ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Omicron và Thế vận hội mùa đông 2022 (KTSG 4/2/2022)-Mỹ cảnh báo các doanh nghiệp Trung Quốc giúp Nga (VNN 4/2/2022)-Chính sách Hoa Kỳ với Việt Nam qua tân Đại sứ Marc E. Knapper (TD 3/2/2022)-Trung Quốc mổ xẻ thất bại trước tuyển Việt Nam: Thảm họa! (VNN 3/2/2022)-Philipp Rösler, cựu Phó Thủ tướng Đức gốc Việt, thăm trại trẻ mồ côi ở Sóc Trăng (TD 2/2/2022)-Tập Cận Bình coi chừng phía sau lưng (Foreign Policy/viet-studies 2-2-22)-Ukraina thông báo sẽ ký hiệp ước an ninh với Ba Lan, Anh (VNN 2/2/2022)-Anh và Mỹ chuẩn bị trừng phạt Nga vì Ukraina (VNN 1/2/2022)-Ngoại giao kinh tế: Tận dụng tối đa thành tựu chuyển đổi số phục vụ phát triển đất nước (N Đầu Tư 31-1-22)-Canada rút nhân viên ngoại giao khỏi Ukraina, Mỹ diễn tập chiến tranh hạt nhân (VNN 31/1/2022)-Ukraina yêu cầu Nga rút quân khỏi biên giới (VNN 31/1/2022)-Anh công bố 'đề nghị quân sự lớn' cho NATO, gửi thông điệp tới Nga (VNN 30/1/2022)-Ông Biden nói Mỹ sẽ sớm gửi binh sĩ tới Đông Âu (VNN 29/1/2022)-Mỹ hứa bảo vệ Ukraina, kêu gọi Hội đồng Bảo an vào cuộc (VNN 28/1/2022)-Keanu Reeves bị giới “cực đoan đỏ” ở Trung Quốc đấu tố (TD 28/1/2022)-Tuấn Khanh-Liệu Tập Cận Bình sẽ lợi dụng cuộc khủng hoảng ở Ukraine? (TD 28/1/2022)-Nga điều siêu tiêm kích đến Belarus giữa căng thẳng với NATO (VNN 27/1/2022)-NATO mở rộng và nguyện vọng chính đáng của Ukraine (TD 27/1/2022)-Chiến lược ba quả đấm của Mỹ (TD 26/1/2022)-Lê Minh Nguyên-
- Trong nước: Tôi tin Ủy ban KTTƯ sẽ tiếp tục đấu tranh, xử lý sai phạm không có 'vùng cấm' (GD 5/2/2022)-92 năm thành lập Đảng: Những 'hạt giống đỏ' nảy mầm giữa tâm dịch (GD 3/2/2022)-Sự ra đời của Đảng đã làm thay đổi vận mệnh của cả dân tộc (QĐND 3-2-22)-Ra mắt Tủ sách Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng (ND 3-2-22)-Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền là đạo đức, là văn minh" (ĐCS 2-2-22)-Thứ trưởng Ngoại giao nói về gần 600 chuyến bay đưa người Việt về nước (DT 2-2-22)-Trần Bửu Kiếm (1920-2022) (Diễn Đàn 2-2-22)-"Xây dựng và phát triển đất nước là vai trò và sứ mệnh của thế hệ trẻ" (LĐ 2-2-22)-Năm Nhân Dần 2022: Lối thoát nào khỏi “vòng xoáy” tha hoá quyền lực? (RFA 1-2-22)-Thấy gì qua vụ án ở Cục lãnh sự : “Kiếm ăn trên xương máu đồng bào” (RFA 31-1-22)-Năm điều tạm rút ra từ vụ ‘giải cứu công dân’ khét tiếng (VOA 1-2-22)-yk Đinh Hoàng Thắng-Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 (GD 1/2/2022)-Tổng Bí thư thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội tối giao thừa (GD 1/2/2022)-Chủ tịch nước dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67 (GD 1/2/2022)-
- Kinh tế: Sau Tết, bảo đảm tập trung xử lý công việc ngay từ những ngày làm việc đầu tiên (GD 5/2/2022)-Phú Quốc là điểm đến hút khách bậc nhất dịp Tết Nhâm Dần (GD 5/2/2022)-Như Covid chưa từng tồn tại… (KTSG 5/2/2022)-Bình Định: Doanh nghiệp được yêu cầu tăng cường phòng chống dịch đầu xuân (KTSG 5/2/2022)-Từ mùa du lịch Tết ‘đông nghịt’ nghĩ về việc tạo sức bật cho du lịch phục hồi (KTSG 5/2/2022)-Giãn cách sẽ không còn nhưng cải cách vẫn là bài toán nóng (KTSG 5/2/2022)-Bí thư Hải Dương: Chuyển đổi số giúp kinh tế tăng trưởng bất chấp dịch bệnh (VNN 5/2/2022)-Vài tản mạn Tết Nhâm Dần (KTSG 4/2/2022)-Khủng hoảng Ukraine giúp đơn đặt đóng tàu chở LNG của Hàn Quốc tăng vọt (KTSG 4/2/2022)-Câu hỏi nghìn tỷ USD trong vũ trụ xe điện: Tân binh VinFast, ‘tuổi trẻ tài cao’ Tesla hay những 'cây đa, cây đề' như Toyota, VW sẽ nắm 'ngai vàng' cuối cùng? (NTT 4-2-22)-Bài toán nào để Việt Nam thoát "bẫy lao động giá rẻ"? (DT 4-2-22)-Không vay được vốn, nhiều dự án điện than có thể bị hủy bỏ (DV 4-2-22)-Bánh mì Việt Nam trên đường lưu lạc (TN 4-2-22)-Phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại buổi tổng kết khối công nghệ số năm 2021 (VNN 4-2-22)-Những câu tiếng Anh cần biết khi tới nhà hàng (VnEx 4-2-22)- ví dụ:"MY FRIEND WILL PAY FOR THIS!"
- Giáo dục: Chính phủ đã bỏ chia hạng viên chức, sao Bộ Giáo dục vẫn chia hạng giáo viên? (GD 5/2/2022)-Việt Nam có chứng chỉ Vstep, sao các trường Đại học chỉ ưu tiên xét tuyển IELTS? (GD 5/2/2022)-Chưa làm rõ nghi vấn lộ đề thi, Bộ nên giao các sở xét tốt nghiệp phổ thông (GD 5/2/2022)-Thầy trò trường sư phạm chung tay khởi nghiệp bằng Tảo (GD 5/2/2022)-Giáo viên cần được biết chi tiết các khoản hoa hồng trong trường học công lập (GD 5/2/2022)-Đại biểu Quốc hội lo nguy cơ thiếu giáo viên nhiều bậc học trong thời gian tới (GD 5/2/2022)-Năm mới, chuyên gia giáo dục tiếp tục băn khoăn về Đề án thí điểm 9+5 (GD 5/2/2022)-Yêu cầu 2 Bộ báo cáo phương án hỗ trợ giáo viên, cơ sở giáo dục tư thục (GD 5/2/2022)-
- Phản biện: Tuyên truyền và hệ thống tự hoại! (TD 4/2/2022)-Trân Văn-Tờ báo Tết nhạt nhẽo và vô chính trị (TD 4/2/2022)-Phạm Đình Trọng-Chẳng có chi lo âu, sợ hãi! (TD 4/2/2022)-Lê Huyền Ái Mỹ-Lựa chọn của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu mới (viet-studies 3-2-22)-Nguyễn Đức Thành-Dấu hỏi lớn 'tuần lễ 100 tỷ' của ông Vượng có phải sự phí phạm? Chuyên gia lên tiếng! (SOHA 3-2-22)-Từ Bính Dần 1986 đến Nhâm Dần 2022: Chặng đường thành công của đổi mới (TVN 1/2/2022)-Nguyễn Thị Thu-Nhạt, nhàm, cũ, nhảm! Đừng trách họ, điều ấy là tất yếu! (TD 2/2/2022)-Đoàn Bảo Châu-Hành trình kiên tâm (Leader 2-2-22)- về bà Phạm Chi Lan-An ninh kinh tế cho Việt Nam (Leader 2-2-22)- Trần Văn Thọ-Bịt lỗ hổng thể chế để chống tham nhũng (N Đầu Tư 3-2-22) -Nguyễn Sĩ Dũng-Năm điều tạm rút ra từ vụ “giải cứu công dân” khét tiếng (TD 1/2/2022)-Đinh Hoàng Thắng/VOA-Khi các nữ Đại sứ hòa mình vào ‘ngoại giao số’ (VNN 28-1-22)-Thái An-Tại sao người Việt khó hòa giải (viet-studies 29/1/2022)-1-22)-Nguyễn Quang Dy-Một mảng xã hội dân sự Việt Nam vẫn lên tiếng (TD 30/1/2022)-Tội ác khó tha thứ (TD 30/1/2022)-Đỗ Duy Ngọc-Nhiệm kỳ khả thi của ông Trọng (TD 30/1/2022)-Tâm Chánh-“Loạn”–Có hơn một chữ “Loạn” (TD 29/1/2022)-Lý Đại-Săn đồng bào (TD 29/1/2022)-Thùy Dương-Nên bỏ tục đốt vàng mã (TD 29/1/2022)-Phạm Xuân Cần-Công lý bị trì hoãn thì cũng không khác gì sự bất công (TD 29/1/2022)-Lê Nguyễn Duy Hậu-Hãy cứu lấy con người! (TD 28/1/2022)-Nguyễn Thông-Cán bộ cơ sở và cơ sở để chọn cán bộ (TD 28/1/2022)-Lê Huyền Ái Mỹ-Lại bàn về báo chí độc lập (BVN 28/1/2022)-Thới Bình-Giải mã lịch sử (BVN 28/1/2022)-NguyễnThông-Các vị lãnh đạo nghĩ gì? Một hệ thống do dân, vì dân hay sẵn sàng ăn thịt dân ? (TD 25/1/2022)-Đoàn Bảo Châu-‘Chỗ ngồi’ làm người ta quên họ là ai, như thế nào? (TD 25/1/2022)-Trân Văn-Thuốc đắng giã tật và bài toán giữ chân nhà đầu tư (BVN 24/1/2022)-Lưu Minh Sang-
- Thư giãn: Siêu vũ khí hủy diệt của vua Quang Trung (TVN 4/2/2022)-Quốc Phong-Ngôi nhà phủ kín mai anh đào, nơi nghỉ dưỡng 'trốn dịch' đẹp như mơ của gia đình Sài Gòn (VNN 3/2/2022)-Lý do hổ không sợ nước, bơi cực giỏi (VNN 3/2/2022)-
Vài năm trở lại đây, việc nhận xét chương trình kịch 30 Tết luôn lặp lại một điệp khúc với những từ nhạt, nhàm, cũ, nhảm, chán, mất thời gian… Vậy nguyên nhân nằm ở đâu?
Giả sử có một thằng lính đang hầu ông bà quan đang dùng bữa. Quan bà bỗng đánh rắm. Quan ông hỏi thằng lính: Mày thấy thế nào?
Tính quan ông vốn độc tài, kẻ nào nói trái ý mình là lột truồng nó ra rồi đánh nát mông, đối tượng có số má hơn là bỏ tù. Vậy nếu bạn là thằng lính, bạn sẽ ứng xử ra sao? Bạn không nói khi quan ông hỏi thì không được, nhận xét đúng thì chết. Do vậy, thằng lính sẽ phải ậm ừ:
– Bẩm quan, dạ dạ dạ, bẩm quan… con thấy cái tiếng ấy của quan bà phát ra nghe lúc này không đúng chỗ lắm ạ!
– Không đúng là sao? Quan ông quắc mắt, quát.
– Dạ, thực ra là rất hợp tự nhiên, hợp với quy luật trời đất, có vào thì phải có ra, rất tốt cho sức khỏe, rất tốt cho tiêu hoá, rất tốt cho điều hoà kinh mạch kinh lạc, việc ấy là đúng lắm ạ, rất hợp nhưng…
– Nhưng sao?
– Tức là nếu không phải lúc đang ăn uống thì sẽ tốt hơn ạ! Nhưng thật ra thì mọi chuyện đều rất tốt ạ, rất hay ạ, dạ dạ, bẩm quan ạ.
Bạn thấy chưa? Đấy là thân phận thằng lính dưới một thằng quan độc tài. Nó sẽ ấp úng loanh quanh như một thằng ngớ ngẩn. Mà thằng này còn có phần tử tế chứ vào thằng khác là nó khen thơm, thơm lắm, thơm ngất ngây và nghe như “tiếng đàn tiếng sáo” ngay.
Văn nghệ dưới sự lãnh đạo cứng nhắc, độc tài thì sẽ rất khó để phát triển rực rỡ. Nó sẽ tạo ra một chương trình gọi là có, không dám nói thẳng, nói thật, nói phải uốn éo chán chê và chỉ dám động hoen hoen bề ngoài sự việc. Đố dám đi vào bản chất.
Một chương trình quan trọng bậc nhất của một quốc gia mà nhạt thếch. Trong khi ấy thì năm vừa qua có biết bao điều nổi cộm cần phản ánh. Nhạt, nhảm rồi bọc ngoài mấy triết lý hời hợt mà mấy đứa trẻ cấp hai cũng biết. Chán lắm!
Câu hỏi đó nếu đưa ra cho mạng xã hội, mọi người sẽ nhăn mặt bảo: Thối, vô duyên, bất lịch sự, thô thiển, vô ý… Đơn giản là họ phản ánh trung thực sự việc. Thối bảo là thối, thơm bảo là thơm.
Điều này rất rõ nhưng để những người lãnh đạo nhìn ra là điều rất khó. Văn học nghệ thuật mà phải đeo một cái gông chính trị thì rất khó có thể phát triển, khó có thể tạo ra những giá trị nghệ thuật được thế giới công nhận. Sản phẩm vì thế sẽ chỉ là những thứ hàng chợ, rẻ tiền. Nhạt, nhảm, chán là đương nhiên.
Năm vừa qua có một hội nghị về văn hoá. Đấy là một việc tốt nhưng bàn về văn hoá mà không hiểu rằng văn hoá cần tự do về tư tưởng, tự do về sáng tạo thì mới có thể phát triển rực rỡ được thì điều ấy sẽ thành tầm phào, tổ chức chỉ tốn tiền thuế dân đóng mà thôi.
Nghệ thuật là một mảng quan trọng của văn hoá, nghệ thuật lại đặc biệt cần tự do về tư tưởng để nẩy mầm, đơm hoa kết quả. Tự do tư tưởng chính là ánh sáng để cây nghệ thuật phát triển.
Tôi tự hỏi các vị lãnh đạo cao cấp có nhìn thấy vấn đề quan trọng này không? Hãy nhìn xa, nhìn sâu, nhìn vào tương lai của đất nước, của con cháu chúng ta. Sự trói buộc về tư tưởng sẽ khiến những giá trị tinh thần của đất nước bị tụt hậu, nhạt nhoà so với mặt bằng nhân loại.
Hãy cởi trói cho văn học nghệ thuật.
GẶP NHAU CUỐI NĂM-TÁO QUÂN 2022 NHIỀU
CÂU CHUYỆN CHÂM BIẾM SAU CAY
TRÚC ANH/ ĐB TPHCM 16-1-2022
Chương trình “Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2022”.
(Thanhuytphcm.vn) - Chương trình “Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2022”, món ăn tinh thần quen thuộc của khán giả trong đêm cuối năm đã tung ra những hình ảnh đầu tiên của buổi ghi hình tối 15/6. Nhiều gương mặt trẻ xuất hiện bên những diễn viên gắn bó mật thiết với chương trình gần 20 năm qua.
Năm nay thiên đình có sự góp mặt của nhiều Táo như Kinh tế, Xã hội, Giao thông, Mạng, Giáo dục, Y tế, Nông nghiệp… Tuy nhiên, trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh, việc báo cáo cũng được điều chỉnh theo quy định giãn cách, tránh tập trung đông người và không phải Táo nào cũng có cơ hội được vào chầu… Do vậy, các Táo đều tìm cách thay đổi cách thức chầu, tạo ra những bản báo cáo rất sáng tạo, có sự kết hợp giữa quá khứ và hiện tại để gây ấn tượng với Ngọc Hoàng. Một mặt, các Táo cố gắng thể hiện tài năng, khoe thành tích mà ngành mình đạt được, mặt khác cũng tìm cách lấp liếm, che giấu những tồn tại, thiếu sót của bản thân. Tuy nhiên, như thường lệ, bộ đôi Nam Tào – Bắc Đẩu, kẻ tung, người hứng, với sự hậu thuẫn của Ngọc Hoàng đã lần lượt chỉ ra những điểm yếu của các Táo – cũng chính là những vấn đề được nhắc đến nhiều trong suốt năm qua, từ những bức xúc lớn như sự trục lợi từ dịch bệnh, tham nhũng, hối lộ quan chức đến những bất cập về giấy đi đường, quy định vùng dịch, những bất ổn của thị trường chứng khoán, bất động sản, tiền điện tử…
Ảnh hưởng của dịch bệnh khiến xã hội online trong năm qua trở nên sôi động hơn cả. Có thể nói, những gì diễn ra trên thế giới ảo, trên mạng xã hội đã không còn “ảo” nữa mà gây tác động “thật” đối với xã hội. Chính vì vậy mà nhiều vấn đề, mặt trái của mạng xã hội cũng được đề cập trực diện, đặc biệt là những nội dung xấu độc, những trend không lành mạnh mà Ngọc Hoàng coi là “rác mạng”.
Vạch trần cái xấu, trừng trị thẳng tay những kẻ gây hại cho dân, nhưng Ngọc Hoàng cũng khẳng định những nỗ lực đáng khen ngợi của các Táo trong suốt năm qua ở mọi ngành nghề, lĩnh vực đã vượt qua khó khăn, thách thức để từng bước kiểm soát dịch bệnh, phục hồi nền kinh tế, đảm bảo ổn định xã hội. Đồng thời, Ngọc Hoàng hy vọng các Táo tiếp tục đoàn kết, trên dưới đồng lòng để tạo ra sức mạnh to lớn. Ngọc Hoàng cũng yêu cầu các Táo có được tinh thần: việc gì tốt cho dân, có lợi cho dân thì bắt tay vào làm luôn, không chần chừ, và phải xử lý dứt điểm, triệt để những vấn đề còn tồn tại.
Trong một năm đầy khó khăn vì dịch bệnh, Táo quân vẫn giữ được những nét châm biếm, đả kích, nhưng bao trùm lên vẫn là những thông điệp tích cực, lạc quan, niềm tin vào những điều tốt đẹp sẽ được lan tỏa trong xã hội.
“Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2022” được phát sóng vào 20 giờ đêm 30 Tết (tức 31/1/2022). Một phiên bản đầy đủ (uncut) sẽ được đăng tải trên các nền tảng số của Đài Truyền hình Việt Nam như VTVGo, VTV Giải trí. Đặc biệt, một series Táo quân tiền truyện, hậu truyện (gồm 6 số) sẽ được ra mắt trên VTVgo bắt đầu từ ngày 27/1/2022, hứa hẹn mang lại nhiều góc nhìn vui nhộn và khác lạ về Táo quân 2022.
Trúc Anh
TÁO QUÂN 2022 VẪN 'NHẠT' DÙ BẮT ĐỦ
'TREND' TỪ LIVESTREAM, SAO KÊ ĐẾN
GIẤY ĐI ĐƯỜNG
LÊ ANH/ VOV 1-2-2022
VOV.VN - Đề cập đến nhiều vấn đề nổi cộm trong năm qua nhưng nhiều khán giả cho rằng Táo Quân 2022 vẫn "nhạt" vì chưa thực sự đi sâu mà chỉ thoáng qua.
Tối 31/1 (29 Tết Nguyên đán), chương trình "Gặp nhau cuối năm - Táo Quân 2022" chính thức lên sóng trong sự háo hức của khán giả. Chương trình năm nay tiếp tục quy tụ dàn diễn viên quen thuộc đã gắn bó với Táo quân suốt nhiều năm qua như NSƯT Quốc Khánh, NSƯT Chí Trung, NSƯT Quang Thắng, NSND Tự Long, NS Vân Dung.

Năm nay NSƯT Xuân Bắc và NSND Công Lý không thể tham gia khiến nhiều khán giả có nhiều tiếc nuối. Sự thay thế của hai nghệ sĩ trẻ Đỗ Duy Nam và Trung Ruồi đảm nhận vị trí Nam Tào và Bắc Đẩu được lý giải trong chương trình là Bắc Đẩu về nghỉ hưu để làm người tử tế, Nam Tào nghỉ dưỡng bệnh.
Với thời lượng hơn 3 tiếng đồng hồ, "Táo quân 2022" châm biếm những vấn đề nhức nhối của từng ngành qua màn báo cáo sáng tạo của 4 Táo Kinh tế, Xã hội, Giao thông, Mạng...
Màn báo cáo của Táo Giao thông do NSƯT Chí Trung vẫn giữ được nét duyên dáng hài hước rất riêng. Năm qua là một năm mà người dân không ra đường nhiều nhưng giao thông vẫn tồn tại những vấn đề kéo dài từ lâu chưa được giải quyết như vận hành tàu điện trên cao. Đặc biệt, những vấn đề về giấy đi đường được đưa ra chất vấn với những quyết định được đưa ra lúc nửa đêm, hay bất cập của giấy đi đường, hay "bánh mỳ không phải thực phẩm thiết yếu",... được đề cập qua những tình huống éo le khiến khán giả thích thú.

Táo Mạng – nhân vật mới của năm nay do NSND Tự Long thể hiện tái hiện nhiều xu hướng “gây bão” trên mạng xã hội trong năm qua như “nhìn sang trái” hay câu nói “enjoy cái moment này” của nữ ca sĩ của Chi Pu. Bên cạnh đó, xã hội online trong năm qua trở nên sôi động hơn cả. Nhiều vấn đề, mặt trái của mạng xã hội cũng được đề cập trực diện, đặc biệt là những nội dung xấu độc, nhưng xu hướng không lành mạnh mà Ngọc Hoàng coi là "rác mạng" nổi bật là việc livestream chửi bới, xúc phạm người khác, dạy cắt tay tự tử, livestream đánh ghen, bán hàng "khoe body", thánh chửi,…
Trong khi đó, Táo Kinh tế và Y tế (NSƯT Quang Thắng và nghệ sỹ Vân Dung) tiếp tục thể hiện sự ăn ý trong vũ đạo "ngoáy mũi" đặc sắc, ấn tượng. Những câu chuyện gây sốt như "lùa gà" thị trường chứng khoán, thổi phồng giá đất, phát phiếu đi chợ... cũng được đề cập những không nhiều.
Cũng như mọi năm, chương trình "Táo Quân 2022" tiếp tục gây ấn tượng với khán giả bởi những câu nói mang tính chất hài hước như "Tiền nhiều để làm gì? Để mang về cho mẹ", "dĩ dãng dơ dáy dễ gì giấu giếm", "Sống thế nào là việc của dân, việc hàng đầu là tập trung chống dịch"; "Khi tình yêu hết hạn thì sự khốn nạn sẽ lên ngôi", "Rác là một thứ không thể thiếu trong cộng đồng mạng", "Đừng để mặt trái lấn át phải"... Bên cạnh đó, âm nhạc tiếp tục là một điểm hấp dẫn của ‘Táo quân 2022”, nhiều ca khúc ở đa dạng thể loại đã được sử dụng một cách khéo léo, hợp lý đã giúp những màn báo cáo trở nên sinh động hơn.
Dù với thời lượng 3 tiếng, đề cập đến nhiều vấn đề thời sự nhưng đối với nhiều khán giả "Táo Quân 2022" chưa thực sự để lại nhiều ấn tượng. Đa phần các ý kiến đều cho rằng chương trình nhạt, thiếu hấp dẫn, các vấn đề chưa được trình bày sâu sắc. Một khán giả viết lên mạng xã hội: "Không hay, yếu tố gây cười nhạt nhẽo, các mánh chọc cười đều cũ rích, không gây được sự bất ngờ". Một người khác nêu quan điểm: "Năm nay không còn thấm như những năm trước nữa". Một tài khoản khác bình luận: “Năm nay bắt trend nhiều lắm. Nhưng bị quá nhiều ấy nên nó nhạt, cộng thêm cách dựng khiến tôi không ưng ý lắm". "Nói thẳng là không hay. Có ý tưởng nhưng đa phần lấy trên mạng nên không có gì ngạc nhiên để cười. Hình như ít cái để nói nên kịch bản cứ lặp đi lặp lại. Hi vọng năm sau làm tốt hơn chứ năm nay kịch bản chán quá, cảm giác xem quảng cáo còn hay hơn”, người xem nêu ý kiến.
Một trong những nội dung được thảo luận nhiều là phần thể hiện Nam Tào và Bắc Đẩu của Đỗ Duy Nam và Trung Ruồi. Cả hai từng tham gia các chương trình Táo quân năm 2017, 2019 nhưng đây là lần đầu cả hai đảm nhận vai diễn nặng ký như này.

Sánh bên Ngọc Hoàng – Quốc Khánh, Nam Tào, Bắc Đẩu mới cho thấy sự tung hứng nhất định, lần lượt chỉ ra những điểm yếu của các Táo – cũng chính là những vấn đề được nhắc đến nhiều trong suốt năm qua: sự trục lợi từ dịch bệnh, tham nhũng, hối lộ quan chức đến các bất cập về giấy đi đường, quy định vùng dịch, bất ổn của thị trường chứng khoán, bất động sản, tiền điện tử…
Dẫu vậy, phần thể hiện của Đỗ Duy Nam và Trung Ruồi gây nhiều tiếc nuối dù cả hai có đất diễn. Để thể hiện hai 2 vai diễn lớn như Nam Tào, Bắc Đẩu không phải dễ bởi đây là nhân vật mang tính chất kết nối xuyên suốt giữa các phần báo cáo của dàn Táo với thông điệp của Ngọc Hoàng. Bên cạnh đó, dấu ấn của 2 người tiền nhiệm là Xuân Bắc và Công Lý trong lòng khán giả quá lớn.

Một số ý kiến cho rằng hai diễn viên trẻ đã có sự nỗ lực nhưng còn bị các diễn viên gạo cội lấn át. Vì thế màn chất vấn, tung hứng của bộ ba Ngọc Hoàng - Nam Tào - Bắc Đẩu vốn là đặc sản chương trình lại có phần nhạt nhoà, chưa thể hiện được sự ăn ý. Điều đó cũng dễ hiểu khi Quốc Khánh - Xuân Bắc - Công Lý đã đóng chung với nhau nhiều năm còn Trung Ruồi và Đỗ Duy Nam chưa có nhiều kinh nghiệm.
Tuy nhiên, nhiều khán giả cho rằng cần có sự thay đổi cho chương trình. Khán giả Xuân Tài chia sẻ: "Tào Đẩu mới tất nhiên phải có những sự rụt rè ban đầu chứ không thể bụp phát diễn oai nghiêm quá được, các năm sau k biết NSUT Xuân Bắc và NSND Công Lý có trở lại không nhưng năm nay cá nhân mình thấy Trung Ruồi và Đỗ Duy Nam đã làm tốt, các năm sau nếu tiếp tục sẽ có nhiều đất diễn và toả sáng hơn". Khán giả Minh Thu nhận định: "Trung ruồi hay Đỗ Duy Nam còn non trẻ nên thế này là quá tốt rồi. Sau này qua nhiều mùa Táo quân hơn thì họ sẽ đậm chất táo quân hơn. Đây là điều chúng ta phải chấp nhận cũng như công nhận",..../.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét