ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: 2 chiến hạm Mỹ thách thức Trung Quốc ở Hoàng Sa (GD 28/5/2018)-Tổng thống Hàn Quốc sang Triều Tiên hội đàm, Mỹ phái người đi Singapore chuẩn bị (GD 27/5/2018)-Vì sao Saudi Arabia và Nga muốn tăng sản lượng dầu? (KTSG 28/5/2018)-Giá dầu diesel trước sức ép đình công của tài xế Brazil (KTSG 28/5/2018)-'Sự leo thang của Trung Quốc ảnh hưởng nghiêm trọng an ninh Biển Đông' (VnEx 28-5-18)-Đảng Cộng sản VN 'thông minh, tinh tế' hơn ĐCS Pháp (BBC 28-5-18)-Quốc hội Hàn bất ngờ bác nghị quyết ủng hộ thượng đỉnh liên Triều (VNN 29/5/2018)-Mỹ quan ngại về luật an ninh mạng sắp được Quốc hội Việt Nam thông qua (BVN 29/5/2018)-VOA-Du khách Trung Quốc không còn hợp thời ở Việt Nam (BVN 29/5/2018)-Vũ Quốc Ngữ dịch-
- Trong nước: Cần chấm dứt chuyện bỏ phiếu bầu cán bộ kiểu “anh này được đấy!”(GD 29/5/2018)-Lần đầu tiên 4 Bộ trưởng trả lời chất vấn theo công thức 1:3 (GD 29/5/2018)-Đừng nhụt chí, chùn chân nhé anh Kiên (RFA 28-5-18)-Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Tất cả dự án có 'đất vàng' đều lọt tầm ngắm thanh tra (NĐH 28-5-18) - Lọt vào hay lọt ra?-Phó Chủ tịch UBND TPHCM: Không cách nào dẹp trò khiêu dâm ở khách sạn (VOV 28-5-18) -Đầu hàng? Tệ nạn xã hội không ngừng tăng (SGGP 28-5-18)-Đô thị phát triển 'nóng', TP.HCM hễ mưa là ngập (TN 28-5-18)-3 ngày 4 tai nạn đường sắt: Bộ trưởng GTVT xin lỗi, nhận trách nhiệm (VNN 29/5/2018)-UB Kiểm tra có quyền yêu cầu đảng viên nghi tham nhũng không xuất cảnh (VNN 29/5/2018)-Đường thăng tiến Phó Cục trưởng tuổi 34 được Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ (VNN 29/5/2018)-là Ô Vũ Hùng Sơn-Phiên toà xử BS Lương bước vào ngày tranh cãi nảy lửa (VNN 29/5/2018)-Xét xử BS Hoàng Công Lương và quyền suy đoán vô tội (TVN 28/5/2018)-
- Kinh tế: Cả thế giới khó tìm ra loại bột nở nào để làm nở kinh phí đầu tư như ở nước ta (GD 29/5/2018)-Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng không đồng ý với báo cáo của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể (GD 29/5/2018)-Sức nóng của BOT và phát ngôn của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể (GD 28-5-18)-Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Cần kiểm soát độ mở của nền kinh tế và hút FDI một cách có chọn lọc (CafeF 28-5-18)-Một phần tư dự án đầu tư ra nước ngoài thua lỗ (VnEx 27-5-18)-Đặc khu sao chỉ thấy khách sạn, casino mà không thấy trung tâm công nghệ cao, tài chính? (VTC 28-5-18)-Hãy dừng bước, nhìn lại! (KTSG 29/5/2018)-Tái cấu trúc quỹ hưu trí: trễ còn hơn không (KTSG 29/5/2018)-Vietnam Blockchain Summit: Từ công nghệ tới chính sách (KTSG 28/5/2018)-Nguy cơ thất thoát do tài sản đất đai bị định giá thấp (KTSG 28/5/2018)-Có tình trạng hạ thấp giá trị doanh nghiệp để... "đục khoét" (GD 28-5-18) -Chuyên gia: Không cần thiết phải xây dựng dự án thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé (KTSG 28/5/2018)-Đồng Nai: Giá heo hơi tăng bất thường lên 50.000-52.000 đồng/kg (KTSG 28/5/2018)-“Bán lúa non” thì đã sao? (KTSG 28/5/2018)-
- Giáo dục: Đã và đang có “cuộc vận động chỉ định thầu” bộ sách giáo khoa mới? (GD 28/5/2018)-Bộ Giáo dục và Đào tạo cần làm rõ thông tin "chỉ định thầu" bộ sách giáo khoa (GD 29/5/2018)-Những lưu ý quý hơn vàng khi đăng ký tuyển sinh lớp 1, lớp 6 tại Hà Nội (GD 29/5/2018)-Sau vụ “Mẹ Mười”, Đà Nẵng sẽ làm gì để bảo vệ trẻ? (GD 29/5/2018)-Những điều nhất định cả cha mẹ, thí sinh đều phải biết khi thi vào 10 (GD 29/5/2018)-Trường có quyền bổ nhiệm giáo sư, chấm dứt việc giáo sư nhưng không giảng dạy (GD 29/5/2018)-Ba mẹ có lỗi một phần trong việc trẻ mầm non bị bạo hành (GD 29/5/2018)-Câu trả lời phũ phàng dành cô giáo ở Krông Pắk đi khiếu nại (GD 29/5/2018)-Thiếu nhân lực trầm trọng, Nhật Bản nhận sinh viên điều dưỡng thực tập trả lương (GD 29/5/2018)-“Bạn không dùng thì đem đến, bạn cần thì lấy đi” (GD 29/5/2018)-Chuyện kể năm 2018 của Giáo sư Trần Thanh Vân (KTSG 29/5/2018)-Trường chuyên, lớp chọn có lợi cho ai? (KTSG 29/5/2018)-Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lý giải đề xuất SV sư phạm phải đóng học phí (VNN 29/5/2018)-
- Phản biện: Chiếc chăn Nguyên khí và câu chuyện Rừng nghèo (GD 29/5/2018)-Xuân Dương-Thách thức mới đối với cuộc đấu tranh dân chủ cho Việt nam (BVN 29/5/2018)-LS Nguyễn Văn Thân-Sau ‘áo lưỡi bò’ sẽ là gì? (BVN 29/5/2018)-Phạm Chí Dũng/NV-Cái lò có mắt (BVN 29/5/2018)-Nguyễn Anh Tuấn-Tiền đâu tăng lương nuôi đảng? (BVN 29/5/2018)-Thiền Lâm-Luật an ninh mạng - FPT, Viettel, VNPT - Và cách mạng 4.0 (BVN 29/5/2018)-Nguyễn Quang Đồng-ÔI CUỐC HỘI (BVN 29/5/2018)-Phạm Đình Trọng-Thủ Thiêm chìm xuồng? (BVN 29/5/2018)-Thiền Lâm-Cục chống phản động A67 Bộ Công An có 'làm thuê' cho Vingroup?* (BVN 29/5/2018)-Nguyễn Anh Tuấn-Nghĩ về các Đặc Khu đang được Quốc hội xem xét (BVN 29/5/2018)-Nguyễn Trung Dân-Từ 10 điều bi ai cho đến nỗi lo 9 điểm về ba đặc khu kinh tế (BVN 29/5/2018)-Ánh Liên-Hãy chặn đứng sự ngu dại khổng lồ này!!! (BVN 29/5/2018)-Trần Ngọc Vương-Điều 62 Luật đất đai, Tập đoàn FLC và nguy cơ mất nước! (BVN 29/5/2018)-Hoàng Hải Vân-Trao đổi với nhà báo Thuận Hữu về mạng xã hội (BVN 29/5/2018)-Giang Nam-Có thật Nguyễn Đức Kiên - Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Việt Nam - là Tiến sĩ Kinh tế??? (BVN 29/5/2018)-Minh Chinh Bui-Vòng vây đã siết chặt. Con đường nào cho Dân tộc? (BVN 29/5/2018)-Lưu Trọng Văn-
- Thư giãn: Bí quyết loại bỏ tới 40% nguy cơ mắc ung thư (GD 29/5/2018)-Đồi sim tím lịm bậc nhất xứ Nghệ: Dân teen đổ xô 'seo phì' giữa nắng (VNN 29/5/2018)-
TIỀN ĐÂU TĂNG LƯƠNG ?
THIỀN LÂM/ Cali Today/ BVN 29-5-2018

Rất tương đồng với động tác ‘Quốc hội ra nghị quyết để xử lý nợ xấu’ vào năm 2017 nhưng cho tới nay nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại vẫn gần nguyên trạng bế tắc, Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp – được Tổng Bí thư Trọng ký ban hành vào ngày 21/5/2018 – đang vấp phải một bế tắc cực lớn: tiền đâu?
Với bản nghị quyết trên, chính thể độc đảng ở Việt Nam đang tiến vào lần thứ 5 cải cách chính sách tiền lương, sau 4 lần cải cách chính sách tiền lương vào các năm 1960, năm 1985, năm 1993 và năm 2003.
Bản nghị quyết trên mang một tham vọng lớn lao: Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
Giải pháp chủ yếu của bản nghị quyết trên là hàng năm dành khoảng 50% tăng thu dự toán và 70% tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương, khoảng 40% tăng thu ngân sách Trung ương cho cải cách chính sách tiền lương. Và tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước; tiếp tục thực hiện tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên tăng thêm hàng năm cho đến khi thực hiện khoán quỹ tiền lương trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền giao.
Tuy nhiên, ngân sách có cho phép có dư địa (tích lũy) để tăng lương hay không lại là một câu chuyện khác hoàn toàn.
Bởi hiện trạng, ngân sách lại đang ‘tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc’ vào thai kỳ kết thúc trước khi xuất ra một quái thai cuối cùng.
Vào năm 2017, nếu không tính đến phần bán vốn Tổng công ty Rượu bia - nước giải khát (Sabeco), thu được chẵn 5 tỷ USD, tương đương 110.000 tỷ đồng, kết quả thu ngân sách năm 2017 chỉ là 1.173 ngàn tỷ đồng, tức chỉ đạt 96,8% dự toán thu đầu năm 2017.
Kết quả 96,8% thu ngân sách năm 2017 không những không được xem là thành tích mà còn bị coi là một thất bại, bởi đây là lần đầu tiên sau nhiều năm, thu ngân sách quốc gia không đạt so với dự toán. Cũng là năm thứ ba liên tiếp, thu ngân sách từ khối trung ương không đạt dự toán.
Đó chính là nguồn cơn sâu xa và cay đắng về việc tại sao trong năm 2018, Chính phủ phải tiếp tục đè dân thu thuế và tìm cách “bán mình” tại một số tập đoàn được xem là “bò sữa” luôn mang lại lợi ích cho chính thể và cầm hơi cho đảng cầm quyền, khiến cho tăng giá và thuế má trở thành một trong những biểu đạt cực đoan nhất trong giai đoạn cuối của một cơ chế cưỡng bức và cưỡng đoạt ở Việt Nam.
Nhưng đè đầu dân thu thuế là một biện pháp rất dễ dẫn tới phản kháng xã hội trên diện rộng, không chỉ ở tầng lớp dân nghèo mà cả tầng lớp cán bộ hưu trí. Trong năm 2017, âm mưu tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) của ‘Bộ Bóp cổ’ (một cách gọi của dân về Bộ Tài chính) đã bị dư luận và báo chí phản ứng dữ dội. Sức dân đã cạn, chẳng còn gì để ‘khoan’ nữa.
Lẽ dĩ nhiên trong hoàn cảnh khốn quẫn ấy, đảng cầm quyền có thể ngầm chỉ đạo cho Ngân hàng nhà nước – cơ quan có chức năng in tiền – để in tiền ồ ạt và lấy tiền đó để trả lương cho đội ngũ công chức viên chức mà có ít nhất 30% trong đó ‘không làm gì cả nhưng vẫn đều đều lãnh lương’.
Vào năm 2008, tổng dư nợ cho vay của khối ngân hàng là 2,3 triệu tỷ đồng, nhưng đến cuối năm 2016 đã lên đến hơn 6 triệu tỷ đồng, chưa kể tồn khoảng 1,2 triệu tỷ đồng. Phải chăng một cách tương ứng, lượng tiền được Ngân hàng Nhà nước cho in và bổ sung vào lưu thông đã có thể vào khoảng 500,000 tỷ đồng mỗi năm, tức phần “lạm phát in tiền” đã chiếm đến 10 – 15% hàng năm – một tỉ lệ in tiền rất cao so với tỉ lệ in tiền bình quân của các nước phương Tây?
Tốc độ in tiền bất chấp lạm phát cũng lý giải việc tại sao trong những năm qua và đặc biệt trong mấy năm gần đây, giới cán bộ hưu trí lại thường phản ánh nhận được lương hưu với nhiều tờ tiền có mệnh giá 500.000 đồng, mới cứng và chắc chắn chưa được lưu hành ngoài thị trường.
Nhưng cơ chế in tiền ồ ạt tất yếu sẽ kéo theo một danh nghĩa mới: “kiến tạo lạm phát”, dẫn đến lạm phát thực tế và cơn bão giá cả trên thị trường và khiến nền kinh tế mất thăng bằng nghiêm trọng.
Trong khi đó, bài toán ‘tinh gọn bộ máy’ và ‘tinh giản biên chế’ vẫn còn lâu mới được giải quyết, hoặc chẳng bao giờ được giải quyết.
Từ sau Hội nghị trung ương 6 vào tháng Mười năm 2017 khi đảng ra nghị quyết về giảm 10% biên chế, cho tới nay bộ máy của đảng và các cơ quan Chính phủ vẫn tiếp tục phình to mà chẳng hề giảm đi chút nào.
Cùng lúc, phần chi thường xuyên (chủ yếu là chi lương cho công chức viên chức) vẫn chiếm đến hơn 70% trong tổng chi ngân sách.
Có nghĩa là trong lúc chỉ hô khẩu hiệu về giảm biên chế, đảng và Chính phủ lại chăm chăm tìm mọi các để ‘bóc lột dân ta đến tận xương tủy’, hoàn toàn không quan tâm gì đến số người nghèo đang tăng phi mã ở rất nhiều địa phương. Và cũng không hề biết là đến một lúc nào đó, có lẽ không còn xa nữa, hàng triệu người dân và cả công chức hưu trí sẽ phải ồ ạt xuống đường để phản kháng chính sách thu cùng diệt tận giai đoạn cuối của chính thể ‘chỉ biết ăn không biết làm’ này.
T.L.
Nguồn: https://www.baocalitoday.com/viet-nam/tien-dau-tang-luong-nuoi-dang.html
BỘ NÀO 'THƯƠNG DÂN' NHẤT ?
BÙI HOÀNG TÁM/ DT 26-5-2018

Thứ nhất, Bộ Tài chính vừa đưa ra đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên mặt hàng nước ngọt có đường. Lý giải việc làm này, Bộ Tài chính cho rằng tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì và tiểu đường ở Việt Nam đang ở mức cao. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, các loại đồ uống có đường ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe...
Thứ hai, bà Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế Nguyễn Thanh Hằng dẫn lời một chuyên gia kinh tế (sau đó, ông này đã “nói lại”) đề xuất đưa mức thuế môi trường mặt hàng xăng dầu lên 10 đến 20 ngàn đồng/lít. Lý do, mặt hàng xăng dầu là sản phẩm có chứa nhiều chất gây ô nhiễm môi trường như chì, lưu huỳnh, benzen, hydrocacbon thơm, hydrocacbon nặng và một số phụ gia...
"Đây là những chất gây hại đến an toàn, sức khỏe và môi trường…”. Bà Hằng giải thích.
Thứ ba, được biết tổng biên chế công chức năm 2018 của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (không bao gồm biên chế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng)… là 265.106 biên chế, trong đó riêng Bộ Tài chính là hơn 70 nghìn người.
Theo một báo cáo của Chính phủ, cả nước có tổng cộng 337 Cục trưởng, 767 Phó Cục trưởng thì đứng đầu là Bộ Tài chính với 181 Cục trưởng, 423 Phó Cục trưởng,
Đấy chỉ là vài trong số rất nhiều thông tin mà người viết bài này tập hợp sơ bộ trên báo Dân trí.
Song, chi với những thông tin này thôi, đã thấy Bộ Tài chính thương dân, lo lắng cho dân đến mức độ nào.
Lo dân bị tăng cân, béo phì, Bộ đề xuất tăng thuế mặt hàng nước ngọt có đường để giảm lượng tiêu thụ, đảm bảo sức khỏe cho dân.
Lo môi trường không khí bị ô nhiễm, Bộ đề nghị tăng thuế môi trường mặt hàng xăng dầu lên 10-20 ngàn đồng/lít.
Lo cho nạn thất nghiệp, sinh viên ra trường không có công ăn việc làm, Bộ “tình nguyện” số biên chế khủng nhất nước với hơn 70 ngàn người, bằng hơn ¼ tổng biên chế của tất cả các ngành nghề cộng lại (trừ lực lượng vũ trang).
Lo cho dân không có người trông nom, chỉ đạo, Bộ có hẳn 181 Cục trưởng, 423 Phó Cục trưởng, chiếm hơn 50% số lượng Cục trưởng, Phó Cục trưởng cả nước.
Đó là chưa kể thương dân, Bộ từng đề xuất điều chỉnh 5 luật về thuế trong đó có thuế Thu nhập cá nhân hay lo cho dân phải ở nhà rộng, đắt tiền tốn kém, Bộ đề xuất đánh thuế nhà trị giá từ 700 triệu đồng trở lên.
Xin cảm ơn tấm lòng “thương dân” của Bộ Tài chính và hi vọng rằng rồi đây dân sẽ lập miếu thờ như lời của Nhà thơ Nguyễn Duy: “Thương dân, dân lập miếu thờ…”, phải không các bạn?
Bùi Hoàng Tám
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét