Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018

20180523. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA TIN TỨC GIẢ

ĐIỂM BÁO MẠNG
PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA TIN TỨC GIẢ 

ÁNH LIÊN/ VNTB/ BVN 21-5-2018

‘Tin tức giả’ không phải là một thuật ngữ mà nhiều người đã sử dụng cho đến khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ (với sự tham gia của đương kim Tổng thống Donald Trump) bắt đầu, và giờ tin tức giả được xem là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với dân chủ, tranh luận tự do của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Hiện nay, tin giả mạo vẫn đang hoành hoành trên mạng xã hội, và không ít người (kể cả những người muốn thúc đẩy giá trị dân chủ - nhân quyền) cũng đang mắc phải.
Trong 8 giai đoạn để loại trừ tin tức giả mạo, thì người Việt lại yếu kém ngay từ khâu kiểm chứng nguồn tin; tức là việc xác minh rõ nguồn tin đó có thực hay không, bằng chứng (hình ảnh, video, audio có liên quan), thậm chí là cả đối chứng (giữa nguồn tin này với nguồn tin kia).
Hậu quả của tin giả mạo là giật gân, đánh vào tính hiếu kỳ/tò mò của người đọc trên mạng xã hội. Thậm chí ở những mảng như chính trị - xã hội, tính giả mạo được xếp hàng cao nhất, bởi yếu tố đảo chiều liên tục của mảng tin tức này.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiSbZSYsgJeUBwzwfj1-Vmw6hwOVneGoUiTBvsEDMTQqZCdvagl2Wu3EjfiJdTEiCeHBY054BzKd03Qf8zDDfRiEE4hnNFJXfUEd8IubUD2YF-miHNr_Hzzu20rwhx4bPMz0ObAeeExrME/s640/1_76894.jpg
Tin tức giả tràn lan trên mạng gây tổn hại đến giá trị tự do - nhân quyền 
Thiếu khâu kiểm chứng, và tin tức giả được lan truyền với tốc độ chóng mặt. Minh chứng rõ nhất là những video có ‘yếu tố Trung Quốc’ như gạo nhựa Trung Quốc gây xôn xao dư luận (nhưng thực chất đó là hạt nhựa được tái chế từ nhựa phế phẩm, và giá thành hạt nhựa đắt gấp nhiều lần gạo), hay tin tức liên quan đến chính trường Việt Nam nhưng có sự hư cấu, ví dụ người đứng đầu nhà nước Việt Nam là robot.
Mới đây nhất, câu chuyện liên quan giữa một hiệp sĩ Tp. HCM, và một nhà hoạt động tiếp tục gây bão dư luận, khi nhà hoạt động này cho rằng - ‘hiệp sĩ’ này từng ra tay trấn áp bà trong cuộc biểu tình 2016. Nguồn tin này sau đó được sử dụng và đăng lại ở nhiều fanpage lẫn website tin tức, nhưng vấn đề là trong khi câu chuyện chưa được làm rõ thì một bức ảnh (được photoshop) xuất hiện nhằm cho thấy người hiệp sĩ đó là công an nằm vùng. Một sự kiện liên quan đến Thẩm phán TAND Bà Rịa - Vũng Tàu - ông Huỳnh Ngọc Thiện cũng không khá hơn, khi ông này bị tấn công bằng một bức ảnh (giả mạo) cho thấy tay ông Thiện ‘sờ’ ngực của một bức ảnh nữ giới khỏa thân. Sở dĩ xuất hiện bức ảnh mang tính tấn công này là vì ông đại diện ra tuyên phạt bị cáo Nguyễn Khắc Thủy (78 tuổi, trú tại TP Vũng Tàu) 18 tháng tù, cho hưởng án treo vì tội dâm ô gây ‘phẫn nộ dư luận’. Và bức ảnh giả này cũng thu hút hàng ngàn lượt share/like cũng như phản hồi phẫn nộ của cộng đồng mạng.
Cả hai yếu tố hình ảnh, thậm chí cả câu chuyện được đẽo gọt theo nhiều cách khác nhau nêu trên giống nhau ở chỗ: yếu tố sự thật lại không được tôn trọng và mục đích là tấn công vào danh dự/nhân phẩm của một người.
Tin tức giả có thể do ngay tình hoặc không ngay tình, tức là người đưa thông tin có thể cố tình tạo ra tin tức giả nhằm mục đích và mưa đồ xấu, nhưng cũng có thể họ vô tình nhầm lẫn, và nếu sự nhầm lẫn đó rơi vào một xu hướng (trend) đang nóng, thì lập tức nó được thổi phồng, hư cấu lên.
Do vậy, ‘ông đồn mười, bà đồn một trăm’ là biểu hiện sự lây lan tin đồn và bản chất nguồn tin giả, nhất là trong thời đại like/share trên mạng xã hội trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Vấn đề là, hậu quả gây ra bởi tin tức giả chính là sự sụp giảm uy tín, thậm chí nếu một người nào đó nằm trong hệ cộng đồng có liên quan, thì lập tức danh tiếng của cộng đồng đó cũng sẽ bị ảnh hưởng. Không đâu xa, trong cộng đồng những người muốn sự thay đổi về mặt dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, nếu như tin tức giả không bị kiểm soát, thì vô hình chung biến cộng đồng thành nơi ‘đấu tố’ một cách vô cớ và truyền tải thông tin theo hướng ‘lá cải’. Về trước mắt, nó có thể thu hút được sự quan tâm với lượt like/share vô tội vạ, nhưng về mặt lâu dài, nó biến nguồn tin của cộng đồng đấu tranh trở thành một nguồn vô giá trị (từ ngôn ngữ tới hành vi về sau này).

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjhZ1nLILUDgO-KwYy-9CtRkPprdEoo5MyBhd2qXcS1q1U4X_EqyUbtw4OLSfrO26lhMZmG_6HIK4mvnh7m1ppsUiIxJtDHUwtqvunZTE5xjjOWSIaLoBLrHuIsdSm8rZdQmIpMmUiDv8s/s640/32910018_301257247105236_2034138460331180032_n.jpg
Một hình ảnh làm giả nhằm tấn công vào ông Nguyễn Việt Sin
Nguồn tin tức giả đó có thể do một cá thể nào đó có chủ ý tuôn ra và khiến cho tính kiểm định thông tin trong cộng đồng bị hạ thấp. Nhưng trên hết, thì bản thân những người trong cộng đồng cũng thực sự thờ ơ và chưa chú ý về mặt thông tin giả này, bởi có vẻ phần lớn cái họ cần là tin tức nóng bỏng, thời sự,…
Vậy làm thế nào để ngăn chặn và đẩy lùi nạn tin tức giả? Có lẽ trước hết bản thân mỗi nhà hoạt động hoặc quan tâm đến nhân quyền - dân chủ cần phải nhận thức lại lượng thông tin hiện nay, nó là một khối lượng rất lớn (bigdata), mà bản thân phải tỉnh táo để tiếp thu có chọn lọc. Do đó, trước hết, trong đại dương thông tin đó, mỗi người cần bình tĩnh và có trách nhiệm với like/share. Bởi công cụ hay tính năng gì càng dễ dàng, thì càng phải gia tăng tính trách nhiệm để thấy mình là một người thông minh trong sàng lọc thông tin.
Đó cũng là cách để gây dựng uy tin cá nhân/tổ chức, và không khiến cho nhiều cá thể đi từ ủng hộ sang tách, rồi đối lập với cá nhân/tổ chức. Bởi suy cho cùng, không ai có quyền kết tội một người dựa vào những bằng chứng mơ hồ, suy diễn.
Dù sao đi chăng nữa, lọc một tin tức giả cũng là phương cách ‘thêm một người bạn, và bớt một kẻ thù’.
Theo nhà báo/blogger Hiệu Minh, có 8 cách sau đây có thể check được nguồn tin giả hay thật:
Một là, kiểm chứng nguồn tin. Nếu tin xuất phát từ những cá nhân/tổ chức có uy tín thì độ tin cậy cao hơn.
Hai là, hãy đọc thêm nội dung. người đọc thường bị các tít hấp dẫn, đôi khi lướt qua đã nghĩ thế này là đủ, bỏ qua nội dung bên trong. Fake news hay dùng thủ thuật này để dắt mũi người đọc.
Ba là, kiểm tra tác giả: hãy sử dụng google hoặc thanh công cụ tìm kiếm Facebook
Bốn là, đọc và suy ngẫm: đọc nguồn tin thì phải tự hỏi tính logic, sự thật có hay không, hoặc có gì để chứng minh điều đó. Không nên vội vàng kết luận mà bị hớ.
Năm là, kiểm tra ngày tháng: nhiều tin đã quá hạn nhưng lại bị giật tiêu đề như mới xảy ra.
Sáu là, đây có phải là đùa cợt hay không?: người đọc dễ bị lầm giữa đùa và thật. Phải đọc kỹ mới có thể nhận ra.
Bảy là, tự nhận ra sự vô lý: tính thiếu logic của vấn đề, bao gồm cả bằng chứng có liên quan.
Tám là, tham vấn các chuyên gia.
8 yếu tố kiểm tra tin giả nêu trên là quy trình cần thiết để đảm bảo gạn lọc tin giả và sử dụng nguồn tin đúng cách. Và cũng là cách để đề cao trách nhiệm đối với việc đưa tin và chia sẻ tin tức.
A.L.
VNTB gửi BVN.


DÂN TỘC BỊ MẮC LỪA VÀ BỊ NHẦM LẪN QUÁ NẶNG

NGUYỄN ĐÌNH CỐNG/ BVN 21-5-2018

Vừa qua dân Việt trong toàn quốc bị công ty Thiên Ngọc Minh Uy lừa, thiệt hại hàng trăm ngàn tỷ đồng mà luật pháp tuy có can thiệp nhưng rất khó bảo vệ người bị hại. Vì sao vậy? Vì người bị hại quá tham và ngu, ký những hợp đồng đầy cạm bẫy được ngụy trang khéo léo và quá tin vào những lời tuyên truyền ngọt hơn mía lùi. Bạn bè, con cháu tôi có một số tham gia, vận động tôi cùng vào công ty với họ. Tôi đã dự nhiều buổi tuyên truyền của công ty, được đón tiếp vị Tổng tài người Tàu, nghe ông khích lệ, được anh Hiếu, nhân vật số 1 của công ty giảng giải trên hội trường và đến thăm tận nhà để thuyết phục. Anh Hiếu, từ một sinh viên nghèo, tham gia rất sớm, trở thành Đổng sự bậc cao, nhận lương tháng nhiều trăm triệu. Ngoài Hiếu ra công ty có một số Đổng sự, Trưởng phòng các loại (Vàng, Bạch kim, Hồng ngọc, Kim cương), nhận lương tháng từ năm bảy chục triệu đến trên trăm triệu. Càng vận động được nhiều người tham gia, lương càng cao. Một số người nhờ công ty mà trở nên giàu có là thật, nhiều người biết rõ. Nhưng tiền họ kiếm được không phải bằng việc kinh doanh chân chính mà bằng thủ đoạn lừa bịp số đông người tham gia. Tôi đã dự một số buổi mít tinh lớn của công ty với rất đông bạn trẻ đầy hân hoan, phấn khởi, hy vọng tràn trề, tin chắc rằng công ty sẽ mang lại giàu có cho mọi người. Người ta tôn sùng ông Tổng tài và Đổng sự Hiếu như những lãnh tụ kiệt xuất, những cứu tinh thiên tài.
Phải công nhận công ty có một số thuốc tốt, có phương pháp chăm sóc sức khỏe khá hiệu quả, có cách trả thưởng hấp dẫn. Những miếng mồi họ bỏ ra rất thơm ngon. Chính vì thế mà lừa được rất nhiều người. Người ta đã tận mắt chứng kiến anh Hiếu và một số người nhờ công ty mà giàu có, người ta quá tin vào những lời tuyên truyền và hứa hẹn.
Chỉ có một số khá ít, trong đó có tôi phát hiện ra thủ đoạn lừa bịp, nhưng nói ra người ta không tin. Người ta đã vì lòng tham mà mờ mắt, tối lòng. Khi Đổng sự Hiếu đến gặp tôi tại nhà, tôi đã trực tiếp đặt ra câu hỏi cơ bản nhất, vạch ra thủ đoạn của công ty, chỉ ra những chỗ gài bẫy trong hợp đồng, anh đã lẫn tránh trả lời. Một thời gian sau, không biết vì lý do gì mà Hiếu đã từ bỏ công ty trước khi nó sụp đổ vài tháng.
Xin kể trường hợp nhà ông bà Q. Ông bà cùng tôi tham dự vài buổi tuyên truyền của công ty, lại được bạn bè tin cẩn vận động. Trong lúc ông bà rất tin tưởng vào khả năng làm giàu nhờ công ty thì đứa con trai phản đối, nghi ngờ khả năng bị lừa bịp. Nhưng ông bà đã quá tin tưởng vào lãnh tụ Tổng tài và Hiếu, lại bị số đông mê hoặc nên không những để ra ngoài tai sự can ngăn của con mà còn lên án nó. Ông bà đã dùng hết số vốn dự trử và vay nợ thêm vài tỷ để đóng góp cho công ty, rất hy vọng và tin tưởng sau vài năm sẽ kiếm được vài chục tỷ, Không ngờ, công ty ngừng hoạt động. Ông bà Q không những sạt nghiệp mà còn mắc nợ.
Trường hợp nhà bà T, trong khi bà và con gái say sưa với công ty thì ông và con trai phản đối, nhưng không ngăn cản được. Gia đình chia rẽ, cha mắng con gái là đồ tham và ngu, mẹ chửi con trai là đồ nhát gan và dại, cái lợi trước mắt rõ ràng thế mà không biết, bao người giàu có lên nhờ công ty mà còn nghi ngờ. Nghe nói khi công ty giải thể mẹ con bà mất khoảng trên 4 tỷ, ông đang tìm cách bán nhà để cho vợ con trả nợ.
Đau nhất là một số sinh viên nghèo, định theo gương anh Hiếu để đổi đời, vay nóng vài chục triệu với lãi suất cao để tham gia, đến khi số nợ tăng lên chóng mặt, không trả được, càng làm cho gia đình thêm kiệt quệ.
Rồi nữa, hiện nay hàng chục vạn bà con đang tin theo Hội Thánh Đức chúa Trời. Phải chăng một số đang bị mắc lừa. Tôi cũng đã được nhiều người (kể cả có người xưng là giáo sư ở trường đại học) tuyên truyền nhiều lần, lôi kéo vào Hội. Họ tuyên truyền rất hay, nhiều người tin theo. Họ tỏ ra kiên trì làm cho tôi tin và sợ, nhưng chưa và chắc là không lay chuyển được.
Tôi đau xót liên hệ với tình cảnh đất nước. Ông cha chúng ta, chỉ vì quá mong ước được thoát cảnh nô lệ, sớm giành độc lập mà tiếp nhận Chủ nghĩa Mác Lê (CNML), làm cách mạng vô sản. Thực ra thì những người chọn và truyền CNML vào VN là thật lòng, là yêu nước, họ không hề có ý lừa đảo, chỉ vì non kém về trình độ và quá vội vàng mà bị nhầm quá nặng, đã vồ vập lấy nó, tưởng rằng nhờ nó sẽ có được tự do hạnh phúc cho nhân dân. Họ chưa có đủ trí tuệ và kinh nghiệm để thấy được những độc hại ẩn giấu khá kỹ. Nhưng khi làm chiến tranh, làm cải cách ruộng đất, làm hợp tác hóa nông nghiệp, làm cải tạo tư sản và bắt buộc nhiều người học tập cải tạo tư tưởng rồi bỏ tù, không xét xử thì đã xuất hiện một số lừa dối. Bây giờ lãnh đạo ĐCS đang mắc lừa Trung cộng về ý thức hệ, bị lệ thuộc nhiều bề, mất đất, mất biển, mất chủ quyền.
Những điều do bị nhầm và bị lừa đó đã được một số không nhỏ lợi dụng, chiếm được quyền lực, tạo ra các nhóm lợi ích, trở thành ông nọ bà kia, giàu có, trở thành tập đoàn thống trị mới, nhưng lại đẩy nhân dân vào cảnh huynh đệ tương tàn, phá nát giang sơn, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiểm môi trường, đạo lý suy đồi, nợ nần chồng chất. Trong khi một số đông người bị nhầm hoặc bị lừa thì có một số không bị, họ nhận ra bản chất của CS, bản chất của Trung cộng, họ bị chính quyền kết tội phản động, là thế lực thù địch cần tiêu diệt. Thực ra họ không phản động, không làm tay sai cho ai cả, họ vẫn là những người yêu nước, họ chỉ không tán thành chủ thuyết cộng sản, họ vạch ra những mưu mô và tội ác của CS, vạch ra những mưu đồ thâm hiểm của Trung cộng. Một số người vì nhẹ dạ cả tin, đã theo CS một thời gian, sau khi biết rõ bị nhầm, họ đã phản tỉnh. Họ bị CS lên án, đàn áp với tội danh tự diễn biến.
Không phải chỉ hàng vạn, hàng triệu người bị nhầm, bị lừa trong vài năm mà phần lớn dân tộc đã bị trong nhiều chục năm. Không phải dân thường bị lừa mà lãnh đạo đất nước và nhiều trí thức vẫn bị mắc lừa. Mà có lẻ lãnh đạo bị lừa là chủ yếu, họ bị lừa rồi đi lừa lại người khác. Bị lừa từ rất lâu mà nhiều người vẫn chưa tỉnh ngộ ra. Tấm gương của các dân tộc Tây Tạng, Tân Cương bị cộng sản Trung quốc thôn tính, đồng hóa đang sờ sờ trước mắt, thế mà một số dân Việt vẫn ngây thơ tin vào quan hệ 4 tốt và 16 chữ vàng. Trước đây hai ngàn năm, dân tộc Việt Nam chỉ vì bị nhầm, bị lừa mà đã chịu ngàn năm Bắc thuộc. Không lẽ ngày nay, chỉ vì bảo vệ ý thức hệ CS, bảo vệ quyền lợi của Đảng mà để xẩy ra Bắc thuộc lần hai, để chúng nó biến đất nước và dân tộc này thành một Tân Cương thứ hai, một Tây Tạng thứ hai.
Tôi đã nhiều lần gặp gỡ, trao đổi với bạn bè, bà con. Nhiều người hiểu được tình cảnh đất nước, cùng tôi chia sẻ tình cảm và nhận thức. Nhưng cũng có không ít những người an phận, không những thờ ơ với vận mệnh dân tộc mà còn phản đối việc làm nâng cao dân trí và đấu tranh hòa bình của các nhà hoạt động dân chủ. Những người an phận này lập luận rằng: “Chúng tôi được sống trong hòa bình, kiếm được cái ăn, cái mặc tạm đủ, thế là được, không cần gì hơn. Dân oan ở đâu, bất công ở đâu không biết, rừng, biển, môi trường bị tàn phá biết hay không cũng chẳng để làm gì, Trung cộng lấn chiếm đất liền và biển đảo, khủng bố ngư dân, ngăn cản khai thác dầu khí, phá hoại kinh tế v.v.. đã có Đảng và Chính phủ lo. Đạo đức và giáo dục xuống cấp chưa ảnh hưởng gì đến niêu cơm. Thôi cứ sống yên ổn cho qua ngày, sau này con cháu tự lo lấy, được sao hay vậy”. Nghe những lời như thế mà ngao ngán, mà thương cảm, mà càng làm tăng thêm quyết tâm đóng góp vào việc giảm bớt bị nhầm và bị lừa. Làm như vậy chắc sẽ chuốc lấy thù ghét của một số người nào đó, nhưng cứ cố mà làm, không phải như nhiệm vụ mà là để trả nghiệp vậy.
N.Đ.C.
Tác giả gửi BVN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét