ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Hơn 10 triệu người trên toàn cầu nhiễm Covid-19 (VNN 28/6/2020)-“Thái độ của các quốc gia” là “nền tảng của công pháp quốc tế” (BVN 28/6/2020)-Trương Nhân Tuấn-Những cuộc xâm lăng mềm (BVN 28/6/2020)-GS Nguyễn Văn Tuấn- Biển Đông: Bàn về lựa chọn ‘chiến tranh kinh tế, và cùng khai thác’ (BBC 27-6-20)-Covid-19 tăng mạnh ở Mỹ, thêm nhiều người trẻ mắc bệnh (VNN 27/6/2020)-Thượng viện Mỹ thông qua dự luật trừng phạt Trung Quốc (VNN 26/6/2020)-Ấn Độ trong nỗ lực thoát Trung (KTSG 26/6/2020)-Thủ tướng: Va chạm trên Biển Đông không tránh khỏi, các nước cần kiềm chế (DT 26-6-20)-Quan hệ với Trung Quốc, Australia chọn tự chủ quốc gia thay vì lợi ích kinh tế (VNN 25/6/2020)-Mỹ và “con bài” dầu mỏ khiến kinh tế Liên Xô khủng hoảng (VNN 25/6/2020)-“Cuồng Trump”, “Cuồng chống Trump” và… (Phần 1, 2 và 3) (BVN 25/6/2020)-Nguyễn Hữu Vinh-
- Trong nước: Đơn khiếu nại của LS Ngô Anh Tuấn, LS Lê Văn Hoà liên quan đến vụ án Đồng Tâm (BVN 28/6/2020)-Ra sách, báo để tuyên truyền cho ông Nguyễn Phú Trọng: lề lối cũ kỹ, phản tác dụng! (RFA 26-6-20)-Nhận diện rõ những thủ đoạn dùng mạng xã hội chống phá Đảng (CAND 26-6-20)-Không mở cửa ào ạt, không gây khó khăn cho người nhập cảnh (KTSG 25/6/2020)-NXP-Không để lọt vào danh sách người sa sút đạo đức, tham vọng quyền lực (LĐ 25-6-20)- đã có danh sách ?-Sao định được tốc độ ‘giàu’ và khối lượng tài sản của cán bộ lãnh đạo? (RFA 25-6-20)-Kiến nghị xử lý bộ phim chú thích Hội An là 'địa danh của Trung Quốc' (TP 26-6-20)-Trưởng đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng mang tiền chiếm đoạt gửi ngân hàng (VNN 26-6-20)
- Kinh tế: Chính phủ luôn bên cạnh Hà Nội, cùng Hà Nội tháo gỡ khó khăn nhanh hơn (GD 28/6/2020)-Huế sẽ lần đầu tiên mở chợ đêm Đông Ba (KTSG 27/6/2020)-Tạm dừng bay với phi công Pakistan tại Việt Nam (KTSG 27/6/2020)-Các hãng hàng không Việt có bao nhiêu phi công Pakistan? (KTSG 27/6/2020)-Sẽ cho phép đặt cược hợp pháp 47 trận bóng đá quốc tế (KTSG 27/6/2020)-Vì sao Alibaba thay tướng ở Lazada? (KTSG 27/6/2020)-Chỉ 10-12% nhân sự môi giới bất động sản đủ điều kiện hành nghề (KTSG 27/6/2020)-Đã có nhà thầu nâng cấp sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất (KTSG 27/6/2020)-Philippines hủy kế hoạch nhập khẩu 300.000 tấn gạo, bao gồm gạo Việt (KTSG 27/6/2020)-Kích cầu du lịch: 'Một ký của lạ bằng mấy tạ của quen' (KTSG 27/6/2020)-Cổng dịch vụ công quốc gia, doanh nghiệp vẫn 'bất động' (KTSG 27/6/2020)-Từ bê bối tài chính tỉ đô la của Wirecard nhìn về bài học Huy Nhật (TBKTSG 27-6-20)-Bkav muốn khởi kiện những người 'ném đá' Bphone (TBKTSG 27-6-20)-Nhân viên giỏi nghề đang rời đi, du lịch sẽ ra sao sau đại dịch? (TBKTSG 27-6-20)-Showbiz Việt có giàu sang thật không ? (VNCA 27-6-20)-Người thợ điện chế xe hút đinh ở miền Tây (VnEx 27-6-20)
- Giáo dục: Nếu mãi mang nặng “túi ba gang” sẽ khó đi xa trên con đường nghiên cứu khoa học (GD 28/6/2020)-Trả lương theo vị trí việc làm, giáo viên mới thoát vòng luẩn quẩn (GD 28/6/2020)-Tỉ lệ “chọi” vào lớp 10 các trường chuyên, lớp chuyên năm 2020 (GD 28/6/2020)-Suy ngẫm về trường chuyên và câu chuyện "con cá leo cây" (GD 28/6/2020)-“Cô gái Vàng” người Việt trên nước Đức (GD 28/6/2020)-Lời nhắn gửi của cô Viện trưởng trong ngày sinh viên tốt nghiệp (GD 28/6/2020)-Trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Liễn, ngôi trường sáng tạo (GD 28/6/2020)-Chung khảo Hội thi Olympic Kinh tế lượng và Ứng dụng lần thứ (GD 28/6/2020)-Con chậm hơn bạn cùng lứa, cho vào lớp 1 hay nghỉ tạm 1 năm (GD 28/6/2020)-7 trường Đại học "bắt tay" phát triển chương trình đào tạo kỹ sư (GD 28/6/2020)-Hiệp hội sắp thành lập Câu lạc bộ Khối đào tạo ngân hàng (GD 28/6/2020)-Quan điểm của Giáo sư Trần Hồng Quân là nên giữ mô hình trường chuyên (GD 27/6/2020)-'Học giá' từ cuộc thanh tra lộ ra vụ hối lộ lớn (TVN 27/6/2020)-
- Phản biện: Đôi lời với ông Trần Văn Chánh (BVN 28/6/2020)-Nguyễn Đình Cống-Dự báo bất ổn chính trị gia tăng (BVN 28/6/2020)-Nguyễn Nam-Một ngôi làng, một gia đình..(BVN 28/6/2020)-Người Buôn Gió-Việt Nam liệu có dám đối đầu ở Biển Đông? (BVN 28/6/2020)-Hữu Sự-“Tư duy đột phá” nào cho Đại hội 13? (BVN 28/6/2020)-Chiến Sĩ-Hai thập niên loay hoay với khái niệm 'doanh nghiệp nhà nước' (KTSG 27/6/2020)-Lưu Minh Sang-“Giáo dục … chầu rìa” và “Chầu rìa … giáo dục” (1) (GD 26/6/2020)-Xuân Dương-Nhà Đương Cuộc Cộng Sản Việt Nam Không Phạm Sai Lầm Và Cũng Không Đổi Mới (viet-studies 25-6-20)-(BVN 26/6/2020)-Trần Văn Chánh-Báo ‘cách’ gì cũng cá mè một lứa (BVN 26/6/2020)-Phạm Trần-Vụ án Hồ Duy Hải: Đã có chứng cứ chứng minh thuyết phục về hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án & truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người không phạm tội (BVN 26/6/2020)-Võ Văn Tài-Bắt 6 người một ngày: “vào trước bắt sau”? (BVN 26/6/2020)-Trần Anh Tuấn-Không trở lại mô hình “Tứ trụ” (TD 25/6/2020)-Nguyễn Ngọc Chu-Tòa án Việt Nam lạc điệu với tiến bộ xã hội? (BVN 25/6/2020)-Ngô Ngọc Trai-Giới hạn của sự chịu đựng (BVN 25/6/2020)-Từ Thức-Niềm vui chưa trọn đấu đầy thưng (BVN 25/6/2020)-Mai An Nguyễn Anh Tuấn-Những lề lối nhận thức lạc hậu đã kết án Hồ Duy Hải (BVN 24/6/2020)-Ngô Ngọc Trai-Biết ai đó tham nhũng, sao không tố cáo? (BVN 24/6/2020)-Nguyễn Nam-Nguy cơ và giải pháp cứu nguy cho Đảng (BVN 24/6/2020)-DLB-
- Thư giãn: Ông Nguyễn Thiện Nhân, điển hình của ‘lạc quan’ và ‘dũng cảm’ (Blog VOA 26-6-20)-Vì sao con người mê mẩn thuyết âm mưu? (BBC 25-6-20)-
HAI THẬP NIÊN LOAY HOAY VỚI KHÁI NIỆM 'DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC'
LƯU MINH SANG*/TBKTSG 26-6-2020
(TBKTSG) - Ngày 17-6 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp 2020 với nhiều thay đổi được kỳ vọng sẽ là tấm đệm để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Trong đó đáng chú ý là những quy định liên quan đến nhận diện doanh nghiệp nhà nước và sự thay đổi cách nhận diện này làm phát sinh rất nhiều vấn đề phải giải quyết.
QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠI- MỘT VÒNG LẶP
Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được luật hóa từ năm 1995 với sự ra đời của Luật DNNN 1995. Khi đó, DNNN được hiểu là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao. Phạm vi điều chỉnh của đạo luật này bao trùm hết các tổ chức kinh tế có vốn của Nhà nước.
Khi Luật DNNN 2003 được ban hành, nội hàm của khái niệm DNNN được thu hẹp lại, bao gồm tổ chức kinh tế do Nhà nước (i) sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc (ii) có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Cách tiếp cận này cũng được tiếp nối và chuyển tải vào Luật Doanh nghiệp 2005 với quy định DNNN là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
Đến năm 2014, khi tiến hành sửa đổi Luật Doanh nghiệp 2005, nhà làm luật tiếp tục thu hẹp phạm vi nhận diện DNNN.
Chỉ những doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mới có tư cách pháp lý là DNNN và Luật Doanh nghiệp 2014 dành một chương riêng điều chỉnh về DNNN. Lý lẽ của nhà làm luật là hướng đến việc thiết lập một “sân chơi” bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Ngay khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, số lượng DNNN đã giảm đi đáng kể. Điều này, cũng hỗ trợ phần nào cho việc chuẩn bị một “lý lịch” đẹp hơn cho các cuộc đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới của Việt Nam.
Tuy nhiên mới chỉ vỏn vẹn năm năm, một lần nữa khái niệm về DNNN lại thay đổi và quay về cách định nghĩa 15 năm trước của Luật Doanh nghiệp 2005. Theo Luật Doanh nghiệp 2020, DNNN bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, bao gồm hai nhóm: (i) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; (ii) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% và dưới 100% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Khi đặt vấn đề dưới góc nhìn lịch sử, không khó để nhận nhận ra tính bất ổn định, loay hoay và thiếu tầm chiến lược dài hạn trong công tác lập pháp ở nước ta. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến các bên có liên quan, từ góc độ kinh tế đến tâm lý và niềm tin vào chính sách, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.
THAY ĐỔI MỘT KHÁI NIỆM, TẠO RA ĐỦ CHUYỆN PHẢI GIẢI QUYẾT
Vấn đề về DNNN là một trong những nội dung quan trọng trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Cả hai hiệp định này đều dành chương riêng cho việc thiết lập các chính sách và hành vi của Nhà nước đối với DNNN. Vì vậy, việc thay đổi cách nhận diện DNNN có vi phạm các hiệp định này hay không là điều cần quan tâm.
Theo EVFTA (điều 11.1) và CPTPP (điều 17.1), DNNN là doanh nghiệp (bao gồm cả công ty thành viên) mà Nhà nước trực tiếp hoặc gián tiếp: (i) sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc kiểm soát trên 50% số phiếu bầu gắn với cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành; hoặc (ii) có quyền bổ nhiệm hơn một nửa số thành viên ban quản trị hoặc bộ máy quản lý tương đương; hoặc (iii) có thể thực hiện quyền kiểm soát đối với các quyết định chiến lược của doanh nghiệp.
Đối chiếu với quy định tại EVFTA, CPTPP hay khuyến nghị của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), có thể nhận thấy cách tiếp cận dựa trên tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ hoặc tỷ lệ kiểm soát tính trên phiếu biểu quyết của Luật Doanh nghiệp 2005 hay 2020 là phù hợp với thông lệ quốc tế và các cam kết.
Thậm chí, nội hàm DNNN của EVFTA, CPTPP còn rộng hơn. Đây có thể được xem là khía cạnh tích cực của sửa đổi lần này.
Tuy nhiên, điều đáng lưu tâm là tính tác động của quy định mới về DNNN đối với toàn bộ hệ thống pháp luật cũng như các doanh nghiệp có liên quan.
Theo rà soát, việc thay đổi khái niệm DNNN sẽ tác động trực tiếp đến chín luật (Bộ luật Dân sự, Luật Đấu thầu, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý tài sản công, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Thủy lợi, Luật Lâm nghiệp, Luật Xây dựng, Luật các tổ chức tín dụng) và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành.
Sự thay đổi lần này chắc chắn sẽ làm cho tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong các quy định liên quan đến DNNN vốn đang tồn tại và chưa được giải quyết trở nên trầm trọng hơn nếu như không có sự rà soát và điều chỉnh một cách đồng bộ.
Mặt khác, ngay khi Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực, số lượng DNNN sẽ tăng lên đột biến, có hơn 1.000 doanh nghiệp sẽ lại trở thành DNNN dù chỉ mới sau năm năm chuyển đổi tư cách pháp lý. Bất kỳ sự thay đổi nào cũng kèm theo đó là chi phí tuân thủ. Tất nhiên, những chi phí này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các cổ đông khác nhưng rất tiếc nhà làm luật dường như đã không tính toán một các thỏa đáng và cụ thể tác động này.
Đồng thời, những e ngại về sự nhập nhằng giữa hoạt động quản lý nhà nước và quản trị công ty trong các công ty có Nhà nước nắm quyền chi phối cũng được đặt ra bên cạnh vấn đề về tính công bằng giữa DNNN và doanh nghiệp khác.
Một hệ quả không thể bỏ qua là công cuộc cổ phần hóa DNNN. Yếu tố niềm tin của nhà đầu tư về sự ổn định trong chính sách, pháp luật vô cùng quan trọng đối với quyết định tham gia của họ vào các DNNN. Vì vậy, một cách tiếp cận rõ ràng, ổn định, nhất quán của Nhà nước tựa như một cam kết lâu dài của Nhà nước và đây là yếu tố tiên quyết thiết lập niềm tin của các nhà đầu tư, công chúng. Sự thay đổi nhanh chóng, lòng vòng trong cách tiếp cận như những gì đang diễn ra có tác động tiêu cực đối với niềm tin của các nhà đầu tư.
NHÌN VỀ TƯƠNG LAI
Việt Nam đang đứng trước những cơ hội quý giá cho sự phát triển nền kinh tế do EVFTA và CPTPP mang lại. Vì vậy, mặc dù việc sửa đổi khái niệm DNNN lần này chắc chắn sẽ gây nên không ít hao phí xã hội nhưng người viết cho rằng đó là việc cần làm. Sai thì phải sửa, điều quan trọng là cần làm gì tiếp theo.
Giá trị cốt lõi của các hiệp định thương mại tự do mới đề cao nguyên tắc thị trường, tự do thương mại, tính công bằng trong cạnh tranh và đối xử không phân biệt. Cả EVFTA và CPTPP đều đặt ra yêu cầu các DNNN và doanh nghiệp được chỉ định độc quyền phải hoạt động dựa trên nguyên lý của kinh tế thị trường và những tính toán thương mại thuần túy, tức là phải dựa trên các tiêu chí như giá cả, chất lượng, khả năng cung ứng, vận tải, quảng cáo tiếp thị...
Điều này chỉ được loại trừ đối với các DNNN thực hiện nhiệm vụ công ích hoặc được Nhà nước chỉ định độc quyền trên một thị trường nhất định nhằm thực hiện chức năng của Nhà nước.
Theo đó, những sự phân biệt đối xử, ưu ái hay quyền miễn trừ của Nhà nước dành cho các DNNN phải bị loại bỏ. Thay vào đó là nghĩa vụ minh bạch thông tin và cơ chế giám sát DNNN trong hoạt động hỗ trợ thương mại và phi thương mại sẽ được thực thi để hạn chế sự phân biệt đối xử, tăng cường tính minh bạch.
Đến thời điểm này, các chính sách về DNNN tại Việt Nam đã có rất nhiều sự cải cách theo chiều hướng tiến bộ. Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 (sửa đổi năm 2018) và Luật Doanh nghiệp 2020 đã bổ sung nhiều quy định để làm rõ mô hình quản trị DNNN cùng với nghĩa vụ minh bạch, công bố thông tin của DNNN.
Tuy nhiên, thể chế về DNNN và công tác thực thi vẫn còn quá nhiều bất cập, mà điểm nghẽn lớn nhất nằm ở tư duy vận hành DNNN. DNNN vẫn còn được hưởng các ưu đãi, trợ cấp và được ưu tiên phân bổ các nguồn lực bằng cách này hay cách khác. Phạm vi lĩnh vực, ngành nghề Nhà nước tham gia còn quá rộng, điều này không cần thiết cho sự phát triển mà ngược lại còn cản trở sự vận hành của nền kinh tế thị trường và tăng nguy cơ vi phạm các cam kết.
Tựu trung lại, để đảm bảo tuân thủ đúng các cam kết tại các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và nâng cao hiệu quả trong hoạt động của DNNN thì việc thay đổi khái niệm về DNNN chỉ là một bước đi rất nhỏ trong một hành trình dài.
(*) Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TPHCM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét