ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Cuộc xâm lăng “ám tiễn nan phòng” trên Biển Đông (GD 24/5/2018)-Mỹ gạt Trung Quốc khỏi tập trận RIMPAC vì quân sự hóa Biển Đông (GD 24/5/2018)-Quyền chủ quyền, quyền tài phán của Trung Quốc trên Biển Đông tới đâu? (GD 23/5/2018)-Hà Nội lo thảm họa nếu 3 nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc rò rỉ (Zing 23-5-18)-Mỹ mở đợt tấn công mới vào Syria (VNN 24/5/2018)-
- Trong nước: Ông Dương Trung Quốc: “Cán bộ trong sạch chưa đủ mà phải biết xấu hổ”(GD 24/5/2018)-Chạy tuổi đâu chỉ dối Đảng, mà còn là chặn đường tiến thân của lớp trẻ tài cao (GD 23/5/2018)-Băn khoăn chuyện "con tôi, con anh" khi Bí thư không phải là người địa phương (GD 23/5/2018)-Có cần bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội? (KTSG 24/5/2018)-Cán bộ sai phạm tài chính - ngân sách: TP. Hồ Chí Minh nhiều nhất (VNN 23-5-18)-Bổ nhiệm lãnh đạo bị kỷ luật: Dũng khí lạ lùng (VNN 24/5/2018)-
- Kinh tế: Đặc khu phải vượt trội và đột phá (GD 24/5/2018)-"Lò đã nóng lắm rồi, không ai muốn thêm nhiều củi sau khi 3 đặc khu ra đời”(GD 24/5/2018)-Đại biểu Quốc hội lo nhà đầu tư chiến lược có thể chi phối đặc khu (Zing 23-5-18)-Quan trọng nhất trong đặc khu chính là quan hệ Chính phủ-thị trường (DV 23-5-18)-Thế chấp hàng hóa luân chuyển: rủi ro từ quy định mới (KTSG 24/5/2018)-Để lương công chức về đúng nghĩa (KTSG 24/5/2018)-Nhu cầu về giải pháp SMS dành cho thương mại điện tử (KTSG 23/5/2018)-Tạo hành lang pháp lý để ngành phần mềm "phi mã" (KTSG 23/5/2018)-Kỷ nguyên giá dầu thấp đã kết thúc (KTSG 23/5/2018)-Còn nhập nhằng trong xã hội hóa đầu tư y tế (KTSG 23/5/2018)-TPHCM muốn kéo khách Lào, Campuchia đến khám chữa bệnh (KTSG 23/5/2018)-Xăng E5 chạm mức 20.000 đồng/lít (KTSG 23/5/2018)-BOT: Thấy gì đằng sau việc ngụy tạo cụm từ 'trạm thu giá'? (TTVN 23-5-18)-Nhập nhằng “thu giá” và “thu phí” (SGGP 23-5-18) ‘Thu giá BOT’, ‘tụ nước’: Uyển ngữ và lòng tin (VNN 23-5-18)-Bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức từ ngày 1/7/2018 (VNN 24/5/2018)-
- Giáo dục: Giáo sư Trần Ngọc Thêm: “Tôi không muốn đôi co hay dính dáng gì đến ông Tồn nữa”(GD 24/5/2018)-Công sức nhiều, trách nhiệm lớn nhưng chế độ bồi dưỡng coi thi, chấm thi thấp (GD 24/5/2018)-Giáo sư Nguyễn Văn Minh: 80% sinh viên sư phạm Hà Nội có việc làm sau 1 năm (GD 24/5/2018)-Tặng trang thiết bị giáo dục, y tế trị giá 1,3 tỷ đồng cho hai xã miền biển (GD 24/5/2018)-Đại học công lập và tư thục phải như 2 cánh của một con chim (GD 24/5/2018)-Ước mơ chưa dừng lại của cậu bé vàng Vật lý (GD 24/5/2018)-Các em học toán công phu nhưng ứng dụng lại rất thấp (GD 24/5/2018)-Kiên quyết giảm chỉ tiêu tuyển sinh những trường không đảm bảo năng lực đào tạo (GD 23/5/2018)-Hơn một nửa giáo viên mầm non không đồng ý lắp camera tại lớp (GD 23/5/2018)-
- Phản biện: Đại cục của con dân đất Việt là gì? (GD 23/5/2018)-Xuân Dương-Giới hạn nào trong quyền thực hành tôn giáo? (KTSG 24/5/2018)-Lê Hữu Huy-Quốc hội và mâu thuẫn lớn (BVN 22/5/2018)-Nguyễn Đình Cống-Nhân dân Đồng Tâm gửi TÂM THƯ cầu cứu Quốc hội! (BVN 22/5/2018)-Nguyễn Đăng Quang-Xin nhờ đại biểu Quốc hội (BVN 24/5/2018)-Nguyễn Đình Cống-Luật an ninh mạng: Đừng để Việt Nam trở thành kẻ thù của các giá trị tiến bộ (BVN 24/5/2018)-Huy Đức-Kiểm soát quyền lực bằng đạo đức cách mạng? (BVN 24/5/2018)-Ánh Liên-Sự ấm ức của những người không thể lên tiếng (BVN 24/5/2018)-Phạm Lan Phương-
- Thư giãn: 5 thứ trong nhà bếp bạn cần phải bỏ ngay (GD 23/3/2018)-Ông Dương Trung Quốc và lần bị chê "tứ đại ngu" (VNN 23-5-18)-Độc lạ 'áo giáp sắt cho hiệp sĩ' giá tiền triệu, nặng gần 10kg (DT 23-5-18)
QUỐC HỘI VÀ MÂU THUẪN LỚN
NGUYỄN ĐÌNH CỐNG/ BVN 22-5-2018
Nhân Quốc hội (QH) đang họp kỳ 5 khóa 14, xin bàn về 2 mâu thuẩn lớn. Gặp phải 2 mâu thuẩn này QH rất khó phát huy năng lực.
1- Mâu thuẫn giữa danh và thực
Một quy luật để xã hội phát triển bình thường là quy luật “Danh thực tương đồng”, hoặc theo Đạo Nho là “Thuyết Chính danh”. Vi phạm quy luật này là kiểu “nói một đàng, làm một nẻo”, là dối trá, là bất minh, là nguyên nhân của nhiều rối loạn. QH VN đang phạm phải mâu thuẫn này, khi danh xưng là “Cơ quan quyền lực cao nhất, là đại biểu của nhân dân”, nhưng thực chất chỉ là một cơ quan thừa hành của Đảng, chỉ là QH của Đảng.
Đảng khống chế chặt chẽ mọi việc của QH như bầu cử, tổ chức, họp hành. Trên 95% Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) là đảng viên, gần 100% ĐBQH bị Đảng khống chế. ĐBQH gồm một số chuyên trách và đa số kiêm nhiệm. Số ĐBQH kiêm nhiệm gồm 3 loại chính. Loại A là những quan chức cao cấp của Đảng và Chính quyền, loại B, được cơ cấu, chủ yếu cho đủ số lượng, loại C, chiếm một tỷ lệ rất bé, tương đối có trình độ và trách nhiệm.
Trong các cuộc họp QH người ta thấy ĐB loại A khá thờ ơ và thiếu trách nhiệm, họ biết rằng những điều đưa ra QH đã được họ bàn và quyết định ở nơi khác rồi, họ ngồi họp QH mà tinh thần, tư tưởng, tình cảm đều để vào chỗ khác. ĐB loại B đi họp QH như là được nhận vinh dự, họ chẳng có ý kiến gì quan trọng về tình hình đất nước, họ sẵn sàng bấm nút bỏ phiếu theo hướng dẫn vì đã sẵn lòng tin vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Một số ĐB loại C có thảo luận, có chất vấn, nhưng cũng phải hạn chế trong tầm kiểm soát.
Một QH như thế mà mang danh là Cơ quan quyền lực cao nhất thì chỉ đi lừa được những người kém hiểu biết và cả tin. Hoạt động của QH có hiệu quả rất thấp, quá lãng phí.
2- Mâu thuẫn giữa hai tổ chức
Nền chính trị với 3 cấp chồng chéo lên nhau (Đảng, Chính quyền, Mặt trận), hòa quyện vào nhau, đã tạo nên sự lãng phí lớn và trong nhiều công việc lại tỏ ra bất lực. Khái niệm trong Hiến pháp: “Đảng lãnh đạo toàn diện và QH là Cơ quan quyền lực cao nhất” chứa đựng mâu thuẫn lớn. Đảng lãnh đạo toàn diện, vậy có lãnh đạo QH không. Nếu không thì toàn diện cái gì. Nếu QH chịu sự lãnh đạo thì liệu còn giữ được độc lập trong hoạt động, mà đã mất tính độc lập thì còn cao nhất với ai. Khi công nhận đồng thời 2 khái niệm trên là đã chấp nhận mâu thuẫn. Người ta đã quá dễ tính khi thông qua và ban hành một Hiến pháp như vậy.
Hiện tại, vì QH chỉ là làm theo Đảng nên mâu thuẫn trên tạm lắng dịu. Giả thử như có một QH thực sự xứng đáng, làm được Cơ quan quyền lực cao nhất thì khó có cách gì giải quyết mâu thuẫn vừa nêu.
3- Đề xuất với QH
Để xứng đáng là cơ quan quyền lực cao nhất, QH phải bao gồm các ĐB có trí tuệ và trách nhiệm cao, liêm khiết và dũng cảm. Số lượng không cần đông, khoảng 300 người là vừa. Rất cần chất lượng hơn số lượng. Muốn vậy phải tổ chức bầu cử thật sự dân chủ, từ bỏ việc Đảng cử dân bầu và Mặt trận giới thiệu, phải tranh cử công khai, hạn chế đến loại bỏ ĐB loại B theo cơ cấu, ĐB QH không thể đồng thời là cán bộ trong cơ quan hành pháp như một số ở loại A. Các vị trí lãnh đạo QH phải do QH bầu một cách thực chất, không do Bộ Chính trị lựa chọn. QH làm Luật về sự lãnh đạo của Đảng, không thể để Đảng tự mình đứng trên mọi luật pháp.
Việc ĐBQH chất vấn thành viên Chính phủ càng ngày càng trở nên kém hiệu quả. Tôi đề nghị mở ra 2 loại chất vấn khác. Nhân dân chất vấn QH và ĐBQH chất vấn thành viên của Bộ Chính trị.
4- Đề xuất với Đảng
Đảng tỏ ra rất quan tâm và cũng rất lúng túng trong việc xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực và liêm khiết. Loay hoay, lúng túng vì không tạo được động lực mạnh, không dùng được biện pháp đúng (hoặc vũ khí tốt). Đúng ra Đảng phải thay đổi từ một đảng cách mạng thành đảng chính trị cầm quyền, từ bỏ độc quyền, chấp nhận cạnh tranh. Độc quyền dễ dàng dẫn tới thoái hóa. Cạnh tranh lành mạnh mới tạo động lực tiến bộ. Phê bình và tự phê là vũ khí sắc bén trong thời kỳ Đảng vận động làm cách mạng, ngày nay, khi Đảng cầm quyền, vũ khí đó trở nên quá cùn, không thể dùng có hiệu quả như ngày xưa. Càng không thể dùng cách đàn áp để tiêu diệt đối lập bằng cách vu cho người ta là thế lực thù địch. Bây giờ phải dùng vũ khí mới, thích hợp hơn, đó là chấp nhận cạnh tranh, chỉ trích và đối thoại của đối lập hoặc bất đồng chính kiến.
Đảng rất sợ cạnh tranh, sợ đối thoại với bất đồng chính kiến, sợ bị người ngoài vạch ra những sai sót. Đảng tạo ra cho đảng viên và nhân dân rất nhiều thứ sợ. Sợ quá như thế thì làm sao trưởng thành được, chỉ có lụi tàn. Phải chấp nhận cạnh tranh. Trước mắt chưa có tổ chức chính trị đủ mạnh để cạnh tranh với Đảng thì hãy để cho Quốc hội trở thành lực lượng như vậy.
Ở nhiều nước dân chủ, người ta có 2 Viện: Thượng viện và Hạ viện. Hai Viện đó độc lập với nhau. Tôi đề nghị VN, trong lúc vẫn tạm chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng CS thì xem Ban Chấp hành TƯ Đảng có vai trò như Thượng viện và Quốc hội có vai trò như Hạ viện. Trung ương Đảng và Quốc hội có thể cùng thảo luận một vấn đề của Quốc gia, nhưng độc lập đối với nhau. Làm được như thế thì Đảng mạnh lên mà QH cũng mạnh lên, và Nhân dân được hưởng lợi. Đó là trước mắt, còn lâu dài QH phải xây dựng lại Hiến pháp, loại bỏ điều 4, hãy để ĐCS là một lực lượng chính trị được và buộc phải cạnh tranh công khai và công bằng.
N.Đ.C.
Tác giả gửi BVN.
NHÂN DÂN ĐỒNG TÂM GỬI TÂM THƯ CẦU CỨU QUỐC HỘI !
NGUYỄN ĐĂNG QUANG/ BVN 22-5-2018
Chiều hôm nay (21/5/2018), tôi nhận được điện thoại của cụ Lê Đình Kình, thủ lĩnh tinh thần của người dân xã Đồng Tâm trong cuộc đấu tranh chống lại đường dây tham nhũng của các quan chức bất lương từ cấp xã lên đến đến cấp thành phố của Thủ đô Hà Nội trong những năm qua.
Cụ gọi điện thông báo là người dân Đồng Tâm vừa gửi TÂM THƯ tới Kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa XIV khai mạc hôm nay tại Hà Nội. Cụ cho biết: Đã nhiều lần người dân Đồng Tâm gửi các văn thư như đơn kiến nghị, thư yêu cầu đến các địa chỉ như Văn phòng Quốc hội, các Ủy ban chuyên trách của Quốc hội, v.v… nhưng đều không được các nơi đây phúc đáp! Vì sợ thư từ thất lạc, nên lần này họ gửi chuyển phát nhanh đến 2 ĐBQH mà họ tin tưởng là ông Lưu Bình Nhưỡng và ông Dương Trung Quốc là những người đã về Đồng Tâm nhiều lần, và ít nhiều hiểu được căn nguyên, bản chất của biến cố Đồng Tâm, nhất là nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người dân nơi đây, để nhờ 2 ĐBQH này chuyển tiếp TÂM THƯ của họ đến toàn thể các ĐBQH tham dư Kỳ họp lần thứ 5 vừa khai mạc sáng nay tại Thủ đô Hà Nội.
Như nhiều người đã biết, cách đây hơn một tháng, vào đúng dịp người dân kỷ niệm 1 năm ngày xảy ra biến cố Đồng Tâm (15/4/2017), người dân Đồng Tâm cũng đã gửi một TÂM THƯ tương tự tới Hội nghị Trung ương 7 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiện người dân Đồng Tâm vẫn chưa hết hy vọng và vẫn kiên nhẫn chờ đợi Trung ương Đảng sẽ phúc đáp (hồi âm) TÂM THƯ nói trên của họ, mặc dù HNTƯ7 đã bế mạc được 10 ngày rồi!
Cụ Lê Đình Kình cho tôi biết thêm với thái độ khá bức xúc: Biến cố Đồng Tâm xảy ra đã hơn 1 năm, song đến nay, ngoài Luật sư Nguyễn Văn Chiến là ĐBQH được bầu ở Đơn vị bầu cử số 6 (gồm 4 huyện Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên và Thường Tín) có về Đồng Tâm sáng 18/4/2017, không hề có một ĐBQH nào khác của Hà Nội về gặp người dân nơi đây để nắm bắt nguyên nhân sự việc cũng như tâm tư, nguyện vọng và mong muốn của những người đã bầu ra họ! Đặc biệt các Đại biểu HĐND TP Hà Nội cũng như của huyện Mỹ Đức đều mất hút, chẳng có bóng dáng một ai về tìm hiểu sự việc, nắm bắt nguyện vọng và mong muốn của người dân nơi đây, như quy định tại Điều 27 và 28 của Luật Tổ chức Quốc hội 2014!
Trong một nhà nước dân chủ pháp quyền “của dân, do dân và vì dân”, chẳng nhẽ người dân không được quyền đòi hỏi các cấp chính quyền, đặc biệt là các cơ quan dân cử phải lắng nghe ý kiến của họ, có trách nhiệm xem xét và hồi đáp các đề nghị, kiến nghị, chất vấn của người dân hay sao? Rất mong Quốc hội và các ĐBQH lần này sẽ phúc đáp TÂM THƯ này của người dân mà họ đã trân trọng và tin tưởng gửi đến quý vị.
Hà Nội, ngày 21/5/2018.
N.Đ.Q.
Tác giả gửi BVN
Cụ gọi điện thông báo là người dân Đồng Tâm vừa gửi TÂM THƯ tới Kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa XIV khai mạc hôm nay tại Hà Nội. Cụ cho biết: Đã nhiều lần người dân Đồng Tâm gửi các văn thư như đơn kiến nghị, thư yêu cầu đến các địa chỉ như Văn phòng Quốc hội, các Ủy ban chuyên trách của Quốc hội, v.v… nhưng đều không được các nơi đây phúc đáp! Vì sợ thư từ thất lạc, nên lần này họ gửi chuyển phát nhanh đến 2 ĐBQH mà họ tin tưởng là ông Lưu Bình Nhưỡng và ông Dương Trung Quốc là những người đã về Đồng Tâm nhiều lần, và ít nhiều hiểu được căn nguyên, bản chất của biến cố Đồng Tâm, nhất là nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người dân nơi đây, để nhờ 2 ĐBQH này chuyển tiếp TÂM THƯ của họ đến toàn thể các ĐBQH tham dư Kỳ họp lần thứ 5 vừa khai mạc sáng nay tại Thủ đô Hà Nội.
Như nhiều người đã biết, cách đây hơn một tháng, vào đúng dịp người dân kỷ niệm 1 năm ngày xảy ra biến cố Đồng Tâm (15/4/2017), người dân Đồng Tâm cũng đã gửi một TÂM THƯ tương tự tới Hội nghị Trung ương 7 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiện người dân Đồng Tâm vẫn chưa hết hy vọng và vẫn kiên nhẫn chờ đợi Trung ương Đảng sẽ phúc đáp (hồi âm) TÂM THƯ nói trên của họ, mặc dù HNTƯ7 đã bế mạc được 10 ngày rồi!
Cụ Lê Đình Kình cho tôi biết thêm với thái độ khá bức xúc: Biến cố Đồng Tâm xảy ra đã hơn 1 năm, song đến nay, ngoài Luật sư Nguyễn Văn Chiến là ĐBQH được bầu ở Đơn vị bầu cử số 6 (gồm 4 huyện Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên và Thường Tín) có về Đồng Tâm sáng 18/4/2017, không hề có một ĐBQH nào khác của Hà Nội về gặp người dân nơi đây để nắm bắt nguyên nhân sự việc cũng như tâm tư, nguyện vọng và mong muốn của những người đã bầu ra họ! Đặc biệt các Đại biểu HĐND TP Hà Nội cũng như của huyện Mỹ Đức đều mất hút, chẳng có bóng dáng một ai về tìm hiểu sự việc, nắm bắt nguyện vọng và mong muốn của người dân nơi đây, như quy định tại Điều 27 và 28 của Luật Tổ chức Quốc hội 2014!
Trong một nhà nước dân chủ pháp quyền “của dân, do dân và vì dân”, chẳng nhẽ người dân không được quyền đòi hỏi các cấp chính quyền, đặc biệt là các cơ quan dân cử phải lắng nghe ý kiến của họ, có trách nhiệm xem xét và hồi đáp các đề nghị, kiến nghị, chất vấn của người dân hay sao? Rất mong Quốc hội và các ĐBQH lần này sẽ phúc đáp TÂM THƯ này của người dân mà họ đã trân trọng và tin tưởng gửi đến quý vị.
Hà Nội, ngày 21/5/2018.
N.Đ.Q.
Tác giả gửi BVN
XIN NHỜ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
NGUYỄN ĐÌNH CỐNG/ BVN 24-5-2018
Nhân Quốc hội (QH) đang họp, nếu có chương trình chất vấn bà Bộ trưởng Y tế, tôi xin nhờ đại biểu QH đặt câu hỏi như sau: “Bà có biết tình trạng mổ đẻ tràn lan hiện nay trong các nhà hộ sinh và các tác hại của nó đối với dân tộc. Bà có ý kiến gì trong chuyện này không?”.
Đặt câu hỏi như vậy vì tôi phát hiện ra tại nhiều nhà hộ sinh, nhiều ca có thể sinh theo tự nhiên một cách bình thường, dễ dàng, nhưng lại được chỉ định mổ. Tôi vô cùng ngạc nhiên vì sinh mổ lợi ít, hại nhiều, đặc biệt là rất có hại cho nòi giống về lâu dài. Thường chỉ cần phải mổ khi gặp ca quá khó, nếu cứ để sinh tự nhiên sẽ nguy hiểm. Thế mà ngày nay, ở VN việc sinh mổ lại trở nên quá bình thường, chiếm tỷ lệ quá cao. Trong thời gian trên 1 năm vừa rồi tôi có 6 đứa cháu mang bầu, tôi dặn cả vợ chồng và gia đình nên cố sinh bình thường, tránh mổ. Nhưng rồi 5 đứa đã bị mổ, trong khi tất cả đều có ngôi thai thuận, không có triệu chứng khó sinh. Tôi hỏi nguyên do, có đứa nói là đẻ đau, sợ không chịu được, có đứa nói là do bác sĩ gợi ý, đứa lại nói là chồng hoặc gia đình muốn thế.
Trước hết nói về sự ra đời. Được nỗ lực, xoay xở chui ra khỏi bụng mẹ là một trách nhiệm, quyền lợi, vinh dự của hài nhi. Qua việc làm này hài nhi thực hiện một bước trưởng thành quan trọng. Việc mổ đẻ đã tước đi của nó quyền lợi và nghĩa vụ lớn lao này.
Hãy quan sát con gà, con vịt khi nở. Trứng được ấp đến kỳ hạn con vật sẽ tự mổ vỏ để chui ra một cách mạnh khỏe, đi kiếm ăn được ngay. Nếu con người can thiệp, bóc vỏ trứng để lôi con vật ra, nó sẽ èo uột, phải chăm sóc đặc biệt mới sống nổi. Việc mổ đẻ khá giống với bóc vỏ trứng cho phôi gà vịt. Trẻ được lôi ra từ việc mổ bụng mẹ có khả năng phòng chống bệnh kém hơn, sức khỏe yếu hơn so với trẻ bình thường.
Tiếp đến về đẻ đau. Trong gần một thế kỷ qua, trong giòng tộc nhà tôi, từ các cụ đến cháu chắt, có trên một trăm phụ nữ sinh đẻ, có bà 10 con, chưa có ai chịu đau đớn quá mức khi đẻ. Phần nhiều đẻ rất dễ, chẳng đau đớn gì. Đó là điều tôi biết rõ và khẳng định. Ngoài giòng tộc nhà tôi, trong xã hội, trên thế giới đại đa số phụ nữ vẫn sinh đẻ bình thường. Đó là tất yếu của Tạo hóa. Thế mà xem phim ảnh thấy nhiều cảnh đau đớn khi sinh đẻ quá ghê gớm. Tôi cho đây là tội ác của một số đạo diễn vô lương tâm, đã vô tình hoặc cố ý tạo ra cảnh tượng làm ảnh hưởng xấu đến tâm lý sản phụ. Câu châm ngôn “Đau như đau đẻ” có thể bị sai đến trên 90%.
Thứ hai, tại sao bác sĩ biết sản phụ có thể sinh bình thường mà lại đề nghị mổ. Phải chăng đối với bác sĩ việc mổ là đơn giản hơn hoặc sẽ nhận được phong bì bồi dưỡng dày hơn. Nếu chỉ vì một lợi nhỏ cho bản thân mà làm việc đó thì đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp, không những thế còn phạm tội ác vì có thể làm hại đến hài nhi, sản phụ và dân tộc. Tác hại đối với hài nhi đã trình bày, tương đối rõ. Sản phụ, không những bị rạch bụng và tử cung, còn phải dùng nhiều kháng sinh, ảnh hưởng đến sữa nuôi con. Tác hại đối với dân tộc là sinh ra những thế hệ èo uột kế tiếp nhau. Tôi theo dõi nhiều bạn trẻ được sinh mổ trước đây, nay đã từ 25 đến trên 50 tuổi, không tìm thấy trong số họ người có thân thể cường tráng. Những người như thế khó trở thành chiến sĩ dũng cảm hoặc người lao động dẻo dai.
Thứ ba, về nguyện vọng của gia đình. Người ta tưởng chọn sinh vào giờ tốt để có lá số tử vi đẹp. Đó là một sai lầm quá ngu. Các lá số theo Tử vi, Tứ trụ, Hà lạc đều xét đến giờ sinh, nhưng đó là giờ sinh tự nhiên, do thai nhi tạo ra, do mệnh Trời, chứ không phải giờ mổ để lôi thai nhi ra một cách cưỡng bức. Cũng có thể do vợ chồng muốn giữ lại cơ thể thanh xuân, sợ sinh đẻ tự nhiên phá vở nét tươi trẻ nào đó. Những suy nghĩ như thế đều ngược với tự nhiên, ích kỷ và ngu đần.
Những việc như trên liệu bà Bộ trưởng và các quan chức ngành y tế có biết. Biết rồi sao lại để cho nó phát triển, hoành hành. Vào ngày 15 tháng 4 năm 2015 tôi có viết thư ngỏ gửi Bà Bộ trưởng Y tế, đăng trên mạng xã hội, trong đó có trình bày ý kiến về sinh mổ, không hề nhận được ý kiến phản hồi. Từ đó đến nay tình hình càng ngày càng xấu hơn.
Có bạn thắc mắc, khi tôi không thể đến họp QH để trực tiếp chất vấn, sao không gửi câu hỏi vào hòm thư “Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời”. Tôi nghĩ hòm thư đó dành chủ yếu cho những việc cá nhân. Vấn đề tôi đề cập liên quan đến cả Dân tộc, ngoài việc nêu ra cho Bộ trưởng tôi còn muốn rất nhiều người quan tâm.
Trong trường hợp lần họp này của QH, nếu không có chương trình chất vấn Bộ trưởng Y tế thì xin các ĐBQH ghi nhận lại để nêu ra vào lúc thích hợp. Tôi cũng định gửi ý kiến đến ĐB đại diện cho vùng dân cư của mình, nhưng thật xấu hổ khi đã hỏi nhiều người trong vùng mà không ai biết tên người đó.
Nguyễn Đình Cống - SĐT : 01689 578Tác giả gửi BVN
LUẬT AN NINH MẠNG: ĐỪNG ĐỂ VIỆT NAM TRỞ THÀNH KẺ THÙ CỦA CÁC GIÁ TRỊ TIẾN BỘ
HUY ĐỨC/ FB HĐ/ BVN 24-5-2018
Ảnh: internet
Trong lịch sử hơn 20 năm có internet (1997-2018) chưa bao giờ lợi ích quốc gia, dân tộc và tự do của người dân bị đe doạ lớn như những gì đang được chuẩn bị trong dự luật An Ninh Mạng. Điều đáng lo ngại là, Chính phủ và các đại biểu Quốc hội chưa nhận thấy nguy cơ tự cô lập mình với phần còn lại của thế giới; nguy cơ đi ngược lại những nỗ lực của Chính phủ và chống lại sự tiến bộ của người dân, nếu thông qua Dự luật.
Khi thương thảo lại để ký CPTPP thay thế TPP, Việt Nam đã đồng ý từ cấp tối cao, không buộc các công ty cung cấp dịch vụ internet đặt máy chủ, lưu trữ dữ liệu tại VN. Dự luật này lách bằng cách đòi “lưu trữ tại VN các dữ liệu cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại VN” (google, Facebook… vẫn đang có máy chủ đặt tại VN nhưng đó là lựa chọn của họ thay vì bắt buộc).
Có cách nào để không đặt máy chủ mà lưu trữ được dữ liệu tại VN? Đòi hỏi này nếu Quốc hội bị qua mặt và thông qua sẽ trở thành vấn đề danh dự của một quốc gia trước những điều mình cam kết chứ không còn là những “mẹo vặt” ở tầm “trinh thám An Nam” nữa.
Điều đáng nói là, khi buộc các nhà cung cấp dịch vụ internet như Facebook, Google… mở văn phòng đại diện hay để dữ liệu tại VN (địa phương hoá dữ liệu) theo cách mà dự thảo này thiết kế có rất ít ý nghĩa bảo vệ an ninh quốc gia từ không gian mạng. Các quy phạm dường như chỉ nhắm tới mục đích cao nhất là gỡ những bài viết trên blog hay trên Facebook. Các hậu quả mà quốc gia phải gánh chịu do những đòi hỏi này gây ra không hề được cân nhắc.
Theo tính toán của Trung tâm nghiên cứu kinh tế Chính trị Châu Âu (ECIPE), “địa phương hoá dữ liệu” – một biện pháp rất ít quốc gia áp dụng – sẽ khiến cho GDP của VN sụt giảm 1,7%; đầu tư nước ngoài giảm 3,1 % (so với việc không yêu cầu mở văn phòng hay đặt máy chủ tại VN như hiện nay).
Chính phủ và các nhà làm luật cần tránh rơi vào cái bẫy tư duy thiển cận rằng, chi phí thực thi chỉ do Google, Facebook hay Amazon… gánh chịu. Trong tình huống phải làm vậy, gánh nặng chi phí tăng thêm sẽ bị phân bổ đến toàn bộ các doanh nghiệp Việt Nam chứ không phải các doanh nghiệp trên gánh một mình. Các lập luận cho rằng, các doanh nghiệp nêu trên “kinh doanh nhưng không đóng thuế, không làm tăng GDP cho đất nước trong nhiều năm qua” – như tài liệu gửi cho các đại biểu, là những lập luận thiển cận.
Càng nhiều người dân có thể tham gia mạng xã hội, trao đổi thông tin đầu tư, kinh doanh, tiếp cận với thương mại điện tử của các doanh nghiệp công nghệ, sẽ tạo ra ảnh hưởng lan toả, tác động tích cực đến kinh tế, đặc biệt là xuất nhập khẩu.
Theo một báo cáo mà cơ quan An ninh soạn thảo cung cấp cho các đại biểu Quốc hội thì chính sách an ninh mạng của Trung Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ…, đặc biệt là Trung Quốc, được tham khảo nhiều nhất trong dự luật này. Tuy nhiên, ngay cả những quốc gia thù địch nhất với internet đó cũng không trao cho cơ quan công an quá nhiều quyền như Dự luật mà Quốc hội VN đang thảo luận.
Dự luật định trao cho “lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông” có quyền yêu cầu chặn “share”, xoá các thông tin mà “lực lượng” này cho là “tuyên tuyền chống nhà nước” và “yêu cầu các nhà mạng ngưng cung cấp dịch vụ viễn thông, internet cho người có các bài viết đó”.
Chỉ có toà án mới có quyền tuyên bố hành vi nào là “tuyên truyền chống nhà nước”. Nếu VN có tính tới yêu cầu buộc gỡ các “fake News” trên MXH thì cũng chỉ nên tiến hành sau khi có phán quyết của Toà. Nếu để cho các quan chức của Bộ Công an và Bộ Thông tin đưa ra các phán quyết đó thì trong thời gian vừa qua, những sai phạm ở Bộ Thông tin (trong vụ MobiFone-AVG), ở Bộ Công an (trong vụ Vũ Nhôm, vụ các tướng chủ mưu đánh bạc…) liệu nhân dân có cơ hội nào mà bàn đến?
Đặc biệt, dự luật không những không bảo đảm an ninh mà còn đe doạ quyền tự do cá nhân của người dân khi yêu cầu các công ty dịch vụ internet “cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản”.
Người dân không chỉ có nhu cầu được bảo vệ khỏi các mối đe doạ từ các thế lực thù địch mà còn cần được bảo vệ khỏi các mối đe doạ từ sự lạm quyền của những người thi hành công vụ. Quyền tự do cá nhân, quyền riêng tư chỉ có thể bị can thiệp khi có trát của toà. Không có một đất nước có luật pháp nào, cảnh sát lại được trao cho quyền đó.
Nên nhớ là có không ít thông tin cá nhân, người dân đã tự nguyện cung cấp khi mua vé máy bay, đặt khách sạn… chứ không chỉ khi mở tài khoản trên mạng xã hội. Những thông tin này đều được lưu giữ ở nước cung cấp dịch vụ. Vấn đề là, chưa chắc người dân – ở những quốc gia như VN – lại bị đe doạ hơn khi những thông tin của mình được lưu giữ bằng các “cơ quan chức năng” trong nước.
Hình ảnh ông chủ FB, Mark Zuckenburg, phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ đang được sử dụng sai lệch (trong một văn bản gửi đại biểu). Mark bị nghi để lộ 87 triệu tài khoản FB cho Cambridge Anlytica sử dụng vào các mục tiêu chính trị và thương mại [cũng như cách mà Vinaphone, Viettel… cung cấp số điện thoại cho các đại lý bán đất nền, căn hộ và bảo hiểm…] chứ không phải như cách mà các nhà dự thảo luật đang âm mưu. Nếu Mark cũng học theo FPT cung cấp dữ liệu người dùng (một số bloggers) cho cơ quan an ninh thì không cần tới Quốc hội, Mark đã nhận ngay sự tẩy chay của người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới.
Nếu thực sự muốn bảo vệ dữ liệu, muốn tham khảo những kinh nghiệm tốt về bảo vệ người dùng, cơ quan soạn thảo không thể bỏ qua những yêu cầu bảo vệ người dùng như phải có sự đồng thuận khi thu thập dữ liệu (consent required for data collection), chấp nhận của người dùng khi chuyển, trao dữ liệu cho bên thứ ba (consent required fort transfer to third party ) hay quyền được kiểm soát dữ liệu cá nhân (right to review) …. Mà các nước châu Âu hay Singapore đang áp dụng.
Tôi sẽ nói về những quy định trao rất nhiều quyền can thiệp của công an vào các công ty kinh doanh trên nền tảng internet, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp, trong một bài viết khác.
Rất lạ là chưa thấy Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có phản ứng gì. Hình như cơ quan tham mưu của ông hoàn toàn không nhận ra dự luật đang tạo ra các khoảng trống để giấy phép con, điều kiện kinh doanh, các loại thanh kiểm tra và nhũng nhiễu xuất hiện. Biết bao nỗ lực của Chính phủ từ đầu nhiệm kỳ chỉ cải thiện được rất ít môi trường kinh doanh. Trong khi, cách làm luật thế này đang khiến cho những cố gắng vừa qua của Thủ tướng đổ xuống sông, xuống biển.
Năm 1997, khi bắt đầu có internet, Chính phủ khi đó đã rất dè chừng khi – trong Nghị định 21 – chủ trương, “quản lý được tới đâu thì phát triển tới đó”. Nhưng tới năm 2000, thì chính Bộ Chính trị đã phá vỡ nguyên tắc này, bằng cách đưa vào Chỉ thị 58, “Nhu cầu phát triển internet tới đâu thì năng lực quản lý của các ngành phải theo kịp sự phát triển tới đó”.
Bộ Chính trị hiện thời cũng không đòi các công ty dịch vụ internet phải đặt máy chủ trong nước, Cơ quan soạn thảo đưa ra dự luật thế này là đã trái với ý chí của cơ quan lãnh đạo tối cao, Quốc hội cũng không nên “bảo hoàng” hơn Bộ chính trị.
Phải thừa nhận rằng, không phải là không có những tội phạm sử dụng internet để thực hiện các hành vi phạm tội. Nhưng, không ai đe doạ sự tồn vong của chế độ bằng chính những tên tham nhũng đang nắm quyền trong chế độ. Chưa chắc những “Quan Làm Báo”, “Chân Dung Quyền Lực…” là do “các thế lực thù địch” với chế độ vận hành.
Không chỉ mang lại biết bao tiện ích về kinh tế, Internet đã giúp cho người dân thực hiện được những quyền tự do mà báo chí nhà nước không thể cung cấp. Tuy điều đó có làm cho bọn tham nhũng khó chịu nhưng đồng thời cũng mang lại cho chính quyền một gương mặt sáng sủa hơn.
Dự luật này không hề mang lại lợi ích gì cho nước cho dân, cả chính trị và kinh tế, mà chỉ giúp cho bọn tham nhũng đang bị truy đuổi hơn hai năm qua có khả năng “lật cờ”, trỗi dậy. Cho dù đã có nhiều cải cách, VN vẫn đang được thế giới xếp vào hàng các quốc gia có rất ít tự do. Đừng đi tiếp xuống đáy bằng việc thông qua dự luật này. Đừng để VN trở thành kẻ thù của những giá trị mà loài người đang coi là tiến bộ.
H.Đ.Nguồn: FB Truong Huy San
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét