ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Trung Quốc xây thêm gần 800 tòa nhà, có thể chứa được 3 trung đoàn ở Trường Sa (GD 25/5/2018)-Thượng đỉnh Mỹ - Triều lỡ nhịp và vai trò của Trung Quốc (GD 25/5/2018)-Thượng viện Philippines sẽ điều trần về việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông (GD 25/5/2018)-Ông Trump dọa động binh nếu Triều Tiên phản ứng tiêu cực (VNN 25/5/2018)-Ông Trump hủy cuộc gặp lịch sử với Kim Jong Un (VNN 24/5/2018)-Đối phó với ADIZ của Trung Quốc, Việt Nam và các nước Đông Nam Á phải nghĩ đến ADIZ của chính mình (BVN 25/5/2018)-Nguyễn Ngọc Chu-Ý kiến thảo luận rất 'nóng' của Thứ trưởng Lê Chiêm ở Quốc hội (BVN 25/5/2018)-Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa MTTQ Việt Nam TP Hà Nội với một số thành phố của Trung Quốc (BVN 25/5/2018)-
- Trong nước: "Ông Ngô Văn Tuấn không còn xứng đáng đứng trong bộ máy nhà nước" (GD 25/5/2018)-Ông Nguyễn Đắc Vinh: Bí thư cấp ủy không phải người địa phương là việc phải làm (GD 25/5/2018)-Ông Dương Trung Quốc: “Cán bộ trong sạch chưa đủ mà phải biết xấu hổ” (GD 24/5/2018)-Hà Nội đưa kịch bản ứng phó nếu có thảm họa hạt nhân từ Trung Quốc (TT 23-5-18)-Sài Gòn mất đâu chỉ ở cái tên... (TTVN 24-5-18)-Bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức từ ngày 1/7/2018 (VNN 24/5/2018)-Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay (VNN 24/5/2018)-Từ ngày 1-7-2018: Người dân Thủ Thiêm có quyền yêu cầu bạch hóa mọi thông tin quy hoạch (BVN 25/5/2018)
- Kinh tế: Ba đặc khu tạo nên sức hút lớn đưa Việt Nam thành con hổ ở Đông Nam Á (GD 25/5/2018)-Ông Mai Sỹ Diến: Xây dựng đặc khu để tạo sự đột phá về kinh tế đất nước (GD 25/5/2018)-Giao đất 99 năm là tạo ra sự vượt trội và đột phá cho đặc khu (GD 24/5/2018)-sai ! thời 4.0 99 năm là quá dài-Bà Phạm Chi Lan: Đất đặc khu thuê 99 năm sẽ ra sao nếu 10 năm doanh nghiệp đã phá sản?(VnEx 24-5-18)-"Lò đã nóng lắm rồi, không ai muốn thêm nhiều củi sau khi 3 đặc khu ra đời” (GD 24/5/2018)-Phú Quốc bị ‘băm nát’ (TP 24-5-18)-Hiện đại, chưa chắc phù hợp mọi đối tượng (KTSG 25/5/2018)-Chốt an toàn tiền gửi nằm ở ngân hàng (KTSG 25/5/2018)-Ngân hàng tăng phí dịch vụ đối với doanh nghiệp (KTSG 24/5/2018)-Hậu quả khôn lường sau những con đập trên sông Mêkông (KTSG 24/5/2018)-Đà Nẵng dùng camera xử lý nạn chèo kéo khách du lịch (KTSG 24/5/2018)-Robot diệt cỏ đe dọa “nồi cơm” các tập đoàn hóa chất (KTSG 24/5/2018)-Nhà đầu tư Hồng Kông, Trung Quốc đổ xô mua bất động sản ở Việt Nam (KTSG 24/5/2018)-Tài trợ cơ sở hạ tầng từ đất (TBKTSG 24-5-18)-Huỳnh Thế Du-Ai 'ôm' nhiều đất vàng Hà Nội nhất? (Zing 24-5-18)-Người Trung Quốc 'ồ ạt mua nhà giá rẻ ở VN' (BBC 24-5-18)-Vì sao người Trung Quốc dòm ngó bất động sản Việt Nam? (TT 23-5-18)-'BOT là sản phẩm của giai đoạn trước': Ông Nguyễn Văn Thể từng ký duyệt các dự án BOT nào khi là Thứ trưởng ở nhiệm kỳ trước? (VNBiz 24-5-18)-TS Nguyễn Sỹ Dũng: Thu giá là khái niệm hoàn toàn vô nghĩa (MTG 23-5-18)-“Thu phí” hay “thu giá”: Xin đừng bất chấp quy luật tối thiểu của Tiếng Việt (infonet 24-5-18)-Trạm thu giá BOT: Bộ trưởng Thể, dân phải trả tiền hay trả giá? (DV 24-5-18)-trả giá cho sự ngu của BT?-Tiến sĩ ngôn ngữ Hồ Xuân Mai: “Tôi tra 5 cuốn từ điển tiếng Việt, không thấy 2 từ “thu giá” (LĐ 24-5-18)-
- Giáo dục: Con em lao động di cư học ở đâu, ai lo? (GD 25/5/2018)-Cô xin lỗi các con! (GD 25/5/2018)-Bố là Hiệu trưởng, một ngày ký hai hợp đồng cho con, hai mức lương khác nhau (GD 25/5/2018)-Sao con tôi không có giấy khen? (GD 25/5/2018)-Hiệu trưởng Trường Bình Châu xếp loại giáo viên 2 năm học liền không đúng luật (GD 25/5/2018)-Quảng Ngãi sẽ tổ chức nâng hạng cho hơn 5.000 giáo viên (GD 25/5/2018)-Trường Hậu Lộc 4 hoàn trả tiền cho phụ huynh vì thu sai (GD 25/5/2018)-Một số trường ở Hà Nội bất ngờ thay đổi phương án tuyển sinh (GD 25/5/2018)-Giáo sư Trần Ngọc Thêm: “Tôi không muốn đôi co hay dính dáng gì đến ông Tồn nữa” (GD 24/5/2018)-Giáo sư Nguyễn Văn Minh: 80% sinh viên sư phạm Hà Nội có việc làm sau 1 năm (GD 24/5/2018)-Con anh chị ‘ngoan xuất sắc’, giỏi… xuất thần (TVN 25/5/2018)-
- Phản biện: Học giá, Viện giá, Lệ giá, Kinh giá và Ủy ban Vật … phí (GD 25/5/2018)-Xuân Dương-Thu giá hay tăng giá: câu chuyện của phẫn nộ! (BVN 25/5/2018)-Tâm Don-Vấn đề sạt lở ĐBSCL: Giải pháp nào, ở đâu? (ĐV 24-5-18)-GS Nguyễn Ngọc Trân-‘Lò’ ông Trọng lại tự nguội lạnh? (BVN 25/5/2018)-Phạm Chí Dũng-Mưu mánh Đặc khu, đủ kiểu bán đủ kiểu lừa (BVN 25/5/2018)-Đỗ Minh Tuấn-
- Thư giãn: "Gia tài" lớn của nhà thơ Vũ Quần Phương (VNN 25/5/2018)-Chọn máy tính xách tay cho doanh nhân (KTSG 24/5/2018)-
HỌC GIÁ, VIỆN GIÁ, LỆ GIÁ, KINH GIÁ VÀ ỦY BAN VẬT...PHÍ
XUÂN DƯƠNG/ GDVN 25-5-2018
Trạm thu giá Bến Lức. Ảnh: Vov.vn
Nhân nói về “những lời có cánh” của quan, không thể không nhắc đến chuyện “Trạm thu giá” BOT mà dân chúng đang “mắt tròn, mắt dẹt”!
Ông Đỗ Văn Quốc, Vụ trưởng Vụ Tài chính - Bộ Giao thông Vận tải giải thích:
“Việc chuyển đổi tên gọi từ phí sang giá là theo quy định của Luật phí và lệ phí được Quốc hội ban hành ngày 25/11/2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017”.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết: "Giờ mình xem BOT là 1 sản phẩm của doanh nghiệp nên họ tự định giá, còn phí là mang tính chất của Nhà nước".
Lý luận như ông Thể có nên hiểu thế này: Các khoản thu dính đến Nhà nước thì gọi là “phí”, còn thuộc doanh nghiệp thì gọi là “giá”.
Nếu suy luận như thế được ông Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải chấp nhận thì các trường học ngoài công lập từ nay không được thu học phí của học viên mà phải thu … “học giá”.
Kỳ thi tuyển sinh Cao đẳng, Đại học sắp tới các trường không được thu “Lệ phí tuyển sinh” mà phải là “Lệ giá tuyển sinh”?
Các bệnh viện không được phép thu “viện phí” mà phải là “viện giá”;
Nếu có nhắc đến Ủy ban Vật giá Nhà nước (từ 1966) thì theo Luật mà ông Thể viện dẫn, chắc phải đổi thành Ủy ban vật … phí?
Còn Nghị định số 2/CP của Chính phủ ban hành ngày 26/10/1992 “Về việc thành lập Ban vật giá Chính phủ” không biết có phải đổi thành “Ban vật …phí Chính phủ”?
Thêm nữa, từ nay những khoản “kinh phí” mà dân gian quen gọi là “lót tay” do các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp không liên quan đến nhà nước cho vào phong bì có được giữ nguyên hay bắt buộc phải đổi thành “kinh giá”?
Thực ra, để ý kỹ một chút “tâm tư” của một lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải sẽ thấy ngay “tò vò làm tổ” ở đâu.
Ông Nguyễn Viết Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư (PPP) - Bộ Giao thông Vận tải giải thích:
“Về bản chất, khi chuyển từ thu phí BOT sang thu giá BOT, Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giá khi có các yếu tố về giá biến động, còn điều chỉnh phí là thẩm quyền của Bộ Tài chính”. [3]
Thay “phí” bằng “giá” thì quyền quyết định chuyển từ Bộ Tài chính sang Bộ Giao thông Vận tải, không biết điều này có liên quan gì đến khái niệm “nhóm lợi ích”?
Đã là “phí” thì phải theo luật, vi phạm là có ngày phải hầu tòa, còn “giá” thì nâng lên đặt xuống không liên quan đến luật mà là “linh động hơn rất nhiều”, điều này không phải dân cỏ (thảo dân) suy diễn lung tung mà chính do ông Bộ trưởng Thể công bố:
“Phí do Hội đồng nhân dân, Quốc hội quyết định, mang tính chất của Nhà nước.
BOT là sản phẩm của doanh nghiệp nên họ định giá và khi chuyển qua giá thì mới giảm giá để cân đối được phương án tài chính.
Chuyển đổi tên trạm thu phí BOT thành trạm thu giá BOT không có gì khác mà chỉ là linh động hơn rất nhiều”. [4]
Ô hay, ông Bộ trưởng nước đôi như thế thì ai sẽ hoan hô trước tiên?
“BOT là sản phẩm của doanh nghiệp nên họ định giá”?
“BOT là sản phẩm của doanh nghiệp nên họ định giá”?
THU GIÁ HAY TĂNG GIÁ: CÂU CHUYỆN CỦA PHẪN NỘ
TÂM DON/ VNTB/ BVN 25-5-2018
Mấy ngày nay, mạng xã hội nóng lên với câu chuyện THU GIÁ, và đó là câu chuyện của phẫn nộ. Từ THU PHÍ chuyển qua THU GIÁ, thực chất của câu chuyện là gì, nếu không nói đó là câu chuyện TĂNG GIÁ trong tương lai?
Những ngôn từ hơn cả phẫn nộ
Nhà văn Phạm Lưu Vũ viết trên trang cá nhân của mình: "THU GIÁ là chữ của bọn móc túi đại lưu manh, đại mất dạy và vô cùng thất đức ở Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính. Đó là sự ngang nhiên thách thức lương tri, trí tuệ của cả thời đại. Chúng thừa biết không đánh lừa được ai, mà vẫn ngang ngược đánh lừa, thì cổ kim không kẻ đại bịp nào dám làm điều tương tự. Đó là sự trắng trợn, hỗn láo với cả Trời, Người và Quỷ thần...
Thu giá hay tăng giá: câu chuyện của phẫn nộ!
Hai chữ THU GIÁ mãi mãi chỉ tồn tại trong những cái đầu bệnh hoạn, khốn kiếp của bọn chúng nó. Hai chữ ấy sẽ theo chúng xuống mồ, áp giải chúng đến địa ngục để đền tội Vô Gián trong vô lượng kiếp. Đền tội xong rồi còn phải trả quả DƯ BÁO, làm súc sinh trong vô lượng kiếp tiếp theo.
Đối với Nhân dân, những người bị chúng móc túi, thì hai chữ đó mãi mãi chỉ là hai chữ "ĂN CẮP" mà thôi. Những người hàng ngày, hàng giờ, bất cứ lúc nào phải móc túi bên dưới hai chữ THU GIÁ khốn nạn ấy, hãy NGUYỀN RỦA chúng, dù cất thành lời, dù trong ý nghĩ... Sự nguyền rủa của nghìn người, vạn người... sẽ kết thành trùng độc, thành bệnh ung thư... để phá hủy cái quả báo thối tha của chúng nó ngay từ kiếp này, để đục ruỗng từ xương tủy của chúng nó, cả ổ nhà chúng nó, cả quá khứ, hiện tại và vị lai, cả ba họ nhà chúng nó...
Tại sao như thế?
Bởi vì đó là tội ác tiêu diệt huệ mạng, chống lại trí tuệ của muôn vạn người. Tội này lớn hơn tội giết người, lớn hơn cả tội chống lại nhân loại, bởi vì mạng người xét đến cùng chỉ là mạng ảo. Chính "huệ mạng" kia, mới là mạng thật của mỗi mỗi chúng sinh. Thật vô phúc cho những ông bố, bà mẹ nào đã đẻ ra chúng nó. Thật đáng sợ cho những thế hệ đang và sẽ làm con cháu, truyền nhân... của chúng nó”.
Giảng viên đại học, nghiên cứu sinh ngôn ngữ học và và văn hóa học Tuệ Lãng cho rằng: “Câu chuyện “thu giá” nói lên được mấy điều: 1.Bọn chính quyền này chưa học hết tiếng Việt vỡ lòng. 2. Vì chúng nó ngu, nên cứ tự tiện mần, nói và “cải sửa” tuỳ tiện không theo một lý lẽ chi hết. 3. Nó biểu thị sự lưu manh, trí trá, bịp bợm của một đám khỉ lên làm quan. 4. Với đà “phát triển” ngu và dối trá như vũ bão hiện nay, sẽ có nhiều “cách mệnh” nữa. Nhưng trước tiên chắc sau “trạm thu giá” sẽ có Bộ Giao hợp...”.
Từ Hà Nội, GS TS Trần Ngọc Vương cho rằng: “Đã nhiều năm nay, trong ngôn từ chính thức của các cơ quan công quyền, kể cả các cơ quan quyền lực cao nhất, thấy xuất hiện nhiều những từ lạ và những cách diễn đạt lạ, gây hiệu ứng trái chiều nơi người tiếp nhận, chủ yếu là trong quần chúng, đích đến của những thông điệp nọ.
GS TS Trần Ngọc Vương
Có người bảo, đó là sự sáng tạo trong ngữ dụng của đời sống sinh động, là hiện tượng bình thường và tích cực. Cũng có người cho rằng đấy là sự vi phạm những chuẩn mực ngôn ngữ không được phép, nhất là trong các văn bản đòi hỏi một sự chính xác, mạch lạc nhất có thể từ phía nguồn phát thông tin đến phía nhận và xử lý thông tin.
Tôi nghiêng về khả năng đó là sự vi phạm chuẩn mực ngôn ngữ có chủ đích. Khi từ bên trong đã có một sự lúng túng rối rắm, thì lời phát ra thường khuất tất, quanh co, được khoả lấp bằng những thủ pháp tạm gọi là giả tu từ học (pseudo - retoric). Nói khác đi, đó là một thủ đoạn , gọi là "ngu" có chủ định.
Chủ định gì, đó là câu hỏi mà mọi người đều có thể tự tìm câu trả lời!”
Thu giá đồng nghĩa với tăng giá?
Phí (tiếng Anh là fee, tiếng Pháp cũng là fee) là một thuật ngữ đã được Việt hóa từ lâu. Phí có nghĩa là khoản tiền mà ai đó chi trả cho ai đó để thụ hưởng hoặc sử dụng dịch vụ/sản phẩm. Từ phí, tiếng Việt mở rộng thêm, hình thành thêm hai từ mới kết hợp giữa tiếng tây và tiếng Việt là Chi Phí và Lệ Phí. Nếu Fee được Việt hóa thành Phí là một điều dễ hiểu vì bất cứ ngôn ngữ nào cũng đều có hiện tượng vay mượn và phiên âm tiếng nước ngoài nhằm mục đích bản địa hóa, thì sự kết hợp giữa tiếng tây và tiếng Việt để trở thành hai từ mới Chi Phí và Lệ Phí là một điều kỳ diệu đến lạ lùng trong tiếng Việt. Vì sao? Ngôn ngữ học cho biết, chỉ riêng một từ thuần Việt đã rất khó để kết hợp với một từ Hán-Việt nhằm tạo ra một từ mới, cho nên từ trong tiếng Việt hoặc là từ thuần Việt, hoặc là từ Hán-Việt. Thực tế ngôn ngữ này cho thấy, Phí đã trở thành quá quen thuộc trong tiếng Việt, và được hiểu là số tiền để trả cho một dịch vụ nào đó, chẳng hạn như viện phí, hội phí, phí thành viên và thậm chí là đảng phí...
Câu chuyện Thu Phí trở thành Thu Giá liên quan đến Luật phí và lệ phí có hiệu lực từ ngày 01-01-2017, theo đó, những gì do tư nhân cung cấp thì gọi là giá, điều này có nghĩa là doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn có quyền quyết định việc tăng giá hay giảm giá đối với sản phẩm/dịch vụ, và những gì do nhà nước cung cấp thì gọi là phí. Luật này đã cố tình phân biệt một cách máy móc ý nghĩa của phí và giá, tạo nên một sân chơi không bình đẳng giữa nhà nước và tư nhân thông qua hai từ Giá và Phí. Rõ ràng là không cần phân biệt.
Nhưng điều nguy hiểm nhất của từ Thu Giá không nằm ở hình thức ngôn ngữ mà nằm ở nội hàm của từ ngữ. Chính Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể đã nói trên báo Tuổi Trẻ online rằng: "Giờ mình xem BOT là một sản phẩm của doanh nghiệp nên họ tự định giá, còn phí là mang tính chất của Nhà nước, liên quan tới HĐND, Quốc hội quyết định. Khi chuyển qua giá thì có thể giảm giá để cân đối phương án tài chính, còn phí muốn thay đổi sẽ phải thông qua các bộ nên rất chậm… Sản phẩm nào cũng phải đem lại hiệu quả kinh doanh, dự án BOT họ bỏ vốn toàn bộ thì cũng cần có phương án hoàn vốn, Nhà nước cố gắng điều chỉnh thấp nhất, tạo điều kiện cho xã hội. Hiện trạm thu giá nào có điều kiện đều giảm xuống mức thấp nhất để hỗ trợ chi phí cho người dân". Ông Thể còn khẳng định rằng, khi các nhà đầu tư BOT giao thông được chủ động “thu giá” họ sẽ “linh động hơn”(https://tuoitre.vn/bo-truong-giao-thong-bot-la-san-pham-cua…. ). Không những Luật phí và lệ phí, mà còn chính Bộ trưởng Thể đã vẽ đường cho các nhà BOT giao thông đi đến những đích khác.
Với nội hàm GIÁ trong Luật phí và lệ phí cùng nhận định của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể thì doanh nghiệp tư nhân cung cấp dịch vụ BOT giao thông có quyền điều chỉnh giá/ chủ động giá BOT theo hướng tăng lên hoặc theo hướng giảm xuống. Với thuộc tính cá mập, chắc chắn các nhà đầu tư tư nhân BOT giao thông sẽ điều chỉnh giá BOT giao thông theo hướng tăng lên. Và, Luật phí và lệ phí đã mở ra những tiền đề cần thiết để các BOT giao thông tăng giá theo kiểu ăn cướp mà không cần có ý kiến của các cấp các ngành.
Luật phí và lệ phí cùng Trạm Thu Giá không chỉ là câu chuyện của ngoa ngôn xảo ngữ, lập lờ đánh lận con đen, đánh tráo khái niệm mà còn là câu chuyện của tăng giá BOT giao thông trong tương lai gần và tương lai xa.
T.D.
VNTB gửi BVN
TS NGUYỄN SỸ DŨNG: THU GIÁ LÀ KHÁI NIỆM HOÀN TOÀN VÔ NGHĨA
LAM THANH/ MTG 23-5-2018
Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, TS Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho hay, việc xây một con đường cho dân đi tức là đang cung cấp dịch vụ công. Mà dịch vụ công thì phải tuân thủ nguyên tắc.
“Đó là dịch vụ công là phải liên tục, không thể lúc này mở, lúc kia đóng. Nguyên tắc thứ hai là phải bình đẳng, không thể đường người này đi được mà người kia lại không đi được. Nguyên tắc thứ 3 là giá cả phải phù hợp. Muốn giá phù hợp thì phải được cơ quan chức năng, đặc biệt là cơ quan đại diện cho dân như Quốc hội, hội đồng nhân dân phê duyệt. Nếu không tuân thủ thì rất khó có giá phù hợp”, ông Dũng nói.
Đề cập đến khái niệm “thu giá”, ông Dũng cho rằng đây là một sáng tạo để lách qua những quy định của luật phí và lệ phí.
“Theo quy định của luật, một tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công thì có thể thu phí để bù đắp các chi phí. Tuy nhiên, khoản thu phí này chỉ hợp pháp khi khoản phí được đưa vào danh mục phí được ban hành theo luật. Rất tiếc, BOT không có trong danh mục này. Đáng lẽ Bộ GTVT nên trình Quốc hội bổ sung phí BOT vào danh mục nói trên thì lại tìm cách đánh tráo khái niệm”, ông Dũng nói.
Theo đó, TS Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng thu giá là một khái niệm hoàn toàn vô nghĩa trong tiếng Việt. “Bạn có thể thu phí, thu nợ, thu ngân… nhưng không thể thu giá, vì giá không phải là thứ để thu được. Giá là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, dịch vụ. Thu biểu hiện bằng tiền quả thực rất tối nghĩa và ngô nghê”.
Trả lời trên Zing, chuyên gia kinh tế, TS. Đinh Thế Hiển cho rằng căn cứ mà Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đưa ra “BOT là sản phẩm của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp định giá” là chưa thuyết phục.
Ông Hiển cho rằng những con đường BOT hiện tại được nói đến nhiều đều là những dự án quốc gia. Với các dự án quốc gia như vậy thì đều có vai trò của Nhà nước.
“Việc tính toán suất đầu tư, duyệt phương thức thu phí phải liên quan Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính. Ví như dự án BOT Cai Lậy, rõ ràng đó là một con đường quốc gia. Bộ GTVT được giao thực hiện nhưng bộ trưởng giải thích lại hiểu là BOT tư nhân, do doanh nghiệp quyết định về giá, đó là một chuyện khó hiểu”, ông Hiển nói.
Nói gọi là trạm thu giá, TS. Đinh Thế Hiển cho rằng đó phải là một dự án hoàn toàn độc lập của nhà đầu tư. Theo đó, nhà đầu tư đề xuất tự lập một dự án xây dựng con đường, không phải là độc đạo, không phải là con đường có sẵn. Họ tự bỏ vốn ra làm, là con đường lựa chọn thứ 2 cho người dân đi.
Sau đó doanh nghiệp thu giá của người dân khi đi vào con đường đó, hoàn toàn theo cơ chế thị trường. Chất lượng đường, giá cũng theo cơ chế đó. “Dự án do công ty tư nhân thực hiện, không độc quyền, không độc đạo, may ra có thể gọi là trạm thu giá”, ông Hiển nhấn mạnh.
Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã giải thích với báo giới bên hành lang Quốc hội: "Giờ xem BOT là 1 sản phẩm của doanh nghiệp nên họ tự định giá, còn phí là mang tính chất của Nhà nước”.
Bên cạnh đó, phí liên quan tới Hội đồng nhân dân, Quốc hội quyết định, còn giá là do doanh nghiệp cung cấp, vì BOT là sản phẩm của doanh nghiệp nên cần điều chỉnh lại cho chính xác. Từ khi chuyển qua giá thì sẽ giảm giá, giảm để cân đối được phương án tài chính, còn nếu phí muốn thay đổi sẽ phải thông qua các bộ nên rất chậm. Việc đổi tên gọi không có gì khác mà chỉ là linh động hơn rất nhiều.
Trước câu hỏi rằng dư luận đặt vấn đề Bộ GTVT đang đánh tráo khái niệm "thu phí" thành "thu giá", Bộ trưởng GTVT khẳng định: "Không phải do Bộ quy định mà do nghị định của Chính phủ quy định. Ví dụ, sản phẩm sản xuất nhà máy thì họ ấn định giá bán, và BOT là 1 sản phẩm của doanh nghiệp...".
Theo ông Nguyễn Văn Thể, sản phẩm nào cũng phải đem lại hiệu quả kinh doanh. Với dự án BOT, doanh nghiệp bỏ vốn toàn bộ thì cũng cần có phương án hoàn vốn. Nhà nước cố gắng điều chỉnh thấp nhất, tạo điều kiện cho xã hội. “Hiện nay mình điều chỉnh trạm thu giá nào có điều kiện đều giảm toàn bộ xuống mức thấp nhất để hỗ trợ chi phí người dân”.
“Bên cạnh đó, phải điều tiết để đảm bảo lợi ích nhà đầu tư và hài hoà lợi ích người dân. Không phải sản phẩm anh làm ra là tự ấn định giá mà ký hợp đồng với bộ để giám sát điều này. Chính vì thế, nhiều trạm BOT, giá giảm từ 35.000 đồng xuống 25.000 đồng để hài hoà lợi ích các bên. Nghị định quy định thay đổi thì phải điều chỉnh theo yêu cầu Chính phủ", ông Thể nói.
Theo đó, trong trường hợp doanh nghiệp muốn tăng giá, doanh nghiệp phải đăng ký với Bộ GTVT. Bộ GTVT xem xét khi nào cảm thấy hài hoà hết các lợi ích, bảo đảm chi phí xã hội thấp nhất thì mới được điều chỉnh, nếu không thì không được điều chỉnh.
Theo Bộ trưởng Thể, nhà đầu tư kinh doanh thì phải có lợi nhuận theo quy định của Nhà nước. Thu cao thì thời gian ngắn, thu thấp thì thời gian dài. Hiện nay hầu như đã giảm hết toàn bộ các trạm thu đến mức thấp nhất để trong giai đoạn hiện nay bảo đảm chi phí thấp nhất.
"Ngày trước, mỗi lần điều chỉnh phí rất khó khăn vì điều chỉnh phí thuộc thẩm quyền hội đồng nhân dân địa phương, trong khi hội đồng nhân dân không thể linh động được. Chuyển qua giá thì bản chất nhà đầu tư vẫn hưởng như vậy nhưng cơ quan nhà nước sẽ điều chỉnh một cách nhanh chóng để đáp ứng được điều kiện của từng trạm “thu giá” ở từng vị trí, từng khu vực. Có những vị trí giảm rất sâu vì những nơi đó điều kiện cho phép. Còn để HĐND quyết thì điều chỉnh từng mức rất khó khăn", Bộ trưởng Thể nói.
Lam Thanh
'THU PHÍ' HAY 'THU GIÁ': XIN ĐỪNG BẤT CHẤP QUY LUẬT TỐI THIỂU CỦA TIẾNG VIỆT
HOÀNG THANH/ Infonet 24-5-2018
Chiều 22/5, bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã trả lời báo chí xung quanh những vấn đề nổi cộm về trạm thu phí BOT trong đó có việc đổi tên từ trạm thu phí BOT thành trạm thu giá BOT.
“Mình phải xem BOT là một sản phẩm của doanh nghiệp, mà doanh nghiệp thì ấn định giá. Còn "phí" thì mang tính chất nhà nước. Phí do HĐND, Quốc hội quyết định, còn giá là do DN cung cấp. BOT là sản phẩm của DN nên cần điều chỉnh lại cho chính xác. Từ khi chuyển qua giá thì sẽ giảm giá, giảm để cân đối được phương án tài chính, còn nếu phí muốn thay đổi sẽ phải thông qua các bộ nên rất chậm”, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho hay.
Việc đổi tên từ trạm “thu phí” BOT thành trạm “thu giá” BOT đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận. Một bạn đọc chia sẻ: “Dưới góc độ ngôn ngữ, tôi chưa bao giờ nghe cụm từ “thu giá”. Lần đầu nghe thuật ngữ này tôi còn tưởng chỉ là chuyện đùa. Ai ngờ lại là câu chuyện có thật tại Bộ GTVT.
Lí giải như Bộ trưởng Bộ GTVT, giả sử đi khám chữa bệnh ở bệnh viện tư nhân, sau khi khám xong thay vì tôi hỏi nhân viên thu ngân “hết bao nhiêu để tôi trả phí” giờ lại hỏi “hết bao nhiêu cho tôi trả giá” à? Thật là câu chuyện cười ra nước mắt”.
Chia sẻ về khái niệm “thu phí” và “thu giá” dưới góc độ ngôn ngữ, PV báo điện tử Infonet đã có cuộc trò chuyện cùng PGS.TS Phạm Văn Tình – Tổng thư ký Hội ngôn ngữ học Việt Nam.
PGS.TS Phạm Văn Tình cho hay: “Với cụm từ “thu giá” nếu chúng ta tách ra từng thành từng thành tố thì cả thành tố “thu” và “giá” đều có nghĩa.
“Thu” là nhận về một khoản tiền hay một lệ phí còn “giá” là giá trị của một vật nào đó được quy đổi thành tiền hoặc hiện vật.
Thế nhưng vấn đề đặt ra là khi kết hợp 2 thành tố “thu” và “giá” với nhau thành cụm từ “thu giá” dưới góc độ ngôn ngữ thì từ này không có nghĩa. Đơn giản như hiện nay chúng ta đi qua các trạm soát vé BOT, lái xe nghĩ rằng họ phải nộp một khoản tiền để trả chi phí làm và bảo trì con đường mà chiếc xe đi thì phải gọi là “thu phí” chứ tại sao lại gọi là “thu giá”.
Chúng ta có thể nói “thu phí với giá bao nhiêu?” thì được chứ không thể dùng từ “trạm thu giá”, từ này xét về góc độ ngôn ngữ học là không ổn chút nào.
Khi PV thắc mắc, có thể từ “thu giá” là ngôn ngữ riêng của ngành giao thông và theo giải thích của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải thì “mình phải xem BOT là một sản phẩm của doanh nghiệp, mà doanh nghiệp thì ấn định giá. Còn "phí" thì mang tính chất nhà nước.
PGS.TS Phạm Văn Tình cho hay: “Lí giải như vậy cũng không được, ngôn ngữ nói chung đã có những quy định rõ ràng. Muốn dùng tiếng lóng hay thuật ngữ thì cũng phải dựa trên logic cơ bản của ngôn ngữ toàn dân.
Mà ngay cả coi cụm từ “thu giá” là thuật ngữ thì thuật ngữ này cũng không đạt yêu cầu vì không hợp nghĩa khi đặt cụm từ này ở nơi có chức năng thu tiền của người dân khi người dân lưu thông trên đường”.
Tôi cho rằng người đặt ra tổ hợp ngôn ngữ “thu giá” quá thiếu thận trọng và thiếu cân nhắc đến nhiều yếu tố và bất chấp quy luật tối thiểu của ngôn ngữ tiếng Việt tạo sự phản cảm từ phía dư luận.
Về cụm từ “thu giá” Bộ trưởng Bộ GTVT giải thích như vậy quá vô lý và không nhận được sự đồng thuận từ phía dư luận là đương nhiên”.
TRẠM THU GIÁ BOT: BỘ TRƯỞNG THỂ, DÂN PHẢI TRẢ TIỀN HAY TRẢ GIÁ ?
pv MINH PHONG/ DV 24-5-2018
Vừa qua, bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã lý giải thêm về cách đổi tên các “Trạm thu phí BOT” thành “Trạm thu giá BOT”.Ông Thể cho rằng việc thay đổi từ “thu phí” sang “thu giá” dẫn đến sự thay đổi của các trạm BOT. “Thời gian trước đây mỗi lần điều chỉnh thì rất khó khăn vì điều chỉnh phí thuộc thẩm quyền HĐND địa phương mà HĐND thì không thể linh động được. Nay chuyển sang giá thì bản chất nhà đầu tư vẫn hưởng như vậy, nhưng chúng tôi sẽ điều chỉnh một cách nhanh chóng để đáp ứng được điều kiện của từng trạm thu giá ở từng vị trí, từng khu vực” – ông Thể nói.
Trạm thu phí đã được đổi tên thành Trạm thu giá
Tuy nhiên, ở góc độ pháp lý, luật sư cho rằng bản chất trạm BOT khi đổi tên không có gì thay đổi. Dưới đây là góc nhìn của luật sư Vũ Thái Hà – Chủ tịch Công ty TNHH luật Youme.
Thưa ông, từ “thu giá” dịch vụ từ đâu mà có?
Trước đây, theo Điều 2 Pháp lệnh Phí và lệ phí 2001, khái nhiệm phí được định nghĩa là: “khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ”.
Tuy nhiên, theo Luật phí và lệ phí có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2017 thì phí đã được định nghĩa lại là: “khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công”.
Với quy định này, "phí" đang từ một khái niệm để chỉ khoản tiền trả cho bất cứ dịch vụ nào được chuyển thành khoản tiền trả cho dịch vụ công. Với nội hàm mới, chỉ sử dụng cho dịch vụ công, khái niệm "phí" sử dụng đường bộ đã không còn thuộc vào phạm trù phí và được điều chỉnh thành thu giá.
Vậy “thu giá” và “thu phí” có sự khác biệt như thế nào?
Với định nghĩa mới theo Luật phí và lệ phí, phí cơ bản nhằm bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công. Phí là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, không chịu thuế.
Tuy nhiên, nếu là giá dịch vụ, sẽ được quản lý theo cơ chế thị trường. Trong một số lĩnh vực, giá sẽ được cơ quan nhà nước định mức giá, khung giá, mức giá tối đa, mức giá tối thiểu.
Nguyên tắc định giá được xác định là bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, có lợi nhuận phù hợp với mặt bằng giá thị trường và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ. Và kịp thời điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi.
Bên cạnh đó, xét về định lượng tiền, giá sẽ cao hơn phí. Theo quy định của Luật phí và lệ phí, phí cơ bản là nhằm bù đắp chi phí và mang tính phục vụ. Do đó, phí không mang mục tiêu lợi nhuận.
Theo Luật giá, giá được điều tiết theo cơ chế thị trường, mang tính chất kinh doanh và phải chịu thuế
Còn giá, theo Luật giá, được điều tiết theo cơ chế thị trường, ngoài chi phí, giá được gắn thêm lợi nhuận, và dịch vụ có giá không còn đơn thuần mang tính phục vụ mà nhằm mục đích kinh doanh.
Ngoài ra, phí là khoản thu ngân sách nên không chịu thuế, còn giá dịch vụ thì mang tính chất kinh doanh, phải chịu thuế.
Việc thay đổi về nội hàm của khái niệm phí thành giá, cơ quan quản lý cũng được thay đổi. Trước đây, phí sử dụng đường bộ do Bộ Tài chính quy định đối với đường thuộc trung ương quản lý và do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với đường thuộc địa phương quản lý thì nay, giá dịch vụ sử dụng đường bộ thuộc thẩm quyền của Bộ GTVT (Nghị định 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn luật giá).
Vậy việc đổi tên các trạm thu phí BOT thành “trạm thu giá BOT” có được cho là hợp lý không thưa luật sư?
Thu phí, lệ phí hay thu gì đi chăng nữa tựu trung lại đều là thu tiền. Tùy vào bản chất của mỗi loại dịch vụ mà người sử dụng phải trả tiền, tiếng Việt có từ có phạm trù hẹp hơn, chính xác hơn để sử dụng.
Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh, việc Bộ GTVT sử dụng từ thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ, xét ở khía cạnh ngôn ngữ là tối nghĩa.
Nếu không thể sử dụng từ thu phí như trước đây, chúng ta có thể sử dụng từ “thu tiền” sử dụng dịch vụ đường bộ. Trạm thu phí dịch vụ đường bộ có thể đổi thành trạm thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ.
Trả phí, trả tiền sử dụng dịch vụ đường bộ còn có nghĩa, chứ không ai lại đi trả giá sử dụng dịch vụ đường bộ. Nếu là trả giá, nó lại mang một ý nghĩa rất khác. Người ta có thể đặt câu hỏi, với hàng loạt trạm BOT bất hợp lý, ai đang phải “trả giá”?
Ở một góc cạnh chuyên môn, khi chuyển thành “trạm thu giá”, Bộ GTVT có am hiểu hơn về lĩnh vực giao thông, quyết định có thể sẽ nhanh nhạy hơn so với các cơ quan khác.
Tuy nhiên, nhìn ở một góc độ khác, các tuyến đường BOT được xây dựng dựa trên Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư.
Vậy nếu cơ quan nhà nước, vừa là một bên trong Hợp đồng BOT, vừa là cơ quan định giá sử dụng dịch vụ sẽ khó đảm bảo được sự khách quan cũng như phản ánh được đúng tình hình thực tế tại các địa phương cũng như nhu cầu của nhân dân.
Trân trọng cảm ơn ông!
Trạm thu phí vốn là khái niệm mà chúng ta đã quen dùng, nó phản ánh đúng bản chất của việc trả tiền để sử dụng dịch vụ. Trạm thu giá, như đã nói, là từ tối nghĩa, không phản ánh đúng bản chất của vấn đề.
Tuy nhiên, vì Luật Phí và Lệ phí lại có định nghĩa khiến cho phí bị thay đổi về nội hàm, khiến cho việc sử dụng cụm từ Trạm thu phí trở nên không đúng quy định của pháp luật. Vì vậy, nếu muốn sử dụng từ Trạm thu phí, chúng ta phải sửa Luật Phí và Lệ phí.
Còn nếu không muốn sửa luật thì nên sửa các văn bản dưới luật, đổi các từ “thu giá” thành “thu tiền” cho đúng với bản chất và đúng với ngôn ngữ tiếng Việt. Trạm thu giá …nên được đổi thành Trạm thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ.
|
- Chuyên gia phản bác thuật ngữ 'thu giá' của trạm BOT
- Trạm thu giá BOT, không thể tùy tiện thay đổi tên gọi!
TS NGÔN NGỮ HỒ XUÂN MAI: 'TÔI TRA 5 CUỐN TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT, KHÔNG THẤY 2 TỪ 'THU GIÁ'
pv CAO HÙNG/ LĐ 24-5-2018
Thưa Tiến sĩ Hồ Xuân Mai, về khía cạnh ngôn ngữ học, việc Bộ Giao thông - Vận tải đưa ra khái niệm “thu giá”, liệu có phù hợp với thực tế hay không?
- Tôi có nghe nói hai từ “thu giá”, nhưng cứ nghĩ ai đó nói cho vui, hoặc bịa ra để đùa nhau nên chẳng để ý. Cho tới sáng nay 23.5, một người từ bên Australia nhắn qua facebook cho tôi; kèm theo là hình chụp “Trạm thu giá Bến Lức”, tôi mới… ngớ người ra, hoá ra nó có thật.
Tôi rất ngạc nhiên là từ “thu giá” này lại do một bộ của nhà nước đặt ra hẳn hoi, chứ không phải là chuyện vui. Vì hình chụp cho thấy nó được treo ở một trạm thu phí giao thông… Tôi nghĩ nó liên quan tới tiền, nhưng hoàn toàn không hiểu nghĩa của nó là gì. Nghĩ mình kém, tôi đã tra 5 quyển từ điển tiếng Việt hiện có trên bàn làm việc của tôi.
Trong đó, có những quyển có uy tín nhất hiện nay của tác giả Hoàng Phê (chủ biên, một bản do Nhà xuất bản Khoa học xã hội in năm 1988, một bản do Nhà xuất bản Đà Nẵng in năm 2000 và một bản do Nhà xuất bản Hồng Đức in năm 2018). Ngoài ra, một quyển từ điển khác của tác giả Nguyễn Như Ý chủ biên, do Nhà xuất bản Giáo dục in năm 2003. Tuy nhiên, tất cả các từ điển trên đều không có 2 từ “thu giá” trong ngôn ngữ tiếng Việt. Trái lại, tại các từ điển, chỉ có 2 từ “thu phí”.
Để cho “chắc ăn”, tôi tra thêm Từ điển Hán - Việt của Lạc Thiện (Trường Đại học Tổng hợp TPHCM xuất bản năm 1991), nhưng tôi cũng không tìm thấy 2 từ “thu giá” này. Thú thật, hiện tôi vẫn... đang bí, không biết giải thích thế nào về 2 từ “thu giá” mới toe này.
Ngôn ngữ không phải là yếu tố bất biến. Nó phát triển, thay đổi theo thời gian và không gian. Trong đó, yếu tố không gian-tức trục ngang- có vai trò quyết định, bởi nó tác động rất dữ dội đối với sự phát triển của ngôn ngữ. Trục ngang gồm các yếu tố như văn hóa, tôn giáo, tộc người, địa bàn sinh sống; vay mượn và sự sáng tạo.
Chỉ riêng mặt sáng tạo, chúng ta thấy trong kho tàng từ vựng tiếng Việt có hàng vạn từ. Thí dụ như: khém (mương nhưng nhỏ và cạn hơn), tắc ráng (phương tiện giao thông đường thủy), xẻo (mảnh đất nhỏ, ngập nước hoặc có con lạch chạy ngang qua), vàm (vùng đất trũng, rộng, ngập nước không quá sâu, hoặc nơi những con sông gặp nhau), lung (mảnh đất rộng, ngập nước, ở giữa đồng hoặc trong rừng.
Sự sáng tạo như vậy là bất tận. Tất cả đều dựa trên một điều kiện (tự nhiên hay xã hội) nào đó. Còn “thu giá”, nó có là kết quả của sự sáng tạo hay không? Theo tôi đoán, đây là hai từ gốc Hán. Kết hợp như vậy không gọi là chệch chuẩn ngôn ngữ, lại càng khó chấp nhận đó là kết quả của sự sáng tạo.
Cảm ơn Tiến sĩ về cuộc phỏng vấn này!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét