ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Mỹ nhận định Nga sắp tiến đánh Ukraina, Moscow gay gắt phản bác (VNN 18/2/2022)-Đài Loan đề xuất luật mới ngăn Trung Quốc đánh cắp công nghệ chip (BVN 18/2/2022)-Ba viễn cảnh của khủng hoảng Ukraina (VNN 17/2/2022)-NATO cáo buộc Nga tiếp tục dồn quân sát Ukraina (VNN 17/2/2022)-Tổng thống Biden kêu gọi ông Putin 'xuống thang', loạt trang web quân đội Ukraina bị tấn công (VNN 16/2/2022)-Cuộc khủng hoảng Ukraina sẽ được định đoạt vào tuần tới? (VNN 15/2/2022)-Ukraina khuyến cáo máy bay tránh qua Biển Đen lúc Nga tập trận (VNN 14/2/2022)-Bài viết chống Tập Cận Bình dài hơn 40.000 chữ thu hút sự chú ý (BVN 14/2/2022)-Trí Đạt-Úc phá vỡ mạng lưới gián điệp Trung Cộng định chi phối bầu cử 2022 (BVN 14/2/2022)-Nguyễn Quang Duy-Cựu đại sứ Mỹ nói gì về các nguyên thủ Việt Nam, tham nhũng và thách thức ‘địa lý’ (VNN 14/2/2022)-Anh kêu gọi công dân rời khỏi Ukraina (VNN 12/2/2022)-Dùng tiếng Ukraine chống Putin (BVN 11/2/2022)-Ngô Nhân Dụng-Mỹ không bỏ qua 'ngóc ngách' nào ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để 'chặn' Trung Quốc (TT 12-2-22)-'Ván cờ' dài hơi của ông Putin (VNN 11/2/2022)-Anh đề xuất tăng quân đến 'cửa ngõ' Nga (VNN 10/2/2022)-Khủng hoảng Ukraina - Phép thử đối ngoại lớn của ông Biden (VNN 9/2/2022)-Phương Tây hối hả ngoại giao, liệu khủng hoảng Ukraina có được hóa giải? (VNN 8/2/2022)-George Soros: Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với xã hội tự do (BVN 8/2/022)-Nga điều oanh tạc cơ tuần tra không phận Belarus (VNN 6/2/2022)-Nghe vè chúc Tết của nữ Tùy viên sứ quán Mỹ (VNN 5/2/2022)-Bàn cờ thế cuộc (TD 5/2/2022)-Tạ Duy Anh-
- Trong nước: Hồi ức tháng 2/1979 của những chiến sỹ bảo vệ biên giới Cao Bằng (GD 17/2/2022)-Chiến tranh biên giới: Nhìn lại để trân quý nền hòa bình hiện tại (TVN 17/2/2022)-Từ cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc 17/2/1979, nhìn về tương lai (BVN 17/2/2022)-Lê Thân-Hôm nay, khai mạc Phiên họp thứ 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (GD 15/2/2022)-Màn ‘thoát xác’ ngoạn mục của chủ dự án vừa khiến loạt cán bộ Bình Thuận bị bắt (VNN 15/2/2022)-'Lò' lại nóng ngay từ đầu năm (VNN 14/12/2022)-Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp các Đại sứ trình Quốc thư (GD 12/2/2022)-Không chỉ đơn thuần là nịnh bợ … (Việt Nam Thời Báo 12-2-22)- Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội: Thực sự vì con người (GD 11/2/2022)-Sách TBT-Việt Nam bắt giữ người từng được xem là 'anh hùng môi trường' (BVN 10/2/2022)-“Khẩn trương kết thúc thanh tra mua sắm thiết bị y tế, kit xét nghiệm” (GD 8/2/2022)-Tôi tin Ủy ban KTTƯ sẽ tiếp tục đấu tranh, xử lý sai phạm không có 'vùng cấm' (GD 5/2/2022)-92 năm thành lập Đảng: Những 'hạt giống đỏ' nảy mầm giữa tâm dịch (GD 3/2/2022)-Ra mắt Tủ sách Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng (ND 3-2-22)-
- Kinh tế: Đề nghị cho phép khôi phục chính sách thị thực trước khi có đại dịch (GD 18/2/2022)-Quảng Ngãi cần phát huy tinh thần tự lực, tự cường, vươn lên phát triển mạnh mẽ (GD 18/2/2022)-Úc muốn đưa quả đào vào thị trường Việt Nam trong tháng 3 tới (KTSG 18/2/2022)-Giá xăng dầu tăng, doanh nghiệp du lịch đứng ngồi không yên (KTSG 18/2/2022)-Công ty con của Amazon đầu tư hạ tầng cho dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam (KTSG 18/2/2022)-Ca nhiễm tăng gấp 60 lần, Hồng Kông quay cuồng chống chọi Omicron (KTSG 18/2/2022)-Startup phát triển pin trữ nhiệt từ năng lượng tái tạo để phục vụ ngành công nghiệp nặng (KTSG 18/2/2022)-Tắc nghẽn chuỗi cung ứng thôi thúc doanh nghiệp Mỹ chuyển hoạt động sản xuất về nước (KTSG 18/2/2022)-
- Giáo dục: Thêm 1 chức danh quản lý - chủ tịch hội đồng trường là thừa! (GD 18/2/2022)-Lịch học tập trung của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, HV Tài chính (GD 18/2/2022)-Đừng áp đặt quy định một cách máy móc về cách xưng hô của thầy cô với học sinh (GD 18/2/2022)-Nhà giáo phàn nàn Bộ Giáo dục nhiều lần triển khai văn bản chậm chạp (GD 18/2/2022)-Đừng nghĩ học sinh thì biết gì mà vào hội đồng trường! (GD 18/2/2022)-Gia Lai: phụ huynh phản ánh khuất tất thi tuyển bác sĩ, Sở Y tế nói không có (GD 18/2/2022)-Cơ sở mầm non tư thục khó khăn trăm bề khi được hoạt động trở lại (GD 18/2/2022)-Còn nhiều bất cập, chồng chéo giữa Luật Giáo dục Đại học và các văn bản khác (GD 18/2/2022)-Giáo viên quay cuồng dạy học 'nửa nọ, nửa kia', phụ huynh hoài nghi về hiệu quả (VNN 18/2/2022)-Xác minh tố cáo với hàng loạt ứng viên GS, PGS ngành kinh tế (VNN 17/2/2022)-
- Phản biện: Mấy cảm nhận từ những cuộc đình công đầu năm 2022 (BVN 18/2/2022)-Mạc Văn Trang-43 năm cuộc chiến đấu chống giặc Trung Quốc: bài học nào cho Hà Nội hôm nay? (BVN 17/2/2022)-Nguyễn Nam-Phá rừng đặc dụng để làm đường Trường Sơn Đông (BVN 17/2/2022)-Nguyễn Cảnh- Lễ quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”, thử bàn về Đức tin – Tôn giáo – Nhân quả – Luân hồi (BVN 16/2/2022)-Trần Gia Ninh-Vụ Nghi Sơn: Tại sao lại phải... chịu trách nhiệm (BVN 15/2/2022)-Trân Văn-Tuyển nữ Việt Nam nhận mưa tiền thưởng, chính sách vẫn hụt hơi (TVN 15/2/2022)-Quốc Phong-Từ thi tuyển lãnh đạo, xem người xưa (TVN 14/2/2022)-Quốc Phong-Quốc hội nhận thức chưa chuẩn về Pháp luật? (BVN 14/2/2022)-Ngô Huy Cương-‘Sâu mọt’ tại cơ quan hàng đầu về quản lý giáo dục Việt Nam (BVN 14/2/2022)-Thanh Trúc-Về hiện tượng ‘nịnh ông Trọng’ (TD 13/2/2022)-Trân Văn-Vụ Nghi Sơn và những ‘quý ông’ từ… đâu đó rơi xuống! (Phần 2) (Phần 1) (TD 12/2/2022)-Trân Văn-Phải mất 30 năm, Bộ Công an mới “sờ gáy” được Bộ Y tế... (TD 11/2/2022)-Mai Bá Kiếm-Bàn về khái niệm “Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa“ (TD 11/2/2022)-Đỗ Kim Thêm-Mạn đàm đầu năm: Nhà khoa học, tự do và lòng trung thành chính trị (BVN 10/2/2022)-Huỳnh Công Đương-Không mua được bằng tiền thì có thể mua được bằng… rất nhiều tiền (TD 10/2/2022)-Phạm Quang Tuấn-Nên đề ra thời gian hậu bổ nhiệm đánh giá cán bộ, để xóa tư tưởng "yên vị" (GD 9/2/2022)-Đề xuất thành lập ‘Quỹ khoa học thúc đẩy phát triển sản xuất và xuất khẩu nông sản’ (BVN 9/2/2022)-Nguyễn Ngọc Chu-Cái sai lầm của nhiều hội lớp, hội trường (TD 8/2/2022)-Ngô Huy Cương-17 tháng 2 và lư hương, thế nào là chính trị? (TD 6/2/2022)-Thể chế và nguồn lực con người (NĐT 5-2-22)-Đoàn Khắc Xuyên-Tuyên truyền và hệ thống tự hoại! (TD 4/2/2022)-Trân Văn-Chẳng có chi lo âu, sợ hãi! (TD 4/2/2022)-Lê Huyền Ái Mỹ-Dấu hỏi lớn 'tuần lễ 100 tỷ' của ông Vượng có phải sự phí phạm? Chuyên gia lên tiếng! (SOHA 3-2-22)-
- Thư giãn: Mê mẩn lò gạch cũ giữa cánh đồng, giới trẻ ùn ùn kéo đến (VNN 16/32/2022)-Lươn trong suốt như thủy tinh, báu vật 'vàng trắng' buôn lậu toàn cầu (VNN 13/2/2022)-
Bài viết cung cấp cho độc giả cách nhìn nhận về nguyên nhân của cuộc chiến tranh từ tư liệu hồi ức của các cựu quân nhân Việt Nam.
Tuyên bố của Trung Quốc
Ông Đặng Tiểu Bình - lãnh đạo Trung Quốc đã có những phát biểu, tuyên bố trước về một cuộc chiến tranh đối với Việt Nam.
Trong chuyến đi thăm Mỹ vào cuối tháng 1, đầu tháng 2/1979, ông Đặng Tiểu Bình trao đổi với Tổng thống Jimmy Carter về một số chính sách của Trung Quốc, trong đó nhấn mạnh: “Trung Quốc vẫn phải dạy cho Việt Nam một bài học. Liên Xô có thể sử dụng Cuba, Việt Nam, và sau đó Afghanistan phát triển thành một nước ủy nhiệm. Trung Quốc đang tiếp cận vấn đề này từ một thế mạnh. Hành động sẽ rất hạn chế”.
![]() |
Ngày 17/2/1979, lính Trung Quốc tràn sang biên giới nước ta. Ảnh: Thường Thanh |
Khi trao đổi với báo chí Mỹ, ông Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh: “Vai trò của người Việt Nam sẽ còn tồi tệ hơn người Cuba”. Và rằng: “Chúng tôi gọi người Việt Nam là những người Cuba của Phương Đông. Nếu bạn không dạy họ những bài học cần thiết, thì điều đó sẽ chẳng xảy ra”.
Rời nước Mỹ, ông Đặng Tiểu Bình qua Nhật nhằm lôi kéo nước này vào “mặt trận” cô lập Việt Nam. Trong cuộc trao đổi với Thủ tướng Masayoshi Ohira, ông nhắc lại quan điểm của Trung Quốc: Việt Nam phải bị “trừng phạt” vì Campuchia và cam kết: “Duy trì phát triển lâu dài của hòa bình và ổn định quốc tế… [nhân dân Trung Quốc] sẽ quyết định hoàn thành các nhiệm vụ của chúng ta, và sẽ không vô ngại những điều cần thiết”.
Đó chính là những lời rào trước, đón sau hay nói cách khác là tuyên bố về việc sẽ tiến hành cuộc chiến tranh phi nghĩa mà lãnh đạo Trung Quốc quyết ý thực hiện đối với Việt Nam.
Ngày 17/2/1979, giới cầm quyền Trung Quốc huy động 60 vạn quân chủ lực tấn công quân sự đối với Việt Nam trên toàn tuyến phía Bắc từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Móng Cái (Quảng Ninh) với chiều dài hơn 1.400km.
Ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến, Trung Quốc đã đánh thọc sâu vào lãnh thổ Việt Nam (có những nơi quân đội Trung Quốc vào sâu từ 15 đến 20 km) ở nhiều tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, tiến hành các cuộc sát hại nhân dân, đốt phá và cướp bóc các thành phố, thị xã, làng mạc. Với hành động đó, Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, một quốc gia độc lập, có chủ quyền và được quốc tế công nhận.
Đáp lại hành động của Trung Quốc, Đảng lãnh đạo quân dân Việt Nam thực hiện quyền tự vệ chính đáng, tiến hành cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược ở vùng biên giới phía Bắc.
![]() |
Những người lính tuổi 18, 20 tham gia mặt trận Vị Xuyên. Ảnh tư liệu |
Trước tinh thần chiến đấu anh dũng, quả cảm của quân dân Việt Nam, ngày 5/3/1979, giới cầm quyền Trung Quốc tuyên bố bắt đầu rút quân. Thể hiện thiện chí hòa bình, khi Trung Quốc rút quân, Đảng và Nhà nước Việt Nam tuyên bố không truy kích.
Từ ngày 6/3/1979, phía Trung Quốc vừa rút quân, vừa đánh phá, gây thiệt hại về người và của đối với đồng bào các dân tộc ở một số vùng giáp biên giới.
Đến ngày 18/3, Trung Quốc mới rút hầu hết quân khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, một bộ phận quân chủ lực Trung Quốc “vẫn chiếm đóng trái phép một số nơi thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên, có nơi sâu trong nội địa Việt Nam từ 200-600m; thường xuyên gây xung đột vũ trang, làm cho tình hình trên tuyến biên giới tiếp tục căng thẳng kéo dài”.
Từ năm 1980, quân Trung Quốc tiếp tục sử dụng pháo, súng cối bắn phá trên toàn tuyến biên giới; đồng thời, tổ chức nhiều đợt tấn công lấn chiếm nhiều điểm trên khu vực biên giới thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Trung Quốc lựa chọn Hà Tuyên và lấy Vị Xuyên làm điểm tấn công lấn chiếm sau ngày 18/3/1979. “Từ một địa bàn được xác định là hướng thứ yếu, Vị Xuyên nhanh chóng trở thành một điểm nóng, một mặt trận điểm trong chính sách gặm nhấm, gây xung đột biên giới của nhà cầm quyền Bắc Kinh”.
Cuối năm 1988, giới cầm quyền Trung Quốc cho quân dừng hoạt động pháo kích sang đất Việt Nam. Đầu năm 1989, quân Trung Quốc rút khỏi các điểm lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam ở Bắc Vị Xuyên và dừng hoạt động lấn chiếm trên toàn bộ tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam.
Đến tháng 10/1989, Trung Quốc rút toàn bộ quân khỏi lãnh thổ Việt Nam. Đến đây, cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung mới thật sự chấm dứt.
Ý đồ gây chiến của Trung Quốc
Bên cạnh việc khai thác các tư liệu hồi ký và phỏng vấn về hồi ức của các cán bộ, cựu quân nhân Việt Nam đã được công bố trên các sách báo, chúng tôi còn trực tiếp phỏng vấn 3 người từng tham gia chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược trên tuyến biên giới phía Bắc trong những năm 1979-1989.
Một người là đại tá, nguyên Trung đoàn trưởng, tác chiến ở mặt trận Lạng Sơn năm 1979; một đại tá, nguyên chiến sĩ đồn công an vũ trang, tác chiến ở mặt trận Cao Bằng, từ năm 1979-1981; và một thượng sĩ, cựu binh trung đoàn, chiến đấu ở mặt trận Cao Bằng, từ năm 1986-1988.
Các cựu binh Việt Nam cho rằng có 5 nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự bùng nổ của cuộc chiến:
Thứ nhất, xuất phát từ tham vọng bá quyền, bành trướng, xâm lược Việt Nam của giới cầm quyền Trung Quốc. Đại tá N.C.N. - nguyên là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 540, Sư đoàn 338, Quân đoàn 14, tác chiến ở mặt trận Lạng Sơn năm 1979, nói: “Họ muốn thôn tính mình. Họ muốn mua chuộc mình không nổi, nên họ xâm lược mình. Họ bắt buộc mình theo họ".
Đại tá N.C.S. nguyên là chiến sĩ đồn công an vũ trang Bí Hà (nay là đồn biên phòng Thị Hoa, thuộc Hạ Lang), huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng, tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc ở mặt trận Cao Bằng cho rằng: “Trung Quốc có âm mưu đánh chiếm vào biên giới của ta. Xâm phạm chủ quyền biên giới. Mục đích của họ là đánh chiếm thị xã Cao Bằng. Theo Trung Quốc là 'chiến tranh tự vệ', nhưng họ đánh sâu vào lãnh thổ của ta như vậy thì rõ ràng là họ đã tiến hành một cuộc 'chiến tranh xâm lược'”.
Nguyên nhân thứ hai của cuộc chiến được các cựu binh Việt Nam lý giải là Trung Quốc muốn đỡ đòn cho tập đoàn Khmer Đỏ trên chiến trường Campuchia nên đã tấn công Việt Nam ở vùng biên giới phía Bắc.
Ông N.T.Đ. nguyên là chiến sĩ Trung đoàn 427, Sư đoàn 392, Quân khu 1, tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc ở mặt trận Cao Bằng nói: “Khi tôi tham gia trên chiến trường, mình vẫn nghe đài bên kia phát, là lũ 'tiểu bá' vô ơn, đánh các đồng chí Campuchia… Phải dạy cho Việt Nam một bài học… Từ 'tiểu bá' chính là ám chỉ Việt Nam đánh Campuchia. Về chính thức, Trung Quốc không nói đỡ đòn cho Campuchia. Còn thực tế là như vậy (Việt Nam buộc phải rút một bộ phận quân đội từ Campuchia về hỗ trợ)”.
Thứ ba, theo các cựu binh Việt Nam, Trung Quốc phát động chiến tranh là để tranh thủ sự ủng hộ của các nước đang chống phá Việt Nam lúc đó, qua đó tập trung nguồn lực phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch “4 hiện đại hóa” ở trong nước.
Thứ tư, việc gây ra cuộc chiến còn là hành động trả đũa của Trung Quốc đối với các động thái ngoại giao của Việt Nam với Liên Xô. Đại tá N.C.N. cũng cho rằng: “Họ đánh mình để làm mình hoang mang, để mình không quan hệ với Liên Xô nữa. Trung Quốc ý đồ thế”.
Và đây cũng là cách mà ông N.T.Đ. lý giải về nguyên nhân của cuộc chiến tranh. Ông nói: “Theo cá nhân tôi được biết, thế giới lúc bấy giờ, hệ thống chủ nghĩa xã hội có sự rạn nứt. Vị trí của Việt Nam rất quan trọng, nắm được Việt Nam sẽ ảnh hưởng lớn đến Đông Nam Á. Liên Xô có quân đội đóng tại cảng Cam Ranh của Việt Nam.
Do đó, Việt Nam trở thành một mắt xích cực kỳ quan trọng. Trung Quốc chưa thuyết phục Việt Nam bằng nhiều thứ và chưa thuyết phục được ai bằng kinh tế. Trung Quốc chỉ còn cách sử dụng quân sự.
Đặng Tiểu Bình nói “dạy cho Việt Nam một bài học” tức là đánh để Việt Nam biết ai là quan trọng. Đặng Tiểu Bình nói “Chổi ngắn không quét được nhện xa” là như thế.
Nguyên nhân thứ năm được các cựu binh Việt Nam nhắc đến là Trung Quốc muốn phá hoại tiềm lực của Việt Nam.
Có thể thấy rằng mục tiêu kìm hãm sự phát triển, muốn Việt Nam bất ổn cả về kinh tế, chính trị, quân sự và đối ngoại, hòng tách và cô lập Việt Nam ra khỏi các liên minh đối ngoại, hợp tác để phát triển đất nước sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng là một trong nhiều lý do quan trọng để Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh.
10 năm ròng rã đầy hy sinh
Sẽ còn có nhiều những lý giải khác nhau nữa về nguyên nhân của cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung (1979-1989), song qua khảo cứu tư liệu hồi ký và phỏng vấn một số cán bộ, quân nhân Việt Nam, có thể thấy hầu hết thông tin đều cho rằng người gây ra cuộc chiến này là Trung Quốc và đây là một cuộc chiến tranh phi nghĩa của Trung Quốc đối với Việt Nam.
![]() |
Nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên |
Từ 5 nguyên nhân được các cựu binh Việt Nam đưa ra thì có thể thấy, đó đều là những nguyên nhân, lý do vô lý xuất phát từ lợi ích của Trung Quốc, bất chấp đạo lý và luật pháp quốc tế.
Đương nhiên, tư liệu hồi ký và phỏng vấn của quân nhân Việt Nam mà chúng tôi đã đề cập ở trên là chưa nhiều; những thông tin trong hồi ức về nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh còn ít, chưa phản ánh đầy đủ về nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh biên giới 1979-1989. Thêm vào đó, tư liệu hồi ký và phỏng vấn là những ghi chép lại bằng trí nhớ về những sự việc đã xảy ra đối với bản thân trong quá khứ, do đó mang đậm tính chủ quan và phụ thuộc độ lãng quên thông tin của tác giả cung cấp.
Vì vậy, để nghiên cứu khách quan, toàn diện về cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung, cần tiếp tục nghiên cứu và phải nghiên cứu nghiêm túc, đa chiều với nhiều phía, nhiều phương pháp tiếp cận, xóa bỏ những “e ngại” về chính trị - đối ngoại.
Nghiên cứu về cuộc chiến tranh này không phải để khơi lại, gây chia rẽ thù hằn giữa hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc, mà nhằm tôn vinh những quân nhân Việt Nam đã tham gia chiến đấu và trân quý nền hòa bình hiện tại.
Tại nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên năm 2019, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã viết trong Sổ tưởng niệm: “Ngày 17/2/2019. Đời đời nhớ ơn các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì đất nước. Đảng, Tổ quốc, nhân dân đời đời ghi nhớ công lao của các anh hùng, liệt sĩ đã chiến đấu anh dũng, bảo vệ biên cương Tổ quốc trong giai đoạn tháng 2/1979 ở biên giới phía Bắc và kéo dài cả 10 năm ròng rã; đầy hy sinh nhưng cũng đầy khí phách Việt Nam! Kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ các đồng chí!”.
Tài liệu trích dẫn Báo Nhân dân. 1979. “Thủ tướng Phạm Văn Đồng trả lời phỏng vấn của đồng chí Mi-a-mô-tô Ta-rô, Đại diện Đảng Cộng sản Nhật Bản, Phân xã trưởng Báo A-ca-ha-ta tại Hà Nội”, số (9020), ra ngày 18/2, tr. 1-4. Trường Chinh. 1982. “Nhân dân Việt-nam kiên quyết đánh bại mọi mưu mô xâm lược của chủ nghĩa bành trướng và chủ nghĩa bá quyền Trung-quốc”, Tạp chí Cộng sản số 3, 1982, trong sách Chống chủ nghĩa bành trướng bá quyền Trung Quốc, Tạp chí Cộng sản xuất bản, Hà Nội - 1983, tr. 33-55. Lê Tự Đồng. 1979. “Về chủ nghĩa quân phiệt của tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Trung Quốc”, Tạp chí Cộng sản số 3, 1979, trong sách Chống chủ nghĩa bành trướng bá quyền Trung Quốc (1983), Tạp chí Cộng sản xuất bản, Hà Nội, tr. 280 - 294. Mai Thanh Hải. 2019. “40 năm cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc (17.2.1979 - 17.2.2019): Không thể quên!”, báo Thanh niên, 44 (8453), ngày 13/2, tr.22. Lê Hiệp. 2019. “40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17.2.1979 - 17.2.2019): Chiến thắng của chính nghĩa”, báo Thanh niên, 48 (8457), ngày 17/2, tr.2. Howard, Adam M. (General Editor). 2013. Foreign Relations of the United States, 1977 - 1980, Volume XIII - China, United States Government Printing Office, Washington, DC. Kiều Minh, Nguyệt Hằng. 2019. “Chúng ta đã đánh bại ý đồ xâm lược”, trong cuốn sách: Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (1979 - 1989) - Góc nhìn báo chí, Đồng Xuân Thụ, Lê Quang Long đồng chủ biên, Nxb. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. Nguyễn Đức Huy. 2019. Hồi ức Chiến tranh Vị Xuyên, Nxb. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. Kissinger, Henry. 2001. On China, The Penguin Press, New York. Lê Kim. 1984. Một bước thất bại của bọn bành trướng Bắc Kinh, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. Trần Ngọc Long. 2019. “Vị Xuyên "đi trước... về sau"”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, 2 (514), tr. 53 - 59. Việt Long. 2019. “Chiến tranh Việt - Trung 1979: diễn biến và hậu quả”. Bài đăng trên trang Nghiên cứu Quốc tế - Tư liệu học thuật chuyên ngành Nghiên cứu Quốc tế. Phạm Thịnh, Minh Khang. 2019. “Đoạn kết đẹp lạ kỳ hành trình tìm người lính trong bức ảnh nổi tiếng cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược”, đăng trên VTCNews. Trần Lưu, Đỗ Trung, Quốc Khánh. 2019. “Tri ân các anh hùng, liệt sĩ tại Vị Xuyên, Hà Giang”, báo Sài Gòn giải phóng, (14988), ngày 18/2, tr. 2. Nxb. Sự thật. 1979. Sức mạnh đoàn kết ý chí quyết thắng, Hà Nội. Tyler, Patrick. 1999. A great wall: six presidents and China: an investigative history, PublicAffairs, New York. Beijing Review. 1979. “Vice-Premier Deng in Washington”, No. 6, February 9, pp. 8 - 14. |
TS Phạm Minh Thế - Huỳnh Thanh Mộng (Khoa Lịch sử, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội)
HỒI ỨC THÁNG 2/1979 CỦA NHỮNG CHIẾN SĨ BẢO VỆ BIÊN GIỚI CAO BẰNG
VOV.vn / GDVN 17-2-2022
TỪ CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC 17/2/1979,
NHÌN VỀ TƯƠNG LAI
LÊ THÂN /BVN 17-2-2022
CLB Lê Hiếu Đằng
Ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã huy động hai đại quân khu Quảng Tây và Vân Nam, gồm 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn), 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động khoảng trên 60 vạn binh sĩ, 550 Xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối và dàn hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 948 máy bay sẵn sàng phía sau (gồm 706 tiêm kích J-5, J-6, J-7; 120 tiêm kích bom J-6, Q-5 và 122 máy bay ném bom H-5, H-6).
Hải quân TQ cũng phái một lực lượng đặc nhiệm (gồm hai tàu mang tên lửa cùng ba đội tàu phóng lôi nhanh có hỏa tiễn) tới Quần đảo Hoàng Sa để phòng trường hợp Liên Xô can thiệp bằng hải quân. Không quân Trung Quốc không tham chiến trực tiếp (vì e ngại lực lượng phòng không và lực lượng không quân giàu kinh nghiệm của Việt Nam) nhưng đã có 8.500 chuyến bay trinh thám và 228 chuyến bay trực thăng vận tải.
Đây là đợt huy động quân sự lớn nhất của Trung Quốc kể từ Chiến tranh Triều Tiên.
Ngoài lực lượng quân chính quy, Trung Quốc còn huy động hàng chục vạn dân công và lực lượng dân binh ở các tỉnh biên giới để tải đồ tiếp tế, tải thương, hỗ trợ quân chính quy phục vụ cho chiến dịch, chỉ riêng tại Quảng Tây đã có đến 215.000 dân công được huy động.
Sau hơn 20 ngày tiến quân xâm lược VN, Trung Quốc đã thương vong 30.000 nhân mạng, mất nhiều xe tăng, pháo, phương tiện cơ giới, buộc phải rút quân.
Tuy nhiên cuộc xâm lược của TQ còn kéo dài cả trên bộ, trên biển với mục đích chiếm đất, chiếm đảo, làm suy yếu VN. Thực chất cuộc chiến tranh xâm lược đó đến nay còn đang diễn biến dưới nhiều hình thức.
Khi ĐCSVN trở thành một bộ phận của Quốc tế CS thì TQ chỉ đạo tiến hành “Cải cách ruộng đất” giết hại 183.000 người, thực chất là nhằm tiêu hao lực lượng người VN yêu nước. Khi VN chiến thắng Pháp ở Điện Biên Phủ buộc Pháp thua cuộc rút quân thì TQ bắt tay tự thỏa thuận với Pháp, bắt ép VN ký Hiệp định Genève chia đôi đất nước, biến Miền Bắc VN thành phên giậu phía Nam TQ và giữ VN luôn phụ thuộc TQ. Khi biết VN sẽ thắng trong cuộc chiến tranh với Mỹ thì TQ tăng cường viện trợ VN để “VN đánh Mỹ đến người VN cuối cùng”. Vừa đẩy Mỹ sa lầy vào chiến tranh VN để phá thế bao vây cấm vận của Mỹ, vừa nhận sự giúp đỡ của Mỹ để hiện đại hoá đất nước, cạnh tranh với Liên Xô lãnh đạo phong trào CS quốc tế. Thực tế năm 1972 Mỹ đã phải nhờ TQ giúp giải quyết cuộc chiến tranh VN và Mỹ đã phải đưa TQ trở thành 1 trong 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mặc dù trước đó TQ chưa là thành viên của LHQ. Nói chính xác, chiếc ghế thường trực HĐBA LHQ mà TQ nhận được để nâng cao vị thế chính trị trên trường quốc tế có sự góp phần bằng máu xương của mấy triệu người VN đã ngã xuống. Ngày 19/1/1974, TQ tiến công chiếm quần đảo Hoàng Sa của VN. Sau 1975 TQ xúi giục Khơme Đỏ tấn công gây chiến tranh với VN ở biên giới Tây Nam với sự hỗ trợ quân sự của TQ, 1979 TQ đánh vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc VN để vừa hỗ trợ cho Khơme Đỏ vừa chứng tỏ với Mỹ “VN là kẻ thù của TQ” nhằm tiếp tục tìm sự giúp đỡ của Mỹ để hiện đại hóa đất nước và nâng cao vị thế TQ trên thế giới. 1988 TQ chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của VN và tiến hành thiết lập các căn cứ quân sự trên các đảo đó. Trước tình thế VN bị bao vây cấm vận, lại bị bào mòn sức lực bởi 2 cuộc chiến tranh do TQ thực hiện (cuộc chiến Campuchia và biên giới phía Bắc), trong khi khối xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu tan rã, VN buộc phải ký hiệp định Thành Đô kết thúc chiến tranh, phá thế bị bao vây cấm vận. Một hiệp định ghi dấu “thời kỳ lệ thuộc mới đã bắt đầu” (lời của Phó Thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch). Mặc dù đã ký hiệp định nhưng TQ không ngừng xâm lược gặm nhấm biển đảo, xây dựng và mở rộng các căn cứ quân sự trên các đảo của VN mà TQ đã cướp; liên tiếp gây khó khăn trong việc khai thác dầu khí của VN, đưa giàn khoan 981 vào lãnh hải VN và gây áp lực với các công ty nước ngoài để họ không tiếp tục hợp tác khai thác dầu khí với VN.
Nhận định:
- TQ không bao giờ từ bỏ mưu đồ Hán hóa VN để đi đến xóa sổ dân tộc và đất nước VN như đã Hán Hóa các nước xung quanh như Mông, Hồi, Mãn, Tạng.
- Trong khi chưa Hán hóa được thì lợi dụng xương máu của nhân dân VN dưới nhiều chiêu bài khác nhau để thực hiện việc nâng cao vị thế chính trị trên thế giới, hiện đại hóa TQ mọi mặt về kinh tế và quân sự trong mưu đồ bá chủ hoàn cầu.
- Luôn luôn tìm mọi cách chia rẽ nhân dân VN với thế giới, ngăn trở mọi sự hợp tác kinh tế giữa VN và cộng đồng thế giới, bằng nhiều phương thức khác nhau gặm nhắm lãnh thổ lãnh hải VN, buộc VN lệ thuộc về mặt kinh tế và chính trị .
- So với các nước trên thế giới thì TQ là đối tượng thâm độc nguy hiểm lâu dài đối với an nguy của đất nước VN.
Tình hình như trên có nguồn gốc từ tham vọng vươn lên thành cường quốc và bá quyền của giới cầm quyền TQ và có cả những sai lầm trong chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước VN hiện nay.
TQ là nước láng giềng, dù muốn hay không nhân dân VN cũng phải sống chung hòa bình hữu nghị với nhân dân TQ, tránh mọi cuộc xung đột với TQ nhưng đồng thời phải độc lập tự chủ không lệ thuộc. Con đường của VN hôm nay và sắp tới phải hoàn toàn khác với con đường đã qua, phải từ bỏ ý thức hệ lỗi thời lạc hậu, dân chủ hóa xã hội mọi mặt để đất nước phát triển. (Nạn tham nhũng làm đất nước suy vong. Việc chống tham nhũng vừa qua là một thất bại ai cũng thấy: càng chống, tham nhũng càng gia tăng, vì nguồn gốc tham nhũng ở VN là do thể chế chính trị). Phải dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội để có một chính quyền trong sạch vững mạnh, một nền kinh tế công khai minh bạch phát triển. Dân chủ hóa xã hội cũng đồng thời giải quyết một vấn đề cơ bản nhất của dân tộc, đó là “trồng lại người”. Thay vì chạy theo đồng tiền và quyền lực như tình trạng phổ biến hiện nay, người Việt Nam phải trở về đời sống của con người nhân bản, khai phóng, dân tộc. Giáo dục phải tạo thế hệ mới với những công dân văn minh, thân thiện, khiêm tốn trong xã hội phát triển. Cũng tránh kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tạo nền tảng sống chung hòa bình phát triển cùng với các dân tộc khác.
Dân chủ hóa xã hội VN là điều kiện tiên quyết đồng thời là quyết sách chiến lược để VN từng bước lấy lại những gì đã mất, bảo vệ biên cương, lãnh hải, lãnh thổ của tổ quốc, đồng thời cũng là để thúc đẩy TQ dân chủ hóa xã hội, để hai nước cùng sống chung hòa bình lâu dài.
Saigon, 17 tháng 2 năm 2022
L.T.
Tác giả gửi BVN
(VNTB) – Đặng Tiểu Bình lấy cớ cho rằng Hà Nội “vong ơn, bội nghĩa” tạo thêm sức ép cho quyết định tấn công Việt Nam…
17/2/1979 – 17/2/2022
Ngày này 43 năm trước, cuộc chiến tranh ngắn ngủi và đẫm máu đã diễn ra giữa hai nước từng được mệnh danh “hai người anh em cộng sản”, Việt Nam và Trung Quốc.
Trung Quốc tuyên bố muốn “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Ủ mưu từ ngàn đời này về một Việt Nam Bắc thuộc
Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước năm 1975, Trung Quốc liên tục có những động thái làm xấu đi quan hệ giữa hai nước, như cắt giảm viện trợ, thúc đẩy Hoa Kiều Việt Nam hồi hương, hay giúp Khơ-me Đỏ Campuchia tiến hành chiến tranh biên giới phía
Tây Nam.
Rạng sáng ngày 17-2-1979, nhà cầm quyền Trung quốc đã huy động hơn 600.000 binh lính quân đội tràn xuống 6 tỉnh giới phía Bắc Việt Nam, thực hiện cuộc chiến tranh có quy mô lớn mà Bắc Kinh cho là “dằn mặt có báo trước”. Các tỉnh mà quân đội Trung Quốc dã tâm cho binh lính nã pháo đạn từ Quảng Ninh đến Lai Châu, trong đó Hà Giang và Lạng Sơn là hai tỉnh Trung quốc tập trung pháo đạn nã nhiều nhất.
Ngay sau khi Trung Quốc xua quân ồ ạt đánh chiếm một điểm cao, tàn sát dân thường ở tỉnh Hà Giang, Lạng Sơn từ 11 km ngày đầu tiên, chỉ sau 3 ngày đã dàn quân hơn 1.200 km dọc khắp tuyến biên giới. Hàng ngàn dân thường bị chém giết vô tội, hàng ngàn nóc nhà bị đốt cháy, hàng trăm cây cầu dân sinh bị đánh sập…
Như vậy, nguyên nhân sâu xa của việc tấn công Việt Nam ở biên giới phía Bắc đầu năm 1979 có phải là nhằm làm suy yếu một nước Việt Nam thống nhất?
Câu hỏi này tiếp tục cần phải được giải thích từ nhiều nguyên nhân, phân tích từ
nhiều góc nhìn.
Bắc Kinh từng lu loa họ phát động “cuộc chiến tranh phòng vệ” nhằm đem lại hòa bình cho khu vực biên giới, vốn đã trở nên hỗn loạn từ năm 1977, ảnh hưởng tới đời sống thường nhật của người dân Trung Quốc. Tuy nhiên, sau đó, ngày càng có nhiều bằng chứng được các học giả nước ngoài công bố, cho thấy Bắc Kinh có những mục đích chiến lược xa xôi, ấp ủ từ lâu.
Cuộc chiến mà truyền thông bị dấu nhẹm
Trong suốt năm 1986, Trung Quốc duy trì sức ép với Việt Nam bằng việc tăng cường nã pháo. Đến giữa năm, gần 25.000 quả pháo đã được bắn sang lãnh thổ Việt Nam. Trước đó, năm 1985, Vị Xuyên hứng chịu cái gọi là “20 sự cố” bắn pháo riêng rẽ, liên quan đến hơn 800.000 quả pháo, trong tổng số khoảng 1 triệu quả được bắn sang Việt Nam.
Nhiều tài liệu của Việt Nam cho biết hơn 1 triệu quả đạn súng cối đã được bắn vào một khu vực rộng 10km2 của huyện Vị Xuyên riêng trong năm 1985 với 100 quả đồi chiến lược như 233, 300, 400, 468, 500, 673, 685, 812, 900, 1100, 1509, đồi Quan Sát, đồi Cô Ich, nhất là quanh khu vực giao lộ Thanh Thủy, đã trở thành mục tiêu của
liên tiếp các vụ bắn phá và tấn công trên bộ.
Trong giai đoạn từ ngày 27/5 – 13/6/1985, các lực lượng của Trung Quốc đã bắn 226.900 quả pháo xuống Vị Xuyên. Từ ngày 1 – 7/6/1985, các lực lượng của Trung Quốc đã tiến hành 6 vụ tấn công lên đồi 400 và 1509. Một báo cáo trong nửa đầu năm 1985 cho thấy Trung Quốc đã cử hơn 60 trung đội đến trung đoàn tiến hành các vụ
tấn công vào nhiều địa điểm ở Việt Nam.
Giữa năm 1986, tin tức quốc phòng của Việt Nam cho biết 4/5 đạn pháo của Trung Quốc đã được bắn và rơi vào Vị Xuyên. Ngày 14/10/1986, làng Thanh Thủy ở Vị
Xuyên đã “hứng” 35.000 quả pháo.
Vụ bắn phá lớn nhất xảy ra tháng 1/1987, khi trong một ngày, pháo binh Trung Quốc
bắn tới 60.000 quả pháo vào Vị Xuyên.
Các báo cáo cho thấy giao tranh trên bộ giảm dần từ tháng 7/1986. Tháng 10, tại vòng đàm phán Xô – Trung lần thứ 9, Trung Quốc cuối cùng đã được Liên Xô nhất trí thảo luận vấn đề Campuchia, vấn đề “nước thứ ba” vốn là một điều cấm kỵ từ trước tới nay.
Ngày 13/7/1986, Việt Nam đã thả 72 thuyền nhân Trung Quốc từng xâm phạm lãnh thổ Việt Nam. Ngày 1/8/1986, Hội Chữ thập Đỏ tại Lạng Sơn đã gửi “chia buồn” tới người dân tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) sau một trận bão. Ngày 13/8/1986, Việt Nam thông báo nhân dịp Quốc khánh của Trung Quốc là Việt Nam sẽ thả 27 tù nhân Trung Quốc. Những trao đổi đã được tiến hành ngày 6/9/1986, khi Trung Quốc thả 34 người Việt Nam và Việt Nam thả 26 người Trung Quốc.
Ngày 3/10/1986, một đội bóng bàn của Việt Nam đã sang Trung Quốc tham dự giải bóng bàn châu Á lần thứ 8 ở tỉnh Quảng Đông. Và ở các cấp cao hơn, cụm từ “kẻ thù nguy hiểm và trực tiếp” khi nói về Trung Quốc đã không còn được nhắc lại.
Thế nhưng bất chấp các diễn biến tích cực trên, giao tranh vẫn tái diễn ở biên giới Việt – Trung. Ngày 14/10/1986, Việt Nam thông báo rằng Trung Quốc đã bắn 35.000 quả pháo sang Việt Nam và các lực lượng Trung Quốc đã nối lại “các chiến thuật
chiếm đất” ở đây.
Như vậy xem ra cuộc xâm lược Việt Nam năm 1979 do Bắc Kinh khơi mào còn nhằm thử phản ứng của Liên Xô, và qua đó đánh giá khả năng tác chiến của Quân Giải
phóng nhân dân Trung Hoa (PLA).
Cần sòng phẳng với lịch sử
Trong các cuộc phỏng vấn của báo chí nước ngoài sau khi chiến tranh biên giới tháng 2/1979 nổ ra, Đặng Tiểu Bình đã nêu rõ là ngoài lý do chiến lược, ông ta còn muốn trừng trị Việt Nam vì ghét thái độ. Rõ ràng việc Đặng Tiểu Bình sử dụng vũ lực để gửi thông điệp chính trị là vi phạm luật quốc tế và có tội đối với nhân dân cả hai nước mà đến nay lịch sử cần ghi nhận và đưa vào sách giáo khoa cho các thế hệ
hiểu rõ.
Còn việc họ xúi bẩy Hoa Kiều hồi hương như thế nào thì vẫn chưa thực sự rõ ràng. Phía Việt Nam đã đưa ra Sách Trắng năm 1979, cáo buộc nhà cầm quyền Trung Quốc đứng đằng sau một số cá nhân, tổ chức một số cá nhân, tổ chức đã hô hào xúi giục bà con người Hoa hàng loạt tháo chạy khỏi Việt Nam, nhằm chia rẽ nội bộ, gây náo loạn,
giảm uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.
Phía Trung Quốc thì ngược lại, cáo buộc Việt Nam đàn áp người Hoa và ép họ nhập
quốc tịch Việt Nam.
Vì lưu trữ cả hai bên vẫn chưa được bạch hóa, nên tìm hiểu lại câu chuyện xảy ra như
thế nào trong nạn Hoa Kiều này rất khó khăn.
Tính cho đến hôm nay, người ta vẫn ghi nhận là vào tháng 4/1978, Việt Nam tiến hành cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam, ít nhiều liên quan tới người Hoa là thương nhân, nhà sản xuất, tiểu thủ công nghiệp… Không rõ vì sao khi đó lại có phong trào đòi lấy quốc tịch Trung Quốc trong người Hoa ở Việt Nam nổi lên. Tiếp sau đó thì Trung Quốc loan tin trong cộng đồng người Việt gốc Hoa về cuộc chiến tranh không thể tránh khỏi giữa hai nước, khiến cộng đồng người Hoa hoảng hốt.
Vậy là người Hoa ở Việt Nam ồ ạt kéo về Trung Quốc. Đến tháng 2/1979, đã có khoảng 160.000 Hoa kiều hồi hương từ Việt Nam bằng đường biển hoặc đường bộ qua cửa khẩu Hữu Nghị. Trung Quốc lập các trạm đón tiếp dọc biên giới và đưa tàu sang đón người Hoa về. Ngày 12/7/1978, Trung Quốc đóng cửa biên giới với Việt Nam, làm cho hàng vạn người Hoa muốn về Trung Quốc bị kẹt tại biên giới.
Đặng Tiểu Bình lấy cớ cho rằng Hà Nội “vong ơn, bội nghĩa” tạo thêm sức ép cho
quyết định tấn công Việt Nam…
N.N.
VNTB gửi BVN
CHUYỆN BUỒN, NHÂN DỊP TƯỞNG NIỆM 43 NĂM CUỘC CHIẾN CHỐNG
QUÂN XÂM LƯỢC
DƯƠNG TỰ LẬP/ TD 17-2-2022
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét