ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Cựu cố vấn tiết lộ bí mật chính sách châu Á của ông Trump (VNN 22/6/2020)-Hé lộ trọng tâm cuộc họp ngoại trưởng Nga-Trung-Ấn (VNN 21/6/2020)-Không thể coi thường nguy cơ chiến tranh ở Biển Đông (BVN 21/6/2020)-Tượng Lenin từ châu Âu đến tiểu bang Washington, Mỹ quốc (TD 20/6/2020)-Thế giới vào giai đoạn nguy hiểm, Brazil vượt 1 triệu ca nhiễm (VNN 20/6/2020)-Một tuần tồi tệ của ông Trump (VNN 20/6/2020)-Mỹ-Trung không ngừng "đại chiến”, doanh nghiệp toàn cầu chịu trận trước vô vàn rủi ro (BVN 20/6/2020)-Thu Ngọc-Tự nuốt trái đắng: ‘Virus Trung Cộng’ gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh (BVN 20/6/2020)-Người Mỹ gốc Việt trước cơn lốc chống phân biệt chủng tộc (BBC 19-6-20)-Kịch tính trên chính trường Trung Quốc và sự bất an của Tập Cận Bình (BVN 19/6/2020)-Liên Minh Âu Châu: Dùng la bàn nào trong vùng “biển động”? (BVN 19/6/2020)-Trump thành tổng thống không có lợi cho Việt Nam về lâu dài (TD 18/6/2020)-
- Trong nước: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Báo chí cần giữ vững tinh thần cách mạng (GD 22/6/2020)-Phụ huynh làm theo cách này, không ai ép được việc mua sách tham khảo, vở viết (GD 22/6/2020)-Công bố 9 Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về nhân sự (GD 22/6/2020)-Chỉ thị của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV (GD 22/6/2020)-Điều gì sắp xảy ra với ông Tất Thành Cang? (TD 22/6/2020)-Trân Văn/VOA-Bộ Chính trị: Không giới thiệu những người tham nhũng, chạy chức, xu nịnh, kiêu ngạo ứng cử ĐBQH, HĐND (DV 21-6-20)-Nguyên Tổng biên tập Nam Đồng: Làm báo phải tử tế (VNN 21/6/2020)-'Tư cách nhà báo chỉ có một' (VNN 21/6/2020)-yk Hồ Quang Lợi-Huỳnh Thúc Kháng – Nhà báo của khát vọng tự do ngôn luận (TD 21/6/2020)-Khúc hoan ca sau muôn trùng sóng gió (GD 20/6/2020)-NXP-Vì sao thẩm phán vẫn giải trình văn bản có biểu hiện can thiệp hoạt động tố tụng? (VNN 20/6/2020)-Bộ trưởng TT&TT chúc Báo chí luôn giữ được tinh thần Cách mạng (VNN 19/6/2020)-nhân 95 năm ngày BCCM 21/6-Bệnh nhân phi công người Anh trả lời Tuổi Trẻ: 'Nếu ở nơi nào khác trên Trái đất, tôi đã chết' (TT 19-6-20)-Lãnh đạo Thành ủy TP.HCM nói gì về thông tin ông Tất Thành Cang làm việc với cơ quan điều tra? (DV 19-6-20)-Công an khởi tố 3 cán bộ, làm việc với ông Tất Thành Cang (VNN 18/6/2020)-
- Kinh tế: Doanh nghiệp hài lòng với hệ thống một cửa quốc gia (KTSG 22/6/2020)-Vải thiều Việt Nam quả hot bên Nhật, 500 ngàn/kg vẫn cháy hàng (VNN 22/6/2020)-Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển 9,3 tỷ đô la tại Cần Giờ cho Vingroup: cố đạt 5%GDP theo kế hoạch (BVN 22/6/2020)-Diễm Mi-Khống chế số lượng hải sản khi xác nhận nguồn gốc: vô lý, không cần thiết! (KTSG 22/6/2020)-EVN giải thích tiêu thụ điện tăng là do dùng máy lạnh (KTSG 22/6/2020)-Công nghiệp 4.0 nên bắt đầu từ hiểu cho đúng khái niệm (KTSG 21/6/2020)-Để hợp đồng lao động điện tử thành một quy định 'sống' (KTSG 21/6/2020)-Côn Đảo cho thuê hơn 888 héc ta rừng để phát triển du lịch sinh thái (KTSG 21/6/2020)-Côn Đảo cho thuê hơn 888 héc ta rừng để phát triển du lịch sinh thái (KTSG 21/6/2020)-Côn Đảo cho thuê hơn 888 héc ta rừng để phát triển du lịch sinh thái (KTSG 21/6/2020)-DN có vốn góp của nước ngoài vượt quá 51% không được cấp giấy phép vận tải (KTSG 21/6/2020)-Trung tâm tài chính Việt Nam: Phải được nuôi dưỡng trong cái nôi của thị trường (KTSG 21/6/2020)-Nợ của công ty, ông chủ chịu trách nhiệm tới đâu? (KTSG 21/6/2020)-FDI từ Trung Quốc, đãi cát tìm vàng? (KTSG 21/6/2020)-Thị trường ngoại hối liệu còn yên ả? (KTSG 21/6/2020)-Repsol nhượng cổ phần ba lô dầu: TQ đe dọa thành công VN trên Biển Đông? (BBC 20-6-20)-Thanh tra và doanh nghiệp (VnEx 21-6-20)-Tri thức về nghề báo cũng không có giới hạn (SGGP 21-6-20)-Người bán báo dạo cuối cùng (TP 21-6-20)-
- Giáo dục: Covid-19 là cơ hội để ngành Giáo dục trả lại ngày tựu trường đúng nghĩa (GD 22/6/2020)-Nhà khoa học bước lên vũ đài châu lục bằng nghiên cứu giống lúa chịu mặn (GD 22/6/2020)-Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, nên bán Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam (GD 22/6/2020)-Nếu thi vào cấp 3 quá khó, thí sinh lớp 9 nên chọn trường nghề (GD 22/6/2020)-Cân bằng giữa quyền tự chủ với trách nhiệm giải trình là một nghệ thuật (GD 22/6/2020)-Phải nhập điểm thi trong kỳ thi tốt nghiệp 2020 bằng phần mềm của Bộ (GD 22/6/2020)-Ồn ào chuyện trường chuyên: Môi trường tinh hoa chỉ dành cho nhà giàu? (VNN 22/6/2020)-
- Phản biện: Mã khoá để tìm ra hung thủ trong vụ án Hồ Duy Hải (BVN 22/6/2020)-Trần Đăng Khoa-Báo chí kiểm duyệt, cái thây ma được tắm nước hoa (BVN 21/6/2020)-Nguyễn Khắc Mai-Vụ án Đồng Tâm – Danh có chính, ngôn mới thuận (BVN 21/6/2020)-Đăng Đinh Mạnh-Nhắn tin nóng cho “nhà báo cách mạng” tỉnh Hà Tĩnh trước ngày ăn mừng 21/6 (BVN 21/6/2020)-Phùng Hoài Ngọc-Nên có ngày dư luận viên Việt Nam? (TD 21/6/2020)-Đỗ Thành Nhân- Chủ nghĩa thân hữu ăn sâu bám rễ và đầu tư nước ngoài chệch hướng (viet-studies 20-6-20)-Nguyễn Quang Dy-Hiến pháp về đàn áp báo chí (BVN 20/6/2020)-Trần Đình Bá-Đôi lời với ông Nguyễn Trần Bạt (TD 19/6/2020)-Nguyễn Đình Cống-Lợi ích nhóm trong báo chí hôm nay - nhận diện, giải pháp đấu tranh (QĐND 18-6-20)- Nguyễn Thanh Tú-Các bài học lý luận chính trị được sửa đổi đã đi thẳng vào bản chất vấn đề (TN 19-6-20)-Vũ Thơ-Một vài thông tin về vụ án mà bố con cởi truồng kêu oan (TD 19-6-2020)-Trần Đình Triển-Chuyện về Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa cộng sản (Kỳ 2) (TD 18/6/2020)-Nguyễn Thông-Chi tiêu cho đại hội Đảng (TD 18/6/2020)-Nguyễn Đình Cống-Thử bàn về đường lối phát triển kinh tế (BVN 18/6/2020)-Trần Thanh Cảnh-Trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Chu (BVN 18/6/2020)-Nguyễn Đình Cống-Ai đang làm suy yếu đảng? (TD 16/6/2020)-Nguyễn Ngọc Chu-Có nên tiếp tục “Sinh sản thẩm phán cận huyết” (TD 15-6/2020)-Huy Đức-Cao tốc Bắc Nam đứng trước nguy cơ thất bại? (BVN 14/6/2020)-Ngô Ngọc Trai-Bài toán huy động nguồn vốn cho dự án PPP cao tốc Bắc - Nam (KTSG 18/6/2020)-
- Thư giãn: Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (90): Tâm hồn giản dị (GD 21/6/2020)-Viên tướng Nga cứu mạng Hoàng đế Napoleon, thay đổi lịch sử châu Âu (VNN 21/6/2020)-
'TƯ CÁCH NHÀ BÁO CHỈ CÓ MỘT'
HỒ QUANG LỢI */ VNN 21-6-2020
(*TRẢ LỜI PV THU HẰNG& TRẦN THƯỜNG)
Theo Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, giữ vững và nêu cao đạo đức nghề nghiệp là yêu cầu hàng đầu, nóng bỏng đối với những người làm báo.
Hoạt động tác nghiệp của báo chí |
Cam kết về tinh thần, trách nhiệm, bổn phận của người làm báo
Tháng 12/2016, Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam. Trong 10 điều quy định về đạo đức nghệ nghiệp người làm báo, ông tâm đắc với điều nào nhất?
Điều nào cũng quan trọng trong 10 điều quy định đó, nhưng tôi thấy có một điều gắn trực tiếp với thời đại truyền thông kỹ thuật số. Đó chính là Điều 5 nói về nhà báo phải “chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác”.
Thực tế ngày càng cho thấy rõ những vấn đề mới nảy sinh do môi trường truyền thông số đã tác động trực tiếp, mạnh mẽ tới hoạt động báo chí, đòi hỏi chúng ta phải có những công cụ để định hướng làm nghề và góp phần quản lý hoạt động báo chí hiệu quả hơn.
Khi ban hành Điều 5 cũng có người hỏi thế nào là "chuẩn mực", thế nào là "trách nhiệm". Vì cũng đã có cách hiểu khác nhau, cho nên Hội Nhà báo thấy cần phải tiếp tục cụ thể hóa hơn nữa Điều 5. Chính vì thế, vấn đề này đã được đưa ra thảo luận trong các cấp Hội Nhà báo, trong các cơ quan báo chí để xây dựng Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam bao gồm 4 điều nên làm và 8 điều không được làm khi tham gia mạng xã hội. Một năm rưỡi thực hiện bản quy tắc này cho thấy kết quả bước đầu rất đáng khích lệ. Đã "chuẩn mực" và "trách nhiệm" hơn, ý thức xây dựng rõ hơn, các biểu hiện tiêu cực, vi phạm giảm bớt rõ rệt.
Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Hồ Quang Lợi |
10 quy định đạo đức nghề nghiệp này đi vào cuộc sống đã được hơn ba năm, ông thấy đời sống báo chí chuyển biến như thế nào?
Có thể nói hai văn bản về đạo đức nghề báo và quy tắc sử dụng mạng xã hội là các hướng dẫn quan trọng, trở thành cam kết thiêng liêng của người làm báo đối với hoạt động nghề nghiệp.
Đây là cam kết về tinh thần, trách nhiệm, bổn phận và sứ mệnh của những người làm báo và đã có hiệu ứng tốt, chuyển biến rõ rệt. Chúng ta thấy 10 điều quy định đạo đức hướng hoạt động báo chí theo những điều tích cực để từ đó khích lệ tinh thần cống hiến, tinh thần phục vụ cộng đồng, đất nước, nhân dân của những người làm báo.
Trên thực tế, những năm qua, xuất hiện nhiều nhà báo tiêu biểu, có cống hiến xuất sắc, trở thành tấm gương sáng trong hoạt động nghề nghiệp. Nhờ những nhà báo như vậy, một đội hình báo chí vững mạnh như thế, báo chí mới hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Những lĩnh vực nào trọng yếu, nơi nào khó khăn, gian khổ, cấp bách thì báo chí đều có mặt, và ở đó, rất nhiều nhà báo thể hiện tinh thần dấn thân, tinh thần cống hiến rất đáng cảm phục để có những tác phẩm báo chí chất lượng cao.
Chúng ta thấy trong sinh hoạt của các cấp hội, các cơ quan báo chí, vấn đề đạo đức nghề nghiệp luôn được nhấn mạnh để vừa biểu dương, tôn vinh những người làm tốt và cũng nhắc nhở những người làm chưa tốt. Cho nên gần như lúc nào người làm báo cũng ý thức được trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân khi làm nghề.
Tôi nghĩ việc nhắc nhở, giáo dục là rất cần thiết, nhưng ý thức tự giác để điều chỉnh của bản thân người làm báo là vô cùng quan trọng. Bởi vì, chúng ta biết rằng có những vấn đề luật pháp không cấm nhưng đạo đức thì không cho phép. Luật pháp có thể chỉ ra những điều không được làm nhưng khó có thể bao quát được tất cả các vấn đề, nhất là đối với các hành vi cụ thể, âm thầm, lắt léo. Lúc đó, chỉ có người làm báo đối diện với chính mình, chỉ có sự lay động về đạo đức, ý thức tự giác mới điều chỉnh, nhắc nhở người làm báo nên làm hay không nên làm, làm ở mức độ nào... Những điều đó cần thấm sâu trong hoạt động nghề nghiệp, trở thành đạo để làm nghề báo.
Mạng xã hội không phải bóng đêm
Trước khi ban hành quy tắc sử dụng mạng xã hội, ông có đề cập về tình trạng một số nhà báo "hai mặt", trên báo thì nói khác, lên mạng xã hội thì nói khác. Theo ông, hiện tình trạng này đã được khắc phục chưa?
Tôi xin khẳng định, tư cách nhà báo chỉ có một thôi. Ở trên mạng xã hội hay trên tờ báo chính thức, người làm báo chỉ có một tư cách. Cho nên không thể có chuyện ở trên tờ báo anh phát biểu thế này mà ở trên mạng xã hội anh lại phát biểu khác, trái với quan điểm đường lối chung của Đảng, Nhà nước, phát biểu trái với chỉ đạo của ban biên tập, vì cho rằng trên mạng xã hội anh chỉ là một cư dân nên có thể phát biểu thoải mái. Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo không cho phép làm thế. Chính trực hay không là ở chỗ này. Mạng xã hội không phải bóng đêm để anh lẻn vào đấy muốn nói gì thì nói.
Ở trên mạng xã hội, tư cách nhà báo, sự chính trực của nhà báo luôn luôn phải tỏa sáng, luôn luôn phải được thể hiện. Đã từng xảy ra chuyện nhà báo “hai mặt”, tổ chức hội cùng các cấp có trách nhiệm đã có những uốn nắn. Và tôi thấy rất đáng mừng là các hiện tượng “hai mặt” đã bớt đi rất nhiều.
Theo ông, trong thời đại hiện nay, đâu là phẩm chất cần thiết nhất của một nhà báo ngoài “mắt sáng, lòng trong, bút sắc” như vẫn thường nói?
Theo tôi, ở bất kỳ thời kỳ nào thì “trung thực, khách quan, công tâm, tôn trọng sự thật” vẫn là những yếu tố có tính nguyên tắc khi hoạt động nghề báo. Để làm được điều đó đòi hỏi nhà báo phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông nghiệp vụ và có đạo đức nghệ nghiệp trong sáng.
Báo chí có trách nhiệm bảo vệ công lý và lẽ phải, cho nên nhà báo phải dũng cảm và dấn thân. Đã nói đến báo chí là nói đến tinh thần chiến đấu, đi đến cùng, làm rõ sự thật, bảo vệ sự thật và phải gắn liền với tính nhân văn.
Chúng ta không thể phơi bày mọi thứ lên mặt báo bất chấp số phận của ai đó. Tôi nghĩ nhà báo là người dũng cảm và nhân văn.
Báo chí phải giữ được niềm tin với xã hội
Thực tế cho thấy, một số nhà báo đã không thể giữ được “bút sắc, lòng trong, tâm sáng”, tham gia“đánh đấm”, viết nên những bài báo “sặc mùi” tiền hay như giới báo chí vẫn thường gọi “nhà báo đếm tầng”, “đội IS”. Ông suy nghĩ gì về tình trạng này và làm sao để đội ngũ những người làm báo được trong sạch, vững mạnh, được bạn đọc tin cậy hơn?
Phải nhìn nhận là trong “làng báo” vẫn có những “con sâu làm rầu nồi canh”. Họ làm tổn thương danh dự của những người làm báo chính trực, làm mai một uy tín của báo chí. Có những nhà báo hoặc mang danh nhà báo, những người lợi dụng nghề nghiệp, tuy mang danh đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực nhưng thực chất là có những hành động tiêu cực. Đó chính là tiêu cực đi chống tiêu cực, là hiện tượng rất nguy hại trong giới báo chí.
Nhiều người làm báo cảm thấy báo chí có quyền lực và khi ngộ nhận về quyền lực thì dễ sử dụng quyền lực ấy một cách sai trái. Một số nhà báo ảo tưởng về nghề nghiệp, lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi đánh hội đồng, dọa dẫm, ép doanh nghiệp.
Báo chí có quyền lực thực sự nhưng quyền lực đó là do nhân dân, xã hội trao cho. Đã có người cảnh báo “quyền lực đen” trong báo chí. Vì vậy, chúng ta phải phát hiện và ngăn chặn, không để báo chí đánh mất vai trò của mình, trở thành công cụ cho những mục đích sai trái, gây hại cho xã hội.
Từng tòa soạn nên cụ thể hóa quy định đạo đức nghề báo bằng bộ quy tắc của riêng mình để các nhà báo khi hành nghề phải thực hiện đúng những gì đã cam kết, tránh xa những điều có thể bị cám dỗ.
Phóng viên Trần Sơn Bách, Báo điện tử VietnamPlus lội hàng cây số để vào khu Mông Dương, thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh) đang bị ngập trong hàng mét bùn sau lũ. Ảnh: H.Q |
95 năm là một chặng đường dài và nhiều vinh quang của những người làm báo. Để những người làm báo hiện nay vững vàng tiếp bước và làm vẻ vang thêm truyền thống đó, theo ông, những người làm báo hiện nay cần lưu tâm đến những điều cốt lõi nào?
Xã hội đang sống trong thời đại truyền thông kỹ thuật số, luôn luôn tiếp nhận những thông tin đa dạng, phức tạp, kể cả thông tin xấu độc... thì chính lúc này các nhà báo phải thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình.
Tôi nghĩ, niềm tin của xã hội đối với báo chí là vấn đề sống còn. Điều đó chỉ có khi chúng ta xây đắp được niềm tin xã hội, công chúng luôn nhìn thấy trong báo chí ánh sáng của văn hóa, của đạo đức. Chỉ có thế người ta mới tôn trọng, mới đặt niềm tin vào báo chí.
Thực tế, nhân dân vẫn đặt niềm tin vào báo chí, trao cho báo chí trách nhiệm rất vẻ vang nhưng cũng rất nặng nề. Chúng ta chỉ có thể hoàn thành trách nhiệm đó với đất nước, nhân dân khi đội ngũ người làm báo vững vàng bản lĩnh chính trị, tinh thông nghề nghiệp, đặc biệt nêu cao đạo đức nghề nghiệp.
Tôi xin chúc các đồng nghiệp yêu quý dồi dào năng lượng và cảm hứng sáng tạo, tâm thế làm nghề trong sáng để báo chí thực sự là tấm gương soi xã hội, báo chí thực hiện tốt sứ mệnh phụng sự xã hội, đất nước và nhân dân.
Xin cảm ơn ông!
Thu Hằng - Trần Thường
TIN LIÊN QUAN:
BÁO CHÍ KIỂM DUYỆT, CÁI THÂY MA ĐƯỢC TẮM NƯỚC HOA
NGUYỄN KHẮC MAI/ BVN 21-6-2020
Viết nhân ngày “Báo chí Cách mạng Việt Nam”.
Thật ra báo chí Việt Nam chưa hề cách mạng.
Chữ cách mạng ở đây tôi dùng theo quan niệm của những người cộng sản. Họ tuyên bố theo Mác xít (chủ nghĩa Mác), và luôn luôn khẳng định rằng, chủ nghĩa Mác là kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng, kể cả khi họ thêm cái đuôi Lê nin vào chủ nghĩa Mác.Trớ trêu là tôi từng nghe nhiều ủy viên TƯ có học vấn nói rằng “làm gì có Mác xít, chỉ có chủ nghĩa Mác mít mà thôi.” (mác mít , chơi chữ theo tiếng Pháp marmite là cái nồi nấu cơm)
Trong lĩnh vực báo chí, tôi chưa hề thấy có chút gì mang hơi hướng của những tư tưởng của chính Các Mác về lĩnh vực này.Vì thế tôi cho rằng báo chí của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam không hề là cách mạng. Họ đã đánh tráo khái niêm để lừa mị mà thôi. Có chăng chỉ có thể gọi là Báo chí của Đảng Cộng sản VN mà thôi. Gọi ngày báo chí cách mạng là thật giả dối.
Theo Mác, báo chí phải được tự do. Ông nói “ở đâu có báo chí ở đó có tự do báo chí”. Ông còn nói một cách hùng hồn rằng “Báo chí tự do, đó là con mắt sáng suốt của tinh thần của nhân dân, là hiện thân sự tin cậy của nhân dân đối với bản thân mình, là những dây liên hệ biết nói, gắn liền các cá nhân với nhà nước và với toàn thế giới…Báo chí tự do, đó là sự sám hối công khai của nhân dân trước bản thân mình, mà lời thú nhận thật tâm, như mọi người đều biết thì có khả năng cứu rỗi. Báo chí tự do là tấm gương tinh thần trong đó nhân dân nhìn thấy bản thân mình. Còn sự tự nhận thức là điều kiện đầu tiên của sự sáng suốt. Báo chí tự do- đó là tinh thần nhà nước (công dân) mà mọi túp nhà tranh đều có được với những chi phí thấp hơn là phương tiện thắp sáng. Báo chí tự do là toàn diện, nơi nào cũng có mặt, cái gì cũng biết…”
Ông phân loại chỉ có hai loại báo chí: “báo chí tự do và báo chí bị kiểm duyệt”. Ông nói “báo chí bị kiểm duyêt là sự quái dị không có tính cách của sự thiếu tự do, đó là con quái vật được văn minh hóa, cái quái thai được tắm nước hoa…Báo chí kiểm duyệt là biện pháp cảnh sát, thậm chí là biện pháp tồi…Tệ lớn nhất, tệ giả dối gắn liền với báo chí kiểm duyệt…Điều đó dẫn đến, chính phủ chỉ nghe thấy tiếng nói của chính mình, duy trì sự lừa dối và cũng đòi nhân dân phải ủng hộ sự lừa dối đó. Còn nhân dân sẽ rơi vào tình trạng mê tín chính trị, hoặc hoàn toàn quay lưng với cuộc sống quốc gia, biến thành đám người chỉ sống với cuộc đời riêng tư.”…
Còn nhiều, nhiều nữa, những ý kiến của Các Mác, vị tổ sư của cái gọi là chủ nghĩa Mác. Tôi gọi, cái gọi là, bởi vì chính C.Mác đã từng tự diễu mình rằng: “như tôi mà cũng là ísme ư?”.Ông không nhận tư duy của mình là chủ nghĩa! Bạn có thể tìm thấy chúng trong Tập I, Tổng tập Mác-Ăng Ghen, NXB Chính trị Quốc gia (bỏ Sự thật.)
Điều khôi hài là Đảng Cộng sản VN luôn xưng mình là cách mạng mác xít, nhưng ta không hề tìm thấy môt mi li gam nào tư tưởng của Mác trong cái gọi là báo chí cách mạng Việt nam. Báo chí Việt nam của đảng là báo chí bị kiểm duyệt 100% như quan niệm của chính C.Mác. Ở đây điều tinh vi là như Mác nói, cái quái thai đó lại được Ban Tuyên giáo TW là vị Đại Tổng biên tập, luôn luôn xịt nước hoa cho chúng!
Tôi nghĩ rằng Đảng nên thả ngay những nhà báo đang bị nhốt trong tù vì đã làm báo chí tự do, mà chính Các Mác rất cổ xúy.
Hãy có một Luật Báo chí, không phải để quản lý mà là để thực hiện thật thà theo quan niệm của Mác. Theo Mác, báo chí tự do là của nhân dân. Đảng tước đoạt quyền làm báo tự do của dân thực sự là phản bội Mác phản bội cả nhân dân của mình.
Như Mác nói. Hãy chấm dứt sự “lừa dối”.
N.K.M.
Tác giả gửi BVN
NÊN CÓ NGÀY DƯ LUẬN VIÊN VIỆT NAM ?
ĐỖ THÀNH NHÂN/ TD 21-6-2020
Theo Wikipedia định nghĩa, dư luận viên “là các cá nhân, nhóm người được chính phủ thuê, hướng dẫn và đào tạo để thực hiện tuyên truyền, tranh luận và hướng dẫn dư luận về mặt nội dung trên mạng Internet. Dư luận viên chú trọng vào việc tuyên truyền các tư tưởng thân chính phủ trên mạng. Việc hình thành những nhóm này là do chính phủ nhận thức rằng áp dụng tường lửa để ngăn chặn những thông tin gây bất lợi cho chính thể đã không còn mang lại hiệu quả cao”.
Trong khi chức năng tối thiểu phải có của báo chí là đưa tin khách quan, trung thực ngày càng khó thực hiện, thì dư luận viên trên mạng internet cứ viết theo theo chỉ đạo để định hướng dư luận lại càng phát triển. Với mục tiêu làm sao tạo ra được số đông để áp đảo, hạ nhục, phỉ báng các cá nhân có ý kiến phản biện, không phù hợp định hướng, trái chiều trên không gian mạng, … gọi chung là “phản động”.
Ảnh minh họa: Hãy trả lại công bằng cho dư luận viên. Nguồn: Internet
Facebook hiện nay có khá nhiều lực lượng có chức năng tương tự tuyên truyền, định hướng dư luận: tuyên giáo, dư luận viên, hội cờ đỏ, lực lượng 47, tôi yêu công an nhân dân v.v… (gọi chung là “Dư luận viên”) đang ra sức chống một lực lượng “phản động” cũng quá nhiều trên không gian mạng.
Điều đó cho thấy vai trò, trách nhiệm, công việc của Dư luận viên rất nặng nề.
Một nghịch lý là nhà báo thì hãnh diện đưa thông tin hình ảnh, họ tên cá nhân của họ công khai, những bài báo hay thì được xã hội hoan nghênh, vinh danh; còn dư luận viên phải che mặt, ẩn danh, công lao của từng cá nhân không được cộng đồng biết đến. Trong khi nhà báo được vinh danh vào ngày 21.6, ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, còn Dư luận viên thì lặng lẽ, ít người biết sự tồn tại của họ.
So với báo chí – quyền lực thứ tư được vinh danh, thì Dư luận viên phải ngày đêm chiến đấu trên mặt trận mạng xã hội – quyền lực thứ 5 là quá thiệt thòi. Vì vậy, cần lấy một ngày trong năm để vinh danh dư luận viên.
Đề xuất nên có một ngày trong năm là “Ngày Dư luận viên Việt Nam”. Nếu được thì ngày “Dư luận viên Việt Nam” nên chọn là ngày nào?
Ngược dòng lịch sử Báo chí cách mạng Việt Nam, thấy có bài báo xứng đáng làm chuẩn mực, tôn chỉ, định hướng của Dư luận viên là bài “ĐỊA CHỦ ÁC GHÊ”. Chỉ cần đọc bài này là thấy xứng đáng làm giáo trình kinh điển cho thành phần tuyên giáo, dư luận viên, cờ đỏ, lực lượng 47, tôi yêu công an nhân dân, … từ hạ đẳng đến cao cấp, từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp.
Bài “Địa chủ ác ghê” đăng trên báo Nhân Dân ngày 21 tháng 7 năm 1953 của tác giả C.B., mở màn cho chiến dịch cải cách ruộng đất. Đọc bài báo thấy ngay mùi máu tanh tưởi, quy chụp không cần chứng cứ, vu khống không cần đạo lý, tác giả không cần công khai. Bài viết đạt được mục tiêu tuyên truyền.
Đề xuất:
1. Ngày “Dư luận viên Việt Nam” lấy ngày 21/7, ngày báo Nhân Dân đăng bài “Địa chủ ác ghê” năm 1953. Ngày 21/7 sau 21/6 ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam đúng một tháng, cũng đẹp.
2. Tác giả C.B. viết bài báo “Địa chủ ác ghê” cũng rất xứng đáng vinh danh là vị thủy tổ của Dư luận viên Việt Nam, nên triển khai cho hậu bối học tập và làm theo.
Một lực lượng dư luận viên ẩn danh ngày đêm thường trực trên không gian mạng chống lại “phản động” quá nhiều. Chính vì vậy để vinh danh họ, đề nghị lấy ngày 21 tháng 7 làm NGÀY DƯ LUẬN VIÊN VIỆT NAM. Xuất phát từ bài viết “ĐỊA CHỦ ÁC GHÊ”, xem hình và nội dung kèm theo:
***
ĐỊA CHỦ ÁC GHÊ
Thánh hiền dạy rằng: “Vi phú bất nhân”. Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoá – thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:
Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:
– Giết chết 14 nông dân.
– Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.
– Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người – năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.
– Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân – Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.
– Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.
Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào !
Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ:
– Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội nước lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột.
– Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống.
– Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy răng hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra.
– Chúng đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân, làm cho nôn sặc lên.
– Chúng lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho cháy da bỏng thịt.
– Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng. Trước kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến.
Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật là:
Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng,
Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!
C.B.
LỢI ÍCH NHÓM TRONG BÁO CHÍ HÔM NAY-NHẬN DIỆN, GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH
NGUYỄN THANH TÚ/ QĐND 21-6-2020
QĐND - Quan tâm đến lợi ích là thuộc tính của con người vì đó là bản năng sinh tồn. Đứa bé chưa có ý thức nhưng đã có hành vi bảo vệ bầu sữa mẹ. Thực ra lợi ích nhóm thời nào cũng có, ở đâu cũng có. Loài vật cô kết thành bầy để săn mồi tốt hơn. Con người cô kết thành nhóm cộng đồng để sống văn minh hơn. Rồi “buôn có bạn, bán có phường”... lợi ích nhóm mà làm tốt cho nhau, cho nhân dân, cho đất nước thì đáng hoan nghênh.
Nhưng rất nên phê phán lợi ích nhóm làm lợi cho một số ít người mà làm hại cho tập thể. Đặc trưng của lợi ích nhóm là cơ hội, thông đồng, móc nối, móc ngoặc, tìm kẽ hở của luật pháp để mưu lợi cá nhân, làm tổn hại đến lợi ích chung. Bài viết xin đi vào vấn đề này trong báo chí hôm nay.
Thế giới đang coi sự nguy hiểm của lợi ích nhóm trong báo chí làm sai lệch, biến dạng thông tin gây hậu quả khôn lường: Xã hội mất niềm tin, tổn hại kinh tế, uy tín, danh dự của các tổ chức, cá nhân... chỉ sau việc rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng làm lũng đoạn thị trường tài chính, tiền tệ.
Biểu hiện “tình cảm” nhẹ nhàng dễ thấy trong “làng báo chí” ta là đăng bài cho nhau mà không vì chất lượng. Tôi đăng bài anh ở báo/tạp chí tôi thì anh phải có “nghĩa vụ” ngược lại, dù bài của tôi/bạn/người quen tôi có thể nhạt. Để “vui vẻ”, tôi mời anh đi “bia bọt”, “ý tứ” hơn, gửi anh cái “phong bì”...
Loại bài “lăng xê” thường liên quan đến văn chương. Bạn của bạn "tôi" là một văn sĩ mới cho ra lò “tác phẩm”. Sợ mang tiếng “cánh hẩu”, bạn "tôi" nhờ "tôi" viết bài giới thiệu/điểm sách. Đây là kiểu bài “vô thưởng vô phạt”, khen một tí, bình một tí, không cần tốn công đọc kỹ, "tôi" liền có bài... Vừa được nhuận bút (dù không cao), vừa được bạn, rồi bạn của bạn cảm ơn! Dần dần “tôi” quen kiểu này... Ngược hẳn với “quy trình lăng xê” là “đánh hội đồng”. Có khi nguyên nhân đơn giản là thấy “ghét” tay tác giả nọ. Nó “nổi” làm “chìm” đi “người nhà” mình. Thế là “tay kia” bị “tối mắt, tối mũi”. Nhưng “lăng xê” cao thủ lại cũng dùng thuật này, tức “đánh giả vờ” để gây chú ý của dư luận. Thành ra có “tác giả” lại đi “nhờ” người khác “đánh” mình...!
Loại thứ ba là mượn chiêu bài “đấu tranh chống tiêu cực”, như số ít “nhà báo” cho mình có quyền mạt sát, hạ bệ người khác. Một số Facebook cá nhân cố tình đăng tải thông tin thiếu xác thực, lôi kéo một vài người tự nhận là “báo chí sạch” xuyên tạc cơ quan điều tra gây chia rẽ nhân dân với cơ quan công quyền, tung hỏa mù gây mất niềm tin về công lý qua một vài phiên tòa. Lại nhiều kẻ hùa nhau cùng tẩy chay một bản báo nào đó có bài đi ngược lại lợi ích của nhóm mình...
Ảnh minh họa/ Cổng thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông. |
Loại thứ tư nguy hiểm là ăn tiền của doanh nghiệp/cá nhân này rồi “khen vống” cách làm ăn, sản phẩm “cực tốt”, cực “uy tín”, đồng thời chê bai, tung tin thất thiệt về doanh nghiệp/cá nhân kia để hạ bệ uy tín, gây tổn hại về kinh tế, danh dự. Chúng ta không quên việc lợi dụng sự thiếu rõ ràng khi công bố tiêu chuẩn sản phẩm của cơ quan có trách nhiệm, hàng chục tờ báo, bản tin cùng vào hùa chê bai, hạ bệ một nghề truyền thống làm nghề này gần như đứng trên bờ vực phá sản. Trong khi đó, kẻ hưởng lợi thì ai cũng thấy!
Loại thứ năm là trắng trợn “tống tiền” tổ chức, cá nhân theo “quy trình” sắp đặt. Không chỉ một cá nhân “phóng viên” làm việc này mà có khi là sự cấu kết ma quỷ của “nhóm”. Ngay mới đây, công an tỉnh nọ bắt quả tang “phóng viên” nhận hàng trăm triệu đồng của doanh nghiệp bất động sản đang “tuân thủ quy trình” trên. “Phóng viên” này khai “có sự tiếp tay của một số người có trách nhiệm khác”.
Loại thứ sáu phản động ra mặt hoặc “ném đá giấu tay” là nhận tiền của một số tổ chức phản động rồi viết bài đăng trên mạng xã hội, hoặc gửi ra nước ngoài có nội dung xuyên tạc tình hình chính trị, nói xấu, bịa đặt, vu khống một số tổ chức, cá nhân trong nước. Chúng thường núp dưới chiêu bài “phản biện xã hội”, “dân oan”... lôi kéo một số phần tử phản động, bất mãn khác cùng hùa theo, a dua để kích động, gây chia rẽ nhằm tạo sự mất ổn định...
Cần có những biện pháp đấu tranh nào?
Một là, giáo dục tư tưởng chính trị. Đây là nguyên tắc bao trùm, quyết định, cũng là biện pháp cơ bản, vì mấy lẽ. Từ góc nhìn lý thuyết đối thoại thì nhà báo là người làm công tác tuyên truyền đường lối, là cầu nối ý Đảng, lòng dân. Họ là một tiếng nói có vị thế trong xã hội. Từ góc độ chủ thể thì có thể ví nhà báo như cái cần ăng-ten thu phát những tín hiệu đổi thay của cuộc sống. Nhưng không phải ai cũng có một "sức đề kháng", một “bộ lọc” hoàn hảo để thu phát những tín hiệu tích cực, lành mạnh nên có người vô tình bị kẻ xấu lợi dụng mà trở thành cái loa tuyên truyền, gieo rắc những mầm mống tiêu cực. Nhìn từ góc độ tác phẩm thì một bài báo thuyết phục luôn là sự kết tinh của một tâm hồn trong sáng, trách nhiệm xã hội cao, một tình yêu nhân dân, một thái độ đúng đắn, một trí tuệ sáng suốt... Thế nên phải coi việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị cho phóng viên là việc làm quan trọng, thường xuyên, liên tục. Nhiều sách mới nhất về báo chí của thế giới có lý khi coi ngôi nhà nhân cách của nhà báo thời nay phải được xây dựng trên 4 cột chống vững chãi: Tâm (tình yêu), tín (trung thực), tài (kỹ thuật viết), tầm (thích ứng thời 4.0, xứng tầm với độc giả). Họ vẫn nhấn mạnh chữ “tâm” đầu tiên, thứ nhất.
Là người đi tìm và nói lên sự thật nên nhà báo phải có phẩm chất dũng cảm, bản lĩnh vững vàng, yêu đến tận cùng sự thật và cái đẹp kết hợp với sự nhạy cảm chính trị mới có thể viết được bài báo hay, tác động tức thời đến dư luận xã hội. Họ là những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng của Đảng, lấy cây bút làm vũ khí viết nên những “bài hịch cách mạng” phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước, vì mục tiêu chân-thiện-mỹ mà đấu tranh loại bỏ cái lỗi thời, phản động, tiêu cực. Muốn vậy, họ phải được trang bị chắc chắn về tư tưởng cách mạng.
Hai là, với tư cách chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, nhà báo cần thấm nhuần sâu sắc việc “nâng cao đạo đức cách mạng” để “quét sạch chủ nghĩa cá nhân” trong nghề nghiệp. Lợi ích nhóm có gốc rễ là sự ích kỷ cá nhân đáng ghét mà biểu hiện là lòng tham vật chất, thích thể hiện, tự huyễn hoặc mình, là “quen biết”, “cánh hẩu”... Ở phương Tây, cuối thế kỷ trước xuất hiện quan niệm báo chí có vai trò như “quyền lực thứ tư” (sau lập pháp, hành pháp và tư pháp). Khi bước vào thời 4.0 khủng hoảng (nhất là báo in) thì người ta mới nhận thấy “quyền lực” đích thực của báo chí là độc giả. Nhưng ở ta vẫn thấy còn ảnh hưởng của quan niệm lạc hậu này. Một số phóng viên kém tài, thiếu tâm lại cứ tưởng mình “quyền lực”, có quyền “hành hạ”, “đe nẹt” rồi “vòi vĩnh”. Chúng ta lại càng thấy tư tưởng của Bác Hồ về báo chí đi trước thời đại khi Bác quan niệm đề cao người đọc là nhân dân (viết cho ai), coi trọng mục đích phục vụ dân (viết để làm gì).
Người Việt Nam ta rất coi trọng lời ăn tiếng nói. “Lời nói đọi máu”. Máu là quý giá, thiêng liêng, gắn liền với danh dự. Lời cũng như máu vậy nên “lựa lời mà nói”. Máu còn là sự trả giá. Lời nói có khi dẫn đến đổ máu... nên ai cũng phải hết sức thận trọng khi cất lời. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã bắt vào mạch nguồn dân tộc khi Bác dạy: Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết!
Truyền thống nhân ái, yêu người, trọng người, quý người cùng với đạo đức cách mạng của thời đại mới và tư tưởng Hồ Chí Minh quan hệ hữu cơ, thống nhất, hài hòa chuyển hóa, xuyên thấm, nâng đỡ nhau trong cơ thể xã hội. Nhà báo Việt Nam phải triệt để học và làm theo tư tưởng Bác Hồ để là công bộc của dân, vì dân mà viết!
Ba là, nâng cao, chú ý việc bồi dưỡng học tập nghiệp vụ thường xuyên cho phóng viên. Nhà báo là người hạnh phúc vì có cơ hội được đối thoại nhiều nhất với xã hội, với những vấn đề quan tâm, với độc giả… Thời 4.0, nhà báo phải có vốn hiểu biết, vốn sống sâu rộng. Phải suốt đời học hỏi, phải nhập thân vào đời sống, phải ngụp lặn xuống tận đáy dòng sông cuộc đời may ra mới viết đúng được bản chất vấn đề. Bác Hồ đã dạy: Nhà báo của nông dân, phải biết lao động như nông dân thì viết mới đúng được. Đây là phương châm rèn luyện không của riêng người cầm bút nào.
Bốn là, bên cạnh việc đẩy mạnh công khai, minh bạch hóa các hoạt động của bộ máy công quyền được coi là một trong những giải pháp cơ bản xóa bỏ lợi ích nhóm, là việc siết chặt hơn nữa kỷ cương, luật pháp. Cùng với những quy định của pháp luật, sự tăng cường quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng, việc thực hiện “Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo” hay “Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam” phải được thực hiện triệt để, nghiêm túc hơn. Việc thi hành kỷ luật và chế tài xử phạt phải mang tính răn đe cao hơn. Không thể chấp nhận việc số ít cơ quan báo chí dung túng cho sai phạm của phóng viên.
Năm là, nâng cao mức lương cho phóng viên. Nghề báo là một nghề vất vả, nguy hiểm. Người viết báo khác người leo núi ở chỗ, leo núi thì có đỉnh, leo mãi rồi cũng tới; còn viết báo thì không có đỉnh, bài hôm nay phải hay hơn bài hôm qua, nhưng so với đòi hỏi của thực tiễn thì vẫn còn khoảng cách xa lắm. Cuộc đời làm báo là một cuộc leo núi vô hình, ngọn núi của tình thương, trách nhiệm và sự dấn thân cứ từng ngày hiện lên chất ngất. Vậy nhưng, thu nhập của nhà báo chân chính lại chưa tương xứng với lao động báo chí. Đó là vấn đề rất vĩ mô nhưng cũng rất cụ thể, gay gắt từng ngày với đội ngũ những người làm báo hôm nay.
PGS, TS NGUYỄN THANH TÚ
NHẮN TIN NÓNG CHO 'NHÀ BÁO CÁCH MẠNG' TỈNH HÀ TĨNH TRƯỚC NGÀY ĂN MỪNG 21/6
PHÙNG HOÀI NGỌC/ BVN 21-6-2020
Khúc dạo đầu
Tôi không gọi là Ngày “Nhà báo cách mạng Việt Nam” vì tôi không hiểu nghĩa từ “cách mạng” gắn vào đuôi nhà báo. Người Trung Cộng dù tàn bạo đểu cáng, họ vẫn theo truyền thống cha ông từ thế kỷ 19 gọi người làm báo là KÝ GIẢ 记者 (người ghi chép), người phương Tây gọi là JOURNALIST (người làm ra cái tờ báo chí JOURNAL).
(Chưa kể, người VN còn rất thích “gắn đuôi giả” vào hàng loạt danh từ chính trị vốn đơn lập đơn nghĩa, rõ nghĩa rồi. Chuyện này phải kể nhiều tập dài như bộ truyện ”Nghìn lẻ một đêm” mới hết).
(Chưa kể, người VN còn rất thích “gắn đuôi giả” vào hàng loạt danh từ chính trị vốn đơn lập đơn nghĩa, rõ nghĩa rồi. Chuyện này phải kể nhiều tập dài như bộ truyện ”Nghìn lẻ một đêm” mới hết).
Hàng ngày chúng ta đọc báo, cố nhiên cần biết ơn nhà báo, đặc biệt những nhà báo chân chính. Nhân ngày vui của họ, chúng ta cần nói lời ghi nhận công sức lao động nhọc nhằn gian nan có khi nguy hiểm bị hành hung, đập máy của những nhà báo dũng cảm Việt Nam.
Đó là khúc dạo đầu cho LỜI KỂ của CÔ GIÁO dân oan KHỎA THÂN cùng với cha ở Hà Nội chặn xe Quốc Hội đi họp để kêu cứu được MẠNG XÃ HỘI đưa tràn ngập (còn nhà báo CM thì mắc cỡ đỏ mặt quay nhìn đi chỗ khác, giữ "quyền im lặng").
Người nữ khỏa thân ấy là chị PHAN THỊ MỸ XUYÊN nguyên là cô giáo dạy học ở Cần Thơ một thời gian trước khi chuyển về quê hương Hà Tĩnh. Ở quê nhà, chị chứng kiến vụ ÁN OAN kinh khủng của gia đình. Trong đó có một số cây bút nhớp nhúa của một số “nhà báo cách mạng” Hà Tịnh và Hà Nội đồng lõa vu oan cho mẹ chị và em chị đốt chết cha chị. Và người anh bất lương cùng với tên cò đất câu kết với huyện Lộc Hà tự ý làm sổ đỏ cướp hết phần đất của gia đình chị. Đồng thời công an Lộc Hà “bắt cóc” mẹ và em chị ra tòa và hiện giờ giam cầm ở đâu không ai biết.
Bạn FB. Nguyễn Thúy Hồng là người gọi điện nói chuyện với cô giáo Phan Thị Mỹ Xuyên có số ĐT 0932832327 và kể lại câu chuyện sau đây trong nước mắt (ai không tin có thể gọi điện chị Xuyên để kiểm chứng).
Lại đau nỗi dân oan
Nguyễn Thúy Hồng
Tôi không quan tâm đến bất cứ một tấm ảnh lõa thể nào, và cũng chưa bao giờ up ảnh lõa thể lên mạng. Nhưng tấm ảnh một đàn ông, một đàn bà vào ngày 9/6/2020 mới đây trần truồng, lăn lộn giữa đám đông, chặn đoàn xe của Đoàn Đại biểu QH ngang qua đã làm tôi phải chú ý và suy nghĩ rất lung! Dân gian có câu ”Người dại để lon…, người khôn xấu hổ”. Có lần tôi thấy một người điên trần truồng trên đường phố tôi đã không dám nhìn. Có lần vào khu vực xông hơi Yoga, thấy một cô gái trần truồng đi ra, tôi đã muốn “mửa”; ấy vậy mà nay, một người đàn ông, một người đàn bà (là cha- con) trần truồng giữa thanh thiên bạch nhật, còn mọi người xung quanh thay nhau quay phim, chụp hình. Thử hỏi, họ có phải là người dại, người điên để không còn biết xấu hổ là gì nữa trên đời không?
Nhưng họ không những không điên, mà còn rất tỉnh; người điên không ai biết kêu thảm thiết “Quốc hội ơi, Quốc hội ơi, xin cứu tôi".
Lập tức tôi đã phải tìm hiểu cặn kẽ vì sao họ hoàn toàn tỉnh táo, người phụ nữ lại từng là một GV mà dám làm như vậy. Các bạn thử nhìn khuôn mặt của 2 con người này? Họ có phải là những kẻ bất lương hay không (tôi không up ảnh trần truồng của họ mà tôi up ảnh chân dung của họ)
Và tôi đã đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, từ sự kinh ngạc này đến sự kinh ngạc khác khi nghe câu chuyện về họ qua lời kể của bạn bè đồng nghiệp trên mạng. Không tin, tôi đã phải trực tiếp xác thực lại thông tin qua số ĐT 0932832327 của chị Phan Thị Mỹ Xuyên (người đàn bà cùng cha trần truồng đi đòi công lý).
Người phụ nữ là chị Phan Thị Mỹ Xuyên vốn là giáo viên tại Cần Thơ, và cha chị là ông Phan Văn Tuấn (quê ở Thôn Lộc Hà, Xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh).
Theo lời kể của chị Xuyên, gia đình có 5 anh chị em. Anh trai cả là Phan Hữu Hồng và 3 chị gái. Năm 1979 ông Tuấn vào Cần Thơ kiếm sống. Năm 2012 ông Tuấn về quê khi bố mẹ đã mất. Ông bà nội chị đã để lại cho 5 người con một mảnh đất với diện tích 1565 mét vuông. Ông Tuấn (bố chị) đề nghị anh cả là ông Hồng chia phần đất để có thể trở lại quê sinh sống nhưng ông Hồng đã chạy chọt làm sổ đỏ đứng tên mảnh đất và sự tranh chấp đất đai chính là nguyên nhân của một vụ án hoàn toàn được tạo dựng. Chính quyền bất ngờ đến bắt vợ và con trai ông với tội danh là cùng âm mưu giết chồng, giết bố. Ngày 10/6/2016, công an huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh ập vào bắt cô Huỳnh Kim Xang (vợ ông Tuấn, mẹ chị Xuyên, sinh năm 1965) cùng con trai chị Xang là Phan Hoàng Việt (1992), bạn gái Việt là chị Lê Thị Son (1990). Vụ án này được đăng rất nhiều trên các báo đài. Vụ "CON TẨM XĂNG ĐỐT CHA TẠI HÀ TĨNH" “RÚNG ĐộNG VỤ ÁN NGHỊCH TỬ RỦ BẠN GÁI Về THIÊU CHA" từng gây rúng động dư luận một thời.
Oái oăm thay, nạn nhân "bị thiêu chết" trong vụ án chính là ông Tuấn mà ông lại không biết gì về “âm mưu” và kể cả phiên toà được xử thế nào. Sau tòa chuyển sang tội danh cố ý gây thương tích và bị tù 7 và 8 năm, và cháu gái bị xử 4,5 năm.
Chị Phan Thị Mỹ Xuyên và cha là Phan Văn Tuấn đã đi khắp nơi kêu oan mấy năm qua, trong ấy có Toà Án Nhân Dân Tối Cao nơi ông Nguyễn Hoà Bình làm chánh án nhưng không hề được trả lời. Gia đình chị không biết những người thân của mình bị nhốt ở đâu, bây giờ ra sao, chỉ được báo chung chung là ở Quảng Trị.
Suốt 4 năm qua, ông Tuấn đã cùng con gái đi kêu oan cho vợ con và khẳng định mình còn sống, tuy nhiên mọi tiếng kêu cứu đều bất lực. Hiện nay, gia đình đều không biết gì về tung tích của 3 người bị công an bắt ngày đó hiện giờ ra sao?
Khi tôi hỏi sao chị lại không có thể tìm cách nào khác hơn là trần truồng để kêu cứu như vậy, chị Xuyên đã trả lời: Chúng tôi đã cùng đường rồi, đã kêu cứu cùng khắp, đã gõ cửa nhiều lần tới ông chánh án Tòa tối cao Nguyễn Hòa Bình để kêu oan nhưng họ vẫn bắt tay với tòa án Hà Tĩnh. Là những người đi làm thuê, làm mướn, thấp cổ bé họng, chúng tôi không có cách nào khác, khi đã không còn gì để mất thì cũng chẳng còn gì để phải xấu hổ nữa; có xấu hổ chăng là những kẻ vô pháp, vô thiên đã vu oan giá họa, đẩy gia đình tôi vào chỗ tan nát, tù đày”.
Thưa ACE và các bạn, quả thật nếu không có vụ 2 cha con chị Xuyên trần truồng gào thét giữa thanh thiên bạch nhật gây rung động công luận, mà nghe ai đó kể về vụ án trên đây, chắc tôi sẽ cho đó là sự bịa đặt, thêu dệt để chống phá chế độ như cái cách của truyền thông Nhà nước. Khi biết đây là sự thật, tôi thực sự hoang mang với tiếng gào thét tự đáy lòng: có hay không những tội ác tày trời của cơ quan tư pháp khi gặp lửa bỏ nhà người (điển hình như gia đình ông Tuấn) ở một đất nước có hiến pháp, luật lệ, một đất nước do dân, vì dân, hướng đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh” như mục tiêu cao cả mà sinh thời, Hồ Chủ Tịch đau đáu nỗi niềm hướng tới?
Tôi còn đau hơn là sự vô cảm của con người trước nỗi đau đồng loại: xem clip 2 bố con ông Tuấn trần truồng, khóc lóc thảm thiết khi đoàn xe QH đi qua, tôi đã ràn rụa nước mắt, không dám xem cho hết. Đoán thế nào sau đó sẽ có một bàn tay đại biểu của dân nâng 2 bố con này, nhỏ nhẹ khuyên họ: “Hãy mặc quần áo vào đi. Chúng tôi sẽ gặp gỡ và chia sẻ tâm tình của anh và cô sau”; thì họ lại bị bắt giam tới 1h đêm mới thả. Mà theo chị Xuyên kể, chị còn bị đánh thương tích phải nằm một chỗ tới hôm nay. Tôi hỏi có ai tới thăm chị không, thì chị bảo, toàn có các nhà báo gọi điện tới hỏi dể lấy thông tin mà thôi (có nghĩa: nhưng không đăng báo).
Báo chí nhà nước có đăng bài, đưa tin về hiện tượng này không? Tịnh không? Nhưng tôi đã thấy trên mạng xã hội tràn ngập tin tức kết tội cho chính quyền, tư pháp, mà phần đông của giới trí thức, trong đó có không ít người từng giữ vị trí quan trọng trong bộ máy công quyền, thuộc dạng chính trực, liêm khiết nay đã nghỉ hưu.
Chẳng lẽ đợi những người kêu oan phải nhảy lầu tự tử như vụ ông Lương Hữu Phước mới lại đi điều tra minh oan hay sao? Chỉ cần một sự lắng nghe, một bàn tay nâng đỡ họ rồi đi tìm sự thật đúng, sai, ắt sự việc không bị đẩy xa hơn, không bị quy chụp, để gây hoang mang, mất niềm tin cho xã hội.
Trong bất cứ bi kịch nào, nếu mọi người đều đặt mình vào hoàn cảnh của người trong cuộc, ắt sẽ không thể bàng quan, vô cảm được !
Xin dẫn mấy câu thơ của anh Đặng Quang Quỳnh nguyên là Giám đốc Trung tâm Thông tin của một trường Đại học tại HN (FB Quynh Dang) bày tỏ về vụ việc này:
"Đau đớn thay: cảnh lõa lồ
Xót xa con cháu Bác Hồ kêu oan(*)
Trong kia Quốc hội luận bàn
Ngoài ni nước mắt chảy tràn đường đi.
Công lý sao chẳng thực thi
Để dân phải chọn như ri thế này?
Vì dân xin hãy làm ngay
Sai đâu sửa đó, tỏ bày công minh.
"Đày tớ" chớ có làm thinh
Để cho "Chủ" ghét , miệt khinh chính quyền!
Hi vọng tiếng kêu cứu của gia đình ông Phan Văn Tuấn ở Hà Tĩnh được Quốc hội quan tâm đặc biệt để an dân, an nước.
Tái bút của Trang chủ: Bạn hữu nào quen biết một nhà báo Hà Tĩnh, xin chuyển giùm lời kể của chị Phan Thị Mỹ Xuyên.
(*) Nghe tin luật sư TRẦN ĐÌNH TRIỂN ở HÀ NỘI đã nhận trợ giúp pháp lý cho gia đình chị XUYÊN.
Nguồn: FB Phùng Hoài Ngọc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét