ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Ukraina khuyến cáo máy bay tránh qua Biển Đen lúc Nga tập trận (VNN 14/2/2022)-Cựu đại sứ Mỹ nói gì về các nguyên thủ Việt Nam, tham nhũng và thách thức ‘địa lý’ (VNN 14/2/2022)-Anh kêu gọi công dân rời khỏi Ukraina (VNN 12/2/2022)-Dùng tiếng Ukraine chống Putin (BVN 11/2/2022)-Ngô Nhân Dụng-Mỹ không bỏ qua 'ngóc ngách' nào ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để 'chặn' Trung Quốc (TT 12-2-22)-'Ván cờ' dài hơi của ông Putin (VNN 11/2/2022)-Anh đề xuất tăng quân đến 'cửa ngõ' Nga (VNN 10/2/2022)-Khủng hoảng Ukraina - Phép thử đối ngoại lớn của ông Biden (VNN 9/2/2022)-Phương Tây hối hả ngoại giao, liệu khủng hoảng Ukraina có được hóa giải? (VNN 8/2/2022)-George Soros: Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với xã hội tự do (BVN 8/2/022)-Nga điều oanh tạc cơ tuần tra không phận Belarus (VNN 6/2/2022)-Nghe vè chúc Tết của nữ Tùy viên sứ quán Mỹ (VNN 5/2/2022)-Bàn cờ thế cuộc (TD 5/2/2022)-Tạ Duy Anh-Omicron và Thế vận hội mùa đông 2022 (KTSG 4/2/2022)-Mỹ cảnh báo các doanh nghiệp Trung Quốc giúp Nga (VNN 4/2/2022)-Chính sách Hoa Kỳ với Việt Nam qua tân Đại sứ Marc E. Knapper (TD 3/2/2022)-
- Trong nước: 'Lò' lại nóng ngay từ đầu năm (VNN 14/12/2022)-Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp các Đại sứ trình Quốc thư (GD 12/2/2022)-Không chỉ đơn thuần là nịnh bợ … (Việt Nam Thời Báo 12-2-22)- Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội: Thực sự vì con người (GD 11/2/2022)-Sách TBT-Việt Nam bắt giữ người từng được xem là 'anh hùng môi trường' (BVN 10/2/2022)-“Khẩn trương kết thúc thanh tra mua sắm thiết bị y tế, kit xét nghiệm” (GD 8/2/2022)-Tôi tin Ủy ban KTTƯ sẽ tiếp tục đấu tranh, xử lý sai phạm không có 'vùng cấm' (GD 5/2/2022)-92 năm thành lập Đảng: Những 'hạt giống đỏ' nảy mầm giữa tâm dịch (GD 3/2/2022)-Ra mắt Tủ sách Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng (ND 3-2-22)-
- Kinh tế: Mở lại đường bay quốc tế không hạn chế tần suất từ ngày 15/2 (GD 14/2/2022)-Màn tỏ tình ấn tượng với 99.999 bông hồng tại Hà Nội trong dịp Valentine 2022 (GD 14/2/2022)-Tồn đọng gia tăng, Lạng Sơn lại dừng tiếp nhận trái cây xuất sang Trung Quốc (KTSG 14/2/2022)-Cuộc đua rót vốn hàng tỉ đô la vào xe điện lệu có tạo nên xu hướng thị trường ? (KTSG 14/2/2022)-Đặc sản Việt liên tục phải giải cứu, sang Tây là 'siêu thực phẩm' 600 nghìn/kg (VNN 14/2/2022)-Thanh Long!-Thủ tướng đôn đốc triển khai quyết liệt Chương trình phục hồi kinh tế (GD 13/2/2022)-Việt Nam mở lại tất cả các đường bay quốc tế từ 15-2 tới (KTSG 13/2/2022)-Lượng tìm kiếm thông tin về hàng không Việt Nam tăng mạnh, nối toàn bộ đường bay từ cuối tháng 3 (KTSG 13/2/2022)-Thái Lan xoay xở giảm tác động của giá dầu lên đời sống người dân (KTSG 13/2/2022)-Hưng Thịnh Land trao thưởng 2 tỉ đồng cho đội tuyển bóng đá nữ (KTSG 13/2/2022)-
- Giáo dục: Ở nước ngoài, chủ tịch hội đồng trường phổ thông công chỉ nhận lương tượng trưng (GD 14/2/2022)-Đấu trường Toán học VioEdu tràn vào trường, phòng giáo dục liệu có vô can? (GD 14/2/2022)-Cách giành điểm GPA 4,0/4.0 bậc thạc sĩ, tiến sĩ tại Mỹ của Tiến sĩ Chi Nguyễn (GD 14/2/2022)-Bộ nên giao quyền cho hiệu trưởng ký quyết định thăng hạng, xuống hạng giáo viên (GD 14/2/2022)-Định mức giáo viên tính trên sĩ số sẽ giải quyết nhiều bất cập (GD 14/2/2022)-Thầy trò các tỉnh phía Nam háo hức mong ngày trở lại trường học (GD 14/2/2022)-Tuyển sinh đại học vẫn còn nhiều bất ổn và thiếu định hướng * (GD 14/2/2022)-Con đường bị bão "đánh bay" đã 2 năm, học sinh, người dân mong ngóng đường mới (GD 14/2/2022)-Nhiều trường Đại học thông báo lịch học, yêu cầu với sinh viên học tập trung (GD 13/2/2022)-
- Phản biện: Quốc hội nhận thức chưa chuẩn về Pháp luật? (BVN 14/2/2022)-Ngô Huy Cương-‘Sâu mọt’ tại cơ quan hàng đầu về quản lý giáo dục Việt Nam (BVN 14/2/2022)-Thanh Trúc-Về hiện tượng ‘nịnh ông Trọng’ (TD 13/2/2022)-Trân Văn-Vụ Nghi Sơn và những ‘quý ông’ từ… đâu đó rơi xuống! (Phần 2) (Phần 1) (TD 12/2/2022)-Trân Văn-Phải mất 30 năm, Bộ Công an mới “sờ gáy” được Bộ Y tế... (TD 11/2/2022)-Mai Bá Kiếm-Bàn về khái niệm “Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa“ (TD 11/2/2022)-Đỗ Kim Thêm-Những thách thức năm Nhâm Dần (BVN 11/2/2022)-Nguyễn Quang Dy-Mạn đàm đầu năm: Nhà khoa học, tự do và lòng trung thành chính trị (BVN 10/2/2022)-Huỳnh Công Đương-Không mua được bằng tiền thì có thể mua được bằng… rất nhiều tiền (TD 10/2/2022)-Phạm Quang Tuấn-Văn hóa tâm linh và phòng, chống mê tín, dị đoan (QĐND 10-2-22)-Con trai cố TBT Lê Duẩn: “Chúng ta cùng hỏi nhân dân!” (TD 9/2/2022)-Trần Việt Trung /RFA- Nên đề ra thời gian hậu bổ nhiệm đánh giá cán bộ, để xóa tư tưởng "yên vị" (GD 9/2/2022)-Đề xuất thành lập ‘Quỹ khoa học thúc đẩy phát triển sản xuất và xuất khẩu nông sản’ (BVN 9/2/2022)-Nguyễn Ngọc Chu-Cái sai lầm của nhiều hội lớp, hội trường (TD 8/2/2022)-Ngô Huy Cương-17 tháng 2 và lư hương, thế nào là chính trị? (TD 6/2/2022)-Một người bạn đã đi xa (TD 5/2/2022)-Nguyễn Thùy Dương-Thể chế và nguồn lực con người (NĐT 5-2-22)-Đoàn Khắc Xuyên-Tuyên truyền và hệ thống tự hoại! (TD 4/2/2022)-Trân Văn-Chẳng có chi lo âu, sợ hãi! (TD 4/2/2022)-Lê Huyền Ái Mỹ-Dấu hỏi lớn 'tuần lễ 100 tỷ' của ông Vượng có phải sự phí phạm? Chuyên gia lên tiếng! (SOHA 3-2-22)-Từ Bính Dần 1986 đến Nhâm Dần 2022: Chặng đường thành công của đổi mới (TVN 1/2/2022)-Nguyễn Thị Thu-Hành trình kiên tâm (Leader 2-2-22)- về bà Phạm Chi Lan-Năm điều tạm rút ra từ vụ “giải cứu công dân” khét tiếng (TD 1/2/2022)-Đinh Hoàng Thắng/VOA-Một mảng xã hội dân sự Việt Nam vẫn lên tiếng (TD 30/1/2022)-Tội ác khó tha thứ (TD 30/1/2022)-Đỗ Duy Ngọc-Nhiệm kỳ khả thi của ông Trọng (TD 30/1/2022)-Tâm Chánh-Nên bỏ tục đốt vàng mã (TD 29/1/2022)-Phạm Xuân Cần-Tại sao người Việt khó hòa giải (viet-studies 29/1/2022)-Nguyễn Quang Dy-Khi các nữ Đại sứ hòa mình vào ‘ngoại giao số’ (VNN 28-1-22)-Thái An-
- Thư giãn: Lươn trong suốt như thủy tinh, báu vật 'vàng trắng' buôn lậu toàn cầu (VNN 13/2/2022)-Tướng Hiệu nói về bài viết 'Vũ khí của vua Quang Trung...' trên VietNamNet (TVN 8/2/2022)-Diệu Thúy-
Một trong những trăn trở của không ít cán bộ, đảng viên hiện nay là tham gia đời sống tâm linh như thế nào cho phù hợp, để không vi phạm Điều 19 của Quy định số 37-QĐ/TW “về những điều đảng viên không được làm”: “Mê tín, hoạt động mê tín, ủng hộ hoặc tham gia các tôn giáo bất hợp pháp hoặc lợi dụng các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi”.
Ranh giới giữa hoạt động tâm linh với hoạt động mê tín, dị đoan thường rất mỏng manh. Định hình được ranh giới ấy, cán bộ, đảng viên sẽ thấy thoải mái, tự tin hơn trong tham gia các hoạt động tâm linh...
Mỗi dịp Tết đến, những ai là con dân nước Việt đều cảm nhận rõ ràng không khí linh thiêng của ngày Tết. Thời khắc giao thừa, thắp nén hương thơm dâng lên bàn thờ tiên tổ, ai cũng cầu mong tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu mạnh khỏe, may mắn, hạnh phúc. Những người cựu chiến binh dẫn theo con cháu đến nghĩa trang liệt sĩ, nhớ về những đồng đội từng hy sinh cho mình được sống, cảm thấy như đồng đội vẫn đang ở đâu đó trên những tầng mây cao vời vợi dõi theo mình, dẫn dắt mình tránh những tai ương, vận hạn.
Đến vãn cảnh khu tưởng niệm các danh nhân, anh hùng dân tộc, đền, miếu, chùa chiền, có ai không xúc động khi dâng hương tưởng nhớ các bậc tiền nhân có nhiều công lao với quê hương, đất nước, khấn cầu các vị thánh thần phù hộ cho quốc thái, dân an, gia đình và bản thân mình an khang, gặp nhiều phúc lộc... Rõ ràng, những hoạt động tâm linh kể trên là rất phổ biến trong đời sống hiện nay, mang lại những giá trị tinh thần cao cả, có tác dụng hướng con người đến chân-thiện-mỹ mãnh liệt.
Tuy nhiên, cũng có không ít những hoạt động tâm linh của cán bộ, đảng viên, thậm chí có cả những cán bộ (hoặc vợ con của cán bộ) giữ những vị trí lãnh đạo, quản lý rất quan trọng gây phản cảm trong nhân dân. Đó là những lễ dâng sao, giải hạn rình rang với chi phí hàng trăm triệu đồng, những buổi “gọi hồn, thỉnh vong”, hầu đồng, yểm bùa, cầu cúng, hóa vàng mã... hoành tráng với những niềm tin mù quáng vào số mệnh, thần thánh, ma quỷ.
![]() |
Ảnh minh họa / qdnd.vn |
Trước đây, đã có thời kỳ chúng ta cho rằng, người đảng viên với thế giới quan của Chủ nghĩa Mác-Lênin thì không được phép tham gia hoạt động tâm linh. Nhiều người còn cho rằng, tâm linh là “mảng tối”, là mặt tiêu cực trong ý thức con người, nơi chưa được chân lý khoa học soi sáng; cùng với sự phát triển vũ bão của khoa học-công nghệ (KHCN) thì đời sống tâm linh sẽ ngày càng bị thu hẹp.
Nhưng thực tế hơn 35 năm đổi mới vừa qua cho thấy, đất nước ta càng phát triển, dân trí càng lên cao, KHCN đã và đang có những bước phát triển rất nhanh thì đời sống tâm linh của nhân dân nói chung, của cán bộ, đảng viên nói riêng càng phong phú, đa dạng.
Vậy, đứng vững trên nền tảng tư tưởng của Đảng, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề cán bộ, đảng viên tham gia hoạt động tâm linh như thế nào? Có thể thấy, dù KHCN có phát triển đến mấy thì những nỗi đau do thiên tai, nhân tai, dịch bệnh, tai nạn giao thông... vẫn xảy ra.
Thậm chí, sẽ có những người ngẫu nhiên gặp phải rất nhiều tai ương, thiếu may mắn, “họa vô đơn chí”... Với mỗi người, khi gặp phải những nỗi đau quá sức chịu đựng như vậy thì sự giúp đỡ, động viên của cơ quan, đơn vị, hàng xóm, người thân là không đủ, họ cần có niềm tin vào một phép màu, một sự cứu rỗi trong tâm hồn để vượt qua. Rõ ràng, hoạt động tâm linh mang bản tính lịch sử tự nhiên, có tác dụng xoa dịu, bù đắp những mất mát, khổ đau; một loại “thuốc” tinh thần đặc biệt đối với con người.
Do đó, hoạt động tâm linh là một nhu cầu văn hóa tinh thần đặc biệt của con người, trong đó có cán bộ, đảng viên. Hơn nữa, đời sống tâm linh còn là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt Nam, được hun đúc qua mấy nghìn năm lịch sử, trở thành văn hóa tâm linh, “sợi dây neo” giữ hồn cốt dân tộc. Người cộng sản mang trong mình chủ nghĩa yêu nước, không thể thiếu “sợi dây neo” đó trong phẩm chất, tâm hồn mình. Lênin từng chỉ rõ: “Người ta chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra”.
Với tinh thần đó, người đảng viên cộng sản Việt Nam không chỉ tìm hiểu về đời sống tâm linh của dân tộc mình, mà phải thực sự tham gia một cách tích cực vào hoạt động đó, để lọc bỏ những yếu tố mê tín, dị đoan, kế thừa và phát triển văn hóa tâm linh trở thành giá trị cốt lõi của nền văn hóa mới, nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Các Mác từng nói rằng: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”; đó là một câu nói rất có giá trị khoa học. Thuốc phiện, nếu được sử dụng hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ, luôn là một liều thuốc quý; nhưng nếu sử dụng thái quá, lại trở thành độc dược đối với con người.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khóa IX của Đảng ta khẳng định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. Điều 3, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (năm 2016) quy định: “1. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân”.
Như vậy, từ đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ta đều công nhận và bảo đảm hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, cũng là thừa nhận và tạo điều kiện cho văn hóa tâm linh hoạt động và phát triển. Về phương diện nhận thức và hành động, cán bộ, đảng viên khi tham gia đời sống tâm linh phải xem đó là hoạt động bày tỏ tình cảm thiêng liêng, niềm tin linh thiêng, là sự biết ơn của người đang sống đối với những người thân đã mất, đối với danh nhân, anh hùng liệt sĩ được nhân dân suy tôn làm thánh, làm thần, làm thành hoàng...; là sự thấu cảm về giá trị văn hóa và đạo đức của các biểu tượng tôn giáo.
Đó là những điều tốt đẹp, cao cả mà ai cũng khát khao, trông đợi, hướng về. Đi ngược lại mục đích tốt đẹp đó, hoạt động tâm linh, buôn thần, bán thánh... để cầu “vinh thân, phì gia”, cầu chạy tội, cầu che mắt các cơ quan công quyền khi làm những việc trái pháp luật, trái đạo lý... là những hành vi đáng phê phán, cần đấu tranh, loại bỏ.
Trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, lối sống thực dụng, coi trọng vật chất, chạy theo đồng tiền là một nguy cơ lớn. Để ngăn ngừa cái xấu, cái ác, ngăn ngừa lối sống thực dụng, Đảng, Nhà nước ta cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, tác dụng giáo dục lẽ sống hướng thiện của hoạt động văn hóa tâm linh là không thể phủ nhận.
Đó cũng là con đường giáo dục chân-thiện-mỹ, giáo dục truyền thống dân tộc rất hiệu quả. Niềm tin vào sự tích “con Rồng, cháu Tiên”, niềm tin vào hồn thiêng sông núi, niềm tin vào linh khí tổ tiên... khi hòa quyện vào niềm tin cộng sản sẽ tạo thành sức mạnh tinh thần to lớn trong mỗi cán bộ, đảng viên để thực hiện khát vọng hùng cường, thịnh vượng, đưa nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045 như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
HỒNG CHUYÊN
NÊN BỎ TỤC ĐỐT VÀNG MÃ
PHẠM XUÂN CẦN/ TD 29-1-2022
Hôm 23 tháng chạp vừa rồi xem VTV1 có chương trình nói về nguy cơ hỏa hoạn do tục đốt vàng mã gây ra. Trong đó VTV khẳng định đốt vàng mã là “không thể thiếu” và chỉ khuyến cáo người dân cẩn thận. Cuối chương trình một sĩ quan cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) hướng dẫn cách đốt vàng mã sao cho không gây hậu quả.
Theo mình, thì không hẳn như vậy.
Lần xem trong sách vở thì đốt vàng mã có nguồn gốc từ xa xưa ở Trung Quốc, sau đó lan đến các nước, nhất là các nước Đông Á.
Nhưng, ở Việt Nam, sách “Việt Nam phong tục” của cụ Phan Kế Bính, chỉ nói đến tục thắp hương, không thấy viết gì về đốt vàng mã. Tuy nhiên, trên thực tế đốt vàng mã cũng đã thành một tục, khá phổ biến từ xưa đến nay và đang có xu hướng phát triển.
Vụ đốt vàng mã được cho là lớn nhất Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 là trong đám tang của Vua Khải Định, băng hà vào ngày 25 tháng 11, năm 1925. Triều đình Huế đã làm nguyên cả ngôi điện Kiến Trung bằng giấy thật lớn và nhiều loại đồ dùng của vua như ngự liễn, long xa, tàn kiệu, v.v… để đốt theo vua.
Thế nhưng, cũng dưới triều Nguyễn, năm 1933 vua Bảo Đại đã có chỉ dụ về việc cúng tế, trong đó cũng nói là không đốt vàng mã.
Hiện nay, mặc dù đã có không biết bao nhiêu văn bản về việc cấm hoặc hạn chế đốt vàng mã, rải tiền vàng trong đám tang, thế nhưng xem ra tình trạng đốt, rải tiền vàng chưa bao giờ “phát triển rực rỡ” như ngày nay.
Gần đây dư luận cũng đã lên tiếng nhiều về việc đốt vàng mã. Giáo hội Phật Giáo Việt Nam cũng đã khuyến cáo không đốt vàng mã. Ở thành phố Vinh, tôi biết chính xác có hai cụ trước khi qua đời đã yêu cầu con cháu không rải tiền vàng, mà rải tiền thật. Các cụ lý giải rằng: Rải tiền vàng vừa lãng phí, vừa ô nhiễm môi trường, còn rải tiền thật, thì những người nghèo sẽ nhặt những đồng tiền lẻ đó, ít ra là còn có ích.
Xem ra vàng mã cũng thật khó bỏ. Ngay gia đình mình, mặc dù đã rất cố gắng, nhưng cũng chỉ hạn chế, chứ chưa thể bỏ được việc đốt vàng mã, khi tất cả các thành viên khác trong nhà đang coi đó là một phong tục.
Dù khó, nhưng nên, cần và phải bỏ tục đốt vàng mã! Trước hết là trên truyền thông cần tỏ thái độ dứt khoát nói Không với vàng mã!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét