ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Ông Putin nói Nga 'miễn nhiễm' với trừng phạt, nhất trí cách xử lý khủng hoảng Ukraina (VNN 21/2/2022)-Tài liệu năm 1991 ủng hộ cáo buộc của Nga (TD 20/2/2022)-Der Spiegel-Liên quân do Nga đứng đầu có thể đến miền đông Ukraina (VNN 20/2/2022)-Putin đã hoàn toàn hiểu sai về chiến tranh hiện đại (VNN 20/2/2022)-Ông Putin nói phương Tây sẽ trừng phạt Nga (VNN 19/2/2022)-Mông Cổ thoát khỏi nanh vuốt Trung Quốc thế nào? (BVN 19/2/2022)-Lê Huỳnh Phương Thảo-Chiến tranh BGPB 1979: Không quân Trung Quốc sợ phòng không Việt Nam mạnh bậc nhất châu Á (TQ 19-2-22)-Thách thức đầy khó khăn của người Việt chống cộng tại Mỹ (viet-studies 19-2-22)-Nguyễn Khoa-Mỹ nhận định Nga sắp tiến đánh Ukraina, Moscow gay gắt phản bác (VNN 18/2/2022)-Đài Loan đề xuất luật mới ngăn Trung Quốc đánh cắp công nghệ chip (BVN 18/2/2022)-Ba viễn cảnh của khủng hoảng Ukraina (VNN 17/2/2022)-NATO cáo buộc Nga tiếp tục dồn quân sát Ukraina (VNN 17/2/2022)-Tổng thống Biden kêu gọi ông Putin 'xuống thang', loạt trang web quân đội Ukraina bị tấn công (VNN 16/2/2022)-Cuộc khủng hoảng Ukraina sẽ được định đoạt vào tuần tới? (VNN 15/2/2022)-Ukraina khuyến cáo máy bay tránh qua Biển Đen lúc Nga tập trận (VNN 14/2/2022)-Bài viết chống Tập Cận Bình dài hơn 40.000 chữ thu hút sự chú ý (BVN 14/2/2022)-Trí Đạt-Úc phá vỡ mạng lưới gián điệp Trung Cộng định chi phối bầu cử 2022 (BVN 14/2/2022)-Nguyễn Quang Duy-Cựu đại sứ Mỹ nói gì về các nguyên thủ Việt Nam, tham nhũng và thách thức ‘địa lý’ (VNN 14/2/2022)-Anh kêu gọi công dân rời khỏi Ukraina (VNN 12/2/2022)-Dùng tiếng Ukraine chống Putin (BVN 11/2/2022)-Ngô Nhân Dụng-Mỹ không bỏ qua 'ngóc ngách' nào ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để 'chặn' Trung Quốc (TT 12-2-22)-'Ván cờ' dài hơi của ông Putin (VNN 11/2/2022)-Anh đề xuất tăng quân đến 'cửa ngõ' Nga (VNN 10/2/2022)-
- Trong nước: Từ khẳng định trong sạch đến cú 'ngã ngựa' của Giám đốc CDC TT-Huế (VNN 20/2/2022)-Vụ án Cục lãnh sự 'nhận hối lộ': Bộ Công an 'gõ cửa' Bộ Giao thông (BBC 20-2-22)-Đình công là vấn đề “nhạy cảm”, chính quyền lo ngại nguy cơ lan rộng (RFA 20-2-22)-Đôi lời muốn nói với ông Jonathan Hạnh Nguyễn (MTG 20-2-21)-Vụ nhận hối lộ tại Cục Lãnh sự: Quy trình phê duyệt chuyến bay "giải cứu" (DT 19-2-22)- Vụ "Nhận hối lộ" chuyến bay "giải cứu": Bộ GTVT nói gì? (DV 19-2-22)-Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Càng dịch bệnh càng phải tập trung chống tiêu cực, tham nhũng (DV 19-2-22)- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xã giao Phó Chủ tịch điều hành EC (GD 19/2/2022)-Bắt Giám đốc CDC tỉnh TT-Huế liên quan vụ Việt Á (VNN 19/2/2022)-Dừng giao dịch tài sản của cựu Chủ tịch UBND tỉnh và 4 lãnh đạo vừa bị bắt (VNN 19/2/2022)-Ủy viên Bộ Chính trị được thuê biệt thự công vụ rộng 450 m2 (DT 18-2-22)-Vì sao sách giáo khoa Việt Nam vẫn ‘‘né tránh’’ cuộc chiến biên giới với Trung Quốc ? (RFI 18-2-22)-(VNN 17/2/2022)-Vụ án Cục Lãnh sự: Việt Nam nói sẽ xử lý không có 'vùng cấm, ngoại lệ' (BBC 16-2-22)-Hôm nay, khai mạc Phiên họp thứ 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (GD 15/2/2022)-Màn ‘thoát xác’ ngoạn mục của chủ dự án vừa khiến loạt cán bộ Bình Thuận bị bắt (VNN 15/2/2022)-'Lò' lại nóng ngay từ đầu năm (VNN 14/12/2022)-
- Kinh tế: Vực dậy ‘đầu tàu’ TPHCM: chính sách hỗ trợ cần đồng bộ, loại bỏ lợi ích nhóm (KTSG 21/2/2022)-Chiến tranh giữa Nga và Ukraine sẽ ảnh hưởng gì đến thị trường thế giới (KTSG 21/2/2022)-Thị trường thanh lý hàng trả lại bùng nổ ở Mỹ, với giá trị vượt 700 tỉ đô la/năm (KTSG 20/2/2022)-Giá xăng dầu có thể tiếp tục tăng cao vào ngày mai ? (KTSG 20/2/2022)-Ảnh hưởng giảm thuế VAT rất nhỏ bé! (KTSG 20/2/2022)-EU trong cuộc đua “tiêu chuẩn hóa” với Trung Quốc (KTSG 20/2/2022)-Quy ước lạ ở Cà Mau: Sông của ấp nào thì chỉ dân của ấp đó được bắt cá (PLTP 18-2-22)-Những NFT triệu USD được tạo ra như thế nào? (Zing 19-2-22)-Cà phê Vợt - đáng để uống, đáng để say mê (DT 20-2-22)-Viết... cho một khởi đầu mới (KTSG 20-2-22)
- Giáo dục: Giáo dục thay đổi diện mạo nhờ hội đồng trường biết phản biện, giám sát (GD 21/2/2022)-TS.Bùi Hữu Toàn: Môi trường đại học số đòi hỏi giảng viên nhiều kỹ năng mới (GD 21/2/2022)-Giáo viên không may mắc Covid-19 sẽ được hỗ trợ những khoản tiền nào? (GD 21/2/2022)-Giáo viên đau đầu vì chỉ tiêu 98-99% lên lớp, học online nhiều HS không theo kịp (GD 21/2/2022)-Ứng viên GS mà gửi bừa, không biết tạp chí mạo danh thì không thể chấp nhận được (GD 21/2/2022)-Xếp hạng, xếp lương giáo viên kiểu gì cho vừa lòng tất cả? (GD 21/2/2022)-Học sinh Bắc Hà tập nghiên cứu khoa học từ mô hình "trường học nông trại" (GD 21/2/2022)-Các trường đại học, cao đẳng cùng nhau hưởng ứng "Tết trồng cây" (GD 21/2/2022)-Trường 'tiếp thị' trò chơi qua mạng tới học sinh, thu nhập khủng ai hưởng lợi? (GD 2 1/2/2022)-Từ ngày 21/2, học sinh lớp 6 ở An Giang trở lại trường học trực tiếp (GD 21/2/2022)-Hội đồng Giáo sư Nhà nước yêu cầu xử lý các trường hợp bị tố cáo (VNN 21/2/2022)-
- Phản biện: Từ “đòn gió” đến những “đòn thật” đáng mong đợi (TD 20/2/2022)-Nguyễn Đình Cống-Mặt Trời luôn toả sáng trên Việt Nam? (BVN 20/2/2022)-Nguyễn Đức Thắng-GSTS: Gà sống thiến sót! (TD 19/2/2022)-Nguyễn Đình Bốn-Nỗi lo lạm phát "ăn mòn" tăng trưởng: Chuyên gia hiến kế “kìm cương” lạm phát (DV 19-2-22)-Cây xăng 3 ngón tay, điều hành kiểu ngón trỏ (lđ 19-2-22)-Những kẻ cơ hội chính trị và liêm chính khoa học (TD 19/2/2022)-Nguyễn Việt Trung-43 năm sau (TD 18/2/2022)-Trân Văn-Khi Đảng cũng phải tự kiểm duyệt: Chống quân Ba Chấm xâm lược (TD 18/3/2022)-Trân Văn-Ông Nguyễn Hồng Diên cần phải thấy ‘cây xăng ba ngón’ (TD 18/3/2022)-Trân Văn-Đôi điều góp ý với cô Hằng (TD 18/3/2022)-Đoàn Bảo Châu-‘Món nợ’ đất đai và tạo vốn cho phát triển (TVN 18/2/2022)-Chân Luận-Mấy cảm nhận từ những cuộc đình công đầu năm 2022 (BVN 18/2/2022)-Mạc Văn Trang-Phá rừng đặc dụng để làm đường Trường Sơn Đông (BVN 17/2/2022)-Nguyễn Cảnh- Lễ quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”, thử bàn về Đức tin – Tôn giáo – Nhân quả – Luân hồi (BVN 16/2/2022)-Trần Gia Ninh-Vụ Nghi Sơn: Tại sao lại phải... chịu trách nhiệm (BVN 15/2/2022)-Trân Văn-Tuyển nữ Việt Nam nhận mưa tiền thưởng, chính sách vẫn hụt hơi (TVN 15/2/2022)-Quốc Phong-Từ thi tuyển lãnh đạo, xem người xưa (TVN 14/2/2022)-Quốc Phong-Quốc hội nhận thức chưa chuẩn về Pháp luật? (BVN 14/2/2022)-Ngô Huy Cương-‘Sâu mọt’ tại cơ quan hàng đầu về quản lý giáo dục Việt Nam (BVN 14/2/2022)-Thanh Trúc-Về hiện tượng ‘nịnh ông Trọng’ (TD 13/2/2022)-Trân Văn-Vụ Nghi Sơn và những ‘quý ông’ từ… đâu đó rơi xuống! (Phần 2) (Phần 1) (TD 12/2/2022)-Trân Văn-Phải mất 30 năm, Bộ Công an mới “sờ gáy” được Bộ Y tế... (TD 11/2/2022)-Mai Bá Kiếm-Bàn về khái niệm “Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa“ (TD 11/2/2022)-Đỗ Kim Thêm-Mạn đàm đầu năm: Nhà khoa học, tự do và lòng trung thành chính trị (BVN 10/2/2022)-Huỳnh Công Đương-Không mua được bằng tiền thì có thể mua được bằng… rất nhiều tiền (TD 10/2/2022)-Phạm Quang Tuấn-Nên đề ra thời gian hậu bổ nhiệm đánh giá cán bộ, để xóa tư tưởng "yên vị" (GD 9/2/2022)-Đề xuất thành lập ‘Quỹ khoa học thúc đẩy phát triển sản xuất và xuất khẩu nông sản’ (BVN 9/2/2022)-Nguyễn Ngọc Chu-Cái sai lầm của nhiều hội lớp, hội trường (TD 8/2/2022)-Ngô Huy Cương-17 tháng 2 và lư hương, thế nào là chính trị? (TD 6/2/2022)-Thể chế và nguồn lực con người (NĐT 5-2-22)-Đoàn Khắc Xuyên-Tuyên truyền và hệ thống tự hoại! (TD 4/2/2022)-Trân Văn-Chẳng có chi lo âu, sợ hãi! (TD 4/2/2022)-Lê Huyền Ái Mỹ-Dấu hỏi lớn 'tuần lễ 100 tỷ' của ông Vượng có phải sự phí phạm? Chuyên gia lên tiếng! (SOHA 3-2-22)-
- Thư giãn: Mê mẩn lò gạch cũ giữa cánh đồng, giới trẻ ùn ùn kéo đến (VNN 16/32/2022)-Lươn trong suốt như thủy tinh, báu vật 'vàng trắng' buôn lậu toàn cầu (VNN 13/2/2022)-
Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 17/2, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nêu quan điểm về vụ việc Cục trưởng Lãnh sự và một số cán bộ bị bắt liên quan đến chuyến bay giải cứu công dân.
Người phát ngôn một lần nữa khẳng định việc đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài có nhu cầu, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nước trong bối cảnh đại dịch vừa qua là chủ trương hoàn toàn đúng đắn và nhân đạo của Đảng và Nhà nước.
"Đây cũng là nhiệm vụ hết sức quan trọng, chưa có tiền lệ, được Thủ tướng Chính phủ giao cho Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19, các bộ ngành và địa phương liên quan cùng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp triển khai", người phát ngôn nói.
Bà Lê Thị Thu Hằng tại họp báo chiều nay. Ảnh: Phạm Hải |
Trước bối cảnh trong nước phải tập trung ứng phó với dịch bệnh chưa từng có và năng lực y tế có hạn, Việt Nam là một trong số ít quốc gia tổ chức liên tục các chuyến bay đưa công dân về nước, được nhân dân trong nước, kiều bào của ta nước ngoài và quốc tế đánh giá cao.
Bà Hằng cho biết, từ chuyến bay đầu tiên đưa công dân Việt Nam ở Vũ Hán về nước vào đầu tháng 2/2020 đến nay các cơ quan trong nước, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã có nhiều cố gắng, nỗ lực khắc phục mọi khó khăn do dịch bệnh gây ra, phối hợp với các hãng hàng không triển khai hơn 1.000 chuyến bay và đưa khoảng 240.000 người từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước an toàn.
Người phát ngôn khẳng định: "Vụ việc liên quan đến sai phạm của một số cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn không thể phủ nhận những nỗ lực và kết quả như tôi nêu ở trên. Chủ trương nhất quán của Bộ Ngoại giao đối với vụ việc này là sai phạm đến đâu xử lý đến đó, theo đúng quy định của pháp luật, không bao che, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai".
Bộ Ngoại giao đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc và đã quyết định đình chỉ đối với các cán bộ liên quan để phục vụ điều tra.
Đồng thời, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị trong nước và cơ quan đại diện ở nước ngoài khẩn trương rà soát, cập nhật quy trình xử lý công việc, bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, thực hiện nghiêm túc thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát nhất là liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính, lãnh sự, bảo hộ công dân.
Kịp thời phát hiện, ngăn chặn từ sớm, từ xa và kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện suy thoái tư tưởng đạo đức chính trị, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hoá, loại bỏ mọi hành vi tiêu cực lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi cá nhân, giữ gìn bản sắc và truyền thống tốt đẹp của ngành ngoại giao phục vụ tốt hơn hiệu quả hơn các nhiệm vụ được giao.
Trước đó, ngày 27/1, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam và thực hiện lệnh khám xét đối với 4 bị can, trong đó có Cục trưởng và Phó cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao về tội “Nhận hối lộ”.
Trần Thường
VỤ NHẬN HỐI LỘ TẠI CỤC LÃNH SỰ: QUY TRÌNH PHÊ DUYỆT
CHUYẾN BAY "GIẢI CỨU"
CHÂU NHƯ QUỲNH/ DT 19-2-2022
Tối 18/2, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) có thông tin liên quan tới đề nghị của cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an về cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác điều tra vụ án nhận hối lộ xảy ra Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.
Trước đó, trong văn bản gửi Bộ GTVT ngày 17/2, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã đề nghị Bộ trưởng Bộ GTVT chỉ đạo các đơn vị cung cấp tài liệu làm rõ chủ trương tổ chức các chuyến bay "giải cứu" (không trả phí) và chuyến bay "combo" (có trả phí) đưa công dân Việt Nam về nước bắt đầu từ thời điểm nào. Căn cứ tiêu chí, cơ sở nào để Bộ GTVT xét, duyệt cấp chuyến bay? Các quy trình, thủ tục xử lý việc xét duyệt cho hãng hàng không bay "combo", "giải cứu" như thế nào?…
Cung cấp một số thông tin ban đầu, Bộ GTVT cho biết, ngay sau khi nhận được đề nghị của cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, Bộ GTVT đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương tổng hợp và báo cáo các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.
Theo Bộ GTVT, thực hiện chủ trương nhân đạo của Đảng, Nhà nước về tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có nhu cầu về nước trong bối cảnh đại dịch Covid-19, theo phân công nhiệm vụ của Chính Phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Bộ GTVT đã phối hợp rất tích cực với Bộ Ngoại Giao, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng trong công tác bảo hộ công dân.
"Với vai trò là cơ quan phối hợp, Bộ GTVT chịu trách nhiệm chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) triển khai phép bay, kế hoạch phục vụ bay cho các chuyến bay theo kế hoạch giải cứu công dân được Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao phê duyệt trên cơ sở ý kiến thống nhất của các Bộ, ngành liên quan" - Bộ GTVT nêu rõ.
Bộ GTVT nhấn mạnh đây là quy trình bắt buộc theo pháp luật về hàng không và thông lệ quốc tế đối với tất cả các chuyến bay. Bên cạnh đó, Cục Hàng không Việt Nam chịu trách nhiệm thông báo, hướng dẫn các hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu trong và ngoài nước và doanh nghiệp khai thác cảng hàng không triển khai thực hiện kế hoạch bay cũng như các quy định phòng chống dịch Covid-19 trên các chuyến bay và tại các cảng hàng không tiếp nhận chuyến bay.
"Bộ GTVT không được giao trách nhiệm trong việc đánh giá, tổng hợp nhu cầu, phê duyệt danh sách công dân, cấp phép cho các doanh nghiệp tổ chức các chuyến bay "giải cứu", chuyến bay "combo". Ngành GTVT trên tinh thần phối hợp trách nhiệm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tổ chức các chuyến bay một cách sớm nhất nhằm đáp ứng mong mỏi và nguyện vọng được về nước của bà con" - thông tin từ Bộ GTVT khẳng định.
Như đã đưa tin, ngày 27/1, cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án nhận hối lộ trong việc xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước nhằm trục lợi cá nhân, xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam cùng về tội nhận hối lộ theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự và lệnh khám xét đối với 4 bị can, gồm: Nguyễn Thị Hương Lan - Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Đỗ Hoàng Tùng - Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Lê Tuấn Anh - Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Lưu Tuấn Dũng - Phó Phòng Bảo hộ công dân, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.
Hiện vụ án đang được tiếp tục điều tra mở rộng để xử lý nghiêm trước pháp luật. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an thông báo để các cá nhân, đơn vị có liên quan biết, chủ động liên hệ làm việc.
Cơ quan điều tra đề nghị Bộ GTVT cung cấp danh sách các hãng bay giải cứu
Vụ Cục trưởng Cục Lãnh sự bị khởi tố: Không có vùng cấm, bất kể là ai!
Thủ tướng: Khẩn trương điều tra xét xử vụ án tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao
VỤ NHẬN HỐI LỘ CHUYẾN BAY 'GIẢI CỨU': BỘ GTVT NÓI GÌ ?
THẾ ANH/ DÂN VIỆT 19-2-2022
Tối nay (19/2), Bộ GTVT đã chính thức phát thông tin về nội dung Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đề nghị Bộ GTVT cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác điều tra vụ "Nhận hối lộ" xảy ra Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.
Thông tin về vấn đề này, Bộ GTVT cho biết, ngay sau khi nhận được đề nghị của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, Bộ GTVT đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương tổng hợp và báo cáo các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.
Về việc mở các chuyến bay "giải cứu", theo Bộ GTVT là thực hiện chủ trương nhân đạo của Đảng, Nhà nước về tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có nhu cầu về nước trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Đồng thời, thực hiện theo phân công nhiệm vụ của Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Bộ GTVT đã phối hợp rất tích cực với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng trong công tác bảo hộ công dân.
Bộ GTVT với vai trò là cơ quan phối hợp, chịu trách nhiệm chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam triển khai cấp phép bay, kế hoạch phục vụ bay cho các chuyến bay theo kế hoạch giải cứu công dân được Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao phê duyệt trên cơ sở ý kiến thống nhất của các Bộ, ngành liên quan.
Đây là quy trình bắt buộc theo pháp luật về hàng không và thông lệ quốc tế đối với tất cả các chuyến bay. Bên cạnh đó, Cục Hàng không Việt Nam chịu trách nhiệm thông báo, hướng dẫn các hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu trong và ngoài nước và doanh nghiệp khai thác cảng hàng không triển khai thực hiện kế hoạch bay cũng như các quy định phòng chống dịch Covid-19 trên các chuyến bay và tại các cảng hàng không tiếp nhận chuyến bay.
Bộ GTVT không được giao trách nhiệm trong việc đánh giá, tổng hợp nhu cầu, phê duyệt danh sách công dân, cấp phép cho các doanh nghiệp tổ chức các chuyến bay "giải cứu", chuyến bay "combo". Toàn ngành GTVT trên tinh thần phối hợp trách nhiệm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tổ chức các chuyến bay một cách sớm nhất nhằm đáp ứng mong mỏi và nguyện vọng được về nước của bà con.
Trước đó, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công An có văn bản đề nghị Bộ GTVT cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác điều tra vụ "Nhận hối lộ" xảy ra tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) để tổ chức chuyến bay "giải cứu".
Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đang điều tra vụ "Nhận hối lộ" xảy ra tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), để phục vụ công tác điều tra vụ án, Cơ quan điều tra đề nghị Bộ trưởng Bộ GTVT chỉ đạo các đơn vị cung cấp tài liệu làm rõ chủ trương tổ chức các chuyến bay "giải cứu", "combo" đưa công dân Việt Nam về nước bắt đầu từ thời điểm nào.
Đồng thời, các chuyến bay "giải cứu" căn cứ tiêu chí, cơ sở nào để Bộ GTVT xét, duyệt cấp chuyến bay và quy trình, thủ tục xử lý việc xét duyệt cho hãng hàng không bay "combo", "giải cứu" như thế nào...
Ngoài ra, Cơ quan an ninh điều tra đề nghị Bộ GTVT cung cấp cho cơ quan điều tra danh sách chi tiết hãng hàng không, chuyến bay (thời gian, số hiệu máy bay, sân bay cất/hạ cánh) và các công ty/doanh nghiệp đã được Bộ GTVT cấp phép triển khai các chuyến bay "giải cứu", "combo".
Cùng với đó là kế hoạch và văn bản phê duyệt; danh sách công dân đã được đưa từ nước ngoài về trên các chuyến bay này; hợp đồng, chi phí thanh toán của từng chuyến bay...
Cơ quan điều tra đề nghị Bộ GTVT cung cấp danh sách cá nhân được phân công tại Bộ GTVT để thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, xét duyệt cho hãng hàng không, doanh nghiệp thực hiện bay "combo, giải cứu".
VỤ ÁN CỤC LÃNH SỰ: VIỆT NAM NÓI SẼ XỬ LÝ KHÔNG CÓ 'VÙNG CẤM, NGOẠI LỆ'
BBC 18-2-2022
Lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận 240.000 công dân được đưa về nước bằng hơn 1.000 chuyến bay trong đại dịch Covid, và sai phạm ở Cục Lãnh sự "sẽ bị xử lý không bao che", nhưng giới vận động nói họ chưa tin hoàn toàn.
Hôm 17/02, bà Lê Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN cho báo chí biết rằng, từ chuyến bay đầu tiên đưa công dân Việt Nam ở Vũ Hán về nước vào đầu tháng 2/2020 đến nay "Việt Nam đã triển khai 1.000 chuyến bay và đưa công dân khoảng 240.000 từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước an toàn".
Tuy nhiên, việc lạm thu, đội giá ở rất nhiều tuyến đường bay đã gây ra hiện tượng "giải cứu giá cao", "giá cắt cổ", được đài BBC và cả các đài báo tiếng Việt khắp nơi đăng tải.
Sau khi bốn cán bộ của Cục Lãnh sự VN bị bắt và khởi tố, dư luận hy vọng sẽ có xử lý mạnh nhưng sau nhiều tuần lại thấy không khí có vẻ "yên ắng lại".
Đề cập đến vụ việc, bà Lê Thu Hằng giải thích phương châm của nhà chức trách Việt Nam:
"Vụ việc liên quan đến sai phạm của một số cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn không thể phủ nhận những nỗ lực và kết quả nêu trên.
Chủ trương nhất quán của Bộ Ngoại giao là sai phạm đến đâu xử lý đến đó, không bao che, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai."
Có liên hệ điều tra?
Trả lời BBC News Tiếng Việt hôm 18/02, ông Hoàng Hùng, hiện ở CH Czech, là admin trang Tôi và Sứ quán trên Facebook chuyên nêu ra các vấn đề mà họ cho là "sai phạm, lạm thu" của các cơ quan đại diện ngoại giao VN ở nước ngoài, khẳng định:
"Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có một cơ quan nhà nước Việt Nam nào làm việc chính danh với diễn đàn Tôi và Sứ quán nói chung và cá nhân tôi nói riêng. Tất cả các liên hệ với chúng tôi đều là dạng ẩn danh, họ chứng minh gián tiếp được họ đang làm việc ở đâu, cho cơ quan nào, nhưng họ không công bố tên tuổi, chức vụ thật sự của họ.
Cho nên, nói đúng ra thì chúng tôi không được tạo điều kiện hay khích lệ nào cả, mà tự bản thân chúng tôi muốn minh bạch, muốn người dân khi đến các cơ quan đại diện Việt Nam không bị gây khó khăn thì chúng tôi tự làm thôi."
Về vụ lạm thu vé hàng không "giải cứu" trong dịch Covid, ông nói:
"Theo các nguồn tin tôi có được thì chính quyền Việt Nam mở rộng điều tra sang cả vấn đề lạm thu hay nói chính xác là tham nhũng tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Còn cụ thể điều tra đến đâu, có vùng cấm hay không? Chúng ta đành chờ thời gian trả lời, chứ không biết là người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói thế có chính xác hay không.
Thế nhưng cho dù có vùng cấm hay không có vùng cấm thì diễn đàn Tôi và Sứ quán chúng tôi vẫn tiếp tục công việc, dùng luật pháp quốc tế, luật pháp Việt Nam và luật pháp nước sở tại, để chống lạm thu, chống tham nhũng ở các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, một cách ôn hoà," ông khẳng định.
Việc lạm thu hay bố trí khâu trung gian để nhận tiền "đặt vé" trong dịch Covid chỉ là một phần trong các hoạt động, các "lệ" riêng biệt đặt ra để kiếm tiền tại các lãnh sự quán Việt Nam.
Có ý kiến trên mạng xã hội Việt Nam làm thử con tính về số tiền mỗi hành khách phải trả thêm, đôi khi đắt hơn vài lần, thậm chí 10 lần vé gốc, thì khoản tiền lên tới nhiều triệu USD.
Theo ông Hoàng Hùng, việc xử lý thông tin khiếu nại, phản hồi lâu nay từ chính quyền VN có vấn đề:
"Các thông tin về lạm thu của trang TVSQ đã gửi rất nhiều về cho Cục Lãnh sự cùng các cơ quan chức năng trong và ngoài nước. Thế nhưng rất ít khi được trả lời một cách rõ ràng, minh bạch, phần lớn là họ 'chuyền bóng' cho nhau.
"Cũng đã nhiều thành viên được trả lại tiền lạm thu. Cụ thể gần đây nhất, một cặp vợ chồng đến Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt, Đức đăng ký kết hôn. Phía Lãnh sự báo giá 450 euro, sau khi đấu tranh và đăng bài trên TVSQ, đã chỉ phải trả 70 euro.
"Còn hiện nay người tự nhận là cán bộ cơ quan điều tra chưa hỏi đến các vấn đề lạm thu của các cơ quan đại diện Việt Nam."
Các báo Việt Nam chưa nói cuộc điều tra của Bộ Công an có tiết lộ ra các tuyến thu tiền, chuyển tiền liên quan đến các phòng vé, cơ quan lãnh sự VN ở nước ngoài vận hành ra sao, nếu đó là các khoản "ngoài luồng".
Được biết, trên trang Tôi và Sứ quán đang có cuộc vận động để mọi phòng lãnh sự tại các Đại sứ quán VN ở nước ngoài phải có tài khoản công khai cho việc giao dịch, cũng như có email để liên lạc.
Khởi tố Cục trưởng Cục Lãnh sự cùng ba người tại Bộ Ngoại giao
Ngày 28/01, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an Việt Nam cho báo chí biết bà Nguyễn Thị Hương Lan, 48 tuổi, Cục trưởng Lãnh sự của Bộ Ngoại giao cùng ba người tại Bộ Ngoại giao bị bắt giữ.
Thông tin ban đầu nói đây là vụ án liên quan tố cáo nhận hối lộ khi cấp phép cho một số công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân về nước.
Cùng tội danh, xảy ra việc khởi tố, tạm giam ba ông, Đỗ Hoàng Tùng (42 tuổi, Phó Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao); Lê Tuấn Anh (40 tuổi, Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao); Lưu Tuấn Dũng (35 tuổi, Phó phòng Bảo hộ công dân Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao).
Trước đó, chính phủ Việt Nam đã nói về hành vi trục lợi thay đổi tính chất nhân đạo của các chuyến bay giải cứu.
Thông điệp được người Phát ngôn Bộ Ngoại giao đưa ra vào ngày 20/01 trong cuộc họp báo đầu năm 2022.
"Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng: Những hành vi trục lợi tiêu cực, thay đổi tính chất nhân đạo của các chuyến bay giải cứu cần bị lên án trừng trị nghiêm khắc theo quy định của pháp luật", Bà Lê Thị Thu Hằng nói.
Hôm 31/01/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã "biểu dương lực lượng Công an đã nắm chắc tình hình, phát hiện, khởi tố, điều tra vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao".
Cùng ngày, Thủ tướng Chính cũng "yêu cầu khẩn trương điều tra để đưa ra xét xử vụ án này", theo VietnamNet.
ĐÔI ĐIỀU GÓP Ý VỚI CÔ HẰNG
ĐOÀN BẢO CHÂU/ TD 18-2-2022
1. Việc đưa công dân về nước là điều đương nhiên một chính quyền nên làm và nói cho chính xác là phải làm. Chính quyền là một bộ máy điều hành đất nước, thu tiền thuế từ doanh nghiệp, từ người dân chính là để làm những việc như thế này.
Cô nói: “kết quả giải cứu công dân là không thể phủ nhận!” Cô không nên nhấn mạnh quá, khiến công luận cảm thấy như thể cô đang kể công. Vậy bộ máy ăn lương từ ngân sách sẽ làm gì nếu không phải là những việc như thế này? Hơn nữa, nếu tôi nhớ không nhầm thì công dân phải trả tiền để được trở về.
2. Cô nói: “chủ trương nhất quán của Bộ Ngoại giao là sai phạm đến đâu xử lý đến đó, không bao che, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai.” Tôi tự hỏi Bộ Ngoại Giao nếu muốn bao che, muốn tạo ra ngoại lệ thì có được không nhỉ? Hình như để làm được điều này thì còn cần tới Bộ Công An, VKS, toà án nữa. Mà bao che, tạo ra ngoại lệ mà lộ ra thì công luận sẽ phản ứng ra sao?
3. Hai điều trên cô nói là thừa nhưng cô lại thiếu một phần vô cùng quan trọng. Với tư cách là đại diện của Bộ Ngoại Giao, cô phải xin lỗi công luận về việc sai phạm của 4 cán bộ đã lợi dụng sự khó khăn để hút máu, ăn thịt công dân. Họ chính là cán bộ của cái bộ cô đang đại diện để phát ngôn đấy.
Xin lỗi là điều nên làm, phải làm của một người trưởng thành hay của một cơ quan, tổ chức có tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp. Biết xin lỗi chẳng những không bớt đi tinh thần “ngạo nghễ” mà thực ra tạo nền tảng để “ngạo nghễ” hơn trong tương lai. Là người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao, tôi tưởng những điều này cần phải chuẩn bị trước cho chu đáo, phát ngôn không được thiếu, không được thừa chứ nhỉ?
Xin hiểu cho đây không phải là moi móc, vạch lá tìm sâu nhưng đối đáp trong trường hợp này mà như vậy thì vào một vấn đề quan trọng hơn, khi phải đối đáp với ngoại bang mà vừa thiếu, vừa thừa như vậy thì sẽ rất dở.
VỤ ÁN CỤC LÃNH SỰ 'NHẬN HỐI LỘ': BỘ CÔNG AN 'GÕ CỬA'
BỘ GIAO THÔNG
BBC 20-2-2022
Bộ Công an đã đề nghị Bộ Giao Thông Vận tải cung cấp tài liệu làm rõ chủ trương tổ chức các chuyến bay "giải cứu" và chuyến bay "combo", theo truyền thông Việt Nam.
Thanh Niên đưa tin văn bản gửi Bộ GTVT ngày 17/2 từ Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã đề nghị Bộ trưởng Bộ GTVT chỉ đạo các đơn vị cung cấp tài liệu làm rõ chủ trương tổ chức các chuyến bay nói trên được bắt đầu từ thời điểm nào.
"Căn cứ tiêu chí, cơ sở nào để Bộ GTVT xét, duyệt cấp chuyến bay và các quy trình, thủ tục xử lý việc xét duyệt cho hãng hàng không bay "combo", "giải cứu" như thế nào," theo Thanh Niên.
Điểm đáng chú ý là văn bản của Bộ Công an được báo Thanh Niên dẫn lại mô tả các chuyến bay "giải cứu" là "không trả phí".
Bài của Thanh Niên mô tả Bộ GTVT được yêu cầu cung cấp danh sách chi tiết hãng hàng không, chuyến bay (thời gian, số hiệu máy bay, sân bay cất, hạ cánh) và các doanh nghiệp đã được Bộ GTVT cấp phép triển khai các chuyến bay "giải cứu", "combo" cũng như danh sách công dân đã được đưa từ nước ngoài về trên các chuyến bay "giải cứu" và hợp đồng, chi phí thanh toán của từng chuyến bay cũng được đề nghị làm rõ.
Được biết Bộ Công an còn đề nghị cung cấp danh sách cá nhân tại Bộ GTVT được phân công thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, xét duyệt cho hãng hàng không, doanh nghiệp thực hiện các chuyến bay "giải cứu", "combo".
Phản hồi lại đề nghị của Bộ Công an, giải trình ban đầu của Bộ GTVT là bộ này không được giao trách nhiệm trong việc đánh giá, tổng hợp nhu cầu, phê duyệt danh sách công dân, cấp phép cho các doanh nghiệp tổ chức các chuyến bay "giải cứu", chuyến bay "combo".
"Ngành giao thông trên tinh thần phối hợp trách nhiệm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tổ chức các chuyến bay một cách sớm nhất nhằm đáp ứng mong mỏi và nguyện vọng được về nước của bà con.
"Kế hoạch giải cứu công dân được Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao phê duyệt trên cơ sở ý kiến thống nhất của các bộ, ngành liên quan".
Vào ngày 28/1, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an thông báo đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và thực hiện lệnh khám xét, lệnh bắt bị can đối với bốn lãnh đạo, cán bộ thuộc Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), để điều tra về hành vi "nhận hối lộ".
Lệnh khởi tố khi đó nói vụ án liên quan đến việc "xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước".
Điều này có thể hiểu rằng vụ án bao gồm cả chuyến bay "giải cứu" và chuyến bay "combo" khi hành khách phải trả tất cả các chi phí từ vé, chỗ ở, đồ ăn, xét nghiệm... với giá vé rất cao và là chuyến bay một chiều.
Kể từ khi có Vụ án "Nhận hối lộ" tại Cục lãnh sự, Bộ Ngoại giao cho hay, từ năm 2020 đến nay đã triển khai hơn 1.000 chuyến bay và đưa 240.000 công dân Việt Nam từ 60 quốc gia, vùng lãnh thổ về nước.
Bốn người tại Bộ Ngoại giao bị cáo buộc có hành vi "trục lợi cá nhân" là Nguyễn Thị Hương Lan (48 tuổi, Cục trưởng Lãnh sự), Đỗ Hoàng Tùng (42 tuổi, Phó Cục Lãnh sự), Lê Tuấn Anh (40 tuổi, Chánh văn phòng Cục Lãnh sự) và Lưu Tuấn Dũng (35 tuổi, Phó phòng Bảo hộ công dân Cục Lãnh sự).
Vào ngày 17/2, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao nói "Chủ trương nhất quán của Bộ Ngoại giao là sai phạm đến đâu xử lý đến đó, không bao che, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai" và rằng "Vụ việc liên quan đến sai phạm của một số cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn".
"Việc đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài có nhu cầu, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nước trong bối cảnh đại dịch vừa qua là chủ trương hoàn toàn đúng đắn và nhân đạo của Đảng và Nhà nước," bà Lê Thị Thu Hằng nói.
Bình luận về phát biểu này, Võ sư Đoàn Bảo Châu từ Hà Nội viết trên Facebook cá nhân:
"Việc đưa công dân về nước là điều đương nhiên một chính quyền nên làm và nói cho chính xác là phải làm. Chính quyền là một bộ máy điều hành đất nước, thu tiền thuế từ doanh nghiệp, từ người dân chính là để làm những việc như thế này.
"Cô nói: "kết quả giải cứu công dân là không thể phủ nhận!" Cô không nên nhấn mạnh quá, khiến công luận cảm thấy như thể cô đang kể công. Vậy bộ máy ăn lương từ ngân sách sẽ làm gì nếu không phải là những việc như thế này? Hơn nữa, nếu tôi nhớ không nhầm thì công dân phải trả tiền để được trở về…"
Ông Châu nói rằng Bộ Ngoại giao nên có lời xin lỗi công luận về việc sai phạm của 4 cán bộ đã lợi dụng sự khó khăn để làm điều mà ông mô tả là "hút máu, ăn thịt công dân".
Trong khi đó Luật sư Lê Công Định từ Sài Gòn trên Facebook cá nhân đặt câu hỏi về số tiền quá cao thu từ các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước:
"Vì Bộ Ngoại giao chủ trương tổ chức các chuyến bay đưa công dân về nước với giá cao, nhưng không chủ trương hối lộ, nên ngoài khoản tiền hối lộ mà một số cá nhân đã nhận, số tiền thu được còn lại từ giá cao đi về đâu? Quỹ đen chung của cả Bộ Ngoại giao chăng?"
Trên 'Tôi và Sứ quán' trên Facebook (trang phanh phui các hành vi tiêu cực từ cơ quan lãnh sự VN tại nước ngoài), bạn Nguyen Thanh Trung viết:
"Đề nghị TVSQ làm bảng đăng ký cho những ai bị chặt chém trọng thương vụ "giải cứu" này vào đăng ký.
"Từ danh sách này chúng ta đứng ra kiện Bộ Ngoại giao đòi phải hoàn trả lại tiền cho tất cả những ai bị chặt chém.
"Đây là một vụ án bẩn thỉu nhất, họ đã lợi dụng quyền lực và đại dịch Covid-19 để kết cấu ăn cướp tiền của dân.
"Cục lãnh sự không bỏ rơi (tiền) của ai thì không ai để Cục lãnh sự ăn cướp tiền, tiền ăn cướp phải hoàn trả lại cho người bị hại".
Một số nguồn thạo tin trong nước nói với BBC Tiếng Việt rằng đại diện ngoại giao Việt Nam tại một số nước đã và đang phải "giải trình" một số câu hỏi liên quan tới vụ án này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét