừa hưởng toàn bộ hệ thống đó, và tân trang nó lại thành hệ thống toàn trị cộng sản khét tiếng, còn tồn tại đến ngày nay. Theo con đường Đệ tam quốc tế, nó trở lại bản quán là Á châu của Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Hàn, và không có gì ngạc nhiên là nó tồn tại và thống trị một cách mạnh mẽ, hầu như chưa có mô hình nào đối phó lại được trên những mảnh đất này.
Hai khu vực từng thuộc ảnh hưởng của đế quốc Trung Hoa là Đài Loan và Nam Hàn thoát nạn nhờ vào may mắn của lịch sử là sự hiện diện của Hoa Kỳ (cơ cấu chi bộ đảng của Trung Hoa Quốc Dân Đảng, cũng hao hao các chi bộ cộng sản, hai vị tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân quốc cũng từng đến nước Nga cộng sản nghiên cứu).
Vào thời Kim Trướng Hãn quốc, mỗi vùng có hai viên thống đốc, một viên quan hành chánh và một thủ lĩnh quân sự. Nó gợi nhớ hệ thống song trùng Đảng-Nhà nước sau này của Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam và Bắc Hàn.
Như thế có thể nói rằng, bài diễn văn siêu thực của ông Putin vào đêm 21/2/2022, với nỗi nhớ u hoài của ông về đế chế Nga, có nguồn gốc từ Đông Á vậy. Cũng không ngạc nhiên là ông Tập Cận Bình rất thân thiện với ông Putin và không ít người Việt lên tiếng ủng hộ cuộc xâm lăng của Putin đại đế vào Ukraine.
Có thể có điểm khác là các viên chức ngoại giao Hà Nội thì im lặng. Tôi nghĩ là họ biết chuyện gì đang thật sự xảy ra, và tôi hy vọng là họ không có nỗi u hoài như ông Putin.
________
Tài liệu tham khảo:
https://courses.lumenlearning.com/atd-herkimer-westerncivilization/chapter/the-mongol-threat/
https://geohistory.today/mongol-empire-effects-russia/
https://www.bbc.com/vietnamese/world-60480436
https://www.bbc.com/news/world-europe-60458300
ĐẠI SỨ VIỆT NAM TẠI UKKRAINE: 'KHÔNG NGHĨ TỔNG THỐNG PUTIN LẠI QUYẾT LIỆT NHƯ VẬY'
BÌNH GIANG/ TP 24-2-2022
Trao đổi với báo chí, Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch cho biết, sau khi Tổng thống Putin tuyên bố triển khai chiến dịch đặc biệt ở Donbass, tình hình tại miền Đông Ukraine yên ắng, nhưng tiếng nổ lại vang lên tại các thành phố Kharkiv, Kiev và Odessa, và Lviv. Rõ ràng chiến sự xảy ra ở nhiều nơi của Ukraine.
Đại sứ Thạch thông báo, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa có tuyên bố ngắn gọn là Nga đã tấn công, nhưng ông kêu gọi người dân bình tĩnh trong khi chính phủ, cơ quan an ninh đang làm nhiệm vụ và chính phủ sẽ giữ liên lạc thường xuyên với người dân.
“Tình hình như vậy là nghiêm trọng, đã có tấn công trên toàn lãnh thổ Ukraine. Chúng tôi đã liên lạc với cộng đồng, bình tĩnh theo dõi tình hình”, ông Thạch nói.
Nhận xét về thái độ của người dân Ukraine, nhất là ở miền đông, Đại sứ Thạch cho biết: “Người dân Ukraine đến hôm qua vẫn rất bình tĩnh. Bản thân tôi đến hôm qua vẫn có cuộc chia tay với Đại sứ Ukraine ở Việt Nam để tháng 3 tới ông ấy sẽ sang Việt Nam. Tôi không nghĩ Tổng thống Putin lại quyết liệt, quyết tâm bằng mọi giá để đạt được mục tiêu của mình như vậy”, Đại sứ Thạch nói.
Sẵn sàng bảo hộ công dân trong trường hợp cần thiết
Ngày 23/2, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng ra tuyên bố cho biết Việt Nam quan tâm theo dõi những diễn biến căng thẳng gần đây xung quanh tình hình Ukraine và kêu gọi các bên kiềm chế, tăng cường nỗ lực đối thoại, thúc đẩy các biện pháp ngoại giao nhằm giải quyết hòa bình các bất đồng trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, góp phần bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực và trên toàn thế giới
Về công tác bảo hộ công dân, bà Hằng khẳng định, Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine trong những ngày qua đã thường xuyên liên hệ, chủ động trao đổi với cộng đồng người Việt Nam tại Ukraine để nắm tình hình bà con, đồng thời tích cực xây dựng các kế hoạch để sẵn sàng tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân trong trường hợp cần thiết.
Đại sứ quán đã cử cán bộ trực đường dây nóng bảo hộ công dân 24/24, sẵn sàng tiếp nhận thông tin. Theo Đại sứ quán, hiện có khoảng 100 công dân đang sinh sống trong khu vực Donetsk và Lugansk. Tình hình bà con hiện nay cơ bản ổn định.
Bà Hằng cho biết, Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine trao đổi, đề nghị các cơ quan chức năng sở tại có biện pháp hỗ trợ, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho công dân và doanh nghiệp Việt Nam tại Ukraine.
Trả lời truyền hình Quốc hội VN hôm 22/02 sau khi Nga công nhận CHND Donetsk và Lugansk, ông Nguyễn Hồng Thạch tự tin cho biết:
"Cộng đồng [người Việt] ở ngay Donbass vẫn sinh hoạt rất bình thường, vẫn đi chợ, làm ăn bình thường. Tất nhiên vẫn có tiếng súng nổ, ngay cả khi nói chuyện với tôi, có cộng đồng nói rằng khi nói chuyện với Đại sứ vẫn nghe tiếng lộp bộp ở đằng xa."
"Tình hình là bà con vẫn làm ăn bình thường, không có gì xáo trộn cả. Và cũng phải nói rằng, nhiều khi tâm lý xáo trộn là từ Việt Nam sang. Ở nhà nhiều khi giục giã quá, khiến bà con bên này hoang mang".
Ở một đoạn khác, ông nói:
"Và nếu tình hình không diễn biến xấu hơn thì chúng ta không nên quá lo ngại. Tất nhiên ĐSQ vẫn chuẩn bị những phương án trong trường hợp xấu nhất. Chúng tôi cũng đã liên lạc với Đại sứ quán của chúng ta ở Nga.
Trong trường hợp xấu nhất, nhiều khi phương án sơ tán ở Ukraine là khó, thì có thể bà con sơ tán sang vùng của Nga chẳng hạn, thì chúng tôi có chuẩn bị các phương án."
Một ngày trước cuộc tấn công của Nga, hôm 23/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng:
"Việt Nam quan tâm theo dõi những diễn biến căng thẳng gần đây xung quanh tình hình Ukraine và kêu gọi các bên kiềm chế, tăng cường nỗ lực đối thoại, thúc đẩy các biện pháp ngoại giao nhằm giải quyết hòa bình các bất đồng trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, góp phần bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực và trên toàn thế giới," người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói.
Về công tác bảo hộ công dân Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng trả lời:
"Về bảo hộ công dân Việt Nam tại Ukraine, Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine trong những ngày qua đã thường xuyên liên hệ, chủ động trao đổi với cộng đồng người Việt Nam tại Ukraine để nắm tình hình bà con, đồng thời tích cực xây dựng các kế hoạch để sẵn sàng tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân trong trường hợp cần thiết. Đại sứ quán đã cử cán bộ trực đường dây nóng bảo hộ công dân 24/24, sẵn sàng tiếp nhận thông tin. Theo Đại sứ quán, hiện có khoảng 100 công dân đang sinh sống trong khu vực Donetsk và Lugansk. Tình hình bà con hiện nay cơ bản ổn định.
"Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine trao đổi, đề nghị các cơ quan chức năng sở tại có biện pháp hỗ trợ, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho công dân và doanh nghiệp Việt Nam tại Ukraine."
MẠNG XÃ HỘI TIẾNG VIỆT LÊN TIẾNG
Sang ngày 24/04, các trang Facebook của người Việt Nam ở Kyiv đưa tin "xe tăng Nga tới gần", và siêu thị Metro đóng cửa. Đường đi Kyiv cứng xe."
Facebooker Nguyễn Phúc hỏi Đại sứ Việt Nam: "Nga đánh Ukraina chạy qua Nga hả đại sứ?"
Một bạn khác viết trên trang Tương trợ người Việt Ukraina: "Phải công nhận ngài đại sứ rất vô tư nhí nhỏm hài hước".
Diep HB thì hỏi: "Sao không chuẩn bị chuyến bay giải cứu bà con về VN nhỉ? Nếu sơ tán sang Nga thì chạy sang Ba Lan còn hơn."
Còn từ Việt Nam và vùng châu Á-Thái Bình Dương, một số nhà phân tích thời sự có tiếng đã đề cập chủ đề này.
Ông Nguyễn Khắc Giang, hiện là nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành khoa học chính trị tại Đại học Victoria tại Wellington, New Zealand., bình luận trên trang Facebook cá nhân: "Vũng lầy Afghanistan là khởi đầu cho sự sụp đổ của Liên Xô, Ukraine cũng sẽ là mồ chôn của Putin thôi."
Trên Facebook, TS Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu tại Viện ISEAS-Yusof Ishak Institute, Singapore viết nêu quan điểm: "Sử dụng vũ lực hay xâm lược nước khác hiếm khi là hành động khôn ngoan, nhất là khi đang ở thế yếu. Putin đang đẩy nước Nga xuống hố, không biết khi nào mới ngóc lên được."
Nhà báo Huy Đức (Trương Huy San) viết trên trang Facebook cá nhân rằng: "Cố thủ trong ngai vàng bằng tội ác là một thứ nô lệ, nô lệ của quyền lực. Hắn không chỉ bất chấp đạo lý, pháp lý, chủ quyền của các quốc gia mà còn bất chấp cả tính mạng của chính nhân dân mình. Không chỉ trang bị bằng cấp mà còn phải thoát khỏi tâm thế nô lệ mới không bị tẩu hỏa mà thần phục và thần tượng hắn."
MỘT KẺ 'VỀ HÙA VỚI BẠO LỰC', 'CHÀ ĐẠP LUẬT PHÁP QUỐC TẾ'
LÊ NGUYỄN DUY HẬU/TD 24-2-2022
Mình vẫn nhớ bài diễn văn của Putin nhân kỷ niệm 60 năm ngày chiến thắng fascist Đức, 9/5/2005. Thời điểm đó, nước Nga đang ở vùng đáy của vị thế.
Một năm trước, trường tiểu học số một tại Beslan bị nhóm phiến quân Chechnya tấn công, bao vây. Cuộc giải cứu bất thành, 333 người, trong đó nhiều trẻ em bị sát hại. Ba năm trước, một nhà hát ở Moscow bị tấn công. 131 nạn nhân thiệt mạng (cùng 40 tên khủng bố). Năm năm trước, tàu ngầm nguyên tử Kursk chìm mãi mãi xuống đáy đại dương cùng với 118 thuỷ thủ đoàn.
Trên bình diện quốc tế, nước Nga bất lực nhìn Mỹ và đồng minh tấn công Afghanistan, và đặc biệt là Iraq. Vị thế nước Nga xuống thấp như vậy, nhưng thông điệp của bài diễn văn năm đó của Putin thì lại là lời kêu gọi hoà bình. Putin lên án những kẻ “về hùa với bạo lực”, chỉ trích “chủ nghĩa dân tộc cực đoan và tinh thần thượng đẳng”, kêu gọi “mọi tranh chấp phải được giải quyết theo luật pháp quốc tế”, và kết thúc bài diễn văn bằng khẩu hiệu “vinh quang thuộc về nước Nga”, những người đã đổ máu cho cuộc chiến chính nghĩa 60 năm trước chống lại chủ nghĩa Quốc Xã.
17 năm sau bài diễn văn năm đó, nước Nga đã thay đổi, và Putin đã thay đổi. Nước Nga dưới thời Putin (kể cả bốn năm “gián đoạn kĩ thuật” dưới thời Medvedev) đã tham gia tích cực vào bốn cuộc chiến khác nhau. Năm 2008, Nga tấn công Georgia trong một cuộc chiến ngắn ngày nhưng chết chóc. Năm 2014, quân sĩ Nga tháo cầu vai, cờ hiệu… giả dạng làm những lực lượng quân sự không thuộc Nga để tiến vào Crimea, Sevastopol, đông Ukraine.
Tại miền đông Ukraine cùng năm, một chiếc máy bay của hãng Malaysia Airlines bị bắn rơi. 298 người thiệt mạng. Một năm sau, Nga can thiệp quân sự vào nội chiến Syria với danh nghĩa chống ISIS. Các thủ lĩnh ISIS bị tiêu diệt, bước tiến của lực lượng nổi dậy Syria cũng bị chặn đứng. Để trả đũa, một chiếc máy bay của hãng Metrojet bị đánh bom khi đang trên bầu trời. 224 người thiệt mạng, trong đó có 219 người Nga.
Trong hai thập kỷ biến động, Nga dần trở lại là một cường quốc quân sự, nhưng vẫn là một thế lực trung bình về kinh tế. Thậm chí, một nhà kinh tế dưới thời Obama còn ví von nền kinh tế Nga như một “cây xăng”, không có quá nhiều ảnh hưởng đến kinh tế thế giới ngoài giá dầu. Nếu bạn không tin, hãy thử kể tên một công ty Nga hoặc một sản phẩm của Nga mà bạn đang sử dụng trong nhà. Và hãy so sánh với sự trỗi dậy của Trung Quốc, của Việt Nam, và thậm chí là của lân bang như Ba Lan, Baltic.
Tuy vậy, có lẽ Putin đã tìm được một biện pháp hữu hiệu để nói lên tiếng nói của mình với thế giới, sau khi đã hợp pháp hoá việc cầm quyền lâu dài của mình vào năm 2020 (thông qua một bản tu chính Hiến pháp rất đáng ngờ). Không có được vị thế kinh tế như Trung Quốc, quyền lực mềm (và kinh tế, và quân sự) như Mỹ, Nga có lẽ chỉ còn dựa vào vũ khí và các chiến dịch tung tin giả, viết lại, xét lại lịch sử chủng tộc.
Có lẽ thời khắc mọi thứ lộ mặt nhất là khi Putin công khai tuyên bố lịch sử Ukraine sẽ chẳng là gì nếu không có người Nga, ngụ ý rằng dân tộc Ukraine là một thứ tưởng tượng, và thấp kém hơn người Nga. Luận điểm này vốn tồn tại trong giới sử gia theo trường phái dân tộc cực đoan của Nga từ nhiều năm nay, và lần đầu được chính thức hoá. Câu chuyện chỉ mới diễn ra vài ngày trước.
Dần dần, Putin đã ủng hộ và trở thành, những điều ông lên án 18 năm trước, một kẻ “về hùa với bạo lực”, “chà đạp luật pháp quốc tế”, “dân tộc thượng đẳng”. Một kẻ như vậy đang tự cho mình sứ mệnh “phi Quốc xã hoá” một nhà nước hợp hiến, có chủ quyền, gán cho quân xâm lược mác “gìn giữ hoà bình”. Rốt cuộc, phương Tây đã đúng về Putin.
Một con người có thể bị thay đổi như vậy, vì vốn dĩ thời thế thay đổi. Nước Nga giờ đây không còn là Liên Xô nữa. Quân đội Nga không còn là Hồng Quân giải phóng. Và Putin không còn là một nhân vật để có thể kỳ vọng, ngưỡng mộ như cách đây 22 năm nữa.
NGA-CÔNG THỨC CŨ VÀ CHIẾN LƯỢC GẬM NHẤM
NGÔ HUY CƯƠNG/TD 23-2-2022
Xúi giục nổi dậy, bạo loạn, thành lập chính quyền bất hợp hiến, sau đó công nhận chính quyền bất hợp hiến này, rồi đưa quân vào chiếm đóng là một công thức cũ đã được sử dụng quá nhiều trên thế giới từ trước tới nay.
Nhưng với chiến lược gặm nhấm dần lãnh thổ của một quốc gia yếu hơn với công thức như vậy và “xé toạc” những cam kết quốc tế còn hơi ấm, đồng thời lại ngụ ý về việc ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới có thể xảy ra và bảo vệ hòa bình, thì đó đúng là một hành động tạo ra một tiền lệ cực xấu, đáng lên án.
Người Việt Nam chúng ta nghĩ gì, nếu như những kẻ thích la liếm lãnh thổ thuộc chủ quyền của chúng ta cũng theo đó mà hành động?
Hết sức lưu ý rằng, nước Nga không còn là một nước xã hội chủ nghĩa để chúng ta cứ mãi chạy theo để bảo vệ lập trường của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Chiến tranh theo đường lối xã hội chủ nghĩa như Liên Xô trước kia luôn khẳng định là chiến tranh vệ quốc chứ không phải là chiến tranh ăn cướp.
Chiếm Ucraina làm vùng đệm như trước đây để bảo vệ chính Nga chứ không phải là để bảo vệ Việt Nam hay bảo vệ cho hòa bình thế giới.
Vậy hãy nhìn nhận thật đúng hành động của Nga bây giờ để rút ra kinh nghiệm bảo vệ tổ quốc Việt Nam của chúng ta, chứ đừng hùa theo việc bảo vệ Nga như bảo vệ lợi ích của Việt Nam hoặc bảo vệ Nga một cách mù quáng, chỉ vì ghét Mỹ và Phương Tây!
Đứng trước một nước lớn luôn có ý đồ gặm nhấm lãnh thổ của các nước yếu hơn xung quanh, chúng ta, qua sự kiện Nga chiếm đóng Ucraina, quyết không thể để cho nước lớn này sử dụng công thức nói trên, đồng thời phải củng cố quân đội của chúng ta thật sự mạnh và hiện đại.
Nên học từ Nga một điểm là luôn luôn duy trì quân đội mạnh dù kinh tế có khó khăn hay chưa thực sự phát triển. Quân đội của họ mạnh và hiện đại chính là thứ mà họ đã tận dụng để đòi chia lại thế giới và chiếm đóng.
Rạng sáng thứ Năm, tức đêm thứ Tư ngày 23 tháng 2 ở Hoa Kỳ, Putin đã tuyên bố mở màn chiến dịch quân sự đặc biệt, chính thức tấn công vào Ukraine. Không những vậy, Putin còn hăm dọa các quốc gia khác sẽ nhận những “hậu quả nặng nề” nếu can thiệp. Đây là một thách thức với cộng đồng quốc tế khi Nga chà đạp lên công ước quốc tế và sự phân định biên giới hợp pháp của một quốc gia có chủ quyền, đã được thế giới công nhận.
Cuộc tấn công này của Nga không phải là sự tranh chấp giữa hai quốc gia hay trong khu vực mà là giữa độc tài và dân chủ, giữa cái lý của kẻ mạnh và nước yếu, một sự báo động về chủ nghĩa toàn trị muốn dùng sức mạnh quân sự và vũ khí để viết lại lịch sử và vẽ lại đường biên giới theo ý mình, bất chấp những công pháp hay thỏa ước ký kết.
Putin đã chọn đúng thời điểm để chứng tỏ sức mạnh của mình sau khi nền dân chủ tại Hoa Kỳ bị thoái trào, chính phủ Hoa Kỳ đương nhiệm đang đối đầu với nhiều thử thách về dịch bịnh và kinh tế, lẫn sự chia rẽ đảng phái trầm trọng lan xuống sâu đậm trong người dân sau nhiệm kỳ của một tổng thống Mỹ muốn biến nền dân chủ Mỹ trở thành độc tài như Nga trong vài năm qua. Mặt khác, chính phủ tiền nhiệm đã xem Ukraine như một sân chơi, coi thường vai trò đồng minh cùng khối NATO và hết lòng ca tụng, vuốt ve Putin, để mặc cho Putin thao túng, bất kể Hoa Kỳ đã từng ký kết một hiến chương hợp tác chiến lược với Ukraine từ năm 2008 cho đến nay.
Điều đáng xấu hổ hơn là chính những giới lãnh đạo nước Mỹ tiền nhiệm và đảng Cộng Hòa hiện nay lại đang lên tiếng vỗ tay, tung hô kẻ thù của quốc gia mình, muốn ngăn chận các biện pháp đối phó của chính phủ đương nhiệm Joe Biden trước cơn khủng hoảng giữa Ukraine và Nga, không muốn thực hiện cam kết bảo vệ một đồng minh chiến lược của mình. Nước Mỹ đang ở trong một giai đoạn mà đảng phái chính trị và vai trò cá nhân được đặt cao hơn, hay có thể nói là phản bội lại vai trò và lợi ích quốc gia.
Với Ukraine, là một quốc gia độc lập có chủ quyền lãnh thổ, Ukraine toàn quyền tự quyết sự chọn lựa gia nhập liên minh nào và đồng minh với ai. Nga không thể viện dẫn lý do an ninh và có thẩm quyền ngăn cấm một quốc gia khác.
Bởi nếu cùng lý lẽ này, Trung Cộng cũng có thể tấn công Đài Loan hay ngăn cấm Việt Nam không được tham gia hợp tác chiến lược với các quốc gia khác không theo ý họ. Hay hơn nữa, chỉ cần mua chuộc những cấp lãnh đạo Việt Nam tại các tỉnh biên giới phía Bắc là Trung Cộng có thể đem quân vào Cao Bằng, Lạng Sơn… để tuyên bố ủng hộ và sát nhập các lãnh thổ tự trị hay tuyên bố từng là vùng đất của mình. Nếu Nga làm được và thành công, thậm chí được ủng hộ, tại sao không là Trung Cộng ngay tại Châu Á với cùng một sách lược này?
Thái độ của Nga như muốn định hình một trật tự thế giới mới, tái diễn những cuộc xâm chiếm của những đế chế hùng mạnh bất chấp chủ quyền cùng quyền tự quyết những dân tộc khác vào thời trung cổ. Những kẻ đang ủng hộ cuộc thôn tính này sẽ chẳng bao giờ tìm được sự bảo vệ một khi cái lý lẽ của kẻ mạnh diễn ra với chính mình trong tương lai.
THIẾU TƯỚNG NGUYỄN HỒNG QUÂN: NGA SẼ BỊ 'SA LẦY' NẾU KÉO DÀI XUNG ĐỘT VỚI UKRAINE
QUỲNH NGUYỄN pv/ DV 24-2-2022
Theo Thiếu tướng, Giáo sư Nguyễn Hồng Quân, nguyên Phó viện trưởng Viện chiến lược quốc phòng (Bộ Quốc phòng) nếu Nga cứ tiếp tục cuộc chiến với Ukraine thì sẽ nhận về rất nhiều thiệt hại cho nền kinh tế cũng như quân sự và tầm ảnh hưởng của mình.
Sau nhiều tuần tập trung quân gần biên giới Ukraine và đấu tranh ngoại giao với phương Tây, Tổng thống Nga Vladimir Putin sáng nay tuyên bố mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở miền đông Ukraine. Kiev đã ban bố tình trạng khẩn cấp và nhiều tiếng nổ đã xuất hiện. Bộ Quốc phòng Nga sau đó tuyên bố tấn công các mục tiêu quân sự của Ukraine và phủ nhận dùng pháo binh tấn công thành phố của nước này.
Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với Thiếu tướng, Giáo sư Nguyễn Hồng Quân, nguyên Phó viện trưởng Viện chiến lược quốc phòng (Bộ Quốc phòng) về cuộc chiến.
Thiếu tướng, GS.TS Nguyễn Hồng Quân, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng Việt Nam. Ảnh: Gia Chính/VNE.
Thưa Thiếu tướng, tình hình chiến sự giữa Nga - Ukraine đang rất căng thẳng, theo ông nguyên nhân của cuộc chiến này là gì?
- Nga từ lâu vẫn coi Ukraine là vùng ven an ninh, là một phần của nước Nga rộng lớn và không thực sự coi trọng chủ quyền của Ukraine
Năm 2014 Nga đã ủng hộ cánh ly khai là hai nước cộng hoà Donetsk và Luhansk tách ra thành quốc gia độc lập.
Mới đây, đêm 21/2, ông Putin tuyên bố đã ký sắc lệnh công nhận độc lập của hai nước này. Hai nước này thuộc vùng lãnh thổ của Ukraine nhưng người dân sinh sống là người Nga. Đây là tiền lệ rất nguy hiểm những quốc gia có người nước ngoài sinh sống.
Thứ hai là chuyện Putin giúp Lukashenko vững vị trí hiện nay. Trước đó Lukashenko không muốn thành lập nhà nước liên minh nhưng do Nga giúp đỡ nên giờ đây trở nên rất thân thiết. Thêm nữa, Nga cũng mới can thiệp vào lục đục của "giới tinh hoa" nước Cộng hoà Kazakhstan.
Hiện hai nước Cộng hoà tự xưng của Ukraine là Donetsk và Luhansk đang chuẩn bị bầu cử, Nga muốn giải quyết chuyện này, khi thành công Nga sẽ nắm chính quyền. Ngược lại, Ukraine cũng muốn giải quyết chuyện của 2 nước cộng hoà này nên xảy ra xung khắc, điều này thúc giục Putin nhanh chóng ra tay.
Nguyên nhân sâu xa hơn là Ukraine muốn trở thành quốc gia độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, không muốn đi theo mô hình của Liên Bang Nga mà muốn đi theo mô hình của Liên minh Châu Âu (EU). Nga đã gây sức ép để Ukraine tham gia vào liên minh kinh tế Á-Âu do Nga chủ trì nhưng Ukraine thì không đồng ý, đã có những cuộc biểu tình ở Ukraine để phản đối chuyện này.
Trong khi đó, người dân Ukraine đã thông qua việc tham gia EU và đặc biệt sau sự việc Nga sáp nhập Bán đảo Crimea năm 2014 thì 2019 Ukraine sửa đổi hiến pháp là không chỉ gia nhập EU mà còn nói sẽ gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Điều đó khiến Nga cảm thấy vùng đệm an ninh của Nga không còn nữa, an ninh của Nga sẽ bị đe doạ. Bản thân NATO cũng chưa có cam kết nào cho thấy sẽ kết nạp Ukraine vào NATO vào thời gian cụ thể nào.
Coi Ukraine là nguyên nhân gây ra khủng hoảng, Nga đã đưa hơn 100.000 quân đến tập trận rồi tiếp tục đưa hơn 30.000 quân đến Belarus giáp biên giới với Ukraine để tạo thành gọng kìm gây sức ép tâm lý với chính phủ và quân đội Ukraine.
Nga nói không có hoạt động quân sự gì trong khi đó thông tin tình báo của Mỹ và phương Tây đã chỉ ra tất cả. Cuối cùng sáng nay (24/2), Putin đã ra lệnh mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở miền đông Ukraine. Điều đó cho thấy Nga đã có tính toán kỹ lưỡng từng bước.
Thiếu tướng có thể phân tích tương quan sức mạnh quân sự các bên?
- Nga là một quốc gia có quân sự đứng top đầu thế giới và cũng là quốc gia xuất khẩu vũ khí nhiều thứ 2 thế giới, lực lượng hải quân, không quân, pháo binh, xe tăng... tất cả đều gấp rất nhiều lần Ukraine. Trong khi đó, Ukraine quân số ít, phương tiện trang bị không được hiện đại và ngay trong nội bộ Ukraine cũng không thống nhất. Một phần phía Đông Ukraine chủ yếu là người Nga sinh sống, ảnh hưởng văn hoá, tư tưởng Nga, gọi nôm na là "thân Nga". Phía Tây thì ngược lại, muốn tách ra khỏi ảnh hưởng của Nga và theo phương Tây.
Nói về trình độ tác chiến, quân đội Nga tinh nhuệ hơn nhiều, những năm gần đây quân đội Nga chiến đấu ở Syria trong khi quân đội của Ukraine chưa chiến đấu ở đâu cả. Đem ra so sánh có thể thấy bất lợi của Ukraine nếu chiến tranh xảy ra bây giờ.
Tuy nhiên, chiến tranh xảy ra không chỉ là tương quan lực lượng mà còn tuỳ thuộc vào quyết tâm của lãnh đạo đất nước, nếu toàn dân đoàn kết một lòng, trên cũng như dưới chống sự xâm lược thì có lẽ là đất nước đó sẽ huy động được lòng dân, có chiến lược đánh lâu dài, tiêu hao lực lượng, đó cũng là cách nhiều quốc gia đã từng áp dụng trong quá khứ.
Thứ hai là ủng hộ về mặt dư luận của nhân dân thế giới, nhân dân nước Nga và nhân dân của các nước Liên Xô cũ có tán thành cuộc chiến với Ukraine không. Nếu nhân dân phản đối thì nhà cầm quyền Nga cũng phải có điều chỉnh.
Thứ ba, chúng ta thấy chiến tranh xảy ra, những nước có tiềm lực mạnh như Mỹ cũng từng phải rút quân khỏi Afghanistan, Liên Xô ngày xưa mạnh hơn bây giờ mà 10 năm Afghanistan cũng thất bại và chết hơn 20.000 chiến sĩ hồng quân. Cuộc chiến tranh này nổ ra, các nước phương Tây sẽ lợi dụng chuyện đó để vươn lên, Nga sẽ bị sa lầy bởi nếu cứ tiếp tục thì sẽ rất nhiều thiệt hại cho nền kinh tế cũng như quân sự và tầm ảnh hưởng của mình.
Phía Mỹ tuyên bố không điều quân tới Ukraine để chống lại Nga, Thiếu tướng nhìn nhận về phản ứng của Mỹ như thế nào?
- Từ trước tới nay, chưa bao giờ Mỹ tuyên bố đưa quân vào Ukraine để chống Nga vì lý do đơn giản: Ukraine không phải thành viên của NATO.
Về mặt pháp lý, Mỹ không có lý do để đưa quân Mỹ có mặt tại Ukraine. Về mặt quân sự, có thể nói chủ trương, ưu tiên chiến lược của Mỹ không phải ở châu Âu, không phải Ukraine mà là châu Á Thái Bình Dương, sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Bản thân nhân dân Mỹ cũng không đồng tình việc đưa quân đội Mỹ đi chiến đấu ở Ukraine, chỉ có 16% đồng tình nên một Tổng thống dân cử như Tổng thống Mỹ không thể tự ý đem quân ra nước ngoài mà phải được Thượng viện Mỹ phê chuẩn. Mỹ chỉ có thể đưa quân tới hỗ trợ các nước thành viên NATO và huấn luyện thêm một số lực lượng. Bên cạnh đó, Mỹ đã trang bị giúp quân đội Ukraine 200 triệu đô la rồi và có thể sẽ tăng cường thêm.
Bên cạnh đó, có thể Mỹ sẽ cùng các nước EU gia tăng các biện pháp trừng phạt kinh tế, tài chính đối với Nga. Ví dụ rõ nét chúng ta đã thấy đó là lệnh trừng phạt đối với 5 ngân hàng trong đó có ngân hàng quân đội của Nga. Hay có thể tới đây có thể sẽ có thêm những biện pháp trừng phạt nặng hơn nữa nhưng tôi cho rằng chưa đến mức phải dùng biện pháp cắt đứt Nga ra khỏi SWIFT (Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication - Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế), điều này phải diễn tiến theo bước phát triển của cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine.
Theo Thiếu tướng, liệu những lệnh trừng phạt đồng thời đến từ nhiều quốc gia có thể gây ra cản trở đối với những hành động tiếp theo của Nga tại Ukraine?
- Có hai hướng. Một là có thể sẽ không tác động gì nhiều bởi tiềm lực của Nga hiện nay cộng với việc Nga đã có vài năm chuẩn bị dự trữ ngoại tệ cho tình huống như thế này.
Tình huống thứ hai có thể do tác động khác, yếu tố quốc tế cùng sự không đồng tình của nhân dân Nga sẽ tác động tới việc Chính phủ Moskva có dừng xung đột tại Ukraine hay không.
Trong khi dòng người sơ tán cũng như nhiều quốc gia kêu gọi công dân của mình rời khỏi Ukraine, cá nhân ông cho rằng liệu có xảy ra một cuộc khủng hoảng tị nạn mới tại châu Âu trong vụ việc này không?
- Hiện nay người dân Donbass cũng đã sơ tán sang Nga rồi. Việc có xảy ra một cuộc khủng hoảng tị nạn vì cuộc chiến hay không còn tuỳ thuộc vào mức độ lan toả của cuộc xung đột này đến đâu. Nếu gói gọn như hiện nay thì nó chỉ xảy ra tại Donbass và một số vùng lân cận mà thôi. Nếu nó lan rộng ra, một khi quân đội Nga mở rộng vùng chiếm đóng ra toàn bộ Ukraine thì người dân sẽ chiến đấu nhưng người già, phụ nữ, trẻ em sẽ phải sơ tán, di tản... lúc đó sẽ tạo ra một cuộc di dân lớn ở Ukraine sang các nước châu Âu.
Xin cảm ơn Thiếu tướng (!)
PUTIN VÀ BÁO CHÍ MẬU DỊCH VIỆT
NGUYỄN THÔNG/ BVN 26-2-2022
Những ngày qua, nhiều tờ báo mậu dịch quốc doanh xứ này dè bỉu rằng người Mỹ tung tin đồn nhảm, ném đá giấu tay, kích động chiến tranh, vu cáo cho Putin và nước Nga về tình hình Ukraine; cho rằng không thể có chuyện Nga xâm lược Ukraine bởi Putin không bao giờ làm chuyện ấy, tất cả chỉ là phương Tây bày đặt vu cáo...
Sau khi Putin trắng trợn công nhận 2 thằng ly khai ở vùng Donbass của Ukraine, nhiều báo mậu dịch, chắc do sự chỉ đạo của tuyên giáo, còn hỉ hả đưa tin, đăng bài, đăng ảnh "người dân 2 nước cộng hòa tự trị Donesk và Lugansk đổ ra đường ăn mừng, đốt pháo hoa, chào mừng nền độc lập", v.v.., chả khác gì rưng rưng bay trong đêm pháo hoa, giải phóng miền Nam hồi xưa.
Báo Quân đội nhân dân, "cơ quan của Quân ủy trung ương và Bộ Quốc phòng" ngày 22.2 còn ngang nhiên bảo vệ cho hành vi xâm lược, gây chiến tranh, chà đạp lên chủ quyền quốc gia khác của Putin bằng bài viết với cái tít "Nga triển khai quân đội làm nhiệm vụ giữ gìn hòa bình tại 2 nước miền Đông Ukraine". Khốn nạn, gọi 2 thằng ly khai là 2 nước, gọi hành vi xâm lược trắng trợn là giữ gìn hòa bình. Tệ hơn mồm con đĩ.
Đừng có bao biện rằng chỉ là đưa tin thời sự, khách quan, có thế nào thì nói thế. Nói thẳng, đó là thói ác độc, ủng hộ chiến tranh, đứng về phe thằng độc tài khát máu, cố tình ủng hộ sự chia cắt đất nước đối với một quốc gia độc lập.
Báo chí công khai làm điều ấy, thì cũng nên coi lại việc luôn khúm na khúm núm viết chua chữ Trung Quốc để trong dấu ngoặc đơn ngay sau chữ Đài Loan, chẳng hạn: Đài Loan (Trung Quốc).
Thói đâu có cái thói lá mặt lá trái như thế, hèn hạ như thế, chả còn gì là đạo lý, công bằng.
Cũng cần nói thêm, thằng Tàu ngầm ủng hộ Putin trong vụ công nhận chủ quyền của 2 đứa ly khai kia thì cũng chả khác gì tự tát vào mặt nó, tự công nhận Đài Loan là quốc gia độc lập có chủ quyền.
Tới lúc này, máu dân chúng Ukraine đã đổ, bom và tên lửa Nga đã tàn phá trên thủ đô Kiev, bộ mặt của Putin đã lộ trần trụi, chờ coi xem báo chí mậu dịch sẽ ca ngợi Người, Putin đã khát máu một cách thông minh như thế nào.
Những kẻ ủng hộ chiến tranh, tán tụng cuộc xâm lược Ukraine tàn bạo vô nhân của Putin, kể cả việc ngậm miệng im mồm không lên tiếng phản đối, kể cả việc nói năng nước đôi vô thưởng vô phạt, thì hãy nhớ rằng tới khi nước mình xứ mình bị kẻ khác ngang nhiên xâm chiếm, dân mình bị giết chóc, sẽ chả ai thèm bênh vực, bảo vệ đâu.
Rồi rơi vào thân phận mất nước, nô lệ, lưu vong, núi xương sông máu, đừng có than trời trách đất, đừng có hu hu gào lên rằng tôi chính nghĩa nọ chính nghĩa kia.
Bản chất thực sự giờ đây không dễ giấu, không dễ che đậy bằng sự giả dối như ngày xưa. Mọi thứ đều tanh bành lộ ra trước hiện thực và thông tin đại chúng. Vứt mẹ nó thứ tư duy cai trị cũ kỹ đi thì may ra có cơ hội sống, tồn tại, được dân chúng đồng tình, được nhân loại ủng hộ khi xảy ra đại sự. Còn không, sẽ tự đào huyệt chôn mình.
Theo đóm ăn tàn một kẻ như thằng Putin khốn nạn, tương lai của đứa đi theo sẽ chẳng sáng sủa gì.
Đả đảo chiến tranh. Đả đảo Putin. Putin, mày chết đi.
N.T.
Nguồn: FB Nguyễn Thông
ĐỘC TÀI VÀ CHIẾN TRANH
ĐÀO TĂNG DỰC/ TD 26-2-2022
Trong lịch sử đương đại, hầu như có một tương quan không thể chối cãi giữa các cá nhân hoặc chế độ độc tài và những cuộc chiến tranh đẫm máu nhất của nhân loại.
Ngược lại, hầu như cũng có một tương quan mật thiết giữa các thể chế dân chủ và những giai đoạn thái bình nhất của nhân loại.
Ngày 24 tháng 2 vừa qua, sau nhiều tuần lễ huy động gần 200.000 quân tại các vùng biên giới của Ukraine, nhà độc tài Vladimir Putin, tổng thống Nga, bất chấp những nguyên tắc nền tảng của bản hiến chương Liên Hiệp Quốc, đã chính thức xua quân xâm chiếm lãnh thổ Cộng Hòa Ukraine, một quốc gia độc lập, có chủ quyền và thành viên của Liên Hiệp Quốc.
Mục đích của Putin được quan sát viên quốc tế dự đoán như sau:
1. Tạo dựng những nền cộng hòa cuội tại các vùng tự trị Crimea, Donetsk and Luhansk, vốn thuộc lãnh thổ của Ukraine, và sát nhập vào Liên Bang Nga như họ đã phát động từ cuộc chiến với Ukraine năm 2014.
2. Lật đổ chính quyền thân Tây Phương tại Ukraine của Tổng Thống Volodymyr Zelenskyy và thành lập một chính phủ bù nhìn thân Nga để lãnh đạo nhân dân Ukraine.
3. Ngăn chận quốc gia Ukraine tham gia vào liên hiệp Âu Châu và khối Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO bằng mọi giá.
Các quan sát viên quốc tế đồng thuận rằng, vì tương quan lực lượng quân sự giữa 2 bên quá chênh lệch thiên về Liên Bang Nga, trong giai đoạn đầu, quân đội Ukraine sẽ lép vế.
Tuy nhiên Ukraine không phải là một quốc gia nhỏ với dân số khoảng 45 triệu và lãnh thổ gấp 2 lần Việt Nam.
Mặc dầu Hoa Kỳ và khối NATO không đưa quân vào Ukraine, nhưng trực tiếp viện trợ nhiều vũ khí tối tân và quân đội Ukraine đã được nâng cấp cao hơn so với cuộc chiến năm 2014. Nhiều dấu hiệu cho thấy quân đội Ukraine đã chiến đấu anh dũng và gây nhiều thiệt hại vật chất cũng như nhân mạng cho quân Nga.
Thêm vào đó, những cấm vận kinh tế của Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada, Úc Đại Lợi, Nhật Bản và khối Liên Âu vô cùng nghiêm khắc và sẽ hủy diệt nền kinh tế Liên Bang Nga.
Bằng chứng hiển nhiên là năm 2013, trước khi tấn công Ukraine vào năm 2014, GDP đầu người của Nga là 16.000 Mỹ Kim. Tuy nhiên sau khi tấn công Ukraine năm 2014, vì các cấm vận của các quốc gia dân chủ, năm 2021, GDP đầu người của Nga giảm xuống còn 11.000 Mỹ Kim.
Để có thể so sánh, chúng ta nên biết rằng vào năm 2013 GDP đầu người của Trung Cộng chỉ có $7.000 Mỹ Kim nhưng vào năm 2021, GDP Trung Cộng vượt qua Nga ở mức 12.551 Mỹ Kim.
Tuy bây giờ Putin và Tập Cận Bình là đồng minh, nhưng trên bình diện chiến lược, Trung Quốc mới là kẻ thù nguy hiểm nhất của Liên Bang Nga vì Trung Cộng lúc nào cũng thèm muốn vùng Tây Bá Lợi Á và vùng viễn đông của Nga mà họ cho là tài sản lịch sử của Trung Quốc. Trung Quốccũng đang tranh giành ảnh hưởng với Nga tại các quốc gia Trung Á thuộc khối Liên Xô cũ.
Ngày hôm nay, với dân số lớn lao là 144 triệu và đất đai mênh mông, trải dài từ Âu sang Á, nhưng tổng sản lượng quốc gia của Liên Bang Nga thua xa những quốc gia dân số ít hơn nhiều như Đức, Anh, Pháp, Ý, nói chi toàn khối Liên Âu. Tổng sản lượng quốc gia của Nga còn thua nhiều tiểu bang tại Hoa Kỳ và nhiều tỉnh tại Trung Quốc nữa. Trừ những tay chân thân tín của Putin, phần lớn dân Nga sống trong nghèo khổ cơ hàn.
Những cấm vận mới vào năm 2022 nghiêm khắc và sâu rộng gấp bội những cấm vận năm 2014 và nền kinh tế Nga sẽ rơi vào khủng hoảng không tiền khoáng hậu. Chúng ta không thể loại trừ khả năng dân Nga sẽ nổi dậy vì đói khổ và xã hội sẽ vô cùng bất ổn.
Câu hỏi nêu ra là:
Tại sao các nhà độc tài, từ Napoleon, đến Hitler, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông và Putin có khuynh hướng khởi động chiến tranh, bất chấp những hệ lụy vô cùng tàn khốc cho thế giới, cho chính quốc gia họ và đôi khi cho chính cá nhân họ?
Lý do thì nhiều nhưng tựu trung như sau:
1. Với bước đi bất khả vãn hồi của quan điểm dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên, nhân loại đương đại không còn chấp nhận các hình thức cai trị độc tài. Chính vì thế các nhà độc tài luôn cảm thấy bất an vì những mầm mống đối lập trong chính quốc gia mình. Một trong những phương pháp kinh điển là tưởng tượng ra một kẻ thù, khởi động chiến tranh trong hay ngoài nước và đàn áp mọi đối lập dưới chiêu bài đoàn kết và ái quốc.
2. Quyền lực tuyệt đối không những đem lại sự thối nát tuyệt đối, mà còn đưa đến tình trạng cuồng điên tuyệt đối nữa. Trong giai đoạn này của lịch sử, Putin không thể tái lập một đế chế và lên ngôi Nga Sa Hoàng. Tuy nhiên Ông đã thay đổi Hiến Pháp để hầu như làm Tổng Thống suốt đời. Ông còn tham vọng lưu danh sử sách như là người lãnh đạo vĩ đại đã tái tạo biên giới Đế Quốc Nga mênh mông như các vị hoàng đế Peter the Great hay Catherine the Great. Vì giấc mộng này Putin sẵn sàng phiêu lưu.
Một câu hỏi vô cùng quan trọng nữa được đặt ra là:
Trong tình huống như thế, trách nhiệm của mỗi chúng ta như một thành phần của nhân loại văn minh là gì?
Câu trả lời là:
Tuy có một tương quan mật thiết giữa độc tài và chiến tranh, nhưng cũng có một tương quan không kém mật thiết giữa dân chủ và hòa bình.
Như thế trách nhiệm quan trọng của mỗi chúng ta là góp phần xây dựng một nền dân chủ chân chính cho dân tộc mình, hầu đóng góp thiết thực cho nền hòa bình và thịnh vượng chung của nhân loại.
Ánh sáng của dân chủ đi đến đâu thì hòa bình chiếu rọi đến đó. Ngược lại bóng tối của độc tài đi đến đâu thì đàn áp và chiến tranh cũng bao trùm toàn cõi nhân sinh.
Không những mỗi công dân trong những quốc gia độc tài như Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Hàn, Miến Điện, Thái Lan, Iran, Liên Bang Nga… có trách nhiệm cao cả này mà ngay cả những công dân tại các quốc gia dân chủ cũng có trách nhiệm giúp đỡ nhân dân các quốc gia kém may mắn hơn.
SUY NGHĨ VỤN VỀ MỘT CUỘC XÂM LƯỢC
LÂM BÌNH DUY NHIÊN/ TD 25-2-2022
Ngày nghỉ Đông cuối cùng, tôi cố tình ghé thăm một nhà hàng Ukraine duy nhất tại Lausanne.
Đó là một nhà hàng rất nhỏ, không xa nhà lắm. Hai vợ chồng Ihor, Maryna và chị Svetlana là những người chủ. Họ chỉ mới sang Lausanne từ năm 2016 để làm việc cho một tập đoàn thuốc lá nổi tiếng. Sau khi vợ sinh con gái, Ihor quyết định mở nhà hàng. “Một giấc mơ của anh ta”, Maryna nói.
Với Svetlana là bếp trưởng, nhà hàng nhỏ bé này trở nên một địa chỉ quen thuộc, không chỉ cho cộng đồng người Ukraine, mà còn cho tất cả những ai muốn khám phá ẩm thực của Ukraine.
Tôi ghé uống tách cà phê và hỏi thăm cậu con trai lớn. Gia đình ai cũng buồn và lo âu. Người thân của họ vẫn ở Ukraine và từ cả tuần nay, ngày nào họ cũng liên lạc để theo dõi tình hình.
Sau khi Nga chính thức tấn công Ukraine, Maryna đã treo hai lá cờ Thuỵ Sĩ và Ukraine bên ngoài nhà hàng. Một cái bảng đen với dòng chữ “Hãy ngưng cuộc xâm lược của người Nga vào Ukraine”.
Đơn giản thế thôi. Không khó để hình dung sự căng thẳng nơi họ.
Tôi xin phép Svetlana để chụp một tấm hình bên ngoài nhà hàng làm kỷ niệm.
Có nhiều người qua lại, dừng chân, tặng một bó hoa hay đơn giản nói lời động viên. Tất cả trong một bầu không khí cảm động và thông cảm lẫn nhau. Ai cũng không hiểu vì sao lại có cuộc chiến này…
Ra về, tôi cảm thấy cay nơi khoé mắt. Một dân tộc bên bờ chiến tranh, bên bờ của sự tan vỡ…
Cách nhà hàng của họ chỉ vài phút đi bộ là Sứ quán của Bélarus. Một quốc gia chư hầu của Putin mà dấu vết của sự phẫn nộ về việc giam cầm nữ nhà báo bất đồng chính kiến, Natallia Hersche, vẫn còn chưa phai trên bảng tên.
Băng qua kia đường là một nhà hàng của người Géorgie. Một quốc gia từng bị Putin tấn công vào năm 2008 cũng chỉ vì muốn vào NATO để thoát khỏi sự kiểm soát của Nga.
Một sự ngẫu nhiên quái lạ, tôi tự nhủ!
Xem tin tức, thấy cảnh phố phường các thành phố Ukraine bị tàn phá, chợt thấy trong sự tàn bạo của một cuộc chiến gây ra bởi một tên độc tài, là sự anh dũng của một dân tộc đơn độc, trong một cuộc chiến không cân sức.
Hơn 24 giờ trôi qua, Ukraine vẫn chưa rơi vào tay Nga. Điều đó chứng tỏ quân đội Ukraine đã thay đổi nhiều so với năm 2014.
Trên truyền hình, có lời phát biểu của một thiếu nữ, làm thông dịch. Cô cảm động nói với các nhà báo rằng không bao giờ người Ukraine cam chịu thất bại.
“Kẻ thù hùng mạnh hơn, họ muốn chiếm đóng Ukraine, được thôi, nhưng lâu dài, dân tộc này sẽ không cam chịu. Đàn ông, phụ nữ, thậm chí trẻ em cũng sẵn sàng cầm súng bảo vệ Ukraine!”
Giọng cô quả quyết và dứt khoát.
Cô giải thích rằng người dân Ukraine sẽ chiến đấu đến cùng. Đơn giản vì không ai tại mảnh đất này muốn sống lại cái quá khứ tàn bạo dưới thời Liên bang Xô Viết của thế hệ cha ông.
Dường như dân tộc này đang chiến đấu không chỉ dành lại Tự do cho chính họ. Đâu đó, người Ukraine còn chiến đấu cho những giá trị phổ quát của châu Âu và của nhân loại.
Trong khi đó, phương Tây vẫn chưa tìm được một tiếng nói chung để trừng phạt Putin một cách thích đáng. Ít ra như những điệp khúc, hứa hẹn, lập đi, lập lại từ cả tuần lễ qua!
Hình ảnh ông Tổng thống Ukraine cảm ơn lòng dũng cảm của quân đội và người dân trong cuộc chiến cho ta thấy sự không cân đối ngay từ hai nhà lãnh đạo. Một người được bầu cử một cách dân chủ. Người kia bằng mọi cách thâu tóm quyền lực, thậm chí sửa đổi Hiến pháp để có thể cầm quyền lâu dài.
Một người, cách đây 3 năm còn là một danh hài kịch nổi tiếng với những khái niệm chính trị xa vời. Số phận đẩy đưa ông thành Tổng thống và một Tổng chỉ huy quân đội thời chiến.
Người kia, xuất thân từ mật vụ KGB khét tiếng, quá quen thuộc với quyền lực tối cao, thanh trừng chính trị hay đàn áp đối lập. Chẳng có gì có thể qua mặt được ông ta trên bàn cờ chính trị quốc tế.
Một Zelenskiy mong muốn đưa Ukraine thoát khỏi sự ảnh hưởng chính trị của nước Nga láng giềng.
Một Putin luôn ôm giấc mộng một Đế chế Nga hùng mạnh như thời hoàng kim của Liên bang Xô Viết.
Hai dòng đời, hai định mệnh khác nhau gắn liền với vận mệnh của hai quốc gia láng giềng vốn mang nhiều duyên nợ trong lịch sử.
Một cuộc chiến không cân đối trên nhiều phương diện. Nhưng chắc chắn một điều, Putin đang bị toàn thế giới lên án.
Chính nghĩa không phải lúc nào cũng thuộc về kẻ mạnh.
Chắn chắn Putin thừa hiểu bài học đớn đau ấy.
Ở Việt Nam, không khó để nhận ra một kiểu tình cảm tuyệt đối với nước Nga, trong các hoạt động quốc tế, và thậm chí là sự sùng bái cá nhân đối với riêng Putin, mà điều đó không chỉ ở những người dân bình thường, mà cả quan chức hay giới làm báo có dính líu cuộc đời với nước Nga.
“Dính líu” là một cách nói, và sự mô tả hoàn toàn đặc biệt dành cho hàng chục ngàn người Việt Nam ở phía Bắc, từng đi du học, lao động hợp tác hay có một thời gian sinh sống ở Nga. Ở các quán cà phê vỉa hè, những cuộc tranh cãi ở quán nhậu, rất dễ nhận ra đa số những người phía Bắc thường dành cảm tình cảm cho nước Nga.
Nhưng nước Nga, con người Nga hôm nay, hoàn toàn khác. Putin hay là chủ nghĩa đại đế nguy hiểm vẫn âm thầm phát triển kể từ sau năm 1989. Rất nhiều người ngộ nhận một tình yêu với nước Nga và một bộ máy cầm quyền độc tài và thâm hiểm lúc này. Loại tình cảm thiên vị ấy, là một loại xiềng xích vẫn kéo lê theo ngày tháng, tựa như nhiều nhà buôn tiểu ngạch từ Trung Quốc về Việt Nam, làm giàu từ đó, và không thể ngừng ngợi ca về sự phát triển giàu có của đất nước này, bỏ quên những câu chuyện hiện thực đầy u tối.
Rất nhiều người dẫn chứng và biện luận về việc Nga tấn công Ukraine là chuyện hợp lý. Họ nói bằng lịch sử bị bóp méo lẫn các hiểu biết cá nhân bị tuyên truyền qua nhiều ngày tháng. Một cuộc xâm lăng ở rất xa đang được bào chữa tận tình từ Việt Nam, và ngôn ngữ giận dữ đổ trút vào những ai chống lại âm mưu thống trị này là những kẻ “ngu dốt” hay không “thức thời”. Một bạn trẻ ở miền Nam, đúc kết những điều đang diễn ra, đối chiếu lịch sử của nước Việt bằng một câu ngắn: “Thật khó hiểu, khi Nga đưa quân vào xâm lược thì được gọi là chính nghĩa, trong khi Mỹ hỗ trợ đồng minh và rút đi, sách giáo khoa gọi là xâm lược”.
Cuộc chiến vệ quốc của Ukraine đang mở ra nhiều điều thật khó xử ở Việt Nam. Chính quyền Hà Nội hoàn toàn bối rối và nói nước đôi với sự kiện này. Những người sống ở miền Nam thì đa phần phản đối cuộc xâm lăng trơ trẽn. Một lớp người miền Bắc – dù được học hay sống ở Liên Xô cũ – chính trực lên tiếng chỉ trích nhưng cũng gần như chìm vào làn sóng cổ vũ kỳ lạ.
Miền Bắc Việt Nam với hàng chục ngàn người đi lao động hay du học ở Liên Xô cũ, và luôn mang một tình cảm về đất nước đã giải thoát mình khỏi giai đoạn đất nước nghèo khó hoặc chiến tranh. Cộng thêm tình trạng bị tuyên truyền hàng thập niên về một quốc gia “hữu nghị cộng sản” hiền lành hơn Trung Cộng, khiến dẫn đến một tình cảm và những người dân ở phía Nam Việt Nam gọi là “cuồng Nga”. Đây cũng là một điểm khác biệt để cho thấy rằng nền giáo dục phi chính trị của Nam Việt Nam hoàn toàn khác biệt với nền giáo dục ở miền Bắc. “Nền giáo dục VNCH dù có khuynh hướng nghiêng về phương Tây nhưng sẵn sàng chỉ trích, nếu như phương Tây làm sai”, một nhà quan sát thời sự giấu tên, nhận định trong một buổi sáng đọc tin chiến sự qua làn khói súng ở phía Đông.
Ông Putin lên truyền hình và ra vẻ buồn phiền, nói rằng Lenin đã dựng lên Ukraine hôm nay, nhưng đất nước này đã phản bội và giật sập tượng của “người”. Putin nói như một nhà chính trị Marx-Lenin tuyệt đối. Nhưng cũng chính ông, từ khi được chuyển giao quyền lực từ Boris Yeltsin, chính là người hủy diệt dần mọi hoạt động của đảng cộng sản. Chính Zyuganov, nhà lãnh đạo cộng sản kỳ cựu ở Nga từng tuyên bố vào năm 2020, rằng Putin đang muốn tiêu diệt đảng Cộng sản Nga trong một quy trình “phát xít hóa đất nước”.
Nhưng ngay cả sự tráo trở đó của Putin cũng không thuyết phục nổi những lớp người “cuồng Nga” đang tồn tại ở Việt Nam.
Rất nhiều người cũng đặt câu hỏi thắc mắc rằng, chỉ trong vài thập niên của cuộc nội chiến Việt Nam, miền Bắc tiếp nhận các đồng minh cộng sản của mình tham gia, cùng với sự tuyên truyền không mệt mỏi về Trung Quốc và Liên Xô, hậu quả đó đã tạo ra những xiềng xích tư duy đến mức nào cho hàng triệu người Việt?
Loại xiềng xích mà nhà thơ Việt Phương đã viết ra những câu thơ ai oán “Ta nhất quyết đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sỹ / Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ / Sự ngây thơ đẹp tuyệt vời và ngờ nghệch làm sao”, để rồi ông cũng nhận không ít búa rìu dư luận đấu tố vì những nhận định thành thật đó.
Dĩ nhiên, vòng vây tuyên truyền tô hồng cho những hình ảnh chủ đích, không phải ai ở miền Bắc cũng có cơ may thoát được xích xiềng như nhà thơ Việt Phương từng viết “Mở đài địch như mở toang cánh cửa / Nghe nó chửi ta mà tin ở ngày mai”.
Trên các diễn đàn, trên Facebook…, những lời phản đối cuộc xâm lược của Nga, so sánh nó như cuộc chiến 1979 từ Trung Quốc, đang xuất hiện từ rất nhiều người ở miền Nam, và những người trẻ đang lớn lên và rũ bỏ những xích xiềng nô lệ của cha ông họ đã từng phải chịu. “Ủng hộ Nga xâm lược, cũng là ủng hộ Trung Quốc xâm lược Việt Nam trong tương lai”, một người trẻ ở Hà Nội, nói rõ quan điểm của mình trên trang nhà.
Đất nước Việt Nam luôn chịu đựng ngàn nghịch lý. Từ việc sách giáo khoa và hàng ngũ dư luận viên dốt nát cứ gọi Mỹ là kẻ thù, trong khi nhà cầm quyền thì không ngớt công du và mong mỏi có mối quan hệ bền chặt. Cũng như người dân từng phải chống lại sự xâm lược từ Trung Quốc, nhưng nay vẫn chật vật khi nhắc về kẻ xâm lược.
Những loại xiềng xích của quá khứ vẫn còn trói chặt tâm hồn của nhiều lớp người Việt. Xiềng xích tuyên truyền trói chặt đến mức có hẳn một đám đông reo hò ủng hộ kẻ ác đang xua quân để chiếm đoạt một quốc gia khác như lẽ thường tình.
TÂM LÝ CUỒNG NGA
DƯƠNG QUỐC CHÍNH/TD 25-2-2022
Người Việt chúng ta, từng bao gồm cả mình, đặc biệt là dân miền Bắc, hầu hết đều có một tình yêu nồng nàn với nước Nga và Liên Xô. Như thế hệ 7x bọn mình chẳng hạn, từ thời học sinh đã mơ ước được tới Liên Xô, được du học ở Nga… Với dân Việt Nam hồi 198x về trước thì Liên Xô chính là thiên đường. Học sinh toàn lấy họa báo Liên Xô để bọc vở. Hồi đó họ đã in đẹp ngang tạp chí Thời trang bây giờ, toàn những hình ảnh ở thiên đường XHCN.
Trí thức cao cấp miền Bắc hồi đó, trừ số ít người do Pháp đào tạo, thì 100% là du học ở Liên Xô hoặc Đông Âu về, mà Đông Âu lúc đó cũng là cái bóng của Nga, nên sự ảnh hưởng bởi văn hóa Nga là rất khủng khiếp. Những tiểu thuyết đầu tiên của mình đọc cũng đều là tiểu thuyết kinh điển của Liên Xô thời đó như: 17 khoảnh khắc mùa xuân, Và nơi đây bình minh yên tĩnh – Tên anh chưa có trong danh sách, Sông Đông êm đềm, Đất vỡ hoang, Chiến tranh và Hòa bình, Thép đã tôi thế đấy… Và còn nhiều, rất nhiều.
Giai đoạn 8x, Liên Xô thay thế Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam từ cái kim sợi chỉ, nên hồi đó người ta luận chữ viết tắt Liên Xô bằng tiếng Nga CCCP là các chú cứ phá, tội vạ đâu Liên Xô chịu! Đấy là chưa kể Liên Xô sát cánh cùng Việt Nam trong chiến tranh chống Mỹ.
Vì thế, trong sâu thẳm của con người XHCN miền Bắc thì Liên Xô là người cha, người anh cả, sẵn sàng xả thân vì em dại, hi sinh tất cả vì đàn em XHCN. Việt Nam có hai đồng minh TUYỆT ĐỐI tin cậy lúc đó là Liên Xô và Cu Ba. Trung Quốc giai đoạn 8x thì biến thành kẻ thù rồi chứ nếu giai đoạn 5x-7x, nhất là thời Chủ tịch Hồ Chí Minh còn sống thì Trung Quốc còn có vai trò hơn cả Liên Xô.
Đến năm 1989, Đông Âu sụp đổ, rồi năm 1991 cụ Liên Xô đi gặp Lenin, người Việt Nam bị sốc, trở nên bơ vơ không nơi nương tựa, nhất là trước đó bị Gorbachev hờ hững, cắt giảm viện trợ cũng chả khác gì Mỹ cắt viện trợ cho VNCH.
Qua hệ thống tuyên truyền, đa số dân Việt Nam, có lẽ bây giờ cũng phải 70% dân Việt Nam, tin rằng Liên Xô sụp đổ là tại thằng Gorbachev nó nghịch dại, nó làm tay sai cho Mỹ phá hoại hệ thống XHCN. Họ đâu biết được rằng Liên Xô lúc đó là một bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, Gorbachev đem mổ banh ra mà xạ trị, nên chết nhanh hơn chút thôi. Tại sao Liên Xô lại bị ung thư thì đảm bảo 90% dân Việt Nam bây giờ vẫn không biết!
Chính vì người ta nghĩ là Liên Xô chết oan và với tình cảm sâu nặng như đã viết bên trên, nên tỷ lệ dân Việt Nam còn hoài niệm về Liên Xô là rất, rất cao. Mình cho là hầu hết thế hệ sinh những năm 5x-7x ở miền Bắc đều có hoài niệm ít nhiều. Tiếp đó là con cháu họ, nhất là những cháu được ăn lộc triều đình, nói chung là tâm lý chịu ơn. Có Liên Xô thì mới có chúng ta ngày nay. Trong Quân đội, Công an thì bất chấp tuổi tác, mình nghĩ cũng phải 99% là cuồng Liên Xô, vì vũ khí, khí tài của họ hầu hết là của Liên Xô và sau này là Nga.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, nước Nga được quyền kế tục các quyền lợi và trách nhiệm của Liên Xô, nhưng họ mất hàng chục năm hỗn loạn dưới thời Yeltsin, một người thân phương Tây. Người Việt lại tiếp tục chìm trong thất vọng. Đến khi Putin lên thay Yeltsin, một phần vì giá dầu tăng cao gấp nhiều lần (5 lần gì đó), Putin đã vực dậy nước Nga với bàn tay sắt. Nước Nga dưới sự lãnh đạo của Putin dường như đã lấy lại được phần nào hào quang thời Liên Xô, hoàn toàn tương phản với thời Yeltsin. Người dân Việt Nam trở nên hồ hởi, vui mừng cho nước Nga. Bởi họ coi rằng Nga chính là hậu thân của Liên bang Xô viết. Vinh quang của nước Nga chính là sự hiện hồn của Liên Xô! Thế là họ (nhóm người kể trên) cắm đầu cuồng Nga. Họ bênh vực nước Nga vô điều kiện, giống như bênh vực tổ tiên mình vậy. Cũng là điều dễ hiểu và có thể thông cảm. Tẩy não không bao giờ là điều đơn giản.
Tại sao lại có người tẩy não được?
Lấy mình làm ví dụ thôi. Rõ ràng mình cũng có nền tảng của trí thức XHCN ở miền Bắc, mình cũng bị nhồi sọ y như các đồng chí khác. Có điều khác là mình chịu khó hóng đài địch, đọc sách báo đa chiều thôi. Đầu tiên là giai đoạn nghe đài địch, mình biết Liên Xô không phải là một đàn anh không tì vết. Chế độ Cộng sản đã có rất nhiều sai lầm, Stalin đã ra lệnh tấn công Phần Lan, nhưng không chiếm được, ngay trước khi Đức tấn công Liên Xô. Liên Xô và Đức ký hiệp định bất tương xâm để xẻ thịt Ba Lan, sau đó Stalin đã đạo diễn vụ thảm sát Katyn để tiêu diệt giới tinh hoa Ba Lan…
Stalin cũng gây nên nạn đói do ép buộc nông dân vào nông trang tập thể làm chết 5 triệu người, trong đó có 4 triệu dân Ukraine, gọi là Holodomor (diệt chủng bằng nạn đói). Stalin đã dùng cách đó để triệt hạ phong trào dân tộc của người Ukraine, cũng là cách để đưa dân Nga tới Ukraine sống (nhiều như ngày nay).
***
“Tại Ukraina, một loạt các chỉ thị trấn áp đã gây ra “nạn đói trong nạn đói, một thảm họa dành riêng cho người Ukraina”. Đó là danh sách đen các làng và nông trang cần phải trừng phạt vì không đạt chỉ tiêu về ngũ cốc, tịch thu tất cả những thứ gì có thể ăn được, kiểm soát biên giới không cho những người nông dân đói khổ ra khỏi làng…
Song song đó, là một chiến dịch đàn áp trí thức Ukraina: Giáo sư, nhà văn, nghệ sĩ, linh mục bị vu khống, đày ải, tàn sát, nhằm hủy hoại từ gốc rễ mọi ý định dân tộc vừa chớm nở – bị coi là thách thức cho sự “đoàn kết” của Liên bang Xô viết, được Stalin tưởng tượng ra.
“Diệt chủng bằng nạn đói” hoàn toàn bị che giấu trong thời Liên Xô cũ: Về mặt chính thức, thì không hề có nạn đói. Các tài liệu lưu trữ bị hủy một cách có phương pháp, gây khó khăn cho mọi nghiên cứu về chủ đề này, ngoài những nhân chứng còn sống sót. Sau khi Liên Xô sụp đổ, người dân bắt đầu lên tiếng và các bằng chứng xuất hiện.”
(trích từ RFI)
***
Đó là lý do tại sao người Ba Lan và Tây Ukraine đã theo Đức Quốc xã để tấn công Liên Xô. Nó bắt nguồn từ mối thù sâu sắc như vậy mà đảm bảo đa số người Việt XHCN không được biết. Người ta chỉ thấy Liên Xô và sau này là Nga với trang sử long lanh, sạch sẽ, hào hùng.
Có thể nhiều người cho rằng Liên Xô không phải là Nga, nhưng mọi người cần nhớ rằng Liên Xô chưa bao giờ là một liên bang đúng nghĩa, khi các nước được bình đẳng như USA, Liên Xô bản chất là một đế quốc với sự thống trị của người Nga, văn hóa Nga, cho dù TBT đảng Cộng sản Liên Xô có là người nước nào cũng vậy.
Kể cả giai đoạn Khrushchev (người Ukraine) nắm quyền, dù ông ta có cắt đất Crimea từ Nga về Ukraine, thì ông ta vẫn hành động dựa trên quyền lợi của Liên Xô, chứ chả nhằm mục đích ưu ái Ukraine gì hết. Tương tự vậy với Stalin, một người gốc Gruzia, ông ta hành động vì sự chuyên chế của Liên Xô, vì quyền lợi chung mà nước Nga chiếm đa số, chứ không phải vì quê hương ông ta. Nhiều người có thể khó hiểu chỗ này, cần biết rằng dưới chế độ Cộng sản thời đó thì tính giai cấp nó đè bẹp tính dân tộc.
Đến thời nay, Putin lại giương cao ngọn cờ dân tộc chủ nghĩa, ông ta đang dùng chiêu bài của Hitler, đó là lợi dụng sự bất mãn của người Nga sau khi Liên Xô sụp đổ, để thổi phồng tinh thần Đại Nga, muốn khôi phục lại vinh quang thời Sa hoàng Piotr đại đế. Hitler cũng dùng bài tương tự để nắm quyền khi dân Đức bất mãn do thua trận Thế chiến I, phải bồi thường chiến phí nặng nề, bị phe thắng trận hạ nhục. Putin đang cho là Ukraine là phát xít mới, nhưng thực ra chính ông ta mới đang biến Nga thành phát xít mới với triệu chứng y chang Đức quốc xã trước thềm Thế chiến II.
Nếu phương Tây không có những đáp trả đích đáng thì Putin dám leo thang chiến tranh, có thể chiếm luôn Ukraine và Ba Lan, ba nước Baltic, thậm chí là Phần Lan cũng sẽ vào tầm ngắm, vì họ cũng có thời gian dài thuộc về Nga và/hoặc Liên Xô.
Tóm lại, người Việt Nam XHCN, Chính phủ Việt Nam luôn xác định Nga chính là Liên Xô, chịu ơn Liên Xô là chịu ơn Nga. Hơn nữa, Chính phủ Ukraine hiện tại hình thành nhờ cách mạng màu, đó là điều mà Việt Nam và Trung Quốc không thể chấp nhận, vì thế nên Việt Nam không coi Chính phủ Ukraine là đồng minh tin cậy được, dù rằng Ukraine cũng chính là người anh thứ hai chỉ sau Nga trong đế chế Liên Xô trước đây. Có lẽ Việt Nam đang coi người anh Ukraine đã chết rồi, thay bởi thằng lạc loài hiện nay, nên không cần chịu ơn nữa!
Mình cho rằng hầu hết anh em cuồng Nga ủng hộ Putin xâm lược Ukraine đều có diễn biến tâm lý như trên, đại khái là tâm lý chịu ơn dưới não trạng bị nhồi sọ lâu năm, chỉ thấy hào quang mà không thấy mặt tối, thế nên mới sinh cuồng, mất hết cả lý trí. Với anh em này, nếu hỏi CS sai chỗ nào, Liên Xô tại sao mà sụp đổ, đảm bảo là ngọng cả chủ lẫn tớ. Với tâm lý cuồng Nga đó, họ quên tịt mất rằng Việt Nam ta cũng có vai trò giống như Ukraine. Thân phận nhược tiểu dễ bị ‘hấp diêm’ lại đi bênh vực kẻ thủ ác đang ‘hấp diêm’ kẻ như mình. Kể ra bênh Nga mà Nga bán rẻ dầu cho thì còn chấp nhận được. Đây đến vaccine Sputnik đểu mà nó thí cho có một tí, thua xa thằng Mỹ.
Thật là éo le cho não trạng anh em. Gọi là… à, mà thôi, thì lại tự ái.
TỘI ÁC DIỆT CHỦNG
TRƯƠNG NHÂN TUẤN/ TD 25-2-2022
Nếu dựa trên “luật” mà nói thì Putin “ngồi xổm” trên luật khi mở màn cuộc xâm lược Ukraine. Hiến chương LHQ quy định, các quốc gia thành viên phải giải quyết các tranh chấp bằng các “phương tiện hòa bình”. Putin đã vịn đủ thứ lý do để có quyền “phản công tự vệ chính đáng”.
Nghệ thuật tuyên truyền của Nga, kế thừa từ Liên xô, “bậc thầy thiên hạ”. Trắng thành đen, không thành có, nạn nhân thành thủ phạm…
Tổng thống dân cử Ukraine trở thành một thứ “độc tài phát xít”. Chính quyền Kiev là một thứ “ngụy quyền” do Mỹ dàn dựng lên để đe dọa an ninh quốc gia Nga. Dân Nga đại đa số ủng hộ Putin. Thái độ của thường dân Nga ở Moscow lúc trả lời phỏng vấn báo chí cho ta thấy như vậy. Tuyên truyền, tuyên truyền… đến một lúc nào đó phản xạ của người dân đa số trở thành một thứ “pavlov”.
Các lý do Putin đưa ra (để đánh Ukraine) tất cả đều “bịa đặt”. Nhứt là vụ “nạn kiều”. Putin cho rằng, những người dân Nga, hay những người ủng hộ Nga, nhứt là những người dân vùng Donbass, đều bị chính quyền Kiev truy bức.
“Nạn kiều” đến nay là lý do “cốt lõi” để Putin biện hộ cho các hành vi xâm lược của mình.
Theo tôi, cuộc chiến này đã khiến Putin trở thành một kẻ vi phạm tội ác chiến tranh.
Không có bằng chứng nào cho thấy chính quyền Kiev có một “chính sách cụ thể” về phân biệt đối xử với những người Nga hoặc thân Nga sống trên lãnh thổ Ukraine.
Sẵn tiện mở một dấu ngoặc về vụ nạn kiều trong cuộc chiến biên giới 1979. Thấy là nhiều Facebookers Việt Nam cũng viết lịch sử theo “phản xạ pavlov”. Họ cho rằng vụ “nạn kiều” là do bọn Tàu đặt ra để kiếm cớ đánh VN vào tháng giêng 1979.
Lịch sử đã bạch hóa từ lâu. Tài liệu bốn phương (về cuộc chiến) ngập tràn như thác đổ. Ngay cả tài liệu đến từ phía Việt Nam, như của tác giả Huy Đức.
Vụ “nạn kiều” ở Việt Nam là chuyện có thật. CSVN buộc người Hoa hồi tịch là chuyện có thật. CSVN chiếm đoạt tài sản của tư sản người Hoa Chợ lớn là chuyện có thật.
Dẫn từ những dòng đầu Chương 4, Bên Thắng Cuộc của Huy Đức:
“Năm 1978, Hà Nội phát hiện Bắc Kinh hậu thuẫn cho Pol Pot quấy phá biên giới Tây Nam. Hơn một triệu người Hoa ở Việt Nam đã trở thành mối lo ‘con ngựa thành Troy’ cho một cuộc chiến tranh khi ấy được tin là không tránh khỏi. Ba ‘phương án’ đưa người Hoa ra khỏi Việt Nam đã được triển khai. Bắc Kinh tố cáo Việt Nam gây ra vụ ‘nạn Kiều’. Việt Nam tố cáo Bắc Kinh ‘kích động’. Ở giữa ‘hai làn đạn’, cộng đồng người Hoa ở Việt Nam đã phải trải qua cơn biến động không kể hết đau thương“.
Không có bằng chứng nào cho thấy “hơn một triệu người Hoa” ở VN là “con ngựa thành Troy”. Nhưng các việc như buộc người Hoa hồi tịch, việc chiếm đoạt tài sản nhà cửa của người Hoa, việc cưỡng bức người Hoa “hồi hương” bằng phương cách “ra đi có trật tự”… là có thật.
Con số “hơn một triệu người Hoa” cũng cần xét lại. Những người có tổ tiên là người Hoa nhưng họ sinh ra và lớn lên ở VN, không biết tiếng Hoa. Số người này chiếm khoảng 80% dân “gốc Hoa”. Ta đâu thể đơn thuần liệt họ vào thành phần “người Hoa” rồi buộc họ bỏ quốc tịch, đuổi họ ra khỏi VN bằng “phương tiện do ta đặt ra”?
CSVN có tới 3 phương án đưa người Hoa ra khỏi VN. Phương án nào người Hoa cũng “ra đi mình không”.
Một trong các phương án là “ra đi có trật tự”. Người đi phải nộp từ 7 đến 15 lượng vàng cho công an VN.
Điều cốt lõi cần nói ở đây là phải trả lại sự thật cho lịch sử.
Không biết số nạn nhân chết trong bụng cá, chết vì hải tặc, chết vì sóng gió, vì chết khát, vì đói… là bao nhiêu người. Con số dự đoán có cả triệu người. Những người này là nạn nhân trực tiếp của CSVN, qua các “phương án” của Trung ương.
Trong bài viết của Huy Đức, BBC đăng lại ngày 13-2-2009, có đoạn viết:
“Cho dù có bao nhiêu người Hoa đã phải ra đi trong năm 1978 thì “nạn kiều” vẫn là một “lá bài” mà Trung Quốc cũng chủ động “chơi” chứ không hẳn là nguyên nhân khiến cho Đặng Tiểu Bình đưa quân sang Việt Nam xâm lược“.
Nhiều tài liệu nước ngoài cũng viết đại khái như vậy. Vụ “nạn kiều” không hề là lý do để Đặng Tiểu Bình dạy cho VN “một bài học”. Có thể nó là “giọt nước làm tràn ly”.
Vì vậy theo tôi, cái gì cũng có nguyên nhân của cái đó. Nếu TQ là Nga, bây giờ và Đặng Tiểu Bình là Putin. Chắc chắn VN tan tành không còn manh giáp.
Ba phương án của đảng CSVN đối với người Hoa là “tội ác diệt chủng”.
Tội ác là tội ác. Bất kể tội ác đã gây cho ai.
Vị tướng quân đội này là một người cuồng Nga, cuồng Putin. Tôi tôn trọng những ý kiến khác biệt nhưng trong cuộc chiến này có mấy điểm cần nói:
Lý do của cuộc chiến là hoàn toàn vớ vẩn. Không thể bịa ra việc dân Nga ở Ukraine bị đàn áp mà khởi động một cuộc chiến tranh.
Không thể nói Ukraine sẽ ra nhập Nato, đưa biên giới của Nato sát nước Nga, xây dựng cơ sở của Ukraine để kiềm chế Nga là lý do chiến tranh. Tóm lại là không thể dựa vào một việc đoán đối phương sẽ làm gì để làm lý do cho một cuộc chiến.
Tôi hiểu Putin là kẻ rất có bản lĩnh, có mưu lược chính trị sâu sắc, nhờ sự quyết đoán mà Putin đã vực dậy được kinh tế của Nga, đưa vị thế của Liên bang Nga mạnh trở lại.
Nhưng trước khi ủng hộ Nga, ủng hộ Putin, thì hãy nhớ đến thân phận nước nhỏ của Việt Nam. Cứ viện những lý do vớ vẩn để gây ra cuộc chiến thì thế giới này loạn. Việt Nam có thể bị tấn công bất cứ lúc nào với các lý do: đã từng là thuộc quốc của TQ cả một nghìn năm, anh em cùng ý thức hệ, đã từng giúp VN trong cuộc chiến mấy chục năm… (vụ Hoa Kiều là một ví dụ) rồi TQ cũng hoàn toàn có thể gây ra cuộc chiến với Đài Loan. Đấy là cùng một dân tộc tách ra đấy. Lý do còn ngon hơn lý do Nga đánh Ukraine nhiều.
Tóm lại, Putin đã khởi động một cuộc chiến phi nghĩa. Đừng mong Nga mạnh lên, Nga bắt tay với một chính thể độc tài khác của Tập, cả hai sẽ cùng nhau thay đổi cục diện chính trị của thế giới và ai biết được điều gì sẽ xảy ra.
Theo tôi, nhân loại văn minh là một nhân loại chống lại bất cứ một cuộc chiến phi nghĩa nào. Tinh thần độc lập, tự do, dân chủ, dân tộc tự quyết là xu hướng chung của nhân loại. Nhưng điều tôi và bạn ước ao và mong muốn là một chuyện, còn thực tế sẽ xảy ra thế nào là một việc khác.
Đúng như một bạn nhận xét, ta là kẻ yếu và có nói gì cũng bằng không. Nhưng thà là kẻ yếu mà nói điều đúng đắn còn hơn là bưng bô, làm nô lệ cho kẻ mạnh.
Không ít những kẻ vào trang nói tôi không biết gì về chính trị thì đừng bình luận. Tin tôi đi, nhiều kẻ biết nhiều, học nhiều, bằng cấp nhiều nhưng không phân biệt đâu là phải, là trái, đâu là chính nghĩa, phi nghĩa. Những điều chúng học được chỉ là một đống rác khổng lồ trong não cộng với một tâm thức nô lệ mà thôi.
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY, NGA ĐANG LÀ MỘT ĐẾ QUỐC THẤT BẠI
NGUYỄN THỌ /TD 25-2-2022
Đế quốc nào bành trướng thì cũng sẽ lụn bại. Nga từng là một đế quốc lớn và từ năm 1991 đến nay đang là một đế quốc thất bại.
Nó thất bại không phải vì thiếu tiền, thiếu vũ khí, thiếu máu người, mà vì thiếu văn minh. Dân tộc Nga vĩ đại có một nền văn hóa rực rỡ. Nhưng điều đó không tránh được việc họ đã để những tên độc tài khát máu thống trị mình.
Nền độc tài của Stalin đã đưa nước Nga và Liên Xô thành một siêu cường.
Nhưng kho hạt nhân lớn nhất thế giới, nền công nghiệp vũ trụ hàng đầu cũng như trữ lượng dầu khí tưởng như vô hạn đã không giữ được đế quốc Liên Xô khỏi bị sụp đổ. Nó sụp đổ vì thiếu vắng những giá trị của thời đại. Đó là dân chủ, tự do, nhân đạo.
Những kẻ độc tài kiểu Putin hay Tập Cận Bình chỉ nghĩ đến được những việc như thay đổi hiến pháp để cầm quyền suốt đời. Họ chỉ thích tập hợp quanh mình những kẻ khiếp nhược mà ta thấy trong cuộc họp hội đồng an ninh quốc gia của Putin. Vì vậy mà khi kẻ độc tài lên cơn điên thì không có ai cản được, khi vua cởi truồng mà tất cả vẫn phải nhắm mắt khen đẹp.
Tổng thống Trump ở Mỹ có thể muốn làm nhiều việc động trời. Nhưng quanh ông ta là cả một thiết chế dân chủ, là quốc hội, là tòa án, là những con người có tư tưởng dân chủ nằm ở mọi nơi. Người đảng Cộng hòa, do ông ta đưa vào các vị trí quan trọng cũng vẫn hành động theo lương tâm và luật pháp. Đó chính là sự khác nhau về đẳng cấp văn minh.
Giờ đây Putin nuối tiếc vị thế của hoàng đế, khi có cảm giác là mình đã bình định được thiên hạ ở Nga và các nước Trung Á. Những cuộc chiến ông ta phát động ở Georgi (Gruzia) hay nay ở Ukraine là để thỏa mãn mộng bá vương của cá nhân ông ta chứ không liên quan gì đến lợi ích của 140 triệu người Nga. Mọi câu chuyện về lịch sử Ukraine mà ông ta kể ra hôm nọ chỉ để lừa bịp những kẻ nhẹ dạ.
Cho dù chúng có đúng đi nữa thì việc dùng bom đạn để sửa lại lịch sử cũng giống như giả sử người Đức đòi lại vùng Đông Phổ nằm ở Ba-Lan và kể cả thành phố Kaliningrad của Nga, hay giả sử người Hungary, người Tiệp đòi lại các lãnh thổ họ bị mất trong hai cuộc đại chiến. Người Việt còn nhớ đến các vùng đất Cham-pa, Chân-Lạp, Cao Lãnh, Trà Vinh từng là của ai?
Cái lý người Nga bị tàn sát ở Ukraine thì rõ là bốc mùi của vụ Nạn-Kiều-Hoa mà Đặng Tiểu Bình dựng ra năm 1978-1979 hay Hitler dựng ra vụ Sudeten ở Tiệp-Khắc 1938.
Tất nhiên Putin không tấn công sang ba nước Pribaltic bé tí tẹo, mặc dù cộng đồng Nga ở đó cũng không nhỏ. Ba nước này tuy nhỏ nhưng hơn Nga về đẳng cấp văn minh. Người ta vẫn nhớ đến cuộc nổi dậy bất bạo động của người dân ba nước Estonia, Latvia và Litva trong năm 1990 đã khiến cho hàng chục sư đoàn Liên Xô đóng ở các lãnh thổ đó phải im lăng và rút lui. Quân Nga dù chiếm đóng các nước này nhưng vẫn ngước nhìn lên (lính Nga ở CHDC Đức khi xưa cũng vậy). Người Nga vẫn kiêng nể hai nước nhỏ có biên giới với mình ở phương bắc là Phần Lan và Na-Uy.
(Người Phần Lan với trình độ phát triển hơn, không dựa vào chiến tranh lấy thịt đè người nên với 200.000 quân ít trang bị hơn, đã cầm chân 600.000 quân Liên Xô trong cuộc chiến Lappland 1939-1940).
Putin đánh vào Ukraine vì đó là mắt xích yếu nhất của cái gọi là “vòng vây dân chủ” thắt quanh nước Nga. Tại sao Ukraine, nước đông dân nhất, to nhất và có nền công nghiệp nặng, công nghiệp quốc phòng mạnh nhất trong các nước cộng hòa Xô Viết, chỉ sau Nga, lại là mắt xích yếu nhất?
Không thể đem quan hệ Nga – Ukraine so với quan hệ Trung – Việt. Khác hẳn với bang giao đầy thù hận Trung – Việt, hai dân tộc Nga – Ukraine có huyết thống với nhau, có văn hóa và ngôn ngữ rất cận kề. Trong lịch sử, hai dân tộc này đã từng thống nhất với nhau và gần đây nhất là hơn 70 năm Xã hội Chủ nghĩa. Hàng triệu gia đình Nga – Ukraine đã xóa nhòa nhiều mối hận thù lịch sử để lại. Do đó kích động hận thù giữa hai dân tộc này là một tội ác kinh khủng.
Không biết có phải vì mối quan hệ huyết thống này hay không mà khi Liên-Xô tan vỡ, Ukraine độc lập đã không đi con đường riêng mà tiếp tục dính vào nước Nga một cách dị thường, từ thể chế, từ nền kinh tế đến văn hóa.
Khác với các nước vùng Baltic, Tiệp, Slovakia hay Ba-Lan, người Ukraine đã ngủ quên trong 24 năm liền, từ 1990 đến 2014. Thời kỳ đầu của chế độ hậu Cộng sản, Nga cũng lúng túng trong vũng bùn của chính mình, đó là cơ hội mà Ukraine đã bỏ qua. Kiew vẫn duy trì một nhà nước phi dân chủ, bị đám tài phiệt lũng đoạn. Quân đội và công an vẫn làm việc theo kiểu Nga và chịu ảnh hưởng của Nga. Vì vậy nên khi Nga đưa quân vào lấy Crime và gây hấn ở hai tỉnh miền Đông (Donesk và Luhansk), Ukraine thua toàn tập. Quân đội có mà như không.
Sau cách mạng Maidan và vụ Crime, Ukraine thay đổi 180°, hướng về phương Tây và hoàn toàn cự tuyệt với Nga. Các trường học đã không dạy tiếng Nga, các viên chức liên quan đến Nga bị đào thải. Tất nhiên việc đó dẫn đến nỗi bất bình và lo sợ trong cộng đồng Nga, một lý do cho các phần tử ly khai phất cờ.
Giờ đây Ukraine đang rất nguy hiểm.
Mọi cải cách dân chủ từ năm 2014 đến nay đã làm cho những kẻ độc tài như Putin và Lukaschenko khó chịu. Những ông vua mới thay đổi hiến pháp này không thể chấp nhận việc một tỷ phú Poroscheko chúc mừng một tay hề như Zelensky lên làm tổng thống. Cái gai này phải nhổ để ngai vàng của họ không bị “Bọn khi quân” đe dọa.
Nhưng các bước tiến dân chủ đó không đủ để vực dậy một nền kinh tế tuy đầy công nghiệp nặng, nhưng lạc hậu vài chục năm, không làm lành mạnh được một xã hội đầy tham nhũng, vẫn bị thao túng bởi đám cá mập (Oligarch).
Điểm yếu nhất của Ukraine là quân đội bị Nga thao túng quá lâu, bị rút ruột thảm hại (Hạm đội của Ukraine hầu như mất hết về tay Nga). Lo ngại rằng quân Nga sẽ đè bẹp quân Ukraine trong những ngày đầu là có cơ sở.
Những ai phê phán phương Tây bỏ rơi Ukraine cũng nên hiểu rằng: Sự sống còn và nền độc lập của dân tộc nào cũng phải do dân tộc đó tự lo. Vũ khí phương Tây có đổ vào cho một quân đội không được chuẩn bị thì cũng vô nghĩa. Chẳng người Mỹ hay người Đức nào có thể chết thay để bảo vệ nền độc lập của Ukraine, dù có thương tiếc nó.
Việc Putin có chiếm được Kiew và thành lập chính phủ thân Nga hay không, phụ thuộc vào sức đề kháng của quân Ukraine. Đó là trước mắt, nhưng về lâu về dài Putin sẽ sa vào một cuộc chiến dai dẳng, vì Ukraine khác Afghanistan một trời một vực. Đế quốc đang lụn bại sẽ càng lụn bại thêm.
Vấn đề của Ukraine hiện tại là đã bỏ lỡ mất mấy chục năm, không hiện đại hóa, đưa đất nước mình lên một thang bậc văn minh hơn. Chưa kể đến sức sống và khả năng đề kháng cao của xã hội dân chủ, mà ngay cả người Nga ở các nước Baltic hay ở Bắc Âu cũng mừng vì được sống trong xã hội đó hơn là để ông Putin vào làm phiền.
Có lẽ đây là điểm mà người Việt nên học từ câu chuyện Nga với các láng giềng.
TẠI SAO KHÔNG NÊN CUỒNG BẤT CỨ AI, BẤT CỨ THỨ GÌ !
ĐOÀN BẢO CHÂU/TD 25-2-2022
Đại tá Lê Thế Mẫu. Nguồn: Báo QĐND
Bài của vị thiếu tướng quân đội Hoàng Kiền đã được xoá, xin nói thêm là chính vị này cùng với một vị tướng khác đã có những lời cáo buộc thiếu cơ sở tới thiếu tướng Lê Mã Lương cùng nhà xuất bản cuốn Gạc Ma Vòng Tròn Bất Tử. Tôi không rõ việc kiện cáo của họ tới đâu rồi.
Còn đây là bài viết của một vị đại tá quân đội Lê Thế Mẫu, một người vì quá thần tượng Putin mà có những luận điểm rất kì quặc.
Putin gán cho chính quyền Ukraine là phát xít mới là rất mơ hồ. Với Pu thì Nga là Liên Xô, Liên Xô đánh phát xít Đức thì giờ ai chống lại Nga thì đều là phát xít mới. Vụ việc đốt cháy văn phòng công đoàn ở Odessa mà đại tá Mẫu nêu ra, xảy ra vào năm 2014. Ngay lúc ấy thì cái thuật ngữ phát xít mới chưa được Putin dùng nhưng gần đây có lẽ Pu thiếu cớ nên hay dùng hơn.
Theo tôi cái việc chụp mũ cho chính quyền Ukraine là phát xít mới là không có cơ sở. Trong thế chiến thứ Hai, chính Ukraine đã đóng góp rất lớn trong chiến tranh chống lại phát xít Đức.
Lịch sử thì có vô vàn sự kiện, nhưng đại tá Mẫu cố dùng một sự kiện nào đấy xa xôi để có lợi cho luận điểm của mình.
Vậy là đại tá hoàn toàn tin vào lời biện minh của Putin là gửi quân sang để “giải phóng” dân Ukraine từ một chính quyền phát xít mới, một chính quyền có âm mưu cùng Mỹ tấn công Nga theo tinh thần phát xít. Từ luận điểm này, đại tá kết luận, có sự tương đồng giữa việc Nga đánh Ukraine và Việt Nam đánh Polpot. Khổ thân, vị tổng thống Ukraine, một cựu diễn viên hề giờ lại sắp bị coi là Polpot. Ôi! Mục đích của Pu mới cao cả làm sao! Kkk!
Wow! Cứ theo cái lối tư duy này thì thật vô cùng nguy hiểm. Bất cứ một âm mưu chiến tranh nào cũng có lý do tốt đẹp để biện minh, rồi xương máu của dân lành sẽ chỉ được coi là sự hy sinh cần có cho một mục đích cao cả. Mấy lời thở dài, một phút im lặng là xoá sạch tội ác.
Tôi hiểu và thông cảm sự cuồng Nga, cuồng Putin của nhiều người, nhưng tôi thấy đây là một việc rất nguy hiểm. Nguy hiểm cũng như việc người Nga đang có Putin bây giờ. Cứ thử tưởng tượng một ngày nào đấy vị đại tá này có được chức vụ cao hơn thì sẽ ra sao? Do vậy, chúng ta hãy cẩn thận và đừng coi những ý kiến như thế này là vô hại.
Không nên cuồng mà nên tỉnh táo, tỉnh táo để tránh sai lầm chết người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét