ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Trung Quốc nuôi “lưỡi bò” bằng thủ đoạn lộng giả thành chân (GD 16/5/2018)-Hoàn Cầu nói gì về vụ du khách Trung Quốc mặc áo in lưỡi bò đến Cam Ranh? (GD 16/5/2018)-Học giả Đài Loan phân tích yêu sách phi lý của Trung Quốc với đường lưỡi bò (GD 15/5/2018)-Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Mỹ không đầu tư vào Việt Nam là thiệt thòi của Mỹ (MTG 15-5-18)-Phép thử của Kim Jong Un dành cho ông Trump(VNN 16/5/2018)-Việt Nam bắt đầu nhượng bộ Đức về nhân quyền? (BVN 16/5/2018)-Thiền Lâm-Trịnh Xuân Thanh trở về quê mẹ như thế nào? (BVN 15/5/2018)-Nguyễn Đình Ấm-
- Trong nước: Ông Đoàn Ngọc Hải muốn phục vụ dân nên đã rút đơn từ chức (GD 16/5/2018)-Cảnh báo của ông Võ Văn Thưởng về Chủ nghĩa Dân túy đối với Việt Nam (GD 16/5/2018)-Đà Nẵng từng giao đất cho người không có thật (GD 16/5/2018)-Ông Lê Thanh Hải được trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng (GD 16/5/2018)-chuyện thật ?-Ông Trọng thực sự lo lắng về quan điểm ‘đánh nhau chính trị’? (Calitoday 14-5-18)-Vụ chạy thận 8 người tử vong: Người sửa máy chạy thận nhận lỗi (DT 15-5-18)-Lãnh đạo tỉnh: Nhiều nhóm lợi ích vây quanh, dễ sa ngã (VNN 16/5/2018)-
- Kinh tế: Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm: Việc gì sai thì cương quyết sửa chữa (GD 16/5/2018)-Đa chiều trong tiếp cận bảo tồn di sản đô thị (KTSG 16/5/2018)-Lực lượng kinh tế quan trọng nhất là... hộ gia đình (KTSG 16/5/2018)-Thời của thợ săn lỗi bảo mật (KTSG 16/5/2018)-Dư thừa dầu toàn cầu gần như không còn (KTSG 15/5/2018)-Truyền thông trực tuyến giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả dễ dàng (KTSG 15/5/2018)-Đâu mới là di sản? (KTSG 15/5/2018)-Lương tối thiểu theo giờ sẽ giúp bảo vệ người lao động yếu thế (KTSG 15/5/2018)-Điện thoại thông minh nào cho bác sĩ? (KTSG 15/5/2018)-Không nên chỉ tập trung phân tích con số GDP (KTSG 15/5/2018)-Đặc khu kinh tế là ‘lò thí nghiệm’ của thể chế (TT 15-5-18)- ý kiến Phạm Minh Chính-Kinh tế tư nhân là đòn bẩy nâng cao năng suất lao động (SGGP 15-5-18)-
- Giáo dục: Sở Giáo dục Hà Nội chưa thật lòng, nửa vời thực hiện chỉ đạo của Bộ (GD 16/5/2018)-Đang diễn ra hội thảo về giáo dục mở (GD 16/5/2018)-Trong hè, Thành phố Hồ Chí Minh nhận giữ trẻ mầm non từ ngày 18/6 (GD 16/5/2018)-Giáo viên gay gắt tố Hiệu trưởng trường Ngô Thì Nhậm, nghi Sở bao che (GD 16/5/2018)-Chương trình đào tạo sư phạm đã thay đổi theo xu hướng tích hợp (GD 16/5/2018)-Đình chỉ một giáo viên bị tố vay mượn tiền tỷ chây ì không trả (GD 16/5/2018)-Con phải làm gì để phù hợp với thế giới ngoài kia? (GD 16/5/2018)-Mùa chạy trường, những chuyện có thật mà khó tin (GD 16/5/2018)- 30 năm đào tạo nghề của Việt Nam vẫn... ở vạch xuất phát (DV 15-5-18)-Xôn xao nghi vấn thầy 'đạo văn' trò để làm hồ sơ công nhận giáo sư: Người trong cuộc nói gì? (VNN 16/5/2018)-'Ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn nhưng được phong giáo sư vì tinh thần nhân văn' (VNN 15/5/2018)- Hệ thống giáo dục đóng kín cửa sớm muộn gì cũng sẽ thoái hóa, lạc hậu (GD 15/5/2018)-Vũ Ngọc Hoàng
- Phản biện: Bài học Thủ Thiêm (viet-studies 15-5-18)- Nguyễn Quang Dy-Chủ nghĩa dân túy và những cảnh báo đối với Việt Nam (QĐND 14-5-18)-Võ Văn Thưởng-GIÁO SƯ PHAN ĐÌNH DIỆU (1936-2018): KHÍ PHÁCH & TRÍ TUỆ (BVN 16/5/2018)-FB Trương Huy San-Vô cùng thương tiếc Giáo sư Phan Đình Diệu (BVN 15/5/2018)-GS Nguyễn Đăng Hưng- Không có thứ hàng hóa nào lại dễ ăn dễ lãi như quyền lực (BVN 16/5/2018)-Phan Đình Diệu-"Gáo nước lạnh" giội vào những kẻ hiềm khích, chống phá(QĐND 14-5-18)-Nguyễn Tấn Tuân-Bàn về kết quả Hội nghị Trung ương 7 (BVN 15/5/2018)-Nguyễn Đình Cống-HN7 - Hội nghị củng cố quyền lực không mấy thành công (BVN 16/5/2018)-Vũ Thạch-Vấn đề trước hết là Học thuyết, Đường lối, Chính sách (BVN 16/5/2018)-Bùi Tín/VOA-Ai cướp Thủ Thiêm? (BVN 16/5/2018)-Tâm Chánh-
- Thư giãn: Mẹ chồng quy tiền công 5 tháng chăm cháu thành máy giặt 10 triệu (VNN 16/5/2018)-Nữ 'ninja' lái xe máy buông 2 tay, châm thuốc lá hút trên cầu (VNN 16/5/2018)-
'GÁO NƯỚC LẠNH' GIỘI VÀO NHỮNG KẺ HIỀM KHÍCH, CHỐNG PHÁ
NGUYỄN TẤN TUÂN/ QĐND 14-5-2018
Toàn cảnh Hội nghị Trung ương 7.
Lật tẩy hai chiêu trò dơ bẩn
Từ đầu tháng 5, trên các trang mạng nước ngoài tung ra nhiều tin đồn, suy đoán rằng tại HNTƯ 7, khóa XII của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ có biến cố, xáo trộn về nhân sự ở vị trí "tứ trụ" (tức nhân sự ở các chức danh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội). Tác giả của những bài viết toan lo, rằng sự xáo trộn ấy sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, nhất là gây mất đoàn kết trong Đảng, do các phe cánh bày mưu tính kế, hạ bệ lẫn nhau... Và sự bịa đặt trắng trợn ấy ngay lập tức bị giội thẳng "gáo nước lạnh", khi mà kỳ họp lần này của Trung ương diễn ra thành công tốt đẹp. Theo đó, Trung ương chỉ bầu bổ sung hai Ủy viên Ban Bí thư, kiện toàn chức danh lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nhằm mục đích tăng cường kiểm soát quyền lực, đẩy mạnh kiểm tra giám sát, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ ngày càng trong sạch, ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Kết quả biểu quyết và bầu nhân sự cũng rất tập trung (với số phiếu trên 96%), cho thấy sự đồng thuận, thống nhất, đoàn kết cao trong tập thể Ban Chấp hành Trung ương.
Trước thềm HNTƯ 7, khóa XII, các luận điệu còn tung hô: Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ chủ ý bưng bít thông tin về hội nghị lần này, bởi tính nhạy cảm về nội dung mà hội nghị thảo luận. Thế nhưng, thực tế trước, trong và sau khi hội nghị diễn ra hoàn toàn không phải vậy!
Xin kể lại rằng: Ngay từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII, Trung ương Đảng, Ban Bí thư đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về xây dựng Đề án "Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ" thực hiện nhiệm vụ khảo sát, xin ý kiến các tầng lớp xã hội, tổ chức, cơ quan, đơn vị để hoàn thiện các dự thảo văn kiện trình HNTƯ 7, khóa XII xem xét, quyết nghị. Và suốt thời gian chuẩn bị, hàng chục cuộc hội thảo, cuộc họp ở nhiều khu vực do Ban Chỉ đạo tổ chức, cùng 128 hội nghị cấp đảng bộ trực thuộc Trung ương bàn về công tác cán bộ được công khai rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Cùng với đó, cơ quan tư vấn cho Trung ương là Hội đồng Lý luận Trung ương cùng đội ngũ trí thức nước nhà đã tổ chức nhiều diễn đàn khoa học, tiến hành khảo sát thực tế ở nhiều địa phương, tạo ra nhiều kênh thông tin đa chiều, phong phú nhằm huy động sự đóng góp của toàn dân cho dự thảo đề án công tác cán bộ và các dự thảo văn kiện khác... Với cách làm đó nên tinh thần của Trung ương lần này được đến với dân rất sớm, rất đầy đủ, công khai. Trước ngày hội nghị khai mạc khoảng 2 tháng, nhiều cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đã mở chuyên trang, chuyên đề tuyên truyền sâu rộng về tinh thần, nội dung sẽ được HNTƯ 7, khóa XII xem xét, quyết nghị. Việc tuyên truyền được tiến hành với tinh thần thẳng thắn, công khai, bảo đảm tính thời sự và đúng sự thật. Nhiều cơ quan báo chí còn chủ động tổ chức vệt bài phân tích sâu về hạn chế, yếu kém trong công tác cán bộ của Đảng thời gian qua; tạo dấu ấn lớn trong dư luận, khích lệ tinh thần trách nhiệm cán bộ, đảng viên, quần chúng, huy động ý kiến đa chiều của nhiều giai tầng, tạo nên diễn đàn chính trị sâu rộng trong toàn xã hội... Với nội dung các văn kiện vừa được quyết nghị tại HNTƯ 7, khóa XII, cho thấy Ban Chấp hành Trung ương Đảng rất cầu thị, trân trọng ý dân, chủ động lĩnh hội, tiếp thu đóng góp của nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương để bổ sung, hoàn thiện 3 đề án quan trọng, có ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với sự nghiệp cách mạng.
Trong các ngày diễn ra hội nghị, phóng viên các cơ quan báo chí đều có mặt tại các phiên thảo luận để phản ánh trung thực những diễn biến hội nghị. Sau mỗi lần hoàn thành đầu việc chương trình, sau mỗi quyết định của Trung ương các báo đều nhất loạt đăng tải tin, bài, cung cấp đến toàn dân cái nhìn đa chiều, toàn diện về diễn biến và kết quả của hội nghị. Đó là sự thật hiển nhiên có thể thấy được; là tinh thần, nội dung chủ lưu trong dòng chảy thông tin báo chí, dư luận xã hội, cũng như trên không gian mạng Việt Nam những ngày qua. Hơn thế, tự thân sự thật đó đã bóc mẽ, hạ bệ, vạch trần lối xuyên tạc bịa đặt trắng trợn, suy diễn về việc "cố tình bưng bít thông tin" của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hạ bệ cái gọi là "lợi ích nhóm trên nghị trường"
Ngoài hai chiêu trò vừa vạch trần ở trên, trước HNTƯ 7, khóa XII, những kẻ hiềm khích còn tự nghĩ ra một khái niệm khá kỳ lạ: "Lợi ích nhóm trên nghị trường". Từ đó, chúng suy diễn: "HNTƯ là một dịp để những người cầm đầu bộ máy quyền lực túm lại với nhau, bàn thảo kế hoạch hiện thực hóa lợi ích nhóm".
Thực tế trong các phiên thảo luận cho thấy, đã có gần 50 ý kiến trình bày trực tiếp tại hội trường; hàng trăm ý kiến thảo luận ở tổ; và gần như đại biểu nào cũng có tham luận gửi về Đoàn Chủ tịch Hội nghị để tham gia góp ý bổ sung, hoàn thiện các văn kiện. Tinh thần nói thẳng, nói đúng, nói thật luôn xuyên suốt và bao trùm trong mỗi ý kiến. Thậm chí với những vấn đề mới và khó, các đại biểu tranh luận rất gay gắt, mạnh mẽ, bảo vệ quan điểm, chính kiến khác nhau trên cơ sở dân chủ, tôn trọng chân lý khoa học và thực tiễn khách quan.
Tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm càng được thể hiện rõ nét ở việc Trung ương cho ý kiến vào Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2017. Các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng đã không ngần ngại, cả nể hay nói tránh, mà thẳng thắn "điểm mặt, chỉ việc", tách bạch giữa thành quả và hạn chế, giữa ưu và khuyết, giữa được và chưa được trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo để tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp thu, đúc rút kinh nghiệm, nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ Ban Chấp hành Trung ương giao phó. Trên cơ sở những đóng góp đó, tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã cầu thị lắng nghe, tự phê bình sâu sắc.
Không chỉ mạnh mẽ chỉ rõ hạn chế, khuyết điểm, Trung ương còn thống nhất ban hành các giải pháp "rất mạnh tay" trong rèn luyện cán bộ, quản lý và kỷ luật cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược. Trong 8 nhóm giải pháp lớn của công tác cán bộ được HNTƯ xác định đều có điểm chung và rất hay ở chỗ: Đã đặt lợi ích của nhân dân, của tập thể lên trên lợi ích cán bộ; buộc cán bộ phải biết cách hy sinh, chấp nhận hy sinh vì lợi ích chung của sự nghiệp cách mạng.
Bởi thế, ngay sau khi bài phát biểu bế mạc HNTƯ 7, khóa XII của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được công khai rộng rãi (sáng 12-5), dư luận xã hội bày tỏ sự đồng thuận, phấn khởi trước chủ trương phải "nhốt" quyền lực vào lồng cơ chế, pháp luật. Người dân cho rằng, Trung ương quyết liệt như vậy là rất quý và đáng kính; thể hiện ý chí quyết tâm cao của những người đứng đầu đất nước. Bởi lẽ, tập thể Trung ương Đảng gồm phần lớn là cán bộ chủ chốt, chủ trì ở các cơ quan, đơn vị Trung ương và địa phương lại đi quyết định một chủ trương để khống chế, kèm cặp, ràng buộc chính mình. Nhiều người lật ngược vấn đề: Tại sao không để quyền lực tự do, tự tại để mỗi cán bộ Trung ương có điều kiện lợi dụng những kẽ hở hòng tư lợi cá nhân? Tại sao phải chống "chạy chức, chạy quyền", trong khi nếu vấn nạn này tiếp diễn thì có lợi cho những người đứng đầu tổ chức? Họ sẽ có thêm "lộc lá", quà cáp biếu xén và nhiều thứ lợi ích riêng tư khác cho bản thân, người thân, gia đình và lợi ích nhóm...? Và như vậy, chắc chắn, những quyết định của Trung ương lần này là vì lợi ích chung, để "ích nước, lợi nhà". Đó là bằng chứng sống, thuyết phục về tinh thần trách nhiệm vì dân, vì nước mà gạt bỏ mưu cầu cá nhân của đội ngũ các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII.
Cũng với quyết tâm chống "chạy chức, chạy quyền", nâng cao hiệu quả lãnh đạo, Trung ương nhất quán chủ trương bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, huyện không phải là người địa phương. Phần việc này được làm ngay sau thành công hội nghị và phấn đấu hoàn thành trong năm 2025. Trước quyết định này, toàn dân bày tỏ sự hoan nghênh, đồng thuận, bởi lẽ ai cũng hiểu, đây là giải pháp khả thi giúp khắc phục, đẩy lùi được ngay thực trạng kéo bè kéo cánh, cục bộ địa phương, nâng đỡ, bổ nhiệm người thân, người nhà... Đó là chủ trương có lợi cho tổ chức, nhân dân. Cùng với đó, người dân cũng hiểu được, những người quyết định chủ trương này là các Ủy viên Trung ương Đảng và số đông đang giữ chức danh bí thư tỉnh ủy, thành ủy. Do đó, các đồng chí này phải tự ý thức rất cao, trách nhiệm rất lớn mới đi đến quyết định cuối cùng mà sắp tới họ phải làm gương thực hiện trước, chấp nhận hy sinh thiệt thòi về phần mình. Ấy là việc mỗi Ủy viên Trung ương Đảng là bí thư tỉnh ủy, thành ủy phải thực hiện nhiệm vụ ở những địa phương khác; phải chấp nhận những rào cản về tư tưởng, tâm lý, thời gian, không gian khách quan chi phối; phải xa quê hương, xa gia đình với nhiều nảy sinh liên quan đến hậu phương cán bộ... Tất cả những vấn đề ấy được dự báo trước, được các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng nhận thức rõ, thế nhưng gần 180 cánh tay vẫn tự tin đưa cao, thống nhất quyết định cuối cùng. Điều đó chứng tỏ các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng đã biết đặt lợi ích của tập thể lên trên, biết hy sinh cá nhân vì sự nghiệp cách mạng chung.
Như vậy, tinh thần thẳng thắn, quyết liệt của Trung ương là khác xa, thậm chí trái ngược với những luận điệu ngụy biện, bịa đặt của các thế lực thù địch chống phá, rằng Trung ương đang "lợi ích nhóm trên nghị trường", cấu kết nhau để dò dẫm tìm cách mị dân, đề ra những quyết sách có lợi cho bộ phận tầng trên của hệ thống cầm quyền.
Rất dễ nhận thấy, sau HNTƯ 7, khóa XII thành công tốt đẹp, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta càng thêm vững tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng. Tin tưởng rằng, sắp tới, những nghị quyết chiến lược khi được ban hành sẽ trở thành những ngọn đèn pha soi sáng để Đảng vững tay chèo, đưa con thuyền cách mạng cập bến những thành công mới. Và những nghị quyết chiến lược ấy sẽ soi rọi mọi ngõ ngách đời sống thực tiễn xã hội, để những kẻ xuyên tạc, chống phá không còn bóng tối để núp bóng, ẩn mình!
NGUYỄN TẤN TUÂN
BÀN VỀ KẾT QUẢ HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 7
NGUYỄN ĐÌNH CỐNG/ BVN 15-5-2018
Khi Hội nghị đang họp tôi đã có 2 bài đóng góp ý kiến, nhưng chắc rằng chẳng được mấy đại biểu dự Hội nghị biết đến, nếu may ra có đại biểu nào xem được thì “xem xong rồi để đó”. Nay Hội nghị đã kết thúc, tôi lại xin bàn về kết quả. Cũng không mong gì vào việc có Ủy viên trung ương nào để mắt đến và suy nghĩ. Viết chỉ là để trả nợ bút nghiên.
Kết quả quan trọng nhất của Hội nghị TƯ 7 của ĐCSVN có lẽ là Nghị quyết về xây dựng đội ngũ cán bộ, mà then chốt là “xây dựng, hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực”.
Xây dựng đội ngũ cán bộ là việc quan trọng, nhưng không có gì mới, các thế hệ lãnh đạo của Đảng nói đã nhiều, đã ra lắm nghị quyết. Cán bộ, đảng viên học tập đã chán chê. Thế mà tình trạng ngày càng tiêu cực. Người ta tuyên truyền, rằng nghị quyết lần này có nhiều điểm mới, thể hiện trí tuệ cao, sáng suốt lớn, tinh thần kiên quyết và triệt để. Người ta hy vọng NQ sẽ tạo được chuyển biến tích cực. Thế nhưng có thể dự đoán với mức chính xác rất cao là tiêu cực vẫn tồn tại và phát triển, chỉ là thay đổi hình thức và tinh vi hơn. Rồi lại phải ra thêm nhiều NQ nữa, nhưng đâu vẫn hoàn đó.
Vì sao như vậy?
Vì rằng mọi nghị quyết, mọi chỉ thị từ trước đến nay, kể cả NQ của HN TƯ 7 lần này đều dựa trên một nền tảng sai lầm, vi phạm thô bạo nguyên tắc “Chỉ có thể sửa chữa sai lầm khi dựa vào nguyên lý khác với nguyên lý đã sinh ra sai lầm đó”, vì định dùng sai lầm lớn để sửa sai lầm bé hơn.
Sai lầm lớn, nguyên lý sinh ra sai lầm trong hoạt động của ĐCS chính là “Sự độc quyền toàn trị của Đảng” dựa trên nền Chuyên chính vô sản, là đồng nhất một đảng cách mạng với đảng chính trị cầm quyền. Đó là nguồn gốc gây ra nhiều tai họa nguy hiểm.
Thể chế kiểm soát quyền lực cũng không có gì mới. Nhân loại đã khá thành công với “Tam quyền phân lập”. Thế mà người ta còn định sáng tạo “Lồng nhốt quyền lực”. Sáng tạo này có lẽ muốn đóng góp vào các Học thuyết chính trị, để được xếp ngang hàng với Jean-Jacques Russeau và Montesquieu? Trước đây ông Lê Duẩn đã sáng tác ra “Học thuyết làm chủ tập thể”, định đóng góp vào Chủ nghĩa Mác Lê. Làm chủ tập thể đã bị phá sản. Lồng nhốt quyền lực là sản phẩm của một trí tuệ nông cạn, lại được một số đông xu nịnh phụ họa, rồi cũng sẽ phá sản.
Việc tạo nguồn cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược như tổ chức Đảng đang làm hiện nay là việc “Tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa” như có lần tôi đã phân tích (trong bài Để tránh cái vỏ dừa, tháng 3 năm 2015). Cách làm như vậy khó tìm được những người tinh hoa mà chủ yếu bị bọn cơ hội lợi dụng.
Việc không dùng người địa phương vào các chức Bí thư huyện và tỉnh là cách học người xưa. Dưới thời phong kiến, luật Hồi tỵ phát huy tác dụng tốt, còn dưới thời CS, không khéo việc cấm người địa phương làm bí thư lại gây ra những xáo trộn không đáng có.
Công tác cán bộ, chọn được những người có năng lực cao, đạo đức tốt để thay mặt dân quản lý xã hội là việc quan trọng, không phải bây giờ, ở VN mà là mọi lúc mọi nơi. Để làm tốt việc này thế giới đã có nhiều biện pháp rất hiệu quả. Thế mà than ôi, ĐCS VN dùng con đom đóm sắp chết để quờ quạng trong đường hầm tối tăm mà cứ tưởng đã có ánh sáng rực rỡ soi đường.
Đáng hận thay!
Đáng thương thay cho dân tộc!
N.Đ.C.Tác giả gửi BVN
HN7- HỘI NGHỊ CỦNG CỐ QUYỀN LỰC KHÔNG MẤY THÀNH CÔNG
VŨ THẠCH/ BVN 16-5-2018
Sau những vụ “đốt củi” rất thành công, đặc biệt phá tan 2 tụ điểm quyền lực tại TP/HCM và Đà Nẵng, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước tiên đoán rằng ở mức tối thiểu tại HN7 phe ông Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ loại hẳn Chủ tịch nước Trần Đại Quang ra khỏi bàn cờ và điền khuyết 2 hoặc 3 ghế trống tại Bộ Chính trị để đặt nền nhân sự cho Đại hội Đảng 13. Đây là thời cơ thuận lợi và thời điểm xung yếu nếu ông Trọng muốn bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ và thống nhất quyền lực về một mối như lãnh tụ Tập Cận Bình tại đại hội tới.
Thực tế đã không diễn ra như vậy.
Ông Trần Đại Quang không chấp nhận ra đi dễ dàng như ông Đinh Thế Huynh. Sự cố gắng trở về từ nơi chữa bệnh và góp mặt, góp tiếng của ông Quang tại Hội nghị 7 đã phát ra một làn sóng năng lực đáng kể và trở thành lớp keo liên kết các phe phái không theo ông Trọng.
Hệ quả là tuy không mếu máo như ở cuối Hội nghị 6 năm 2012, khi không kỷ luật được ông Nguyễn Tấn Dũng, nhưng lần này ông Trọng vẫn để lộ khá rõ các dự tính củng cố quyền lực của ông đã thất bại, không đạt được cả chỉ tiêu tối thiểu.
Người ta có thể thấy gì qua diễn văn kết thúc Hội nghị 7 của TBT Nguyễn Phú Trọng ngày 12/5/2018?
Trước hết, về mặt ý nghĩa, tư tưởng nội dung, bản văn này hầu như chẳng có gì đáng bàn, vì chỉ dày đặc những câu chữ quá cổ điển, các ý niệm quá lỗi thời từ nửa đầu thế kỷ 20 và thế kỷ 19; các nhận định cũng quá lạt lẽo vì cứ theo đúng một công thức: “đã đạt một số tiến triển nhưng còn giới hạn, bất cập”; và đầy rẫy các mâu thuẫn ngay cả trong cùng một câu.
Có lẽ thí dụ điển hình nhất về mức độ sáo ngữ là trong đoạn tóm tắt tình hình, ông Trọng nhắc đến cả “biến đổi khí hậu, nước biển dâng” nhưng lại không nhớ gì tới tình trạng môi sinh đang bị hủy hoại khắp nơi trên cả nước và không thấy gì đáng kể đang diễn ra trên Biển Đông.
Có thể nói toàn bộ diễn văn kết thúc chỉ để trang điểm hoặc tạo bối cảnh cho một quan tâm duy nhất. Đó là làm sao củng cố hàng ngũ nhân sự trung thành, qua 3 chủ điểm: Nhân sự Trung ương, tăng lương cán bộ, và hệ thống bảo hiểm xã hội (BHXH).
Nhân sự Trung ương
Đây là lần đầu tiên người dân nghe đến tên gọi và con số 600 “cán bộ cấp chiến lược”. Nhưng có lẽ cũng chẳng ai hiểu tại sao lại gọi như thế. Dàn cán bộ đó chắc chắn không soạn thảo ra chiến lược cho quốc gia. Bộ Chính trị chưa hề chia sẻ trách nhiệm đó với ai cả. Hơn thế nữa, ngay cả trong nội bộ Bộ Chính trị, thực tế cho thấy thường chỉ vài người quanh Tổng Bí thư thực sự quyết định và biết toàn bộ chiến lược mà thôi. Đơn giản vì trong mọi khóa Bộ Chính trị suốt từ ngày đầu luôn có những phe cánh kình nhau, và luôn có những ủy viên đang bị canh chừng và sắp bị thanh trừng, như Nguyễn Cơ Thạch, Trần Xuân Bách, Nguyễn Hà Phan, Đinh La Thăng,...
Khi hầu hết hàng ngũ 600 “cán bộ cấp chiến lược” này không được biết toàn bộ chiến lược thì họ cũng chẳng khác gì các cán bộ không nằm trong danh sách này về mặt thực hiện chiến lược, chỉ đơn thuần bảo đâu đánh đó, tức chẳng khác gì tình hình hiện nay. Nếu xét về mặt huấn luyện, đầu tư đào tạo đặc biệt cho 600 “cán bộ cấp chiến lược”, người ta cũng không thấy ông Trọng đưa ra điều gì khác với cách đào tạo hiện nay, nghĩa là vẫn quay quanh “tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch HCM” và một số sáo ngữ.
Do đó, “cán bộ cấp chiến lược” chỉ đơn thuần là tên gọi mới cho dàn cán bộ thượng tầng đang nắm giữ các ghế Trung ương Đảng, các ghế cao nhất trong mọi ban bộ thuộc hệ thống đảng và chính phủ cấp Trung ương, và các ghế đầu tỉnh và thành phố, mà xưa nay gọi chung là dàn “cán bộ Trung ương”. Vì thế, thông điệp của ông Trọng vừa mang tính quảng cáo tìm cán bộ đầu quân dưới trướng của ông sẽ được liệt vào vòng 600 cán bộ chiến lược để leo vào Trung ương Đảng kỳ tới và giữ các ghế cao nhất; vừa mang tính hăm dọa đối với những cán bộ đang là ủy viên Trung ương. Nếu họ không đầu quân theo ông Trọng sẽ không được ghi vào danh sách 600 và không thể tiếp tục ngồi các ghế cao nhất hiện nay.
Khi phải công khai dựng bảng tìm thuộc hạ thế này, khá rõ phe ông Trọng đã chấp nhận để lộ chứng cớ cho thấy họ chưa nắm được đa số ủy viên Trung ương Đảng và còn cảm thấy bấp bênh trên con đường tiến tới Đại hội Đảng 13. Các nỗ lực “hăm dọa” bằng lò củi trước HN7, các nỗ lực “thuyết phục” trong NH7 đều không đạt kết quả mong muốn và nay đành phải tiếp tục bằng quảng cáo hậu HN7. Con số “600” cũng mang tính tiếp thị, đủ lớn để tạo nhiều hy vọng cho các cán bộ xin đầu quân.
Tăng lương cán bộ
Bên cạnh các từ ngữ mang tính hoa lá cành như mức lương tối thiểu cho nhân dân theo thông lệ quốc tế, v.v. trọng tâm chính của phần này trong bài diễn văn kết thúc HN7 là lời hứa tăng lương cho hàng ngũ cán bộ, với chủ đích để mua sự trung thành của họ với cá nhân và phe phái ông Trọng.
Điều cần chỉ ra đầu tiên là trong tình trạng kinh tế khó khăn tứ bề hiện nay, để tăng lương cho toàn thể cán bộ, ông Trọng chỉ có thể ra lệnh in thêm tiền. Với một nền kinh tế không gia tăng GDP, hệ quả lập tức sau tiếng vỗ tay hồ hởi là mức gia tăng lạm phát vùn vụt, đủ để xóa sạch tác động của việc tăng lương. Nói một cách dễ hiểu là nếu lương tăng mà số lượng thực phẩm, hàng hóa vẫn vậy, người ta sẽ tranh nhau trả giá cao hơn để mua số thực phẩm, hàng hóa đó tới mức giá cả ngang hàng với số lương mới tăng. Như thế thì số thực phẩm và hàng hóa mỗi gia đình cán bộ có được trong tay vẫn như cũ. Đó là chưa kể đến tình cảnh của người dân thường (không phải cán bộ, không được tăng lương) nhìn giá cả hàng hóa tăng và số thực phẩm của gia đình teo lại.
Hơn thế nữa, tập thể cán bộ, kể cả ông Trọng, đều biết trong thực tế tình hình hiện nay, một người CSGT đã có thể kiếm thu nhập gấp mười lần lương chính thức, dài lên đến hàng bí thư tỉnh thành đang thu nhập gấp trăm lần tiền lương chính thức. Do đó, cho dù ông Trọng có tăng lương gấp đôi (200%) đi nữa cũng chẳng hấp dẫn gì mấy đối với các cán bộ đang nắm thực quyền, tức đang nắm các mối lợi béo bở.
Nếu dân thường còn thấy được thực tế đó thì khó mà ông Trọng và các cố vấn của ông không biết. Chính vì vậy mà biện pháp tăng lương, mua chuộc các cán bộ còn phải sống dựa vào tiền lương chính thức, tức các cán bộ cấp thấp và không có thực quyền, cho thấy mức độ thu hút của cánh ông Trọng không cao như các chuyên gia bên ngoài Việt Nam nhận định.
Hệ thống BHXH
Cũng vậy, bên cạnh các câu chữ mang tính hoa lá cành về thông lệ quốc tế hay ngay cả cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mà chính ông Trọng cũng chưa chắc hiểu, người ta có thể nhận ra đối tượng của đoạn này trong bài diễn văn không phải là quảng đại quần chúng.
Lý do đơn giản ai cũng biết tại VN không có cái gọi là “quĩ” BHXH, tức không có chính sách giữ một khoản tiền lớn đầu tư kiếm lãi với mức rủi ro thật thấp, để lo cho các công dân bị tai nạn, mất sức lao động, và lo cho thế hệ đến tuổi hưu. Chính sách trong nhiều năm qua là thu được bao nhiêu tiền BHXH sử dụng hết bấy nhiêu cho các chuyện khác. Còn khâu xuất ra lo cho những người đã đóng BHXH lại dựa vào cái máy in tiền mới của nhà nước và khả năng lật lọng của dàn cán bộ BHXH. Hệ quả là vô số người dân dở khóc dở cười khi biết mình mất trắng số tiền BHXH đã đóng suốt nhiều năm, hay chỉ còn được lãnh số tiền đáng vài tô phở mỗi tháng.
Nếu đã biết chủ đề BHXH là vết thương nhức nhối lâu năm của đại khối người dân mà nhà nước không thể giải quyết thì ông Trọng cố tình nhấn mạnh trong diễn đàn kết thúc HN7 để làm gì? Câu trả lời thỏa đáng duy nhất là vì khối đối tượng cán bộ đã nghỉ hưu.
Cho đến nay, lương hưu của cán bộ, đảng viên khác hẳn lương hưu cho công nhân viên thường và dân chúng. Ông Trọng hẳn muốn nhắc nhở giới cán bộ, đảng viên lớn tuổi về sự ràng buộc giữa cuốn sổ hưu và lòng trung thành với chế độ, tức trung thành với người đang đứng đầu chế độ.
Rất tiếc cho ông Trọng, thông điệp nhắm vào khối cán bộ đã nghỉ hưu này cũng không để lại ấn tượng gì lớn theo hướng ông muốn, nhưng lại càng để lộ mức vội vã, quính quáng của phe ông.
------
Câu hỏi bật lên trong đầu nhiều người là tại sao cánh ông Trọng đang có vẻ lên như diều, “đốt củi gì cũng cháy”, lại bỗng dưng khựng lại ở Hội nghị 7, và chuyển qua thái độ “khẩn khoản quơ cào” hậu Hội nghị như thế?
Xem ra tình hình mở rộng hàng ngũ dưới trướng ông Trọng không mấy khả quan. Các vụ đốt lò thay vì tăng tính thu hút với sự hứa hẹn “sẽ được bảo vệ nếu thờ chủ mới” có vẻ như đang tạo tác động ngược trong hàng ngũ cán bộ đang có tài sản lớn, dù đang tại chức hay vừa hạ cánh an toàn. Họ không tin vào các hứa hẹn nhưng lo sợ nhiều hơn về khả năng bị lừa vào bẫy để xẻ thịt. Trường hợp ông Đinh La Thăng được kéo vào Bộ Chính trị và trao cho ghế Bí thư TP/HCM trước khi bị lôi đi xẻ thịt là thí dụ cực lớn.
Với thực tế đó, ông Trọng khó có chọn lựa nào khác ngoài việc gia tăng nỗ lực “lôi lò đốt đi khắp miền Nam” để giành lại từng ghế cho phe mình. Liệu cách làm chậm chạp đó có kịp để dàn xếp nhân sự cho Đại hội Đảng 13 không, và nhất là liệu các phe cánh đang nắm quyền tại các bộ, đặc biệt Bộ Công an, và các tỉnh thành có tiếp tục ngoan ngoãn xếp hàng đi vào lò không?
Có vẻ như lúc này chỉ ông Trần Đại Quang biết câu trả lời.
V.T.Nguồn: https://www.danluan.org/tin-tuc/20180515/ai-cuop-thu-thiem
VẤN ĐỀ TRƯỚC HẾT LÀ HỌC THUYẾT, ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH
BÙI TÍN/ VOA/ BVN 16-5-2018
TBT Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn bế mạc Hội Nghị TƯ 7 ngày 12 tháng Năm.
Hội nghị TƯ 7 khóa XII vừa họp xong, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc lời bế mạc, “cuộc họp đạt nhất trí cao và đã thành công tốt đẹp”. Bao giờ chả thế!
Nội dung cuộc họp trong 6 ngày là 3 vấn đề: đào tạo cán bộ chiến lược, cải cách tiền lương và thực hiện bảo hiểm xã hội, trong đó vấn đề cán bộ là vấn đề lớn nhất.
Vấn đề cán bộ hiện nay đúng là một vấn đề then chốt khi phần lớn cán bộ đều mắc bệnh quan liêu, giáo điều nặng - mà nặng nhất chính là ông Tổng Bí thư cực kỳ giáo điều mác-xít - mắc tệ xa rời thực tế, tham quyền, chạy chức, chạy quyền, chạy tội, tham nhũng, mắc chủ nghĩa cá nhân hưởng lạc, vô trách nhiệm, không ngang tầm nhiệm vụ. Hàng nghìn cán bộ cao cấp đảng viên bị điều tra, truy tố, kết án tù từ 20 năm đến chung thân và cả tử hình.
Nhưng đây có phải là vấn đề lớn nhất, cấp bách trước hết không? Xin thưa với ngài Tổng Bí thư tiến sĩ xây dựng đảng rằng: “không phải!”. Cốt lõi vấn đề hiện nay là đổi mới chế độ, đổi mới mô hình chính trị, thay đổi đường lối chính sách cho đúng đắn, hiện đại rồi ngay sau đó mới là lựa chọn cán bộ cho ăn khớp, cho phù hợp theo.
Hiện nay không có vấn đề chính trị nào cấp bách hơn là từ sự bỏ tận gốc gác học thuyết Mác - Lê cũ kỹ, từ bỏ CNXH mác-xít quá hư vô, từ bỏ mô hình cầm quyền độc đảng, từ bỏ Nhà nước Toàn trị phi Pháp quyền, từ bỏ chế độ tam quyền thống nhất không có kiểm soát, cân bằng giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, từ bỏ hẳn đường lối đối ngoại Bắc thuộc… mở ra Kỷ nguyên Dân chủ, Tự do và Quyền con người, phù hợp với thế giới văn minh phổ cập hiện nay.
Marx sinh ra đã đúng 200 năm, khi chưa có máy bay và tên lửa, chưa có trực thăng, tàu ngầm và hàng không mẫu hạm, chưa có điện nguyên tử và máy tính điện tử, chưa có vệ tinh và tàu vũ trụ; 200 năm, nền chính trị thế giới đã đi những bước tiến dài, rất dài. Việc ông Tổng Trọng một mực kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, kiên định CHXH mác xít, kiên định nền chuyên chính độc đảng… là một thái độ chính trị cổ hủ, lạc hậu hàng vài thế kỷ, là nguyên nhân cốt lõi của thảm họa dân tộc lạc hậu, thấp kém, bế tắc trong phát triển vài chục năm nay.
Cả cuộc họp TƯ 200 con người không một ai lên tiếng chỉ ra sai lầm dai dẳng, khổng lồ như thế! Thật đáng buồn.
Chỉ có một lối thoát là xóa đi làm lại, hãy mở ngay cuộc họp về đổi mới học thuyết chính trị, đổi mới đường lối, đổi mới mô hình cầm quyền cho tiến bộ, hiện đại, văn minh, hòa nhập với thế giới mới. Sau đó mở hội nghị về tuyển lựa cán bộ chiến lược, cán bộ kinh tế, tài chính, khoa học, quân sự, ngoại giao, văn hóa, kỹ thuật thật phù hợp, thì sẽ xuôi chiều, hợp tình, hợp lý bao nhiêu.
Hãy cùng nhau xây dựng một chiếc xe tân tiến, hiện đại nhất, rồi sau đó tuyển lựa kíp người lái có trình độ cao nhất. Không thể đào tạo một số cán bộ cổ lỗ của thế kỷ 19, không biết computer, không biết vệ tinh, không biết toán học cao cấp để lái một con tàu hiện đại của thế kỷ XXI!
Không ai làm chuyện ngược đời, sai lầm lú lẫn, vô duyên vô tích sự như cái hội nghị lần thứ 7 khóa XII vừa bế mạc.
Vấn đề khủng hoảng cán bộ vẫn còn nguyên vẹn, hứa hẹn một thời kỳ bế tắc triệt để u ám mới cho đất nước ta, nhân dân ta cứ bị đưa ra làm thí nghiệm cho đảng Cộng sản giũa cơn thoái trào bi đát của học thuyết cộng sản mác-xít đã phá sản triệt để, đã thở hắt ra trên toàn thế giới.
Sau Hội nghị TƯ 7, uy tín của ông Tổng Bí thư ra sao? Có người cho rằng uy tín, uy quyền của ông lên tới đỉnh cao nhất. Chưa chắc! một số lớn đảng viên cấp cao và trí thức ngoài đảng công khai yêu cầu ông công khai tài sản riêng, điều mà mọi đại biểu quốc hội đều làm. Nếu né tránh, mọi người sẽ nghi ông tay đã nhúng chàm, mà còn nhúng sâu nữa.
Nhiều người phỏng đoán tại Hội nghị 7, số ủy viên Bộ Chính trị sẽ thay kha khá. Ông Trần Đại Quang sẽ bị ép rút lui vì sức khỏe. Ông Tô Lâm cũng không chắc trụ lại được, nhưng chỉ có một tin quá cũ: “đồng chí Đinh La Thăng bị khai trừ khỏi Đảng”. Chỉ có tin có thêm 2 ủy viên Ban Bí thư là ông Trần Cẩm Tú, chủ nhiệm mới Ủy ban Kiểm tra TƯ (thay ông Trần Quốc Vượng khi ông Vượng lên làm Thường trực Ban Bí thư), và ông Trần Thanh Mẫn, cầm đầu Mặt trận Tổ quốc.
Ông Tổng Trọng còn e ngại, chưa dám hành động quyết đoán thêm vì bộ hạ tin cẩn của ông quá thưa thớt. Quanh quẩn vẫn là Trần Quốc Vượng, Phạm Minh Chính, và nay thêm Trần Cẩm Tú, trong khi uy tín của ông bị sứt mẻ lớn trước con mắt thế giới nhất là ở Liên Âu và CHLB Đức, coi ông là kẻ đầu têu vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh táo tợn, liều lĩnh, dại dột cực kỳ mà không dám nhận lỗi khi chứng cứ, vật chúng và nhân chứng đã quá đầy đủ. Một chính khách bạt mạng không hiểu gì về pháp quyền quốc tế, lại mặt dày trơ trẽn đến lỳ lợm!
Qua Hội nghị TƯ 7, ông Trọng quả là mất đi nhiều uy tín và quyền lực. Chiến dịch chống tham nhũng ầm ĩ chỉ là những đòn sát phạt nhau giữa các phe cánh tranh dành ảnh hưởng và các chức vị béo bở.
Mặc cho những kẻ chuyên nâng bi như nhà luật học (!) Trần Thúc Hoàng nào đó trên báo Nhân dân, ca ngợi ông hết mức và cổ vũ ông làm tới, ông vẫn dè dặt do dự, vì rất có thể ông sẽ bị đứt gánh giữa đường, rất sớm nữa.
Vì trước con mắt tinh tường của nhân dân, của đông đảo trí thức, của đa số đảng viên có trình độ, ông Trọng dần dần bị nhận rõ là nhân vật bảo thủ nhất, giáo điều cực đoan nhất, già nua cũ kỹ nhất, là Tổng Bí thư Bắc thuộc nặng căn nhất, vượt tất cả Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh.
Sự thật hiển nhiên: ông Tổng Trọng là Vua giáo điều bảo thủ, là nhân vật nguy hiểm nhất hiện nay đang khóa chặt con đường hồi sinh và phát triển của dân tộc ta, của nhân dân ta vậy.
B.T.Tác giả gửi BVN.
BẮT CHƯỚC MÔ HÌNH TRUNG QUỐC... 100%
TRÂN VĂN/ BVN 18-5-2018
Nguyễn Phú Trọng tiếp Tập Cận Bình tại Hà Nội.
Tờ Quân Đội Nhân Dân vừa công bố bài “Gáo nước lạnh giội vào những kẻ hiềm khích, chống phá”(1).
Theo đó, kết quả Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN (BCH TƯ Đảng CSVN) khóa 12 (07/05/2018-12/05/2018) chính là một “gáo nước lạnh”, “giội” vào toàn bộ âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc thâm độc, bịa đặt trắng trợn của các thế lực phản động, chống phá cách mạng Việt Nam. Ví dụ: Hội nghị lần thứ bảy của BCH TƯ Đảng CSVN khóa 12 không hề có biến động lớn về nhân sự. Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nhà nước, Thủ tướng vẫn yên vị. Các Ủy viên BCH TƯ Đảng CSVN khóa 12 chỉ bầu thêm hai thành viên Ban Bí thư. Bỏ phiếu để kiện toàn chức danh lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra BCH TƯ Đảng CSVN khóa 12, nhằm gia tăng việc kiểm soát quyền lực, gia tăng giám sát để xây dựng đội ngũ cán bộ càng ngày càng trong sạch, ngang tầm với yêu cầu về nhiệm vụ trong giai đoạn mới…
“Gáo nước lạnh giội vào những kẻ hiềm khích, chống phá” dành phần chủ yếu để biện bạch cho “Đề án Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”: Toàn Đảng bàn thảo về công tác cán bộ, Hội đồng Lý luận Trung ương và “đội ngũ trí thức nước nhà” tổ chức nhiều diễn đàn khoa học, hệ thống truyền thông thì mở các chuyên trang, chuyên đề tuyên truyền sâu rộng về cả tinh thần lẫn nội dung,… Nói cách khác, “Đề án Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” - giờ trở thành Nghị quyết của BCH TƯ Đảng CSVN khóa 12 - là một sản phẩm hình thành từ sự đóng góp của toàn dân, bao gồm nhiều “ý kiến đa chiều” được thu thập từ “diễn đàn chính trị sâu rộng trong toàn xã hội”.
***
Đã có những thắc mắc rằng, lấy gì bảo đảm các Ủy viên BCH TƯ Đảng CSVN khóa 12 - giờ, đều đã trở thành “cán bộ cấp chiến lược”, được ví von là “tinh hoa của những tinh hoa quốc gia” - sẽ không tiếp tục phạm những sai lầm nghiêm trọng như xác định khai thác bauxite ở Tây Nguyên là chủ trương lớn của Đảng CSVN, như dốc toàn bộ nguồn lực quốc gia vào các tập đoàn, tổng công ty quốc doanh để làm xương sống cho “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”?...
Cũng đã có những thắc mắc rằng, lấy gì bảo đảm “tinh hoa của những tinh hoa quốc gia” sẽ đủ tinh minh để không tiếp tục bỏ phiếu bầu những cá nhân như Đinh La Thăng vào Bộ Chính trị, chọn những cá nhân như Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng Ban Nội chính và sẽ không chọn thêm những cá nhân như Nguyễn Xuân Anh làm “tinh hoa của những tinh hoa quốc gia”? Chẳng lẽ không đủ tinh minh, liên tục phạm sai lầm, “tinh hoa của những tinh hoa quốc gia” vẫn có thể ung dung ngồi chọn những cá nhân khác làm “cán bộ cấp chiến lược”?
Ông Nguyễn Tấn Tuân, tác giả “Gáo nước lạnh giội vào những kẻ hiềm khích, chống phá”, bảo rằng, tại Hội nghị lần thứ bảy của BCH TƯ Đảng CSVN khóa 12, các Ủy viên đã góp ý cho “Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2017” rất “thẳng thắn”, “điểm mặt, chỉ việc, tách bạch giữa thành quả và hạn chế, giữa ưu và khuyết, giữa được và chưa được trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo để tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp thu, đúc rút kinh nghiệm, nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ Ban Chấp hành Trung ương giao phó” và “tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã cầu thị lắng nghe, tự phê bình sâu sắc”. Tuy “Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2017”, Ủy viên nào “điểm mặt” ai, “chỉ việc” gì, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tự phê bình ra sao, không được công bố nhưng ông Tuân khẳng định “nhân dân cho rằng, Trung ương quyết liệt như vậy là rất quý và đáng kính”!
***
Cứ theo cách ông Tuân lập luận thì BCH TƯ Đảng… Cộng sản Trung Quốc còn… quý và đáng kính hơn vì đã đi tiên phong!
Một ngày trước khi Hội nghị lần thứ bảy của BCH TƯ Đảng CSVN khóa 12 khai mạc, lúc trò chuyện với VietNamNet, ông Phạm Quang Hưng, Vụ trưởng Vụ Theo dõi các cơ quan của BCH TƯ Đảng CSVN thuộc Ban Tổ chức Trung ương Đảng CSVN, loan báo đã kết thúc thử nghiệm về “nhất thể hóa” (chỉ để một cá nhân đảm nhiệm cả vai trò bí thư lẫn vai trò lãnh đạo cơ quan hành pháp). “Nhất thể hóa” đang chính thức được thực hiện ở cấp huyện và cấp tỉnh. Ông Hưng nói thêm rằng BCH TƯ Đảng CSVN “đang nghiên cứu” về “nhất thể hoá một số chức danh cán bộ cấp chiến lược như kinh nghiệm Trung Quốc, ví dụ Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nhà nước”(2).
Sáu năm trước, hàng trăm triệu người Trung Quốc công khai bày tỏ sự hoan hỉ của họ khi ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi, săn sói, quét muỗi” và thề “chống tham nhũng không màng sống chết cá nhân”. Hơn một triệu viên chức thuộc đủ mọi cấp của hệ thống công quyền Trung Quốc đã bị xử lý theo nhiều hình thức khác nhau.
Từ vị trí Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Bình được giao kiêm nhiệm vai trò Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Tháng ba vừa qua, Quốc hội Trung Quốc biểu quyết về giới hạn nhiệm kỳ của Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Thay vì phải thôi làm Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào năm 2022 bởi đã ngồi tại đó đủ hai nhiệm kỳ thì có tới 2.964 đại biểu của Quốc hội Trung Quốc, nhất trí “hủy giới hạn nhiệm kỳ của Chủ tịch Nhà nước”, tạo điều kiện để ông Bình - nhân vật đề ra cam kết “tứ toàn” (Xây dựng kinh tế xã hội thịnh vượng toàn diện. Cải tổ xã hội sâu sắc toàn diện. Thực hiện Nhà nước pháp quyền toàn diện. Thực thi kỷ cương Đảng toàn diện) có thể làm Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho tới hết đời. Chỉ có hai đại biểu phản đối “hủy giới hạn nhiệm kỳ của Chủ tịch Nhà nước” và ba đại biểu bỏ phiếu trắng!
“Nhất thể hóa” là sản phẩm chính trị “made in China”.
“Lò” của Tổng Bí thư, rồi “Nghị quyết Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” mà BCH TƯ Đảng CSVN khóa 12 vừa biểu quyết thành định hướng cho “toàn Đảng, toàn quân, toàn dân” Việt không có gì mới với “toàn Đảng, toàn quân, toàn dân”… Trung Quốc.
***
“Dưới sự lãnh đạo vẻ vang của Đảng CSVN”, Trung Quốc đã và đang là “thầy” của Việt Nam. Lúc nào người Việt thôi phải bái vọng Trung Quốc là “sư” chưa xác định được.
Ngày 18 tháng 9 năm 2009, Nhân Dân Nhật Báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc từng có một bài bình luận về chuyện “bắt chước mô hình Trung Quốc”, theo đó, từ Việt Nam, Cuba đến Bắc Hàn đều đang bắt chước Trung Quốc. Trong khi Cuba và Bắc Hàn chỉ bắt chước một phần thì Việt Nam “bắt chước 100%” và vì vậy, “Việt Nam cần thực sự nhớ ơn mô hình này bởi nhờ thế mà Việt Nam phát triển nhanh về kinh tế và chính trị thì ổn định”(3).
Bài viết vừa kể khiến nhiều người Việt tự ái. Trong số này có cả các cựu viên chức và học giả như ông Trần Đức Nguyên (cựu Trưởng Ban Nghiên cứu của ông Võ Văn Kiệt, người tham gia soạn thảo Cương lĩnh Đổi mới cho Đại hội 6 của Đảng CSVN), ông Đặng Phong (tác giả bộ Tư duy kinh tế Việt Nam), ông Tống Văn Công (cựu Tổng Biên tập tờ Lao Động),… Họ khẳng định, “đổi mới” (thực chất là từ bỏ quản lý - điều hành kinh tế theo kế hoạch, quay lại với kinh tế thị trường) là do thúc bách từ thực tế chứ không phải bắt chước Trung Quốc(4).
Có thể các cựu viên chức và học giả vừa kể không sai về “đổi mới” nhưng trật lất về mô hình chính trị.
Bất chấp xung đột về chủ quyền, những hiểm họa tiềm ẩn đối với kinh tế - xã hội, giới lãnh đạo Đảng CSVN vẫn tìm sang Trung Quốc “bái sư”, từ “Tiểu sư” ở trong rừng đến “Đại sư” giữa thủ đô:
- Ngày 11 tháng 9 năm 2016, ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra BCH TƯ Đảng CSVN, hội kiến ông Vu Xuân Sinh, Bí thư Ủy ban Kiểm tra - Kỷ luật của Khu Tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc để cám ơn vì đã chia sẻ kinh nghiệm xây dựng Đảng và phòng chống tham nhũng, đóng góp thiết thực cho công cuộc đổi mới, cải cách, mở cửa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước(5).
- Ngày 13 tháng 1 năm 2017, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng CSVN đến Bắc Kinh, gặp ông Vương Kỳ Sơn, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Kiểm tra - Kỷ luật BCH TƯ Đảng Cộng sản Trung Quốc để tìm hiểu về các chủ trương của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc và hoạt động của Ủy ban Kiểm tra - Kỷ luật của BCH TƯ Đảng Cộng sản Trung Quốc trong chuyện chống tham nhũng, tăng cường quản lý Đảng nghiêm minh toàn diện, thực hiện bố cục chiến lược “bốn toàn diện” của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ sau Đại hội 18 đến nay(6).
- Ngày 11 tháng 9 năm 2017, ông Nguyễn Đức Lợi, Ủy viên BCH TƯ Đảng CSVN, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam đã dẫn một phái đoàn cao cấp của Đảng CSVN đến gặp ông Hàn Chính, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Thành ủy Thượng Hải để học hỏi kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Trung Quốc về xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị(7).
Các Ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Ban Bí thư, Ủy viên BCH TƯ Đảng CSVN bái Trung Quốc làm “sư” chưa đủ. Quân đội cũng được cử sang Trung Quốc “bái sư”. Ngày 6 tháng 6 năm 2013, Ban Tổ chức của BCH TƯ Đảng CSVN cử 22 sĩ quan cao cấp là “cán bộ chủ trì công tác Đảng, công tác chính trị tại các đơn vị cấp chiến lược, chiến dịch toàn quân, được đào tạo cơ bản, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và là nguồn quy hoạch cho nhiệm kỳ tới”, sang Trung Quốc tham gia một khóa học 15 ngày Đoàn cán bộ chính trị cao cấp của Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ sang Trung Quốc tham gia khóa học 15 ngày về “các vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác Đảng, công tác chính trị của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc”. Từ 2009 đến 2013, Quân ủy Trung ương của Việt Nam đã cử sáu đoàn như thế sang Trung Quốc học tập(8).
Những đoàn như thế đã đặt nền móng cho nhiều hoạt động gần đây. Chẳng hạn tháng 4 năm ngoái, Chi đội Công an Biên phòng thành phố Phòng Thành Cảng, Quảng Tây, Trung Quốc đã sang Việt Nam “mở lớp trao đổi kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho 40 cán bộ của Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái với chủ đề: Ba bí quyết lớn giành thắng lợi vĩ đại của Đảng Cộng sản Trung Quốc”(9).
***
Cuối năm ngoái, khi tổng kết thời sự cả năm, hết The Economist(10) tới Bloomberg(11) cùng nhận định, Việt Nam tiếp tục sao chép đủ thứ từ Trung Quốc. Chẳng phải chỉ chống tham nhũng, Việt Nam còn bắt chước Trung Quốc đàn áp những người bất đồng chính kiến theo kiểu Tập Cận Bình!
Ông Tập Cận Bình từng khuyến dụ giới lãnh đạo Đảng CSVN vài lần rằng Trung Quốc và Việt Nam có “lý tưởng tương đồng, vận mệnh tương quan”. Sức nặng, mức độ hấp dẫn của tám từ đó đủ để ngoài “sơn thủy”, “văn hóa”, ngay cả “nghị quyết” cũng… “tương thông”!
__________Chú thích
(1) http://www.qdnd.vn/chong-dien-bien-hoa-binh/gao-nuoc-lanh-gioi-vao-nhung-ke-hiem-khich-chong-pha-538843(2) http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/600-can-bo-cap-chien-luoc-3-do-tuoi-co-dac-thu-449359.html
(3) http://nhanamsg.blogspot.de/2009/09/bat-chuoc-gioi-that.html
(4) https://boxitvn.wordpress.com/2010/02/26/hoc-hay-khong-hoc-trung-quoc/
(5) https://www.vietnamplus.vn/viet-namtrung-quoc-trao-doi-kinh-nghiem-ve-kiem-tra-xay-dung-dang/405490.vnp
(6) https://vov.vn/chinh-tri/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-hoi-kien-ong-vuong-ky-son-585914.vov
(7) https://baotintuc.vn/thoi-su/viet-nam-va-trung-quoc-tang-cuong-trao-doi-cong-tac-xay-dung-dang-20170911222748238.htm
(8) https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/22-si-quan-cap-cao-quan-doi-tap-huan-tai-trung-quoc-2810677.html
(9) https://www.mongcai.gov.vn/vi-vn/tin/luc-luong-bien-phong-viet-%E2%80%93-trung-trao-doi-pho-bien-kinh-nghiem-xay-dung-dang/45018-58053-85144
(10) https://www.economist.com/news/asia/21732824-difference-partly-philosophical-communist-parties-china-and-vietnam-do-not-get
(11) https://www.bloomberg.com/news/articles/2017-12-21/vietnam-mimics-china-in-embarking-on-sweeping-corruption-purge
Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/tap-can-binh-nguyen-phu-trong/4398007.html
VÀI ĐIỀU LUẬN VỀ ÔNG TRỌNG
BÙI QUANG VƠM/ BVN 19-5-2018
Nhiều người nói ông Trọng, Tổng Bí thư đảng cầm quyền hiện nay, là người có nhiều bệnh. Lại cũng nhiều người tỏ ra thông cảm, ông Trọng, đã 74 tuổi, đã thuộc diện “xưa nay hiếm”, nên bệnh là đương nhiên, “chả có gì khó hiểu” và cũng chẳng nên trách cứ ông ta làm gì”.
Không, tôi không trách gì, và nhiều người Việt Nam chắc cũng không nỡ trách oán gì ông. Những điều ông đang làm, từ một góc nhìn nào đó, còn có thể nói là ông đang làm một cách tich cực và đang có hiệu quả. Ít nhất thì từ trước tới giờ, chưa có một nhân vật nào trong hàng ngũ lãnh đạo cộng sản làm được như vậy. Người ta đồng hành, ủng hộ ông, dù chưa hẳn do ngưỡng mộ ông mà chỉ đơn thuần là căm thù cái lũ ăn ắp đốn mạt. Chỉ vì người tự hỏi, cái lũ đốn mạt ấy ở đâu mà ra. Bọn ấy nếu biến đi, thì bọn sắp đến là bọn nào?
Người ta, trong đó có tôi, chỉ tiếc là cái công việc ông đang làm không phải được thúc đẩy bởi một động cơ chính đáng, một động cơ thực chất, tức là ông thực tâm muốn chống tham nhũng vì dân, vì nước.
Ông gọi công cuộc chống tham nhũng của ông là việc diệt chuột, nhưng “đánh chuột thế nào để không vỡ bình”, nghĩa là ông không diệt chuột vì tài sản quốc gia, vì lợi ích người lao động, vì dân vì nước, mà là giữ cho cái “bình” của ông không vỡ. “Bình” của ông sẽ vỡ, nếu nó chứa quá nhiều chuột và nếu không phải ông là người diệt chuột, thì dân cũng sẽ nổi lên diệt chuột, và cái bình của ông sẽ bể vỡ theo. Nói cho rõ ra, là ông diệt chuột tham nhũng là để bảo vệ đảng của ông, bảo vệ cái chế độ mà đảng của ông cầm quyền mà ông đang là người trên cùng. Thế có nghĩa là ông diệt tham nhũng là vì ông.
Và nó chỉ cần không vỡ trong thời gian ông tại vị.
Bởi vì, không ai tin được rằng, một người “lú” khôn ngoan như ông lại không hiểu rằng, tham nhũng không thể bị tiêu diệt bằng ý chí chủ quan và chỉ bằng giáo dục đạo đức.
Tham nhũng là sản phẩm của cặp bài “Quyền lực cộng với Tài sản vô chủ”. Ông nói “phải nhốt quyền lực vào trong lồng pháp luật”, trong khi “đất đai là sở hữu toàn dân”, rừng, biển, tài nguyên khoáng sản là tài sản do “nhà nước quản lý”, tiền vốn, trang thiết bị của các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn, các tổng công ty quốc doanh là tài sản do chính phủ làm “đại diện chủ quản chủ sở hữu”. Thực chất, tất cả đều là tài sản vô chủ.
Cái “pháp luật” của ông, suy cho cùng, cũng chỉ là ý chí của Đảng. Chính ông là người gọi Hiến pháp “là thể chế hoá cương lĩnh Đảng”, nó không đại diện ý chí của dân, nên làm gì có tư cách pháp luật. Thực chất nó không là pháp luật, vì nó có nghĩa vụ tuân thủ nghị quyết Đảng, phục tùng sự chỉ đạo thống nhất của Đảng. Đảng là Bộ chính trị, là ý chí của người đứng đầu Đảng. vào lúc này là ông.
Vì vậy, khi ông nói nhốt quyền lực vào cái “lồng” này, thì chỉ là việc quanh quẩn. Cái lồng ấy do Đảng tạo ra, là công cụ trong tay Đảng, thì chỉ cần là “Đảng”, cụ thể là ở mỗi cấp của tháp quyền lực, chỉ cần là người hay nhóm người trên đỉnh tháp, tức là: hoặc là Tổng Bí thư, hay Bộ Chính trị, hay Ban Bí thư ở Trung ương, hoặc là bí thư tỉnh uỷ, huyện uỷ hay thường vụ cấp uỷ nếu là địa phương, đủ để tự do “mở” hay vô hiệu hoá cái lồng “pháp luật riêng” đó.
Nếu đất là tài sản thuộc sở hữu cá nhân như mọi loại tài sản tư hữu khác, thì dù có nghĩa vụ chấp hành quy hoạch, mọi sự chuyển đổi chủ sở hữu phải là chuyện thuận mua vừa bán, không thể bắt người ta bán theo giá mình muốn. Khi đó, mọi cưỡng chế đều vi phạm pháp luật. Khi một đứa bé đi tù ba năm chỉ vì ăn cắp một chiếc bánh mì, thì chuyện ăn cắp đất của quan lại chính quyền phải xử chung thân.
Trong ba nguyên tắc chống tham nhũng gồm: không muốn, không cần, và không thể thì nguyên tắc không thể có ý nghĩa quyết định. Tham nhũng là việc biến tài sản không của mình thành của mình, thực chất là ăn cắp. Nếu người ăn cắp không thể không bị bắt, thì sẽ ít người dám ăn cắp. Nếu tài sản ăn cắp dứt khoát bị thu hồi và chịu phạt gấp hàng trăm lần thì sẽ bớt người ăn cắp. Cuối cùng và quyết định nhất là không có cái gì để ăn cắp và có thể ăn cắp được.
Ông Trọng chỉ làm một việc bằng việc giáo dục lý tưởng chủ nghĩa Mác và học tập thứ đạo đức do Đảng gán ghép cho ông Hồ Chí Minh để cho hệ thống quan lại của ông “không muốn” tham nhũng. Ông không biết làm gì và cũng không thể làm gì để hệ thống quan lại đó “không cần” tham nhũng. Còn nội dung thứ ba, nội dung cần làm nhất, thì ông hoàn toàn không làm gì.
Ông thừa hiểu, tiêu diệt tham nhũng là tiêu diệt cặp phạm trù Quyền lực và Tài sản công. Quyền lực chỉ có thể kiểm soát được bằng pháp luật thật, pháp luật của dân do dân và vì dân, loại pháp luật độc lập với quyền lực nhà nước. Tài sản công cộng sẽ biến mất khi trong xã hội không tồn tại loại tài sản vô chủ, nghĩa là phải sở hữu hoá mọi thứ tài sản, bất cứ loại tài sản nào đều phải có chủ sở hữu cụ thể, có tên tuổi, có pháp nhân, có quyền mua bán chuyển nhượng và đương nhiên có thể đứng trước toà.
Ông kiên quyết không tư hữu hoá ruộng đất, kiên quyết không trả đất về cho dân. Ông cổ suý cho kinh tế quốc doanh, tăng vốn, tăng tài sản, tăng thiết bị để càng ngày càng trở thành lực lượng quyết định, “giữ vai trò chủ đạo” trong nền kinh tế.
Không thể hiểu được ông chống tham nhũng, khi ông chống lại quyền lực độc lập của tư pháp, và cổ suý việc tăng tài sản vô chủ làm mồi nhử cho bọn ăn cắp.
Nếu tin vào cái bằng tiến sĩ triết học của ông, tin vào sự khôn ngoan đã đưa ông lên vị trí đứng đầu một đảng cầm quyền, thì phải hiểu rằng ông đã cố tình sử dụng công cụ chống tham nhũng cho mục đích của cá nhân ông hay nhiều lắm là của đảng của ông. Chắc chắn nó không vì lợi ích dân tộc.
Tôi và rất nhiều bạn bè của tôi, người thân của tôi ủng hộ ông, có một chút cảm ơn ông, nhưng thú thật, không tin vào thực tâm của ông.
Ước gì ông bước tiếp bước nữa, đi đến tận cùng của công cuộc chống tham nhũng này, cái công cuộc mà có người nói là ông “thế thiên hành đạo”, đó là việc ông cho quyền độc lập của pháp luật. Bỏ cái “tách biệt chức năng nhưng thống nhất chính trị” đi. Pháp luật mà các ông phân công nhau quản lý, thì sao còn là pháp luật nữa!
18/05/2018B.Q.V.
Tác giả gửi BVN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét