ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Kế hoạch Trung Quốc dùng quân sự kiểm soát Biển Đông đã rõ (GD 11/5/2018)-Kim Jong-un, Donald Trump gặp nhau tại Singapore ngày 12/6 (GD 11/5/2018)-Vì sao Singapore được chọn cho cuộc gặp Trump-Kim? (VNN 11/5/2018)-Trung Quốc đưa máy bay quân sự tới Xu Bi, nguy cơ ngày càng rõ (GD 11/5/2018)-Trung Quốc mời Nhật tham gia vào Con đường tơ lụa (KTSG 10/5/2018)-Malaysia có thủ tướng 92 tuổi, lớn tuổi nhất thế giới (KTSG 10/5/2018)-EU quyết bảo vệ các công ty châu Âu trước lệnh trừng phạt Iran của Mỹ (KTSG 10/5/2018)-Mỹ ban hành các cấm vận mới chống Iran (VNN 10/5/2018)-
- Trong nước: Lãnh đạo là người ngoài sẽ công minh, đàng hoàng hơn (GD 11/5/2018)-"Thủ Thiêm - cô gái đẹp" và những cú sang tay bạc tỉ của đại gia (GD 11/5/2018)-Nước mắt dân nghèo Thủ Thiêm và con đường “dát vàng” đắt nhất hành tinh (GD 11/5/2018)-Thị xã Từ Sơn nói bổ nhiệm "không trong sáng" vì không tìm được ai hơn (GD 11/5/2018)-Khi ông chủ Đại Quang Minh trực tiếp đối diện với công luận (KTSG 10/5/2018)-Ban bí thư được phân công, bổ sung như thế nào trong hơn 2 năm qua? (VnEx 10-5-18)-Thưa bà Nguyễn Thị Quyết Tâm! Đừng nên thách thức dư luận thêm nữa… (NTD 9-5-18)-Ông Lê Thanh Hải ở đâu khi Khu đô thị Thủ Thiêm… dậy sóng? (GD 10-5-18)-Chuyên gia ĐH Yale: 'Dân Thủ Thiêm bị đối xử như không tồn tại' (Zing 10-5-18)-Tham khảo “hồi tỵ” để không còn “thưa đồng chí bố, các đồng chí con” (VietTimes 10-5-18) -P/v Vũ Minh Giang-Cụ ông 78 tuổi dâm ô hàng loạt bé gái, chuẩn bị ra tòa than sức yếu (DT 10-5-18)-4 năm 6 tháng tù cho Facebooker Bùi Hiếu Võ (BVN 11/5/2018)-
- Kinh tế: Bao giờ Hà Nội mới thu hồi khu đất FLC chây ì không nộp tiền? (GD 11/5/2018)-Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh (GD 10/5/2018)-Không thể vì lợi ích giả tưởng mà gây áp lực cho an ninh quốc gia (GD 8/5/2018)-TS Nguyễn Minh Phong-Liệu lối làm ăn chụp giật có đang được cổ vũ (KTSG 11/5/2018)-Ảo ảnh phồn hoa (KTSG 10/5/2018)-Đà Nẵng tìm cách quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ (KTSG 10/5/2018)-Hỗ trợ hàng ngàn đô la cho tour thuê bao đến Jeju (KTSG 10/5/2018)-ThaiBev đã thực sự điều hành Sabeco (KTSG 10/5/2018)-Giá nhà đất – Thực hay ảo: Giải pháp phát triển bất động sản cho nhu cầu thực (KTSG 10/5/2018)-GS. Đặng Hùng Võ: Muốn cắt sốt đất, cán bộ địa phương đừng đi mua bán đất nữa (Leader 9-5-18)-Tăng thuế giá trị gia tăng vì thuế thấp người giàu hưởng lợi nhiều hơn? (DT 10-5-18)- ???- Hàng hiệu 'giả' tràn lan trong chợ Bến Thành (TP 10-5-18)-Thành lập Ban chỉ đạo Đề án phát triển Hệ tri thức Việt số hóa (ĐT 10-5-18)-Lương bộ trưởng có thể tăng bứt phá hơn 33 triệu đồng (VNN 11/5/2018)-
- Giáo dục: Trường sẽ làm thế nào để sinh viên sư phạm tốt nghiệp có việc làm? (GD 11/5/2018)-Vì sao nguyên Hiệu trưởng trường Tiểu học Đặng Cương bị bắt? (GD 11/5/2018)-Khởi động chương trình du học nước ngoài được hưởng lương (GD 11/5/2018)-Giáo sư Nguyễn Lân Dũng thấy tiếc về chuyện của Giáo sư Thành (GD 11/5/2018)-Bỏ bớt rào cản trong sử dụng người tài (KTSG 10/5/2018)-Để tiêu chuẩn không đứng trên năng lực và đạo đức (KTSG 10/5/2018)-Phó phòng Giáo dục huyện Bình Chánh dọa Hiệu trưởng trường Hoàng Lam? (GD 11/5/2018)-Thư của "Tổ Thư ký và nhóm Trợ lý chuyên môn của đồng chí Nguyễn Xuân Thắng"về những nghi vấn gần đây về một số bài của GS TS Nguyễn Xuân Thắng (viet-studies 10-5-18)-
- Phản biện: Giáo sư Mỹ công nhận ư, chưa đủ ‘tiêu chuẩn Việt’ cũng tạm biệt? (TVN 11/5/2018)-Đỗ Ngô Trần-Con ông cháu cha, cả họ làm quan: Vì sao dai dẳng? (TVN 10/5/2018)-Vũ Lân-Mì lạnh Pyongyang Naengmyon (BVN 11/5/2018)-Từ Thức-Về phản động (BVN 11/5/2018)-Khải Đơn-Quy hoạch Thủ Thiêm ban đầu không giải tỏa Dòng Mến Thánh Giá, Nhà thờ Thủ Thiêm, chùa Liên Trì (BVN 11/5/2018)-Trúc Giang-Biển, sân golf và nước mắt (BVN 11/5/2018)-Lê Xuân Thọ-Phản biện ông Trọng và góp ý với Hội nghị Trung ương 7 (BVN 10/5/2018)-Nguyễn Đình Cống-Bức tượng khủng Karl Marx, món quà từ Trung Quốc, nước Đức nhận là vô nhân đạo (BVN 10/5/2018)-Charley-Kai John-Chủ nghĩa Mác: Soi rọi đến đâu, lụi tàn đến đấy?* (BVN 10/5/2018)-Nguyễn Tường Thụy-
- Thư giãn: Không sợ không giàu, chỉ sợ không có chí (GD 11/5/2018)-Xem Putin trổ tài chơi khúc côn cầu (VNN 10/5/2018)-Những 'siêu' phương tiện đặc trách phục vụ Kim Jong Un Vì sao ông Putin không lên mạng và dùng điện thoại di động? (VNN 11/5/2018)-
KHÔNG THỂ VÌ LỢI ÍCH GIẢ TƯỞNG MÀ GÂY ÁP LỰC CHO AN NINH QUỐC GIA
TS NGUYỄN MINH PHONG/ GDVN 8-5-2018
Khu kinh tế Vân Đồn, Quảng Ninh (Ảnh: TTXVN)
- Không để “cò đất”, xã hội đen mua bán đất lộng hành
- Đặc khu quay cuồng trong cơn sốt đất: Đầu tư liều vì thiếu thông tin quy hoạch?
- “Cô gái đẹp Việt Nam và nỗi lo những bàn tay bẩn”
Trong Dự thảo Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc (Luật Đặc khu), báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 23, nhiều thể chế, chính sách ưu đãi đặc thù được xây dựng nhằm tăng độ hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư vào ba đặc khu này theo tinh thần không trái với hiến pháp, có tính vượt trội, thông thoáng, tạo lợi thế để cạnh tranh quốc tế, cũng như nhất quán, ổn định và lâu dài.
Chính sách đặc thù là cần thiết để thu hút các dự án cần thiết vào đặc khu kinh tế, nhưng thu hút dự án vào đặc khu không phải là mục đích tự thân, không thể không cân nhắc toàn diện về lợi ích và chi phí, về hiệu quả mà dự án mang lại.
Hơn nữa, lợi ích dự án không chỉ là kinh tế, mà còn chính trị, an ninh quốc gia và xã hội; lợi ích kinh tế không chỉ là tài chính, mà còn là việc làm, động lực tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; lợi ích tài chính không chỉ là thuế, mà còn lương, thu nhập và an sinh xã hội cho người lao động…
Từ góc độ lợi ích về tài chính đất và nhà trong dự thảo Luật Đặc khu có một số điểm đáng cân nhắc kỹ hơn như sau:
1. Về thời hạn giao đất và ưu đãi tài chính đất tại đặc khu
Theo Điều 32. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất tại đặc khu:
- Thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm; trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn, nhưng không quá 99 năm.
- Tranh chấp về đất đai tại đặc khu được giải quyết tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và quy định tại Luật này.
|
Thứ nhất, việc giao đất dài hơn 70 năm là không cần thiết xét về thời hạn thu hồi vốn đầu tư của bất kỳ dự án đầu tư nào, trong khi lại có thể gây áp lực tiềm tàng và khó đoán định cho an ninh quốc gia.
Con số 70-99 năm đều là chủ quan, không phải là chuẩn phổ biến vì hàm ý so sánh với một vài trường hợp cá biệt của khu vực, trong khi bối cảnh giao và cho thuê đất tại các đặc khu Việt Nam hiện nay khác hẳn do bối cảnh tiềm ẩn tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia trên biển Đông;
Đồng thời, việc thu hồi đất cho một Chính phủ duy nhất thuê trong 1 thời hạn duy nhất cũng ít phức tạp hơn hẳn việc thu hồi đất cho nhiều người nước ngoài thuê với thời hạn khác nhau và đặc biệt khi thời hạn cho thuê quá dài.
Thứ hai, thực tế thế giới cho thấy, tiềm năng sinh lời của đất trong đặc khu cao hơn thông thường; do đó, giá đất trong đặc khu cũng cao hơn ngoài đặc khu.
Bởi vậy, không nên tùy tiện "phóng tay" cấp tràn lan và cào bằng các ưu đãi về miễn, giảm nghĩa vụ tài chính đất giao bất chấp tính chất và hiệu quả dự án đầu tư và đối tượng được giao đất.
Dự thảo Luật Đặc khu hiện có khá nhiều khoản miễn tiền thuê đất và mặt biển cho cả đời dự án, như khoản 1 Điều 45.
Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước, theo đó: Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa cho cả thời hạn thuê đối với các dự án đầu tư tại đặc khu mà theo quy định của pháp luật về đất đai hiện hành đang được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê;
Ngoài ra, miễn cho cả: a) Dự án đầu tư khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển tại đặc khu;
b) Dự án đầu tư tại đặc khu Phú Quốc thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế đáp ứng điều kiện quy định tại Phụ lục 3 của Luật này...
Ngoài ra, dự thảo cũng còn quá nhiều đối tượng dự án được miễn tiền thuế đất từ 3-30 năm và giảm tiền thuê đất phải nộp trong những năm còn lại, cùng với nhiều ưu đãi khác về miễn, giảm thuế các loại...
Việc cho thuê và miễn tiền thuê đất trong thời hạn kéo dài để đổi lấy những lợi ích chưa rõ ràng, giả tưởng và kỳ vọng là sự "nhẹ dạ, cả tin", cần bị coi là sự thiếu trách nhiệm trong quản lý nhà nước làm thất thoát tài sản công;
Hơn nữa, đây sẽ phải coi là hành vi cố tình và tội phạm nếu sự cho phép kéo dài thời hạn giao, thuê đất và ưu đãi tài chính đất trong đặc khu bị lạm dụng trục lợi, chi phối vì lợi ích nhóm, cục bộ, trước mắt; hoặc vì bị khống chế, lũng đoạn, gây sức ép từ những thế lực không thân thiện, với những mưu toan ấp ủ dài hàng thế kỷ...
Bởi lẽ, chúng không chỉ làm hao kiệt nguồn thu ngân sách nhà nước thực tế và đầy tiềm năng, mà còn là sự vay mượn, bội chi, "tiêu lạm" vào quyền và làm tổn thương lợi ích của thế hệ tương lai đối với tài nguyên đất và biển, cũng như an ninh lãnh thổ quốc gia.
Bởi vậy, trong Luật Đặc khu chỉ nên ghi thời hạn là 50 năm theo mức chung như trong cả nước, hoặc không quá 60 năm trong trường hợp đặc biệt, với các tiêu chí cho phép kéo dài cụ thể, rõ ràng, xác đáng, chứ không ”khoán trắng” để tùy Thủ tướng linh hoạt xem xét và quyết định như ghi trong dự thảo Luật Đặc khu.
Chúng ta cần nhớ, việc có dự án FDI được kéo dài 70 năm ngược quy trình và vượt khung luật trong thời gian qua là sự cố đắt giá và đã bị xử lý hình sự.
Mốc này không thể trở thành tiền lệ cho thông lệ mới được.
Thứ ba, trong Điều 32 cần bổ sung quy định về trường hợp thu hồi và tước bỏ quyền sử dụng đất đã giao, dù chưa hết hạn dự án, nếu đất đó bị chuyển đổi sai mục đích sử dụng ban đầu, gây nguy hại an ninh quốc gia và sự ổn định kinh tế- xã hội trong đặc khu.
Đồng thời, trong Điều 32, 45 và những điều khác liên quan đến cấp ưu đãi tài chính đất (miễn, giảm tiền thuê đất) cũng cần bổ sung những quy định về rút ngắn thời hạn ưu đãi hoặc tước bỏ các ưu đãi tài chính với đất đã giao cho các dự án, nếu phát hiện có việc chuyển nhượng đất giao không đúng đối tượng được ưu đãi và không tuân thủ mục đich sử dụng đất được duyệt giao ban đầu.
Theo Điều 34. Quyền sở hữu căn hộ khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, văn phòng làm việc kết hợp lưu trú
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng và đủ điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu căn hộ khách sạn (condotel), biệt thự nghỉ dưỡng (resort villa), văn phòng làm việc kết hợp lưu trú (officetel) và các loại hình tương tự khác thông qua các hình thức mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế từ chủ đầu tư dự án hoặc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sở hữu bất động sản trong dự án đầu tư xây dựng bất động sản tại đặc khu, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy hoạch đặc khu.
2. Quyền, nghĩa vụ về đất đai của nhà đầu tư và của người sở hữu căn hộ khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, văn phòng làm việc kết hợp lưu trú và các loại hình tương tự khác được xác định tương ứng với hình thức giao đất, cho thuê đất của dự án đầu tư xây dựng bất động sản theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Chính phủ quy định quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu bất động sản quy định tại Điều này.
|
Thứ ba, trong Điều 32 cần bổ sung quy định về trường hợp thu hồi và tước bỏ quyền sử dụng đất đã giao, dù chưa hết hạn dự án, nếu đất đó bị chuyển đổi sai mục đích sử dụng ban đầu, gây nguy hại an ninh quốc gia và sự ổn định kinh tế- xã hội trong đặc khu.
Đồng thời, trong Điều 32, 45 và những điều khác liên quan đến cấp ưu đãi tài chính đất (miễn, giảm tiền thuê đất) cũng cần bổ sung những quy định về rút ngắn thời hạn ưu đãi hoặc tước bỏ các ưu đãi tài chính với đất đã giao cho các dự án, nếu phát hiện có việc chuyển nhượng đất giao không đúng đối tượng được ưu đãi và không tuân thủ mục đich sử dụng đất được duyệt giao ban đầu.
Nói cách khác, câu hỏi đặt ra chưa rõ câu trả lời trong dự thảo Luật Đặc khu là: Dự án có giao quyền sử dụng đất và dự án thuộc đối tượng hưởng miễn giảm tiền thuế liên quan đến đất (ví dụ, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế) khi được chuyển nhượng trong hạn hưởng ưu đãi thuế, nhưng bên nhận chuyển nhượng sử dụng cho mục đích không còn/phải là đối tượng được hưởng ưu đãi miễn thuế (chuyển sang kinh doanh khách sạn).
Vậy họ còn được nhận ưu đãi miễn giảm thuế kế thừa từ nhà đầu tư trước hay không?
Thứ tư, trong dự thảo Luật Đặc khu hiện vẫn còn “khoảng trống” về quy định thu thuế những bất động sản là căn hộ khách sạn (condotel), biệt thự nghỉ dưỡng (resort villa), văn phòng làm việc kết hợp lưu trú (officetel) và các loại hình tương tự khác.
Đặc biệt, cần lưu ý là nhóm đối tượng nhà, bất động sản này sẽ ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng quỹ nhà và bất động sản kinh doanh trên địa bàn cả ba đặc khu.
Việc để ngỏ những quy định này và cộng hưởng với sự "lỏng tay vả lót tay, bôi trơn" trên thực tế sẽ là nguy cơ lớn dễ gây thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước ngày càng tăng trong cả ba đặc khu.
Đặc biệt, để bảo đảm không lợi ích quốc gia và chống thất thu ngân sách nhà nước, trong Luật Đặc khu cần bổ sung quy định mới, với nội dung khẳng định:
- Không thu tiền sử dụng đất một lần suốt đời dự án, mà chỉ thu theo mức ổn định 3-5 năm;
- Thu ở mức cao thuế và phí chuyển nhượng dự án, chuyển đổi mục đích, công năng sử dụng đất và bất động sản, có lũy tiến theo thời hạn, quy mô sử dụng đất và mục tiêu chuyển đổi sai quy hoạch;
- Không cho phép góp đất công dưới hình thức góp cổ phần liên doanh với đối tác nước ngoài trong dự án kinh doanh;
- Sẽ thu hồi đất và quyền và được miễn giảm thuế đất, mặt nước khi chuyển nhượng dự án không đúng đối tượng và sử dụng đất sai mục đích được duyệt.
2. Về xử lý tranh chấp bất động động sản tại đặc khu
Xuất phát từ thực tế, những tranh chấp đất đai và áp dụng luật nước ngoài về đất đai là nhạy cảm nhất, bởi vậy, cần viết lại Điều 6 trên đây theo hướng tách riêng phần nội dung bất động sản trong khoản 1 thành một khoản riêng, khẳng định rõ ”Các tranh chấp về đất và nhà ở trong đặc khu phải và chỉ có thể được xét xử theo tòa án và pháp luật Việt Nam”, chứ không thể theo cơ quan tài phán và luật, thông lệ nước ngoài nào khác.
Cần nhấn mạnh rằng, sự hào hứng, ngộ nhận và dễ dãi trong xây dựng cơ chế về bất động sản đất và nhà phù hợp cho các đặc khu rất dễ dẫn tới tình trạng thiếu hiệu quả trong quản lý tài sản công và đầu tư xã hội;
Lợi thế người đi sau giúp chúng ta có điều kiện để rút kinh nghiệm của người đi trước, nhưng cũng cần thiết phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, cẩn trọng cho việc xây dựng và vận hành các khu kinh tế đặc biệt, có cơ chế kiểm soát chặt chẽ để mô hình này thật sự phát huy hiệu quả, góp phần tích cực tạo sức vươn mạnh mẽ cho kinh tế đất nước.
Trong dự thảo Luật Đặc khu có Điều 6. Áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán quốc tế đối với các hợp đồng dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động có yếu tố nước ngoài
1. Đối với các hợp đồng dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động được ký kết giữa tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc nơi cư trú tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên tham gia là tổ chức, cá nhân nước ngoài, các bên được thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán quốc tế.
Trường hợp đối tượng của hợp đồng là bất động sản tại Việt Nam hoặc hợp đồng lao động ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, hợp đồng tiêu dùng ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật Việt Nam.
2. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán quốc tế theo quy định tại khoản 1 Điều này không được gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng theo quy định của luật và không được trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam.
|
Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét