ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Trung Quốc có thực sự tin ông Rodrigo Duterte? (GD 21/5/2018)-Ông Rodrigo Duterte khiêm nhường hay “đầu hàng” Trung Quốc? (GD 18/5/2018)- Ông Kim Jong-un loại bỏ thành công John Bolton khỏi thượng đỉnh Mỹ - Triều? (GD 20/5/2018)-Chủ tịch LG qua đời, người kế nhiệm là con trai nuôi 40 tuổi (KTSG 20/5/2018)-Trung Quốc hứa tăng mua hàng hóa nông nghiệp và năng lượng của Mỹ (KTSG 20/5/2018)-Các nông trại Mỹ đối mặt với cuộc khủng hoảng lao động (KTSG 20/5/2018)-Việt Nam muốn thắt chặt kiểm duyệt trên Facebook, Google (BVN 21/5/2018)-Vũ Quốc Ngữ-Giải Nobel Hòa bình cho ai? (BVN 21/5/2018)-Việt Nguyên-
- Trong nước: "Người ngoài" đến làm lãnh đạo thì vẫn phải kiểm soát quyền lực (GD 21/5/2018)--Ý kiến Ô.Lê Văn Cuông-Khai mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội thảo luận nhiều nội dung quan trọng (GD 21/5/2018)-Quốc hội họp, dự kiến thông qua luật mở đường cho đặc khu (KTSG 20/5/2018)-Cách nhìn khác về Đặc khu Kinh tế (MTG 18-5-18)-Dự thảo Luật đặc khu đang rơi vào tình trạng ‘đẽo cày giữa đường’? (VnF 19-5-18)-Nguyên thứ trưởng: Bàn về đặc khu không nên quá cầu toàn (VNN 21/5/2018)-TUYÊN BỐ VỀ TÌNH HÌNH ĐẤT ĐAI, CHÙA LIÊN TRÌ, NHÀ THỜ VÀ TU VIỆN DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở THỦ THIÊM (BVN 21/5/2018)-Đừng đánh giá ông Hải qua lời nói, hãy nhìn những gì ông ấy đã và đang làm (GD 20/5/2018)-Sài Gòn lộn xộn trở lại: bức tử sự văn minh (BVN 20/5/2018)-Ánh Liên-
Ông Đinh Thế Huynh đã hai năm không họp QH? (BBC 20-5-18)- - Kinh tế: Công ty do cha quản lý chỉ định thầu trái quy định cho công ty con trai (GD 21/5/2018)-Lý lẽ của Bộ Tài chính không thuyết phục dư luận (GD 19/5/2018)-Khởi nghiệp du lịch, tưởng dễ mà khó! (KTSG 20/5/2018)-Xuất khẩu hàng dệt may: Lạc quan trong thách thức (KTSG 20/5/2018)-Công nghệ nhận biết khuôn mặt gây lo ngại (KTSG 20/5/2018)-Không nên quản trị doanh nghiệp bằng “mưu” (KTSG 20/5/2018)-baì có ích-Thì ai rồi cũng phải về (KTSG 20/5/2018)-về hưu-Đánh đổi sao cho hợp lý (KTSG 20/5/2018)- chuyện giải tỏa lầm khu đô thị-Nhà vườn cần thay đổi cách nghĩ, cách làm (KTSG 20/5/2018)-Khu vực FDI: Nghịch lý lợi nhuận nhiều, nộp thuế ít (KTSG 20/5/2018)- Bùi Trinh-Công xưởng gia công Việt Nam: Vì sao khó bằng Trung Quốc? (ĐV 20-5-18)-Càphê hạt Việt Nam - nguyên liệu chính của mọi sản phẩm càphê Italy (VN+ 20-5-18)-Doanh nghiệp FDI 'thích' bất động sản hơn nông nghiệp (TP 20-5-18)-Di sản Sài Gòn và dân chúng tại chỗ (TBKTSG 20-5-18)-Nở rộ kinh doanh hàng xách tay (SGGP 19-5-18)-
- Giáo dục: Học sinh thủ đô còn mệt vì trường chất lượng cao, tư duy bao cấp (GD 20/5/2018)-Giáo dục Thủ đô cứ gây sức ép với học trò, với cả xã hội để làm gì nhỉ? (GD 21/5/2018)-Khuyến khích học sinh giỏi, có tố chất, đam mê... chọn học làm thầy (GD 21/5/2018)-Ở New Zealand không có sách giáo khoa cho bậc tiểu học (GD 21/5/2018)-Sắp xét xử vụ cô giáo ở Cà Mau đòi bồi thường thiệt hại danh dự (GD 21/5/2018)-Hạn chót và những lưu ý khi thay đổi nguyện vọng thi vào lớp 10 ở Hà Nội (GD 21/5/2018)-Gặp gỡ 9x xuất sắc nhận giải thưởng cơ học Nguyễn Văn Đạo (GD 21/5/2018)-Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (16) – Phải biết lắng nghe (GD 21/5/2018)-Lên lớp bây giờ, thầy cô phải là đạo diễn để dàn dựng và phân vai cho học trò (GD 20/5/2018)-Chuyện ông Nguyễn Đức Tồn, trắng - đen phải rõ (GD 20/5/2018)-Người Việt nói và viết sai tiếng Việt thành quen (GD 18/5/2018)
- Phản biện: Có một chủ nghĩa dân tộc của Hồ Chí Minh (VHNA 20-5-18)-Mạch Quang Thắng-Bàn Tay Tuyên Giáo (Trẻ 15-5-18)-Mai Hiền-Con lãnh đạo làm lãnh đạo mang lại hạnh phúc cho dân tộc như thế nào (Blog RFA 19-5-18)-Nguyễn Tường Thụy-Cuộc chiến chống tiêu cực, tham nhũng: Làm đến cùng, không bỏ giữa chừng (TVN 21/5/2018)-Uông Ngọc Dậu-Đại cục bán nước (BVN 21/5/2018)-Phạm Đình Trọng-Biển Đông: Cuộc chơi và luật chơi của ai? (BVN 21/5/2018)-Danh Đức-Phải có cách nhìn khác về Đặc khu Kinh tế (BVN 21/5/2018)-Lưu Trọng Văn-Anh em tâm tư... (BVN 21/5/2018)-Lưu Trọng Văn-Tin tức giả hay không ai có quyền kết tội một người dựa vào sự mơ hồ! (BVN 21/5/2018)-Ánh Liên-Dân tộc bị mắc lừa và bị nhầm quá nặng (BVN 21/5/2018)-Nguyễn Đình Cống-Bức cung tư tưởng? (GD 19/5/2018)-Ánh Liên- Đất nước sẽ ra sao khi cán bộ vi phạm khuyết điểm vẫn chui sâu, leo cao? (GD 20/5/2018)-Nguyễn Huy Viện- Triết lý giáo dục "Tâm Trí Lực" (GD 19/5/2018)-Nguyễn Viết Thịnh
- Thư giãn: Trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh: “Các đồng chí cứ làm cách mạng văn hóa đi, tôi làm cách mạng vũ hóa” (TVN 20-5-18)- pv Vũ Duy Huân- Nguyễn Ái Quốc còn có bút danh là Nguyễn Ố Pháp? (Zing 20-5-18)-Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh (NLĐ 19-5-18)- cùng đi: Lê thanh Hải, Tất Thành Cang, Nguyễn Thị Quyết Tâm...GS.TS. Chu Hảo: Từng suýt đi tù vì... đề án “máy tính Bác Tô“ (VietTimes 17-5-18)-Hanoi Aqua Central- biểu tượng thịnh vượng giữa lòng phố cổ (BĐS 21/5/2018)-
CÁCH NHÌN KHÁC VỀ ĐẶC KHU KINH TẾ
LƯU TRỌNG VĂN/ MTG 18-5-2018
Hôm nay các chuyên gia kinh tế hàng đầu của cả nước tụ hội để Hội thảo về Luật Đặc khu Kinh tế (ĐKKT).
Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc được chọn là đích nhắm cho bộ luật có tính đột phá về cơ chế, thể chế này.
Bà Phạm Chi Lan có nhận định phản biện rất hay về dự luật và địa điểm chọn lựa làm ĐKKT này. Bà cho rằng thời đại 4.0 thì ĐKKT phải là ĐKKT 4.0 mà công nghệ thông tin, tự động hoá là cốt lõi. Vậy thì Khu Hoà Lạc, Hà Nội và TP. HCM là nơi thích hợp chọn làm ĐKKT 4.0 nhất. Ở đây ưu tiên mọi ưu tiên là thể chế tiến bộ mà các nước phát triển trên thế giới đang áp dụng.
Tôi cho rằng để làm ĐKKT công nghệ 4.0 thì thực tiễn nhất về điều kiện nguồn nhân lực không đâu hơn Sài Gòn và Hà Nội như ý của bà Phạm Chi Lan.
Đây là khác về ĐKKT chung.
Yếu tố hấp dẫn thu hút đầu tư bền vững và hiệu quả cho một ĐKKT ngoài yếu tố thể chế, nền tảng hạ tầng, nhân lực, ưu đãi thuế, dịch vụ mà trên thế giới đang áp dụng, VN chắc chắn áp dụng thể hiện bằng luật thì yếu tố quyết định cạnh tranh mà ít nơi nào có đó là Không gian Văn hoá và cảnh quan thiên nhiên ở nước ta.
Khi chọn Phú Quốc ĐKKT, chúng ta có ưu thế cảnh quan hấp dẫn vùng biển đẹp của đất nước. Nhưng nơi đó giá đất quá cao, quỹ đất quá ít và bị chiếm dụng theo hình thái băm thịt. Phú Quốc nên là ĐKKT chuyên về du lịch với các ưu đãi về thể chế, visa là đủ.
Thể chế ở đây là mô hình quản lý theo mô hình tập đoàn kinh tế không theo mô hình địa phương. Cả Phú Quốc được quản lý bởi một Hội đồng Quản trị trực thuộc thủ tướng chứ không phải mô hình huyện uỷ, bộ tứ dưới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ và bị chi phối bởi các bộ, các ban ngành trung ương.
ĐKKT du lịch Hạ Long nếu có và rất cần phải có, cũng như vậy.
Đó là nói về ĐKKT chuyên ngành du lịch.
Trong luật ĐKKT nên chia ra các loại để có luật thích ứng.
Theo tôi nên bỏ mô hình ĐKKT ''lẩu'', cái gì cũng nhét vào mà nên làm mô hình ĐKKT chuyên ngành.
Có thể chia ra các chuyên ngành sau:
- Nông nghiệp và công nghiệp chế biến sản phẩm Nông nghiệp.
-Công nghệ TT và Công nghiệp công nghệ cao.
- Du lịch.
- Giáo dục.
- Kinh tế thủ công.
-Công nghệ TT và Công nghiệp công nghệ cao.
- Du lịch.
- Giáo dục.
- Kinh tế thủ công.
Mỗi loại hình có đặc thù riêng, có nguồn nhân lực và không gian văn hoá riêng nên cần các chính sách riêng, thể chế riêng, mức ưu đãi thuế đặc biệt riêng.
Chúng ta nên nhận thức rằng ĐKKT trước hết và trên hết là phục vụ cho các nhà đầu tư trong nước. Một nền KT bền vững phải lấy Tư sản dân tộc làm nòng cốt. Ưu đãi cho Tư sản dân tộc là dành mọi điều tốt nhất cho người dân chúng ta, và đó chính là sự đền ơn đáp nghĩa đúng nhất cho người dân chúng ta, những người chịu quá nhiều thiệt thòi và áp bức bao năm nay không ngóc đầu lên làm giàu chính đáng được. Và đây chính là chiến lược xin lại Lòng Dân để cùng đột phá cách mạng thay đổi đất nước.
Hãy nhòm các nước Nhật, Hàn, Israel xem, họ phát triển bởi các ĐKKT giành thu hút đầu tư nước ngoài hay thu hút đầu tư của người dân của họ?
Các ĐKKT thực sự chỉ là mô hình thí điểm tạo động lực để nhà nước mạnh dạn và khôn ngoan áp dụng bằng luật cho toàn quốc.
Từ đây mô hình quản lý quốc gia sẽ phải thay đổi theo hướng cách mạng, tiên tiến chính nhờ những mô hình này.
Vậy còn yếu tố Không gian Văn hóa là thế nào?
Nguồn nhân lực chỉ có thể phát huy hết năng lực lao động và sáng tạo nếu họ thực sự có Không gian Văn hóa tại nơi làm việc và nơi sống. Không gian Văn hóa đó chính là không gian đời sống sức khoẻ vật chất, tinh thần của họ được bảo đảm nhân văn và thiết thực nhất. Gia đình, con cái của họ có không gian sống, học tập thoải mái nhất. Họ được thiên nhiên phong phú, cảnh quan đẹp, chất lượng khí thở trong lành, hoà quyện dâng hiến nhất.
Luật ĐKKT nếu không có các định chế về Không gian Văn hóa này sẽ không thể thu hút nguồn nhân lực tốt nhất, không thể thu hút nhà đầu tư bền vững nhất.
Khi đặt luật ĐKKT mọi điều luật trước hết và trên hết phải trên nền tảng cốt lõi Không gian Văn hóa.
Lưu Trọng Văn
DỰ THẢO LUẬT ĐẶC KHU ĐANG RƠI VÀO TÌNH TRẠNG 'ĐẼO CẦY GIỮA ĐƯỜNG'
PV LÊ NGUYỄN /VnF 19-5-2018
(VNF) – Theo nhận định của luật sư Trương Thanh Đức (Chủ tịch Công ty luật BASICO), dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (gọi tắt là Luật đặc khu) đang rơi vào tình trạng đẽo cày giữa đường vì loay hoay và thay đổi liên tục với việc ưu tiên cái gì, ưu tiên lĩnh vực nào và ưu tiên đến đâu.
Luật đặc khu sắp trình Quốc hội thông qua
Nếu chỉ tập trung ưu đãi thì chỉ tạo ra sự dịch chuyển về kinh tế
Theo ông Đức, không có một lĩnh vực nào không cần ưu tiên trong đặc khu, từ kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, du lịch, giải trí, thanh tra, công an, toà án cho đến luật sư, tư vấn pháp luật. “Nếu đi theo hướng đó, thì ưu tiên tất cả là không được, mà thu hẹp thì cũng vô lý”.
Ông Đức cho rằng đã đặt ra đặc khu thì phải đặt ra mục tiêu đột phá phát triền gấp hàng chục lần so với không có đặc khu. Nếu chỉ tập trung vào việc tạo ra ưu đãi về tiền thuế, đất, tài nguyên… thì chỉ tạo ra sự dịch chuyển kinh tế chứ không phải là tạo ra sự phát triển kinh tế.
Đặc khu, do đó, cần tạo ra môi trường tự do, thuận lợi, thông thoáng về chính quyền, thủ tục hành chính, chính trị và giải quyết tranh chấp để phát triển mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nhằm thu được nhiều thuế, chứ không phải là miễn giảm thuế, tiền đất, dịch chuyển lợi ích từ đia bàn khác về đặc khu. Tức giảm tiền đóng góp cho ngân sách ở nơi khác, cách khác để tăng thu ngân sách cho đặc khu.
Về hành chính, tuy tên gọi là khu hành chính – kinh tế đặc biệt nhưng thực chất chỉ là nhằm tạo ra khu kinh tế đặc biệt chứ không phải nhằm tạo ra khu hành chính đặc biệt.
“Sự đặc biệt của hành chính chỉ nhằm phục vụ cho sự đặc biệt về kinh tế chứ không có mục đích tự thân. Vì vậy, cần thiết kế cơ chế hành chính vì kinh tế chứ không phải là ngược lại”, ông Đức nhấn mạnh.
Theo tinh thần này, ông Đức cho rằng nhà nước cần áp dụng cơ chế hành chính đặc biệt để tạo ra môi trường kinh doanh đặc biệt nhằm tạo ra kết quả kinh tế đặc biệt, thay vì áp dụng cơ chế kinh tế đặc biệt này để tạo ra kết quả kinh tế đặc biệt khác.
“Đặc khu cần phải áp dụng một trong hai cơ chế. Thứ nhất, nếu có Hội đồng nhân dân thì không có Uỷ ban nhân dân; chỉ có thị trưởng, chế độ thủ trưởng lãnh đạo thay vì chế độ tập thể lãnh đạo. Thứ hai, nếu có Uỷ ban nhân dân thì không có Hội đồng nhân dân. Nếu có cả hai và bó buộc trong khuôn khổ bất hợp lý, không sửa Hiến pháp thì không có gì đáng gọi là đặc khu.
“Về quản lý nhà nước, dù có hay không có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thì cũng chỉ nên có một đầu mối cơ quan hành chính quản lý nhà nước thay vì 5 - 7 cơ quan như dự thảo và cũng tương tự như đối với các huyện thị hiện hành. Tức là cần coi đặc khu kiểu giống như một khu công nghiệp hay khu chế xuất, chỉ có 1 Ban quản lý khu công nghiệp. Đồng thời, nó không chỉ là các chính sách miễn giảm hay cơ chế ưu đãi như đối một khu công nghiệp”, ông Đức đề xuất.
Đi xa hơn, chủ tịch Công ty luật BASICO còn cho rằng nhà nước cần phải chấp nhận đặc khu có sự đặc biệt cả về chính trị, chứ không chỉ có sự đặc biệt về kinh tế và hành chính. Chẳng hạn, đặc khu cần không có cán bộ mà chỉ có công chức, tập trung gần như toàn bộ vào phát triển kinh tế, không tổ chức các cơ quan, đoàn thể đầy đủ ban bệ như các cấp chính quyền khác.
Tránh sử dụng nhiều ưu đãi thuế
Theo ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế trưởng - Ngân hàng Thế giới, để thành công, các đặc khu phải nằm trong chiến lược phát triển công nghiệp toàn diện với tầm nhìn/mục tiêu rõ ràng.
Thành công của các đặc khu phụ thuộc chủ yếu vào môi trường đầu tư và vị trí các đặc khu kinh tế; sự kết nối chặt chẽ với các cụm công nghiệp trong nước; sự xuất sắc về môi trường và xã hội; các ưu đãi thông minh, chú trọng tới đầu tư chiến lược; và khung theo dõi, đánh giá tốt.
Do đó, nhà nước cần tập trung thu hút đầu tư cho những doanh nghiệp tạo được mức lương cao hơn; thúc đẩy phát triển kỹ năng, chuyển giao công nghệ và R&D trong nước; khuyến khích sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên (không chỉ năng lượng mà cả đất đai, nước, nguyên liệu thô, v.v…); tạo cơ hội cho các doanh nhân và nhà đầu tư trong nước hợp tác với các công ty nước ngoài trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Ông Sebastian Eckardt khuyến cáo Việt Nam nên tránh sử dụng quá nhiều ưu đãi thuế và phân mảnh trong quản lý các đặc khu.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, các đặc khu tại Việt Nam được định hướng phát triển với hai mục tiêu chính.
Một là hình thành 3 khu vực tăng trưởng kinh tế cao có tác động lan tỏa tới khu vực và toàn bộ nền kinh tế, thu hút công nghệ cao với những ngành nghề, lĩnh vực cạnh tranh phù hợp xu thế phát triển của thế giới; nơi đáng sống và làm việc, nơi thịnh vượng về kinh tế song song với phát triển bền vững về môi trường, đảm bảo công bằng xã hội và nâng cao đời sống của người dân.
Hai là chủ động tạo ra một "sân chơi mới" với các thể chế, chính sách đặc biệt thuận lợi, vượt trội, cạnh tranh quốc tế cho phát triển khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển (R&D); các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ mới 4.0; giáo dục, y tế chất lượng cao; dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, công nghiệp văn hóa; phát triển dịch vụ hậu cần cảng biển và sân bay; thương mại và tài chính quốc tế gắn với cảng biển.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định Luật đặc khu của Việt Nam quy định quyền tự do kinh doanh những gì pháp luật không cấm gắn với những chính sách vượt trội, cạnh tranh, không phải chỉ là những ưu đãi về thuế và đất đai mà chủ yếu là tổ chức chính quyền, thẩm quyền người đứng đầu, cam kết của Chính phủ giữ ổn định và lâu dài về chính sách; kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối thuận lợi với trong nước và quốc tế với môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch gắn với trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương.
Dự án Luật đặc khu đã được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2017). Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội, dự án luật đã được Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan chỉnh lý, hoàn thiện và sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua vào Kỳ họp thứ 5 tới.
|
DỰ LUẬT VỀ ĐẶC KHU KINH TẾ-CÁCH TIẾP CẬN KHÔNG GIỐNG AI !
HUỲNH PHAN Phỏng vấn chuyên gia Phạm Chi Lan/ BVN 21-5-2018
LTS - Nhân Hội thảo về dự thảo luật về đặc khu kinh tế (ĐKKT) sẽ diễn ra vào 18/5 này, TVN xin giới thiệu những đóng góp của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, người có nhiều trăn trở về dự thảo Luật ĐKKT sắp trình Quốc hội xem xét trước khi thông qua.
Trước hết, tại sao lại ra một luật về đặc khu kinh tế mà trong đó chỉ định rõ luôn 3 ĐKKT, là Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc? Nếu làm một luật để tạo khuôn khổ chung, thì không nên đưa ra định danh là nơi nào làm. Từ yêu cầu và mục đích của ĐKKT, Quốc hội nên đưa ra những chính sách riêng cho ĐKKT và để Chính phủ lựa chọn làm thí điểm ở nơi nào có thể đáp ứng tốt nhất các điều kiện và kỳ vọng về ĐKKT, trước khi mở rộng ra các nơi khác. Nếu cần thẩm quyền Quốc hội quyết định, Chính phủ có thể đề xuất và trình Quốc hội từng trường hợp một.
Kinh nghiệm của Thẩm Quyến
Đó chính là cái cách ông Đặng Tiểu Bình đã làm đối với Thẩm Quyến ngày xưa vào thời kỳ đầu cải cách của Trung Quốc. Khi đó chưa có đủ niềm tin để áp dụng rộng rãi những chính sách mới theo thị trường, ông Đặng cho lập một ĐKKT và áp dụng những chính sách tốt cho một nơi mà trước đấy chỉ là một bãi rác. Nhưng ưu thế của Thẩm Quyến là đối diện với Hồng Kông, một trung tâm phát triển rất lớn, ông Đặng kỳ vọng, với những chính sách tốt, vị trí của Thẩm Quyến sẽ được phát huy.
Trên thực tế, các nhà đầu tư đã chọn lựa Thẩm Quyến, vì vị trí gần với Hồng Kông. Hơn nữa, vì một nơi hoang vắng, chưa có gì cả, nhà đầu tư bắt tay từ đầu, thiết kế hạ tầng cần thiết cho phát triển theo yêu cầu của họ. Từ chính sách tốt ở Thẩm Quyến, Trung Quốc áp dụng rộng rãi ra các nơi khác, và làm cho cả đất nước Trung Quốc phát triển theo hướng thu hút được rất nhiều đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước, đầu tư của người Hoa từ bên ngoài về, và cả đất nước phát triển lên.
Sau này, người ta đánh giá rằng điều đầu tiên Thẩm Quyến làm được là tác động về thể chế, là nơi thử nghiệm về thể chế thành công, và từ đó áp dụng rộng rãi ra cho cả nền kinh tế.
Thứ hai, về tác động trực tiếp là sự lan tỏa đến các khu vực khác, như Thượng Hải, Sán Đầu…, những nơi cũng mọc lên các mô hình phát triển như Thẩm Quyến.
Yêu cầu thể nghiệm thể chế mới với Việt Nam
VN đang đứng trước yêu cầu bước sang giai đoạn 2 của đổi mới. Giai đoạn 1 VN đã thành công sau 30 năm, vì vậy sang giai đoạn 2 cần phải đổi mới ở mức cao hơn, vừa để đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, vừa để đáp ứng tất cả những cam kết với các hiệp định thương mại tự do (FTAs) mà VN đã ký.
Việt Nam cũng có ý tưởng về thiết lập ĐKKT trong bối cảnh đất nước đã và đang tham gia thị trường quốc tế rất mạnh mẽ, trong đó xuất nhập khẩu chiếm tới 180% GDP, và được coi là một nền kinh tế rất mở, cũng như có khả năng thu hút đầu tư nước ngoài khá mạnh. Theo Báo cáo Đầu tư Toàn cầu, năm 2017 VN đứng thứ 12 trong lựa chọn của các công ty đa quốc gia, tăng hai bậc so với năm trước đó. Trong khi đó, một số nước, trong đó có Trung Quốc, đã giảm xuống về tỷ lệ chọn lựa.
Khi hỏi những nhà đầu tư nước ngoài thành công ở VN rằng họ thấy Việt Nam hấp dẫn nhất về cái gì, phần lớn họ nói đó là nguồn nhân lực của VN, và VN là nơi kinh doanh tốt vì mở cửa thị trường và tạo cơ hội cho họ tiếp cận nhiều thị trường bên ngoài, chứ không phải các ưu đãi là số 1. Họ cũng tin trong tương lai môi trường kinh doanh ở VN sẽ tốt hơn do VN tham gia các FTA thế hệ mới và sẽ cải cách thể chế theo các cam kết đó.
Vì vậy, thử nghiệm về thể chế của Việt Nam phải là áp dụng hệ thống thể chế mới theo cam kết của các FTAs, ví dụ như những yêu cầu nghiêm ngặt về môi trường, lao động, cạnh tranh, tính minh bạch của bộ máy chính quyền, việc tham vấn người dân, tham vấn doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định, hay yêu cầu dỡ bỏ những hàng rào hành chính, thực hiện thông quan nhanh…
Có thể thấy cách tiếp cận của luật ĐKKT muốn dành ưu đãi thật đặc biệt về thuế và đất đai để thu hút đầu tư chưa trúng với thể chế mà nhà đầu tư mong muốn nhất, đặc biệt với các nhà đầu tư chiến lược trong các lĩnh vực VN muốn thu hút họ vào. Đảng, Chính phủ, Quốc hội đã nhiều lần nói là VN đang mong muốn bước vào thời đại công nghiệp 4.0, với ưu tiên cao nhất là làm sao phát triển công nghệ để có thể đẩy nền kinh tế lên, và chính sách mới về FDI sắp sửa đổi cũng đưa ra ưu tiên số 1 cho các doanh nghiệp có thể mang công nghệ cao vào và triển khai nó.
Vậy những nhà đầu tư CNC, họ cần gì? Chúng ta có hai mô hình thí điểm CNC ở VN là Khu CNC TP HCM và Khu CNC Hòa Lạc (Hà Nội). KCNC TP HCM có vẻ tốt hơn, còn ở Hòa Lạc còn nhiều vướng mắc lắm. Đầu năm 2018, ông Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch Quốc hội, đã đến KCNC Hòa Lạc làm việc, và kết luận rằng có 13 vấn đề lớn về luật pháp còn vướng mắc cho Hòa Lạc, do luật pháp chưa sửa được. Thế thì tại sao không tập trung giải quyết 13 điều đó cho KCNC Hòa Lạc, và áp dụng cho cả KCNC TP HCM, để chứng minh rằng với thể chế tốt 2 KCNC này có thể vượt lên. Và, sau đó, đem áp dụng chính sách đó chung cho tất cả nơi khác muốn làm CNC.
Ông Nguyễn Mại, một quan chức có nhiều năm kinh nghiệm trong thu hút FDI, đã nói trong một cuộc họp rằng CNC rằng chỉ có thể tập trung vào những đô thị lớn, ở đấy là nơi tập trung trí thức nhiều, tinh hoa nhiều và có lực lượng lao động có kỹ năng cao để nhà đầu tư tuyển dụng, hay cộng tác. Nhà đầu tư như Samsung đã phát triển các khu lắp ráp điện thoại di động ở Thái Nguyên và Bắc Ninh, nhưng đến trung tâm nghiên cứu xử lý, giám định sản phẩm, họ làm Hà Nội với mấy nghìn kỹ sư hiện nay. Bây giờ đến khâu Nghiên cứu & Phát triển (R&D) họ lại chọn TP HCM. Các nhà đầu tư CNC khác cũng có cách chọn địa điểm tương tự.
Thế mà bây giờ VN lập ra Vân Đồn, Vân Phong, hay Phú Quốc, ở đâu cũng đều nói đến CNC cả. Nhưng liệu các nhà CNC sẽ vào đấy, hay là họ tiếp tục chọn TP HCM, Hà Nội, hoặc Đà Nẵng?
ĐKKT xin xây dựng casiso có nên không?
Có thực tế là cả 3 nơi, Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc đều muốn có casino.
Bản thân du lịch đang phát triển khá tốt ở Quảng Ninh, với Vịnh Hạ Long là di sản thế giới và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Những năm vừa qua Quảng Ninh đã làm được rất nhiều việc tốt để thu hút du lịch.
Phú Quốc những năm gần đây nổi lên trở thành một địa điểm du lịch hết sức hấp dẫn và thu hút được cả khách trong nước và nước ngoài. Đầu tư vào các dự án hạ tầng cho du lịch ở Phú Quốc cũng rất mạnh rồi.
Chưa phải ĐKKT, du lịch ở Quảng Ninh và Phú Quốc đã phát triển rồi. Sắp tới, nếu thành ĐKKT, 2 nơi này lại có thêm những ưu đãi về bất động sản, nghỉ dưỡng, hay vui chơi giải trí. Vậy những ưu đãi đó có thừa không, và liệu casino có cần không?
Casino là điều rất cần cân nhắc thận trọng, bởi gần với Vân Đồn - Quảng Ninh đã có Ma Cao, trung tâm đánh bạc lớn của thế giới, và đã thành công. Nhưng vài năm gần đây, không chỉ Ma Cao mà cả Las Vegas ở Mỹ cũng đang có chiều hướng suy giảm, vì đánh bạc trên mạng xuất hiện rộng rãi. Ở VN, mạng lưới đánh bạc trên mạng chỉ do hai doanh nhân điều hành, và mấy ông tướng công an bảo kê, mà có tới 14 triệu lượt người tham gia. Trong khi VN lại muốn dùng casino với rất nhiều ưu đãi để tạo đột phá, có nên không? Trong hơn 4000 ĐKKT trên thế giới, có bao nhiêu ĐKKT cạnh tranh bằng casino? Theo tôi, cần phải nghiên cứu thấu đáo, tới nơi tới chốn, chứ đừng nghe theo lobby của ai đó mà chấp nhận.
Rồi bây giờ người ta lại đang vận động công nhận ngành mại dâm, tuy chưa ghi trong dự thảo luật về ĐKKT. Chẳng lẽ ngành du lịch của VN không có những thế mạnh khác, và phải cất cánh bằng đánh bạc và mại dâm à? Chỉ nghĩ đến điều này thôi đã thấy quá đau, vì ta sẽ phải trả giá lớn về văn hóa, xã hội cho sự phát triển của đất nước trong tương lai nếu làm như vậy.
Hơn nữa, trong danh mục ưu đãi đầu tư ở ĐKKT có cả CNC lẫn casino. Thử nghĩ xem liệu các nhà CNC, vốn quen sống và làm việc trong môi trường trí thức, học tập, sáng tạo, có muốn vào ngồi cùng chỗ với đánh bạc và mại dâm không? Ưu đãi cho casino ở cùng ĐKKT có thể sẽ đuổi các nhà đầu tư CNC đi nơi khác.
Những nơi được chọn làm ĐKKT không có tác dụng lan tỏa
Về tác động lan tỏa, các ngành mà VN đang muốn tập trung phát triển là công nghệ thông tin, du lịch và nông nghiệp. CNTT hiện nay đang trải ra nhiều chỗ trên đất nước. CNTT tạo thành sức mạnh vật chất giúp cho các ngành phát triển lên, chứ không phải chỉ phát triển cho bản thân để bán sản phầm ra nước ngoài. CNTT có thể góp phần quan trọng hiện đại hóa nền kinh tế, khắc phục những yếu kém trong hệ thống quản trị nhà nước và doanh nghiệp, như tính kém minh bạch, kém trách nhiệm giải trình, và giúp cho cả nhà nước và doanh nghiệp có các lựa chọn tốt hơn, thực thi hiệu quả hơn trong đầu tư và sản xuất, kinh doanh. Hay những ngành như giáo dục, y tế, giao thông vận tải, đo đạc bản đồ, quan trắc hay phát hiện vấn đề môi trường… đều rất cần áp dụng CNTT. Vì vậy, đầu tư và ứng dụng CNTT không thể chỉ trong các ĐKKT dự kiến này, mà phải dựa trên các trung tâm lớn như TP HCM, Hà Nội, và mới đây là Đà Nẵng, Cần Thơ, và từ đó lan tỏa ra khắp nước.
Mảng thứ hai là du lịch. Phú Quốc và Vân Đồn được chọn nhằm mục tiêu du lịch tương đối rõ. Ngoài Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh có thêm Vân Đồn là rất tốt, nhưng Vân Đồn không thể thay thế Vịnh Hạ Long mà chỉ có thể phát triển khi đi cùng Hạ Long.
Còn Phú Quốc bản thân vẫn đang phát triển du lịch rất mạnh, bất động sản du lịch đã bán, chia chác gần hết rồi, đâu có cần chờ chính sách ưu đãi gì! Phú Quốc là một hòn đảo, nên khả năng kết nối với tỉnh Kiên Giang, hay rộng hơn đồng bằng sông Cửu long, để lan tỏa cũng hoàn toàn không dễ. Đó là chưa nói loại hình du lịch ở Phú Quốc hoàn toàn khác với loại hình du lịch của đồng bằng sông Cửu long, vốn gắn với nông nghiệp và sinh thái.
Trung tâm du lịch ở phía Nam hiện giờ vẫn là TP HCM với 26 triệu lượt khách mỗi năm. Từ TP HCM đi Đà Lạt, Vũng Tàu, Tây Ninh hay đồng bằng Sông Cửu Long đều tiện cả.
Vân Phong không phải là nơi để làm du lịch, bởi Vân Phong nằm bên cạnh Nha Trang, gần Bình Định, và một chuỗi các tỉnh miền Trung có khả năng về du lịch. Nếu lấy một điểm là trung tâm du lịch của miền Trung để từ đó lan tỏa, nên chọn Đà Nẵng hoặc Nha Trang. Còn Vân Phong, với ý tưởng trước đây là biến nó thành một cảng trung chuyển, hỗ trợ cho cảng trung chuyển ở Bà Rịa - Vũng Tàu, tôi nghĩ là được.
Đối ngành thứ ba mà chúng ta ưu tiên phát triển là nông nghiệp, cả 3 nơi chọn làm ĐKKT đều khó có thể phát huy vai trò trong phát triển nông nghiệp ở VN.
Vân Đồn - Quảng Ninh không phải là vùng nông nghiệp, nên được hoạch định cho các ngành khác. Đồng bằng sông Hồng tập trung ở các tỉnh ven và xung quanh Hải Phòng, với cảng Hải Phòng là nơi vận chuyển. Từ Hải Phòng đi Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, hay Bắc Giang, đều tiện, Vân Đồn không có được vị trí như thế.
Vân Phong cũng vậy. Khu vực miền Trung không phải là nơi trọng tâm phát triển nông nghiệp được, khi bị khô hạn và bão tố triền miên.
Phú Quốc có thể phát triển một số sản phẩm về hải sản, hay nông sản, nhưng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu du lịch ở Phú Quốc thôi, chứ không phải đầu tàu để phát triển nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nếu ở đồng bằng sông Cửu Long nên chọn Cần Thơ, hoặc phần nào đó TP HCM - làm nơi chế biến, kinh doanh và tạo thêm giá trị gia tăng cho nông sản.
Nên chọn nơi nào làm ĐKKT trước?
Tôi nghĩ giá mà biến TP HCM, hoặc một phần của nó, thành ĐKKT, với ý nghĩa trước hết là nơi thử nghiệm các thể chế hiện đại theo các cam kết FTA, thì nó có thể mang lại được lợi ích ngay, nhiều hơn và sớm hơn. TPHCM vốn vẫn là nơi phát triển cao nhất trong cả nước và thường đi đầu trong những sáng kiến đổi mới về nhiều mặt, và cũng là nơi tụ hội tinh hoa lớn nhất cả nước. Sức lan tỏa sang các nơi khác cũng mạnh, vì sự phát triển của TP HCM luôn gắn rất nhiều với các vùng khác trong cả nước, khi TP này đã và đang là trung tâm thương mại quốc tế lớn nhất của nước ta.
Hà Nội là lựa chọn thú hai, với những điều kiện về thử nghiệm thể chế như TP HCM, trước mắt tập trung vào thực hiện ở khu CNC Hòa Lạc, nơi đã có 20 năm tuổi nhưng vẫn bị thể chế tạo thành rào cản chính cho phát triển.
Các vấn đề như quản trị, điều hành, nguồn nhân lực sẽ không quá khó để giải quyết ở hai nơi này nếu cải cách thể chế được thực hiện đầy đủ, đồng bộ, nghiêm túc, với hệ thống tuyển chọn, bổ nhiệm, sử dụng, giao quyền và trách nhiệm thật minh bạch, có trách nhiệm giải trình, có hệ thống giám sát thực sự hiệu quả.
Để giải quyết vấn đề hạ tầng ở TP HCM và Hà Nội, sẽ chỉ mất một phần trong con số triệu tỷ dự kiến đầu tư vào 3 ĐKKT theo dự thảo luật, mà kết quả thu được sẽ cao hơn gấp bội. TP HCM và Hà Nội sẽ trở thành trung tâm của những ngành cao cấp hơn, tạo ra nhiều giá trị gia tăng, như sản xuất các sản phẩm ứng dụng CNC, hay các dịch vụ giáo dục, y tế, tài chính, thương mại, du lịch…, để lan tỏa ra các vùng xung quanh và kết nối nền kinh tế nước ta với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
Hai nơi này mà cất cánh, cả nền kinh tế sẽ cất cánh theo.
H.P.
NGUYÊN THỨ TRƯỞNG: BÀN VỀ ĐẶC KHU KHÔNG NÊN QUÁ CẦU TOÀN
pv THÀNH NAM / TVN 21-5-2018
GS.TS Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Tư pháp
- An toàn rất quan trọng nhưng an toàn quá dẫn đến chậm là không được. Không nên cầu toàn nữa, đã tính toán kĩ rồi thì hãy mạnh dạn đưa ra để thực hiện - GS.TS Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Tư pháp chia sẻ về việc thành lập 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.
“Đầu tàu” kéo nền kinh tế
Theo ông, việc xây dựng 3 đặc khu kinh tế Phú Quốc, Vân Đồn, Bắc Vân Phong sẽ mang lại lợi ích gì cho quốc gia?
Đặc khu Phú Quốc, Vân Đồn, Bắc Vân Phong rất có tiềm năng về biển, du lịch, công nghệ… Tuy nhiên, tiềm năng đó đặt trong cơ chế cũ khó có thể phát triển vượt bậc, có chăng chỉ nhanh hơn các địa phương khác một chút. Vì vậy, nếu chúng ta tạo ra cơ chế hoàn toàn mới, với nhiều ưu trội về thể chế sẽ thu hút đầu tư mạnh mẽ hơn, không chỉ với nhà đầu tư nước ngoài mà cả trong nước.
Khi 3 đặc khu này tạo ra sự đột phá thì sau này sẽ trở thành động lực rất lớn để thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế đi lên. Thậm chí, nhiều người còn hy vọng nó trở thành “đầu tàu” kéo nền kinh tế tiến lên nhanh hơn.
Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đã khẳng định các đặc khu này sẽ thành công nếu được trao cho một “thể chế vượt trội”. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng cần “lót ổ” chính sách mới có thể thu hút “đại bàng”,” phượng hoàng” đến làm tổ vì các quốc gia tiên tiến trên thế giới đã xây dựng thành công mô hình đặc khu từ nhiều chục năm nay rồi. Ông bình luận gì về vấn đề này?
Yêu cầu lớn khi ban hành luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là phải tạo ra cơ chế vượt trội. Nếu đặc biệt mà không có thể chế vượt trội, không khác với hệ thống hiện tại, không thuận lợi hơn, đột phá hơn thì không gọi là đặc biệt nữa.
Rất nhiều điểm đặc biệt mà dự thảo luật đã đưa ra, nhất là về thẩm quyền của bộ máy ở đặc khu. Theo tính toán, Chủ tịch UBND đặc khu có đến 128 quyền hạn, tập trung quyền lực để đề cao trách nhiệm cá nhân. Bên cạnh đó cũng có cơ chế kiểm soát quyền lực chặt chẽ để người đứng đầu không lạm quyền.
Với việc tập trung quyền như vậy, thủ tục hành chính sẽ đỡ vòng vo, đơn giản, gọn nhẹ hơn, chi phí cũng thấp hơn.
Trong dự thảo luật, những cơ chế ưu đãi về kinh tế tương đối rõ nét và đủ sức hấp dẫn. Tuy nhiên vượt trội về tư pháp, tạo niềm tin cho nhà đầu tư vào hệ thống tư pháp còn ở mức độ khiêm tốn. Ngoài tạo ra ưu thế, ưu đãi, tăng tính hấp dẫn để nhà đầu tư vào, cần phải tính đến an toàn, có thiết chế để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Nói tóm lại, hấp dẫn và an toàn chính là điều nhà đầu tư mong đợi nhất khi đầu tư vào các đặc khu này.
Cần giải pháp “sốc” ở 3 đặc khu kinh tế
Vậy theo ông, khung thể chế hiện nay trong dự thảo luật liệu đã đủ sức cạnh tranh và đảm bảo tính vượt trội hay chưa?
Ba đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt được kỳ vọng sẽ đem lại những đột phá mới trong phát triển kinh tế nhờ hàng loạt ưu đãi vượt trội được quy định trong dự thảo luật. Phải kể đến các ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, thuê mặt nước... Với thể chế kinh tế đó, tôi thấy rất tốt, vượt trội hơn hẳn so với toàn quốc và rõ ràng các nhà đầu tư sẽ thấy hấp dẫn.
Ngoài ra, các nhà đầu tư và doanh nghiệp cũng sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng như thể chế hành chính hiện đại, ổn định, cơ chế, chính sách ưu đãi cạnh tranh ở mức cao nên khả năng thu hồi vốn nhanh.
Có ĐBQH cho rằng, chúng ta đã bàn thảo quá nhiều về việc xây dựng đặc khu, nên hãy mạnh dạn thí điểm xây dựng 3 đặc khu để tạo hiệu ứng lan tỏa vùng và làm hình mẫu cải cách tiến bộ cho các địa phương khác. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Rất đúng! Nếu cứ đưa ra thảo luận mãi mà không ban hành, đã chậm rồi còn chậm hơn nữa là thiệt cho dân, cho nước. Ở đây, chúng ta muốn tạo động lực mới mà chỉ ở 3 đặc khu là Phú Quốc, Vân Đồn và Bắc Vân Phong thì nếu có sai sót, thậm chí sai lầm vẫn có thể khắc phục được.
Chúng ta chọn đổi mới từng bước vững chắc trên phạm vi toàn quốc. Giờ chúng ta vừa muốn vững chắc, vừa nhanh thì nên chọn một số nơi để tạo đột phá. Ưu tiên những giải pháp “sốc” ở 3 đặc khu. Nếu chỉ đạo quyết liệt, tạo “sốc” một cách mạnh mẽ và đảm bảo được thì đã làm được ở một vùng, sau này sẽ làm rộng hơn.
Tôi xin nhắc lại, an toàn rất quan trọng nhưng an toàn quá dẫn đến chậm là không được. Không nên cầu toàn nữa, đã tính toán kĩ rồi thì mạnh dạn đưa ra để thực hiện.
Thành Nam
ĐỌC THÊM:
VIỆT NAM ĐANG 'ĐÁNH CƯỢC' LÀM ĐẶC KHU KINH TẾ
HẢI VÂN/ NCĐT 20-5-2018
Phú Quốc cần 40 tỉ USD để trở thành đặc khu kinh tế sầm uất.
Nhưng “cược” thế nào để đạt được mục tiêu của một đặc khu kinh tế, đó là sự lan tỏa về kinh tế, về thể chế và kỹ năng.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Nguyễn Chí Dũng, tại Hội thảo “Đặc khu - thể chế, chính sách và kỳ vọng thành công”, hôm 18.5, nói rằng, Việt Nam đã "chủ động" xây dựng "một sân chơi mới, luật chơi mới" với những thể chế, chính sách vượt trội, cạnh tranh.
Việt Nam có kế hoạch xây dựng 3 đặc khu: Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Bây giờ, các tập đoàn đang đua tranh tìm cơ hội khai thác những địa phương này, họ tin rằng đặc khu kinh tế có thể thu hút đầu trong nước và quốc tế ngay tại lãnh thổ Việt Nam.
Điều đó giải thích lý do của sự gia tăng các nguồn lực dự kiến dẫn đến bùng nổ đầu tư vào các đặc khu kinh tế gần đây, trong khi Dự án “Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” sẽ được Quốc hội xem xét vào tuần tới.
Gần 10.000 đặc khu, chỉ một vài thành công
Đặc khu kinh tế có thể là một chương trình hiệu quả về phát triển kinh tế, nhưng chỉ có thể thành công với những chính phủ có một tầm nhìn rõ ràng, sự thay đổi chính sách táo bạo, lựa chọn địa điểm cẩn thận, thiết kế thông minh và quản lý chặt chẽ.
Ông Teo Eng Cheong, Giám đốc Quốc tế (Singapore, Đông Nam Á, Bắc Á) thuộc Tập đoàn Surbana Jurong của Singapore, nói: “chỉ vài khu thành công trong việc tạo ra các hoạt động kinh tế đáng kể”, dù thế giới có hàng ngàn đặc khu kinh tế.
Theo ông, “rất nhiều” đặc khu kinh tế thất bại vì các mục tiêu không rõ ràng, hạn chế trong tự do hóa chính sách, lựa chọn địa điểm sai, thiết kế tồi hoặc quản lý kém hiệu quả.
“Tôi nghĩ rằng có 5 yếu tố thành công chủ yếu cho đặc khu kinh tế và các khu công nghiệp, đó là: Mục tiêu rõ ràng, đổi mới chính sách táo bạo, địa điểm thuận lợi, thiết kế mang tính đặc thù và quản lý hiệu quả”, Giám đốc Quốc tế của Surbana Jurong nói.
Trung Quốc sau hơn 30 năm phát triển đã có 571 đặc khu kinh tế, được phân thành 3 hệ thống và 12 loại khác nhau. Nếu tính thêm cả đặc khu kinh tế cấp tỉnh, thành phố và cấp huyện, Trung Quốc có gần 10.000 đặc khu kinh tế, số liệu từ Trung tâm phát triển kế hoạch khu vực, Viện Phát triển Trung Quốc.
Một trong những đặc khu kinh tế thành công nhất là Thẩm Quyến, được Trung Quốc hình thành vào năm 1980 khi bắt đầu mở cửa kinh tế. Đó là thời điểm Trung Quốc đang giai đoạn chuyển ý thức hệ từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, nên Thẩm Quyến được thực hiện như một thử nghiệm của nước này để kiểm tra kết quả của việc cải cách kinh tế.
Các mục tiêu được đặt ra rất rõ ràng cùng với các chính sách, đặc biệt là chính sách kinh doanh thông thoáng đi kèm với ưu đãi thuế, tạo điều kiện thực hiện thành công các mục tiêu đề ra.
Một thành công khác, thành lập Khu Công nghiệp Tô Châu Trung Quốc-Singapore (CSSIP) vào năm 1994, Trung Quốc đã học hỏi và triển khai một số chính sách phát triển công nghiệp của Singapore.
Đặc biệt, CSSIP được thành lập để phát triển lĩnh vực chế tạo định hướng xuất khẩu nhắm đến các tập đoàn đa quốc gia của nước ngoài ở Tô Châu. Do đó, một chính quyền chuyên biệt đã được lập ra để quản lý khu công nghiệp và hàng loạt các chính sách về đầu tư từ nước ngoài đã được tự do hóa dựa trên kinh nghiệm của Singapore.
Tiến sĩ Liu Rongxin, Giám đốc Trung tâm phát triển kế hoạch khu vực, Viện Phát triển Trung Quốc, cho biết: “Điểm cốt lõi trong cơ chế quản lý đặc khu kinh tế của Trung Quốc là sự kết hợp hữu cơ của Chính phủ và thị trường”.
Quản lý các đặc khu kinh tế, Trung Quốc đã phải vừa kết hợp những kinh nghiệm tiên tiến trên thế giới, vừa vận dụng linh hoạt theo tình hình thực tế nội tại của đất nước, từ đó xây dựng cơ chế quản lý mang đặc sắc của nước mình.
Theo Tiến sĩ Liu Rongxin, người có hơn 30 năm nghiên cứu về đặc khu kinh tế, quản lý đặc khu kinh tế là sự kết hợp giữa quản lý kinh tế và quản lý xã hội, liên quan đến các lĩnh vực đất đai, phê duyệt dự án, đầu tư, thuế, ngoại hối, lao động, môi trường và hàng loạt những chính sách ưu đãi. “Đây là hệ thống rất phức tạp, trong đó quan trọng nhất là nắm bắt được mối quan hệ giữa Chính phủ và thị trường”, bà Liu Rongxin nhận định.
Dám chơi, biết chơi, dám chịu trách nhiệm
Dự án “Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” sẽ được Quốc hội xem xét vào tuần tới, sau khi khai mạc Kỳ họp vào ngày 21.5. Do tính chất phức tạp của cơ chế quản lý đặc khu kinh tế, vị chuyên gia về đặc khu đến từ Trung Quốc khuyến cáo: “Vấn đề lập pháp ở cấp quốc gia không nên quá chi tiết, mà có thể có thêm các quy định hỗ trợ chi tiết khi thực hiện, để điều chỉnh linh hoạt theo yêu cầu phát sinh trong quá trình vận hành”.
Việt Nam làm làm đặc khu trong bối cảnh vẫn có những rủi ro cho phát triển đặc khu kinh tế. Nó gắn liền với việc phân mảnh trong môi trường pháp quy, lệ thuộc quá mức vào các ưu đãi, và quản trị các đặc khu kinh tế, dù các khu công nghiệp được thiết kế và triển khai tốt đem lại lợi ích rõ ràng.
Tiến sĩ Võ Trí Thành, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), chia sẻ với NCĐT về sự “không chắc chắn” thành công trong phát triển đặc khu kinh tế.
Từ kinh nghiệm phát triển đặc khu kinh tế trên thế giới, ông Thành cho rằng, có đặc khu phát triển được, tạo được đột phá, nhưng cũng có đặc khu chỉ thành công chút ít, thậm chí có đặc khu thất bại.
Ông Thành, người được biết đến là chuyên gia phân tích kinh tế và tư vấn về các vấn đề liên quan đến thương mại tự do, hội nhập kinh tế khu vực, phát triển tài chính và chính sách vĩ mô, nói: “Làm đặc khu là một sự “đánh cược”. Với Việt Nam, “cược” thế nào để đạt được mục tiêu của một đặc khu kinh tế, đấy là sự lan tỏa về thể chế, về kinh tế là vô cùng quan trọng.
Trên thực tế, việc phát triển đặc khu kinh tế của Việt Nam sẽ tùy thuộc vào mục tiêu của từng đặc khu. Thế nhưng, dù là mục tiêu nào, động lực phát triển của nó phải là các hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh. Đằng sau đó là dịch chuyển các nguồn lực: đầu tư, công ăn việc làm và thu nhập và nhiều lợi ích khác.
“Ở đây, có vấn đề dám chơi, biết chơi và dám chịu trách nhiệm”, ông Thành nói. Bởi vì, khi lao động sẽ dịch chuyển nên đòi hỏi phải có kỹ năng và chuyển đổi do quy hoạch nên phải có chính sách hỗ trợ. “Nếu đặc khu không đáp ứng được hai điều kiện này, khoảng cách xã hội sẽ lớn hơn và hai nền kinh tế trong một khu vực sẽ hình thành, TS Võ Trí Thành cảnh báo.
Việt Nam có kế hoạch xây dựng 3 đặc khu: Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Bây giờ, các tập đoàn đang đua tranh tìm cơ hội khai thác những địa phương này, họ tin rằng đặc khu kinh tế có thể thu hút đầu trong nước và quốc tế ngay tại lãnh thổ Việt Nam.
Điều đó giải thích lý do của sự gia tăng các nguồn lực dự kiến dẫn đến bùng nổ đầu tư vào các đặc khu kinh tế gần đây, trong khi Dự án “Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” sẽ được Quốc hội xem xét vào tuần tới.
Gần 10.000 đặc khu, chỉ một vài thành công
Đặc khu kinh tế có thể là một chương trình hiệu quả về phát triển kinh tế, nhưng chỉ có thể thành công với những chính phủ có một tầm nhìn rõ ràng, sự thay đổi chính sách táo bạo, lựa chọn địa điểm cẩn thận, thiết kế thông minh và quản lý chặt chẽ.
Ông Teo Eng Cheong, Giám đốc Quốc tế (Singapore, Đông Nam Á, Bắc Á) thuộc Tập đoàn Surbana Jurong của Singapore, nói: “chỉ vài khu thành công trong việc tạo ra các hoạt động kinh tế đáng kể”, dù thế giới có hàng ngàn đặc khu kinh tế.
Theo ông, “rất nhiều” đặc khu kinh tế thất bại vì các mục tiêu không rõ ràng, hạn chế trong tự do hóa chính sách, lựa chọn địa điểm sai, thiết kế tồi hoặc quản lý kém hiệu quả.
“Tôi nghĩ rằng có 5 yếu tố thành công chủ yếu cho đặc khu kinh tế và các khu công nghiệp, đó là: Mục tiêu rõ ràng, đổi mới chính sách táo bạo, địa điểm thuận lợi, thiết kế mang tính đặc thù và quản lý hiệu quả”, Giám đốc Quốc tế của Surbana Jurong nói.
Trung Quốc sau hơn 30 năm phát triển đã có 571 đặc khu kinh tế, được phân thành 3 hệ thống và 12 loại khác nhau. Nếu tính thêm cả đặc khu kinh tế cấp tỉnh, thành phố và cấp huyện, Trung Quốc có gần 10.000 đặc khu kinh tế, số liệu từ Trung tâm phát triển kế hoạch khu vực, Viện Phát triển Trung Quốc.
Một trong những đặc khu kinh tế thành công nhất là Thẩm Quyến, được Trung Quốc hình thành vào năm 1980 khi bắt đầu mở cửa kinh tế. Đó là thời điểm Trung Quốc đang giai đoạn chuyển ý thức hệ từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, nên Thẩm Quyến được thực hiện như một thử nghiệm của nước này để kiểm tra kết quả của việc cải cách kinh tế.
Các mục tiêu được đặt ra rất rõ ràng cùng với các chính sách, đặc biệt là chính sách kinh doanh thông thoáng đi kèm với ưu đãi thuế, tạo điều kiện thực hiện thành công các mục tiêu đề ra.
Đặc biệt, CSSIP được thành lập để phát triển lĩnh vực chế tạo định hướng xuất khẩu nhắm đến các tập đoàn đa quốc gia của nước ngoài ở Tô Châu. Do đó, một chính quyền chuyên biệt đã được lập ra để quản lý khu công nghiệp và hàng loạt các chính sách về đầu tư từ nước ngoài đã được tự do hóa dựa trên kinh nghiệm của Singapore.
Tiến sĩ Liu Rongxin, Giám đốc Trung tâm phát triển kế hoạch khu vực, Viện Phát triển Trung Quốc, cho biết: “Điểm cốt lõi trong cơ chế quản lý đặc khu kinh tế của Trung Quốc là sự kết hợp hữu cơ của Chính phủ và thị trường”.
Quản lý các đặc khu kinh tế, Trung Quốc đã phải vừa kết hợp những kinh nghiệm tiên tiến trên thế giới, vừa vận dụng linh hoạt theo tình hình thực tế nội tại của đất nước, từ đó xây dựng cơ chế quản lý mang đặc sắc của nước mình.
Theo Tiến sĩ Liu Rongxin, người có hơn 30 năm nghiên cứu về đặc khu kinh tế, quản lý đặc khu kinh tế là sự kết hợp giữa quản lý kinh tế và quản lý xã hội, liên quan đến các lĩnh vực đất đai, phê duyệt dự án, đầu tư, thuế, ngoại hối, lao động, môi trường và hàng loạt những chính sách ưu đãi. “Đây là hệ thống rất phức tạp, trong đó quan trọng nhất là nắm bắt được mối quan hệ giữa Chính phủ và thị trường”, bà Liu Rongxin nhận định.
Dám chơi, biết chơi, dám chịu trách nhiệm
Dự án “Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” sẽ được Quốc hội xem xét vào tuần tới, sau khi khai mạc Kỳ họp vào ngày 21.5. Do tính chất phức tạp của cơ chế quản lý đặc khu kinh tế, vị chuyên gia về đặc khu đến từ Trung Quốc khuyến cáo: “Vấn đề lập pháp ở cấp quốc gia không nên quá chi tiết, mà có thể có thêm các quy định hỗ trợ chi tiết khi thực hiện, để điều chỉnh linh hoạt theo yêu cầu phát sinh trong quá trình vận hành”.
Việt Nam làm làm đặc khu trong bối cảnh vẫn có những rủi ro cho phát triển đặc khu kinh tế. Nó gắn liền với việc phân mảnh trong môi trường pháp quy, lệ thuộc quá mức vào các ưu đãi, và quản trị các đặc khu kinh tế, dù các khu công nghiệp được thiết kế và triển khai tốt đem lại lợi ích rõ ràng.
Tiến sĩ Võ Trí Thành, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), chia sẻ với NCĐT về sự “không chắc chắn” thành công trong phát triển đặc khu kinh tế.
Từ kinh nghiệm phát triển đặc khu kinh tế trên thế giới, ông Thành cho rằng, có đặc khu phát triển được, tạo được đột phá, nhưng cũng có đặc khu chỉ thành công chút ít, thậm chí có đặc khu thất bại.
Ông Thành, người được biết đến là chuyên gia phân tích kinh tế và tư vấn về các vấn đề liên quan đến thương mại tự do, hội nhập kinh tế khu vực, phát triển tài chính và chính sách vĩ mô, nói: “Làm đặc khu là một sự “đánh cược”. Với Việt Nam, “cược” thế nào để đạt được mục tiêu của một đặc khu kinh tế, đấy là sự lan tỏa về thể chế, về kinh tế là vô cùng quan trọng.
Trên thực tế, việc phát triển đặc khu kinh tế của Việt Nam sẽ tùy thuộc vào mục tiêu của từng đặc khu. Thế nhưng, dù là mục tiêu nào, động lực phát triển của nó phải là các hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh. Đằng sau đó là dịch chuyển các nguồn lực: đầu tư, công ăn việc làm và thu nhập và nhiều lợi ích khác.
“Ở đây, có vấn đề dám chơi, biết chơi và dám chịu trách nhiệm”, ông Thành nói. Bởi vì, khi lao động sẽ dịch chuyển nên đòi hỏi phải có kỹ năng và chuyển đổi do quy hoạch nên phải có chính sách hỗ trợ. “Nếu đặc khu không đáp ứng được hai điều kiện này, khoảng cách xã hội sẽ lớn hơn và hai nền kinh tế trong một khu vực sẽ hình thành, TS Võ Trí Thành cảnh báo.
3 đặc khu cần tới 1,57 triệu tỉ đồng
*Đề án về đặc khu Vân Đồn cần vốn đầu tư khoảng 270.000 tỉ đồng giai đoạn 2018 - 2030. Phần vốn trong nước cho phát triển đặc khu này chiếm 50%, vốn nước ngoài chiếm 50%.
*Tổng mức đầu tư toàn xã hội để phát triển 4 vùng động lực đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong giai đoạn 2019 - 2025 theo tính toán của tỉnh Khánh Hòa lên tới 400.000 tỉ đồng. Trong đó, phân kỳ đầu tư đến 2025, sẽ cần nguồn vốn ngân sách lên tới 45.000 tỉ đồng.
*Đặc biệt, để đưa đảo Phú Quốc trở thành một đặc khu kinh tế sầm uất, ước tính tổng vốn đầu tư toàn xã hội lên tới hơn 40 tỉ USD, tương đương khoảng 900.000 tỉ đồng trong giai đoạn từ 2016-2030. Trong đó, nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 59%, nước ngoài khoảng 41%.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét